Tiểu luận đạo đức kinh doanh - Vận hành dịch vụ Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Trên thị trường hiện nay, mỗi một doanh nghiệp đều có riêng cho mình những nét văn hóa, thương hiệu, triết lý đạo đức, đạo đức kinh doanh,...và doanh nghiệp thường dựa vào văn hóa, triết lý đạo đức đó để đề ra những nguyên tắc, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Vận hành dịch vụ Logistics
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ
BÀI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
CHỦ ĐỀ: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY COCA-COLA
Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Thái Hà
Lớp học phần:
30BUA015_Logistics D2020_2
Nhóm sinh viên thực hiện: NHÓM 7
1. Vũ Thị Hiền – 220001313
2. Phạm Phương Nhung – 220001345
3. Đào Thu Phương – 220001349 (NT)
4. Đặng Thị Thu Phương – 220001350
5. Trần Thị Thanh Phương – 220001383
Hà Nội, tháng 5 năm 2022
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP 4
1.1. Nghĩa vụ kinh tế: ........................................................................................................... 4
1.2. Nghĩa vụ về pháp lý: ..................................................................................................... 5
1.3. Nghĩa vụ về đạo đứ
c: ..................................................................................................... 7
1.4. Nghĩa vụ về nhân văn:
.................................................................................................. 8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA COCA-
COLA .............................................................................................................................................. 9
2.1. Giới thiệu về Coca-Cola: ................................................................................................... 9
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển: .......................................................................... 9
2.2.2. Sứ mệnh và t m
ầ nhìn của Coca-Cola: ................................................................ 10
2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã h i
ộ của Coca-Cola: ...................................... 10
2.2.1. Nghĩa vụ kinh tế: .................................................................................................. 10
2.2.2. Nghĩa vụ pháp lý: ................................................................................................. 13
2.2.3. Nghĩa vụ đạo đứ
c: ................................................................................................ 14
2.2.4. Nghĩa vụ về nhân văn:
......................................................................................... 16
2.3. Đánh giá: ...................................................................................................................... 19 2.3.1. M qu ức độ an tâm c n
ủa người tiêu dùng đế các v xã h ấn đề
ội: ......................... 19 2.3.2. M ức độ nh n
ậ biết và yêu thích của Người tiêu dùng về các hoạt động CSR của
Coca-Cola: ........................................................................................................................... 21
2.3.3. Những điểm h n
ạ chế trong hoạt động CSR của Coca-Cola và nguyên nhân:.. 23
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VIỆC THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA COCA-COLA ............................................................................................................ 29 3.1. Gi i ả pháp t n
ắng cườ g việc thực hiện trách nhiệm xã h i
ộ của Coca-Cola: ........... 29
3.2. Khuyến nghị: ............................................................................................................... 30
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 32
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 33
LỜI MỞ ĐẦU
Trên thị trường hiện nay, mỗi một doanh nghiệp đều có riêng cho mình những nét văn
hóa, thương hiệu, triết lý đạo đức, đạo đức kinh doanh,...và doanh nghiệp thường dựa vào
văn hóa, triết lý đạo đức đó để đề ra những nguyên tắc, chuẩn mực hành vi và nghĩa vụ phải
thực hiện để điều chỉnh được hành vi của người quản lý và nhân viên, góp phần tạo ra bầu
không khí đạo đức đúng đắn, kích thích được nhân viên làm việc hiệu quả. Trong thời kỳ
hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, các doanh nghiệp luôn muốn kiếm được những cơ
hội để đưa hàng hóa, dịch vụ của họ đến với những khách hàng tiềm năng để doanh nghiệp
có thể tối đa hóa được lợi nhuận của mình và bên cạnh đó họ cũng muốn quảng cáo thương
hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp đến người tiêu dùng. Mục đích của việc quảng cáo này
chính là muốn tạo được ấn tượng tốt đẹp, nâng cao được uy tín, sự tin tưởng của người tiêu
dùng và có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác có kinh doanh cùng một loại
hàng hóa, dịch vụ, tạo điều kiện thuận lợi trên thị trường. Việc doanh nghiệp muốn khẳng
định vị thế của mình trên thị trường cạnh tranh thì trước mắt họ cần phải thực hiện tốt trách
nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility).
Mọi chính sách xã hội của doanh nghiệp luôn đóng vai trò là kim chỉ nam, là khuôn khổ
giúp doanh nghiệp tự điều chỉnh hành vi trong kinh doanh của mình, đồng thời cũng giúp
doanh nghiệp hình thành được ý thức trách nhiệm xã hội. Việc đánh giá được doanh nghiệp
có hoạt động hiệu quả và phát triển lâu dài hay không chính là dựa vào chính sách và trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Mỗi một doanh nghiệp đều đóng vai trò như những công
dân bình thường, cũng đều có quyền lợi, nghĩa vụ và họ cũng có một phần trách nhiệm đối
với xã hội vì các doanh nghiệp là một phần của xã hội, sống dựa vào xã hội. Trách nhiệm
xã hội được thể hiện qua các việc tuân thủ các nghĩa vụ như nghĩa vụ kinh tế, nghĩa vụ pháp
lý, nghĩa vụ đạo đức và nghĩa vụ nhân văn. Hiện nay, đa số các doanh nghiệp xem việc thực
hiện lợi ích xã hội và thực hiện nghĩa vụ với cộng đồng là công cụ xúc tiến kinh doanh hữu
hiệu nhất trong chiến lược Marketing. Tuy nhiên, việc áp dụng công cụ này trong thực tiễn
vẫn chưa được đồng đều trên thị trường vì có một số doanh nghiệp chưa thực sự dành nhiều
nguồn lực cho việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội trong chiến lược Marketing. Đối
với thị trường Việt Nam, các doanh nghiệp cũng rất quan tâm và tham gia rất tích cực vào
chiến dịch công đồng trong đó phải kể đến doanh nghiệp lớn như doanh nghiệp Coca-Cola.
Đó cũng là chủ để của bài tiểu luận của nhóm chúng em: “ Thực trạng thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp Coca-Cola”. 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
CỦA DOANH NGHIỆP
Khái niệm trách nhiệm xã hội trong kinh doanh: Trách nhiệm xã hội trong kinh doanh
liên quan đến nghĩa vụ của một tổ chức trong việc tìm cách đạt được nhiều nhất những tác
động tích cực và hạn chế đến mức ít nhất những tác động tiêu cực đến người hữu quan khi
hành động. Nó là mong muốn, kỳ vọng xuất phát từ bên ngoài và vì thế cũng có thể trở
thành mục tiêu để ra quyết định hành động, chúng luôn được coi là đúng đắn và cần thiết.
Nghĩa vụ trong trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm bốn nhóm chính: kinh tế,
pháp lý, đạo đức và nhân đạo.
1.1. Nghĩa vụ kinh tế:
Nghĩa vụ về kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một tổ chức quan tâm đến cách thức
phân bổ trong hệ thống xã hội các nguồn lực được sử dụng để làm ra sản phẩm, dịch vụ.
Trong các nguồn lực xã hội dùng cho hoạt động kinh doanh và tài chính là một trong những
nguồn lực quan trong nhất, các nhà đầu tư thường là những người có ảnh hưởng quyết định
đối với những người quản lý. Sản xuất hàng hóa và dịch vụ cũng nhằm thỏa mãn người tiêu
dùng và phúc lợi của nó cũng được sử dụng để trả thù lao cho người lao động.
Đối với người tiêu dùng và người lao động: Nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là cung
cấp hàng hóa, dịch vụ, tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương xứng. Nghĩa vụ kinh tế
của tổ chức bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lực mới, thúc đẩy tiến bộ kinh tế, phát triển
sản phẩm. Khi thực hiện nghĩa vụ này, các doanh nghiệp thực sự góp phần tăng thêm phúc
lợi cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Đối
với người tiêu dùng nghĩa vụ kinh tế còn liên quan đến những vấn đề về chất lượng, an toàn
sản phẩm, định giá, thông tin sản phẩm, phân phối, bán hàng và cạnh tranh. Lợi ích của
người tiêu dùng khi đó là quyền chính đáng và khả năng hợp lý khi lựa chọn và sử dụng
hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu bản thân với mức giá hợp lý. Đối với người lao
động, đó là cơ hội việc làm ngang nhau, cơ hội phát triển nghề nghiệp và chuyên môn, được
hưởng mức thù lao tương xứng, được hưởng môi trường lao động an toàn và vệ sinh và
được đảm bảo quyền riêng tư, cá nhân ở nơi làm việc.
Đối với chủ tài sản: Nghĩa vụ kinh tế của một tổ chức là bảo tồn và phát triển các giá trị
và tài sản được ủy thác. Những giá trị tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân được họ
tự nguyện giao phó cho tổ chức, doanh nghiệp mà đại diện là những người quản lý, lãnh 4
đạo – với những điều kiện ràng buộc chính thức, nhất định. Đối với các chủ sở hữu tài sản,
những cam kết, ràng buộc này là khác nhau đối với từng đối tượng nhưng cơ bản đều liên
quan đến những vấn đề về quyền và phạm vi sử dụng những giá trị tài sản được ủy thác,
phân phối, sử dụng phúc lợi thu được từ tài sản và việc sử dụng tài sản, báo cáo về hoạt động và giám sát.
Với mọi đối tượng liên quan, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối
đa và công bằng cho họ. Chúng có thể được thực hiện bằng cách cung cấp trực tiếp những
lợi ích này như hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lượng, lợi ích đầu tư,... cho các đối tượng
hữu quan tương ứng. Nghĩa vụ kinh tế có thể được thực hiện một cách gián tiếp thông qua
cạnh tranh. Cạnh tranh trong kinh doanh phản ánh những khía cạnh liên quan đến lợi ích
của người tiêu dùng và lợi nhuận của công ty, doanh nghiệp có thể sử dụng để phân phối
cho người lao động và chủ sở hữu. Các biện pháp cạnh tranh giữa các công ty có thể làm
thay đổi khả năng tiếp cận và lựa chọn hàng hóa của người tiêu dùng; lợi nhuận và tăng
trưởng trong kinh doanh so với các hãng khác có thể tác động đến quyết định lựa chọn đầu
tư của các chủ đầu tư. Chính vì vậy, nhiều công ty đã rất ý thức trong việc lựa chọn biện
pháp cạnh tranh và triết lý đạo đức của công ty có thể có ý nghĩa quyết định đối với việc
nhận thức và lựa chọn những biện pháp có thể chấp nhận được về mặt xã hội. Những biện
pháp cạnh tranh như chiến tranh giá cả, phá giá, phân biệt giá, cố định giá,... có thể làm
giảm tính cạnh tranh, tăng quyền lực độc quyền gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
1.2. Nghĩa vụ về pháp lý:
Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của các tổ chức, công ty thường được thể chế hóa thành
các nghĩa vụ pháp lý. Nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi tổ chức tuân thủ
đầy đủ các quy định của luật pháp như một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xã hội của một
tổ chức, tập thể, cá nhân. Những nghĩa vụ này được xã hội đặt ra vì những đối tượng hữu
quan như người tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, những nhóm đối tượng hưởng lợi khác nhau
tin rằng công việc kinh doanh không thể thực hiện được một cách tốt đẹp nếu không được
đảm bảo bằng sự trung thực, đó là tâm điểm của các nghĩa vụ pháp lý.
Các nghĩa vụ pháp lý được thể hiện trong các bộ luật dân sự và hình sự. Trong đó luật
dân sự quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân và tổ chức; luật hình sự không chỉ quy
định những hành động không được phép thực hiện mà còn định ra hình phạt đối với các trường hợp vi phạm. 5
Về cơ bản, nghĩa vụ pháp lý được quy định trong luật pháp liên quan đến năm khía cạnh:
điều tiết cạnh tranh; bảo vệ người tiêu dùng; bảo vệ môi trường; an toàn và bình đẳng;
khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái:
- Điều tiết cạnh tranh: Do quyền lực độc quyền có thể dẫn đến những thiệt hại cho xã
hội và các đối tượng hữu quan như nền kinh tế kém hiệu quả do “mất không” về phúc lợi
xã hội, phân phối phúc lợi xã hội không công bằng do một phần “thặng dư” của người tiêu
dùng hay người cung ứng bị t ớc
ư đoạt. Khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo môi trường
cạnh tranh lành mạnh là cách thức cơ bản và quan trọng để điều tiết quyền lực độc quyền.
- Bảo vệ người tiêu dùng: Để bảo vệ người tiêu dùng, luật pháp đòi hỏi các tổ chức kinh
doanh phải cung cấp các thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ cũng như phải tuân
thủ các tiêu chuẩn về sự an toàn của sản phẩm. Điển hình về các luật bảo vệ người tiêu
dùng là những quy định giám sát chặt chẽ về quảng cáo và an toàn sản phẩm. Luật pháp
cũng bảo vệ những người khô g
n phải đối tượng tiêu dùng trực tiếp. Do các biện pháp kinh
doanh và marketing chủ yếu được triển khai thông qua các phương tiện đại chúng có thể
gây tác động khác nhau đồng thời đến nhiều đối tượng.
- Bảo vệ môi trường: Mối quan tâm của người tiêu dùng và xã hội không chỉ dừng lại ở
sự an toàn đối với sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng trong quá trình sử dụng sản
phẩm, dịch vụ cụ thể mà được dành cho những vấn đề mang tính xã hội, lâu dài hơn là liên
quan đến quá trình sản xuất sản phẩm và dịch vụ như bảo vệ môi trường. Những vấn đề
phổ biến được quan tâm hiện nay là việc thải chất thải độc hại trong sản xuất vào môi trường
không khí, đất đai và tiếng ồn. Bao bì được coi là một nhân tố quan trọng của các biện pháp
marketing nhưng chúng chỉ có giá trị đối với người tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và
bảo quản hàng hóa. Chất thải loại này ngày càng trở nên nghiêm trọng nhất là ở các đô thị.
Bên cạnh những vấn đề ô nhiễm môi trường tự nhiên, vật chất, vấn đề bảo vệ môi trường
văn hóa – xã hội, phi vật thể cũng được chú trọng. Tác động của các biện pháp và hình thức
quảng cáo tinh vi, đặc biệt là thông qua phim ảnh, có thể dẫn đến những trào lưu trong tiêu
dùng, làm xói mòn giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống, làm thay đổi triết lý đạo đức.
- An toàn và bình đẳng: Luật pháp cũng quan tâm đến việc đảm bảo quyền bình đẳng
của mọi đối tượng khác nhau với tư cách là người lao động. Luật pháp bảo vệ người lao
động trước tình trạng phân biệt đối xử. Sự phân biệt có thể là sự phân biệt về tuổi tác, giới
tính, dân tộc, thể chất. Luật pháp thừa nhận quyền của các công ty trong việc tuyển dụng
những người có năng lực nhất vào các vị trí công tác khác nhau theo yêu cầu trong bộ máy
tổ chức nhưng luật pháp cũng ngăn chặn việc sa thải người lao động tùy tiện và bất hợp lý. 6
Luật pháp cũng bảo vệ người lao động không chỉ bằng cách ngăn chặn tình trạng người lao
động phải làm việc trong điều kiện nguy hiểm, độc hại mà còn bảo vệ quyền của họ trong
việc “được biết và được từ chối các công việc nguy hiểm hợp lý”.
- Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái: Những chuẩn mực đạo đức do
công ty quy định một khi đã được thể chế hóa thành luật để áp dụng rộng rãi đối với mọi
đối tượng, các trường hợp vi phạm đạo đức sẽ trở thành vi phạm pháp luật. Tuy nhiên ranh
giới giữa chuẩn mực đạo đức và pháp lý thường rất khó xác định nhất là đối với những
người quản lý ít được đào tạo về luật. Hành vi sai trái bị phát hiện càng chậm, trách nhiệm
của người có hành vi sai trái càng cao, hậu quả càng nặng nề. Phát hiện sớm những hành vi
sai trái có thể giúp khắc phục có hiệu quả và giảm thiểu hậu quả xấu. Việc xây dựng các
chương trình giao ước đạo đức trong đó thiết lập được một hệ thống phòng ngừa, ngăn
chặn, phát hiện và xử lý các hành vi sai trái và bảo vệ người phát giác là một trong những
biện pháp hữu hiệu nhất và góp phần tạo nên hình ảnh đáng trân trọng đối với tổ chức nếu
chúng lấy những giá trị và chuẩn mực đạo đức đúng đắn đã được xây dựng làm động lực.
1.3. Nghĩa vụ về đạo đức:
Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội liên quan đến những hành vi hay hành động
được các thành viên tổ chức, cộng đồng và xã hội mong đợi hay không mong đợi nhưng
không được thể chế hóa thành luật. Nghĩa vụ đạo đức trong trách nhiệm xã hội của tổ chức
được thể hiện thông qua các tiêu chuẩn chuẩn mực, hay kỳ vọng phản ánh mối quan tâm
của các đối tượng hữu quan chủ yếu như người tiêu dùng, người lao động, đối tác, chủ sở
hữu, cộng đồng; chuẩn mực này phản ánh quan niệm của các đối tượng hữu quan về đúng
– sai, công bằng, quyền lợi cần được bảo vệ của họ.
Nghĩa vụ đạo đức của một tổ chức được thể hiện rõ thông qua những nguyên tắc và giá
trị đạo đức được tôn trọng trình bày trong bản sứ mệnh và chiến lược của tổ chức. Thông
qua những tuyên bố trong các tài liệu về quan điểm của tổ chức trong việc sử dụng các
nguồn lực và con người để đạt đến mục tiêu, những nguyên tắc và giá trị đạo đức trở thành
kim chỉ nam cho sự phối hợp hành động của mỗi thành viên và những người hữu quan.
Nhận thức của một người lao động thường bị ảnh hưởng bởi quan điểm và hành vi đạo
đức của những người xung quanh. Tác động này nhiều khi còn lớn hơn sự chi phối bởi quan
niệm và niềm tin của chính người đó về sự đúng – sai và làm thay đổi quan niệm và niềm
tin của họ. Vì vậy việc tạo lập một bầu không khí đạo đức đúng đắn trong tổ chức có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi đạo đức của mỗi nhân viên. 7
1.4. Nghĩa vụ về nhân văn:
Nghĩa vụ nhân văn trong trách nhiệm xã hội của tổ chức liên quan đến những đóng góp
cho cộng đồng và xã hội. Những đóng góp của tổ chức có thể trên bốn phương diện nâng
cao chất lượng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo
cho nhân viên và phát triển nhân cách đạo đức cho người lao động.
Giúp đỡ những người bất hạnh hay yếu thế cũng là một lĩnh vực nhân đạo. Những người
bị bệnh luôn mong muốn được chữa trị nhưng đôi khi ho không có khả năng tiếp cận với
các nguồn dược liệu cần thiết chỉ vì họ nghèo. Đóng góp cho việc nâng cao chất lượng giáo
dục không chỉ là nghĩa vụ nhân đạo đối với các công ty mà còn được coi là “các khoản đầu
tư khôn ngoan cho tương lai” của các công ty. Nhân đạo chiến lược đã trở thành một khái
niệm được các tổ chức để củng cố và phát triển lợi ích lâu dài đa phương của những đối
tượng hữu quan chính, trong đó có bản thân tổ chức. Mặc dù vậy nhân đạo chiến lược cũng
bị phê phán là một công cụ chiến lược dưới vỏ bọc của các hoạt động nhân đạo. 8
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ
HỘI CỦA COCA-COLA
2.1. Giới thiệu về Coca-Cola:
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển : a. Tập đoàn Coca-Cola:
Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton – chủ một phòng thí nghiệm
và hiệu thuốc tư nhân. Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc bình dân
giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ông đã mày mò và thử nghiệm, pha chế thành công một
loại siro có màu đen như café. Loại siro này khi pha cùng nước lạnh sẽ được một thứ nước
giúp giảm đau đầu và tăng sảng khoái.
Sau khi sáng chế ra loại nước này, Pemberton rất vui sướng và đi chào bán khắp nơi tuy
nhiên rất ít người chịu uống thử vì nó có màu nâu đen và họ cho rằng đây là thuốc chứ
không phải nước giải khát. Công thức này chỉ thực sự trở thành nước giải khát khi một nhân
viên tại quán bar “Jacobs Phamarcy” pha nhầm siro với nước soda thay vì nước lạnh bình
thường như theo công thức của Pemberton. Loại nước được pha nhầm này lại ngon hơn
bình thường từ đó Coca-Cola mới thực sự phục vụ được cho số đông người tiêu dùng. Từ
đó mỗi ngày quán bar này bán được 9 – 15 ly Coca-Cola.
Kể từ khi bán được ly nước đầu tiên vào ngày 8/5/1886, Coca-Cola đã phát triển thành
một công ty giải khát tổng thể, hoạt động tại hơn 200 quốc gia trên thế giới. Thương hiệu
Coca-Cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và được rất nhiều người yêu thích. b. Coca-Cola Việt Nam:
Coca-Cola lần đầu tiên được giới thiệu tại Việt Nam vào năm 1960. Sau khi Hoa Kỳ bãi
bỏ lệnh cấm vận thương mại, vào tháng 2/1994, Coca-Cola đã trở lại Việt Nam và bắt đầu
quá trình kinh doanh lâu dài.
Coca-ColaViệt Nam hiện có các nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và
Hà Nội, tạo ra khoảng 4.000 công việc trực tiếp cũng như gián tiếp tạo số lượng việc làm
gấp 6 đến 10 lần từ các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình.
Với định hướng trở thành công ty nước giải khát toàn diện, hướng đến người tiêu dùng,
công ty không ngừng cải tiến và cung cấp nhiều loại nước giải khát đa dạng, chất lượng, 9
bao gồm các dòng sản phẩm ít đường và không đường, đồng thời đa dạng mẫu mã và mở
rộng mức độ phủ sóng kinh doanh ở khắp mọi nơi. Các nhãn hiệu nước giải khát của Coca-
Cola tại Việt Nam bao gồm Coca-Cola, Coca-ColaLight, Coke Zero, Sprite, Fanta, Minute
Maid Nutriboost, Minute Maid Teppy, Schweppes, Dasani và Aquarius. Từ năm 2017, nắm
bắt xu hướng tiêu dùng tại Việt Nam, Coca-ColaViệt Nam đã chủ động đa dạng hóa danh
mục sản phẩm với sự xuất hiện của các loại thức uống hoa quả và trà đóng chai Fuzetea+, cà phê đóng lon Georgia.
2.2.2. Sứ mệnh và tầm nhìn của Coca-Cola :
- Sứ mệnh: Đổi mới thế giới và làm nên sự khác biệt.
- Tầm nhìn: Tạo ra các thương hiệu và nước giải khát được mọi người yêu thích, khơi
gợi cảm hứng về cả thể chất lẫn tinh thần. Đồng thời, phát triển một cách bền vững và
hướng đến một tương lai chung tốt đẹp hơn, mang lại những ảnh hưởng tích cực đối với
cuộc sống của mọi người dân, cộng đồng và toàn thế giới
2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của Coca-Cola:
2.2.1. Nghĩa vụ kinh tế:
a. Mục tiêu của hoạt động CRS ở nghĩa vụ kinh tế:
Nghĩa vụ kinh tế là nghĩa vụ đầu tiên và cơ bản nhất của doanh nghiệp bởi doanh nghiệp
được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy, mục tiêu của Coca-Cola
trong hoạt động CSR ở nghĩa vụ Kinh tế là đảm bảo doanh thu và lợi nhuận thông qua việc
cung cấp cho khách hàng 100% sản phẩm có chất lượng, an tòan, mang đến lợi ích vượt
trội hơn cho khách hàng so với đối thủ cạnh tranh, đồng thời ra sản phẩm mới đều đặn 2
năm 1 lần để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ngoài ra, để giúp cho Coca-Cola có những bước phát triển tốt và chiến lược đúng đắn,
việc duy trì và củng cố lực lượng lao động tài năng cũng là mục tiêu của Coca-Cola ở nghĩa
vụ Kinh tế. Để làm được điều đó, Coca-Cola thực hiện: luôn nằm trong top 100 doanh
nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam do Nielsen và công ty nhân sự Alphabet thực hiện.
b. Các hình thức thực hiện CSR ở nghĩa vụ kinh tế:
Coca-Cola Việt Nam luôn chú trọng đến việc Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D)
nhằm tạo ra những sản phẩm mới, đáp ứng đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Theo yêu
cầu của Coca-Cola toàn cầu, mỗi 2 năm, Coca-Cola Việt Nam phải ra mắt được ít nhất một 10
sản phẩm mới. Trong 7 – 8 năm trở lại đây, khi thị trường nước giải khát có gas mất thị
phần vào tay những loại nước giải khát không gas như trà xanh, trà thảo mộc,... Coca-Cola
buộc phải đổi mới và cho ra mắt những dòng sản phẩm mới không có gas như sữa trái cây
Nutriboost, nước suối Dasani,… để duy trì doanh thu và giữ thị phần. Ngoài ra, cũng như
các doanh nghiệp sản xuất khác, việc đảm bảo chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm (QC)
là điều tối thiểu và cần thiết nhằm đảm bảo những sản phẩm được sản xuất ra và đưa vào
tiêu dùng được an toàn, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
Coca-Cola Việt Nam đã chinh phục hàng triệu trái tim người Việt trong suốt 25 năm qua
bằng cách làm sáng tạo và lối đi riêng. Xác định bản thân là “thương hiệu toàn cầu, am
hiểu địa phương”, công ty đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến cho ra những sản phẩm đáp
ứng nhu cầu của mạng lưới ầ
g n 1 triệu khách hàng, đối tác khắp cả nước.
• Đối với người lao động:
Là một trong những Công ty lớn tại Việt Nam và có nhà máy đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng,
Tp.Hồ Chí Minh, Coca-Cola đã tạo ra 80.076 việc làm trung bình hàng năm, trong
đó 2.370 việc làm được tạo ra từ các hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp, với mức chi
trả 2.400 tỷ đồng lương thưởng phúc lợi cho nhân viên, 77.706 việc làm gián tiếp được tạo ra từ chuỗi cung ứng.
- Về môi trường làm việc: Coca-Cola xây dựng không gian làm việc hiện đại theo chuẩn
quốc tế từ văn phòng làm việc đến các khu vực tiện ích, tạo điều kiện cho các nhân viên có
cơ hội sáng tạo hết mình và đội ngũ sản xuất được đảm bảo về an toàn lao động.
- Về chế độ lương thưởng và phúc lợi:
Coca-Cola thực hiện gói phúc lợi tổng thể bảo gồm: Lương cơ bản, Thưởng hàng năm,
Thưởng theo thời gian gắn bó.
Ngoài gói phúc lợi tổng thể trên, nhân viên của Coca-Cola còn được hưởng những chế
độ đãi ngộ như: Chính sách mua hàng ưu đãi từ 10 – 30% trong suốt năm; Hệ thống xe bus
đưa đón nhân viên, được phục vụ bữa trưa miễn phí, được tham gia các hoạt động nội bộ,
bữa tiệc sôi động; Thời gian nghỉ phép lên đến 18 ngày/năm (với những người găn bó trên
5 năm sẽ được nghỉ thêm 1 ngày); Ngoài lương tháng thứ 13, nhân viên sẽ được thưởng
thêm dựa trên thành tích và hiệu quả công việc
- Về chế độ bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe: 11
Các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động được đóng đầy đủ bao gồm: chế độ thai
sản, chế độ lương hưu, bảo hiểm thất nghiệp,...
Nhân viên có quyền lợi được đi khám bệnh định kỳ, bảo hiểm răng miệng, thị giác, thân
thể, sức khỏe. Đây là điểm cộng quan trọng đáp ứng nhu cầu sức khỏe của nhân sự, nâng
cao năng suất khi làm v ệ
i c và đội ngũ nhân viên phát triển toàn diện • Đối với ng ờ ư i tiêu dùng:
Các sản phẩm mà doanh nghiệp khi đưa ra thị trường phải đảm bảo đầy đủ chất lượng
sản phẩm từ khâu chế biến đến dây chuyền sản xuất và đến tay người tiêu dùng sản phẩm hoàn thiện nhất. ạ
Đ t các tiêu chuẩn đánh giá của Bộ Y Tế chứng nhận, và chứng nhận ISO
9001:2008 hệ thống quản lý chất lượng hoặc của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm của
Bộ Công Thương cấp hoặc địa phương cấp.
Chính vì vậy, Coca-Cola Việt Nam đã đầu tư hệ thống kiểm tra sản phẩm hiện đại tại
các phòng thí nghiệm (phòng lab) của công ty và thuê thêm tổ chức kiểm định 32 độc lập
kiểm định sản phẩm theo mẫu ngẫu nhiên để đảm bảo việc kiểm tra sản phẩm được chặt
chẽ hơn. Ngoài ra, không chỉ kiểm tra dị vật bằng mắt thường do các nhân viên kiểm mẫu
kiểm tra, tất cả các nhà máy của Coca-Cola Việt Nam đều được trang bị máy soi chiếu
Sensor nhằm kiểm tra dị vật trong thành phần và bằng chuyền. Để đảm bảo nguồn cung
ứng sản phẩm an toàn, không có chất độc hại, tất cả các sản phẩm của Coca-Cola đều ghi
chú lượng sử dụng phù hợp theo tiêu chuẩn dinh dưỡng Việt Nam. Việc thực thi những biện
pháp cần thiết để đảm bảo đưa ra những sản phẩm an o
t àn và có lợi cho sức khỏe người sử
dụng không chỉ giúp công ty phát triển doanh thu & lợi nhuận mà còn tránh được những
chi phí & rủi ro khi xảy ra sự cố về chất lượng sản phẩm.
c. Chi phí thực hiện CSR ở nghĩa vụ kinh tế:
Hàng năm, Coca-Cola Việt Nam chi khoảng 235 nghìn USD cho các dự án Nghiên cứu
thị trường bao gồm các dự án nhằm tìm hiểu về thói quen và hành vi tiêu dùng, thử sản
phẩm, và chi phí mua các số liệu bán hàng của các tiệm bán lẻ (Retail Audit, Nielsen) hay
số liệu về tiêu dùng (Consumer panel, Kantar). Về mặt phát triển sản phẩm, Bộ phận R&D
Châu Á Thái Bình Dương với trụ sở ở Thượng Hải – Trung Quốc sẽ chịu chi phí này.
Chi phí của hệ thống kiểm định và kiểm tra chất lượng sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất
trong cơ cấu chi phí ở Nghĩa vụ Kinh tế (69%) tương đương 2 triệu USD/ năm bao gồm
máy móc chuyên dụng, khấu hao, nhân lực và kiểm tra tại phòng lab của khu vực Châu Á
tại Thượng Hải kết hợp với kiểm tra từ tổ chức giám định bên ngoài. Điều này cho thấy 12
Coca-Cola Việt Nam rất chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm . Mỗi sản phẩm sản
xuất ra để đến được tay người tiêu dùng phải qua nhiều khâu kiểm định và đánh giá để đảm
bảo sản phẩm an toàn, chất lượng và giữ được hương vị thơm ngon đúng chuẩn.
d. Điểm hạn chế ở nghĩa vụ kinh tế:
Điểm hạn chế thứ nhất là Coca-Colalà chưa giới thiệu được quy trình sản xuất hiện đại
mà công ty đầu tư rất nhiều chi phí cho người tiêu dùng biết. Vì các chuyên gia cho rằng,
việc tận mắt chứng kiến quy trình sản xuất hiện đại càng làm gia tăng và củng cố niềm tin
tuyệt đối của người tiêu dùng cho nhãn hiệu và sản phẩm. Các sản phẩm của Coca-Cola
như nước trái cây Minute maid, nước trái cây pha sữa Nutriboost hay nước uống thể thao
Aquarius không thật sự thành công và không được người tiêu dùng ưa thích.
Điểm hạn chế thứ hai chính là vấn đề t ả
r lương công bằng và an toàn lao động. Cụ thể
Công ty Coca-Cola Việt Nam đã từng bị kiện và phải bồi thường hơn 300 triệu đồng cho
nhân viên, vì buộc người này nghỉ việc trải pháp luật .
2.2.2. Nghĩa vụ pháp lý:
a. Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ pháp lý:
Mục tiêu của Coca-Cola ở nghĩa vụ Pháp lý là tuân thủ đầy đủ các quy định của Pháp
luật, cập nhật đầy đủ các quy định mới nhằm giúp cho Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
trôi chảy, không vướng phải các vi phạm pháp luật và nắm vững luật pháp nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích của Coca-Cola trong các giao dịch với đối tác và nhà cung cấp.
b. Các hình thức thực hiện CSR ở nghĩa vụ pháp lý:
Với tư cách là người sử dụng lao động, Coca-Col
a thực hiện đúng đầy đủ các khoản bảo
hiểm cho người lao động. Những chi phí này chiếm một phần không nhỏ trong ngân sách
của công ty nhưng đảm bảo sự đóng góp xứng đáng của công ty vào quỹ an sinh xã hội chung.
c. Điểm hạn chế ở nghĩa vụ pháp lý:
Mặc dù mục tiêu của Coca-Col
a là tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật trong quá
trình sản xuất và kinh doanh nhưng Coca-cola cũng không thể tránh khỏi những vi phạm
đối với trách nhiệm Pháp luật. Ví dụ như việc ghi nhãn nội dung trên sản phẩm Fanta hương
cam, chai thủy tinh và Sprite chai thủy tinh chưa đạt quy định. 13
- Sản phẩm nước tăng lực thuộc nhóm thực phẩm bổ sung là: Samurai dạng chai thủy
tinh, Samurai chai nhựa hương dâu và dạng thủy tinh dán nhãn nhưng không đúng với hồ
sơ đã được công bố tiêu chuẩn chất lượng tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế.
- Sản phẩm thực phẩm bổ sung: nước cam ép Minute Maid Teppy chai thủy tinh có nội
dung, hình thức trên nhãn không phù hợp với hồ sơ đã công bố. Sản xuất thực phẩm bổ
sung không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định.
d. Chi phí thực hiện CSR ở nghĩa vụ pháp lý:
Chi phí gồm các chi phí hành chính, giấy tờ, mua sắm thiết bị. Đó cũng có thể là các chi
phí khó nhận thấy như: chi phí liên quan đến việc nắm bắt các quy định mới (thuê kế toán,
dịch vụ pháp lý, nghiên cứu, phần mềm); thuê nhân viên mới, tập huấn nhân viên cũ để đáp
ứng yêu cầu của quy định mới; chi phí theo dõi việc thực thi quy định mới;...
Ngoài ra, tại Coca-Cola Việt Nam, chi phí Luật pháp cũng có thể là chi phí tư vấn luật
pháp từ bên ngoài. Nhưng những khoản chi phí này không cố định và phát sinh bất thường
khi Nhà nước có những quy định mới hoặc công ty có những vấn đề liên quan đến Pháp luật.
2.2.3. Nghĩa vụ đạo đức:
a. Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ đạo đức:
Hạn chế tối đa lượng nước thải và xử lý đúng theo quy định của Pháp luật trước khi thải
ra môi trường; cải tạo những khu vực bị ô nhiễm ở các khu vực sản xuất tại các nhà máy
Coca-Cola, hoàn trả 100% lượng nước sạch cho môi trường vào năm 2020; tái tạo nguồn
tài nguyên nông nghiệp thông qua các chương trình xây dựng nhà cung cấp bền vũng.
Công ty không chỉ tuân thủ theo những quy định ràng buộc của pháp luật mà sẽ hướng
đến việc tuân thủ theo những chuẩn mực đạo đức cao hơn với những yêu cầu nghiêm khắc hơn về mặt khí t ả
h i, nước thải và mọi trường.
b. Các hình thức thực hiện CSR ở nghĩa vụ đạo đức:
• Dự án “Vì một thế giới không rác thải”:
Năm 2017 - 2018, Coca-Cola Việt Nam đóng góp 86 tỉ đồng cho các vấn đề xã hội và
môi trường bằng rất nhiều sáng kiến nổi bật. Trong lĩnh vực môi trường, Coca-Cola đã tiên
phong trong ngành hàng nước giải khát bằng tuyên bố về một mục tiêu táo bạo và đầy tham
vọng rằng đến năm 2030, mỗi một chai/lon sản phẩm bán ra sẽ được Coca-Cola thu gom 14
trở lại và tái chế thông qua khung hành động thiết kế, thu gom và hợp tác nằm trong khuôn
khổ dự án “Vì một thế giới không rác thải”. Trước mắt, Coca-Cola Việt Nam đang hướng
tới mục tiêu đến năm 2025, 100% bao bì của công ty có thể tái chế hoàn toàn và đến năm
2030, các chai và lon sản phẩm của công ty sẽ chứa trung bình 50% nguyên liệu đã qua tái chế.
Năm 2021 là một năm đặc biệt đáng nhớ, khi Coca-Cola đã chính thức thay thế chai
nhựa xanh đặc trưng của sản phẩm Sprite bằng chai nhựa PET trong suốt, nhằm giúp chai
nhựa Sprite dễ được tái chế hơn. Thông qua thay đổi mang tính chiến lược trong khâu thiết
kế bao bì, Coca-Cola mong muốn sẽ góp phần tăng tỷ lệ tái chế tại Việt Nam.Không chỉ
vậy, Coca-Cola còn giới thiệu thông điệp “Tái chế tôi” (Recycle Me) trên bao bì tất cả các
sản phẩm, nhằm khuyến khích người dùng chung tay tái chế chai/lon sau khi thưởng thức
đồ uống. Thông điệp này cũng được Coca-Cola lồng ghép vào các chiến dịch tiếp thị và
truyền thông để tạo cảm hứng và khuyến khích người tiêu dùng chủ động phân loại chai
nhựa, tham gia vào các hoạt động tái chế tại địa phương.
Thêm vào đó, Coca-Cola tiếp tục cùng các đối tác chiến lược trong nước và quốc tế như
Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá
của Liên Hợp Quốc (UNESCO), Liên minh Tái chế Bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam), và
Tổ chức làm sạch biển (The Ocean cleanup) tiếp tục thúc đẩy các chương trình hỗ trợ thu
gom và tái chế tại cộng đồng địa phương, nâng cao nhận thức cho giới trẻ về lợi ích của
việc phân loại và tái chế rác thải đúng cách, theo định hướng kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
• Dự án EKOCENTER - mang nước sạch đến cộng đồng:
Coca-Cola Việt Nam còn đặt vấn đề nước sạch là một trong những ưu tiên hàng đầu của
doanh nghiệp. Những nhà lãnh đạo của Coca-Cola thể hiện quan điểm: Tài nguyên quý giá
và quan trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe con người và sự sống của hệ sinh thái chính là
Nước. Trong khi đó, để có thể sản xuất được sản phẩm của mình, hàng năm công ty Coca-
Cola tiêu thụ hàng tỷ lít nước sạch. Nhận thức được trách nhiệm của mình với cộng đồng,
Coca-Cola toàn cầu và Coca-Col
a Việt Nam cam kết đến năm 2020, Coca-Col a sẽ hoàn trả
100% lượng nước sạch cho môi trường. Điều này có nghĩa là bao nhiêu lít nước được Coca-
Cola sử dụng cho quá trình sản xuất, sẽ được hoàn trả lại 100%. Chương trình “Nước sạch
cho Cộng đồng” tại Việt Nam bao gồm nhiều hoạt động như: sử dụng ít nước hơn trong
quá trình sản xuất; hỗ trợ các nhà máy xử lý nước thải để xử lý nguồn nước sản xuất trước
khi đẩy nguồn nước trở lại các lưu vực sông và thành phố (Khu vực nhà máy Quận Thủ 15
Đức - TP. HCM, Đà Nẵng và Hà Tây); trồng mới và bảo vệ các rừng đầu nguồn; giáo dục
nâng cao nhận thức cho người dân đặc biệt là khu vực nông thôn về vấn đề sử dụng tiết
kiệm nguồn nước; nâng cao khả năng được tiếp cận với nước sạch. Chương trình “Nước
sạch cho cộng đồng” và các trung tâm EKOCENTER đã giúp 82.000 đối tượng hưởng lợi
gián tiếp và trực tiếp được tiếp cận nước máy và nước uống.
Bên cạnh đó, dự án “Nước uống sạch cho trường học” Coca-Cola phối hợp triển khai
cùng Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Phát triển Cộng đồng (CFC Việt Nam) từ năm 2018,
tính đến nay, Coca-Cola đã bàn giao hàng chục hệ thống lọc nước uống tại vòi cho nhiều
trường học tại Đà Nẵng. Lần đầu tiên, nhiều học sinh trên địa bàn thành phố có thể trải
nghiệm hệ thống lọc nước uống tại vòi công suất lớn (3.000 lít/ngày) với chất lượng nước
đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế, và hưởng lợi từ chương trình giáo dục về lợi ích
của nước, bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước trong cuộc sống hằng ngày.
• Bảo tồn đa dạng sinh thái:
Giai đoạn 2015 – 2017, Công ty đã đầu tư 6,8 tỷ đồng để Hợp tác với Quỹ Quốc tế về
Bảo vệ thiên nhiên (WWF) và Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) lần lượt triển
khai các dự án vườn quốc gia Tràm Chim và dự án "Túi má khỉ" .. Không những vậy, Coca-
Cola Việt Nam còn đầu tư 4,6 tỷ đồng cho dự án sinh kế dựa vào lũ ở Đồng bằng sông Cửu
Long mang lại nhiều những đóng góp tích cực cho địa phương. Điểm nhấn của dữ án này
chính là khu vực 105,6 ha trữ lũ được bảo tồn thông qua thí điểm hệ thống trồng sen ở An Giang và Đồng Tháp.
c. Các chi phí thực hiện CSR ở nghĩa vụ đạo đức:
- Chi phí thực hiện nghĩa vụ về đạo đức có những chi phí nguyên vật liệu (trong doanh
nghiệp sản xuất, dịch vụ), hàng hoá mua vào (trong doanh nghiệp thương mại). Để tiết kiệm
chi phí nguyên vật liệu các doanh nghiệp thường xây dựng các định mức tiêu hao.
- Chi phí dụng cụ sản xuất kinh doanh. Cộng đồng xuất nhập khẩu.
- Chi phí khấu hao tài sản cố định hay chi phí hao mòn tài sản cố định.
- Chi phí nhân công: gồm tiền lương, tiền công, các khoản có tính chất tiền lương như
phụ cấp, trợ cấp và các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, y tế do doanh nghiệp chịu.
- Chi phí tiếp thị, quảng cáo,…
2.2.4. Nghĩa vụ về nhân văn:
a. Mục tiêu của hoạt động CSR ở nghĩa vụ nhân văn: 16
Các hoạt động mà Coca – Cola muốn hướng đến nhằm góp phần tấm lòng nhân áivà thúc
đẩy sự phát triển chất lượng cuộc sống thông qua những chương trình màcông ty mang đến như:
• Hoạt động quyên góp ứng phó với Covid – 19
• Tổ chức khám chữa bệnh
• Trao quyền kinh tế cho người phụ nữ
b. Các hình thức thực hiên CSR ở nghĩa vụ nhân văn: • Hoạt ộ
đ ng quyên góp, ứng phó với Covid – 19:
Trong thời kỳ dịch bệnh Covid – 19 diễn biến phức tạp, Ông Leonardo Garcia, Tổng
Giám đốc Coca-Cola Việt Nam cho biết: “Trong quá trình hoạt động, Coca-Col a Việt Nam
lấy yếu tố con người và sự an toàn làm ưu tiên hàng đầu. Công ty chú trọng hỗ trợ sức khỏe
của nhân viên; duy trì tính liên tục và an toàn của hoạt động sản xuất và phân phối sản
phẩm; hỗ trợ chuỗi cung ứng hàng tiêu dùng, đối tác bao bì, khách hàng và các cộng đồng
bị ảnh hưởng nặng nề”.
Ngày 19/10/2021, Quỹ Coca-Col
a - Tổ chức từ thiện toàn cầu thuộc Công ty Coca-Col a
- chính thức thông báo Khoản tài trợ “Truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng và hỗ
trợ trong công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19” trị giá 400.000 USD (tương đương 9 tỷ
đồng) nhằm triển khai các hoạt động thông qua sự điều phối của Hội Chữ thập đỏ Việt
Nam. Khoản viện trợ sẽ được triển khai trong 6 tháng từ tháng 10/2021 đến tháng 4/2022
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến sẽ có 35.000 người dân và 3.000 cán bộ, hội
viên, tình nguyện viên Hội Chữ thập đỏ và nhân viên y tế được hưởng lợi từ chương trình.
Cùng với khoản tài trợ mới thông qua Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Quỹ Coca-Cola đã
đóng góp tổng số tiền lên đến 16 tỷ đồng nhằm hỗ trợ các hoạt động ngăn chặn sự lây nhiễm
của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam. Công ty đã gửi tặng hơn 37.000 sản phẩm nước
giải khát, hàng nghìn vật phẩm y tế và sát khuẩn, khẩu trang cũng như phương tiện bảo hộ
cá nhân cho các bệnh viện, khu vực cách ly và cộng đồng. Công ty Coca-Cola Việt Nam
luôn đặt yếu tố con người là trọng tâm trong mọi hoạt động, theo đó sự an toàn chính là ưu
tiên hàng đầu trong sản xuất kinh doanh.
Không chỉ có những hỗ trợ về vật chất, ngày 1-5-2020, nhân kỷ niệm ngày Quốc tế Lao
động, Coca-Cola ra mắt thước phim ngắn với lời tri ân gửi đến những giá trị nhân văn và
tinh thần kiên cường của cộng đồng trong những ngày tháng đầy thử thách chiến đấu chống
lại sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Với tựa đề “For the Human Race” (tạm dịch là “Cảm 17
ơn những anh hùng thầm lặng”), thước phim ngắn 2 phút đã chuyển tải những thông điệp
tươi sáng về trái tim nhân ái và tình yêu rộng mở của người dân khắp nơi trên thế giới, đồng
thời tôn vinh tinh thần lạc quan, gắn kết, niềm hy vọng bất diệt của cộng đồng giữa những
chuỗi ngày khủng hoảng đầy lo âu.
• Tổ chức khám chữa bệnh:
Coca-Cola thường xuyên phối hợp với Hội Chữ Thập đỏ tại các tỉnh thành tổ chức hoạt
động khám bệnh nhân đạo và truyền thông sức khỏe miễn phí cho người dân có hoàn cảnh khó khăn.
Ngày 30/9/2018 và từ 6-7/10/2018, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bến Tre và An Giang dưới sự
tài tợ của Công ty Coca-Cola đã tổ chức các đợt khám sức khỏe cho người dân. Tại An
Giang, tổ chức 4 đợt khám bệnh nhân đạo, cấp thuốc miễn phí, tư vấn, truyền thông cách
chăm sóc sức khỏe cho 2.452 người có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 169.100.000
đồng. Riêng tại Huyện Thoại Sơn 311 lượt người được khám bệnh. Tại Bến Tre, tổ chức
khám bệnh nhân đạo và truyền thông tại cộng đồng cho 300 gia đình chính sách, người
nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, nạn chất độc da cam, nạn nhân chiến tranh của xã
Bình Thành, huyện Giồng Trôm.
• Trao quyền kinh tế cho người phụ nữ: - Trên thế giới:
Coca-Cola thực hiện trao quyền kinh tế cho người phụ nữ thông qua sáng kiến 5by20.
5by20 ra đời với mục tiêu giúp các nữ doanh nhân vượt qua rào cản kinh tế và xã hội để
đạt được thành công trong kinh doanh – đồng thời tạo ra các cộng đồng bền vững, phát triển mạnh mẽ.
Kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3/2021, Coca-Col
a công bố đã thực hiện thành công
hành trình trải dài một thập kỷ với mục tiêu trao quyền kinh tế cho 5 triệu phụ nữ khởi
nghiệp. Trên thực tế cho đến nay, 5by20 đã tiếp cận hơn 6 triệu phụ nữ làm kinh tế - từ
người nông dân đến chủ cửa hàng bán lẻ, chủ nhà hàng, nghệ nhân, nhà tái chế và nhà phân
phối - thông qua các khóa đào tạo kỹ năng kinh doanh, dịch vụ tài chính, mạng lưới đồng
nghiệp, cố vấn và các nguồn lực khác.
Coca-Cola nhận mục tiêu đến năm 2030 là có 50% vị trí lãnh đạo do phụ nữ nắm quyền.
Về đối ngoại, công ty sẽ tập trung vào việc hỗ trợ khả năng phục hồi của cộng đồng, và với 18
nỗ lực không ngừng nhân lên mỗi năm, họ kỳ vọng sẽ tiếp cận được tới nhiều phụ nữ và
người dân kém may mắn hơn nữa trên khắp thế giới. - Tại Việt Nam:
Ở Việt Nam, Coca-Cola thực hiện dự án Mekong Vitality cho phụ nữ nhằm đưa họ đến
những khóa học và đào tạo chất lượng về tài chính, công cộng và phát triển doanh nghiệp.
Coong ty trao điều kiện cho hơn 5.000 phụ nữ Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn ở khu vực
đồng bằng phía Nam hướng họ đến những doanh nhân xã hội, người lãnh đạo có ích cho
xã hội và làm thay đổi địa phương và cộng đồng nước ta.
Thêm vào đó, công ty còn có những chương trình hợp tác bồi dưỡng cán bộ làm công
tác đối ngoại tại các tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương và Cục Ngoại vụ Bộ Ngoại
giao; đã có một khóa huấn luyện tại TP. Đà Nẵng với hơn 50 lãnh đạo từ khắp nước ta đến
tham dự được giảng dạy bởi các chuyên gia đến từ Đại học Fulbright Việt Nam (FUV) cùng
các đối tác khác tại Việt Nam. Chương trình sẽ được tiếp tục thực hiện trong 3năm với các
khóa/ lớp bồi dưỡng kỹ năng quản lý, đồng thời cập nhật kiến thức đối ngoại, nâng cao
trình độ ngoại ngữ cho lãnh đạo và cán bộ làm công tác đối ngoại của các tỉnh/ thành phố
trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Trong đó, chú trọng đến việc tăng cường năng lực
cho cán bộ, lãnh đạo nữ của các địa phương.
c. Chi phí thực hiện CSR ở nghĩa vụ nhân văn:
- Chi phí ủng hộ mua trang thiết bị y tế, vật phẩm ý tế để đóng góp cho công đồng khi
dịch bệnh Covid-19 hoành hành
- Chi phí tổ chức chương trình chuyến xe đón sinh viên từ trung tâm thành phố đến làng đại ọ h c
- Chi phí tổ chức chương trình quà tặng Tết
- Chi phí ủng hộ và giúp đỡ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những người không
có con khi về già, những đứa trẻ mồ côi 2.3. Đánh giá:
2.3.1. Mức độ quan tâm của người tiêu dùng đến các vấn đề xã hội:
Người tiêu dùng sẽ lựa chọn tất cả các vấn đề xã hội mà họ quan tâm, sau đó sẽ chọn ra
một vấn đề mà họ quan tâm nhất. Các số liệu được thể hiện ở dạng bảng phân phối tần số
là bảng tóm tắt dữ liệu dựa trên tần số xuất hiện của các vấn đề xã hội được người tiêu dùng 19
lựa chọn. Ngoài ra, các nhóm đối tượng người tiêu dùng khác nhau sẽ có cách nhìn nhận
về các vấn đề xã hội khác nhau, bảng số liệu sẽ chia theo từng nhóm ngành nghề.
Đối với người tiêu dùng, các vấn đề thuộc khía cạnh kinh tế liên quan đến chất lượng
sản phẩm, là mối quan tâm hàng đầu. Những vấn đề này liên quan trực tiếp đến sức khỏe
của họ và cả gia đình. Tiếp đến là những vấn đề liên quan đến khía cạnh nhân 44 văn. Các
vấn đề liên quan đến khía cạnh đạo đức-môi trường được quan tâm thứ ba. Và cuối cùng là
các vấn đề liên quan đến khía cạnh Pháp lý.
• Ở khía cạnh Kinh tế:
Hơn 52% người tiêu dùng lo lắng về việc hàng ngày họ phải sử dụng những sản phẩm
có chứa những hóa chất độc hại, sản phẩm không đảm bảo chất lượng hay không đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì những sản phẩm này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của
chính bản thân và gia đình họ. Tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm nội trợ – đây là nhóm đối
tượng giữ trách nhiệm chính trong việc nấu ăn và mua các sản phẩm trong nhóm ngành
thực phẩm và đồ uống cho cả gia đình, chính vì vậy, đối với người tiêu dùng là nội trợ, việc
mang đến một sản phẩm có chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để họ tin
tưởng tuyệt đối là điều quan trọng hàng đầu. Góc độ khác của khía cạnh Kinh tế là Tình
trạng bất bình đẳng trong trả lương lao động chiếm sự quan tâm của người tiêu dùng, trong đó 2 nhóm ố
đ i tượng quan tâm nhiều nhất ế
đ n vấn đề này là nhóm Sinh viên và nhóm Lao
động trình độ thấp . Đối với nhóm Lao động trình độ thấp thì mức lương được trả hiện nay
khá thấp so với mức sống cao như ở Thành phố Hồ Chí Minh và gánh nặng gia đình ở quê
nhà làm cho áp lực thu nhập của họ rất nặng nề. Nên đối với nhóm đáp viên này, phần lớn
đều không thỏa mãn với mức lương được nhận.
• Ở khía cạnh Nhân văn:
Vấn đề được người tiêu dùng quan tâm nhất hiện nay chính là “Tình trạng ý thức cộng
đồng kém của các thanh niên”. Phần lớn các ý kiến cho rằng thế hệ làm chủ đất nước hiện
nay là thanh niên. Nếu như một thế hệ chủ nhân kém ý thức thì sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy ảnh
hưởng đến cộng đồng quốc gia, môi trường và cả xã hội. Tình trạng đói nghèo của người
dân là vấn đề được quan tâm thứ hai ở khía cạnh Nhân văn, đặc biệt là ở nhóm Lao động
trình độ thấp . Nguyên nhân là vấn đề này phù hợp với hoàn cảnh của nhóm lao động này.
Nhóm người lao động trình độ thấp trong cuộc khảo sát này là những công nhân và nhân
viên bán hàng, tài xế có mức sống khá thấp do thu nhập không cao, cuộc sống tương đối khó khăn. 20