-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận giữa kì | Tâm lý xã hội học | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Tâm lý xã hội học 18 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Tiểu luận giữa kì | Tâm lý xã hội học | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cung cấp nhiều môn học phong phú như Ngôn ngữ học đối chiếu, Phong cách học, Kinh tế học Vi mô, Lịch sử Việt Nam, Xã hội học, Tâm lý học, Văn hóa học và Ngữ văn Trung Quốc. Các môn học này giúp sinh viên phát triển kiến thức chuyên môn, kỹ năng phân tích và nghiên cứu, chuẩn bị tốt cho công việc và nghiên cứu sau khi ra trường.
Môn: Tâm lý xã hội học 18 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:

































































Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH KHOA: XÃ HỘI HỌC
--------------- ---------------
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI ĐỀ TÀI:
TRI GIÁC XÃ HỘI
ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI
TÂM LÝ CÔNG NHÂN
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Phan
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1 (Lớp 02)
TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022 lOMoAR cPSD| 39651089
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
VĂN ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH KHOA: XÃ HỘI HỌC
--------------- ---------------
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ 1 NĂM HỌC 2020-2021
MÔN HỌC: TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI ĐỀ TÀI:
TRI GIÁC XÃ HỘI
ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI
TÂM LÝ CÔNG NHÂN
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Hồng Phan
Sinh viên thực hiện: Nhóm 1 (Lớp 02) Lớp: 02
TP.Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2022 lOMoAR cPSD| 39651089
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 1 - LỚP 02:
1. Lê Vĩnh Luân _ 2056090158 (Nhóm trưởng)
2. Nguyễn Yến Nhi _ 2056090175
3. Trần Thị Kiều Linh _ 2056090155
4. Nguyễn Thành Trung _ 2056090232
5. Lê Thị Thùy Linh _ 2056090154
6. Phan Tấn Phát _ 2056090089
7. Nguyễn Ngọc Gia My _ 2056090028
8. Lê Minh Khánh Hiền _ 2056090128 (Từ lớp 03 chuyển qua)
9. Hoàng Thị Y Phụng _ 2056090188 (Từ lớp 03 chuyển qua)
10. Nguyễn Trọng Gia Nghi _ 2056090169 (Từ lớp 03 chuyển qua)
11. Nay H’Brang _ 2056090076 lOMoAR cPSD| 39651089 LỜI MỞ ĐẦU
Để hoàn thành được bài tiểu luận cuối kỳ môn Tâm lý học xã hội, đầu tiên
nhóm em xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên và các bạn sinh viên của trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện tiểu
luận. Đây là một cơ hội tuyệt vời để chúng em có thể tiếp cận với thực tiễn cũng
như kiểm chứng và vận dụng những vấn đề lý thuyết được học trên giảng đường
vào thực tế trong một số trường hợp.
Trong quá trình làm học và thực hiện tiểu luận cuối kỳ môn Tâm lý học xã hội,
nhóm em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ giảng viên hướng dẫn là thầy
Nguyễn Hồng Phan. Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến thầy vì đã tận tình giảng dạy
và truyền đạt những kiến thức lý thuyết cũng như là thực tế vô cùng cần thiết để
chúng em có thể hoàn thành được bài luận này.
Với vốn kiến thức cũng như kinh nghiệm còn rất khiêm tốn và là lần đầu làm
quen với việc nghiên cứu mang tính thực nghiệm thì chắc chắn kết quả đạt được sẽ
không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nhóm em rất mong muốn được thầy
Nguyễn Hồng Phan và các giảng viên khác góp ý để chúng em hoàn thiện hơn cho
các tiểu luận, đồ án cũng như các nghiên cứu tiếp theo của mình.
Kính gửi Tiến sỹ Nguyễn Hồng Phan cùng tất cả những người đã hỗ trợ và
đóng góp ý kiến cho nhóm em lời chúc sức khỏe và hạnh phúc. Trân trọng!
Sinh viên thực hiện Nhóm 1 lOMoAR cPSD| 39651089
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
- Điểm số: ...........................................................................................................
- Điểm chữ: .........................................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng 2 năm 2022
Giảng viên phụ trách học phần
(Ký và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Hồng Phan lOMoAR cPSD| 39651089 MỤC LỤC .......................... .......................... TRI GIÁC XÃ HỘI ...................... 1 ....... ....... ....... ....... ....... ....... ....... ....... ....... ....... ....... .......
1. Tri giác xã hội: ... 1
..................................................... 2.
Yếu tố ảnh hưởng đến tri giác xã hội . 1
2.1. Ấn tượng ban đầu ................................................................................ 1
2.1.1 Các cơ chế hình thành ................................................................... 2
a. Đặc điểm trung tâm ........................................................................ 2
b. Sơ đồ nhân cách tiểm ẩn ................................................................. 3
c. Các hiệu ứng chia phối ấn tượng 5
2.2. Quy gán xã hội 6
2.3. Định kiến xã hội .................................................................................. 8
a.Cơ chế hình thành định kiến xã hội ............................................... 10
b.Nguyên nhân hình thành định kiến xã hội ...................................... 11
c.Một số giải pháp thay đổi định kiến: .............................................. 11
ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI.................................................................. 13
1. Ảnh hưởng xã hội ................................................................................. 13 1.1.
Khái niệm ...................................................................................... 14
1.2. Các đặc điểm của của ảnh hưởng xã hội ........................................ 14
1.3. Các hình thức ảnh hưởng xã hội .................................................... 15
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng xã hội ................................. 16 1.5.
Ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hành vi cá nhân trong xã hội 17 2.
Bắt chước ............................................................................................. 17
2.1. Khái niệm .......................................................................................... 18
2.2. Các loại bắt chước ............................................................................. 19
2.3. Ứng dụng của bắt chước trong giáo dục và dạy học .......................... 19 3.
Lây lan ................................................................................................. 20
3.1. Khái niệm .......................................................................................... 20
3.2. Khái quát một số nghiên cứu về lây lan ............................................. 21 lOMoAR cPSD| 39651089
3.3. Ứng dụng của lây lan trong thực tiễn xã hội ...................................... 22
3.3.1. Ứng dụng trong học tập, làm việc nhóm ..................................... 22
3.3.2. Ứng dụng trong quá trình xã hội hoá cá nhân ............................. 22 4.
Ám thị .................................................................................................. 22
4.1. Khái niệm .......................................................................................... 22
4.2. Các đặc điểm của ám thị .................................................................... 23
4.3. Các loại ám thị .................................................................................. 23
4.3.1. Căn cứ vào ý thức con người: ..................................................... 23
4.3.2. Căn cứ vào tính chất giao tiếp: ................................................... 24
4.4. Những yếu tố quy định hiệu quả của ám thị ...................................... 24
4.5. Ứng dụng của ám thị trong tuyên truyền quảng cáo........................... 24 5.
Thỏa hiệp ............................................................................................. 24
5.1. Khái niệm .......................................................................................... 24
5.2. Các loại thỏa hiệp 25
5.3. Các yếu tố trong tính thỏa hiệp .......................................................... 26
5.4. Các loại hành vi của cá nhân ............................................................. 27
5.5. Lợi ích của tính thỏa hiệp .................................................................. 27 6.
Đồng nhất hóa ...................................................................................... 28
6.1. Khái niệm .......................................................................................... 28
6.2. Một số kiểu phân chia đồng nhất hóa ............................................... 29
6.3. Các cơ chế đồng nhất hóa .................................................................. 30
6.4. Vai trò của cơ chế đồng nhất hóa....................................................... 31
TÂM LÝ CÔNG NHÂN................................................................. 32 1.
Khái niệm............................................................................................. 32
1.1. Khái niệm “Công nhân”................................................................. 32
1.2. Khái niệm “tâm lý công nhân” ....................................................... 33 2.
Đặc điểm giai cấp Công nhân ............................................................... 33
2.1. Quan điểm về tâm lý công nhân của các tác giả: ............................ 33
2.2. Tổng hợp đặc điểm tâm lý từ các tác giả trên cho thấy .................. 35 lOMoAR cPSD| 39651089
2.2.1. Những đặc điểm có tính truyền thống: ..................................... 35
2.2.2. Những đặc điểm của giai cấp công nhân mới: ......................... 39 3.
Nhu cầu ................................................................................................ 41
3.1. Nội dung ........................................................................................ 41
3.2. Ứng dụng thực tiễn: ....................................................................... 42
3.2.1. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong tuyển dụng nhân sự: .... 42
3.2.2. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow cho doanh nghiệp để đáp ứng
nhu cầu cho người lao động: ................................................................ 43
3.2.3. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong dịch vụ du lịch: ............ 44
3.2.4. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục: ...................... 46 4.
Động cơ ............................................................................................... 46
4.1. Động cơ chính của giai cấp công nhân chính là lợi ích cá nhân: .... 46
4.2. Ứng dụng vào thực tiễn: ................................................................ 47
5. Khảo sát tâm lý công nhân trong đợt dịch Covid thứ 4 ......................... 47
PHỤ LỤC ........................................................................................ 52 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội TRI GIÁC XÃ HỘI 1. Tri giác xã hội:
- Tri giác xã hội là quá trình chúng ta thực hiện các thao tác tri giác để thông
hiểu các thông tin môi trường xung quanh chúng ta và bản thân chúng ta.
(Nguyễn Hoàng Phương)
- Tri giác xã hội là một quá trình tâm lí nhận thức cảm tính, phản ánh một cách
trọn vẹn các thuộc tính bề ngoài của sự vật, hiện tượng đang trực tiếp tác động
vào giác quan ta. (PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc – Bộ môn Nội Tâm thần)
- Tri giác xã hội được hiểu là sự cảm nhận, đánh giá của chủ thể tri giác về các
đối tượng xã hội. (Theo nhà tâm lý học người Mỹ G. Bruner)
→ Tóm lại tri giác xã hội có nghĩa là thông qua các biểu hiện hành vi bên ngoài của
chủ thể tri giác về các đối tượng xã hội như bản thân, người khác, nhóm xã hội, cộng
đồng hoặc các hiện tượng xảy ra thường ngài trong xã hội, khi có sự tham gia của con
người, kết hợp với các đặc tính nhân cách của người đó (do chúng ta cảm nhận được)
để hiểu được mục đích và phương hướng hành động của họ. Chính là quá trình nhận
thức được đối tượng giao tiếp bằng con đường cảm tính chủ quan, theo kinh nghiệm. 2.
Yếu tố ảnh hưởng đến tri giác xã hội
2.1. Ấn tượng ban đầu
Ấn tượng ban đầu là hình ảnh tiếp xúc ban đầu mà chúng ta có được về một người
hoặc về nhóm xã hội nào đó dựa trên sự nhìn nhận, đánh giá thông qua những biểu Nhóm 1 Page 1 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
hiện về diện mạo, lời nói, cử chỉ, tác phong, ánh mắt, nụ cười.… Sau lần tiếp xúc ấn
tượng nhất định ban đầu về đối tượng. Ví dụ như lần đầu chúng ta nếm thử món
ăn mà chưa bao giờ từng ăn, thì thường chúng ta sẽ nhận diện nó bằng cách là
dùng các giác quan của mình (thị giác, vị giác và khứu giác) để đánh giá , đưa
ra suy luận về món ăn đó và ấn tượng lấn đầu về nó như thế nào.
2.1.1 Các cơ chế hình thành
a. Đặc điểm trung tâm
Là trong quá trình ứng xử xã hội, giao tiếp thông thường ở mỗi cá nhân có nổi lên
một đặc điểm nào đó và chúng ta đã lấy nó để suy luận về họ. Để hiểu hơn về đặc
điểm trung tâm chúng ta sẽ lý gi ải thí nghiệm của nhà tâm lý học Mỹ Asch Solomon,
nghiên cứu về ấn tượng ban đầu đã tiến hành thí nghiệm như sau: Đó là đưa ra cho cá
nhân nhóm sinh viên xem và bảng ghi các đặc điểm tính cách và lý giải vấn đề: Asch Solomon (1907-1996) Nhóm 1 Page 2 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội Nhóm A Nhóm B Thông minh Thông minh Khéo léo Khéo léo Cần cù Cần cù Nồng nhiệt Lạnh lùng Kiên quyết Kiên quyết Thực tế Thực tế Thận trọng Thận trọng Lý giải:
- Cá nhân nhóm A: Là một người tin tưởng vào những điều đúng đắn, muốn
mọi người hiểu quan điểm của mình, chân thành khi tranh luậnvà mong ý
kiến đó được thừa nhận.
- Cá nhân nhóm B: Là một kẻ lừa dối, thấy mình thành công, thông minh đã
tưởng là khác người, đó là người tính toán, lãnh cảm. Nồng nhiệt Lạnh lùng Hào hiệp 90% 10% Hài hước 75% 10%
→ Qua đó ta thấy trong cá nhân nhóm A - B là tương đương nhau, chỉ khác nhau ở
một cặp đặc điểm duy nhất là “Nồng nhiệt – Lạnh lùng”. Kết quả cho thấy họ đã
đưa ra cá nhân nhóm hoàn toàn khác nhau, một nhóm mang tất cả các đặc tính của
một con người lạnh lùng, và ngược lại mang đặc tính của một con người nồng
nhiệt. Như vậy, trong quá trình tri giác, đặc điểm trung tâm là đặc điểm mà con
người chúng ta dễ để lộ nhất. Đặc điểm này đã chi phối các đặc điểm khác. Nó là
cơ sở để các chủ thể tri giác tiếp tục suy diễn và liên tưởng tới các đặc điểm khác.
Kết luận: Mỗi đặc tính nhân cách sẽ có ý nghĩa, quyết định ấn tượng về người
khác khác nhau. Thông thường trong đời sống, khi nhìn nhận lần đầu về người
khác ta sẽ căn cứ vào một vài nét nổi bật của người đó để quyết định và chiều
hướng suy nghĩ cảm nhận.
b. Sơ đồ nhân cách tiểm ẩn
Trong cuộc sống, do tiếp xúc ứng xử qua nhiều trong xã hội nên chúng ta thường
có một cách thức hay gán ghép các yếu tố với nhau thành một nhân cách. Trong đó
mỗi con người chung ta vốn đã có sẵn một sơ đồ liên hệ giữa các tính cách của con
người với nhau. Chúng ta hay gán ghép những nét tính cách, phẩm chất giống nhau Nhóm 1 Page 3 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
lại. Khi tiếp xúc với các cá nhân trong xã hội, thì mối liên hệ nét tính cách tốt hay
xấu nó được hoạt hoá và chúng ta dùng để đánh giá người khác. Sự hoạt hoá –
liên kết giữa các nét tính cách đã ảnh hưởng đến việc chúng ta đánh giá người
khác dựa vào kinh nghiệm của chúng ta, nghĩa là chúng ta đặt con người bằng
phạm trù sơ lược, bằng kinh nghiệm.
Sơ đồ nhân cách tiềm ẩn: nhằm mô tả một biểu tượng tinh thần sơ lược có chức
năng hiểu biết hiện thực bằng cách giản lược những phức tạp của đối tượng, thực tế, dự
đoán được các phản ứng hành động của đối tác, định ra cái chuẩn có khả năng nhờ đó
có thể kiểm tra được người khác và hành động của họ. Nó phụ thuộc vào những:
+ Kinh nghiệm (những ý niệm, tri thức của chúng ta có về người khác), chúng
ta sẽ có phản ứng tích cực hay tiêu cực về các nhóm xã hội khác.
+ Động cơ (lý do hành động), đó là hoạt động của chúng ta hướng vào để đạt
được mong muốn, ý đồ của chúng ta.
+ Hoàn cảnh, bối cảnh cụ thể: Quy định cách thức chúng ta nhìn nhận người
khác và quy định chuẩn mực của sự đánh giá.
VD: Trong ngoại giao họ sẽ dùng bằng những kinh nghiệm mà mình từng trả qua từ
những lần đầu xả giao tiếp xúc trong bối cảnh và nhiều nhóm xã hội khác nhau để
phán đoán những nét tính cách, phẩm chất giống với nhau. Họ luôn đạt ra những
tiêu chuẩn, mong muốn, ý đồ rõ rằng trong hành động của bản thân và họ dễ bị chia
phối bởi chính lời nói hay hành động trong nhóm xã hội đó tác động lại.
→ Bởi vì mỗi người chúng ta đều mang sẵn trong đầu một sơ đồ liên hệ giữa các
tính cách của người với nhau, gán ghép những nét tính cách, phẩm chất giống với
nhau lại, dễ bị chia phối( tốt – xấu) . Mối liên hệ này thường khi gặp người lạ thì sẽ
được hoạt hoá. Sơ đồ nhân cách ngầm ẩn ở mỗi người một khác và thường xuyên
được chỉnh sửa theo kinh nghiệm sống của cá nhân. Những người va chạm, tiếp xúc
nhiều trong cuộc sống họ sẽ có kinh nghiệm sống phong phú hơn và sơ đồ nhân cách
tiểm ẩn của họ cũng khá chính xác. Do đó, ấn tượng ban đầu của họ về người khác
thường khá đúng so với những người bình thường. Nhóm 1 Page 4 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
c. Các hiệu ứng chia phối ấn tượng
Hiệu ứng ban đầu: Những tri thức, cảm xúc đầu tiên thường có ý nghĩa đặc
biệt đóng vai trò quan trọng, có tính quyết định ấn tượng c ủa cá nhân khi tri giác
người lạ. Những đánh giá ban đầu dựa trên nguồn thông tin đến trước (ngẫu
nhiên) thường có ý nghĩa áp đặt, củng cố, tăng cường hay giảm nhẹ ý nghĩa tích
cực hay tiêu cực của chúng ta về người khác gọi là hiệu ứng ban đầu.
Hiệu ứng bối cảnh: Là khi một đặc điểm tiêu cực đi kèm với một vài xã h ội
tích cực, thì ấn tượng tiêu cực của cá nhân đối với đối tượng tăng lên. Ngược lại,
ấn tượng tích cực kỳ mạnh khi một vài xã hội tiêu cực đi với một đặc điểm tích cực.
Là những điều kiện khách quan có ảnh hưởng ít nhiều tới sự kiện tri giác con người
về xã hội đó.
Hiệu ứng hào quang: Trong quá trình tri giác đối tượng, xuất phát từ một ấn
tượng cục bộ, hạn hẹp người tri giác đã mở rộng, phát triển nó lên và hình thành một
hình ảnh trọn vẹn về đối tượng tri giác – tốt hoặc x ấu. Hiệu ứng hào quang là k ết
quả của sự khuếch đại những suy đoán chủ quan của cá nhân đối với vấn đề hay
con người gây được sự hấp dẫn với người tri giác. Do ảnh hưởng của hiệu ứng hào
quang mà chúng ta thường có xu hướng gán những đặc điểm tính cách như lòng
tốt, s ự tin cậy, trí thông minh cho những người có sức hấp dẫn. Vì vậy khi chúng ta
thích ai đó chúng ta dễ tha thứ cho những sai sót của họ, mà chỉ nhớ những điều tốt
của họ mà thôi. Điều này có nghĩa là: Nếu ưu điểm của một người được lan tỏa thì
các khuyết điểm của họ sẽ được xem nhẹ và bị che lấp. Nhóm 1 Page 5 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
2.2. Quy gán xã hội
Quy gán xã hội là quá trình suy diễn nhằm hiểu ý nghĩa hành động của người
khác bằng cách tìm những nguyên nhân hợp lý để giải thích cho các sự kiện, hành
động luôn biến đổi trong xã hội ( mang tính chủ quan).
VD: Nguyên nhân của hành vi bạo hành gia đình sẽ có một số người lý giải ngay lập
tức là do tính tình nóng nảy hay đạo đức thấp kém của người chồng. Như vậy chúng
ta đang quy gán hành vi bạo hành cho tính tình hay bản chất của người thực hiện
hành vi đó. Điều này d ễ dàng khiến chúng ta kết lu ận rằng đó là một người không
tốt. Tuy nhiên, suy nghĩ này chưa chắc chắn đã chính xác.
Nó xuất phát từng những hành vi, thái độ của một nhóm xã hội nào đó thông
qua sự phản xét từ bên ngoài, làm cho người nhận thông tin dễ bị chia phối bởi
thông tin đó nhưng không hẳn như thế thực chất là trước đó họ đã quy gán cho
nhóm đó bởi ấn tượng mà họ nhìn nhận được và chi phối từ bên ngoài đó chỉ là cái
sự bổ trợ cho việc họ tăng thêm sự nhận định của mình để quy gán nhóm đó.
Chúng ta có thể thấy qua mô hình sau : Nhóm 1 Page 6 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Như vậy qua mô hình trên, ghi nhận sự kiện là bước đầu tiên hình thành nên lối tư
duy con người, nó được coi là đầu mối (bắt nguồn) cho quy trình lập trình thông tin kế
tiếp trong bộ não, được diễn ra liên tục cho đến khi tìm ra kết quả cho bản thân. Ngoài
ra, họ vẫn bị chia phối bởi chính bản thân hoặc từ các môi trường xung quanh của họ
thông qua ngôn ngữ (lời nói), thái độ, hành vi.
Có 3 nguyên tắc:
- Nguyên tắc tâm lý ngây thơ: Chúng ta luôn tìm cách khám phá nguyên nhân
hành vi để hiểu và dự đoán sự kiện sắp tới, với mong muốn có thể giám sát
được môi trường và mọi vật xung quanh. Heider (nhà tâm lý học Mỹ) gọi xu
thế này là tâm lý ngây thơ vốn có ở mỗi người.
- Nguyên tắc suy diễn tương ứng: Khi quan sát hành vi của người khác, ta luôn
tìm cách suy diễn ý nghĩa của hành vi đó tương ứng với những gì ta thấy. Nếu
chúng ta có nhiều thông tin về mục đích hoạt động của đối tượng thì sự suy Nhóm 1 Page 7 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
diễn tương ứng càng chính xác. Do vậy suy diễn nó sẽ chịu ảnh hưởng bởi 3 yếu tố sau:
+ Chuỗi hành vi không thống nhất
+ Hành vi xã hội được mong đợi hay hành vi không được mong đợi
+ Những hành vi được tự do lựa chọn dễ suy diễn hơn hành vi bắt buộc.
→ Không phải lúc nào suy diễn cũng chính xác, nó chỉ phản ánh được những
lượng thông tin chúng ta có về đối tượng đó. Khi cá nhân không có thông tin
chi tiết, cụ thể nên hãy dựa vào một điều bất kỳ mà người đó biết để quy gán.
- Nguyên tắc suy diễn nhân quả: thường biểu hiện bởi 3 yếu tố: Chủ quan,
khách quan, đối tượng.
Theo một quy luật chung: khi cá nhân thành công thì thường quy gán
nghiêng về bản thân theo xu hướng quy gán vào nâng cao năng lực, phẩm chất
của mình. Ngược lại, khi thất bại cá nhân thường đổ lỗi cho khách quan. Còn đối
với người khác khi thành công chúng ta hay quy gán cho là khách quan, khi họ
thất bại lại quy gán do chủ quan của họ.
Trong quá trình quy gán chúng ta hay cho thái độ và hành vi của mình là chuẩn,
hành vi của người khác là không chuẩn. Từ đó, chúng ta nhìn nó để chiếu theo người
khác, ép người khác theo chuẩn của mình. Một trong những nhược điểm của con người
khi quy gán nguyên nhân hành vi là ảo tưởng rằng mình có khả năng kiểm soát được
mọi yếu tố quyết định thành công hay thất bại. Ví dụ: như trò chơi xổ số, người ta có
cảm tưởng rằng có nhiều cơ hội thắng cuộc nếu tự do lựa chọn vé số.
2.3. Định kiến xã hội
Định kiến xã hội là thái độ sẵn có về đối tượng, về một sự kiện xã hội nào đó,
khó có thể thay đổi được thường mang hàm ý xấu về đối tượng hay s ự vật, hi ện
tượng. Nó hình thành trong quá trình xã hội hóa do giáo dục của từng gia đình và
mỗi dân tộc, thường ngăn cản chúng ta hiểu biết chính xác về đối tượng đó. Đặc
điểm chung của định kiến xã hội là cảm giác tiêu cực, những niềm tin mang tính
khuôn mẫu và xu hướng phân biệt đối xử thành viên của nhóm đó.
VD: Phân biệt màu da ở Mỹ ( trắng – đen), người có làn da màu đen thường chịu
nhiều định kiến hơn là người có làn da màu trắng. Trong công việc hay ngoài xã hội
họ cũng không có được sự tôn trọng, họ luôn bị phân biết đối xử bất công cho dù
năng lực, sự tài giỏi điều có trong tay, cái họ nhận lại vẫn là tờ giấy trắng. Nó giống
như mặt nặ giả tạo: Bên ngoài thì lương thiện – Bên trong thì đầy sự khinh bỉ. Nhóm 1 Page 8 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Định kiến xã hội được th ể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống như kinh tế,
giáo dục, chính trị, văn hóa, …..nó có mối liên hệ chặt chẽ với khuôn mẫu ( hay còn
gọi là định khuôn). Định kiến xã hội được nảy sinh từ khuôn mẫu. Vì thế nó có nhiều
đặc điểm giống với khuôn mẫu. Trong hoàn cảnh thiếu hút thông tin, kinh nghiệm sống
bị hạn chế thì định kiến sẽ giúp chúng ta rút ngắn thời gian nhận thức lại và đưa ra một
hình ảnh giản ước về đối tượng, gắn chặt với thái độ có tiếp thu được và cũng có thể
lược bỏ được, nó r ất d ễ gây ảnh hưởng tới những hành vi vào một thời gian nhất định
và có khả năng suy giảm làm đơn gian hóa quá trình nhận thức, ngăn cản việc hiểu
biết về người khác một cách chính xác, dẫn đến thái độ khó chịu với đối tượng tri giác
(các định kiến còn mang chức năng biện minh xã h ội cho những hành vi của cá nhân).
Để chứng minh cho quan điểm đưa ra ở trên chúng ta cũng đến với cuộc nghiên cứu
của Sherif tổ chức hoạt động vui chơi cho hai nhóm con trai không quen biết nhau:
Trong nghiên cứu của họ bao gồm việc gửi những cậu bé 11 tuổi đến một trại hè ở
vùng hẻo lánh. Khi những cậu bé đến trại hè, các em được chia làm 2 nhóm riêng biệt
và được phân làm 2 khu cách biệt nhau khá xa. Trong một tuần các cậu bé sống và chơi
với nhóm của mình, tham gia những hoạt động như đi bộ đường trường, bơi lội và
nhiều loại thể thao thú vị khác. Trong giai đoạn đầu, các em phát triển sự quan tâm đối
với nhóm của mình, các em chọn tên cho đội (Đại bàng, Trống lắc) và trang trí cờ hiệu
của nhóm mình. Trong giai đoạn hai của cuộc nghiên cứu, các cậu bé được thông báo
rằng các em sắp tham gia vào một cuộc thi đấu. Đội chiến thắng sẽ được nhận chiến lợi
phẩm và giải thưởng. Liệu sự ganh đua có làm phát sinh định kiến không? Câu trả lời
đang đến gần. Khi những cậu bé thi đấu thì tình trạng căng thẳng giữa hai đội tăng lên.
Đầu tiên mọi việc chỉ giới hạn trong việc lăng mạ, chọc phá nhưng sau Nhóm 1 Page 9 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
đó nó nhanh chóng leo thang thành những hành động trực tiếp như đội Trống lắc đốt cờ
đội Đại bàng. Ngày hôm sau, đội Đại bàng trả thù bằng việc tấn công vào cabin của đối
thủ, lật ngược giường chiếu, xé mùng màn và lấy đi vật dụng cá nhân. Cùng lúc đó, hai
nhóm ngày càng có nhiều cái nhìn xấu hơn về nhau. Các em dán nhãn, đối thủ là những
kẻ yếu đuối, vô tích sự và nhát gan trong khi không ngừng ca tụng nhóm của mình →
Qua hai giai đoạn trong nghiên cứu trên ta có thể thấy mối nhóm đã hình thành những
định khuôn làm chuẩn cho hành vi của nhóm đó, nó mang chức năng biện minh, dự báo
các xung đột hành vi của chúng. Và cuối cùng của cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã
phải can thiệp bằng cách tạo ra một hoàn cảnh mới. Bằng cách làm việc cùng nhau để
khôi phục nguồn nước, chung tiền mướn phim và cùng sửa chữa chiếc xe tải bị hỏng,
không khí căng thẳng đã phai mờ, rào cản giữa 2 nhóm đã thực sự biến mất và tình bạn
xuyên nhóm giữa các em đã được thiết lập.
a. Cơ chế hình thành định kiến xã hội
- Khuôn mẫu: Như đã nếu ở trên định kiến xã hội và khuôn mẫu (định khuôn) có
những liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong thuật ngữ do Lippman (1922) tạo ra, chỉ
các phạm trù mô tả được đơn giản hoá mà chúng ta tìm cách đặt người khác hay
các nhóm cá nhân nào đó. Các khuôn mẫu là “những hình ảnh trong đầu” xen vào
giữa hiện thực và tri giác chúng ta bằng cách gây ra một sơ đồ hoá, thì ngày nay
khái niệm ấy dùng để chỉ một cách rộng rãi toàn bộ những phạm trù mà chúng ta
đặt người khác vào đó. Theo quan niệm này, thì các khuôn mẫu là một cơ chế
quan trọng để duy trì và định kiến. Trong khi các định kiến là những thái độ mang
theo một cái khung biểu hiện rất rộng, thì nói chung các khuôn mẫu thể hiện ở
những hành vi ngôn từ. Nếu khuôn mẫu có đặc trưng là giống hệt nhau, thì định
kiến có một tính chất đánh giá rộng hơn, bao gồm một tập hợp những khuôn mẫu
khác nhau về chủng tộc, giới tính, tôn giáo, hay về một giai cấp xã hội nhất định.
Xét đến cùng định kiến thể hiện tính chất cấu trúc của những hiện tượng xã hội,
trong khi các khuôn mẫu lại chỉ định tính chất chức năng của chúng. (Trích trong
những khái niệm cơ bản của TLHXH-T.147-148).
- Bắt chước: Cũng là một cơ chế hình thành và duy trì định kiến xã hội. Thí dụ đứa
trẻ mới sinh ra và lớn lên, người mà chúng giao tiếp đầu tiên là bố mẹ và những
người lớn tuổi trong gia đình khuôn mẫu sống củabố mẹlà nguồn hiểu biết quan
trọng của trẻ, trẻ có xu hướng lặp lại những gì bố mẹ trao cho. Trẻ con học cách
ứng xử qua hoạt động thực tiễn, qua bắt chước, qua quan sát và giao tiếp với
người khác. Chúng tiếp thu thái độ và định kiến của bố mẹ. Như vậy là trẻ đã dần
dần bắt chước các định kiến của bố mẹ, trở thành định kiến riêng của mình. Qua
bắt chước các định kiến được duy trì từ bố mẹ sang con cái. Nhóm 1 Page 10 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
b. Nguyên nhân hình thành định kiến xã hội
- Cạnh tranh là nguồn gốc của sự ra đời của các định kiến: Do cạnh tranh
giữa các cá nhân với nhau, giữa các nhóm xã hội khác nhau về tiện nghi, giá
trị, cơ hội. Vì vậy mà các thành viên của các nhóm luôn luôn nhìn nhận tiêu
cực về nhau, sự cạnh tranh dẫn đến các nhóm xã hội “gán nhận” cho nhau.
- Phát sinh từ bất bình đẳng xã hội: Bất bình đẳng xã hội là một hiện tượng
xã hội mang tính khách quan, là sự không bằng nhau về lợi ích và cơ hội
thoả mãn các nhu cầu của các cá nhân trong một nhóm và nhiều nhóm
trong xã hội và các cá nhân không bao giờ có sự ngang nhau về địa vị xã hội
vì họ không bình đẳng về cơ hội, lợi ích và các giá trị. Chúng ta có thể thấy
rõ nhất ở những người có thế lực và tiền bạc, những người sở hữu nhiều giá
trị, họ thường là những người có tính để cao giá trị bản thân nhiều hơn và
luôn không có sự ngang hàng với những người bình thường.
- Hình thành qua quá trình xã hội hoá: Sự phát triển của các định kiến đi đôi với sự
phát triển của các thái độ. Sự phát sinh của chúng gắn với những hiện tượng xã
hội hoá. Đó là lẽ tại sao chúng là kết quả của sự luyện tập xã hội : trong sự phát
triển của chúng, trước hết chúng bị quy định bởi môi trường gia đình và đặc biệt
hơn bởi khuôn mẫu do bố mẹ tạo ra lúc đầu như nguồn hiểu biết quan trọng của
đứa con. Chính là qua bố mẹ mà đứa trẻ hiểu được thế giới bên ngoài và có xu
hướng lặp lại những gì bố mẹ chúng trao cho. Như vậy trẻ học được cách ứng xử
xã hội bằng cách quan sát người khác và bắt chước họ : bằng quá trình ấy chúng
tiếp thu các thái độ và nhất là những định kiến của bố mẹ chúng.
Con người hầu như ai cũng có định kiến không về cái này cũng về cái khác.
Tuy nhiên, họ lại không ý thực được rằng mình mang định kiến, thậm chí là
không chịu ý thức về điều đó. Điều này đã tạo ra khó khăn rất lớn muốn thay đổi
định kiến của bản thân đối với người khác. Đồng thời làm cản trở nhận thức của
bản thân về người khác một cách không chính xác.
c. Một số giải pháp thay đổi định kiến:
- Trước tiên mình cần thay đổi nguyên nhân dẫn đến định kiến từ bản thân theo
hướng thoáng hơn, trị liệu cá nhân (hoặc trị liệu nhóm) để cá nhân nhận thức
đúng hơn về bản thân, giá trị của mình và người khác, bản chất xã hội củ bản thân
mình nhằm ngăn chặn định kiến trong nhận thức cá nhân đối với xã hội đó.
- Thay đổi hành vi, lối ứng xử cần chú ý dùng pháp luật và thiết chế xã hội và
tuân theo một số quy tắc nhất định. Nhóm 1 Page 11 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
- Tiếp xúc giữa các nhóm có sự chấp nhận nhau ở một khía cạch nào đấy, biết
tương trợ lẫn nhau và mang tính chình thực, có sự ràng buộc nhất định
trong một bối cảnh giữa các nhóm cần thực hiện. Nhóm 1 Page 12 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI 1.
Ảnh hưởng xã hội
Theo tác giả Vũ Mộng Đóa:
Ảnh hưởng xã hội là một trong những cơ chế căn bản được tâm lý học xã hội
quan tâm nghiên cứu. Ảnh hưởng xã hội chỉ một cách rất rộng tới cái hành vi
của một người trở thành một chỉ dẫn định hướng cho hành vi của người khác.
Do đó, có thể nói rằng ảnh hưởng xã hội bao trùm tất cả những gì tạo ra một
thay đổi về hành vi dựa vào những sức ép chi phối trong một bối cảnh nhất định.
Ảnh hưởng xã hội thể hiện qua hai xu hướng: tích cực và tiêu cực. Ảnh hưởng
tích cực còn được gọi là “Hiệu ứng thuận lợi xã hội”. Đó là khi cá nhân làm công
việc với người mình yêu thích, hay công việc hấp dẫn nên hiệu quả ảnh hưởng cao;
Ảnh hưởng tiêu cực, hay “Hiệu ứng lười biếng xã hội” sẽ xuất hiện khi cá nhân
cho rằng công việc chung không đáng quan tâm, ý thức trách nhiệm của cá nhân với
các hành vi có tổ chức giảm, do tính khuyến danh, tính mất mình, người nọ ỷ vào
người kia, không có ai chịu trách nhiệm nên hiệu quả hoạt động giảm, kém đi.
Ảnh hưởng xã hội chỉ một cách rất rộng tới cái hành vi của một người trở thành
một chỉ dẫn định hướng cho hành vi của một người khác. Do đó, có thể nói rằng ảnh
hưởng xã hội bao trùm tất cả những gì tạo ra một thay đổi về hành vi dựa vào
những sức ép chi phối trong một bối cảnh nhất định. Các loại ảnh hưởng xã hội:
Ảnh hưởng trực tiếp: khi cá nhân mặt đối mặt. Những đặc điểm về tâm lý ứng
xử, phong cách ăn mặc, nói chuyện của người này có thể ảnh hưởng đến người kia và ngược lại.
Ảnh hưởng gián tiếp xác định được: thông qua các chuẩn mực, phong tục, thái
độ của nhóm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý chúng ta (ở đây cần lưu ý rằng: cá nhân
không trực tiếp chịu tác động của các yếu tố ảnh hưởng xã hội từ các nhóm xã
hội từ các nhóm lớn mà phải thông qua nhóm nhỏ). Ảnh hưởng gián tiếp
không xác định được: bị lây lan, ám thị một cách vô thức. Loại ảnh hưởng này
chủ yếu tồn tại trong đám đông. Đám đông là một tập hợp người vì lý do nào
đó mà hội tụ lại tại một địa điểm nhất định, vào một thời điểm nhất định.
Ảnh hưởng xã hội có 2 xu hướng: Hiệu ứng thuận lợi xã hội và hiệu ứng lười biếng xã hội. Nhóm 1 Page 13 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Ba yếu tố ảnh hưởng: thứ nhất, đó là cường độ quan trọng (hay cường độ
tương tác) của nhóm đối với cá nhân. Thứ hai, đó là mức độ gần gũi về không
gian, thời gian. Thứ ba, đó là số lượng các thành viên trong nhóm (nhóm ít người
gây ảnh hưởng xã hội lớn hơn nhóm nhiều người) (theo nghiên cứu nhóm ít
người thường là nhỏ hơn 5 người).
Ảnh hưởng xã hội thực chất là tác động của những người xung quanh lên
hành vi và cách ứng xử của cá nhân khi họ ở trong một nhóm xã hội nào đó. Khi
có những người xung quanh, hành vi của cá nhân khác rất nhiều khi họ chỉ có một mình. Bao gồm:
Ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hành vi cá nhân được hiểu là sống
trong môi trường xã hội, con người chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường
văn hóa. Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo ra. Môi trường văn hóa có thể được hiểu là toàn
bộ yêu cầu về các mối quan hệ, các chuẩn mực xã hội tác động đến con người.
Ảnh hưởng của nhóm đối với hành vi của cá nhân là ảnh hưởng của nhóm
đối với hành vi của cá nhân đã được phân tích nhiều ở các phần khác nhau
của tài liệu này. Mỗi nhóm đều theo đuổi những giá trị nhất định, có những
chuẩn mực nhất định. Các cá nhân tham gia vào nhóm đều phải tuân theo các
chuẩn mực và bảo vệ các giá trị chung đó. 1.1. Khái niệm
Ảnh hưởng xã hội thực chất là tác động của những người xung quanh lên
hành vi và cách ứng xử của cá nhân khi họ ở trong một nhóm xã hội nào đó. Khi
có những người xung quanh, hành vi của cá nhân khác rất nhiều khi họ chỉ có
một mình. Họ phải tính đến đặc điểm của những người xung quanh và có hành vi
phù hợp với mong đợi của những người xung quanh.
1.2. Các đặc điểm của của ảnh hưởng xã hội
● Thứ nhất, ảnh hưởng xã hội là một hiện tượng xã hội xuất hiện khi có sự
tương tác giữa các cá nhân
● Thứ hai, các cá nhân trong ý thức được hết mức độ của các ảnh hưởng xã hội.
● Thứ ba, ảnh hưởng xã hội phụ thuộc vào lối sống, văn hóa và những đặc điểm nhân cách cá nhân.
● Thứ tư, ảnh hưởng xã hội thể hiện qua hai xu hướng: Tích cực và tiêu cực.
Ảnh hưởng tích cực: Còn được gọi là “Hiệu ứng thuận lợi xã hội”. Đó là khi cá nhân
làm công việc với người mình yêu thích, hay công việc hấp dẫn nên hiệu quả ảnh Nhóm 1 Page 14 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
hưởng cao. Như vậy, sự có mặt của người này làm tăng tính tích cực của người khác.
Điều này cũng được áp dụng trong một số ngành sản xuất.
Ví dụ: Năm 1965, Robert Zajonc đã phát triển lý thuyết về hiệu ứng "Thuận lợi xã
hội" nhằm giải thích tại sao sự có mặt của người khác lại đem lại những hiệu quả
khác nhau. Hành vi của một người còn phụ thuộc cả vào những người lạ mà vô tình
chứng kiến khoảnh khắc nào đó. Ví dụ người đàn ông sẽ nhường chỗ cho người già
trên xe buýt khi có một cô gái trẻ đến, để gây ấn tượng tốt đẹp với cô ta.
Ảnh hưởng tiêu cực, hay “Hiệu ứng lười biếng xã hội” sẽ xuất hiện khi cá nhân
cho rằng công việc chung không đáng quan tâm, ý thức trách nhiệm của cá nhân với
các hành vi có tổ chức giảm, do tính khuyến danh, tính mất mình, người nọ ỷ vào
người kia, không có ai chịu trách nhiệm nên hiệu quả hoạt động giảm đi.
Ví dụ: Thí nghiệm Kéo co của Ringelmann. Một kỹ sư nông nghiệp người Pháp có
tên Max Ringelmann đã thực hiện một trong những thí nghiệm đầu tiên về hiện
tượng này vào năm 1913. Trong nghiên cứu này, ông yêu cầu các tham dự viên chơi
kéo co theo cá nhân và theo nhóm. Ông phát hiện ra rằng khi ở trong một nhóm,
con người ta ít bỏ công bỏ sức kéo dây hơn khi họ kéo một mình. Thí nghiệm này
được thực hiện lặp lại 2 lần vào năm 1974 và 2005, đều cho ra kết quả tương tự.
1.3. Các hình thức ảnh hưởng xã hội
Theo tác giả Hoàng Mộc Lan:
Ảnh hưởng xã hội có rất nhiều hình thức thể hiện khác nhau. Có thể phân loại
các hình thức đó theo nhiều tiêu chí:
● Một là, phân loại theo tính chủ định của chủ thể ảnh hưởng: Căn cứ vào
người gây ảnh hưởng chủ động hay không chủ động áp đặt hành vi hay quan
điểm của mình cho người khác, ảnh hưởng xã hội được phân thành 2 loại:
- Ảnh hưởng xã hội có định hướng.
- Ảnh hưởng xã hội không có định hướng.
● Hai là, phân loại theo phạm vi diễn ra ảnh hưởng: Có các loại ảnh hưởng liên
cá nhân khi các cá nhân có liên hệ, sống gần nhau; ảnh hưởng trong nhóm là
ảnh hưởng là ảnh hưởng giữa các thành viên trong nhóm và thành viên khác;
ảnh hưởng trong môi trường sống hàng ngày. Chẳng hạn, ảnh hưởng của mật
độ dân số đến hiệu quả hoạt động của con người.
● Ba là, phân loại theo tính chất gián tiếp hoặc trực tiếp của ảnh hưởng có thể
phân ra 2 loại ảnh hưởng sau: Nhóm 1 Page 15 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Ảnh hưởng trực tiếp: Khi cá nhân mặt đối mặt. Những đặc điểm về tâm lý ứng
xử, phong cách ăn mặc, nói chuyện của người này có thể ảnh hưởng đến
người kia và ngược lại. Những người bị ảnh hưởng bởi người khác (đối tượng
tiếp xúc trực tiếp) thường là những người có địa vị, học vấn, uy tín, tư cách,
trí lực, độ tuổi kém hơn. Cơ chế cho loại ảnh hưởng này chủ yếu là bắt chước,
ám thị, đồng nhất hoá, so sánh xã hội.
Ví dụ: Giới trẻ bắt “trend” ăn mặc giống những thần tượng âm nhạc châu Á
lẫn châu Âu. Từ phong cách ăn mặc giống hệt đến màu tóc, cách trang điểm
cũng gần như là giống hệt 100%. Có thể thấy được rằng các thần tượng càng nổi
tiếng thì giới trẻ sẽ càng bắt chước nhiều hơn. Hoặc là những món đồ mà các
thần tượng có thì giới trẻ cũng sẽ săn lùng để tìm kiếm mua giống hệt như vậy.
Ví dụ: Trẻ con thường hay bắt chước những hành động, phong thái của
người lớn chẳng hạn như là ông bà, cha mẹ, anh chị.
Ảnh hưởng gián tiếp: Ảnh hưởng được xác định và ảnh hưởng không xác định.
_ Ảnh hưởng xác định:Các chuẩn mực, phong tục, thái độ xã hội ảnh hưởng
đến cá nhân thông qua nhóm. Người lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong
việc ảnh hưởng đến các thành viên của nhóm.
_ Ảnh hưởng không xác định: Bị lây lan, ám thị một cách vô thức. Loại ảnh
hưởng này chủ yếu tồn tại trong đám đông. Đám đông là một tập hợp người
vì lý do nào đó mà hội tụ lại tại một địa điểm nhất định, vào một thời điểm
nhất định. Trong ảnh hưởng gián tiếp không xác định được, các cá nhân
cũng có thể bị ảnh hưởng một cách không chủ định (bị ảnh hưởng vô thức)
bởi cơ chế ám thị. Cơ chế này thường gắn với các hình thức thông tin đại
chúng như quảng cáo, đài, báo, tivi,…
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến ảnh hưởng xã hội
● Thứ nhất, đó là cường độ quan trọng (hay cường độ tương tác) của nhóm đối
với cá nhân. Cường độ tương tác càng mạnh thì ảnh hưởng xã hội càng nhanh,
càng rõ rệt. Ngược lại, nếu độ hấp dẫn của nhóm kém đi đối với cá nhân, tần số
và cường độ tương tác thấp đi, ảnh hưởng xã hội đến cá nhân cũng giảm theo.
● Thứ hai, đó là mức độ gần gũi về không gian, thời gian. Nếu khoảng cách
càng nhỏ, thời gian càng dài, thì mức độ ảnh hưởng đến cá nhân sẽ lớn hơn.
Cơ chế lây lan sở dĩ có thể phát huy mạnh trong đám đông bởi khoảng cách
rất ngắn giữa các cá nhân. Nhóm 1 Page 16 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
● Thứ ba, đó là số lượng các thành viên trong nhóm, thông thường nhóm ít
người gây ảnh hưởng xã hội lớn hơn nhóm nhiều người và theo nghiên cứu
nhóm ít người thường là nhỏ hơn 5 người.
1.5. Ảnh hưởng của môi trường văn hóa đến hành vi cá nhân trong xã hội 1
Sống trong môi trường xã hội, con người chịu ảnh hưởng rất lớn của môi
trường văn hóa. Hiểu theo nghĩa rộng, văn hóa là tất cả các giá trị vật chất và
tinh thần do con người sáng tạo ra. Môi trường văn hóa có thể được hiểu là toàn
bộ yêu cầu về các mối quan hệ, các chuẩn mực xã hội tác động đến con người.
Trong môi trường văn hóa, quan trọng nhất là các chuẩn mực trong quan hệ,
trong ứng xử điều tiết hành vi của con người. Chính các chuẩn mực đó là khuôn
mẫu hành vi mà con người phải tuân theo. Sống trong môi trường văn hóa nào,
con người chịu ảnh hưởng của môi trường đó.
Như vậy những đặc trưng văn hóa của nơi đó đã được phản ánh vào hành vi,
cách ứng xử và ngôn ngữ của một con người. Hay nói khác đi môi trường văn
hóa đã để dấu ấn của mình lên hành vi của con người.
Video: 2 (Từ đoạn 11:10 có một vở kịch diễn về văn hóa uống rượu bia của
người Việt Nam khác nhiều so với văn hóa phương Tây. Chương trình “Nhập gia
tùy tục” thể hiện được những quan niệm, suy nghĩ của người nước ngoài khi sinh
sống ở đất nước Việt Nam. Qua clip ngắn trên thể hiện được rằng khi người
nước ngoài đến và sinh sống ở Việt Nam thì dần chịu ảnh hưởng của môi trường
văn hóa Việt Nam để có thể ứng xử cho đúng với nếp sống người Việt). 2. Bắt chước
Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng,
cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó.
Có thể thấy biểu hiện của bắt chước ở mọi giai đoạn phát triển khác nhau của
cá nhân, đặc biệt ở trẻ em bắt chước giữ một vai trò quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách.
_ Gồm có 4 loại bắt chước:
● Bắt chước logic (trí tuệ – ý thức) và phi logic (cảm tính, phi lý)
1 Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn (2011). Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2 https://www.youtube.com/watch?v=EpYb5JZnGY0 Nhóm 1 Page 17 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
● Bắt chước hình thức và bắt chước bản chất.
● Bắt chước nhất thời (mốt, tâm trạng xã hội) và bắt chước lâu dài (tập quán,
phong tục, tín ngưỡng)
● Bắt chước lẫn nhau trong phạm vi một giai cấp, một thế hệ và sự mô phỏng,
lặp lại giữa các giai cấp, giữa các thế hệ.
Dollard J. và Miller N.E cho rằng, có 4 nhóm người chính khiến cho người ta thích bắt chước:
● Những người lớn tuổi
● Những người có địa vị xã hội hơn hẳn
● Những người có trình độ trí tuệ hơn hẳn
● Những người thành thạo hơn hẳn trong một lĩnh vực thực tiễn nào đó.
3 Có thể hiểu bắt chước như là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại những hành vi,
cách suy nghĩ, các tâm trạng của các cá nhân khác trong đời sống xã hội. Quy
luật này có vai trò chính trong việc tạo ra sự đồng nhất giữa các cá nhân trong
các nhóm xã hội, nhờ đó nó có thể tạo ra các đặc trưng của các nhóm xã hội khác
nhau. Sự bắt chước trong cách ăn mặc, cách nói năng của nhóm lứa tuổi như
thiếu niên chẳng hạn, tạo ra sự khác biệt với các nhóm lứa tuổi khác.
Bắt chước có tính chất vô thức. Do là sự sao chép máy móc các hành vi bề ngoài
của những người khác. Bắt chước người khác chính là “sao, chụp” lại người khác.
G.Tarde cũng chỉ ra một số kiểu bắt chước khác nhau: bắt chước lôgic (trí tuệ ý thức)-
bắt chước phi lôgic (cảm tính, phi lý); bắt chước nhất thời và bắt chước lâu dài; bắt
chước hình thức và bắt chước bản chất; bắt chước giữa các thế hệ, giữa các giai cấp. 2.1. Khái niệm
4 Bắt chước là sự mô phỏng, tái tạo, lặp lại các hành động, hành vi, tâm trạng,
cách thức suy nghĩ, ứng xử của một người hay một nhóm người nào đó.
Có thể thấy biểu hiện của bắt chước ở mọi giai đoạn phát triển khác nhau của
cá nhân, đặc biệt ở trẻ em bắt chước giữ một vai trò quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách.
Người đầu tiên nghiên cứu về bắt chước một cách có hệ thống là Gabriel Tarde
được đưa ra trong tác phẩm: “Những quy luật của bắt chước” (1890). Những nét
chính trong luận điểm của ông là:
3 Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn (2011). Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 4
Hoàng Mộc Lan (2016). Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhóm 1 Page 18 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
● Bắt chước là nguyên tắc nền tảng để xã hội tồn tại và phát triển. Chính nhờ
hoạt động bắt chước mà hình thành chuẩn mực và giá trị của nhóm.
● Bắt chước là trường hợp cá biệt của “quy luật lặp lại thế giới” tổng quát
nhất. Nếu trong thế giới động vật quy luật này được thực hiện thông qua di
truyền thì trong xã hội loài người quy luật này thực hiện qua hoạt động,
hoạt động bắt chước.
● Bắt chước là nguồn gốc của tiến bộ bởi vì nhờ có cơ chế bắt chước mà các
phát minh sáng chế của xã hội loài người duy trì phát triển và khai thác lại.
● Bắt chước có tính chất vô ý thức, nó là sự sao chép một cách máy móc các
phản ứng bề ngoài của những người khác.
2.2. Các loại bắt chước
Cũng trong tác phẩm “Những quy luật của bắt chước” (1890), Gabriel Tarde
đã phân ra 4 loại bắt chước:
● Bắt chước logic (trí tuệ – ý thức) và phi logic (cảm tính, phi lý).
● Bắt chước hình thức và bắt chước bản chất.
● Bắt chước nhất thời (mốt, tâm trạng xã hội) và bắt chước lâu dài (tập quán,
phong tục, tín ngưỡng).
● Bắt chước lẫn nhau trong phạm vi một giai cấp, một thế hệ và sự mô phỏng,
lặp lại giữa các giai cấp, giữa các thế hệ.
2.3. Ứng dụng của bắt chước trong giáo dục và dạy học
Trong dạy học và giáp dục, các thầy cô giáp và bậc phụ huynh cần khai thác quy
luật bắt chước trong việc hình thành nếp sống, lối sống, thái độ, hành vi đúng đắn hay
phổ biến những kinh nghiệm tích c ực trong giáo học sinh, sinh viên bằng cách xây
dựng các hình mẫu, các tấm gương điển hình, những nhóm hạt nhân. Gắn nội dung
cần phổ biến với các nhân vật có uy tín, những người cùng thời... có ảnh hưởng đối
với sinh viên. Các hình mẫu của sự bắt chước phải có tính hấp dẫn đốivới sinh viên.
Ngược lại, có thể dự đoán trước các xu hướng bắt chước để ngăn chặn sự phổ biến
những hành vi tiêu cực, bằng cách lôi cuốn sinh viên vào các hành vi tích cực hoặc
làm gián đoạn các kênh tiếp xúc với hình mẫu.
Ở thời thơ ấu, hiện tượng này được đặc trưng bởi thực tế là đứa trẻ cảm nhận
được giọng nói và chuyển động của người lớn, cố gắng xác định lần tiếp xúc đầu tiên
với nó. Ở lứa tuổi của một trẻ mẫu giáo, bắt chước tâm lý đã là một cái nhìn sâu sắc về
cấu trúc ngữ nghĩa của hoạt động của một cá nhân . Nó phát triển, trải qua các giai
đoạn nhất định và hoạt động hàng đầu liên quan đến tuổi tác, trò chơi cốt truyện, cũng
thay đổi. Đầu tiên trẻ bắt đầu bắt chước các tính năng mở của các hoạt động của người
lớn, dần dần bắt đầu sao chép các mô hình hành vi phản ánh ý nghĩa của tình huống. Ở tuổi
thanh thiếu niên, bắt chước được định hướng nhiều hơn về nhận dạng bên ngoài Nhóm 1 Page 19 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
với một người quan trọng hoặc với một khuôn mẫu về đặc điểm hành vi cá nhân. Ở
người lớn, nó là một yếu tố của đào tạo trong các hoạt động của một số loại (chuyên
nghiệp, thể thao, cá nhân và những người khác).
5 Nền giáo dục Việt Nam đang đối mặt với những khó khăn và thách thức lớn như
là thi cử và bệnh thành tích, chất lượng của các chương trình giảng dạy cũng chưa cải
thiện được các hạn chế ban đầu, nặng lý thuyết và ít tính ứng dụng thực tế. Khiến nền
giáo dục nước ta bị trì trệ và chậm phát triển. Chúng ta phải nhìn nhận lại những vấn đề
đang gây cản trở và có biện pháp tốt hơn. Nền giáo dục nước ta cần phải học hỏi từ các
nước bạn, chẳng hạn học tập Nhật Bản lấy giáo dục đạo đức và nhân cách làm nền tảng
cơ bản. Hoặc áp dụng phương pháp giáo dục của Phần Lan “học ít thực hành nhiều”
để học sinh có thể ứng dụng vào cuộc sống. Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của
giáo dục Phần Lan là lấy học sinh làm nền tảng để điều chỉnh chương trình đào tạo cho
phù hợp, mọi học sinh đều có quyền lựa chọn chương trình học phù hợp với năng lực
bản thân. Hoặc vận dụng giá trị cốt lõi của chương trình giáo dục tại Mỹ lấy tự do làm
nền tảng để phát triển và công bằng trong giáo dục. Học hỏi việc thúc đẩy sự sáng tạo,
khác biệt trong giáo dục như Úc nhằm khuyến khích học sinh theo đuổi đam mê và sở
thích của mình, hạn chế việc chạy theo thành tích ảo ở học sinh. Việt Nam cần đầu tư
vào công nghệ và chất lượng giáo viên. Điều nước ta đáng học
hỏi ở nền giáo dục của Singapore là hệ thống giáo dục phân chia thứ bậc khá rõ ràng,
năng lực của giáo viên luôn được đánh giá thường xuyên.
Nền giáo dục Việt Nam còn những hạn chế cần phải sửa chữa và c ần học hỏi rất
nhiều từ các nước trên thế giới để từ đó đề ra những cải cách hoàn thiện hơn. Giáo dục
chính là cơ sở để đánh giá được trình độ dân trí cũng như sự phát triển của một quốc gia. 3. Lây lan 3.1. Khái niệm
Theo tác giả Hoàng Mộc Lan:
Lây lan tâm lý là quá trình chuyển trạng thái cảm xúc từ cá nhân này sang cá
nhân khác ở cấp độ tiếp xúc tâm sinh lý. Lây lan là một cơ chế ảnh hưởng xã hội
đặc biệt đến quan hệ liên nhân cách, nhất là trong đám đông quần chúng
Theo tác giả Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn:
5 https://uka.edu.vn/blog/ban-ve-giao-duc-viet-nam-va-the-gioi-550.html Nhóm 1 Page 20 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Lây lan được hiểu là sự lan truyền cảm xúc từ cá nhân này sang cá nhân khác
trong nhóm xã hội một cách mạnh mẽ ở cấp độ tâm sinh lý ngoài những tác động
ở cấp độ ý thức nhóm.
Theo tác giả Vũ Mộng Đóa:
Lây lan là quá trình chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá thể khác ở
cấp độ tâm sinh lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài những tác động
qua lại ở cấp độ ý thức - tư tưởng. Nói cách khác, lây lan là thuộc tính vô ý thức, ngẫu
nhiên của cá thể biểu hiện qua việc chuyển toả trạng thái cảm xúc nhất định.
Thông qua các khái niệm trên đây, chúng ta đều thấy các tác giả đề cập đến
khái niệm lây lan qua những ý chính như:
Lây lan là sự di chuyển/lan truyền/chuyển toả trạng thái cảm xúc từ người
(cá nhân, cá thể) này sang người (cá nhân, cá thể) khác;
Lây lan diễn ra ở cấp độ tâm sinh lý;
Lây lan thường xảy ra trong một nhóm xã hội.
Như vậy, ta có thể rút ra được cách hiểu khái quát và ngắn gọn nhất về lây
lan qua những ý chính sau: Lây lan là quá trình lan truyền một trạng thái cảm xúc
từ cá nhân này sang cá nhân khác trong một nhóm xã hội ở cấp độ tâm sinh lý.
3.2. Khái quát một số nghiên cứu về lây lan
Người đầu tiên đưa ra khái niệm lây lan là Gustave Le Bon. Trong tác phẩm
Tâm lý học đám đông (1995), ông cho rằng: Ở bên trong các hệ thống xã hội có
tồn tại sự lưu thông tình cảm giữa các cá nhân. Vì vậy, những xúc cảm và ý kiến
giao tiếp với nhau được nhân lên và củng cố. Điều đó cho phép giải thích các hiện
tượng xã hội xảy ra không chỉ bằng cưỡng bức, mà cả bằng khả năng thu hút của
một số giá trị hay ý kiến làm cho các cá nhân làm theo. Như vậy, lây lan tâm lý
quy định xu hướng bắt chước một mô hình ứng xử có tác dụng chi phối được lây
truyền từ người này sang người khác.
Theo Nikolay Mikhaylovsky, lực lây lan được truyền đi theo nguyên tắc cộng hưởng,
tỷ lệ thuận với số lượng của đám đông và cường độ cảm xúc được truyền đạt.
6 William McDougall lý giải quá trình lây lan bằng thuyết “quy nạp thiện
cảm”. Theo ông, những biểu hiện của cảm xúc qua điệu bộ, cử chỉ và nét mặt của
một số cá nhân sẽ tạo ra sự phản ứng tương tự ở bên cạnh. Đây là bản năng sinh
học bầy đàn, vốn rất phổ biến ở động vật.
6 Vũ Mộng Đóa (2010).
Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Đà Lạt. Nhóm 1 Page 21 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
7 Cho đến nay có rất nhiều cách diễn đạt khác nhau về lây lan tâm lý, song về
nội dung đều thấy ít nhiều có hàm chứa những dấu hiệu đặc trưng như sau:
Lây lan tâm lý là quá trình truyền trạng thái cảm xúc ở cấp độ tiếp xúc tâm sinh lý.
Lây lan tâm lý xảy ra nhanh chóng, mạnh mẽ có thể nằm ngoài ý thức.
Kết quả lây lan là tạo ra một cảm xúc chung trong nhóm, đám đông.
3.3. Ứng dụng của lây lan trong thực tiễn xã hội
3.3.1. Ứng dụng trong học tập, làm việc nhóm
Việc áp dụng cơ chế lây lan trong học tập, làm việc nhóm cũng mang lại nhiều
hiệu quả, tạo bầu không khí tâm lý tích cực, tươi vui, công việc hiệu quả và
thành công. “Sử dụng cơ chế lây lan để tạo ra các trạng thái tâm lý nhóm, tâm lý
tập thể tích cực, ngược lại ngăn chặn các trạng thái cảm xúc tiêu cực. [...] Các xúc
cảm tích cực như sự lạc quan, phấn khởi, sự hăng hái,... cần được tạo điều kiện để
chúng lây lan làm cho hoạt động của nhóm, tập thể có hiệu quả hơn. Đặc biệt lưu ý
đến việc sử dụng cơ chế lây lan để tạo ra sự thống nhất trong các trạng thái xúc
cảm, hình thành tình cảm “chúng ta”.”
3.3.2. Ứng dụng trong quá trình xã hội hoá cá nhân
Theo quan điểm của hai tác giả Trần Thị Kim Xuyến & Nguyễn Thị Hồng Xoan,
xã hội hoá chính là quá trình tiếp thu những tinh hoa về văn hoá từ xã hội và các
nhóm của xã hội. Kết quả của quá trình xã hội hoá đó chính là sự hoàn thiện về
nhân cách của cá nhân đó. Chính vì thế, sự lây lan tâm lý đóng một vai trò quyết
định cho sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân đó. Ngay từ khi sinh ra,
trong quá trình giáo dục, cá nhân đã được gia đình thực hiện quá trình xã hội hoá
qua những hình thức như lắng nghe dạy bảo, học tập, lĩnh hội kiến thức từ nhà
trường, trong gia đình cũng như những bài học từ thực tế đời sống xã hội,... Quá
trình tiếp thu này sẽ còn được tiếp tục cho đến khi cá nhân ấy chết đi. Cũng trong
quá trình ấy, anh ta cũng sẽ được đón nhận phần nào những cảm xúc, tâm lý từ
những người mà anh ta gặp (gia đình, cha mẹ, thầy cô, bạn bè,...). Đó là dấu hiệu
cho thấy có sự xuất hiện của cơ chế lây lan tâm lý trong quá trình xã hội hoá. Nhờ có
cơ chế lây lan tâm lý, quá trình xã hội hoá mới được hoàn thiện hơn. 4. Ám thị 4.1. Khái niệm
Theo tác giả Hoàng Mộc Lan: 7
Hoàng Mộc Lan (2016). Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhóm 1 Page 22 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Ám thị là tác động tâm lý của một người tới một người khác hoặc một nhóm
nhằm làm cho họ tiếp nhận một cách không phê phán những lời lẽ trong đó chứa
đựng những tư tưởng hoặc ý chí. Kết quả là gây ra sự thay đổi hành vi của một
người khác hoặc một nhóm. Theo Vũ Mộng Đóa:
Ám thị là tác động tâm lý có mục tiêu nhưng vô căn cứ từ một người đến
người khác hoặc nhóm, dẫn tới sự thay đổi hành vi ứng xử của cá nhân do phục
tùng từ mệnh lệnh đến một uy quyền hợp pháp.
Ám thị là tác động tâm lý có mục tiêu nhưng vô căn cứ từ một người đến người khác
hoặc nhóm. Nói cách khác, ám thị là sự thay đổi ứng xử của cá nhân do phục tùng vô
căn cứ, máy móc, mệnh lệnh đến từ một uy quyền hay sự ngưỡng mộ nào đó.
Như vậy, qua những khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra được cách hiểu
khái quát nhất của khái niệm “ám thị” như sau: Ám thị là tác động tâm lý có mục
tiêu nhưng vô căn cứ từ một người đến một người khác trong nhóm, hoặc cả nhóm.
Kết quả là sự thay đổi về hành vi và ứng xử của cá nhân/nhóm dựa trên sự phục
tùng hoặc ngưỡng mộ của cá nhân/nhóm được ám thị đối với người ám thị.
4.2. Các đặc điểm của ám thị
Ám thị có một số đặc điểm sau:
Cá nhân bị ám thị có ý thức nhưng tính phê phán đối với nội dung thông tin
bị giảm đi rõ rệt, lĩnh hội nội dung đó một cách tự động.
Phương tiện được sử dụng trong ám thị có thể là ngôn ngữ hoặc phi ngôn
ngữ. Chủ thể gây ra ám thị có thể là cá nhân hoặc nhóm.
Cá nhân trong một nhóm dễ bị ám thị hơn khi ở ngoài nhóm.
4.3. Các loại ám thị
4.3.1. Căn cứ vào ý thức con người:
Ám thị trong tình trạng bị thôi miên: Não chỉ giữ mối liên hệ với một
nguồn kích thích nhất định, các bộ phận khác đều bị ức chế. Lúc này,
người bị thôi miên giao lưu với bên ngoài qua duy nhất 1 kênh thông tin,
chấp hành tuyệt đối những yêu cầu được mã hóa qua kênh thông tin đó.
Ám thị trong trạng thái thức tỉnh: Não vẫn thức, con người bị chi phối bởi
thông tin gây ra ám thị, mất khả năng suy xét, cả tin và dễ bị thuyết phục. Nhóm 1 Page 23 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
4.3.2. Căn cứ vào tính chất giao tiếp:
Ám thị trực tiếp: Là tác động trong đó người này thông báo cho người
kia dưới hình thức mệnh lệnh mà người kia phải tiếp nhận và thực hiện
không được bàn cãi.
Ám thị gián tiếp: Cũng nhằm mục đích giống ám thị trực tiếp nhưng
không phải bằng mệnh lệnh, họ sử dụng những biện pháp nói trên một cách không phê phán.
4.4. Những yếu tố quy định hiệu quả của ám thị
Để ám thị có hiệu quả cần có những yếu tố sau:
Thuộc tính của người ám thị (vị thế xã hội, sức lôi cuốn, ưu thế và ý chí, trí tuệ, tính logic).
Những đặc điểm của người chịu ám thị (mức độ của tính dễ bị ám thị).
Các mối quan hệ được thiết lập giữa người ám thị và người chịu ám thị
(tin cậy, uy tín, phụ thuộc).
Phương thức tổ chức thông báo (mức độ có căn cứ, tính chất kết hợp các
thành tố logic và cảm xúc, củng cố thêm bằng những tác động khác).
4.5. Ứng dụng của ám thị trong tuyên truyền quảng cáo
Theo tác giả Hoàng Mộc Lan, muốn đạt được hiệu quả cao trong tuyên
truyền và quảng cáo thì phải tạo được niềm tin ở quần chúng, các biện pháp
truyền đạt thông tin. Độ tin cậy về nguồn thông tin phụ thuộc vào uy tín của
người ám thị, của nhóm xã hội mà người đó đại diện.
Ví dụ, trong thực tiễn đời sống chính trị, xã hội nước này hay nước khác,
nhiều khi những lời kêu gọi, cổ động hay phát biểu của các nhà lãnh đạo, thủ
lĩnh có uy tín lớn của các nhóm xã hội hay đảng phái có thể khơi dậy được sức
mạnh vĩ đại của quần chúng nhân dân. Đôi khi các biện pháp tuyên truyền cũng
là yếu tố quyết định đến hiệu quả của ám thị. 5. Thỏa hiệp 5.1. Khái niệm
8 Thỏa hiệp là sự nhân nhượng của cá nhân trước áp lực nhóm thể hiện ở việc cá
nhân thay đổi cách ứng xử và thái độ của mình cho phù hợp với đa số. Thỏa hiệp là
một cơ chế tạo ra sự thống nhất giữa các cá nhân trong nhóm mặc dù còn có sự khác
8 Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn (2011). Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Sư
phạm, Hà Nội. Nhóm 1 Page 24 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
biệt nhất định. Nó đảm bảo cho việc xác định mục đích chung hay ra quyết định
chung của nhóm, đồng thời tránh tạo ra sự xung đột trong một khoảng thời gian.
9 Thỏa hiệp là cơ chế rất đặc trưng cho cá nhân ở trong nhóm. Đó là sự nhân
nhượng của cá nhân trước áp lực thực tế hoặc áp lực tưởng tượng của nhóm thể
hiện qua việc cá nhân thay đổi ứng xử và tâm thế của mình phù hợp với đa số.
Thỏa hiệp xuất hiện trong sự giải quyết những biểu hiện xung đột giữa ý kiến
cá nhân và ý kiến nhóm. Khắc phục sự xung đột này dẫn đến có lợi cho nhóm.
Mức độ thỏa hiệp là mức độ thu phục của nhóm.
Ví dụ: Chạy xe cho các hãng taxi hay xe ôm công nghệ. Đó có thể coi là một trào lưu
trong 2 năm trở lại đây. Một công việc tạo ra thu nhập có thể gọi là tạm ổn và chức
danh thì nghe cũng không đến nỗi nào. Như Uber và Grab, hai công ty có hàng chục
nghìn lái xe làm việc cho họ, và được gọi là: những đối tác, chứ không phải là tài xế
hay nhân viên. Nhưng sự thật, các “đối tác” này bị đối xử “rẻ mạt”: Không có bất
kỳ quyền lợi về chế độ bảo hiểm; trong khi chạy xe ôm dễ gặp nguy hiểm, bị va
chạm hay bị đánh đập, các tài xế Uber hay Grab sẵn sàng chi trả thêm một khoản
tiền bảo hiểm để nhận được quyền lợi về lâu về dài trong nghề. Thêm đó, mức trích
thu của hãng công nghệ từ 15-20%, thậm chí lên đến 25%. Nhưng do nguyên nhân
tìm việc khó khăn, nhiều người vẫn phải lao vào công việc này và chấp nhận nhiều
rủi ro để tiếp tục. Họ sẵn sàng chấp nhận thỏa hiệp để lo cho miếng cơm manh áo
ngày hôm nay, mặc cho không có điều kiện gì có lợi đảm bảo cho tương lai.
Video: https://www.youtube.com/watch?v=p8AHNAKLonU
5.2. Các loại thỏa hiệp
Từ lâu, trong tâm lý học xã hội đã phân chia ra hai loại thỏa hiệp: Thỏa hiệp
bề ngoài (thỏa hiệp hình thức), thỏa hiệp bên trong (thỏa hiệp thực tâm) và lập trường độc lập.
Thỏa hiệp bề ngoài là sự quy thuộc của cá nhân để tỏ thái độ đối với ý kiến
áp đặt của nhóm, cá nhân chỉ tiếp nhận ý kiến của nhóm mang tính chất
hình thức. Còn trên thực tế, anh ta tiếp tục chống lại ý kiến của nhóm.
Thỏa hiệp bên trong là sự biến đổi thực sự tâm thế cá nhân do tiếp nhận thật
lòng quan điểm của nhóm. Quan điểm của nhóm được cá nhân coi trọng và
đánh giá hợp lý, xác đáng và khách quan hơn là quan điểm riêng của cá nhân.
Lập trường độc lập thực chất là dạng phụ thuộc ngược với ý kiến đa số.
9 Vũ Mộng Đóa (2010). Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Đà Lạt. Nhóm 1 Page 25 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Tuy rằng khác nhau về bản chất nhưng hình thức thỏa hiệp bề ngoài và thỏa
hiệp bên trong giống nhau ở phương thức đặc thù để giải quyết xung đột có ý
thức giữa ý kiến cá nhân và ý kiến nhóm, nghiêng về phía có lợi cho nhóm. Hành
vi thỏa hiệp này được giải thích như sự phụ thuộc của cá nhân vào nhóm, buộc
cá nhân phải tìm kiếm sự thỏa thuận thực sự hay giả tạo với nhóm, điều chỉnh
hành vi của mình theo cách thể hiện bề ngoài bằng những quy chuẩn xa lạ và
không quen thuộc đối với bản thân nhưng lại đáp ứng được yêu cầu của nhóm.
5.3. Các yếu tố trong tính thỏa hiệp
Có một loạt các yếu tố ảnh hưởng tới sự thỏa hiệp. Các yếu tố đó thuộc hai
nhóm cơ bản: Các yếu tố cá nhân và các yếu tố tâm lý xã hội:
Các yếu tố cá nhân: Như đặc trưng tâm lý của cá nhân phải chịu áp lực
thỏa hiệp, giới tính, lứa tuổi, trí tuệ, trình độ nhận thức. Các cá nhân có
tính độc lập có xu hướng ít thỏa hiệp hơn và ngược lại. Nữ giới có khả năng
thỏa hiệp cao hơn nam giới.
Các yếu tố tâm lý xã hội: Như quy mô nhóm, trình độ phát triển của nhóm,
tính chất của các mối quan hệ trong nhóm, vị trí của cá nhân, mức độ phụ
thuộc lẫn nhau trong nhóm, hoàn cảnh đặc thù như nội dung cần thỏa hiệp, các nhiệm vụ chung.
Theo Fischer, trong tính thỏa hiệp nổi lên ba yếu tố khác nhau:
Sự tồn tại những căng thẳng giữa lập trường trước đây của cá nhân và sự
thúc ép với mức độ khác nhau từ phía nhóm mà cá nhân phải chịu;
Sự tán thành của cá nhân đối với điều anh ta đề nghị;
Là kết quả của sự thay đổi ứng xử, bao hàm một mặt, là phủ định một số
khía cạnh ứng xử trước đây và mặt khác là khẳng định bản thân mình
bằng việc có những ứng xử mới.
Nhiều các công trình nghiên cứu lý luận và thực nghiệm chỉ ra rằng, mức độ
thỏa hiệp phụ thuộc vào hàng loạt nguyên nhân, trong đó có:
Những đặc trưng của cá nhân phải chịu áp lực của nhóm như: giới tính,
lứa tuổi, dân tộc, trí tuệ, v…
Những đặc trưng của nhóm là nguồn gốc của áp lực như: quy mô, mức độ
nhất trí của đa số, nghĩa là sự hiện diện số lượng thành viên của nhóm đi trệch với ý kiến
Những tính chất đặc thù của mối liên hệ lẫn nhau giữa cá nhân và nhóm:
vị trí của cá nhân trong nhóm, sự trung thành của cá nhân với nhóm, mức
độ phụ thuộc lẫn nhau giữa các cá nhân trong nhóm, …
Hoàn cảnh đặc thù: nội dung, nhiệm vụ, mức độ quan tâm của con người
đối với nhiệm vụ đó, sự am hiểu của người đó, … Nhóm 1 Page 26 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thỏa hiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng
mức độ quan trọng của mỗi nhân tố lại phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.
5.4. Các loại hành vi của cá nhân
Các nghiên cứu của nhà tâm lý học Solomon Asch kết luận rằng: Tính thỏa
hiệp là do hoàn cảnh cô lập của đối tượng mà ra. Nếu phá bỏ được sự cô lập ấy
có thể làm giảm bớt tỷ lệ của tính thỏa hiệp. Qua các thí nghiệm của Solomon
Asch thấy nổi lên hai loại hành vi của cá nhân trong nhóm: Hành vi thỏa hiệp và
hành vi không thỏa hiệp.
Còn theo nghiên cứu của Petrovxki A.V, theo ông trong nhóm thực tế tồn tại
ba loại hành vi của cá nhân chứ không phải hai loại hành vi theo sơ đồ của Solomon Asch, bao gồm:
Tính ám thị bên trong nhóm, nghĩa là chấp nhận ý kiến của nhóm mà không có phản ứng;
Tính thỏa hiệp – hợp đồng bề ngoài một cách có ý thức với sự bất đồng bên trong;
Chủ nghĩa tập thể hay quyền tự quyết tập thể – sự đồng nhất hành vi tương
đối nhờ tình đoàn kết có ý thức của cá nhân cùng với những đánh giá và
nhiệm vụ của tập thể.
5.5. Lợi ích của tính thỏa hiệp
Thỏa hiệp là một cơ chế tạo ra sự thống nhất giữa các cá nhân trong nhóm
mặc dù còn có sự khác biệt nhất định. Nó đảm bảo cho việc xác định mục đích
chung hay ra quyết định chung của nhóm, đồng thời tránh tạo ra sự xung đột
trong một khoảng thời gian. Như vậy, với tư cách là một cơ chế tâm lý xã hội
giúp giảm bớt xung đột trong một số tình huống, thỏa hiệp có vai trò tích cực
nhất định khác với hiểu đơn giản thiên về tiêu cực của hiện tượng này. Trong
nhóm xã hội, với các vị trí, lợi ích khác nhau khó có thể có sự thống nhất hoàn
toàn. Cơ chế này có thể coi như một sự “tạm dừng” để có thể tiến tới sự thống
nhất hơn khi được trao đổi, thảo luận. Do đó, hiểu biết sâu về cơ chế thỏa hiệp
giúp chúng ta tạo điều kiện cho các thành viên của nhóm phát triển nhân cách
cũng như dễ dàng tạo ra sự nhất trí, thống nhất trong nhóm và trong toàn xã hội.
5.6. Ứng dụng của cơ chế thỏa hiệp trong quan hệ quốc tế
10 Thỏa hiệp để giải quyết những hậu quả sau khi đã xảy ra xung đột, hoặc mức độ
cao hơn là khi chiến tranh kết thúc. Đây là những thỏa hiệp giữa hai nước hoặc các
10 Tạp chí cộng sản: “Xung đột và thỏa hiệp trong quan hệ quốc tế”
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-kien/-/2018/815791/xung-dot-
va-thoa-hiep-trong-quan-he-quoc-te.aspx Nhóm 1 Page 27 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
nhóm nước tham chiến phải giải quyết. Đôi khi sự thỏa hiệp này được áp dụng trong
từng thời điểm; thỏa hiệp xong, xung đột tạm ngưng, khi tiếp tục có mâu thuẫn mới,
lại xảy ra xung đột và thỏa hiệp. Chẳng hạn như, cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và
Trung Quốc đã qua rất nhiều lần thỏa hiệp, song đến nay vẫn còn nhiều khúc mắc
cần giải quyết. Có thể nói, thỏa hiệp như là giải pháp đương nhiên sau các cuộc
chiến tranh. Ngay cả các siêu cường cũng buộc phải thực hiện cơ chế thỏa hiệp.
Trong cuốn sách “Ngoài vòng kiểm soát, sự rối loạn toàn cầu bên thềm thế kỷ XXI”
của D. Brê-din-xki (Zbigniew Brzezinski), nguyên Cố vấn An ninh của Tổng thống
Mỹ Gim-my Ca-tơ (Jemmy Carter), có đoạn viết: “Lịch sử dạy rằng, một siêu cường
không thể duy trì vai trò thống soái được lâu trừ khi đưa ra được một thông điệp
thích hợp cho toàn thế giới”. Nhận định này có phần đúng, bởi trong lịch sử nhân
loại, không một thế lực nào lại có thể thống trị mãi trên toàn thế giới, khi mà những
thông điệp họ đưa ra khó được thế giới chấp nhận.
Thỏa hiệp càng trở nên cần thiết và đương nhiên khi sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các
nước đang là một thực tế khách quan trong thế giới đương đại. Khi quá trình toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế ngày càng được đẩy mạnh, cả thế giới là một thị trường, thế giới
như “phẳng” ra cùng với sự phát triển vượt bậc của các cuộc cách mạng công nghệ dẫn
đến việc các nước ngày càng phụ thuộc lẫn nhau. Mỹ và phương Tây đã từng khiến Nga
“điêu đứng” khi hạ giá dầu mỏ và cấm vận chuyển dầu mỏ, khí đốt từ Nga sang châu
Âu. Nhưng chính việc Mỹ muốn “trừng phạt” I-ran, áp đặt các biện pháp bao vây, cấm
vận đối với nước Cộng hòa Hồi giáo này, cũng như làm “rối loạn” Trung Đông, đã đẩy
giá dầu mỏ trên thị trường thế giới tăng mạnh khiến Nga nhanh chóng hưởng lợi lớn từ
những quyết định của Mỹ. Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung
Quốc cũng là một minh chứng tương tự, khi chính những hành động của Mỹ đối
với Trung Quốc dường như lại là tác nhân thúc đẩy Nga và Trung Quốc xích gần lại nhau hơn. 6. Đồng nhất hóa 6.1. Khái niệm
11 Có nhiều cách quan niệm khác nhau về sự đồng nhất hóa. Có quan điểm
coi đồng nhất hóa như một quá trình so sánh, đối chiếu một đối tượng này với
đối tượng khác theo một điểm hay tiêu chí nhất nhất định, từ đó khái quát, xác
lập sự tương đồng giữa chúng.
11 Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn (2011). Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Nhóm 1 Page 28 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Trong Tâm lý học xã hội, đồng nhất hóa được coi là quá trình cá nhân tiếp nhận
vai trò xã hội khi gia nhập nhóm. Cá nhân ý thức được vai trò, vị trí của mình trong
nhóm và thực hiện tốt vai trò xã hội của mình. Nói cách khác, đồng nhất hóa chính
là quá trình cá nhân đồng nhất bản thân với một vai trò xã hội nhất định.
12 Đồng nhất hóa là quá trình so sánh đối chiếu của một chủ thể với người
khác, nhóm khác trên cơ sở các dấu hiệu hay phẩm chất nào đó, từ đó khái quát,
xác lập sự tương đồng giữa chúng. Qua đồng nhất hóa cá nhân hòa vào người
khác, làm cho mình có hành vi, ứng xử giống với người khác.
Theo Fischer, đồng nhất hóa là cơ chế tâm lý, trong đó cá nhân tỏ ra giống với
một cá nhân khác về bề ngoài như cách ăn mặc, dáng điệu hay bên trong tư tưởng,
tình cảm, định hướng giá trị, chuẩn mực, lý tưởng, vai trò hoặc có xu hướng hòa
nhập vào nhóm, chấp nhận quan điểm, hứng thú, quyền lợi của nhóm.
Ví dụ: 13 Thanh, thiếu niên hiện nay thường coi những người mẫu, diễn viên, cầu
thủ nổi tiếng làm thần tượng và cố tỏ ra giống với thần tượng của mình bằng
cách ăn mặc, nhuộm tóc, hay thậm chí là hành động giống với người đó.
6.2. Một số kiểu phân chia đồng nhất hóa
Có thể nói đồng nhất hóa là quá trình hình thành các thành phần nhận thức và cảm
xúc về một cá nhân, một nhóm người, một đối tượng nhằm xác lập sự tương đồng thông
qua đối chiếu và so sánh. Sigmund Freud đã nghiên cứu về đồng nhất hóa của trẻ em
với gia đình mình trong quá trình phát triển và chia ra một số kiểu đồng nhất hóa:
Thứ nhất, ở tuổi ấu thơ phát sinh sự đồng nhất hóa đầu tiên vốn là hình thức sơ
khai của tình cảm quyến luyến của trẻ em với mẹ. Người ta giải thích hành động tội ác
của đứa trẻ bắt nguồn từ thời thơ ấu. Đứa trẻ đồng nhất hóa mình với người xung
quanh, nhất là với người mẹ. Nhưng người mẹ đó không làm tròn nhiệm vụ của một
người mẹ, không yêu con và hay quát mắng. Đứa trẻ cảm thấy mình bị tước đoạt và sự
đồng nhất hóa diễn ra với tâm lý lạnh lùng, hung hãn. Nó nảy sinh khuynh hướng căm
thù khó dập tắt được. Xuất hiện những ý tưởng chống đối, hành hạ và tự hành hạ,
muốn lấy lại sự công bằng. Vì vậy mà hành động tội ác xảy ra.
Ví dụ: 14 Sát thủ nhí có hành vi của “quỷ” - Mary Bell đã ra tay giết hại 2 nạn
nhân nhỏ tuổi một cách dã man vào năm 1968 tại Anh. Mary Bell sinh ra trong một 12
Hoàng Mộc Lan (2016). Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 13
Báo Thanh niên: “Bắt chước dân … showbiz” https://thanhnien.vn/bat-chuoc-dan- showbiz-post213662.html Nhóm 1 Page 29 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
gia đình có bố là kẻ chuyên đi trộm cắp còn mẹ là gái mại dâm. Tuổi thơ của
Mary Bell là một cơn ác mộng với đòn roi do mẹ cô bé đánh mắng vì cô mắc
chứng tè dầm, bị mẹ ấn mặt vào bãi nước tiểu và trở thành “món hàng” trong
một vài thương vụ mua bán tình dục của chính mẹ mình. Các chuyên gia tâm lý
giải thích rằng, sống trong một môi trường như vậy đã làm cho suy nghĩ, hành vi
của Mary lệch lạc đi rất nhiều. Cô bé tìm đến bạo lực như một cách để tự vệ,
chống lại thế giới bên ngoài. Chỉ bằng cách đánh hoặc làm tổn thương người
khác mới mang lại cho Mary cảm giác an toàn, mạnh mẽ.
Thứ hai, đồng nhất hóa đóng vai trò là cơ chế bảo vệ, nhờ đó đứa trẻ vượt
qua được nỗi lo âu bị người có uy tín đe dọa bằng cách đưa ra một số khía cạnh
hành vi của người đó vào hành động riêng của mình.
Ví dụ: 15 Sự phát sinh đồng tính luyến ái của đàn ông. Do đàn ông mặc mặc cảm
với mẹ nhưng đến khi trưởng thành về giới tính thì phải tìm một đối tượng tính
dục khác để thay mẹ. Trong khi rời bố mẹ, trẻ đồng nhất hóa mình với mẹ và trở
thành người mẹ và đi tìm đối tượng có thể thay thế cái tôi của mình, đối tượng
mà cá nhân có thể yêu và âu yếm như như người mẹ từng yêu.
6.3. Các cơ chế đồng nhất hóa
Hiện nay, tâm lý học xã hội nghiên cứu cơ chế đồng nhất hóa ở 3 nhóm sau:
Đồng nhất hóa là quá trình chủ thể thống nhất bản thân mình với cá nhân
khác hoặc nhóm khác dựa trên mối liên hệ cảm xúc và đồng thời chuyển
những chuẩn mực, giá trị, hình mẫu của họ vào thế giới nội tâm của mình.
Đồng nhất hóa là sự nhìn nhận hình dung của chủ thể về người khác như
là sự kéo dài của chính bản thân mình, gán cho người đó những đặc tính,
tình cảm và mong muốn của mình. Ví dụ: Cha mẹ mong đợi ở con thực
hiện những ý tưởng, kỳ vọng của mình như việc trở thành bác sĩ hay giáo
viên mà cha mẹ chúng không có điều kiện để thực hiện ước mơ đó.
Đồng nhất hóa là cơ chế tự đặt mình vào vị trí của người khác dịch chuyển
bản thân mình vào phạm vi, không gian và hoàn cảnh của người khác dẫn
đến việc đồng hóa ý nghĩ cá nhân của người đó. Ví dụ: Khi chúng ta đặt
mình vào hoàn cảnh và vị trí của những người có HIV/AIDS, chúng ta sẽ
dễ dàng thông cảm với họ và không có sự kỳ thị với họ nữa.
14 https://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/sat-nhan-co-hanh-vi-cua-quy-tuoi-tho-don-roi-lam-
dung-cua-dua-tre-ma-manh-c51a1016401.html 15
Hoàng Mộc Lan (2016). Giáo trình Tâm lý học xã hội, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhóm 1 Page 30 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
6.4. Vai trò của cơ chế đồng nhất hóa
Cơ chế đồng nhất hóa đảm bảo mối liên hệ qua lại giữa các cá nhân trong nhóm, tạo
ra sự đồng nhất cảm xúc như sự đồng cảm, nhận thức những tình cảm và sự thích ứng
với các vai trò xã hội của các cá nhân. Đồng nhất hóa làm tăng hiệu quả giao tiếp khi cá
nhân có khả năng đặt mình vào hoàn cảnh, vị trí của người khác hay “tiếp nhận vai trò
của người khác” và nhìn nhận bằng con mắt của người khác để ứng xử với họ như với
chính bản thân mình. Trong các nhóm lớn xã hội, cơ chế đồng nhất hóa có thể diễn ra
một cách ẩn tàng để tạo ra những hiện tượng tâm lý xã hội của nhóm dân tộc, giai cấp
như ý thức tự hào dân tộc, nếp suy nghĩ dân tộc, tình cảm dân tộc…
Đồng nhất hóa được dùng để khơi dậy lòng trắc ẩn, tình cảm ở con người cho hành
vi từ thiện, giúp đỡ người khác, là cơ sở của tính cộng đồng, tính xã hội trong mỗi con người.
Tuy nhiên, mặt tiêu cực của cơ chế đồng nhất hóa sẽ xuất hiện khi các cá
nhân trong nhóm xã hội bị đồng nhất hóa quá mức. Các cá nhân sẽ trở nên bị
động, đánh mất cái riêng và bản sắc riêng. Nhóm 1 Page 31 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội TÂM LÝ CÔNG NHÂN 1. Khái niệm
1.1. Khái niệm “Công nhân”
Trong nghị quyết chuyên đề về giai cấp công nhân mới nhất, Đảng ta đưa ra khái
niệm về giai cấp công nhân như sau: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực
lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí
óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công
nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”; “Là giai
cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Việt Nam; giai
cấp đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến; giai cấp tiên phong trong sự nghiệp
xây d ựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh; lực lượng nóng cốt trong khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng.” (PHẠM QUỲNH TRANG, 2020)
Theo chủ nghĩa Mác-Lênin: “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình
thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Họ
lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá
trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã
hội hóa ngày càng cao. Họ là người làm thuê do không có tư liệu sản xuất, buộc
phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bộc lột giá trị thặng dư, vì vậy lợi
ích cơ bản của họ đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Đó là giai cấp có sứ
mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới”. ( (GS. TS Hoàng Chí Bảo, 2019)
Một quan niệm khác “Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình
thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại, với
nhịp độ phát triển của lực lượng sản xuất có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là
lực lượng lao động cơ bản tiên tiến trong các quy trình công nghệ, dịch vụ công
nghiệp, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, tái sản xuất ra của
cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; đại biểu cho lực lượng sản xuất và
phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay”. (Phạm Quang Hải, 2014)
Dưới chủ nghĩa xã hội, “Giai cấp công nhân là giai cấp cơ bản, tiên tiến trong sản
xuất của cải vật chất và cải tạo các mối quan hệ xã hội; là giai cấp lãnh đạo xã hội, làm
chủ các công cụ, tư liệu sản xuất chủ yếu; làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ
sở sản xuất thuộc sở hữu nhà nước và các thành phần kinh tế khác. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân liên minh chặt chẽ với giai cấp nông dân Nhóm 1 Page 32 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
và tầng lớp tri thức, thực hiện cuộc cải biến cách mạng, xây dựng xã hội mới-xã
hội xã hội chủ nghĩa”. (Huỳnh Tấn Lập, 2011)
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về giai cấp Công nhân, để hiểu một cách chung
nhất thì “Giai cấp Công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với
quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Họ lao động bằng phương thức công
nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại
biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ không có tư
liệu sản xu ất, phải bán sức lao động để sống và bị giai cấp tư sản bộc lột giá trị thặng
dư. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới”.
1.2. Khái niệm “tâm lý công nhân”
Tâm lý công nhân là toàn bộ những biểu hiện của ý thức giai cấp công nhân thông
qua đời sống tinh thần hằng ngày. 2.
Đặc điểm giai cấp Công nhân
2.1. Quan điểm về tâm lý công nhân của các tác giả:
Theo tác giả (Huỳnh Tấn Lập, 2011)
Thứ nhất, giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấp có truyền thống yêu
nước và ý thức tự tôn dân tộc.
Thứ hai, giai cấp công nhân Việt Nam luôn có tinh thần và bản chất cách mạng triệt để
Thứ ba, giai cấp công nhân Việt Nam giác ngộ về mục tiêu độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội là thành viên và là lực lượng lãnh đạo khối liên minh
công nhân, nông dân và trí thức thông qua đảng tiên phong của mình.
Thứ tư giai cấp công nhân Việt Nam còn có những mặt hạn chế về tổ chức kỷ
luật, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, còn chịu ảnh hưởng khả năng của
tác phong, tâm lý, tập quản, thói quen câu những người sản xuất nhỏ.
Thứ năm, giai cấp công nhân Việt Nam thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin
và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng xã hội đi dầu trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn liền với phát triển
kinh tế tri thức hiện nay. Theo 123Doc
Một số đặc điểm tâm lý truyền thống:
Có hệ tư tưởng của riêng mình (chủ nghĩa Marx - Lenin, phản ánh sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân); Nhóm 1 Page 33 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Tính tổ chức, kỷ luật cao;
Tính tiên phong (về phương thức sản xuất, về tư tưởng, về Đảng của
nó); Tính triệt để cách mạng.
Một số đặc điểm tâm lý tích cực của công nhân:
Lao động cần cù, yêu nước nồng nàn, gắn bó mật thiết với dân tộc, nhất là
nông dân và các tầng lớp lao động;
Chăm chỉ, sáng tạo, hăng hái làm việc. Đây là những phẩm chất cần có của
người công nhân trong thời kỳ mới, đặc biệt là quá trình CNH-HĐH đất nước.
Các đặc điểm tâm lý công nhân tiêu cực:
Ảnh hưởng từ môi trường sống xung quanh, đặc biệt là chỗ ở và việc ăn uống;
Tâm lý tương phản chủ - tôi, dẫn đến nhiều hiện tượng nhức nhối, trong đó có
sự đình công, bãi công;
Sự lo lắng của công nhân về an ninh - an toàn và đặc biệt là vấn nạn ngược
đãi, bóc lột lao động của một bộ phận giới chủ;
Áp lực từ việc kiếm tiền nuôi sống bản thân và gia đình, dẫn đến việc tự
nhận thức về chính trị và tư tưởng chưa cao;
Do ảnh hưởng lớn từ giai cấp nông dân, sản xuất và tiêu thụ nhỏ lẻ, manh
mún nên công nhân Việt Nam vẫn còn lạc hậu, trình độ tay nghề chưa cao,
chưa tương xứng với quá trình CNH-HĐH theo định hướng CNXH hiện tại;
Một bộ phận đáng kể có tâm lý quá coi trọng vật chất, tiền bạc, coi nhẹ
những giá trị cao quý khác,…;
Vẫn còn hạn chế về nhận thức, nhất là nhận thức về chính trị, xã hội, về
trách nhiệm công dân, lòng yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, về ý thức
trách nhiệm và kỷ luật lao động;
Không được đáp ứng đầy đủ các điều kiện tối thiểu khi làm việc (điều kiện
làm việc, tiền lương thấp, chưa được hỗ trợ về các chính sách như bảo hiểm y
tế, bảo hiểm xã hội,…), gây ức chế, áp lực về tâm lý của công nhân. à Đây
cũng là 1 trong nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bãi công, đình công.
Giai cấp công nhân có tư tưởng ưu việt trong việc xây dựng và tiến lên chủ
nghĩa xã hội, là nhân tố quan trọng trong chính sách phát triển của Đảng;
Công nhân đã có tâm lý tự giác và sáng suốt ngay từ khi mới hình thành,
chính vì thế công nhân đã nhanh chóng trở thành giai cấp lãnh đạo. Đến
nay công nhân vẫn luôn đi đầu trong xu thế sáng tạo, đổi mới thời kỳ
CNH-HĐH đất nước suốt hơn 30 năm qua;
Tuy vậy, giai cấp công nhân vẫn còn lưu giữ tư tưởng bảo thủ, chủ quan,
cách làm ăn tuỳ tiện, manh mún của người sản xuất nhỏ (nông dân).
Theo lytuong.net Nhóm 1 Page 34 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Giai cấp công nhân có tư tưởng ưu việt trong việc xây dựng và tiến lên chủ
nghĩa xã hội, là nhân tố quan trọng trong chính sách phát triển của Đảng;
Công nhân đã có tâm lý tự giác và sáng suốt ngay từ khi mới hình thành,
chính vì thế công nhân đã nhanh chóng trở thành giai cấp lãnh đạo. Đến
nay công nhân vẫn luôn đi đầu trong xu thế sáng tạo, đổi mới thời kỳ
CNH-HĐH đất nước suốt hơn 30 năm qua;
Giai cấp công nhân vẫn còn lưu giữ tư tưởng bảo thủ, chủ quan, cách làm
ăn tuỳ tiện, manh mún của người sản xuất nhỏ (nông dân).
Theo lyluanchinhtri.vn
Trong thời kỳ mới, công nhân vẫn tiếp tục giữ gìn, phát huy nhiều phẩm chất
truyền thống tốt đẹp như: tiên phong cách mạng, kiên trì khắc phục và vượt
qua khó khăn, gian khổ, quyết liệt, năng động, sáng tạo trong sản xuất,…;
Bước vào thời kỳ hiện đại, công nhân dần hiểu được tầm quan trọng của
mình trong xã hội nên đã chú trọng mài dũa, rèn luyện học vấn, trình độ
tay nghề và đặc biệt là điều chỉnh ý thức, tâm lý sao cho chuẩn mực trong
công việc và giao tiếp xã hội;
Việc tự nhận thức, rèn luyện, nâng cao tác phong, kỷ luật và tâm lý lao
động theo hướng hiện đại và hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công
nhân trí thức ngày càng được nâng cao;
Tuy nhiên, sự phân hoá giàu - nghèo trong xã hội và những áp lực trong
công việc và đời sống nghèo nàn, chật hẹp dễ khiến cho công nhân thêm
nhiều áp lực và những tâm lý tiêu cực.
2.2. Tổng hợp đặc điểm tâm lý từ các tác giả trên cho thấy
Từ các tài liệu trên cho thấy, ngay từ khi mới ra đời, giai cấp công nhân Việt
Nam đã trở thành một bộ phận của giai cấp công nhân quốc tế. Do đó, giai cấp
công nhân Việt Nam mang đầy đủ những nét chung của giai cấp công nhân quốc
tế. Đồng thời, do điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, giai cấp công nhân Việt Nam
còn có những đặc điểm riêng. Có 2 đặc điểm lớn đó là những đặc điểm có tính
truyền thống và những đặc điểm công nhân mới cần chú ý.
2.2.1. Những đặc điểm có tính truyền thống:
Giai cấp công nhân Việt Nam luôn có tinh thần và bản chất cách mạng triệt để:
Giai cấp công nhân Việt Nam lúc mới hình thành là con đẻ của quá trình công
nghiệp hóa cưỡng bức" của thực dân phương Tây, chứ không phải là sản phẩm
của đại công nghiệp dân tộc. Ra đời tuy muộn so với giai cấp công nhân thế
giới, nhưng họ lại ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc (giai cấp này khoảng
năm 1924 mới ra đời ở Việt Nam). Đặc điểm này Tạo ra hệ quả: Sự thống nhất
trong kết cấu, gần như không có “công nhân quý tộc", chịu một lúc ba tầng áp Nhóm 1 Page 35 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
bức (của đế quốc, phong kiến, tư sản dân tộc). Vì vậy, vừa mới ra đời, giai cấp
công nhân Việt Nam đã sớm tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư
tưởng cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân quốc tế, nhanh chóng trở
thành lực lượng chính trị tự giác và thống nhất, được hình tụ Nguyễn Ái Quốc giáo
dục và rèn luyện, đã sớm giác ngộ mục tiêu lý tưởng, chân lý của thời đại. Độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam luôn có tinh
thần và bản chất cách mạng triệt để. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam, giai cấp công nhân Việt Nam đã lãnh đạo Cách mạng tháng Tám thành công
năm 1945 giành độc lập dân tộc, và sau đó, thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước và đưa
cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bước vào thời kỳ mới. Thời kỳ cải tạo và
xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ đổi mới; thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng được giác ngộ, rèn luyện nên
bản chất cách mạng được củng cố, nâng cao hơn.
Hình 1. Cách mạng tháng Tám năm 1945
Tính tiên phong trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng
XHCN: Giai cấp công nhân ra đời sớm và trở thành giai cấp được lịch sử thừa
nhận cũng như giao phó sứ mệnh lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Không chỉ là
động lực chủ yếu trong cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, giai cấp công nhân
còn thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, sớm giác ngộ
được mục tiêu lý tưởng, chân lý của thời đại: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH,
chắc chắn bản chất cách mạng triệt để sẽ được tiếp tục phát huy mạnh mẽ trở
thành lực lượng đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Điều này đã được thực
tiễn gần 25 năm đổi mới chứng minh, được Đảng ta khẳng định. Nhóm 1 Page 36 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Hình 2 Công nhân Sài Gòn – Chợ Lớ n xuống đường đấu tranh ph ản đối
Mỹ can thiệp can thiệp vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, ngày
19 tháng 3 năm 1950
Gắn bó lòng yêu nước với yêu CNXH: Giai cấp công nhân Việt Nam vốn được
sinh ra và lớn lên từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, có truyền thống yêu
nước và ý thức tự tôn dân tộc, giai cấp công nhân sớm tiếp thu và tiếp thu và kế
thừa truyền thống yêu nước, đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc. Mặc dù
mới ra đời, còn non trẻ nhỏ bé, song giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở
thành giai cấp duy nhất được lịch sử, dân tộc thừa nhận và giao phó sứ mệnh
lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ sau thất bại của các phong trào yêu nước theo
lập trưởng phong kiến, lập trường dân chủ tư sản và tiền tư sản. Trong cuộc
cách mạng giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, cũng như trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, truyền thống tốt đẹp ấy đã hội tụ vì kết
tinh thành bản chất cách mạng của giai cấp công nhân Yêu nước, tự tôn dân
tộc trong thời đại mới là yếu chủ nghĩa xã hội, yêu thành quả cách mạng, giai
cấp công nhân là người đi đầu và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Hình 3 Công nhân ngành kiến trúc Sài Gòn biểu tình đòi trả tự do cho
cán bộ đoàn, ngày 01 tháng 05 năm 1958
Gắn bó với Đảng: Đảng đã đem yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, làm cho
họ có một bước phát triển nhảy vọt về chất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp
công nhân đã trở thành lực lượng chính trị độc lập, giành được quyền lãnh Nhóm 1 Page 37 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
đạo cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam. Sau khi hệ thống xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, cùng với sự tác động của mặt trái
của nền kinh tế thị trường đã dẫn tới một bộ phận giai cấp công nhân ý thức
giác ngộ giai cấp th ấp, giam sút nhiệt tình cách mạng, dao động về tư tưởng,
hoài nghi về chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Nhưng
đa số công nhân nước ta vẫn vững vàng về chính trị, tin tưởng vào sự lãnh đạo
của Đảng, vào mục tiêu chủ nghĩa xã hội, kiên cường phấn đấu, góp phần to
lớn vào những thành công bước đầu trong công cuộc đổi mới đất nước. Trước
những khó khăn, thử thách trong công cuộc đổi mới, giai cấp công nhân Việt
Nam vẫn luôn là lực lượng đi đầu, kiên quyết ủng h ộ đổi mới vì mục tiêu chủ
nghĩa xã hội. Đồng thời, giai cấp công nhân Việt Nam cũng là lực lượng kiên
định trong việc b ảo vệ Đảng và Nhà nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa,
không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Niềm tin c ủa giai cấp
công nhân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới ngày càng được
cùng cố vững chắc. Có mặt ở tất cả các thành phần kinh tế, giai cấp công nhân
luôn giữ vững bản chất cách mạng; bản lĩnh chính trị; lấy mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh để phấn đấu lấy việc xây
dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
làm phương châm và nguyên tắc hoạt động.
Hình 4 Phong trào “Ba sẵn sàng” nhanh chóng lan rộng ra
cả nước và trở thành cao trào cách mạng của tuổi trẻ
Gắn liền với giai cấp nông dân: Giai cấp công nhân Việt Nam vốn chủ yếu xuất
thân từ nông dân, bị thực dân phong kiến bóc lột, bản cùng hóa, giai cấp công
nhân có mối quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao
động khác. Qua thử thách của cách mạng, thông qua đảng tiên phong của mình,
giai cấp công nhân thực hiện sự lãnh đạo của mình đối với cách mạng và sự Nhóm 1 Page 38 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
nghiệp đổi mới, đồng thời là hạt nhân của khối liên minh giai cấp: Công
nhân, nông dân, tri thức và khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam.
Hình 5 Phong trào đấu tranh ngày 1-5-1930 đã mở đầu cho cao trào
cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh.
2.2.2. Những đặc điểm của giai cấp công nhân mới: ❖ Tích cực
Tính trẻ trung, hăng hái, xung kích, gắn bó với thời kỳ CNH-HĐH đất
nước: Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác quốc tế cùng với sự phát
triển không ngừng của khoa học-công nghệ và kinh tế tri thức đã xuất hiện
nhiều ngành nghề mới trong xã hội. Sự xuất hiện của những ngành nghề mới
này thu hút một lực lượng lao động nhất định.
Bên cạnh đó, nhiều ngành dịch vụ phát triển đa dạng và có khả năng phát triển
ngày càng lớn mạnh, có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực, mức thu nhập lại khá cao đã
tạo sự hấp dẫn nên bộ phận công nhân ở những ngành này ngày càng phát triển. Xét
về cả mặt lý luận và thực tiễn, khi trình độ công nhân lao động được nâng lên thì ý
thức, bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm trong lao động sản xuất của họ cũng
ngày càng được nâng cao. Đồng thời thông qua yêu cầu công việc cũng hình thành và
rèn luyện cho họ tác phong công nghiệp, năng động hơn, sáng tạo hơn, cùng với ý thức
xây dựng và tuân thủ kỷ luật lao động theo hướng tự giác hơn, minh bạch hơn.
Công nhân trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước
và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc với máy móc, thiết bị hiện đại, làm việc với
các chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn Nhóm 1 Page 39 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
luyện tác phong công nghiệp, phương pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân
trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp ngay từ đầu, có tri thức, nắm
vững khoa học - công nghệ tiên tiến, được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất
hiện đại,… dần khẳng định là lực lượng lao động chủ đạo trong xã hội, có tác
động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng
khả năng cạnh tranh của nền kinh tế trong tương lai.
Yêu nghề, cần cù, dũng cảm: giai cấp công nhân với tinh thần hăng say,
chăm chỉ, sáng tạo đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất. Từ đó xây dựng một
tập thể công nhân lao động đoàn kết, gắn bó với nghề. Đây là một trong những đặc
điểm nổi bật nhằm thúc đẩy tinh thần dân tộc cũng như là thúc đẩy nền kinh tế
ngày càng phát triển. ❖ Tiêu cực
Tập quán và thói quen lạc hậu, bị ảnh hưởng đáng kể bởi giai cấp nông
nhân và tâm lý sản xuất nhỏ: Do không nhận thức đầy đủ về sứ mệnh lịch sử dẫn
đến một bộ phận công nhân có ý thức kỷ luật cũng như tính tiên phong bị giảm
sút. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng bởi tập quán lạc hậu mà đã nảy sinh những lối
sống buông thả, suy thoái đạo đức và tư duy thực dụng lên ngôi. Từ đó, một bộ
phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong
các tổ chức chính trị - xã hội, làm cho tỷ lệ Đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất
thân từ công nhân ngày càng ít.
Từ trước tới nay, tuyệt đại đa số công nhân nước ta đều xuất thân từ giai cấp
nông dân và đến từ các vùng nông thôn, miền núi. Họ có trình độ học vấn thấp, tay
nghề thấp: sự hiểu biết về văn hóa, xã hội, pháp luật còn kém. Họ mang theo mình
cả lòng nhiệt tình lao động để kiếm tiền và cả lối sống tự do, và kỷ luật của người
tiểu nông vào sản xuất công nghiệp. Do đó, việc xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là
cả một quá trình lâu dài và là kết quả tổng hợp của nhiều biện pháp.
Không chỉ vậy mà một số bộ phận công nhân còn có tư tưởng so sánh, lựa
chọn, ganh tị giữa các ngày khác nhau. Tâm lý làm thuê – làm chủ, thu nhập cao
– thu nhập thấp: bộ phận công nhân hoạt động ở các ngành nghề, thành phần kinh tế
khác nhau sẽ khác nhau về tính chất lao động, trình độ sản xuất công nghiệp, văn hóa
trong lao động và về thu nhập. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phân hóa giàu
nghèo, phân tầng xã hội trong nội bộ giai cấp công nhân cũng đang diễn ra trong thực
tế xã hội nước ta. Bên cạnh đó, trình độ học vấn, chuyên môn và trình độ tay nghề của
các bộ phận công nhân ở các ngành nghề khác nhau, điều này sẽ dẫn đến sự khác biệt
về ý thức làm chủ, trình độ và tác phong công nghiệp, tinh thần giác ngộ và Nhóm 1 Page 40 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
đoàn kết giai cấp,… Đó là những vấn đề đã, đang và sẽ đặt ra, cần tiếp tục nghiên
cứu, làm rõ để xây dựng giai cấp công nhân, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới. 3. Nhu cầu 3.1. Nội dung
Dựa vào tháp nhu cầu Maslow, chúng ta cũng có thể nhận định được rằng
người công nhân có những nhu cầu như sau:
Nhu cầu thiết yếu (nhu cầu sinh lý):
Công nhân cũng là con người đều phải được sinh tồn, chính vì vậy để được
sinh tồn thì cần phải có những nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống, cụ thể như: ăn
uống, nghỉ ngơi, trú ngụ trong nhà cửa, chi phí sinh hoạt, được đi làm, có tiền
lương,… Từ đây người ta muốn được tự tay lao động để có tiền, và khi được
“bảo vệ” trong 1 tập thể, 1 công ty,… người ta sẽ có nhu cầu được an toàn.
Nhu cầu an toàn, an ninh:
Người ta cảm thấy an toàn về thể xác, được bảo vệ bởi công ty: được ký hợp
đồng, đóng tiền BHXH, BHTN (bảo hiểm thất nghiệp),… Sau một thời gian đi
làm và rồi khi chúng ta tự bảo vệ được bản thân mình, những người xung quanh,
chúng ta có nhu cầu được trao đổi, chia sẻ với mọi người.
Nhu cầu được hòa hợp (nhu cầu xã hội):
Chúng ta muốn được gắn kết, trao đổi và chia sẻ với mọi người trong công ty
(KV làm việc), nhưng thực sự mục đích sâu xa của sự hoà hợp và gắn kết với mọi
người là việc xây dựng MQH với mọi người. Chính sự chủ động trong việc giao
tiếp, gắn kết, chia sẻ với mọi người sẽ khiến mọi người tôn trọng chúng ta hơn.
Nhu cầu được tôn trọng:
Trong một MQH nếu chỉ có 1 sự tôn trọng từ phía đối phương thì MQH ấy sẽ
khó có sự bền lâu. Ngược lại cũng vậy, nếu chúng ta tôn trọng họ mà lại không
tôn trọng chúng ta thì MQH ấy cũng sẽ khó lâu dài; đây chính là mấu chốt của
sự tôn trọng giữa hai bên. Chẳng hạn, được chấp nhận, được lắng nghe, giữa
người lao động và cấp quản lý không có được tiếng nói chung, và sự tôn trọng
giữa hai bên không được đảm bảo, đình công là điều không thể tránh khỏi.
Nhu cầu được thể hiện bản thân:
Và khi cả 2 sự tôn trọng từ 2 phía đều hiện hữu thì chúng ta sẽ được mọi người
công nhận và tôn vinh. Như vậy, dưới sự công nhận của mọi người, chúng ta có
nhiều cơ hội để tự thể hiện sự sáng tạo, tư duy trong môi trường làm việc của mình.
Chúng ta sẽ có nhiều đất diễn, được tiến thân, thăng chức, đồng thời được mọi
người ca ngợi và công nhận là thành đạt… Đó chính là sự thể hiện bản thân mình. Nhóm 1 Page 41 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
3.2. Ứng dụng thực tiễn:
3.2.1. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong tuyển dụng nhân sự:
Để áp dụng tháp Maslow trong quản trị nhân sự, việc nghiên cứu và xác định
rõ các nhu cầu của nhân viên rất quan trọng. Vì chỉ khi nắm bắt được tâm lý con
người và những chuyển biến phức tạp trong phạm trù đó, bạn mới có thể thiết
lập một chiến lược thành công nhất.
a. Nhu cầu thiết yếu (nhu cầu về sinh lý):
Nhà quản lý nhân sự cần nắm bắt được những mong muốn của nhân viên trong
công việc. Cụ thể, lương thưởng và phúc lợi là vấn đề đầu tiên mà ứng viên quan
tâm. Nó quyết định khả năng ứng viên có duy trì được cuộc sống được hay không?
Nhà quản lý hoàn toàn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách cách đưa ra chính
sách lương tốt, chế độ đãi ngộ công bằng – minh bạch dựa trên các tiêu chí khác
nhau như: Chỉ số đo lường hiệu suất làm việc – KPI, thái độ làm việc và những mối
quan hệ xã hội. Ngoài ra, nhà quản lý nên đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân viên
bằng cách đảm bảo phúc lợi như: thưởng sáng kiến, thưởng doanh số, lương tháng
13, chương trình chăm sóc sức khỏe nhân viên, du lịch hàng năm…và cung cấp các
miễn phí các bữa ăn trưa hoặc ăn giữa ca, party từng quý cho nhân viên.
b. Nhu cầu về an toàn, an ninh:
Nhu cầu về sự an toàn, muốn được bảo vệ của nhân viên thường sẽ xảy đến
trong một khoảng thời gian. Tất nhiên những gì nhân viên muốn thấy là sự rõ
ràng về hợp đồng lao động cũng như các chế độ y tế bảo hiểm.
c. Nhu cầu được hòa hợp (nhu cầu xã hội):
Nhu cầu xã hội là những mong muốn về sự thuộc về. Có thể hiểu sự giao tiếp
xã hội, những mong muốn về tình cảm, sự gắn bó,… Vậy làm thế nào để đáp ứng
được nhu cầu xã hội? Mấu chốt của vấn đề thành công trong việc phát triển nhu
cầu xã hội chính là sự tương tác.
- Tạo điều kiện để nhân viên mở rộng giao lưu giữa các bộ phận thông qua các hoạt động.
- Cho nhân viên cơ hội bày tỏ những suy nghĩ từ các buổi review trong các quý.
- Tạo môi trường tương tác hiệu quả thông qua các dịp lễ. Ví dụ: 8/3, ngày
Phụ Nữ Việt Nam, sinh nhật nhân viên,…
d. Nhu cầu được tôn trọng:
Khi đã gắn bó đủ lâu tại một doanh nghiệp, nhân viên họ mong muốn được
chia sẻ, trình bày, góp tiếng nói của mình cho sự phát triển chung. Đồng thời, sự
công nhận về năng lực, sự đề bạt và thăng tiến trở thành một nhu cầu lớn của
nhân viên. Vì họ luôn mong rằng những nỗ lực của mình sẽ được ghi nhận.
Để đáp ứng nhu cầu này, nhà quản lý nên : Nhóm 1 Page 42 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
- Quan tâm đến việc xây dựng lộ trình phát triển cho nhân viên phụ ứng với
khả năng của họ. Tạo cơ hội để họ khẳng định, cạnh tranh công bằng để chứng
minh giá trị bản thân.
- Thiết lập chính sách đánh giá, nhận xét nhân viên theo khung tiêu chí:
chuyên môn, kỹ năng, thái độ,…
- Hoàn thiện các chính sách tuyên dương khen ngợi cho những nhân viên có
thành tích nổi bật.
e. Nhu cầu được thể hiện bản thân:
Lương bổng là thứ quan trọng. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó, nó
không phải thứ giữ chân một nhân viên lâu dài. Vào thời điểm chín muồi của sự
nghiệp, điều họ muốn chính là niềm vui trong công việc. Đây cũng chính là thời
điểm quan trọng của việc sống vì những đam mê. Thế đâu là những cách thức
giúp đáp ứng nhu cầu thể hiện bản thân của nhân viên:
- Tạo cơ hội cho các nhân viên phát triển khả năng, vận dụng sáng tạo vào
công việc. Những dự án nên được giao cho từng nhân viên phù hợp với năng lực của
họ. Trên hết, họ rất cần sự dẫn dắt, hỗ trợ từ những người giàu kinh nghiệm hơn.
- Khuyến khích họ đưa ra những đóng góp vào quá trình phát triển các
hoạt động của tổ chức
- Tạo điều kiện bộc lộ tiềm năng, thể hiện các lý tưởng dưới các hình thức
khác nhau: ổn định, giao quyền.
3.2.2. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow cho doanh nghiệp để
đáp ứng nhu cầu cho người lao động:
a. Nhu cầu thiết yếu (nhu cầu về sinh lý):
Là nhu cầu cơ bản, doanh nghiệp có thể đáp ứng thông qua việc đảm bảo thu
nhập xứng đáng để người lao động không những có thể tự nuôi sống bản thân, mà
còn có điều kiện để chăm lo đời sống vật chất của các thành viên trong gia đình. Bên
cạnh đó cần bảo đảm tốt các khoản phúc lợi khác như tiền thưởng, các chuyến tham
quan, nghỉ mát... Tục ngữ có câu: “Có thực mới vực được đạo”, con người cần phải
được ăn uống, đáp ứng nhu cầu cơ bản mới có thể hoạt động, vươn tới nhu cầu cao
hơn. Chúng ta có thể kiểm chứng dễ dàng điều này khi cơ thể không khỏe mạnh, đói
khát hoặc bệnh tật, lúc ấy, các nhu cầu khác chỉ còn là thứ yếu. Sự phản đối của
công nhân, nhân viên khi đồng lương không đủ nuôi sống bản thân họ cũng thể hiện
việc đáp ứng các yêu cầu cơ bản cần phải được thực hiện ưu tiên.
b. Nhu cầu về an toàn, an ninh:
Con người mong muốn có sự bảo vệ cho sự sống còn của mình khỏi các nguy hiểm.
Nhu cầu này cũng thường được khẳng định thông qua các mong muốn về sự ổn định
trong cuộc sống, được sống và làm việc trong môi trường không có những rủi ro xảy ra.
Chính vì vậy, để đáp ứng nhu cầu an toàn, nhà quản lý có thể bảo đảm điều Nhóm 1 Page 43 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
kiện làm việc thuận lợi, an toàn, bảo đảm công việc được duy trì ổn định và được đối xử công bằng.
c. Nhu cầu được hòa hợp (nhu cầu xã hội):
Để đáp ứng nhu cầu xã hội, người lao động cần được tạo điều kiện làm việc theo
nhóm, được tạo cơ hội để mở rộng giao lưu giữa các bộ phận, giữa bên trong và bên
ngoài, khuyến khích mọi người cùng tham gia ý kiến phục vụ sự phát triển doanh
nghiệp hoặc tổ chức. Nhân viên sẽ cam kết gắn bó nhiều hơn với công việc nếu như
họ được quyền phát biểu về chúng. Họ có khuynh hướng tin tưởng và ủng hộ những
quyết định mà trong đó có phần của họ tham gia vào. Nhiều nhân viên muốn tham
gia vào các quyết định: nhất là khi các quyết định này tác động lên công việc của họ.
Nếu họ có thể đóng góp điều gì đó, họ sẽ cảm thấy rất hãnh diện về những đóng góp
của mình và quyết tâm nhiều hơn để thực hiện quyết định đó.
Bên cạnh đó, cũng để đáp ứng nhu cầu phát triển quan hệ xã hội, tổ chức cần
có các hoạt động vui chơi, giải trí, giao lưu nhân các dịp ngày lễ hoặc các kỳ nghỉ
dài ngày... Các nhu cầu xã hội cũng như các nhu cầu khác được đáp ứng trong tác
động qua lại với những người gần gũi, các thành viên của cộng đồng, các nhóm
xã hội cũng như gia đình.
d. Nhu cầu được tôn trọng:
Để thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng, người lao động cần được tôn trọng về nhân
cách, phẩm chất, được coi trọng sự đóng góp cho tổ chức. Khi một người được khích
lệ, khen thưởng về thành quả lao động của mình, họ sẵn sàng làm việc hăng say hơn,
hiệu quả hơn. Bên cạnh việc được trả tiền lương hay có thu nhập thỏa đáng theo các
quan hệ thị trường, người lao động cũng mong muốn được tôn trọng các giá trị của
con người. Do đó, các nhà quản lý cần thực hiện chính sách khen ngợi, tôn vinh sự
thành công và tuyên truyền những thành tích của cá nhân một cách rộng rãi.
e. Nhu cầu được thể hiện bản thân:
Đối với nhu cầu được thể hiện bản thân, tự hoàn thiện, nhà doanh nghiệp cần
cung cấp các cơ hội phát triển những thế mạnh cá nhân. Nhân viên nào cũng ước
muốn có những bước tiến trong sự nghiệp. Vì vậy, nhà quản lý nên thiết lập
hướng thăng tiến rõ ràng cho tất cả nhân viên. Một khi được áp dụng trong tổ
chức, cách làm trên xem ra có tính hiệu quả khá cao.
Ví dụ, Tập đoàn Ernes&Young đã tiết kiệm hơn 40 triệu USD trong nhiều
năm nhờ vào việc giảm thiểu số vòng quay thay đổi nhân lực, còn Ngân hàng First
Tennessee đã tăng lợi nhuận lên thêm 106 triệu USD chỉ trong vòng hai năm và
tăng mức lợi nhuận lên hơn 50%(4)..
3.2.3. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong dịch vụ du lịch:
a. Nhu cầu thiết yếu (nhu cầu về sinh lý):
Đây là nhu cầu cơ bản nhất đối với con người và nó cũng tương tự với du khách. Để
du khách có thể tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi, dĩ nhiên họ cần phải được đáp Nhóm 1 Page 44 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
ứng về những yếu tố cơ bản như: điều kiện ăn uống, chỗ ở, đi lại. Du khách sẽ
không thể hài lòng về chuyến đi nếu những nhu cầu này không được đáp ứng.
Chỗ nghỉ có thoải mái không? Bữa ăn có đáp ứng được về chất lượng và số lượng
không? Dịch vụ vận chuyển có tốt không? Đó là những câu hỏi mà doanh nghiệp
du lịch cần trả lời nếu họ muốn đáp ứng nhu cầu sinh học của du khách.
b. Nhu cầu về an toàn, an ninh:
Với lĩnh vực du lịch, tính an toàn là cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp du lịch cần
đảm bảo được điều này cho du khách ở tất cả điểm đến, cũng như mọi dịch vụ có trong
tour. Chỉ cần bất kỳ một điểm nào khiến du khách cảm thấy bị “đe dọa”, chắc chắn nó
sẽ mang lại cảm giác không thoải mái cho cả phía khách hàng và phía doanh nghiệp du
lịch. Để thỏa mãn nhu cầu này, doanh nghiệp du lịch cần mang lại cho du khách những
giá trị hữu hình. Nó là những điều mang lại sự an tâm cho khách hàng, điển hình như:
Bảo hiểm cho khách hàng, đảm bảo an toàn trong phương tiện di chuyển, hướng dẫn
viên du lịch chuyên nghiệp, xử lý được tình huống phát sinh.
c. Nhu cầu được hòa hợp (nhu cầu xã hội):
Đáp ứng nhu cầu xã hội cho du khách chính là thỏa mãn được yếu tố tinh thần,
mang lại những trải nghiệm du lịch thoải mái. Ngoài ra nó còn là sự đảm bảo về tính cá
nhân hóa cho du khách. Hiểu đơn giản, một chuyến du lịch đáp ứng được nhu cầu xã
hội của du khách là khi nó mang lại bầu không khí vui vẻ, thoải mái và duy trì
được nó trong suốt chuyến đi. Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch cần thể hiện
được sự tận tình khi hỗ trợ, khuấy động được bầu không khí và tạo được sự
hứng khởi cho du khách. Từ đó mang lại trải nghiệm du lịch tốt nhất cho du
khách, giúp họ cảm thấy thích thú và khám phá được thêm điều mới.
d. Nhu cầu được tôn trọng:
Yếu tố này tương ứng với mức 4 trong tháp nhu cầu Maslow. Trong đó, doanh
nghiệp/nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần đảm bảo được du khách cảm thấy được tôn
trọng trong suốt chuyến đi. Nó giống với việc, muốn du khách tôn trọng và quý mến
doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần thể hiện lại sự tôn trọng với họ. Điều này
được thể hiện qua những việc như: hướng dẫn viên thay mặt doanh nghiệp gửi lời
cảm ơn tới đoàn du khách sau chuyến đi, hướng dẫn viên tận tình hướng dẫn và giải
đáp thắc mắc cho du khách, sự tôn trọng giữa những du khách trong đoàn,..
e. Nhu cầu được thể hiển bản thân:
Đây là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow, cũng là yếu tố mà mọi
doanh nghiệp du lịch muốn hoàn thành. Bởi lẽ chỉ khi đáp ứng được nhu cầu
này, doanh nghiệp mới mang lại cho du khách trải nghiệm tuyệt vời nhất. Với
nhiều du khách, du lịch không chỉ là nghỉ dưỡng hay trải nghiệm mà nó còn là
khám phá bản thân, truyền cảm hứng cho người xung quanh. Chính vì vậy, nếu
một doanh nghiệp du lịch có thể cung cấp cho du khách công cụ để thực hiện
điều này, đồng nghĩa với việc họ đã đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu này. Nhóm 1 Page 45 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
3.2.4. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong giáo dục:
a. Nhu cầu thiết yếu (nhu cầu về sinh lý):
Tương ứng với cấp độ một trong tháp, nó là những nhu cầu cơ bản trong cuộc
sống như ăn uống, ngủ nghỉ, sinh lý,… Cha mẹ cần dạy cho con cái biết cách tự
bản thân đáp ứng được những nhu cầu này, thay vì chiều chuộng và làm hộ cho
con. Bởi lẽ nếu cứ tiếp tục bao bọc và chăm sóc quá chu đáo, nó sẽ tạo cho đứa
trẻ sự ỷ lại và khả năng sinh tồn của đứa trẻ vô tình bị tước mất.
b. Nhu cầu được an toàn, an ninh:
Nhu cầu an toàn ở đây nó nằm ở khía cạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Cha mẹ cần
dạy cho con mình biết cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân và có ý thức về một cuộc sống
“an toàn”. Nó nằm ở việc có được một công việc, có gia đình, sức khỏe, tài sản.
c. Nhu cầu hòa hợp (nhu cầu xã hội):
Nó chính là cảm xúc của con với người xung quanh. Cha mẹ cần giúp con
mình nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, xây dựng được tình cảm gắn
kết giữa các thành viên trong nhà. Ngoài ra, nó còn là sự phát triển các mối quan
hệ với người ngoài xã hội: bạn bè, đồng nghiệp. Dạy cho con mình biết đối nhân
xử thế, xây dựng niềm tin giữa con người với con người.
d. Nhu cầu được tôn trọng:
Mỗi cá nhân đều có những suy nghĩ, quan điểm, cái tôi riêng. Vậy nên cha mẹ
cần dạy cho con mình biết tôn trọng điều đó với mọi người và ngược lại, bản
thân cha mẹ cũng cần thể hiện được sự tôn trọng với con cái.
e. Nhu cầu được thể hiện bản thân:
Tương ứng với cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu. Ở cấp độ này, những nhu
cầu về vật chất đã không còn quan trọng mà thay vào đó là tinh thần. Thể hiện
bản thân ở đây là lòng tự trọng, mong muốn khẳng định bản thân và đạt được
thành tựu, đóng góp ý nghĩa vào cho cuộc sống. 4. Động cơ
4.1. Động cơ chính của giai cấp công nhân chính là lợi ích cá nhân:
- Lợi ích vật chất: thu nhập (tiền lương, phụ cấp và tiền thưởng), dịch vụ xã
hội cơ bản (nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch…) và an sinh xã hội (bảo hiểm y tế,
bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm thai sản…).
- Lợi ích tinh thần: được phát triển bản thân theo mong muốn để nâng cao
trình độ, được làm chủ bản thân không bị chèn ép, bóc lột, nhận sự ủng hộ và tôn
trọng từ người sử dụng lao động. Nhóm 1 Page 46 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
4.2. Ứng dụng vào thực tiễn:
Đợt dịch lần thứ 4 vừa qua, khi các nhà máy, xí nghiệp dừng hoạt động hoặc
đóng cửa khiến cho công nhân bị mất việc. Suốt 6 tháng không có tiền lương và tiền
hỗ trợ khiến cho công nhân đổ về quê đồng loạt ngay khi các thành phố gỡ bỏ lệnh
phong tỏa. Người công nhân khi mất động cơ lợi ích vật chất sẽ không thể tiếp tục
làm việc gây rất nhiều hậu quả xấu cho nền kinh tế. Vì thế chúng ta cần tìm hiểu kỹ
lưỡng về động cơ làm việc của người công nhân để đưa ra các chính sách về an
sinh xã hội từ đó giữ chân người công nhân ở lại làm việc, tránh tình trạng quá trình
sản xuất bị đình trệ do thiếu nhân công tại các khu công nghiệp. 5.
Khảo sát tâm lý công nhân trong đợt dịch Covid thứ 4
Tính đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh Covid-19 đã tác động đến nhiều mặt
trên các lĩnh vực khác nhau như kinh tế-xã hội, nhất là ảnh hưởng sâu rộng đến
các doanh nghiệp và người lao động. Trong đó, công nhân là một trong những
đối tượng chịu sự ảnh hưởng sâu sắc. Từ đó có những biến đổi đáng kể về mặt
tâm lý. Chính vì lý do này mà nhóm chúng tôi đã tiến hành một cuộc nghiên cứu
về tâm lý xã hội trong đại dịch covid-19, cụ thể là tâm lý công nhân.
Cuộc khảo sát được thực hiện trong 2 ngày với tổng số 50 công nhân tham gia
khảo sát đến từ nhiều nơi trên khắp cả nước với kết quả như sau:
Câu 1: Anh/chị có thường hay có những biểu hiện của bất ổn tâm lý (mệt mỏi, tức
giận, cáu gắt, nóng nảy, khó chịu,...) trong mùa dịch không?
Câu 2: Đi làm trong mùa dịch, việc trở thành F0 hay F1 là điều có thể xảy ra.
Anh/chị có đồng tình về điều này không? Nhóm 1 Page 47 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Câu 3: COVID-19 có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của anh/chị không?
Câu 4: Đa số những doanh nghiệp hiện nay đều bắt buộc công nhân phải làm việc
"3 tại chỗ" hay "1 cung đường 2 điểm đến". Nếu anh/chị là công nhân, anh/chị có
sẵn sàng thực hiện "3 tại chỗ"/"1 cung đường 2 điểm đến" không? Nhóm 1 Page 48 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Câu 5: Theo anh/chị, các doanh nghi ệp có đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công nhân
khi thực hiện "3 tại chỗ" hay "1 cung đường 2 điểm đến" không?
Câu 6: Nguồn thu nhập của anh/chị có bị giảm sút trong dịch bệnh COVID-19 không?
Câu 7: Nếu anh/chị là công nhân thì anh/chị có sẵn sàng nghỉ việc để đảm bảo
sức khoẻ và không có thu nhập?
Câu 8: Anh/chị có tin tưởng vào chính sách phòng chống COVID-19 hiện nay
của Nhà nước và Chính phủ không? Nhóm 1 Page 49 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
Câu 9: Anh/chị nghĩ nỗi lo lớn nhất của một công nhân hiện nay, nhất là trong
thời gian dịch bệnh khó khăn này là gì? 1 vài chia sẻ:
A: “Nỗi lo lớn nhất là doanh nghiệp tỏ ra vô trách nhiệm với công nhân của mình,
chính phủ tỏ ra vô trách nhiệm với quốc dân của mình. Còn lại mọi việc ( nếu
không chết ) đêu là những vấn đề có thể giải quyết trong tầm tay”.
B: “Làm ăn thì bết bát, công việc khó khăn, kinh tế thì không ổn định, mà đôi khi
cũng nản dữ lắm nhiều lúc cũng không muốn làm do dịch bệnh diễn biết phức tạp,
tại do thiếu nợ nhiều quá nên bắt buộc phải đi làm chứ cũng ớn dữ lắm gòi, mà
nếu không nợ nần chất đống thì cũng nghĩ cho khoẻ chứ ở chung với F0 thì nghĩ
coi dám ở chung không? Không phải nói chứ tại xui mới dính vô CTY toàn F0, thời
thế ép buộc ta vào nước đường cùng thì ta cũng chấp nhận sự thật, phải trải qua
đắng cay ngọt buồi mới học được cách sống tốt”.
C: “Theo tôi thì lương công nhân vốn đã không đủ để trang trải cuộc sống gia
đình, phải tiện lắm mới không bị mắc nợ. Mùa dịch vừa qua phía công ty cho nghỉ
để chống dịch, hỗ trợ 80 ngàn đồng / 1 ngày, với tôi thì tôi thật sự lo lắng, nhất là
về học phí của các con tôi. Bên cạnh đó thì còn rất nhiều nỗi lo khác nữa, chủ yếu
là không đủ thu nhập để có thể lo cho gia đình”.
Câu 10: Theo anh/chị thì công nhân hiện nay nên lựa chọn những phương án
nào để đảm bảo về mặt thu nhập cũng như đảm bảo về mặt sức khoẻ? 1 vài chia sẻ:
D: “Chính phủ phải chăm lo cho người dân của mình, doanh nghiệp và công đoàn có
thể tạo điều kiện để người của mình được làm việc để có miếng cơm manh áo chăm lo
cho gia đình. P.s: Để tránh xảy ra tranh cãi, biện hộ dùm chính phủ, tớ là người đứng
tuyến đầu đi từ thiện, tình nguyện chống dịch nhé. Cơ sở vật chất, sự hỗ trợ của CP là
cực kì tồi tệ. Nếu ai muốn cảm nhận rõ điều này, ráng ráng canh mấy Nhóm 1 Page 50 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
đợt dịch sau tình nguyện đi là biết à :)))) người hành động thường không hay nói láo”.
E: “Theo tôi thì vẫn phải thích ứng "sống chung với dịch" - tức là vẫn tham gia đi
làm nhưng tuyệt đối tuân thủ 5K của Bộ Y Tế”.
F: “Tiếp tục công việc, ở lại nơi làm việc nhưng phải giữ khoảng cách an toàn với
mọi người, luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Giảm nguy cơ lây nhiễm tới mức tối thiểu”. Nhóm 1 Page 51 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội PHỤ LỤC
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho Công nhân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid lần 4)
Trong dịch bệnh Covid lần 4 đầy gian nan, tâm lý con người nói chung tâm lý
công nhân nói riêng đang là vấn đề nóng mà các nhà nghiên cứu quan tâm. Để có
cái nhìn khách quan, chính xác hơn về vấn đề này chúng tôi rất mong nhận được
sự giúp đỡ từ anh/chị. Xin chân thành cảm ơn!
Câu 1: Anh/chị có thường hay có những biểu hiện của bất ổn tâm lý (mệt mỏi,
tức giận, cáu gắt, nóng nảy, khó chịu,...) trong mùa dịch không?
Hoàn toàn không Hiếm khi Thỉnh thoảng Thường xuyên Luôn luôn
Câu 2: Đi làm trong mùa dịch, việc trở thành F0 hay F1 là điều có thể xảy ra.
Anh/chị có đồng tình về điều này không? 1. Có 2. Không
Câu 3: COVID-19 có ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của anh/chị không? 1. Có 2. Không
Câu 4: Đa số những doanh nghiệp hiện nay đều bắt buộc công nhân phải làm
việc "3 tại chỗ" hay "1 cung đường 2 điểm đến". Nếu anh/chị là công nhân,
anh/chị có sẵn sàng thực hiện "3 tại chỗ"/"1 cung đường 2 điểm đến" không? 1. Có 2. Không
Câu 5: Theo anh/chị, các doanh nghiệp có đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công
nhân khi thực hiện "3 tại chỗ" hay "1 cung đường 2 điểm đến" không? 1. Có 2. Không
Câu 6: Nguồn thu nhập của anh/chị có bị giảm sút trong dịch bệnh COVID-19 không? 1. Có 2. Không
Câu 7: Nếu anh/chị là công nhân thì anh/chị có sẵn sàng nghỉ việc để đảm bảo sức
khoẻ và không có thu nhập? 1. Có 2. Không
Câu 8: Anh/chị có tin tưởng vào chính sách phòng chống COVID-19 hiện nay của
Nhà nước và Chính phủ không? 1. Có Nhóm 1 Page 52 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội 2. Không
Câu 9: Anh/chị nghĩ nỗi lo lớn nhất của một công nhân hiện nay, nhất là trong
thời gian dịch bệnh khó khăn này là gì?
Câu 10: Theo anh/chị thì công nhân hiện nay nên lựa chọn những phương án nào
để đảm bảo về mặt thu nhập cũng như đảm bảo về mặt sức khoẻ?
Cảm ơn sự giúp đỡ của anh/chị Nhóm 1 Page 53 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phân loại các hiện tượng tâm lí - PGS.TS. Nguyễn Sinh Phúc – Bộ môn Nội
Tâm thần http://www.benhvien103.vn/phan-loai-cac-hien-tuong-tam-li/
2. Tri giác xã hội – Phần I. (2014).
https://caphesach.wordpress.com/2014/10/09/tri-giac-xa-hoi-phan-i/
3. Các nét nghƿa tri nhận của động từ tri giác thấy trong tiếng Việt. Nguyễn
Hoàng Phương/ Tạp Chí Khoa Học (2019).
http://journal.hcmue.edu.vn/index.php/hcmuejos/article/view/91
4. Tâm lý học xã hội, Những vấn đề lý luận - Trần Hiệp, Hà Nội (1994).
5. Tâm lý truyền thông và giao tiếp- Nguyễn Thị Oanh.
6. Khuôn mẫu tư duy và định kiến xã hội đối với việc hình thành dư luận
xã hội- TS. Nguyễn Thị Lan, Tạp chí lí luận chính trị.
7. Xã hội học nhập môn - Trần Thị Kim Xuyến & Nguyễn Thị Hồng Xoan.
(2005), NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
8. Các thực nghiệm trong tâm lý học xã hội- Trần Thị Minh Đức, NXB ĐH QGHN 2008
9. Tâm lý xã hội- Vũ Mộng Đóa, Tổ chức – Xã hội, Chương 2 (2010)
10. Tiểu luận định kiến xã hội- Đại học quốc gia Hà Nội – Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-dinh-kien-xa-hoi-56928/
11. Tri giác xã hội là gì? Các cơ chế tri giác xã
hội https://lytuong.net/tri-giac-xa-hoi-la-gi/
12. Tri giác xã hội - Mai linh (nhóm trưởng), Nguyễn Công Huân, Nguyễn
Trung Thành, Nguyễn Duy Hiệp, Trịnh Văn Tịnh
https://123docz.net//document/2444100-tri-giac-xa-hoi-mon-xa-hoi-hoc.htm
13. Bộ ảnh " GIAI CẤP CÔNG NHÂN – LỰC LƯỢNG TIÊN PHONG CỦA
CÁCH MẠNG VIỆT NAM ". (2020, 04 28 ).
http://ttvanhoa.hocmon.gov.vn/chuyen-muc/bo-anh-giai-cap-cong-nhan-luc-
luong-tien-phong-cua-cach-mang-viet-nam-cmobile388-2066.aspx
14. Những biến đổi tích cực trong giai cấp công nhân nước ta hiện nay -
Đức Thiệm. (2021, 05 26).
https://lamdong.gov.vn/sites/ldld/diendantraodoi/SitePages/Nhung-bien-doi-
tich-cuc-cua-giai-cap-cong-nhan-nuoc-ta-hien-nay.aspx
15. Giáo trình Chủ nghƿa xã hội Khoa học - GS. TS Hoàng Chí Bảo. (2019).
Hà Nội: Bộ Giáo dục và Đào tạo.
16. Giai cấp công nhân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại - Huỳnh Tấn Lập. (2011). Thành phố Hồ Chí Minh: Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Nhóm 1 Page 54 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
17. Tháp nhu cầu Maslow là gì và những ứng dụng trong cuộc sống. - Lương
Hạnh. (2020, 08 05). https://marketingai.vn/thap-nhu-cau- maslow-trong-marketing/
18. Liên minh công - nông: Thắng lợi đầu tiên của Đảng. - Nguyễn Văn Toàn.
(2020, 03 26). http://khxhnvnghean.gov.vn/m/?x=2698/khxhnv-doi-
song/lien-minh-cong-nong-thang-loi-dau-tien-cua-dang
19. Phong trào "Ba sẵn sàng" thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
một thành công nổi bật của Đảng về công tác thanh vận. - PGS, TS
NGUYỄN QUANG LIỆU. ( 2021, 12 03). http://doanthanhnien.vn/tin-
tuc/cong-tac-giao-duc/phong-trao-ba-san-sang-thoi-ky-khang-chien-chong-my-
cuu-nuoc-mot-thanh-cong-noi-bat-cua-dang-ve-cong-tac-thanh-van
20. Tài liệu Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. - Phạm Quang Hải. (2014).
21. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ĐẾN
GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM. HÀ NỘI : ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ
NỘI. - PHẠM QUỲNH TRANG. (22020. Nhóm 1 Page 55 lOMoAR cPSD| 39651089
Tâm lý học xã hội
PHẦN ĐÁNH GIÁ NHÓM STT Họ và tên MSSV Ghi chú Điểm nhóm 1 Lê Vĩnh Luân 2056090158 Nhóm trưởng 10 2 Nguyễn Thành Trung 2056090232 9.85 3
Trần Thị Kiều Linh 2056090155 10 4
Lê Thị Thuỳ Linh 2056090154 9.65 5 Phan Tấn Phát 2056090089 9.25 6
Nguyễn Yến Nhi 2056090175 9.8 7
Nguyễn Ngọc Gia My 2056090028 9.7 8 Lê Minh Khánh Hiền
2056090128 Từ lớp 03 chuyển qua 9.7 9
Hoàng Thị Y Phụng
2056090188 Từ lớp 03 chuyển qua 9.7 10
Nguyễn Trọng Gia Nghi 2056090169 Từ lớp 03 chuyển qua 9.4 11 Nay H’Brang 2056090076 9.4
Ghi chú: Điểm nhóm là trung bình cộng các điểm số do các thành viên trong
nhóm đánh giá lẫn nhau, tính trên thang điểm 10.