Tiểu luận "Hai cuộc khai thác thực địa của thực dân Pháp"

Tiểu luận môn Lịch sử kinh tế với đề tài "Hai cuộc khai thác thực địa của thực dân Pháp" của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
18 trang 11 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận "Hai cuộc khai thác thực địa của thực dân Pháp"

Tiểu luận môn Lịch sử kinh tế với đề tài "Hai cuộc khai thác thực địa của thực dân Pháp" của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

101 51 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|27879 799
0
HỌC VIỆN BÁO CHÍ TUYÊN TRUYỀN
KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỀ TÀI
HAI CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NỀN KINH T VIỆT NAM
Giảng vn hướng dẫn: Ths. Đào Anh Quân
:
Bùi Thị Minh Nguyệt
SV
: 1955270096
:
Quản lý Kinh tế K39 A
2
Lớp
Hà Nội, 05/2021
lOMoARcPSD|27879 799
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
1. do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
NỘI DUNG ................................................................................................................... 2
I. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp những
chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (1884-1918) .............................................. 3
1. Chính sách khai thác thuc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1884-1918)
.................................................................................................................................. 3
2. Những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam................................................ 9
II. Cnh sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực n Pháp những
chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (1919-1939) .............................................. 9
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-
1939) ........................................................................................................................ 9
2. Những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam.............................................. 15
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 16
DANH MỤC THAM KHẢO ..................................................................................... 17
MỞ ĐẦU
1. do chọn đề tài
cấu kinh tế luôn nền tảng sở tồn tại của một quốc gia trong các giai
đon lịch sử đã qua. Đối với Việt Nam, cơ cấu kinh tế thời kỳ Pháp thuộc là giai đoạn
lịch sử cùng quan trọng, phản ánh đặc điểm cũng n nh chất của hội Việt
Nam, một hội nửa thuộc địa nửa phong kiến dưới thời thực n Pháp.
Nghiên cứu
về đề tài này nhằm lý giải sao thời kỳ cận đại xã hội Việt Nam lại mang bản cht đó.
lOMoARcPSD|27879 799
2
Đồng thời lý giải những tác động trong công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đến
hội Việt Nam làm xuất hiện những trào lưu tưởng mới, những con đường giải phóng
n tộc mang nhiều khuynh hướng khác nhau. Và đánh giá được sự xuất hiện của chủ
nghĩa tư bản Pháp đối với xã hội Việt Nam với một cách nhìn khách quan nhất. Để hiểu
sâu hơn về vấn đề này, tác giả xin đi vào m hiểu đề tài: “Hai cuộc khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp và tác động đối với nền kinh tế Việt
Nam”
2. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm về những chính sách khai tc thuộc địa của thực dân Pháp
qua 2 thời kỳ xâm lược (1884-1918 và 1919-1939), đánh giá về những chuyển biến v
kinh tế Việt Nam qua 2 thời kỳ này, từ đó làm rõ được những tác động đối với kinh tế
Việt Nam từ hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhằm rút ra bài học cách
mạng đúng đắn trong sự nghiệp xây dng đất nước và phát triển kinh tế Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cu đ tài này, trên cơ sphương pháp luận của chủ nghĩa Mac Lênin,
tác giả sdụng phương pháp phân tích, tổng hợp đtrình bày, gii c sự kiện lịch
sử, hai chính sách khai thác thuộc địa của thựcn Pháp (1884-1939) một cách có luận
cứ khoa học và cơ sở thực tiễn.
NỘI DUNG
Ngay khi chiếm toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp đã cý đến yếu tố “chia đ trị”
để phục vụ kịp thời và đắc lực cho công cuộc khai thác và bóc lột kinh tế. Việt Nam b
chia cắt m 3 xứ: xứ Nam kỳ thuộc địa đặt i quyền Bộ hàng hải Bộ thuộc địa;
xứ Trung kỳ bảo hộ, xứ Bắc kỳ nửa bảo hộ, đặt dưới quyền quản lý của Bộ ngoại giao.
Pháp còn thành lập Liên bang Đông Dương gồm Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ, Cao Miên
Ai Lao; toàn b Liên bang do một Toàn quyền cai trị với những quyền dân sự và
quân sự rộng rãi nhất. Liền sau đó, thực dân Pháp đã bắt tay vào công cuộc khai thác
thuộc địa mà không tmột thủ đoạn nào.
lOMoARcPSD|27879 799
3
ng cuộc khai thác thuộc địa của Pháp được chia thành 2 giai đoạn:
- Cuộc khai thác thuc địa lần thứ nhất (1884-1918)
- Cuộc khai thác thuc địa lần thứ hai (1919-1939)
I. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và những
chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (1884-1918)
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần th nhất của thực dân Pháp (1884-1918)
Pôn Đume (Paul Doumer) - ngun Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp được cử sang
làm toàn quyền Đông Dương từ năm 1847 - đã thi hành chính sách khai thác thuộc địa
rất tàn bạo ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng trên tất cả các lĩnh vực.
- Trong nông nghiệp
Thực dân Pháp thực hiện hai chính sách: tập trung hóa ruộng đất và kìm hãm việc
áp dụng khoa học, kỹ thuật.
Về chính sách tập trung hóa ruộng đất: Thực n Pháp đã thực hiện nhiều biện
pháp nhằm cướp đoạt rung đất của nông dân, như việc cho phép Thống đốc có quyền
cho và bán ruộng đất của nông dân đã cấy cày, đẩy nông dân phiêu bạt vào năm 1865,
đến việc ép triều đình nhà Nguyễn giao cho Pháp quyền sử dụng đất hoang được tự
do chiếm đoạt ruộng đất của nông dân vào năm 1897 việc ban hành Nghị định cho
phép toàn quyền Đông Dương có quyền giao những lô đất dưới 1000 ha cho bản tư
nhân Pháp o năm 1913. Kết quả là, diện ch đất nằm trong tay tư bn nhân Pháp
tăng nhanh, đạt 10.000 ha năm 1890 và tăng lên 470.000 ha năm 1913
1
. Như vậy, quyền
sở hữu tối cao về ruộng đất ở Việt Nam từ vua chuyển sang nhà nước bo hộ Pháp.
Ruộng đất mà Pháp chiếm đoạt được dùng để lập ra các đồn điền, phần lớn là đồn
điền chuyên trồng lúa, tiếp đến là các đồn điền cao su, cà phê, thuốc lá; chỉ có một số ít
1
Nguyễn Quang Ngc (chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2010, tr.231
lOMoARcPSD|27879 799
4
đồn điền Pháp sử dụng chuyên sản xuất chăn nuôi đcung cấp thực phẩm cho người
Pháp.
Ngoài việc trực tiếp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, Pháp còn dùng ruộng đất
để lôi kéo một bộ phận địa chủ phản động làm tay sai đắc lực cho mình bằng cách tạo
điều kiện để bọn địa chủ quyền chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Được sự bo tr
của thực dân Pháp, bọn địa chủ ra sức hoành hành ở nông thôn, người nông dân bị mất
đất phải lang bạt, tha phương kiếm sống. Hậu quả là, 5% dân số địa chủ lại chiếm
n 50% diện tích đất canh tác trong khi 90%n số lúc đấy giờ là nông dân chchiếm
chưa đến 20% diện tích đất canh tác Vit Nam2. Đất được địa chủ phát canh thu
nặng, nông dân phải nộp 50% hoa lợi cho địa chủ và kèm theo nhiều khoản cống nộp
khác gọi là địa tô phụ. Chính vì vậy, đời sống nông dân rất khổ cực.
Về chính sách kìm hãm việc áp dụng khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp: Mục
đích của thực dân Pháp khi thực hiện chính sách kìm m việc áp dụng khoa học, kỹ
thut trong nông nghiệp chính là tận dụng tối đa độ phì của đất và sức lao động rẻ mạt
nhm thu lợi nhuận cao. Pháp chưa bao giờ đặt vấn đề kĩ nghệ hoá nông nghiệp ở Việt
Nam, do đó kỹ thut canh tác rất lạc hậu. Trong các đồn điền, phương thức kinh doanh
của thực dân Pháp chủ yếu vẫn phát canh, thu theo lối bóc lột phong kiến để tiết
kiệm các chi phí chung, nhất là chi phí quản lý. Việc duy trì lối bóc lột phong kiến kết
hợp với lối cướp bóc của thực dân Pháp đã làm phá sản người nông dân, kìm hãm sức
sản xuất trong nông nghiệp. Năng suất cây trồng đều thấp, kể cả năng suất lúa của Việt
Nam lúc bấy giờ (12 tạ/ha) cũng thấp n nhiều so với các nước trong khu vực và thế
gii như Thái Lan (18 tạ/ha), Malaixia (21 tạ/ha)
2
. Trong khi đó, phần lớn lương thc
(nhất sản lượng gạo) đều dành cho xuất khẩu vẫn tăng lên ng đẩy người n vào
cảnh đói kém triền miên.
2
Đinh Xuân Lâm (chbiên), Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập 2), NXB Giáo dục Hà Nội, 2014, tr.213
lOMoARcPSD|27879 799
5
- Trong công nghiệp
Với mục đích khai thác các nguồn tài nguyên tiềm năng thuộc địa để xuất
khutìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá công nghiệp ế tha của chính quc nên
thực dân Pháp chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp khai thác có thế mạnh ra sức
kìm hãm sphát triển ca các ngành ng nghiệp khácthuộc địa. Chúng chỉ tập trung
o các ngành sn xuất những nguyên liệu, sản phẩm mà Pháp không có và không làm
tổn tại đến công nghiệp ca chính quốc, như ngành khai thác mỏ (than đá, thiếc, km,…)
một số ít các sở công nghiệp khác phục vụ cho đời sống của bộ máy thống trị
iện, ớc, ...).
Ngành khai mỏ được Pháp rất quan tâm có tiềm ng dồi dào thu đưc lợi
nhun nhanh chóng. Tổng số vốn mà Pháp đầu tư vào khai mỏ giai đoạn 1896-1914 là
249 triệu phrăng
3
; Sgiấy phép thăm mỏ tính trên toàn Đông Dương tăng khá nhanh,
từ 469 giấy phép (năm 1907) lên 3.070 giấy phép (năm 1912). Trong ngành mỏ, khai
thác than chiếm vị trí quan trọng nhất với tổng sản lượng khai thác tăng từ 285.915 tấn
(năm 1903) lên 500.000 tấn (năm 1913)
4
. Than được tập trung ở những mỏ dễ khai thác,
dễ kiểm soát, dễ bảo vệ như mỏ Hòn Gai, Đông Triều, ... Sau mỏ than, Pháp cũng đã
chú ý đến các mkim loại khác như: m thiếc nh Túc (Cao Bằng), mỏ km Tràng
Đà, Chợ Đồn (Bắc Cạn, Thái Nguyên), mỏ đồng Vạn Sài (Sơn La), mỏ sắt Thái
Nguyên, ...
Ngoài khai thác mỏ, các ngành công nghiệp khác rất ít ỏi. Chúng lập ra một số
công ty khí Hà Nội, Hải Phòng nhưng chủ yếu lắp ráp, sửa chữa. Ngành điện
phát triển hạn hẹp chỉ với một số nhà máy điện xây dựng tại Hải Phòng (năm 1892) và
Nội (năm 1894), chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Công nghiệp nhẹ quy
nh với mt số nghiệp sản xuất ợu, bia, xay xát gạo, chế biến lâm sản, diêm,
3
Nguyễn Quang Ngc (chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2010, tr.230
4
Đinh Xuân Lâm (chbiên), Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập 2), NXB Giáo dục Hà Nội, 2014, tr.118
lOMoARcPSD|27879 799
6
dệt, giấy; đáng chú ý nhà máy rượu Đông Dương (1900), nhà máy sợi Nam Định
(1901).
n cạnh c nghiệp của thực dân Pháp, tư sản Việt Nam cũng đã bỏ vốn để
kinh doanh vào các ngành dệt, xay xát lúa, sản xuất gạch, ... nhưng quy nhỏ, bl
thuộc vào kinh doanh của Pháp. Các ngành thcông nghiệp Việt Nam như nghề dệt vải,
o sợi, giấy, đường đều bị chèn ép, nhiều nghề bị phá sản, tàn lụi; chmột số ngành
tồn tại được n đồ gốm, m nghệ.
Nhìn chung, công nghiệp ở thời kỳ này tuy có phát tri n h n trể ơ ước nh ng cònư
rấất nh bé và què qu t.
- Trong giao thông vận tải
Pháp khá chú trọng đến việc xây dựng và mở rộng mạng lưới giao thông vận tải.
Đường bộ được xây dựng đến nhng khu vực đồn điền, hầm mỏ, bến cảng hay các vùng
biên giới quan trọng, với các tuyến như Sài Gòn - Tây Ninh, Vinh - Sầm Nưa, Hà Nội
- Cao Bằng. Đường thủy được chú trọng mở rộng ở các sông lớn n sông Hồng, sông
Đồng Nai, ... với việc xây dựng một s cầu bắc qua sông như cầu Long Biên (Hà Nội),
cầu Tràng Tiền (Huế), cầu nh Lợi (Sài Gòn), ... Bên cạnh đó, Pháp còn xây dựng một
số cảng lớn như cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng, cảng Hải Phòng, ... nối liền tuyến đường
biển giữa Việt Nam với Pháp và nhiều nước trên thế giới. Song song với xây dựng các
tuyến đường biển, Pháp còn thành lập các công ty tàu biển như công ty ngstanh,
Giăngduypuy, Rocsơ. Đồng thời, Pháp cũng ưu tiên xây dựng các tuyến đường sắt
chuyên chở ng hóa, nguyên liệu như tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho (năm 1885),
Hà Nội - Lạng Sơn (1902), Hà Nội - Vinh (1905), ...
Rõ ràng, mạng lưới giao thông thực dân Pháp xây dựng chủ yếu phục vụ cho
mục đích chính trị, kinh tế, quân scủa Pháp chứ không phải nhằm phục vụ lợi ích ca
người dân Việt Nam. Đại bộ phận người Việt vn phải sử dụng phương tiện vận tải c
truyn, lạc hậu do giá cước quá đắt đỏ, mật độ đường giao thông vẫn thưa thớt (nếu tính
lOMoARcPSD|27879 799
7
trên một vạn dân thì kém Pháp 8 lần, kém Angiêri 5 lần, kém Nhật 3 lần
5
) phân bố
chủ yếu đồng bằng, ven biển hoặc gần các sở khai tc của Pháp; chất lượng đường
giao thông kém, phương tiện ít, cũ kỹ và lạc hậu.
- Trong thương nghiệp
Pháp nắm độc quyền về thương nghiệp, nhất ngoại thương và thực hiện chính
sách trao đổi hàng hóa không ngang giá. Việt Nam phải bán cho Pháp những loạing
a mà Pháp cần, không được xuất sang nước khác, như nguyên liệu thô, nông lâm sản,
đặc biệt gạo. Đồng thời, Việt Nam phải mua vào những hàng a Pháp ế thừa,
chất lượng thấp n so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác, bao gồm chủ
yếu là các mặt ng tiêu dùng như vải, đ hộp, bột mì (chủ yếu phục vụ cho b máy cai
trị). Riêng c loại máy móc phc v cho sản xuất chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá tr
ng nhập khẩu (chỉ chiếm 1,5% - năm 1915).
n cạnh đó, Pháp còn đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác o Việt Nam
(thuế từ 25-130%), nên tỷ lệ hàng hóa Pháp trong hàng nhập khẩu tăng nhanh, từ 37%
(năm 1894) lên 50% (năm 1898)
6
. Việc nhập khẩu hàng hóa càng làm cho nghề truyn
thống của Vit Nam bị phá sản, kinh tế ngày ng lệ thuộc vào Pháp. Pháp mở rất nhiều
công ty thương mại ở khắp nơi trên lãnh th Vit Nam như công ty Đơni,
Đêcua, Cabô, Bôilăng Đơri, Trong cán cân tơng mại, Việt Nam thường ớc
xut siêu và chính xut siêu mạnh cho thấy nhân dân Việt Nam càng bị bòn rút đến tận
xương tủy.
- Trong lĩnh vực tài chính, tiền t
Thuế khóa t đặc trưng cho chính sách thực dân của Pháp Đông Dương. Pháp
nắm tất cả các ngun thuế để xây dựng ngân sách. Năm 1898 chúng lp ra ngân sách
5
Nguyễn Tri Dĩnh (chủ biên), Giáo trình Lịch sử kinh tế, NXB ĐHKTQD, Hà Nội, 2008, tr.352-353
6
Nguyễn Tri Dĩnh (chủ biên), Giáo trình Lịch sử kinh tế, NXB ĐHKTQD, Hà Nội, 2008, tr.352-353
lOMoARcPSD|27879 799
8
Đông Dương, sau đó lập ra ngân sách hàng xã, tỉnh và thành phố. Để đảm bảo cho c
ngân ch đó, chúng đặt ra rất nhiều thứ thuế nặng nề và bất công.
Nguồn thu chủ yếu đến từ thuế trực thu thuế gián thu: Thuế trực thu là thuế
thân, thuế đinh (đánh thuế vào mọi người dân Việt Nam là nam giới từ 18-60 tuổi)
thuế điền (đánh thuế vào ruộng đất); thuế gn thu đánh vào hàng tiêu dùng như muối,
rượu, thuốc phiện, ... Trong đó, thuế muối, thuế thuốc phiện chiếm phần lớn trong tổng
số thuế gián thu của ngân sách Đông ơng. Ngoài ra, thực dân Pháp còn ban hành
nhiu tứ thuế vô lý khác như: thuế cư trú, thuế nhốt súc vật, ...
Thậm chí, để đảm bảo nguồn thu, chính quyền thực dân ấn định lượng rượu tu
th cho từng làng từng gia đình, khuyến khích sử dụng thuốc phiện để thu thuế
đầu độc người dân Việt Nam. Chính thuế khóa đã đem lại cho thực dân Pháp nguồn lợi
lớn. Trước khi Pháp thuộc, tiền thuế mỗi năm mà người dân Việt Nam phải nộp cho
triu đình nhà Nguyễn khoảng 30 triệu phrăng, đến thời Đume thì số tiền thuế phải
nộp lên đến 90 triệu phrăng
7
.
Thực n Pháp nh ra khoảng 50-60% tiền thuế để chi phí cho bộ y đàn áp,
ch ng khoảng 20% đphát triển kinh tế, văn hóa. Chính vậy, trong thời kỳ này,
kinh tế Việt nam vẫn nằm trong nh trạng lạc hậu, yếu kém hơn nhiều c nước trong
khu vực.
Năm 1875, thực dân Pháp thành lập ngân hàng Đông ơng năm 1879, ngân
ng Đông Dương phát hành giấy bạc: loại 1 đồng, 0,5 đồng, 0,2 đồng lưu hành ở Nam
bộ. Đến năm 1895, tiền Đông Dương đã chiếm nh toàn bộ thị trường Việt Nam. Tiền
Đông Dương đầu tiên là tiền đúc, rồi chuyển sang tiền giấy, lấy bạc làm bản vị. Sau đó,
Pháp cho du nhập đồng Frăng vào Đông ơng làm scho tiền tvào năm 1897,
với tỷ giá hối đoái 1 đồng Đông Dương = 2,5 Frăng vàng. Song song với việc phát hành
tiền, Pháp còn thành lập ra các ngân hàng để cạnh tranh với bản n kiều, Hoa kiều
7
Đinh Xuân Lâm (chbiên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2014, tr.116
lOMoARcPSD|27879 799
9
địa chủ Việt Nam n ngân hàng Đông Dương, ngân hàng Nông Phố, ngân hàng
Pháp - Hoa, ngân hàng, thương mại, ...
2. Những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam
Tn bộ các chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế của thực dân Pháp luôn tuân
th nguyên tắc không phát triển ng nghiệp nng, biến Vit Nam thành thị trường
cung ứng nguyên liệu tiêu th hàng hóa cho chính quc. Tuy nhiên, mt số yếu tố
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn du nhập vào Việt Nam (dù rất hạn chế), làm cho
nền kinh tế Việt Nam những chuyển biến nhất định theo hướng bản chủ nghĩa.
Nhưng để đạt được lợi nhuận cao nhất, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột
theo lối phong kiến cổ truyền khiến cho nền kinh tế Việt Nam càng bị lthuộc và
kìm hãm trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
n cạnh đó, các chính sách kinh tế phục vụ khai thác thuộc địa của Pháp cũng đã
tác động làm phân hóa giai cấp của xã hội (gồm địa chủ phong kiến nông dân),
làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới (gồm giai cấp công nhân, giai cấp tư sn
tầng lớp tiểu tư sản).
Tóm lại, cuộc khai thác thuc địa lần thứ nhất của thự dân Pháp đã làm cho nền
kinh tế Việt Nam có một số chuyển biến nhất định, đồng thời cũng làm cho mâu thuẫn
giai cấp trong hội Việt Nam trở nên gay gắt. Những chuyển biến đó cùng với sphân
a giai cấp cũ, xuất hin những lực lượng xã hội mới đã tạo nên những điều kiện trong
một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo một hướng mới.
II. Cnh sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pp và những
chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (1919-1939)
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần th hai của thực dân Pp (1919-1939)
Sau thế chiến lần thứ nhất, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, kinh tế sa sút nghiêm
trọng, nợ nước ngoài tăng lên. Để đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực
n Pháp không những tăng cường bóc lột nhân dân trong nước mà còn đẩy mạnh đầu
lOMoARcPSD|27879 799
10
tư, khai tc các vùng thuộc địa, đặc biệt khu vực Đông ơng. Svốn tư bản
tài chính Pháp đầu tư o Việt Nam cao hơn nhiều so với thời kỳ trước chiến tranh, chỉ
nh trong 6 năm (1924 - 1929) đã ng gấp 6 lần so 20 năm trước chiến tranh, trong đó
vốn đầu tư của tư bản tư nhân chiếm vị trí hàng đầu
8
. Với số vốn này, Pháp ưu tiên đầu
vào ngành nông m nghiệp, rồi đến bất động sản, ngân hàng, ngành khai mỏ
(bảng 1)
Ngành Số tin (triệu phrăng) Tỷ lệ phần trăm (%)
ng nghiệp (chế biến, 369,2 12,9 công chính, điện nước)
Mỏ và mỏ đá 546,4 19,1
Nông nghiệp và lâm nghip 900,2 31,4 Thương mại, vn tải 422,5 14,8
Bất động sản, ngân hàng 623,9 21,8
Cộng 2.862,2 100%
Bảng 1. ợng vốn đầu tư theo các ngành kinh tế của các công ty vô danh Pháp
tiến hàng trong những năm 1924 - 1930 ở Việt Nam
9
Nguồn: Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà nội, 2014,
tr.212
Như vậy, Pháp tiếp tục duy trìc chính sách kinh tế đã thực hin ở cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất nhưng với quy mô và cường độ lớn hơn trước nhiều lần.
- Trong nông nghiệp
Pháp đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp với số vốn tăng nhanh, từ 52 triệu phrăng
(năm 1924) lên 400 triệu phrăng (năm 1927). Đồng thời, thực dân Pháp vẫn tiếp tục đẩy
mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để thành lập đồn điền, nhất là đồn điền y công nghiệp
nhit đới (cao su, phê, hạt tiêu, gạo, ...). Năm 1928, Pháp cho pp toàn quyền Đông
Dương có quyền chuyển nhượng những lô đt từ 1.000 ha đến 4.000 ha. Chính vì thế,
diện tích đất do người Pháp chiếm đoạt tăng nhanh, tính đến năm 1930 đạt khoảng 1,1
triu ha, trong đó din tích trồng cao su khoảng 99.000 ha, diện tích trồng phê khoảng
8
Nguyễn Quang Ngc (chủ biên), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2010, tr.251
9
Đinh Xuân Lâm (chbiên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2014, tr.212
lOMoARcPSD|27879 799
11
10.000 ha diện tích trồng chè khoảng 3.000 ha. Sản lưng cao su tăng từ 3.500 tấn
(năm 1919) lên tới 6.796 tn (năm 1924), và đã xuất khẩu được 10.000 tn m cao su
o năm 1929. Nhiều công ty cao su lớn ra đời nhưng ty Đất đỏ, công ty Misơlanh,
công ty trồng cây nhiệt đới,...
10
. Tính đến năm 1939, 27 công ty đã nắm giữ 68% din
tích trồng cao su, 19 công ty đảm bảo 2/3 mức sản xuất cao su với lợi nhuận đạt 309
triu Frăng nhưng chỉ phải trả số tiền công chưa đầy 40 triệu Frăng
11
.
n cnh đó, thực dân Pháp chú trọng hơn đến việc xây dựng và cải tạo một số
công trình thủy lợi nhằm cung cấp ớc ới cho nông nghiệp, mở rộng diện tích đất
canh tác. Do đó, sản lượng lúa gạo cũng tăng lên, đạt 5,574 triệu tấn, trong đó hơn 60%
ng cho xuất khẩu
12
.
- Trong công nghiệp
Vẫn với mục đích vơ vét tài nguyên và tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc nên Pháp
tiếp tục kìm hãm sự phát triển của ng nghiệp thuộc địa, không cho công nghiệp thuộc
địa có cơ hội canh tranh với công nghip chính quốc. Tuy nhiên, để gia ng li nhuận
n thực dân Pháp ngoài việc mở rộng quy mô, cường độ các nhà máy, nghiệp (đã
từ trước) đã cho xây dựng thêm các công ty mới.
Ngành khai mỏ được thực dân Pháp tăng cường đầu đáng kể. Số ợng giấy
phép được Pháp cấp tăng mạnh, tính đến năm 1930 đạt 17.585 giấy phép (trong đó Việt
Nam chiếm hơn 42% tổng số giấy phép); Số diện ch thăm khai thác chiếm gần 1/4
diện tích toàn Đông Dương; Giá trị sản lượng khai thác mỏ cũng tăng nhanh từ 8 triệu
đồng năm 1916 lên 29,5 triệu đồng năm 1939
13
. Trong ngành khai mỏ, khai thác than
ngành phát triển nhất với sợng công nhân đông đảo và sn lượng đạt 2.615 nghìn
tấn năm 1939. Ngoài than, khai thác thiếc, kẽm, chì, vonfram, ... cũng được Pháp chú
10
Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2014, tr.213-214
11
Trích dẫn theo tài liệu: Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam – Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, NXB Thế giới, 2014,
tr.511
12
Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2014, tr.213-214
13
Nguyễn Trí Dĩnh (chủ biên), Giáo trình Lịch sử kinh tế, NXB ĐHKTQD, Hà Nội, 2008, tr.343
lOMoARcPSD|27879 799
12
ý đến. Từ năm 1923 đến năm 1929, tổng giá trị các loại quặng khoáng sản được khai
thác tăng lên gần gấp 2 lần, đạt khoảng 200 triệu phrăng. Số quặng khai thác được chủ
yếu phục vụ cho xuất khẩu, trong đó lượng than xuất khu chiếm tới 65% tổng sản
lượng khai thác (cụ thể là xuất khẩu khoảng 1,3 triệu tấn than - tăng gấp hai lần so với
lượng xuất khẩu năm 1913)
14
. Bên cạnh đó, Pháp tăng cường đầu tư vốn cho các công
ty đang hoạt động, đồng thời thành lập các ng ty mới như: công ty than Hạ Long,
Đồng Đăng, công ty than Tuyên Quang, Đông Triều,... Trong lĩnh vực hầm mỏ cũng
diễn ra tình trạng tập trung bản, riêng hai ng ty (công ty than Bắc Kỳ ng ty
than Đông Triều) với số vốn 87 triệu Frăng đã cung cấp 92% mức sản xuất than antraxit,
với mc lãi n gấp 2 lần số tiền lương đã trcho công nhân
15
. Một số cơ sở chế biến
qung, đúc kẽm, thiếc ở Cao Bằng, Hải Phòng cũng được Pháp xây dựng với mục đích
sơ chế quặng để xuất khẩu.
Mặt khác, thực dân Pháp còn mở rộng thêm một s sở ng nghiệp không
kh năng cạnh tranh với công nghiệp ở chính quốc, như nhà máy sợi Hải Png, Nam
Định, rượu bia Nội, Đông, điện Nội, Hàm Rồng, Bến Thủy, đường Tuy Hòa,
ga Sài Gòn, ...
- Trong giao thông vận tải
Pháp tăng ờng đầu tư vn, trang thiết bị kỹ thuật để xây mới và mở rộng một số
tuyến giao thông cả về đường thủy, đường bộ, đường sắt đường hàng không nhằm
phc vụ đắc lc cho nhiệm vụ khai thác, chuyên chở vật liệu lưu thông hàng a
trong và ngoài nước. Tính đến năm 1940, toàn Đông ơng 21.026 km đường bộ,
trong đó 1/5 rải nhựa; Việt Nam 2.596 km đường sắt với khoảng hơn 3,6 nghìn
toa xe; có đường hàng không nội địa và đi Pháp, Hồng Kông; có một số cảng mới như
Hòn Gai, Bến Thủy,...
16
14
Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đai cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2014, tr.214
15
Trích dẫn theo tài liệu: Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam - Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, NXB Thế giới, 2014,
tr.511-512.
16
Nguyễn Trí Dĩnh (chủ biên), Lịch sử kinh tế, NXB ĐHKTQD, Hà Nội, 2008, tr.350-351
lOMoARcPSD|27879 799
13
Tuy nhiên, nhìn chung mật độ đường vẫn còn thưa tht, phương tiện vận tải còn
lạc hậu, giá cước vẫn rất đắt đđối với người dân thuộc địa
- Trong thương nghiệp
Pháp vẫn tiếp tục duy trì thương mại độc quyền để độc chiếm thtrường Việt Nam
Đông Dương. Về ngoại thương, mặc Việt Nam đã tăng ờng mở rộng mối quan
hệ buôn bán với nhiều ớc trong khu vực và trên thế giới nhưng vi chính sách đánh
thuế cao vào ng ngoại nhập (nhất đối với hàng Trung Quốc hàng Nhật Bản),
miễn thuế hoặc đánh thuế nhẹ với hàng hóa của Phápn hàng hóa Pháp chiếm ttrọng
chủ yếu trong cơ cấu hàng nhập khẩu (chiếm hơn 60% tổng shàng nhập vào Vit Nam
giai đoạn 1929-1930). Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm,
từ 318 triệu đồng m 1920 lên 550 triệu đồng năm 1928. Những sn phẩm Việt
Nam bán ra nưc ngoài chủ yếu là khoáng sản, lúa gạo, cao su, cà phê, ..., trong đó giá
trị xuất khẩu gạo chiếm hơn 60% tổng giá tr hàng xuất khẩu. Nhng sản phẩm Việt
Nam nhập về phn lớn vải, bông, sợi, rượu, thuốc lá, ô tô, ... phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt của bộ máy thống trị, các loại máy móc cần thiết phục vụ phát triển công
nghiệp được nhập về rất ít i. Năm 1929, tiền nhập khẩu mặt hàng bia, rượu vào Đông
Dương đạt 63 triệu Frăng trong khi tiền dùng để nhập các lại máyo và y phục vụ
ng nghiệp chỉ có 2,4 triệu Frăng
17
.
Về nội tơng, hoạt động kinh doanh, buôn bán đã diễn ra khá nhộn nhịp các
chlớn như chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ Đông Ba (Huế), chĐồng Xuân (Hà
Nội),...
- Trong lĩnh vực tài chính, tiền t
Thực dân Pháp vẫnng cường sử dụng tài chính, tiền tm công cụ bóc lột nhân
n ta. Pháp tiếp tục phát triển các tổ chức ngân ng và phát hành tiền tệ. Năm 1930,
chúng đã quy định đồng bạc là đơn vị tiền tệ của liên bang Đông Dương cấu thành với
17
Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2014, tr.216
lOMoARcPSD|27879 799
14
655mg vàng, ngang với 10 đồng Frăng. Đến năm 1936, đồng Đông ơng lấy đồng
Frăng làm bản vị nên đồng Đông Dương gắn với đồng Frăng phụ thuộc vào nền kinh
tế Pháp.
Nền tài chính Việt Nam giai đoạn này vẫn chủ yếu dựa vào chế độ thuế khóa
nặng nề. Từ năm 1919 đến năm 1921, chính quyền thực dân đã ra lệnh bãi bỏ việc đóng
thuế theo mức cũ và quy định mc thuế mới cao hơn nhiu so với mức cũ. Do đó, tổng
số tiền thuế thu được ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam kỳ tăng lên nhanh chóng. Đáng lưu
ý, tiền thuế rượu của người bản xứ, thuế thuốc phin thuế muối đóng góp 16,8% tổng
thu ngân sách 1942, trong khi đây là ba mặt hàng nhà ớc nắm độc quyền. Nhìn
chung, tiền thuế chiếm trên 70% trong khon thu ngân sách của chính phủ thuộc địa.
Pháp đã dùng khoảng 31,5% ngân sách để chi tiêu cho chính trị, hành chính chung
đóng góp cho chi phí ở chính quốc (chưa kể nợ, các khoản chi cho nhân sự và quản lý
kinh tế, xã hội), trong khi chỉ dùng 1% chi tiêu cho lợi ích kinh tế và 20% chi tiêu cho
các công trình công cộng (bảng 2).
Bảng 2. Chi tiêu ngân sách năm 1942
18
Các khoản chi Triệu đng Phần trăm Đóng góp cho chi phí của
chính quốc 6,7 3,5
Chi tiêu cho chính trị và hành chính chung 63,0 28,0
Chi tiêu cho các dịch vụ tài chính 22,0 10,0
Chi tiêu cho lợi ích kinh tế 24,0 1,0
Chi tiêu cho lợi ích xã hội 24,0 11,0
Giáo dục công 15,7 7,0
Y tế 8,0 3,6
Chi tiêu cho các công trình công cộng 44,0 20,0
c chi tiêu khác 18,0 8,5
Nợ 17,2 8,0
Tổng 219,0 100,0
Nguồn: Trích dẫn theo tài liu: Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam - Từ nguồn gốc đến giữa thế
kỷ XX, NXB Thế giới, 2014, tr.513-516
18
Trích dẫn theo tài liệu: Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam - Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, NXB Thế giới, 2014,
tr.513-516
lOMoARcPSD|27879 799
15
Chi tiêu cho các công trình công cộng (được tách khỏi chi tiêu cho lợi ích kinh tế),
chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, các công trình xây dựng chủ yếu phục vụ cho mục đích
xâm ợc, cai trị rồi mới đến kinh tế.
Thêm vào đó, ngân ng Đông ơng đã đại diện cho thế lực bản tài chính
Pháp, khẩu phn trong hầu hết các công ty xí nghiệp lớn. Ngoài chc năng phát
nh tiền, ngân hàng Đông Dương còn kinh doanh tiền tệ, cho vay nặng lãi, trực tiếp
qun chỉ đạo hoạt động c chi nhánh ở các ngành, các tỉnh. Về thực tế, ngân hàng
y nắm quyền chỉ huy trong các ngành kinh tế ở Đông Dương.
2. Những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai với khoản đầu tư ngày càng
lớn với phương thức sản xuất bn chủ nghĩa du nhp ngày càng sâu và givị trí quan
trọng đã tiếp tục làm chuyn biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng bản chủ nghĩa.
Chính sthâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới sự tan dần
của nền kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc nông thôn; tạo điều kiện phát trin kinh tế hàng
a.
Tuy nhiên, với mục đích biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ và cung ứng vật
liệu cho chính quốc nên tác động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du
nhp vào Việt Nam phát huy rất hạn chế. Giai cấp địa chủ cùng với phương thức c
lột phong kiến trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn được tiếp tục sử dụng để thu lợi ích cao
nht. Các máy móc tiến bkthuật được áp dụng trong sản xuất còn ít. Chính thế,
Việt Nam không thể có nền kinh tế dân tộc phát triển bình thường lên tư bn chủ nghĩa
trong điều kiện như vậy mà trở thành ớc thuộc địa nửa phong kiến ngày càng hoàn
chnh của Pháp. Mang bản chất là lệ thuộc, lại kết hợp giữa phương thức c lột tư bản
với phương thức bóc lột phong kiến nên nền kinh tế Vit Nam vẫn trong tình trạng
lạc hậu, t trệ, nhỏ bé và phiến diện.
lOMoARcPSD|27879 799
16
KẾT LUẬN
Chính sách khai thác thuộc địa thực dân Pháp tiến hành Vit Nam với đặc
trưng là duy tphương thức sản xuất phong kiến kết hợp việc du nhập hạn chế phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã kìm hãm sự phát triển kinh tế làm cho kinh tế Việt
Nam lạc hậu thêm nhiều so với thế giới. Tuy nhiên, quá trình khai thác thuộc địa của
thực n Pháp đã làm thay đổi tính chất, trình độ vàcấu của nền kinh tế Việt Nam.
Về tính chất, nền kinh tế phong kiến thuần túy, tự cung tự cấp của Việt Nam đã chuyển
thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến trong thời kỳ Pháp thuộc. Biểu hiện là kinh
tế đế quốc chiếm vị trí thống trị còn quan hệ sản xuất phong kiến không bị xóa bỏ mà
chỉ bị thu hẹp vẫn được duy trì, tồn tại một cách phổ biến, tạo nên sự đan xen, hòa
trộn giữa quan hệ sn xuất bản quan hệ sản xuất phong kiến. Về trình độ, trong
nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện một số nhân tố mới như kết cấu hạ tầng giao thông,
các nghiệp công nghiệp, máy móc, các đồn điền, ... góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nhanh hơn hiều so với sn xuất nhỏ truyền thống trước đây. Về cơ cấu, sự xuất
hiện các cơ sở sản xuất lớn, khá hin đại, các lĩnh vực dịch vụ (n ngoại thương, ngân
ng, tài chính, ...) bên cạnh sản xuất nhỏ lẻ truyền thống của người Việt Nam đã phần
o thúc đẩy kinh tế hàng hóa tư bản nảy sinh, pt trin thu hẹp kinh tế tự cung tự
cấp.
Nhìn chung, trải qua hơn 80 năm đô hộ của Thựcn Pháp, nền kinh tế Việt
Nam phải chịu nhiều hậu quả nặng nề. “Đặc điểm nổi bật của toàn bộ cấu kinh tế
Việt Nam thời thuộc địa s phát triển mất n đối, nền ng nghiệp nng nề, cổ hủ
n cạnh nền ng nghiệp mỏng manh, yếu ớt; trong công nghip, ngành khai mỏ chiếm
phn lớn công việc kinh doanh, các ngành sản xuất công nghiêp khác như hóa chất,
luyn kim, cơ khí, năng lượng, … thì hầu như không phát triển. Tính chất mất cân đối
đó còn thể hiện qua mối quan hệ giữa các vùng, các miền đất nước
19
19
Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2014, tr.217
lOMoARcPSD|27879 799
17
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Kinh tế quốc dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyn, Khoa Kinh
tế.
1. PGS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình Lịch Sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo
dục, Hà Nội, 2003.
2. Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tp 1-2, NXB Giáo
dục, Hà Nội, 2014.
3. GS. TS. Nguyễn Trí Dĩnh - PGS, TS. Phạm Thị Quý (Chủ biên): Giáo trình Lịch
sử kinh tế, Nxb Thng kê - Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Nội, 2003.
4. Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam - Từ nguồn gốc đến gia thế k XX, NXB Thế
gii, 2014.
5. PGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên): Góp phn tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng
Sản Việt nam, Nxb Chính trị Quốc gia: Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trQuốc
Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
6. GS. TS. Nguyễn Văn Thường (Chủ biên): Giáo trình kinh tế Việt Nam. Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008.
7. Nguyễn Khắc Thuần: Đại ơng lch sử c trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội, 2005.
8. TS. Nguyễn Quang Lê: Từ Lịch sử Việt Nam nhìn ra thế giới, Nxb Văn hóa thông
tin, Hà Nội, 2001.
9. Blog Tìm hiểu lịch sử, Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp Việt Nam
http://timhieulichsuvn.blogspot.com/2017/06/cong-cuoc-khai-thac-thuoc-ia-cua-
phapo.html
| 1/18

Preview text:

lOMoAR cPSD|27879799
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN ĐỀ TÀI
HAI CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA CỦA THỰC DÂN PHÁP VÀ
TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: Ths. Đào Anh Quân Sinh viên : Bùi Thị Minh Nguyệt Mã SV : 1955270096 Lớp
: Quản lý Kinh tế K39 A 2 Hà Nội, 05/2021 0 lOMoAR cPSD|27879799 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................. ............ ............ ............................... ..... ............ ........ 1
1. Lý do chọn đề tài ........................... ..... ............ ............ ..... ............................... . 1
2. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu . ............ ............ ..... ............ ............ ..... ...... 2
3. Phương pháp nghiên cứu . ............ ............ .................. ............ ..... ............ ...... 2
NỘI DUNG .............. ............ ..... ............ ............ ..... ............................... ............ .... 2
I. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và những
chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (1884-1918) .............. ............ ..... ............ 3
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1884-1918)
. ............ ............ ..... ............ ............ ..... ............ ............ ..... ............ ............ ..... 3
2. Những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam. ............ ............ .................. . 9
II. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và những
chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (1919-1939) .............. ............ ..... ............ 9
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-
1939) . ............................... ............ ............ ..... ............ .................. ............ ......... 9
2. Những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam. ............ ............ .................. 15
KẾT LUẬN . ............ ............ ..... ............ ............ ..... ............ ............ ..... ............ .. 16
DANH MỤC THAM KHẢO . ............ ............ ..... ............ ............ ..... ............ ...... 17 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài
Cơ cấu kinh tế luôn là nền tảng và cơ sở tồn tại của một quốc gia trong các giai
đoạn lịch sử đã qua. Đối với Việt Nam, cơ cấu kinh tế thời kỳ Pháp thuộc là giai đoạn
lịch sử vô cùng quan trọng, nó phản ánh đặc điểm cũng như tính chất của xã hội Việt
Nam, một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến dưới thời thực dân Pháp. Nghiên cứu
về đề tài này nhằm lý giải vì sao thời kỳ cận đại xã hội Việt Nam lại mang bản chất đó. 1 lOMoAR cPSD|27879799
Đồng thời lý giải những tác động trong công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đến xã
hội Việt Nam làm xuất hiện những trào lưu tư tưởng mới, những con đường giải phóng
dân tộc mang nhiều khuynh hướng khác nhau. Và đánh giá được sự xuất hiện của chủ
nghĩa tư bản Pháp đối với xã hội Việt Nam với một cách nhìn khách quan nhất. Để hiểu
sâu hơn về vấn đề này, tác giả xin đi vào tìm hiểu đề tài: “Hai cuộc khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp và tác động đối với nền kinh tế Việt Nam”
2. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung làm rõ về những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp
qua 2 thời kỳ xâm lược (1884-1918 và 1919-1939), đánh giá về những chuyển biến về
kinh tế Việt Nam qua 2 thời kỳ này, từ đó làm rõ được những tác động đối với kinh tế
Việt Nam từ hai cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nhằm rút ra bài học cách
mạng đúng đắn trong sự nghiệp xây dựng đất nước và phát triển kinh tế Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài này, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lênin,
tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để trình bày, lý giải các sự kiện lịch
sử, hai chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp (1884-1939) một cách có luận
cứ khoa học và cơ sở thực tiễn. NỘI DUNG
Ngay khi chiếm toàn bộ Việt Nam, thực dân Pháp đã chú ý đến yếu tố “chia để trị”
để phục vụ kịp thời và đắc lực cho công cuộc khai thác và bóc lột kinh tế. Việt Nam bị
chia cắt làm 3 xứ: xứ Nam kỳ thuộc địa đặt dưới quyền Bộ hàng hải và Bộ thuộc địa;
xứ Trung kỳ bảo hộ, xứ Bắc kỳ nửa bảo hộ, đặt dưới quyền quản lý của Bộ ngoại giao.
Pháp còn thành lập Liên bang Đông Dương gồm Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ, Cao Miên
và Ai Lao; toàn bộ Liên bang do một Toàn quyền cai trị với những quyền dân sự và
quân sự rộng rãi nhất. Liền sau đó, thực dân Pháp đã bắt tay vào công cuộc khai thác
thuộc địa mà không từ một thủ đoạn nào. 2 lOMoAR cPSD|27879799
Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp được chia thành 2 giai đoạn:
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1884-1918)
- Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1939)
I. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp và những
chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (1884-1918)
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp (1884-1918)
Pôn Đume (Paul Doumer) - nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp được cử sang
làm toàn quyền Đông Dương từ năm 1847 - đã thi hành chính sách khai thác thuộc địa
rất tàn bạo ở Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng trên tất cả các lĩnh vực. - Trong nông nghiệp
Thực dân Pháp thực hiện hai chính sách: tập trung hóa ruộng đất và kìm hãm việc
áp dụng khoa học, kỹ thuật.
Về chính sách tập trung hóa ruộng đất: Thực dân Pháp đã thực hiện nhiều biện
pháp nhằm cướp đoạt ruộng đất của nông dân, như việc cho phép Thống đốc có quyền
cho và bán ruộng đất của nông dân đã cấy cày, đẩy nông dân phiêu bạt vào năm 1865,
đến việc ép triều đình nhà Nguyễn giao cho Pháp quyền sử dụng đất hoang và được tự
do chiếm đoạt ruộng đất của nông dân vào năm 1897 và việc ban hành Nghị định cho
phép toàn quyền Đông Dương có quyền giao những lô đất dưới 1000 ha cho tư bản tư
nhân Pháp vào năm 1913. Kết quả là, diện tích đất nằm trong tay tư bản tư nhân Pháp
tăng nhanh, đạt 10.000 ha năm 1890 và tăng lên 470.000 ha năm 19131. Như vậy, quyền
sở hữu tối cao về ruộng đất ở Việt Nam từ vua chuyển sang nhà nước bảo hộ Pháp.
Ruộng đất mà Pháp chiếm đoạt được dùng để lập ra các đồn điền, phần lớn là đồn
điền chuyên trồng lúa, tiếp đến là các đồn điền cao su, cà phê, thuốc lá; chỉ có một số ít
1 Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2010, tr.231 3 lOMoAR cPSD|27879799
đồn điền Pháp sử dụng chuyên sản xuất chăn nuôi để cung cấp thực phẩm cho người Pháp.
Ngoài việc trực tiếp chiếm đoạt ruộng đất của nông dân, Pháp còn dùng ruộng đất
để lôi kéo một bộ phận địa chủ phản động làm tay sai đắc lực cho mình bằng cách tạo
điều kiện để bọn địa chủ có quyền chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Được sự bảo trợ
của thực dân Pháp, bọn địa chủ ra sức hoành hành ở nông thôn, người nông dân bị mất
đất phải lang bạt, tha phương kiếm sống. Hậu quả là, 5% dân số là địa chủ lại chiếm
hơn 50% diện tích đất canh tác trong khi 90% dân số lúc đấy giờ là nông dân chỉ chiếm
chưa đến 20% diện tích đất canh tác ở Việt Nam2. Đất được địa chủ phát canh thu tô
nặng, nông dân phải nộp 50% hoa lợi cho địa chủ và kèm theo nhiều khoản cống nộp
khác gọi là địa tô phụ. Chính vì vậy, đời sống nông dân rất khổ cực.
Về chính sách kìm hãm việc áp dụng khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp: Mục
đích của thực dân Pháp khi thực hiện chính sách kìm hãm việc áp dụng khoa học, kỹ
thuật trong nông nghiệp chính là tận dụng tối đa độ phì của đất và sức lao động rẻ mạt
nhằm thu lợi nhuận cao. Pháp chưa bao giờ đặt vấn đề kĩ nghệ hoá nông nghiệp ở Việt
Nam, do đó kỹ thuật canh tác rất lạc hậu. Trong các đồn điền, phương thức kinh doanh
của thực dân Pháp chủ yếu vẫn là phát canh, thu tô theo lối bóc lột phong kiến để tiết
kiệm các chi phí chung, nhất là chi phí quản lý. Việc duy trì lối bóc lột phong kiến kết
hợp với lối cướp bóc của thực dân Pháp đã làm phá sản người nông dân, kìm hãm sức
sản xuất trong nông nghiệp. Năng suất cây trồng đều thấp, kể cả năng suất lúa của Việt
Nam lúc bấy giờ (12 tạ/ha) cũng thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế
giới như Thái Lan (18 tạ/ha), Malaixia (21 tạ/ha)2. Trong khi đó, phần lớn lương thực
(nhất là sản lượng gạo) đều dành cho xuất khẩu vẫn tăng lên càng đẩy người dân vào
cảnh đói kém triền miên.
2 Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập 2), NXB Giáo dục Hà Nội, 2014, tr.213 4 lOMoAR cPSD|27879799 - Trong công nghiệp
Với mục đích khai thác các nguồn tài nguyên có tiềm năng ở thuộc địa để xuất
khẩu và tìm kiếm thị trường tiêu thụ hàng hoá công nghiệp ế thừa của chính quốc nên
thực dân Pháp chỉ tập trung vào các ngành công nghiệp khai thác có thế mạnh và ra sức
kìm hãm sự phát triển của các ngành công nghiệp khác ở thuộc địa. Chúng chỉ tập trung
vào các ngành sản xuất những nguyên liệu, sản phẩm mà Pháp không có và không làm
tổn tại đến công nghiệp của chính quốc, như ngành khai thác mỏ (than đá, thiếc, kẽm,…)
và một số ít các cơ sở công nghiệp khác phục vụ cho đời sống của bộ máy thống trị (điện, nước, . .).
Ngành khai mỏ được Pháp rất quan tâm vì có tiềm năng dồi dào và thu được lợi
nhuận nhanh chóng. Tổng số vốn mà Pháp đầu tư vào khai mỏ giai đoạn 1896-1914 là
249 triệu phrăng3; Số giấy phép thăm dò mỏ tính trên toàn Đông Dương tăng khá nhanh,
từ 469 giấy phép (năm 1907) lên 3.070 giấy phép (năm 1912). Trong ngành mỏ, khai
thác than chiếm vị trí quan trọng nhất với tổng sản lượng khai thác tăng từ 285.915 tấn
(năm 1903) lên 500.000 tấn (năm 1913)4. Than được tập trung ở những mỏ dễ khai thác,
dễ kiểm soát, dễ bảo vệ như mỏ Hòn Gai, Đông Triều, . . Sau mỏ than, Pháp cũng đã
chú ý đến các mỏ kim loại khác như: mỏ thiếc Tĩnh Túc (Cao Bằng), mỏ kẽm Tràng
Đà, Chợ Đồn (Bắc Cạn, Thái Nguyên), mỏ đồng ở Vạn Sài (Sơn La), mỏ sắt ở Thái Nguyên, . .
Ngoài khai thác mỏ, các ngành công nghiệp khác rất ít ỏi. Chúng lập ra một số
công ty cơ khí ở Hà Nội, Hải Phòng nhưng chủ yếu là lắp ráp, sửa chữa. Ngành điện
phát triển hạn hẹp chỉ với một số nhà máy điện xây dựng tại Hải Phòng (năm 1892) và
Hà Nội (năm 1894), chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Công nghiệp nhẹ có quy
mô nhỏ với một số xí nghiệp sản xuất rượu, bia, xay xát gạo, chế biến lâm sản, diêm,
3 Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2010, tr.230
4 Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam (tập 2), NXB Giáo dục Hà Nội, 2014, tr.118 5 lOMoAR cPSD|27879799
dệt, giấy; đáng chú ý có nhà máy rượu Đông Dương (1900), nhà máy sợi Nam Định (1901).
Bên cạnh các xí nghiệp của thực dân Pháp, tư sản Việt Nam cũng đã bỏ vốn để
kinh doanh vào các ngành dệt, xay xát lúa, sản xuất gạch, . . nhưng quy mô nhỏ, bị lệ
thuộc vào kinh doanh của Pháp. Các ngành thủ công nghiệp Việt Nam như nghề dệt vải,
kéo sợi, giấy, đường đều bị chèn ép, nhiều nghề bị phá sản, tàn lụi; chỉ có một số ngành
tồn tại được như đồ gốm, mỹ nghệ.
Nhìn chung, công nghiệp ở thời kỳ này tuy có phát tri n h n trể ơ ước nh ng cònư
rấất nh bé và què qu t.ỏ ặ
- Trong giao thông vận tải
Pháp khá chú trọng đến việc xây dựng và mở rộng mạng lưới giao thông vận tải.
Đường bộ được xây dựng đến những khu vực đồn điền, hầm mỏ, bến cảng hay các vùng
biên giới quan trọng, với các tuyến như Sài Gòn - Tây Ninh, Vinh - Sầm Nưa, Hà Nội
- Cao Bằng. Đường thủy được chú trọng mở rộng ở các sông lớn như sông Hồng, sông
Đồng Nai, . . với việc xây dựng một số cầu bắc qua sông như cầu Long Biên (Hà Nội),
cầu Tràng Tiền (Huế), cầu Bình Lợi (Sài Gòn), . . Bên cạnh đó, Pháp còn xây dựng một
số cảng lớn như cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng, cảng Hải Phòng, . . nối liền tuyến đường
biển giữa Việt Nam với Pháp và nhiều nước trên thế giới. Song song với xây dựng các
tuyến đường biển, Pháp còn thành lập các công ty tàu biển như công ty Lăngstanh,
Giăngduypuy, Rocsơ. Đồng thời, Pháp cũng ưu tiên xây dựng các tuyến đường sắt
chuyên chở hàng hóa, nguyên liệu như tuyến đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho (năm 1885),
Hà Nội - Lạng Sơn (1902), Hà Nội - Vinh (1905), . .
Rõ ràng, mạng lưới giao thông mà thực dân Pháp xây dựng chủ yếu phục vụ cho
mục đích chính trị, kinh tế, quân sự của Pháp chứ không phải nhằm phục vụ lợi ích của
người dân Việt Nam. Đại bộ phận người Việt vẫn phải sử dụng phương tiện vận tải cổ
truyền, lạc hậu do giá cước quá đắt đỏ, mật độ đường giao thông vẫn thưa thớt (nếu tính 6 lOMoAR cPSD|27879799
trên một vạn dân thì kém Pháp 8 lần, kém Angiêri 5 lần, kém Nhật 3 lần5) và phân bố
chủ yếu ở đồng bằng, ven biển hoặc gần các sơ sở khai thác của Pháp; chất lượng đường
giao thông kém, phương tiện ít, cũ kỹ và lạc hậu. - Trong thương nghiệp
Pháp nắm độc quyền về thương nghiệp, nhất là ngoại thương và thực hiện chính
sách trao đổi hàng hóa không ngang giá. Việt Nam phải bán cho Pháp những loại hàng
hóa mà Pháp cần, không được xuất sang nước khác, như nguyên liệu thô, nông lâm sản,
đặc biệt là gạo. Đồng thời, Việt Nam phải mua vào những hàng hóa mà Pháp ế thừa,
chất lượng thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác, bao gồm chủ
yếu là các mặt hàng tiêu dùng như vải, đồ hộp, bột mì (chủ yếu phục vụ cho bộ máy cai
trị). Riêng các loại máy móc phục vụ cho sản xuất chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng giá trị
hàng nhập khẩu (chỉ chiếm 1,5% - năm 1915).
Bên cạnh đó, Pháp còn đánh thuế cao hàng hóa của các nước khác vào Việt Nam
(thuế từ 25-130%), nên tỷ lệ hàng hóa Pháp trong hàng nhập khẩu tăng nhanh, từ 37%
(năm 1894) lên 50% (năm 1898)6. Việc nhập khẩu hàng hóa càng làm cho nghề truyền
thống của Việt Nam bị phá sản, kinh tế ngày càng lệ thuộc vào Pháp. Pháp mở rất nhiều
công ty thương mại ở khắp nơi trên lãnh thổ Việt Nam như công ty Đơni,
Đêcua, Cabô, Bôilăng Đơri, … Trong cán cân thương mại, Việt Nam thường là nước
xuất siêu và chính xuất siêu mạnh cho thấy nhân dân Việt Nam càng bị bòn rút đến tận xương tủy.
- Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ
Thuế khóa là nét đặc trưng cho chính sách thực dân của Pháp ở Đông Dương. Pháp
nắm tất cả các nguồn thuế để xây dựng ngân sách. Năm 1898 chúng lập ra ngân sách
5 Nguyễn Tri Dĩnh (chủ biên), Giáo trình Lịch sử kinh tế, NXB ĐHKTQD, Hà Nội, 2008, tr.352-353
6 Nguyễn Tri Dĩnh (chủ biên), Giáo trình Lịch sử kinh tế, NXB ĐHKTQD, Hà Nội, 2008, tr.352-353 7 lOMoAR cPSD|27879799
Đông Dương, sau đó lập ra ngân sách hàng xã, tỉnh và thành phố. Để đảm bảo cho các
ngân sách đó, chúng đặt ra rất nhiều thứ thuế nặng nề và bất công.
Nguồn thu chủ yếu đến từ thuế trực thu và thuế gián thu: Thuế trực thu là thuế
thân, thuế đinh (đánh thuế vào mọi người dân Việt Nam là nam giới từ 18-60 tuổi) và
thuế điền (đánh thuế vào ruộng đất); thuế gián thu đánh vào hàng tiêu dùng như muối,
rượu, thuốc phiện, . . Trong đó, thuế muối, thuế thuốc phiện chiếm phần lớn trong tổng
số thuế gián thu của ngân sách Đông Dương. Ngoài ra, thực dân Pháp còn ban hành
nhiều tứ thuế vô lý khác như: thuế cư trú, thuế nhốt súc vật, . .
Thậm chí, để đảm bảo nguồn thu, chính quyền thực dân ấn định lượng rượu tiêu
thụ cho từng làng và từng gia đình, khuyến khích sử dụng thuốc phiện để thu thuế và
đầu độc người dân Việt Nam. Chính thuế khóa đã đem lại cho thực dân Pháp nguồn lợi
lớn. Trước khi Pháp thuộc, tiền thuế mỗi năm mà người dân Việt Nam phải nộp cho
triều đình nhà Nguyễn là khoảng 30 triệu phrăng, đến thời Đume thì số tiền thuế phải
nộp lên đến 90 triệu phrăng7.
Thực dân Pháp dành ra khoảng 50-60% tiền thuế để chi phí cho bộ máy đàn áp,
chỉ dùng khoảng 20% để phát triển kinh tế, văn hóa. Chính vì vậy, trong thời kỳ này,
kinh tế Việt nam vẫn nằm trong tình trạng lạc hậu, yếu kém hơn nhiều các nước trong khu vực.
Năm 1875, thực dân Pháp thành lập ngân hàng Đông Dương và năm 1879, ngân
hàng Đông Dương phát hành giấy bạc: loại 1 đồng, 0,5 đồng, 0,2 đồng lưu hành ở Nam
bộ. Đến năm 1895, tiền Đông Dương đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường Việt Nam. Tiền
Đông Dương đầu tiên là tiền đúc, rồi chuyển sang tiền giấy, lấy bạc làm bản vị. Sau đó,
Pháp cho du nhập đồng Frăng vào Đông Dương làm cơ sở cho tiền tệ vào năm 1897,
với tỷ giá hối đoái 1 đồng Đông Dương = 2,5 Frăng vàng. Song song với việc phát hành
tiền, Pháp còn thành lập ra các ngân hàng để cạnh tranh với tư bản Ấn kiều, Hoa kiều
7 Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2014, tr.116 8 lOMoAR cPSD|27879799
và địa chủ Việt Nam như ngân hàng Đông Dương, ngân hàng Nông Phố, ngân hàng
Pháp - Hoa, ngân hàng, thương mại, . .
2. Những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam
Toàn bộ các chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế của thực dân Pháp luôn tuân
thủ nguyên tắc là không phát triển công nghiệp nặng, biến Việt Nam thành thị trường
cung ứng nguyên liệu và tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc. Tuy nhiên, một số yếu tố
của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn du nhập vào Việt Nam (dù rất hạn chế), làm cho
nền kinh tế Việt Nam có những chuyển biến nhất định theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Nhưng để đạt được lợi nhuận cao nhất, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột
cũ theo lối phong kiến cổ truyền khiến cho nền kinh tế Việt Nam càng bị lệ thuộc và
kìm hãm trong nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu.
Bên cạnh đó, các chính sách kinh tế phục vụ khai thác thuộc địa của Pháp cũng đã
tác động làm phân hóa giai cấp của xã hội cũ (gồm địa chủ phong kiến và nông dân),
làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới (gồm giai cấp công nhân, giai cấp tư sản và
tầng lớp tiểu tư sản).
Tóm lại, cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thự dân Pháp đã làm cho nền
kinh tế Việt Nam có một số chuyển biến nhất định, đồng thời cũng làm cho mâu thuẫn
giai cấp trong xã hội Việt Nam trở nên gay gắt. Những chuyển biến đó cùng với sự phân
hóa giai cấp cũ, xuất hiện những lực lượng xã hội mới đã tạo nên những điều kiện trong
một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo một hướng mới.
II. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp và những
chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam (1919-1939)
1. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp (1919-1939)
Sau thế chiến lần thứ nhất, nước Pháp bị tàn phá nặng nề, kinh tế sa sút nghiêm
trọng, nợ nước ngoài tăng lên. Để bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, thực
dân Pháp không những tăng cường bóc lột nhân dân trong nước mà còn đẩy mạnh đầu 9 lOMoAR cPSD|27879799
tư, khai thác các vùng thuộc địa, đặc biệt là khu vực Đông Dương. Số vốn mà tư bản
tài chính Pháp đầu tư vào Việt Nam cao hơn nhiều so với thời kỳ trước chiến tranh, chỉ
tính trong 6 năm (1924 - 1929) đã tăng gấp 6 lần so 20 năm trước chiến tranh, trong đó
vốn đầu tư của tư bản tư nhân chiếm vị trí hàng đầu8. Với số vốn này, Pháp ưu tiên đầu
tư vào ngành nông và lâm nghiệp, rồi đến bất động sản, ngân hàng, ngành khai mỏ (bảng 1) Ngành
Số tiền (triệu phrăng) Tỷ lệ phần trăm (%)
Công nghiệp (chế biến, 369,2 12,9 công chính, điện nước) Mỏ và mỏ đá 546,4 19,1
Nông nghiệp và lâm nghiệp
900,2 31,4 Thương mại, vận tải 422,5 14,8
Bất động sản, ngân hàng 623,9 21,8 Cộng 2.862,2 100%
Bảng 1. Lượng vốn đầu tư theo các ngành kinh tế của các công ty vô danh Pháp
tiến hàng trong những năm 1924 - 1930 ở Việt Nam9
Nguồn: Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà nội, 2014, tr.212
Như vậy, Pháp tiếp tục duy trì các chính sách kinh tế đã thực hiện ở cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất nhưng với quy mô và cường độ lớn hơn trước nhiều lần. - Trong nông nghiệp
Pháp đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp với số vốn tăng nhanh, từ 52 triệu phrăng
(năm 1924) lên 400 triệu phrăng (năm 1927). Đồng thời, thực dân Pháp vẫn tiếp tục đẩy
mạnh việc cướp đoạt ruộng đất để thành lập đồn điền, nhất là đồn điền cây công nghiệp
nhiệt đới (cao su, cà phê, hạt tiêu, gạo, . .). Năm 1928, Pháp cho phép toàn quyền Đông
Dương có quyền chuyển nhượng những lô đất từ 1.000 ha đến 4.000 ha. Chính vì thế,
diện tích đất do người Pháp chiếm đoạt tăng nhanh, tính đến năm 1930 đạt khoảng 1,1
triệu ha, trong đó diện tích trồng cao su khoảng 99.000 ha, diện tích trồng cà phê khoảng
8 Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2010, tr.251
9 Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2014, tr.212 10 lOMoAR cPSD|27879799
10.000 ha và diện tích trồng chè khoảng 3.000 ha. Sản lượng cao su tăng từ 3.500 tấn
(năm 1919) lên tới 6.796 tấn (năm 1924), và đã xuất khẩu được 10.000 tấn mủ cao su
vào năm 1929. Nhiều công ty cao su lớn ra đời như công ty Đất đỏ, công ty Misơlanh,
công ty trồng cây nhiệt đới,. .10. Tính đến năm 1939, 27 công ty đã nắm giữ 68% diện
tích trồng cao su, 19 công ty đảm bảo 2/3 mức sản xuất cao su với lợi nhuận đạt 309
triệu Frăng nhưng chỉ phải trả số tiền công chưa đầy 40 triệu Frăng11.
Bên cạnh đó, thực dân Pháp chú trọng hơn đến việc xây dựng và cải tạo một số
công trình thủy lợi nhằm cung cấp nước tưới cho nông nghiệp, mở rộng diện tích đất
canh tác. Do đó, sản lượng lúa gạo cũng tăng lên, đạt 5,574 triệu tấn, trong đó hơn 60% dùng cho xuất khẩu12. - Trong công nghiệp
Vẫn với mục đích vơ vét tài nguyên và tiêu thụ hàng hóa cho chính quốc nên Pháp
tiếp tục kìm hãm sự phát triển của công nghiệp thuộc địa, không cho công nghiệp thuộc
địa có cơ hội canh tranh với công nghiệp chính quốc. Tuy nhiên, để gia tăng lợi nhuận
nên thực dân Pháp ngoài việc mở rộng quy mô, cường độ các nhà máy, xí nghiệp (đã
có từ trước) đã cho xây dựng thêm các công ty mới.
Ngành khai mỏ được thực dân Pháp tăng cường đầu tư đáng kể. Số lượng giấy
phép được Pháp cấp tăng mạnh, tính đến năm 1930 đạt 17.585 giấy phép (trong đó Việt
Nam chiếm hơn 42% tổng số giấy phép); Số diện tích thăm dò khai thác chiếm gần 1/4
diện tích toàn Đông Dương; Giá trị sản lượng khai thác mỏ cũng tăng nhanh từ 8 triệu
đồng năm 1916 lên 29,5 triệu đồng năm 193913. Trong ngành khai mỏ, khai thác than
là ngành phát triển nhất với số lượng công nhân đông đảo và sản lượng đạt 2.615 nghìn
tấn năm 1939. Ngoài than, khai thác thiếc, kẽm, chì, vonfram, . . cũng được Pháp chú
10 Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2014, tr.213-214
11 Trích dẫn theo tài liệu: Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam – Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, NXB Thế giới, 2014, tr.511
12 Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2014, tr.213-214
13 Nguyễn Trí Dĩnh (chủ biên), Giáo trình Lịch sử kinh tế, NXB ĐHKTQD, Hà Nội, 2008, tr.343 11 lOMoAR cPSD|27879799
ý đến. Từ năm 1923 đến năm 1929, tổng giá trị các loại quặng khoáng sản được khai
thác tăng lên gần gấp 2 lần, đạt khoảng 200 triệu phrăng. Số quặng khai thác được chủ
yếu phục vụ cho xuất khẩu, trong đó lượng than xuất khẩu chiếm tới 65% tổng sản
lượng khai thác (cụ thể là xuất khẩu khoảng 1,3 triệu tấn than - tăng gấp hai lần so với
lượng xuất khẩu năm 1913)14. Bên cạnh đó, Pháp tăng cường đầu tư vốn cho các công
ty đang hoạt động, đồng thời thành lập các công ty mới như: công ty than Hạ Long,
Đồng Đăng, công ty than Tuyên Quang, Đông Triều,. . Trong lĩnh vực hầm mỏ cũng
diễn ra tình trạng tập trung tư bản, riêng hai công ty (công ty than Bắc Kỳ và công ty
than Đông Triều) với số vốn 87 triệu Frăng đã cung cấp 92% mức sản xuất than antraxit,
với mức lãi hơn gấp 2 lần số tiền lương đã trả cho công nhân15. Một số cơ sở chế biến
quặng, đúc kẽm, thiếc ở Cao Bằng, Hải Phòng cũng được Pháp xây dựng với mục đích
sơ chế quặng để xuất khẩu.
Mặt khác, thực dân Pháp còn mở rộng thêm một số cơ sở công nghiệp không có
khả năng cạnh tranh với công nghiệp ở chính quốc, như nhà máy sợi Hải Phòng, Nam
Định, rượu bia Hà Nội, Hà Đông, điện Hà Nội, Hàm Rồng, Bến Thủy, đường Tuy Hòa, ga Sài Gòn, . .
- Trong giao thông vận tải
Pháp tăng cường đầu tư vốn, trang thiết bị kỹ thuật để xây mới và mở rộng một số
tuyến giao thông cả về đường thủy, đường bộ, đường sắt và đường hàng không nhằm
phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ khai thác, chuyên chở vật liệu và lưu thông hàng hóa
trong và ngoài nước. Tính đến năm 1940, toàn Đông Dương có 21.026 km đường bộ,
trong đó 1/5 là rải nhựa; Việt Nam có 2.596 km đường sắt với khoảng hơn 3,6 nghìn
toa xe; có đường hàng không nội địa và đi Pháp, Hồng Kông; có một số cảng mới như Hòn Gai, Bến Thủy,. .16
14 Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đai cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2014, tr.214
15 Trích dẫn theo tài liệu: Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam - Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, NXB Thế giới, 2014, tr.511-512.
16 Nguyễn Trí Dĩnh (chủ biên), Lịch sử kinh tế, NXB ĐHKTQD, Hà Nội, 2008, tr.350-351 12 lOMoAR cPSD|27879799
Tuy nhiên, nhìn chung mật độ đường vẫn còn thưa thớt, phương tiện vận tải còn
lạc hậu, giá cước vẫn rất đắt đỏ đối với người dân thuộc địa - Trong thương nghiệp
Pháp vẫn tiếp tục duy trì thương mại độc quyền để độc chiếm thị trường Việt Nam
và Đông Dương. Về ngoại thương, mặc dù Việt Nam đã tăng cường mở rộng mối quan
hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới nhưng với chính sách đánh
thuế cao vào hàng ngoại nhập (nhất là đối với hàng Trung Quốc và hàng Nhật Bản),
miễn thuế hoặc đánh thuế nhẹ với hàng hóa của Pháp nên hàng hóa Pháp chiếm tỷ trọng
chủ yếu trong cơ cấu hàng nhập khẩu (chiếm hơn 60% tổng số hàng nhập vào Việt Nam
giai đoạn 1929-1930). Tổng giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm,
từ 318 triệu đồng năm 1920 lên 550 triệu đồng năm 1928. Những sản phẩm mà Việt
Nam bán ra nước ngoài chủ yếu là khoáng sản, lúa gạo, cao su, cà phê, . ., trong đó giá
trị xuất khẩu gạo chiếm hơn 60% tổng giá trị hàng xuất khẩu. Những sản phẩm mà Việt
Nam nhập về phần lớn là vải, bông, sợi, rượu, thuốc lá, ô tô, . . phục vụ cho nhu cầu
sinh hoạt của bộ máy thống trị, các loại máy móc cần thiết phục vụ phát triển công
nghiệp được nhập về rất ít ỏi. Năm 1929, tiền nhập khẩu mặt hàng bia, rượu vào Đông
Dương đạt 63 triệu Frăng trong khi tiền dùng để nhập các lại máy kéo và máy phục vụ
nông nghiệp chỉ có 2,4 triệu Frăng17.
Về nội thương, hoạt động kinh doanh, buôn bán đã diễn ra khá nhộn nhịp ở các
chợ lớn như chợ Bến Thành (Sài Gòn), chợ Đông Ba (Huế), chợ Đồng Xuân (Hà Nội),. .
- Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ
Thực dân Pháp vẫn tăng cường sử dụng tài chính, tiền tệ làm công cụ bóc lột nhân
dân ta. Pháp tiếp tục phát triển các tổ chức ngân hàng và phát hành tiền tệ. Năm 1930,
chúng đã quy định đồng bạc là đơn vị tiền tệ của liên bang Đông Dương cấu thành với
17 Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, NXBGD, Hà Nội, 2014, tr.216 13 lOMoAR cPSD|27879799
655mg vàng, ngang với 10 đồng Frăng. Đến năm 1936, đồng Đông Dương lấy đồng
Frăng làm bản vị nên đồng Đông Dương gắn với đồng Frăng và phụ thuộc vào nền kinh tế Pháp.
Nền tài chính ở Việt Nam ở giai đoạn này vẫn chủ yếu dựa vào chế độ thuế khóa
nặng nề. Từ năm 1919 đến năm 1921, chính quyền thực dân đã ra lệnh bãi bỏ việc đóng
thuế theo mức cũ và quy định mức thuế mới cao hơn nhiều so với mức cũ. Do đó, tổng
số tiền thuế thu được ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam kỳ tăng lên nhanh chóng. Đáng lưu
ý, tiền thuế rượu của người bản xứ, thuế thuốc phiện và thuế muối đóng góp 16,8% tổng
thu ngân sách 1942, trong khi đây là ba mặt hàng mà nhà nước nắm độc quyền. Nhìn
chung, tiền thuế chiếm trên 70% trong khoản thu ngân sách của chính phủ thuộc địa.
Pháp đã dùng khoảng 31,5% ngân sách để chi tiêu cho chính trị, hành chính chung và
đóng góp cho chi phí ở chính quốc (chưa kể nợ, các khoản chi cho nhân sự và quản lý
kinh tế, xã hội), trong khi chỉ dùng 1% chi tiêu cho lợi ích kinh tế và 20% chi tiêu cho
các công trình công cộng (bảng 2).
Bảng 2. Chi tiêu ngân sách năm 194218
Các khoản chi Triệu đồng Phần trăm Đóng góp cho chi phí của chính quốc 6,7 3,5
Chi tiêu cho chính trị và hành chính chung 63,0 28,0
Chi tiêu cho các dịch vụ tài chính 22,0 10,0
Chi tiêu cho lợi ích kinh tế 24,0 1,0
Chi tiêu cho lợi ích xã hội 24,0 11,0 Giáo dục công 15,7 7,0 Y tế 8,0 3,6
Chi tiêu cho các công trình công cộng 44,0 20,0 Các chi tiêu khác 18,0 8,5 Nợ 17,2 8,0 Tổng 219,0 100,0
Nguồn: Trích dẫn theo tài liệu: Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam - Từ nguồn gốc đến giữa thế
kỷ XX, NXB Thế giới, 2014, tr.513-516
18 Trích dẫn theo tài liệu: Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam - Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, NXB Thế giới, 2014, tr.513-516 14 lOMoAR cPSD|27879799
Chi tiêu cho các công trình công cộng (được tách khỏi chi tiêu cho lợi ích kinh tế),
chiếm tỷ lệ khá cao. Tuy nhiên, các công trình xây dựng chủ yếu phục vụ cho mục đích
xâm lược, cai trị rồi mới đến kinh tế.
Thêm vào đó, ngân hàng Đông Dương đã đại diện cho thế lực tư bản tài chính
Pháp, có khẩu phần trong hầu hết các công ty và xí nghiệp lớn. Ngoài chức năng phát
hành tiền, ngân hàng Đông Dương còn kinh doanh tiền tệ, cho vay nặng lãi, trực tiếp
quản lý và chỉ đạo hoạt động các chi nhánh ở các ngành, các tỉnh. Về thực tế, ngân hàng
này nắm quyền chỉ huy trong các ngành kinh tế ở Đông Dương.
2. Những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam
Thực hiện chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai với khoản đầu tư ngày càng
lớn với phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập ngày càng sâu và giữ vị trí quan
trọng đã tiếp tục làm chuyển biến nền kinh tế Việt Nam theo hướng tư bản chủ nghĩa.
Chính sự thâm nhập của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã dẫn tới sự tan rã dần
của nền kinh tế tự nhiên tự cấp, tự túc ở nông thôn; tạo điều kiện phát triển kinh tế hàng hóa.
Tuy nhiên, với mục đích biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ và cung ứng vật
liệu cho chính quốc nên tác động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được du
nhập vào Việt Nam phát huy rất hạn chế. Giai cấp địa chủ cùng với phương thức bóc
lột phong kiến trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn được tiếp tục sử dụng để thu lợi ích cao
nhất. Các máy móc và tiến bộ kỹ thuật được áp dụng trong sản xuất còn ít. Chính vì thế,
Việt Nam không thể có nền kinh tế dân tộc phát triển bình thường lên tư bản chủ nghĩa
trong điều kiện như vậy mà trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến ngày càng hoàn
chỉnh của Pháp. Mang bản chất là lệ thuộc, lại kết hợp giữa phương thức bóc lột tư bản
với phương thức bóc lột phong kiến nên nền kinh tế Việt Nam vẫn ở trong tình trạng
lạc hậu, trì trệ, nhỏ bé và phiến diện. 15 lOMoAR cPSD|27879799 KẾT LUẬN
Chính sách khai thác thuộc địa mà thực dân Pháp tiến hành ở Việt Nam với đặc
trưng là duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp việc du nhập hạn chế phương
thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã kìm hãm sự phát triển kinh tế và làm cho kinh tế Việt
Nam lạc hậu thêm nhiều so với thế giới. Tuy nhiên, quá trình khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp đã làm thay đổi tính chất, trình độ và cơ cấu của nền kinh tế Việt Nam.
Về tính chất, nền kinh tế phong kiến thuần túy, tự cung tự cấp của Việt Nam đã chuyển
thành nền kinh tế thuộc địa nửa phong kiến trong thời kỳ Pháp thuộc. Biểu hiện là kinh
tế đế quốc chiếm vị trí thống trị còn quan hệ sản xuất phong kiến không bị xóa bỏ mà
chỉ bị thu hẹp và vẫn được duy trì, tồn tại một cách phổ biến, tạo nên sự đan xen, hòa
trộn giữa quan hệ sản xuất tư bản và quan hệ sản xuất phong kiến. Về trình độ, trong
nền kinh tế Việt Nam đã xuất hiện một số nhân tố mới như kết cấu hạ tầng giao thông,
các xí nghiệp công nghiệp, máy móc, các đồn điền, . . góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế nhanh hơn hiều so với sản xuất nhỏ truyền thống trước đây. Về cơ cấu, sự xuất
hiện các cơ sở sản xuất lớn, khá hiện đại, các lĩnh vực dịch vụ (như ngoại thương, ngân
hàng, tài chính, . .) bên cạnh sản xuất nhỏ lẻ truyền thống của người Việt Nam đã phần
nào thúc đẩy kinh tế hàng hóa tư bản nảy sinh, phát triển và thu hẹp kinh tế tự cung tự cấp.
Nhìn chung, trải qua hơn 80 năm đô hộ của Thực dân Pháp, nền kinh tế Việt
Nam phải chịu nhiều hậu quả nặng nề. “Đặc điểm nổi bật của toàn bộ cơ cấu kinh tế
Việt Nam thời thuộc địa là sự phát triển mất cân đối, nền nông nghiệp nặng nề, cổ hủ
bên cạnh nền công nghiệp mỏng manh, yếu ớt; trong công nghiệp, ngành khai mỏ chiếm
phần lớn công việc kinh doanh, các ngành sản xuất công nghiêp khác như hóa chất,
luyện kim, cơ khí, năng lượng, … thì hầu như không phát triển. Tính chất mất cân đối
đó còn thể hiện qua mối quan hệ giữa các vùng, các miền đất nước”19
19 Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2014, tr.217 16 lOMoAR cPSD|27879799 DANH MỤC THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử Kinh tế quốc dân, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Khoa Kinh tế. 1.
PGS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, Tiến trình Lịch Sử Việt Nam, Nhà Xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2003. 2.
Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Đại cương Lịch sử Việt Nam, tập 1-2, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2014. 3.
GS. TS. Nguyễn Trí Dĩnh - PGS, TS. Phạm Thị Quý (Chủ biên): Giáo trình Lịch
sử kinh tế, Nxb Thống kê - Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2003. 4.
Lê Thành Khôi, Lịch sử Việt Nam - Từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XX, NXB Thế giới, 2014. 5.
PGS. TS. Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên): Góp phần tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng
Sản Việt nam, Nxb Chính trị Quốc gia: Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc
Gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. 6.
GS. TS. Nguyễn Văn Thường (Chủ biên): Giáo trình kinh tế Việt Nam. Nxb Đại
học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2008. 7.
Nguyễn Khắc Thuần: Đại cương lịch sử cổ trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2005. 8.
TS. Nguyễn Quang Lê: Từ Lịch sử Việt Nam nhìn ra thế giới, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001. 9.
Blog Tìm hiểu lịch sử, Công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam
ht p://timhieulichsuvn.blogspot.com/2017/06/cong-cuoc-khai-thac-thuoc-ia-cua- phapo.html 17