Tiểu luận Hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa - Vận hành dịch vụ Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Trong quá trình họp tập và nghiên cứu đề tài: “Hoạt động vận tải hànghóa bằng đường thủy nội địa tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long ViệtNam”. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Vận hành dịch vụ Logistics
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ BÁO CÁO MÔN HỌC
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG KINH DOANH ĐỀ TÀ I
HOẠT ĐỘNG VẬN TẬN HÀNG HOÁ BẰNG ĐƯỜNG THỦY NỘI
ĐỊA TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG - VIỆT NAM
Giảng viên giảng dạy
: TS. Đồng Thị Vân Hồng
Nhóm sinh viên thực hiện : Nhóm 6 Phạm Phương Thảo : 221001870 Bùi Thị Ánh Vân : 221001885 Đỗ Duy Hưng : 221000405 Ngô Thị Ngọc Trang : 221001878 Đỗ Thị Mai Hồng : 221001840 Nguyễn Minh Trang : 221001879 Hà Nội, 2023 LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình họp tập và nghiên cứu đề tài: “Hoạt động vận tải hàng
hóa bằng đường thủy nội địa tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Việt
Nam”, em đã nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè và giảng viên để hoàn thành bài
báo cáo bộ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học. Nhóm chúng em xin bày
tỏ sự biết ơn đặc biệt đến TS. Đồng Thị Vân Hồng – người đã trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để nhóm em hoàn thành đề tài của mình.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song
có thể còn có những mặt hạn chế, thiếu sót. Do về mặt kiến thức và thời gian
còn hạn chế, đề tài còn nhiều khiếm khuyết. Chúng em kính mong Quý thầy
cô đóng góp ý kiến, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan đề tài nghiên cứu : “Hoạt động vận tải hàng
hóa bằng đường thủy nội địa tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long Việt
Nam” mà chúng em thực hiện là một công trình nghiên cứu mang tính độc
lập, được thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giảng viên hướng dẫn Ts.
Đồng Thị Vân Hồng bên cạnh đó không có bất cứ sự sao chép nào khác.
Đây là sản phẩm mà chúng em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình
thực tập tại đơn vị. Các số liệu và kết quả trình bày trong bài báo cáo hoàn
toàn trung thực. Chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu như có bất cứ
vấn đề gì xảy ra liên quan đến tính chính xác và duy nhất của sản phẩm này. MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG
ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ..............................................................................5
1.1. Khái quát chung về vận tải.....................................................................5
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm sản xuất của ngành vận tải........................5
1.1.2. Chức năng, nguyên tắc và đối tượng tham gia của ngành vận tải
vận tải........................................................................................................6
1.1.3. Phân loại vận tải............................................................................10
1.1.4. Vai trò của vận tải..........................................................................12
1.1.5. Chi phí vận tải...............................................................................13
1.1.6. Các hình thức vận tải.....................................................................14
1.2. Vận tải bằng đường thuỷ nội địa..........................................................14
1.2.1. Định nghĩa vận tải bằng đường thuỷ nội địa.................................14
1.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển hình thức vận tải hàng hoá bằng
đường thuỷ nội địa...................................................................................15
1.2.3. Vị trí và vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa....16
1.2.4. Ưu điểm và hạn chế của vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa
.................................................................................................................18
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG
THỦY NỘI ĐỊA TẠI KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG....23
2.1. Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long..............................................23
2.1.1. Hành chính....................................................................................23
2.1.2. Hệ thống sông suối........................................................................24
2.1.3. Tài nguyên nước............................................................................24
2.2. Giới thiệu chung vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa tại khu vực
đồng bằng sông Cửu Long..........................................................................24
2.2.1. Quá trình phát triển.......................................................................24
2.2.2. Kết cấu hạ tầng..............................................................................26
2.3. Thực trạng hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa tại khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long..................................................................28
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ
nội địa tại đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam......................................33
2.4.1. Về khí hậu, thời tiết.......................................................................33
2.4.2. Về cơ sở vật chất...........................................................................35
2.4.3. Về nguồn lực.................................................................................36
2.4.4. Về ứng dụng công nghệ thông tin.................................................38
2.5. Những thành tựu đạt được....................................................................40
2.5.1. Tăng trưởng vượt bậc....................................................................40
2.5.2. Tối ưu hóa quản lý và vận hành tàu thủy......................................41
2.5.3. Tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.................................42
2.5.4. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân...............................44
2.6. Những thách thức đối với vận tải hàng hóa bằng đường thuỷ nội địa tại
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam........................................45
2.6.1. Thiếu cơ sở vật chất hiện đại.........................................................45
2.6.2. Cơ sở hạ tầng không đầy đủ..........................................................45
2.6.3. Quản lý yếu kém...........................................................................46
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN VẬN TẢI
HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬA LONG.......................................................................................47
3.1. Định hướng phát triển vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa tại
đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam........................................................47
3.2. Giải pháp phát triển vận tải hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa tại đồng
bằng sông Cửu Long - Việt Nam.................................................................49
KẾT LUẬN....................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................54 DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia vận tải…………...……9
Hình 1.2: Tỷ trọng các ngành vận tải trong tổng khối lượng vận chuyển….18
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh ưu nhược điểm của các phương thức vận tải……………11
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT
Kí hiệu chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ 1 ĐBSCL Đông bằng sông Cửu Long 2 GTVT Giao thông vận tải 3 KCN Khu công nghiệp LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất rộng lớn, màu mỡ nằm ở phía Tây
Nam Việt Nam,nơi có hệ thống sông ngòi, kênh rạch và cửa sông đa dạng nối liền với
các vùng khác nhau. Mạng lưới đường thủy của Đồng bằng sông Cửu Long được hình
thành bởi hai hệ thống sông chính là sông Tiền và sông Hậu với tổng chiều dài các
tuyến là 14.826km. Trong đó, đường thủy nội địa quốc gia là 2.882km, đường thủy nội
địa địa phương là 11.944km, là khu vực có mật độ đường sông cao nhất cả nước. Tại
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long sông ngòi luôn có lưu lượng nước ổn định, mặt
nước phẳng lặng ít sóng nên tàu thuyền có thể hoạt động quanh năm.
Trong tiến trình lịch sử và phát triển, vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa
trở thành phương thức vận chuyển truyền thống và chủ yếu của khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung. Hiện nay, hệ thống giao thông đường
thủy ngày càng phát triển mạnh mẽ và hiện đại hóa, góp phần giảm nhẹ áp lực giao
thông đường bộ, giảm chi phí, hạ giá thành, tăng năng lực cạnh tranh của hàng hóa
trong khu vực. Giao thông đường thủy đã vận chuyển trên 82% lượng hàng hóa giữa
các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh. So với đường
bộ, vận tải theo đường sông có khối lượng lớn, lịch trình ổn định và chi phí tiết kiệm
hơn từ 30-40%, được đánh giá là chiếm ưu thế tuyệt đối trong các phương tiện vận tải.
Bên cạnh đó, vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa mang lại lợi nhuận tối ưu và ít
gây ô nhiễm môi trường nhất.
Tuy nhiên, sự phát triển vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế vượt trội của vùng:
hệ thống cảng thủy nội địa chủ yếu phục vụ bốc xếp hàng rời, hàng chuyên dùng với
dây chuyền bốc xếp lạc hậu, năng suất thấp. Một số cảng container mới được đầu tư
hiện đại nhưng hiệu quả khai thác chưa cao….Đó là nguyên nhân dẫn đến hệ quả chi
phí logistics tăng cao, chi phí vận tải chiếm đến 30% giá thành sản phẩm, làm giảm 1
sức cạnh tranh hàng hóa của vùng. Vì vậy, cần thiết phải nghiên cứu nhằm khắc phục
những hạn chế còn tồn tại, đưa ra các giải pháp và kế hoạch phát triển trong tương lai
của vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Bài tiểu luận này nhằm khám phá tầm quan trọng của các hoạt động vận tải
đường thủy nội địa ở Đồng bằng sông Cửu Long: xem xét lịch sử, hiện trạng và triển
vọng tương lai của phương thức vận tải quan trọng này. Chúng em sẽ đi sâu vào những
thách thức mà hệ thống giao thông đường thủy của Đồng bằng sông Cửu Long phải
đối mặt, bao gồm các vấn đề về tính phát triển bền vững, khả năng cạnh tranh kinh tế
và các biện pháp mà chính phủ Việt Nam đã và đang thực hiện để giải quyết những
thách thức này nhằm nâng cao hiệu suất và hiệu quả của hệ thống giao thông đường
thủy nội địa khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Để hoàn thành bài luận này, chúng em đã tiến hành nghiên cứu sâu rộng bằng
cách sử dụng và tham khảo trên nhiều nguồn khác nhau, bao gồm các bài báo học
thuật, báo cáo, thông tin trên internet và các ấn phẩm của chính phủ,...Chúng em hy
vọng rằng bài tiểu luận này sẽ cung cấp cho người đọc những hiểu biết toàn diện về
vai trò và ý nghĩa của hoạt động giao thông đường thủy ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng thời, chúng em mong muốn đóng góp những giải pháp để giải quyết những thách
thức của vận tải đường thuỷ đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối mặt và đó cũng
chính là lý do nhóm em lựa chọn đề tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội
địa tại Đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam. Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm
phát triển hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa tại Đồng bằng sông Cửu Long - Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa tại Đồng bằng
sông Cửu Long – Việt Nam. 2
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa
- Đánh giá thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa tại khu
vực Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường
thủy nội địa tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long – Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa tại khu vực Đồng
bằng sông Cửu Long – Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu bao gồm:
- Tình trạng hiện tại của hoạt động vận tải đường thuỷ trên đồng bằng sông Cửu
Long, bao gồm cả hạ tầng, đội tàu vận tải, ngành công nghiệp, mức độ phát triển và
các yếu tố khác liên quan đến ngành vận tải đường thuỷ trên đồng bằng sông Cửu Long.
- Những thách thức và cơ hội mà ngành vận tải đường thuỷ trên đồng bằng sông
Cửu Long đang phải đối mặt, bao gồm cả những yếu tố bên trong và bên ngoài.
- Các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải đường thuỷ trên đồng
bằng sông Cửu Long, bao gồm cả các giải pháp kỹ thuật, quản lý và chính sách để giải
quyết các thách thức và khai thác cơ hội phát triển của ngành vận tải đường thuỷ trên
đồng bằng sông Cửu Long.
- Phạm vi nghiên cứu này sẽ tập trung vào đồng bằng sông Cửu Long ở miền Tây
Nam Bộ Việt Nam và không bao gồm các hoạt động vận tải đường thuỷ trên các khu vực khác.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập và xử lí dữ liệu: Dữ liệu sẽ được thu thập và xử lí
trên phần mềm Excels để tính toán các chi tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu. 3
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu thống kê: Phương pháp này sẽ được sử
dụng để phân tích dữ liệu được thu thập bằng các phương pháp khảo sát và các nguồn
dữ liệu khác liên quan đến hoạt động vận tải đường thuỷ trên đồng bằng sông Cửu
Long. Phương pháp phân tích dữ liệu thống kê sẽ giúp xác định các xu hướng và mối
quan hệ giữa các biến số liên quan đến hoạt động vận tải đường thuỷ trên sông Cửu Long.
4.3. Phương pháp phân tích SWOT: Phương pháp này sẽ được sử dụng để đánh
giá tình trạng hiện tại của hoạt động vận tải đường thuỷ trên đồng bằng sông Cửu
Long, đánh giá các thách thức và cơ hội của ngành vận tải đường thuỷ trên sông Cửu
Long, và đưa ra các giải pháp phát triển trong tương lai. Phương pháp phân tích
SWOT sẽ giúp xác định các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hoạt động
vận tải đường thuỷ trên sông Cửu Long.
4.4. Phương pháp nghiên cứu thư mục: Phương pháp này sẽ được sử dụng để
tìm hiểu các nghiên cứu trước đây liên quan đến hoạt động vận tải đường thuỷ trên
sông Cửu Long. Các tài liệu, báo cáo, tạp chí, sách vở liên quan đến lĩnh vực này sẽ
được tìm kiếm, đánh giá và sử dụng để cung cấp bối cảnh và hỗ trợ điểm cho bài nghiên cứu.
5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phục lục, báo cáo
được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa.
Chương 2: Thực trạng hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường thủy nội địa
tại khu vực đông bằng sông Cửu Long – Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động vận tải hàng hóa
bằng đường thủy nội địa tại khu vực đông bằng sông Cửu Long – Việt Nam. 4 5 CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI HÀNG HÓA
BẰNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
1.1. Khái quát chung về vận tải
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm sản xuất của ngành vận tải 1.1.1.1. Khái niệm
Vận tải là gì? Vận tải là hoạt động kinh tế có mục đích của con người nhằm thay
đổi vị trí hàng hóa và con người từ nơi này đến nơi khác bằng các phương tiện vận tải.
Vận tải hàng hóa là gì? Vận tải hàng hóa được coi là sự di chuyển hàng hóa trong
không gian bằng sức người hay phương tiện vận tải nhằm thực hiện các yêu cầu mua
bán, dự trữ trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vận tải để cung ứng hàng hóa tới
khách hàng đúng thời gian và địa điểm yêu cầu, đảm bảo an toàn hàng hóa và mức chi phí hợp lý.
1.1.1.2. Đặc điểm sản xuất của ngành vận tải
- Môi trường sản xuất của vận tải là không gian, luôn di động chứ không cố định như trong các ngành khác.
- Sản xuất trong vận tải là quá trình sản xuất về mặt không gian vào đối tượng
lao động chứ không phải tác động về mặt kỹ thuật, do đó không làm thay đổi hình
dáng, kích thước của đối tượng lao động.
- Sản phẩm vận tải không tồn tại dưới hình thức vật thể và khi sản xuất ra là tiêu
dùng được ngay. Nói cách khác, sản phẩm vận tải mang tính vô hình. Trong ngành vận
tải, sản xuất và tiêu thụ diễn ra đồng thời, do đó không có khả năng dự trữ sản phẩm
vận tải để tiêu dùng sau mà chỉ có khả năng dự trữ năng lực vận tải. 6
- Quá trình sản xuất của ngành vận tải không tạo ra sản phẩm vật chất mới mà chỉ
làm thay đổi vị trí và làm tăng giá trị của hàng hóa.
1.1.2. Chức năng, nguyên tắc và đối tượng tham gia của ngành vận tải vận tải
1.1.2.1. Chức năng của ngành vận tải
Ngành vận tải cung cấp hai dịch vụ chính: vận chuyển và lưu trữ hàng hóa.
a. Chức năng vận chuyển hàng hóa
- Dù dưới dạng nguyên vật liệu, các chi tiết, bán thành phẩm hay thành phẩm, giá
trị cơ bản mà vận tải tạo ra là vận chuyển hàng hóa tới điểm cụ thể nào đó, đây là giá
trị đóng góp chủ yếu của ngành vận tải đối với hoạt động Logistics. Hiệu quả hoạt
động ngành vận tải có vai trò quyết định đối với các hoạt động thu mua nguyên liệu,
sản xuất và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Vận tải cũng đóng vai trò quan trọng
giao vận ngược của hoạt động Logistics. Nếu không có hoạt động vận tải đáng tin cậy,
các hoạt động thương mại không thể vận hành đúng chức năng. Vận tải tiêu hao các
nguồn lực thời gian, tiền bạc và môi trường.
- Vận tải còn có một hạn chế là nhìn chung các mặt hàng khó tiếp cận trong suốt
quá trình vận chuyển liên tục. Số lượng hàng hóa được lưu trữ trong vận tải được gọi
là dự trữ trong quá trình vận chuyển.
- Vận tải cũng phải sử dụng đến các nguồn lực tài chính và chiếm tỷ lệ chi phí
cao: khoảng 30-60% tổng chi phí Logistics. Chi phí vận tải bao gồm lao động của
người lái xe, vận hành phương tiện, vốn đầu tư vào thiết bị và chi phí quản lý. Thêm
vào đó là thất thoát và hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển cũng chiếm tỷ trọng đáng kể.
- Vận tải tác động trực tiếp và gián tiếp lên các nguồn tài nguyên môi trường.
Theo cách trực tiếp, vận tải cho thấy là một trong những ngành tiêu thụ dầu và xăng
lớn nhất nền kinh tế. Mặc dù mức tiêu thụ dầu và xăng đã giảm do các phương tiện tiết
kiệm nhiên liệu, tổng chi phí tiêu thụ vẫn ở mức cao. Theo cách gián tiếp, vận tải tác
động lên môi trường do việc tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm không khí và ô nhiễm
tiếng ồn và ô nhiễm môi trường. 7
b. Chức năng dự trữ hàng hóa
- Khía cạnh ít được nhận biết hơn của hoạt động vận tải là dự trữ hàng hóa. Khi
một hàng hóa trên phương tiện vận tải nghĩa là nó đang được dự trữ. Phương tiện vận
tải cũng có thể được sử dụng để dự trữ hàng hóa tại điểm đi hoặc điểm đến của hàng
hóa, nhưng đó lại là cách dự trữ có chi phí tương đối cao. Vì mục tiêu chủ yếu của vận
tải là vận chuyển hàng hóa nên việc sử dụng phương tiện để cất trữ hàng hóa không
phải là ưu tiên trong hoạt động vận tải. Trên thực tế có thể xuất hiện việc lựa chọn một
phương tiện làm công cụ để vận chuyển hay để dự trữ hàng hóa tạm thời. Nếu dự trữ
hàng hóa được lập kế hoạch vận chuyển trong vòng vài ngày đến một địa điểm khác,
thì chi phí dỡ hàng, trữ hàng và chất hàng chở lại xe có thể lớn hơn chi phí cho việc sử
dụng tạm thời các phương tiện vận chuyển làm nơi để cất trữ hàng.
- Một ý nghĩa khác của phương thức vận chuyển liên quan đến việc lưu kho hàng
đó là sự chuyển hướng. Sự chuyển hướng xảy ra khi nơi đến của hàng hóa bị thay đổi
sau khi hàng hóa đã trên đường vận chuyển tới đích. Trước kia liên lạc điện thoại được
sử dụng để thực hiện các chiến lược chuyển hướng. Ngày nay thông tin qua internet
giữa hãng vận tải, trụ sở của hãng và phương tiện tạo điều kiện cho việc chuyển hướng
hiệu quả hơn. Chuyển hướng chủ yếu được sử dụng để cải thiện khả năng đáp ứng về
giao vận và thời gian lưu kho trên đường.
- Vì vậy mặc dù tốn chi phí, nhưng cách thức lưu trữ hàng hóa trên phương tiện
vận tải có thể được quyết định căn cứ vào tổng chi phí hoặc hiệu quả hoạt động khi
cân nhắc, xem xét đầy đủ đến các chi phí liên quan như tháo dỡ hoặc bốc hàng, sự hạn
chế về trọng tải và khả năng thời gian kéo dài.
1.1.2.2. Nguyên tắc vận tải
Có hai nguyên tắc kinh tế cơ bản ảnh hưởng tới hiệu quả vận tải: tính kinh tế nhờ
quy mô và tính kinh tế nhờ cự ly.
Tính kinh tế nhờ quy mô trong vận tải là chi phí cho mỗi đơn vị khối lượng giảm
đi khi quy mô vận tải hàng hóa tăng lên. Ví dụ vận tải hàng hóa bằng xe tải trọng lớn,
tận dụng khả năng tải của xe rơ mooc sẽ giảm được chi phí. Có thể khẳng định rằng
các phương tiện vận tải có khả năng tải lớn như đường thủy, tốn ít chi phí tính trên mỗi 8
đơn vị khối hạng vận tải hơn là các phương tiện vận tải có tải trọng nhỏ như xe tải hay
máy bay. Tính kinh tế nhờ quy mô trong vận tải tồn tại bởi vì chi phí cố định cho vận
chuyển một khối hàng tỷ lệ nghịch với khối lượng hàng được vận chuyển. Chi phí cố
định bao gồm chi phí quản lý liên quan tới lập kế hoạch, vận hành thiết bị, thời gian
chờ phương tiện bốc hoặc dỡ hàng chi phí lập hóa đơn hàng hóa.
Những chi phí đó được xem là cố định vì chúng không thay đổi với cùng quy mô
hàng hóa. Nói cách khác, quản lý lượng hàng 100 tấn có chi phí tương dương , với
quản lý lượng hàng 1.000 tấn.
Tính kinh tế nhờ cự ly là chi phí vận tải cho mỗi đơn vị khối lượng hàng giảm khi
khoảng cách vận chuyển tăng lên. Ví dụ, vận chuyển 800 km tốn ít chi phí hơn vận
chuyển hai lần cùng một lượng hàng trên 400 km mỗi lần. Tính kinh tế nhờ khoảng
cách trong vận tải thường được gọi là nguyên tắc hình nón. Nguyên lý cơ bản của tính
kinh tế là nhờ khoảng cách tương tự tính kinh tế nhờ quy mô. Đặc biệt, quãng đường
dài hơn cho phép chi phí cố định được phân bổ trên khoảng cách lớn hơn, dẫn tới cước phí mỗi km thấp hơn.
Các nguyên tắc này rất quan trọng khi đánh giá các phương án vận tải khác nhau.
Mục tiêu của quyết định vận tải là tối đa hóa lượng hàng hóa và quãng đường hàng
hóa được vận chuyển, trong khi vẫn đáp ứng yêu cầu về dịch vụ khách hàng.
1.1.2.3. Các đối tượng tham gia vận tải
Môi trường vận tải ảnh hưởng tới quyết định được áp dụng trong hệ thống giao
vận. Không giống như hầu hết các hợp đồng thương mại, các quyết định vận tải ảnh
hưởng bởi các đối tượng: (1) Chủ hàng (cosignor); (2) người nhận hàng (consignee);
(3) hãng vận tải và các đại lý; (4) các cơ quan quản lý của nhà nước (5) mạng Internet (6) cộng đồng. 9
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các đối tượng tham gia vận tải
(Nguồn: Nguyễn Thành Hiếu – Quản trị chuỗi cung ứng, 2015, mạng Internet)
Người giao hàng và nhận hàng có chung mối quan tâm với việc vận chuyển hàng
từ địa điểm đi tới địa điểm đến trong một khoảng thời gian xác định với chi phí thấp
nhất. Các dịch vụ liên quan tới vận tải bao gồm thời gian giao nhận và phân phối hàng
cụ thể, thời gian đi trên đường dự kiến và không có thất thoát, hư hỏng cũng như sự
trao đổi thông tin, hóa đơn chính xác và đúng thời điểm.
Hãng vận tải là một đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ vận tải muốn tối đa hóa
doanh thu cho việc vận chuyển trong khi giảm tối thiểu các chi phí liên quan. 10
Các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm tới vận tải vì tầm quan trọng của dịch vụ
vận tải với sự phát triển kinh tế và xã hội. Các cơ quan quản lý nhà nước mong muốn
môi trường vận tải ổn định và hiệu quả để hỗ trợ cho phát triển kinh tế.
Sự phát triển gần đây của ngành vận tải có sự phối hợp rộng rãi các dịch vụ trên
mạng Internet. Lợi thế căn bản của thông tin qua mạng Internet là khả năng hãng vận
tải có thể chia sẻ thông tin theo thời gian thực với khách hàng và nhà cung cấp. Bên
cạnh thông tin Internet trực tiếp giữa các doanh nghiệp trong cùng hoạt động giao vận,
nhiều doanh nghiệp kinh doanh qua Website đã xuất hiện trong những năm gần đây.
Những doanh nghiệp kinh doanh qua Website này thường cung cấp hai loại giao dịch
thị trường là giao dịch trao đổi thông tin để kết nối năng lực vận tải của hãng vận tải
với các hàng hóa cần được vận chuyển có sẵn. Các dịch vụ qua Website này cũng cung
cấp nơi để thỏa thuận các giao dịch.
Đối tượng cuối cùng tham gia vào hệ thống vận tải là cộng đồng, bộ phận có liên
quan tới khả năng tiếp cận, chi phí và hiệu quả của các dịch vụ vận tải cũng như các
tiêu chuẩn môi trường, tính đảm bảo và sự an toàn trong vận tải. Cộng đồng gián tiếp
tạo ra nhu cầu vận tải bằng cách mua hàng.
1.1.3. Phân loại vận tải
1.1.3.1. Phân loại theo đặc trưng sở hữu
Vận chuyển riêng là loại hình vận chuyển do các doanh nghiệp kinh doanh tự đầu
tư phương tiện vận tải và tổ chức quản lý vận chuyển hàng hóa của mình. Vận chuyển
riêng có tính ưu thể linh hoạt, tính cơ động cao có thể đáp ứng nhanh nhu cầu chuyên chở.
Vận chuyển hợp đồng cung cấp dịch vụ vận tải cho khách hàng có chọn lọc. Ưu
điểm của hình thức này là có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ đơn lẻ và trọn gói
khác nhau theo đúng yêu cầu của khách hàng về lịch trình, thời gian và địa điểm.
Vận chuyển công cộng thường là các doanh nghiệp nhà nước được thực hiện bởi
các công ty vận chuyển chung. Đây là loại hình chịu sự kiểm soát nhiều nhất từ phía
chính quyền và công chúng. 11
1.1.3.2. Phân loại theo phương thức vận tải
Theo cách phân loại này có các loại: Vận tải đường biển, vận tải thuỷ nội địa, vận
tải hàng không, vận tải đường bộ, vận tải đường sắt, vận tải đường ống, vận tải vũ trụ.
Mỗi phương thức vận tải có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Xếp Tính Năng lực Tinh Tốc độ Độ tin cậy Giá thành hạng đều đặn vận chuyển linh hoạt Đường Đường Đường 1
Đường ống Đường thủy Ô tô không ống thủy Đường Đường 2 Ô tô Ô tô Ô tô Đường sắt sắt ống Đường Đường 3 Đường sắt Đường sắt Ô tô Đường sắt không không Đường Đường Đường Đường 4 Đường thủy Ô tô sắt thủy không thủy Đường Đường Đường Đường 5 Đường ống Đường ống thủy không ống không
Bảng 1.1. Bảng so sánh ưu nhược điểm của các phương thức vận tải
(Nguồn: Hoàng Văn Châu: Vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, 2003)
1.1.3.3. Phân loại theo đối tượng vận chuyển
Vận tải hàng hóa và vận tải hành khách
1.1.3.4. Phân loại theo khả năng phối hợp các phương tiện vận tải 12