tiểu luận học phần kinh tế chính trị đầy đủ và chi tiết cho năm học - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
tiểu luận học phần kinh tế chính trị đầy đủ và chi tiết cho năm học - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
MÔN TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI:
Phân tích, làm rõ vai trò và tác động của cách mạng công nghiệp
đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Bản thân đang là sinh viên, em hãy cho biết trách nhiệm công dân
cần có để đóng góp thiết thực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Họ và tên : Xa Khánh Hằng Lớp :
Kinh tế chính trị Mác Lenin 13 MSV : 11217945 Giảng viên giảng dạy : Nguyễn Hà Nội, 04/2022 lOMoAR cPSD| 44879730 MỤC LỤC
NỘI DUNG CHÍNH .................................................................................................... 3
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN: ............................ 3
I/ Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: .. 3
1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến:..................................................................... 3
2. Các tính chất của mối liên hệ phổ biến: ............................................................. 4
2.1. Tính khách quan của mối liên hệ: .................................................................. 4
2.2. Tính phổ biến của mối liên hệ: ...................................................................... 5
2.3. Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ: .................................................... 5
3. Ý nghĩa mối liên hệ phổ biến: ............................................................................. 5
II/ Quan điểm toàn diện: ............................................................................................ 6
1. Cơ sở lý luận: ....................................................................................................... 6
2. Nội dung: .............................................................................................................. 7
3. Vai trò của quan điểm toàn diện: ........................................................................ 8
PHẦN II: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN
DIỆN ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN ............................................................... 8
I/ Khái quát chung về trường Đại học Kinh tế Quốc dân: ...................................... 8
II/ Áp dụng quan điểm toàn diện vào xây dựng, phát triển trường Đại học Kinh
tế Quốc dân: ................................................................................................................ 9
1. Áp dụng quan điểm toàn diện để xây dựng, phát triển trường “Đa ngành, đa
lĩnh vực”: ................................................................................................................. 9
1.1. Đào tạo chính quy với chương trình giảng dạy bằng Tiếng Việt: ................. 9
1.2. Đào tạo chương trình chất lượng cao: ............................................................ 10
2. Thành tựu đã đạt được: ..................................................................................... 10
3. Hạn chế còn tồn tại: .......................................................................................... 13
3.1. Nhà trường:.................................................................................................. 13
3.2. Giảng viên:................................................................................................... 13
3.3. Sinh viên: ..................................................................................................... 13
4. Phương hướng, giải pháp: ................................................................................ 13
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 15 2 lOMoAR cPSD| 44879730 LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua những năm tháng bị tàn phá bởi chiến tranh, Việt Nam trở thành một
nước đi sau và đang nỗ lực bắt kịp với sự phát triển của thế giới. Bắt đầu gây
dựng từ những đống tro tàn, với bao hy sinh mất mát của cha ông ta để giành
được độc lập, chúng ta đang đi theo con đường công nghiệp hóa hiện đại hóa,
hứa hẹn trước mắt rất nhiều khó khăn và thách thức. Cách mạng công nghiệp lần
thứ nhất đưa nước Anh phát triển thịnh vượng vào đầu thế kỷ XIX, nhìn vào thực
tế đó, nếu Việt Nam biết phát huy những thuận lợi mà cách mạng 4.0 đang diễn
ra mang lại sẽ giúp nước ta thực hiện được công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Mỗi công dân, dù giai cấp, tầng lớp độ tuổi nào cũng đều phải
đóng góp để hoàn thành nhiệm vụ quan trọng đó, đặc biệt là thế hệ trẻ cần thực
hiện tốt quyền, nghĩa vụ trách nhiệm của bản thân, xây dựng đát nước hòa bình,
thịnh vượng và phát triển.
Nhờ thực hiện nhất quán đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trên nền tảng khoa học - công nghệ, trong những năm qua, đất nước ta
đã đạt được thành tựu to lớn.
Bài tập lớn “Quan điểm toàn diện và việc vận dụng quan điểm toàn diện
trong quá trình xây dựng, phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân” gồm 2 phần chính:
- Phần 1: Lý luận chung của quan điểm toàn diện
- Phần 2: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vận dụng quan điểm toàn
diện để xây dựng và phát triển
Do điều kiện về thời gian cũng như sự am hiểu về vấn đề này còn hạn chế
nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đánh
giá, góp ý của thầy cô để bài làm được hoàn thiện hơn. NỘI DUNG CHÍNH
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN:
I/ Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến:
1. Khái niệm về mối liên hệ phổ biến:
V.I. Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao
quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp”
của sự vật đó. Theo quan điểm siêu hình, các sự vật hiện tượng tồn tại một cách
tách rời nhau, không có sự ràng buộc lẫn nhau, những mối liên hệ chỉ là những
mối liên hệ hời hợt mang tính ngẫu nhiên. Một số người theo quan điểm siêu
hình cũng thừa nhận sự liên hệ và tính đa dạng của nó nhưng lại phủ nhận khả 3 lOMoAR cPSD| 44879730
năng chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức liên hệ khác nhau. Các sự vật hiện
tượng và các quá trình cấu thành thế giới đó vừa tách biệt nhau, vừa có sự liên
hệ qua lại và chuyển hóa lẫn nhau. Mối liên hệ có thể được hiểu theo cách là sự
quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình trong
tự nhiên, xã hội và tư duy theo một cách thức của nó. Như vậy, theo chủ nghĩa
duy vật biện chứng thì mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định,
sự tác động qua lại, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng trong
cùng một thế giới. Theo quan điểm này, các sự vật, hiện tượng trên thế giới dù
có đa dạng, khác nhau như nào thì chúng cũng chỉ là những dạng tồn tại khác
nhau của một thế giới duy nhất. Ngay cả khi ý thức, tư tưởng của con người vốn
là những phi vật chất cũng chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất có 5 tổ chức,
cao nhất là bộ óc con người, nội dung của chúng cũng chỉ là kết quả phản ánh
của các quá trình vật chất khách quan.
2. Các tính chất của mối liên hệ phổ biến:
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguyên lý về mối liên
hệ phổ biến có ba tính chất cơ bản: Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú.
2.1. Tính khách quan của mối liên hệ:
Mối liên hệ của sự vật, hiện tượng đều có tính khách quan, là vốn có của
sự vật, hiện tượng. Ngay cả những vật vô tri vô giác cũng đang hàng ngày, hàng
giờ chịu sự tác động của các sự vật, hiện tượng khác nhau (ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm…) dù muốn hay không cũng luôn bị tác động bởi sự vật, hiện tượng khác.
Như vậy, theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của sự vật, hiện
tượng của thế giới là khách quan. Có những mối liên hệ gần gũi ta có thể nhận
thấy ngay (gà và quả trứng). Nhưng cũng có những mối liên hệ phải suy đến
cùng, qua rất nhiều khâu trung gian thì ta mới thấy được (hiệu ứng cánh bướm).
Do đó, sự quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau và chuyển hóa lẫn nhau của sự
vật, hiện tượng là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập nhưng không phụ thuộc vào
ý thức của con người, con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên
hệ trong hoạt động thực tiễn của mình.
Ví dụ: mối liên hệ ràng buộc và tương tác (theo lực hút - đẩy) giữa các
vật thể; mối liên hệ giữa trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường (đồng hóa
- dị hóa); mối liên hệ ràng buộc và ảnh hưởng lẫn nhau giữa cung và cầu hàng
hóa trên thị trường; mối liên hệ tất yếu giữa các khái niệm trong quá trình tư duy
của con người... đều là những mối liên hệ khách quan, tồn tại độc lập, không phụ
thuộc vào ý chí chủ quan của con người. 4 lOMoAR cPSD| 44879730
2.2. Tính phổ biến của mối liên hệ:
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay
quá trình nào tồn tại biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng
thời, cũng không có bất cứ sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ
thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với những mối liên hệ bên trong của nó,
tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống mở trong mối liên hệ với hệ
thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
Ví dụ: mỗi cơ thể sống là một hệ thống cấu trúc tạo nên khả năng tự trao
đổi chất với môi trường, nhờ đó mà nó tồn tại, phát triển; đồng thời bản thân môi
trường sống cũng là một hệ thống được tạo thành từ nhiều yếu tố lớp, phân hệ
trực tiếp và gián tiếp…
2.3. Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ:
Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ khẳng định
tính khách quan, tính phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong
phú, đa dạng của các mối liên hệ. Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ
được thể hiện ở chỗ: Các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác nhau đều có
những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối với sự tồn
tại và phát triển của nó. Mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định nhưng trong
những điều kiện khác nhau, giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động, phát
triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau.
Như vậy, không thể đồng nhất tính chất, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác
nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định, trong những điều kiện xác định.
Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp…
của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm
quan niệm về sự thể hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các
mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong
những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
Ví dụ: các loài cá, chim, thú đều có quan hệ với nước, nhưng cá có quan
hệ với nước khác với chim và thú. Cá thường xuyên sống dưới nước, không có
nước thì cá không thể sống được, nhưng các loài chim và thú thì không sống
dưới nước thường xuyên.
3. Ý nghĩa mối liên hệ phổ biến:
- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy
tronghoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện. Quan
điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần xem
xét sự vật trong mối liên hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu
tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với
các sự vật khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật và xử lý
có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. như vậy, quan điểm toàn diện đối 5 lOMoAR cPSD| 44879730
lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn. Lênin cho
rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất
cả các mặt, tất cả các mối liên hệ “và quan hệ giao tiếp” của sự vật
- Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy
tronghoạt động nhận thức và thực tiễn khi đã thực hiện quan điểm toàn diện thì
đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể. Quan điểm lịch
sử, cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động
thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và
tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn; phải xác định rõ vị trí, vai
trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những điều kiện cụ thể để từ đó
có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề
thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và
lhắc phục quan điểm phiến diện siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan
điểm chiết trung, ngụy biện.
II/ Quan điểm toàn diện:
1. Cơ sở lý luận:
Phép biện chứng duy vật là phương pháp triết học duy vật biện chứng và
các khoa học nói chung. Theo Ph. Ănghen: "Phép biện chứng là phương pháp
mà điều căn bản là nó xem xét những sự vật và nhữn phản ánh của chúng trong
tư tưởng, trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau của chúng, trong sự ràng buộc, sự
vận động, sự phát sinh và sự tiêu vong của chúng". Là cơ sở của nhận thức lý
luận tự giác, phép biện chứng duy vật là phương pháp dùng để nghiên cứu toàn
diện và sâu sắc những mâu thuẫn trong sự phát triển của hiện thực, đưa lại chìa
khoáđể nghiên cứu tổng thể những quá trình phức tạp của tự nhiên, xã hội và tư
duy. Vì vậy, phép biện chứng duy vật được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực và
có vai trò quyết định trong sự vật, hiện tượng. Phép biện chứng duy vật không
chỉđưa ra hướng nghiên cứu chung, đưa ra các nguyên tắc tiếp cận sự vật, hiện
tượng nghiên cứu màđồng thời còn làđiểm xuất phát để đánh giá những kết quả đạt được.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ
biến - một trong hai nguyên lý cơ bản của phép duy vật biện chứng. Đây là một
phạm trù của phép biện chứng duy vật dùng để chỉ sự quy định, tác động qua lại,
sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng hay giữa các mặt của một sự
vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Triết học Mác khẳng định: Cơ sở của
mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng là thuộc tính thống nhất vật chất của thế
giới. Các sự vật, hiện tượng dù đa dạng và khác nhau đến mấy thì chúng chỉ là
những dạng tồn tại khác nhau của một thế giới duy nhất là vật chất mà thôi. Ngay
bản thân ý thức vốn không phải là vật chát nhưng cũng chỉ là sự phát triển đến 6 lOMoAR cPSD| 44879730
đỉnh cao của một thuộc tính, của một dạng vật chất có tổ chức cao nhất là bộ óc
con người, nội dung của ý thức có mối liên hệ chặt chẽ với thế giới bên ngoài. 2. Nội dung:
- Quan điểm toàn diện: đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong
mốiliên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự
vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên
hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng
về sự vật. Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết
học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa
học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được khái quát
từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức
chuyên môn được chúng ta lĩnh hội.
Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các
mối liên hệ, phải biết chú ý đến các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất,
mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên ... để hiểu rõ bản chất của sự vật và có
phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát
triển của bản thân. Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu
ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định.
Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho
phù hợp với từng con người. Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở
những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có
cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế”.
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, trong 20 năm đổi mới Đảng
ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú
ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác. Đồng thời chúng ta
phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động
nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Để thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực
của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách do xu
hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại.
- Quan điểm lịch sử cụ thể: Đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật
vàtác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường
cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển. Một luận điểm nào đó là luận
điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học
trong điều kiện khác. Chẳng hạn, thường thường trong các định luật của hoá học
bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và áp suất xác định. Nếu vượt khỏi những
điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa. Trong lịch sử triết học khi xem 7 lOMoAR cPSD| 44879730
xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và
phát triển của các hệ thống đó.
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện,
quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản
thân chúng ta. Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở
lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát
triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình. Đối với
sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các
nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình
góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp.
3. Vai trò của quan điểm toàn diện:
Nắm chắc quan điểm toàn diện xem xét sự vật, hiện tượng từ nhiều khía
cạnh, từ mối liên hệ của nó với sự vật hiện tượng từ nhiều khía cạnh từ mối liên
hệ với sự vật, hiện tượng khác sẽ giúp con người có nhận thức sâu sắc, toàn diện
về sự vật, hiện tượng đó tránh được quan điểm phiến diện về sự vật, hiện tượng
chúng ta nghiên cứu. Từ đó có thể kết luận về bản chất quy luật chung của chúng
để đề ra những biện pháp kế hoạch có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem
lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, trong nhận thức và hành động chúng ta cần lưu
ý tới sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các mối liên hệ trong điều kiện xác định.
PHẦN II: ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM
TOÀN DIỆN ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
I/ Khái quát chung về trường Đại học Kinh tế Quốc dân:
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (National Econimics University, viết
tắt là NEU) được thành lập ngày 25 tháng 1 năm 1956 là một trường đại học
trọng điểm của nước ta, trường đại học hàng đầu về kinh tế, quản lý và quản trị
kinh doanh. Trường luôn mang trong mình sứ mệnh phát triển “Đa ngành, đa
nghề” để góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, đưa nước ta sánh vai cùng cường quốc năm châu trên thế giới trong bối
cảnh hòa nhập thế giới như hiện nay.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là một ngôi trường hàng đầu tại Việt
Nam có quy mô đào tạo lớn với khoản 45.000 sinh viên. Hiện trường có 21 khoa,
38 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 1 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và
4 đơn vị phục vụ khác. Từ đó trường có 2 loại hình đào tạo chính: Đào tạo chính
quy với chương trình giảng dạy bằng Tiếng Việt và đào tạo chương trình chất
lượng cao. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên
cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ 8 lOMoAR cPSD| 44879730
chức quốc tế của các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Bulgaria, Ba Lan,
Cộng hòa Séc và Slovakia, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Thuỵ Điển, Hà Lan, CHLB
Đức, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan... Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của
các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thuỵ Điển), UNFPA, CIDA
(Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh),
UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức)... để tổ
chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ
tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và các lớp bồi dưỡng về kinh
tế thị trường... Đồng thời, Trường cũng có quan hệ với nhiều công ty nước ngoài
trong việc đào tạo, nghiên cứu và cấp học bổng cho sinh viên.
II/ Áp dụng quan điểm toàn diện vào xây dựng, phát triển trường Đại học Kinh tế Quốc dân:
1. Áp dụng quan điểm toàn diện để xây dựng, phát triển trường “Đa ngành,
đa lĩnh vực”:
Hướng đến phát triển trường “Đa ngành, đa lĩnh vực” Đại học Kinh tế
quốc dân gồm 33 ngành với 80 chương trình đào tạo, trong đó có 8 chương trình
đạo tạo bằng Tiếng Anh, 3 chương trình Tiên tiến, 10 chương trình Chất lượng
cao, 5 chương trình định hướng ứng dụng (POHE) và hơn 20 chương trình liên
kết đào tạo với nước ngoài. Các ngành và chương trình đào tạo của Trường bao
trùm gần như toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế. Người học có thể lựa chọn
học tập bằng Tiếng Việt hoặc bằng Tiếng Anh với phương thức đào tạo và địa
điểm linh hoạt phù hợp với từng đối tượng:
1.1. Đào tạo chính quy với chương trình giảng dạy bằng Tiếng Việt:
Sinh viên tham gia chương trình đào tạo chính quy ngành sẽ có được mức
học phí từ 15 – 19 triệu đồng/học kỳ, chương trình được chia thành 3 nhóm ngành
đào tạo chính: Nhóm ngành phổ biến, nhóm ngành còn mới và nhóm ngành còn
lại bao gồm 38 ngành như:
- Kinh tế quốc tế
- Kinh doanh quốc tế
- Logistic và quản lý chuỗi cung ứng - Marketing
- Thương mại điện tử
- Kế toán và Kiểm toán
- Quản trị khách sạn
- Kinh doanh thương mại
- Quản trị kinh doanh
- Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 9 lOMoAR cPSD| 44879730
Ngoài ra còn những ngành như: Ngân hàng, Tài chính công, Tài chính
doanh nghiệp, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính, Luật kinh tế, Thống kê kinh tế…
1.2. Đào tạo chương trình chất lượng cao:
- Bên cạnh những ngành học quen thuộc trong chương trình đào tạo
chính quy kế trên, NEU còn có chương trình học với tiếng Anh hệ
số 1 với những ngành nổi bật như:
• Quản trị chất lượng và đổi mới
• Khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh
• Định phí bảo hiểm và quản trị rủi ro
• Quản lý công và chính sách
• Quản trị điều hành thông tin • Công nghệ tài chính
• Kế toán - Kiểm toán kết hợp chứng chỉ quốc tế
• Kinh tế học tài chính • Phân tích kinh doanh • Kinh doanh số...
- Các ngành đào tạo trong chương trình học tiếng Anh hệ số 2 có thể
kể đến một số ngành tiêu biểu như:
• Logistic và quản lý chuỗi cung ứng tích hợp chứng chỉ quốc tế
• Quản trị khách sạn quốc tế • Đầu tư tài chính
• Khởi nghiệp và phát triển kinh doanh...
2. Thành tựu đã đạt được:
Sau 5 năm thực hiện cơ chế tự chủ, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã
ghi nhận những kết quan trọng: -
Đại học Kinh tế quốc dân gồm 33 ngành với 80 chương trình đào tạo,
trong đó có 8 chương trình đạo tạo bằng Tiếng Anh, 3 chương trình Tiên tiến, 10
chương trình Chất lượng cao, 5 chương trình định hướng ứng dụng (POHE) và
hơn 20 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Các ngành và chương trình
đào tạo của Trường bao trùm gần như toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế. Người 10 lOMoAR cPSD| 44879730
học có thể lựa chọn học tập bằng Tiếng Việt hoặc bằng Tiếng Anh với phương
thức đào tạo và địa điểm linh hoạt phù hợp với từng đối tượng. -
Nhiều chương trình đào tạo được mới đáp ứng yêu cầu của quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp
4.0 như kinh doanh số, công nghệ tài chính, khởi nghiệp, khoa học dữ liệu… đã
được đưa vào thực hiện. -
Học tập và giảng dạy theo hình thức kết hợp (blended learning)đang
là phương thức mang tính chủ đạo. Từ đó chất lượng đào tạo được nâng cao một
cách rõ rệt. Đặc biệt chú trong phát triển các chương trình đào tạo bằng tiếng
Anh, Chương trình Tiên tiến (CTTT), Chất lượng cao (CLC) và định hướng nghề nghiệp (POHE). -
Chủ động liên kết với các trường đại học quốc tế có thứ hạng cao để
từ đó tiếp nhận công nghệ, chương trình đào tạo trong lĩnh vực mà các trường
đối tác có thế mạnh đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước. -
Đầu tư và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, thực hiện các
nghiên cứu có tầm ảnh hưởng, đem lại nhiều giải thưởng: Giải nhất giải thưởng
sinh viên nghiên cứu khoa học Euréka, 6 tập thể đạt thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức…. -
Đầu tư trang thiết bị, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác
đào tạo và nghiên cứu: Nhà trường đã đưa vào sử dụng khu giảng đường A2 hay
còn được gọi là “Tòa nhà thế kỷ” – một công trình vô cùng hoành tráng với khu
giảng đường lớn gồm 147 phòng chức năng, 06 phòng hội thảo, 96 phòng làm việc và 17 thang máy -
Ngoài ra Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đạt được nhiều thành tựu
to lớn và được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước: •
Huân chương Lao động hạng ba (năm 1972) •
Huân chương Lao động hạng nhì (năm 1978) •
Huân chương Lao động hạng nhất (năm 1983) 11 lOMoAR cPSD| 44879730 •
Huân chương Độc lập hạng nhất (năm 1986, 1991, 1996) •
Danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2000) •
Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2001) •
Huân chương Hồ Chí Minh (năm 2011) •
Huân chương Hữu nghị Nước Cộng hòa
dân chủ nhân dân Lào (năm 1987, 2008) -
Những gương mặt cựu sinh viên tiêu biểu nhất của Trường như: •
Ông Nguyễn Xuân Phúc (1954) – Hiện
ông Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng thứ 9 của Việt Nam •
Ông Ngô Văn Dụ (1947) - Nguyên Ủy viên Bộ chính trị,
nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra trung ương •
Ông Nguyễn Đức Kiên (1948), Nguyên
Phó Chủ tịch Quốc Hội •
GS. TS Đỗ Hoài Nam (1949) – Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam •
GS. TS. Lê Hữu Nghĩa (1947) – Nguyên Giám đốc Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh •
TS. Somphao Phaysith (1954) – Ủy viên
Ban chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào,
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Lào •
Ông Dương Công Minh –Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam •
Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát •
Ông Vũ Văn Tiền - Tập đoàn Geleximco •
Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng 12 lOMoAR cPSD| 44879730
SeaBank, Chủ tịch Tập đoàn BRG
3. Hạn chế còn tồn tại:
Ngoài những thành tựu đã đạt được thì không tránh khỏi những khó khăn,
hạn chế cần được khắc phục: 3.1. Nhà trường: -
Chủ yếu do hệ thống văn bản pháp lý hiện nay chưa đồng bộ và còn
nhiều điểm chưa thật sự rõ ràng và thống nhất. -
Cơ chế tự chủ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ đầu năm
2015, trường đã chủ động trong việc huy động và phân bổ nguồn nhân lực cho
các hoạt động đào tạo và phát triển nhà trường, những chương trình khuyến khích
sinh viên học tập (học bổng khuyến khích học tập, hỗ trợ sinh viên nghèo vượt khó…). -
Trong thời đại 4.0 công nghiệp hóa – hiện đại hóa, thách thức với
trường càng lớn, sức ép phải đổi mới giáo dục để tránh nguy cơ lạc hậu. 3.2. Giảng viên:
- Phải chủ động bồi dưỡng năng lực, khai thác cơ hội nghiên cứu.
- Đổi mới phương pháp dạy của chính mình để tránh sinh viên nhàm
chán, không có hứng thú học tập. 3.3. Sinh viên: -
Đa ngành, đa lĩnh vực khiến sinh viên khi lựa chọn ngành thi vào rất khó khăn. -
Học phí các chương trình đào tạo (POHE, CLC, CTTT) nhiều hơn chương trình chính quy. -
Thầy cô dạy theo phương pháp cũ dẫn đến nhàm chán, học không hiệu quả. -
Ý thức của sinh viên chưa cao, nhiều sinh viên còn mải chơi, quên việc học.
4. Phương hướng, giải pháp: -
Cơ chế quản lý tài chính công khai, minh bạch giữa các đơn vị trong trường. 13 lOMoAR cPSD| 44879730 -
Thu hút, xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên từ các cơ quan quản
lý, các doanh nghiệp có trình độ và trách nhiệm. Đồng thời tăng số lượng giảng viên
có trình độ tiến sĩ đào tạo ở nước ngoài -
Phòng công nghệ thông tin tập huấn cho cán bộ, giảng viên của trường. -
Phát triển, nâng cao vị thế là trung tâm tư vấn chính sách kinh tế và
quản trị có uy tín tại nước ta, sở hữu những chuyên gia hàng đầu, nên phát triển
nghiên cứu khoa học trong Trường theo hướng nghiên cứu và ứng dụng. Đồng
thời xây dựng chính sách khuyến khích nghiên cứu, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu. -
Có những ngày hội tư vấn tuyển sinh để giúp học sinh lớp 12 nói
riêng và học sinh THPT nói chung có định hướng rõ ràng về các ngành nghề,
chương trình học và các cơ hội nghề nghiệp khi ra trường. -
Nên có chính sách hỗ trợ những sinh viên nghèo vượt khó, sinh viên
có thành tích học tập tốt để giúp họ có tinh thần học tập. KẾT LUẬN -
Cấp trên giao nhiệu vụ và chia nhỏ lại phù hợp cho từng vị trí mục tiêu
Tóm lại, giáo dục vẫn là một chuỗi cung cấp kiến thức vô tận dành cho học
sinh - sinh viên nói riêng và tất cả mọi người trên cả thế giới nói chung. Với mục
đích, nhiệm vụ mà mỗi trường đại học đặt ra để phát triển vượt trội vượt qua
những chướng ngại đang chống lại cần phải phát triển tiềm năng của trường để
cải thiện lại cơ sở vật chất mình tốt hơn theo đường lối công nghệ phát triển 4.0
theo kịp xu hướng đột phá công nghệ của thời đại để thu hút được nhiều sự chú
ý của các học sinh lớp 12 nói riêng và học sinh các trường THPT nói chung để
tạo nên một nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước Việt Nam. Điển hình
là ngôi trường Đại học Kinh tế Quốc dân hiện nay, trải qua 65 năm xây dựng và
phát triển trường đã trở thành một trong những trường đào tạo và nghiên cứu
khoa học hàng đầu của đất nước về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh, có
nhiều đóng góp to lớn vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và
tư vấn hoạch định chính sách cho Đảng và Nhà nước. Trường phấn đấu xây dựng 14 lOMoAR cPSD| 44879730
thành đại học theo định hướng nghiên cứu, đa ngành, đa lĩnh vực, thuộc nhóm 5
đại học hàng đầu của Việt Nam và trở thành một trong 100 trường đại học tốt
nhất châu Á trong lĩnh vực kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh theo chuẩn
mực quốc tế. Trong tương lai không xa ngôi trường này sẽ có thêm 3 cơ sở nữa
(Trường Kinh tế, Trường Kinh doanh và Trường Khoa học công nghệ) theo mô
hình “Đa ngành, đa lĩnh vực” và tạo ra một nguồn nhân lực để đưa đất nước ta
theo kịp sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa, trở thành cường quốc năm châu trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Triết học Mác - Lênin. (Sử
dụng trong các trường đại học không chuyên lý luận chính trị). Tài liệu
dung tập huấn giảng dạy năm 2019.
2. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Những điều sinh viên Đại học Kinh tế
Quốc dân cần biết, Hà Nội, 2017.
3. Phòng Tổ chức cán bộ trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Truy cập từ địa chỉ
URL: https://ptccb.neu.edu.vn/
4. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Truy cập từ địa chỉ URL: https://neu.edu.vn/
5. Phòng Công tác chính trị và quản lý sinh viên. Truy cập từ địa chỉ URL:
https://phongctctqlsv.neu.edu.vn/ 15