Tiểu luận kết thúc học phần - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Tiểu luận kết thúc học phần - Lịch sử văn minh thế giới | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO
TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ LỚN NGƯỜI CHÂU ÂU
THẾ KỶ CUỐI THẾ KỶ XV - ĐẦU THẾ KỶ XVI TÁC
ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ ĐÓ VỚI SỰ
VẬN ĐỘNG CỦA “TÍNH THẾ GIỚI” TRONG QUAN HỆ
KINH TẾ QUỐC TẾ NÓI RIÊNG VÀ HỆ THỐNG QUAN HỆ
QUỐC TẾ NÓI CHUNG.
Giảng viên:
Sinh viên thực hiện:
Lớp:
Hà Nội – 2021
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
1/11
MỞ ĐẦU
Châu Âu vào những thế kỷ XIII – XV đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng của
những hoạt động buôn bán, ngân hàng và tài chính, nhu cầu về kim loại quý như vàng,
bạc, hương liệu, thị trường mới ngày càng tăng. Cùng với đó, những tiến bộ của kỹ
thuật hàng hải và những hy vọng có được kiến thức mới, khám phá ra những vùng đất
mới đã thúc đẩy những chuyến đi thám hiểm của người châu Âu.
Bên cạnh đó, các con đường buôn bán giữa châu Âu phương Đông từ thế kỷ
XV gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi những dân tộc khác khiến cho hàng hóa hai bên
trở nên kham hiếm, đắt đỏ. Tình hình lúc bấy giờ đã khiến vấn đề tìm ra những con
đường thương mại mới, những nơi tiêu thụ hàng hóa mới càng trở nên cấp thiết, thôi
thúc những cuộc phát kiến địa lớn của người Tây Âu nói riêng châu Âu nói
chung.
Hai quốc gia đi đầu trong việc tìm kiếm những con đường hảng hải mới Bồ
Đào Nha và Tây Ban Nha. Hai đất nước trên đã có những cuộc phát kiến địa lý để lại
những thành tựu hệ quả lớn. Sự ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa đó
không chỉ tác động đến “tính quốc gia” mà ngay từ đầu đã tác động lên “tính thế giới”,
đặc biệt là trong quan hệ kinh tế quốc tếhệ thống quan hệ quốc tế của các nền văn
minh. Các cuộc phát kiến địa lý của người châu Âu ở thế kỷ XV – XVI đã mở ra một
chương mới trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
Bài tiểu luận được chia thành 2 phần chính:
1. Những cuộc phát kiến địa lý lớn của người châu Âu từ đầu thế kỷ XV –
cuối thế kỷ XVI.
2. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý lớn với sự vận động của “tính thế
giới” trong quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng hệ thống quan hệ quốc tế nói
chung.
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
2/11
NỘI DUNG
1. Những cuộc phát kiến địa lớn của người châu Âu từ đầu thế kỷ XV
cuối thế kỷ XVI
Trong thế kỷ XV và XVI, người châu Âu bắt đầu vẽ bản đồ thế giới với rất nhiều
khoảng trống chưa xác định. Những tấm bản đồ với nhiều khoảng trống ấy thể
coi là kết quả khi duy về thiên vănđịa lý của người châu Âu đã được mở rộng,
chấp nhận rằng những phần rộng lớn của thế giới người châu Âu không biết
đến. Đồng thời sự phát triển của khoa học thuật, đặc biệt kỹ thuật hàng hải, kỹ
thuật đóng tàu ở thời điểm ấy đã giúp cho Tây Âu có đủ những điều kiện phù hợp cho
các cuộc phát kiến địa lớn. Trong đó, ba cuộc phát kiến địa lớn của BĐào
Nha và Tây Ban Nha đã để lại ý nghĩa quan trọng trong lịch sử loài người.
1.1. Hành trình của Vasco da Gama vòng qua phía Nam của châu Phi đến Ấn
Độ
Từ những năm đầu tiên của thế kỷ XV, tại Bồ Đào Nha đã tổ chức rất nhiều cuộc
thám hiểm men theo bờ biển của châu Phi do Hoàng tử Henry (Henry the Navigator)
bảo trợ nhằm tìm ra một con đường thương mại đến Ấn Độ - vùng đất được cho là xứ
sở của hương liệu. Những cuộc thám hiểm trước đấy đã củng cố niềm tin rằng thể
đi tới Ấn Độ bằng con đường biển từ Đại Tây Dươnghội để xác nhận niềm tin
đó được trao cho Vasco da Gama.
1
Tháng 07/1497 Vasco da Gama đã chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng
Lisbon. Đoàn thuyền men theo bờ biển châu Phi đến mũi Hải Vọng cực Nam châu
Phi. Sau đó, hạm đội vượt qua Ấn Độ Dương do người Rập kiểm soát gặp một
hoa tiêu người Rập giúp đỡ để cập bến tại Calicut ở bờ biển phía Tây Nam Ấn Độ
vào tháng 05/1498. Vasco da Gama trở thành người đầu tiên đi trực tiếp từ châu Âu
2
đến Ấn Độ bằng đường biển, thành công tìm ra con đường hảng hải mới giữa châu Âu
và xứ sở hương liệu của phương Đông.
Thành tựuy đã ghi tên ông trở thành một trong những nhà thám hiểm đại
nhất thời bấy giờ. Đồng thời thành tựu ấy cũng đã chứng minh rằng niềm tin của các
1 Oliver J Thatcher, “The Library of Original Source” (Milwaukee: University Research Extension, 1907): 26 -
40
2 Trần Mẫn Linh, “Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha”, Báo Nghiên cứu quốc tế,
ngày 09/06/2020. http://nghiencuuquocte.org/2020/06/09/vasco-da-gama-nha-tham-hiem-noi-tieng-nguoi-bo-
dao-nha/
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
3/11
nhà thám hiểm Bồ Đào Nha trước đó: Có một con đường biển từ Đại Tây Dương đến
Ấn Độ. Khi ông quay trở lại Bồ Đào Nha vào tháng 09/1499, ông được ban thưởng
hậu hĩnh được ban tước vị một cách long trọng. Chuyến du hành của Vasco da
Gama đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Bồ Đào Nha nói riêng
quan hệ kinh tế quốc tế thế giới nói chung.
1.2. Hành trình vượt Đại Tây Dương tìm ra châu Mỹ của Christopher
Columbus và Amergio Vespucci
Bên cạnh những cuộc thám hiểm của người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha
cũng tiến hành những cuộc phát kiến địa lý bằng đường biển. Nhưng khác với Bồ Đào
Nha, ngườ Tây Ban Nha lại tin vào thuyết quả đất có hình tròn và bản đồ thế giới của
nhà thiên văn Toscanelli ông cho rằng Ấn Độ Nhật Bản nằm phía bên kia của
Đại Tây Dương . Đây cũng là lý do vì sao hải trình của Columbus đi về hướng tây của
3
Đại Tây Dương.
Tháng 09/1942, Christopher Columbus đã dẫn đoàn thủ thủy Tây Ban Nha bao
gồm 3 tàu 90 người xuất phát từ hải cảng Palos đi theo hướng Tây của Đại Tây
Dương, tìm một hải trình mới để đến vùng Đông Á . Ngày 12/10/1942, hạm đội của
4
Columbus đã tiếp cận được một số đảo chưa từng được biến đến. Lúc bấy giờ,
Columbus tin rằng nơi ông đặt chân đến một đảo nhỏ thuộc bờ biển Đông Á, nên
ông đã gọi nơi đây là Tây Ấn Độ và gọi những người ông gặp ở đó là “người Ấn Độ”
(Indian). Columbus nghĩ rằng mình đã phát hiện ra vùng Tây Ấn Độ sự nhầm lẫn
ấy kéo dài đến suốt phần đời còn lại của ông. Thời điểm ấy, một ý tưởng cho rằng con
người thể khám phá ra một lục địa hoàn toàn mới điều khó ai trong thế hệ của
Columbus có thể nghĩ tới.
Cho đến những năm 1502 1504, những văn bản tả hành trình các cuộc
thảm hiểm của Amerigo Vespucci được xuất bản, những văn bản này cho rằng vùng
đất Columbus phát hiện không phải vùng bờ biển Đông Á như Columbus đã
lầm tưởng, một lục địa mới người châu Âu chưa từng được biết đến . Lập
5
luận của Amerigo Vespucci đã thuyết phục được các nhà vẽ bản đồ bởi Amerigo là mộ
thủy thủ giữ vai trò quan trọng trong các cuộc thám hiểm ở châu Mỹ vào những năm
3 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 345
4 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 348
5 Yuval Noah Harari, “Sapiens – lược sử loài người” (Hà Nội: NXB Tri thức, 2020): 361
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
4/11
1499-1504. Để tri ân sự phát hiện của Amerigo, đại lục mới này được đặt theo tên của
ông – America (Châu Mỹ).
Tuy vậy, Christopher Columbus vẫn được coi là người tìm ra châu Mỹ, một phát
kiến địa cùng quan trọng trong lịch sử loài người. Chuyến đi của Columbus đã
mở ra một con đường hảng hải mới giữa châu Âu châu Mỹ, mở rộng thị trường
hàng hóa, trao đổi. Chỉ sau một thời gian ngắn, những sản phẩm nông nghiệp, đá quý
trước đây người châu Âu chưa từng biết đến đã mặt trên thị trường châu Âu .
6
Phạm vi buôn bán được mở rộng, từ buôn bán giữa các nước trong khu vực trở thành
buôn bán trên toàn thế giới.
1.3. Cuộc du hành vòng quanh Trái Đất của Ferdinand Magellan
Sau những thành tựu của cuộc phát kiến địa do Columbus thực hiện, người
Tây Ban Nha mong muốn tìm ra nhiều vùng đất mới hơn để phục vụ cho nhu cầu hàng
hóa của mình. Chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển của Magellan từ năm
1519 đến năm 1522 là minh chứng ràng nhất cho sự mạo hiểm của người Tây Ban
Nha.
Ngay từ khi còn trẻ, Ferdinard Magellan đã có nhiều cơ hội tham gia các chuyến
đi thám hiểm đến nhiều nơi trên thế giới như Đông Ấn Độ, bán đảo Mallaca, Bắc Phi.
Nhờ những chuyến đi ấy, Magellan đã được rất nhiều tri thức kinh nghiệm đi
hàng hảiđến năm 1519, có được sự đồng ý của chính quyền Tây Ban Nha, ông đã
chỉ huy hạm đội của mình thực hiện chuyến du hành vòng quanh thế giới .
7
Đoàn thám hiểm của Magellan bắt đầu chuyến đi từ hải cảng San Luca của Tây
Ban Nha, đi men theo bờ biển Đông Nam Mỹ và đi vòng qua điểm cực Nam của Nam
Mỹ. Tiếp đó đoàn tàu của ông vượt qua vùng biển rộng lớn mà sau này Magellan đặt
tên Thái Bình Dương. Tháng 03/1521, Magellan cùng các thủy thủ tiến vào quần
đảo Philipines, tại đây Magellan đã bỏ mạng đụng độ với thổ dân bản địa. Cuối
cùng, hạm đội của Magellan quay trở về Tây Ban Nha vào ngày 06/09/1522 chỉ với
duy nhất 1 tàu 18 thủy thủ . Hạm đội của Magellan đã tìm thấy hải trình đi vòng
8
quanh thế giới đồng thời đặt nền móng cho sự xâm chiếm các quần đảo Philipines
6 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 349
7 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 348
8 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 349
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
5/11
của Tây Ban Nha. Đây chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên trong lịch sử loài
người.
Chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển của Magella một ý nghĩa
quan trọng đối với tiến trình lịch sử của loài người. Cuộc du hành minh chứng
ràng nhất cho thuyết quả đất hình tròn, mang lại cho người châu Âu những quan niệm
mới về thế giới, một thế giới không chỉ giới hạn bởi những lục địa mà người châu Âu
đã biết, đem lại những khả năng mới cho sự giao lưu giữa các nền văn minh, sự trao
đổi buôn bán, sự tiếp xúc văn hóa được mở rộng hơn bao giờ hết.
Ngoài các cuộc phát kiến địalớn của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các nước
như Anh, Pháp cũng thực hiện các cuộc thám hiểm khám phá. thế kỉ XV-XVI,
các cuộc thám hiểm, phát kiến địa lý phần lớn được các vương quốc, chính quyền thời
bấy giờ tài trợ và được tổ chức một cách bài bản, các thủy thủ được trang bị các kiến
thức, sức khỏe để tham gia thám hiểm. Bên cạnh đó các cuộc du hành được giao cho
người chỉ huy nhiều kinh nghiệm, được các quốc gia tín nhiệm giao cho nhiệm vụ.
thể thấy, ở thời kỳ này, các cuộc viễn chinh không chỉ đơn giản là một chuyến đi khám
phá, mạo hiểm do những con người thích phiêu lưu thực hiện còn mang yếu tố
thực hiện nhiệm vụ quốc gia giao phó, những chuyến đi phát kiến địa lớn
mục đích phục vụ vương quốc,nhu cầu, niềm tin của chính quyềnnhân dân lúc
bấy giờ. Những điều trên cho thấy, các vương quốc châu Âu lúc bấy giờ rất coi trọng
các cuộc phát kiến địa lý, châu Âu mong muốn tìm được những con đường thương
mại mới, những thị trường hàng hóa mới để phục vụ cho sự phát triển nhanh chóng
của sản xuất. Ngoài ra, việc coi trọng các cuộc phát kiến địa còn thể hiện tâm
chinh phục, mong muốn được khám phá thế giới của người châu Âu. Điều ấy được thể
hiện một cách nét nhất khi các chuyến đi phát kiến địa được chuẩn bị cẩn thận
không chỉ ở tri thức mà còn ở kĩ thuật hàng hải, kĩ thuật đóng tàu.
Ngay từ đầu, mục đích của các chuyến đi thám hiểm đã vô cùng cao cả vì vậy hệ
quả những cuộc phát kiến địa lớn để lại không chỉ ảnh hưởng đến châu Âu
còn ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới, ảnh hưởng đến những lục địa còn lại. Thông qua
các cuộc phát kiến địa lớn, hệ thống thương mại, trao đổi hàng hóa lần đầu tiên có
sự tham gia của các quốc gia trên nhiều lục địa khác nhau.
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
6/11
2. Tác động của các cuộc phát kiến địa lớn với sự vận động của “tính thế giới”
trong quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng và hệ thống quan hệ quốc tế nói chung
Những cuộc phát kiến địa lý của người châu Âu đã biến đổi tiến trình lịch sử của
nhân loại, câu chuyện của các nền văn minh khác nhau được kết hợp lại qua những
chuyến viễn chinh, trở thành câu chuyện lịch sử của một xã hội loài người thống nhất.
Kỷ nguyên toàn cầu hóa và sự vận động của “tính thế giới” trong quan hệ kinh tế được
bắt đầu ngay thời điểm người châu Âu mong muốn được khám phá thế giới, ngay khi
Columbus phát hiện ra một vùng đất mới.
2.1. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý lớn với sự vận động của “tính thế
giới” trong quan hệ kinh tế quốc tế
Tác giả Michel Beaud đã nhận định cuộc phát kiến địa lớn như một “bước
ngoặt lịch sử vĩ đại của thế giới” . Một trong những hệ quả quan trọng nhất mà “bước
9
ngoặt” ấy sự thay đổi trong quan hệ kinh tế quốc tế, giúp cho việc buôn bán mở
rộng trên phạm vi toàn cầu.
Trước khi có những cuộc phát kiến địa lý lớn, thị trường buôn bán của các nước
châu Âu các vương quốc lân cận xung quanh các nước phương Đông, muốn
buôn bán với phương Đông thì phải thông qua người Arập hoặc những bộ lạc nhỏ lẻ
khác. Sau khi các cuộc viễn chinh thành công, người châu Âu đã tìm ra những con
đường hàng hải mới kết nối phương Đông châu lục của họ, người châu Âu không
còn lo lắng về giá cả tăng khi môi giới qua các bộ lạc và vương quốc thứ ba. Ngoài ra,
thị trường của người châu Âu cũng được mở rộng, không chỉ các nước phương
Đông như thế kỷ trước còn các lục địa mới như châu Phi, châu Mỹ - nơi
những mặt hàng người châu Âu chưa từng được biết tới . Đến cuối thế kỷ XV,
10
châu Âu đã trở thành người nắm quyền lực lớn nhất “Thế giới Bên ngoài”, gồm
châu Mỹ và châu Phi cùng các đại dương, không phải những người dân bản địa mà
người châu Âu trở thành “ông chủ” của những vùng đất này.
Thương gia châu Âu chuyên chở các hàng hóa công nghiệp như len, vải, rượu,…
sang xuất khẩu ở các thị trường châu Á, châu Phi, châu Mỹ mua lại các sản phẩm
bản địa như thuốc lá, ca cao, khoai lang, bông,… Hoạt động thương mại trở nên nhộn
nhịp, các khu vực thành thịchâu Âu trở nên sầm uất. Bản chất thương nghiệp cũng
9 Michel Beaud, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ năm 1500 đến 2000 (Hà Nội: NXB Thế giới, 2002): 34
10 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 349
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
7/11
thay đổi so với tính chất ở các thế kỷ trước để phù hợp với sự mở rộng thị trường buôn
bán toàn cầu. Các công ty thương mại lớn đầu tiên được thành lập như công ty Đông
Ấncủa Hà Lan, các thành phố của các vương quốc trở thành trung tâm thương nghiệp
hàng đầu châu lục. Do những hoạt động buôn bán, trao đổi sôi nổi ấy, các tuyến đường
thương mại nối liền giữa ba châu lục: Á Phi Âu được hình thành tạo nên tam
giác mậu dịch Đại Tây Dương. Đến cuối thế kỷ XVII, thành phố Amsterdam – Hà Lan
trơ thành trung tâm mậu dịch của thế giới
11
.
Các cuộc phát kiến địa không chỉ làm thay đổi thị trường buôn bán của các
nước mà còn khiến cho giá cả bị ảnh hưởng. Trong sự vận động đầu tiên, người châu
Âu đã cướp đoạt và khai thác vàng, bạc, kim loại quý từ các châu lục khác khiến cho
dự trữ vàng, bạc của một nước tăng cao, dẫn đến giá ctăng vọt. Trong thế kỉ XVI,
XVII, giá cả hàng hóa Tây Ban Nha tăng gấp ba, bốn lần so với các thế kỷ trước.
Giá lúa Ý tăng hơn ba lần trong khoảng thời gian từ năm 1520 đến năm 1599.
Anh Pháp cũng không ngoại lệ, giá cả Anh tăng gấp 2,6 lần Pháp tăng gấp
2,2 lần .
12
Để ngăn chặn “cách mạng giá cả”, các vương quốc đã đưa nhiều biện pháp như
đình chỉ nhập khẩu hàng hóa chế tạo nước ngoài, cấm xuất khẩu vàng, bạc, lập ra
các công trường thủ công, đề cao tính thống nhất dân tộc. Các biện pháp kể trên đem
lại nhiều lợi ích cho các thương gia, kích thích quá trình sản xuất, đặc biệt trong các
ngành nghề thủ công, công và thương nghiệp, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa
tư bản. Song, việc giá cả leo thang lại khiến cho cuộc sống của những người lao động
trở nên khó khăn, tiền công trả chậm hơn phải lao động nhiều hơn. Cuối thế kỷ
XVI, sự bất mãn của dân chúng trở nên mạnh mẽ, các cuộc nổi dậy, đình công bùng
nổ và kéo dài.
2.2. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý lớn với sự vận động của “tính thế
giới” trong hệ thống quan hệ quốc tế
Sự vận động trong hệ thống kinh tế quốc tế đã kéo theo nhiều mặt khác, trong đó
không thể không kể đến hệ thống quan hệ quốc tế lúc bấy giờ. Các cuộc phát kiến địa
đã phá bỏ các bức tường địa lý, kết nối các châu lục với nhau, thúc đẩy sự hội nhập
toàn cầu. Trước thế kỷ XV, người châu Âu chỉ biết khoảng một phần mười diện tích
11 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 350
12 Michel Beaud, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ năm 1500 đến 2000 (Hà Nội: NXB Thế giới, 2002): 45
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
8/11
Trái Đất 50 triệu kilomet vuông không nghĩ rằng vẫn còn nhiều lục địa họ
chưa biết tới. Sau các cuộc phát kiến địa lý, người châu Âu khám phá được hơn 321
triệu kilomet vuông, họ được tiếp xúc với nhiều nền văn minh và đồng thời truyền bá
được văn hóa của quốc gia mình đến nhiều lục địa khác .
13
Tác động đầu tiên của các cuộc kiến địa lý đó là hình thành quan hệ quốc tế trên
phạm vị thế giới. Sự phát triển của kinh tế, quy mô của hệ thống quan hệ quốc tế được
mở rộng đa dạng với nhiều lục địa, quốc gia các vùng lãnh thổ. Giữa các vương
quốc lúc bấy giờ không chỉ có quan hệ mua bán trao đổi, còn quan hệ đồng
minh hay đế quốc thuộc địa. Các mối quan hệ ngoại giao ấy ảnh hưởng đến nhiều
lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là kinh tế văn hóa. Người châu Âu được tiếp cận với
truyền thống, văn minh của phương Đông, ngược lại người châu Á và châu Phi có cơ
hội tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ của người châu Âu. Tác giả
Thomas L.Friedman nhận định thời kỳ toàn cầu hóa kéo dài từ năm 1492 đến hết thế
kỷ XVIII đề cao sức mạnh bắp hơn cả. Trong kỷ nguyên đầu tiên, các quốc gia
ngoài việc kết nối, hội nhập toàn cầu mà giữa các quốc gia còn có sự cạnh tranh bằng
sức mạnh, tiềm lực đất nước . Vị trí của quốc gia trong hệ thống quan hệ quốc tế lúc
14
bấy giờ phụ thuộc vào sức mạnh bên trong của đất nước cách vương quốc sử
dụng sức mạnh như thế nào.
Chiều hướng của quan hệ quốc tế sau khi các cuộc phát kiến địa thành công
cũng biến đổi sâu sắc. Các cuộc thám hiểm vùng đất mới gần như xóa bỏ chủ nghĩa đế
quốc và thay vào đó là chủ nghĩa thực dân. Các đoàn thám hiểm biến những vùng đất
họ khai phá trở thành thuộc địa, tài nguyên thiên nhiên bản địa bị khai phá người
dân thì bị bóc lột sức lao động. Những đế chế trước đây của vùng Trung Mỹ - người
Aztec, Toltec, Maya khuất phục trước sự xâm lược của người Tây Ban Nha. Ban đầu
các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến đây với cách một sứ giả hòa bình của Tây
Ban Nha, sau đó họ chiếm lấy vương quốccai quản mọi việc, cuối cùng họ chiếm
lấy vương quốc cai trị . Những dân tộc bản địa châu Mỹ không phải những
15
người duy nhất phải chịu hậu quả của những chuyến viễn chinh, các đế chế vĩ đại
13 Nguyễn Tuấn Hùng, “Các cuộc phát kiến địa lý trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông – Tây,”
Nghiên cứu lịch sử, ngày 19/04/2021.
https://nghiencuulichsu.com/2021/04/19/cac-cuoc-phat-kien-dia-ly-trong-qua-trinh-giao-luu-tiep-xuc-van-hoa-
dong-tay/
14 Thomas L.Friedman, “Thế giới phẳng” (Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ, 2020): 23
15 Yuval Noah Harari, “Sapiens – lược sử loài người” (Hà Nội: NXB Tri thức, 2020): 370
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
9/11
rộng lớn khác của châu Á như Ottoman, Mughal và Trung Hoa cũng nhanh chóng trở
thành “miếng mồi béo bở” của thực dân châu Âu.
Trong hơn một thế kỷ, người châu Âu đã tận hưởng vị trí chủ không chỉ
châu Mỹ, châu Phi còn Đại Tây Dương Thái Bình Dương. Các cuộc tranh
giành thuộc địa, tranh giành thị trường thương mại ở các lục địa và lãnh thổ đó là giữa
các cường quốc châu Âu. Tài nguyên thiên nhiên, kim loại quý sự tích lũy về sức
mạnh, tiềm lực quốc gia đã giúp người châu Âu có khả năng xâm lược phương Đông,
đánh bại cả những nền văn minh lâu đời như Ấn Độ và Trung Hoa. Tất cả các sự kiện
và tiến trình lịch sử ấy xảy ra nhanh hơn mọi suy nghĩ của nhân loại nhờ sự kích thích
của các cuộc phát kiến địa lý hệ quả của các cuộc thám hiểm với sự vận động của
“tính thế giới” trong hệ thống quan hệ quốc tế.
KẾT LUẬN
Các cuộc phát kiến địa lớn thế kỷ XV XVI một dấu mốc quan trọng
trong lịch sử của nhân loại. Các cuộc viễn chinh trên biển ấy đã đem lại cho loài người
những tri thức mới và khai phá tâm lý chinh phục, mong muốn khám phá, tìm hiểu thế
giới. Ngoài ra, các cuộc thám hiểm còn kết nối các nền văn minh, hình thành sự giao
lưu, trao đổi giữa các vương quốc, lãnh thổ trên toàn thế giới. Hơn hết, hệ quả lớn
nhất của các cuộc phát kiến địa lý chính là làm biến đổi sâu sắc hệ thống kinh tế quốc
tế nói riêng hệ thống quan hệ quốc tế nói chung. Phát kiến địa đã tạo ra một
mạng lưới gồm các lục địa, quốc gia lãnh thổ trên thế giới, mở ra kỷ nguyên toàn
cầu hóa đầu tiên, thu nhỏ Trái Đất từ kích thước lớn thành kích thức trung bình . Tạo
16
cơ hội cho nền kinh tế - xã hội không chỉ ở châu Âu mà còn ở những lục địa khác phát
triển, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa bản, bước khởi đầu cho quá trình xâm
lược của thực dân phương Tây hàng trăm năm sau . Các cuộc phát kiến địa chính
17
là những khám pháđại, đem lại bước tiến vượt bậc trong quá trình toàn cầu hóa và
phát triển của nhân loại, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý kéo dài đến tận ngày nay
– trong việc định hình thế giới hiện đại và hòa bình.
16 Thomas L.Friedman, “Thế giới phẳng” (Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ, 2020): 23
17 Vũ Dương Ninh, “Lịch sử văn minh thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2019): 320
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
10/11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Michel Beaud. . Nội: NXB ThếLịch sử chủ nghĩa bản từ năm 1500 đến 2000
giới, 2002.
Nguyễn Văn Ánh. . Nội: NXB Giáo dục Việt Nam,Lịch sử Văn minh Thế giới
2020.
Nguyễn Tuấn Hùng. “Các cuộc phát kiến địa lý trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn
hóa Đông – Tây,” , ngày 19/04/2021. Nghiên cứu lịch sử
https://nghiencuulichsu.com/2021/04/19/cac-cuoc-phat-kien-dia-ly-trong-qua-trinh-
giao-luu-tiep-xuc-van-hoa-dong-tay/
Oliver J Thatcher. The Library of Original Source. Milwaukee: University Research
Extension, 1907.
Trần Mẫn Linh. “Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha”, Báo
Nghiên cứu quốc tế, ngày 09/06/2020. http://nghiencuuquocte.org/2020/06/09/vasco-
da-gama-nha-tham-hiem-noi-tieng-nguoi-bo-dao-nha/
Thomas L.Friedman. . Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ, 2020.Thế giới phẳng
Vũ Dương Ninh. . Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.Lịch sử văn minh thế giới
Yuval Noah Harari. . Hà Nội: NXB Tri thức, 2020.Sapiens – lược sử loài người
22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
about:blank
| 1/11

Preview text:

22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ LỚN NGƯỜI CHÂU ÂU
THẾ KỶ CUỐI THẾ KỶ XV - ĐẦU THẾ KỶ XVI VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ ĐÓ VỚI SỰ
VẬN ĐỘNG CỦA “TÍNH THẾ GIỚI” TRONG QUAN HỆ
KINH TẾ QUỐC TẾ NÓI RIÊNG VÀ HỆ THỐNG QUAN HỆ
QUỐC TẾ NÓI CHUNG. Giảng viên:
Sinh viên thực hiện: Lớp: Hà Nội – 2021 about:blank 1/11 22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi… MỞ ĐẦU
Châu Âu vào những thế kỷ XIII – XV đã cho thấy sự phát triển nhanh chóng của
những hoạt động buôn bán, ngân hàng và tài chính, nhu cầu về kim loại quý như vàng,
bạc, hương liệu, thị trường mới ngày càng tăng. Cùng với đó, những tiến bộ của kỹ
thuật hàng hải và những hy vọng có được kiến thức mới, khám phá ra những vùng đất
mới đã thúc đẩy những chuyến đi thám hiểm của người châu Âu.
Bên cạnh đó, các con đường buôn bán giữa châu Âu và phương Đông từ thế kỷ
XV gặp nhiều khó khăn, trở ngại bởi những dân tộc khác khiến cho hàng hóa hai bên
trở nên kham hiếm, đắt đỏ. Tình hình lúc bấy giờ đã khiến vấn đề tìm ra những con
đường thương mại mới, những nơi tiêu thụ hàng hóa mới càng trở nên cấp thiết, thôi
thúc những cuộc phát kiến địa lý lớn của người Tây Âu nói riêng và châu Âu nói chung.
Hai quốc gia đi đầu trong việc tìm kiếm những con đường hảng hải mới là Bồ
Đào Nha và Tây Ban Nha. Hai đất nước trên đã có những cuộc phát kiến địa lý để lại
những thành tựu và hệ quả lớn. Sự ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lý đó
không chỉ tác động đến “tính quốc gia” mà ngay từ đầu đã tác động lên “tính thế giới”,
đặc biệt là trong quan hệ kinh tế quốc tế và hệ thống quan hệ quốc tế của các nền văn
minh. Các cuộc phát kiến địa lý của người châu Âu ở thế kỷ XV – XVI đã mở ra một
chương mới trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.
Bài tiểu luận được chia thành 2 phần chính:
1. Những cuộc phát kiến địa lý lớn của người châu Âu từ đầu thế kỷ XV – cuối thế kỷ XVI.
2. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý lớn với sự vận động của “tính thế
giới” trong quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng và hệ thống quan hệ quốc tế nói chung. about:blank 2/11 22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi… NỘI DUNG
1. Những cuộc phát kiến địa lý lớn của người châu Âu từ đầu thế kỷ XV – cuối thế kỷ XVI
Trong thế kỷ XV và XVI, người châu Âu bắt đầu vẽ bản đồ thế giới với rất nhiều
khoảng trống và chưa xác định. Những tấm bản đồ với nhiều khoảng trống ấy có thể
coi là kết quả khi tư duy về thiên văn và địa lý của người châu Âu đã được mở rộng,
chấp nhận rằng có những phần rộng lớn của thế giới mà người châu Âu không biết
đến. Đồng thời sự phát triển của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là kỹ thuật hàng hải, kỹ
thuật đóng tàu ở thời điểm ấy đã giúp cho Tây Âu có đủ những điều kiện phù hợp cho
các cuộc phát kiến địa lý lớn. Trong đó, có ba cuộc phát kiến địa lý lớn của Bồ Đào
Nha và Tây Ban Nha đã để lại ý nghĩa quan trọng trong lịch sử loài người.
1.1. Hành trình của Vasco da Gama vòng qua phía Nam của châu Phi đến Ấn Độ
Từ những năm đầu tiên của thế kỷ XV, tại Bồ Đào Nha đã tổ chức rất nhiều cuộc
thám hiểm men theo bờ biển của châu Phi do Hoàng tử Henry (Henry the Navigator)
bảo trợ nhằm tìm ra một con đường thương mại đến Ấn Độ - vùng đất được cho là xứ
sở của hương liệu. Những cuộc thám hiểm trước đấy đã củng cố niềm tin rằng có thể
đi tới Ấn Độ bằng con đường biển từ Đại Tây Dương và cơ hội để xác nhận niềm tin
đó được trao cho Vasco da Gama.1
Tháng 07/1497 Vasco da Gama đã chỉ huy đoàn thuyền Bồ Đào Nha rời cảng
Lisbon. Đoàn thuyền men theo bờ biển châu Phi đến mũi Hải Vọng – cực Nam châu
Phi. Sau đó, hạm đội vượt qua Ấn Độ Dương do người Ả Rập kiểm soát và gặp một
hoa tiêu người Ả Rập giúp đỡ để cập bến tại Calicut ở bờ biển phía Tây Nam Ấn Độ
vào tháng 05/1498. 2Vasco da Gama trở thành người đầu tiên đi trực tiếp từ châu Âu
đến Ấn Độ bằng đường biển, thành công tìm ra con đường hảng hải mới giữa châu Âu
và xứ sở hương liệu của phương Đông.
Thành tựu này đã ghi tên ông trở thành một trong những nhà thám hiểm vĩ đại
nhất thời bấy giờ. Đồng thời thành tựu ấy cũng đã chứng minh rằng niềm tin của các
1 Oliver J Thatcher, “The Library of Original Source” (Milwaukee: University Research Extension, 1907): 26 - 40
2 Trần Mẫn Linh, “Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha”, Báo Nghiên cứu quốc tế,
ngày 09/06/2020. http://nghiencuuquocte.org/2020/06/09/vasco-da-gama-nha-tham-hiem-noi-tieng-nguoi-bo- dao-nha/ about:blank 3/11 22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
nhà thám hiểm Bồ Đào Nha trước đó: Có một con đường biển từ Đại Tây Dương đến
Ấn Độ. Khi ông quay trở lại Bồ Đào Nha vào tháng 09/1499, ông được ban thưởng
hậu hĩnh và được ban tước vị một cách long trọng. Chuyến du hành của Vasco da
Gama đóng một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của Bồ Đào Nha nói riêng và
quan hệ kinh tế quốc tế thế giới nói chung. 1.2.
Hành trình vượt Đại Tây Dương tìm ra châu Mỹ của Christopher Columbus và Amergio Vespucci
Bên cạnh những cuộc thám hiểm của người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha
cũng tiến hành những cuộc phát kiến địa lý bằng đường biển. Nhưng khác với Bồ Đào
Nha, ngườ Tây Ban Nha lại tin vào thuyết quả đất có hình tròn và bản đồ thế giới của
nhà thiên văn Toscanelli – ông cho rằng Ấn Độ và Nhật Bản nằm ở phía bên kia của
Đại Tây Dương3. Đây cũng là lý do vì sao hải trình của Columbus đi về hướng tây của Đại Tây Dương.
Tháng 09/1942, Christopher Columbus đã dẫn đoàn thủ thủy Tây Ban Nha bao
gồm 3 tàu và 90 người xuất phát từ hải cảng Palos đi theo hướng Tây của Đại Tây
Dương, tìm một hải trình mới để đến vùng Đông Á4. Ngày 12/10/1942, hạm đội của
Columbus đã tiếp cận được một số đảo chưa từng được biến đến. Lúc bấy giờ,
Columbus tin rằng nơi ông đặt chân đến là một đảo nhỏ thuộc bờ biển Đông Á, nên
ông đã gọi nơi đây là Tây Ấn Độ và gọi những người ông gặp ở đó là “người Ấn Độ”
(Indian). Columbus nghĩ rằng mình đã phát hiện ra vùng Tây Ấn Độ và sự nhầm lẫn
ấy kéo dài đến suốt phần đời còn lại của ông. Thời điểm ấy, một ý tưởng cho rằng con
người có thể khám phá ra một lục địa hoàn toàn mới là điều khó ai trong thế hệ của
Columbus có thể nghĩ tới.
Cho đến những năm 1502 – 1504, những văn bản mô tả hành trình các cuộc
thảm hiểm của Amerigo Vespucci được xuất bản, những văn bản này cho rằng vùng
đất mà Columbus phát hiện không phải là vùng bờ biển Đông Á như Columbus đã
lầm tưởng, mà là một lục địa mới mà người châu Âu chưa từng được biết đến .5 Lập
luận của Amerigo Vespucci đã thuyết phục được các nhà vẽ bản đồ bởi Amerigo là mộ
thủy thủ giữ vai trò quan trọng trong các cuộc thám hiểm ở châu Mỹ vào những năm
3 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 345
4 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 348
5 Yuval Noah Harari, “Sapiens – lược sử loài người” (Hà Nội: NXB Tri thức, 2020): 361 about:blank 4/11 22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
1499-1504. Để tri ân sự phát hiện của Amerigo, đại lục mới này được đặt theo tên của
ông – America (Châu Mỹ).
Tuy vậy, Christopher Columbus vẫn được coi là người tìm ra châu Mỹ, một phát
kiến địa lý vô cùng quan trọng trong lịch sử loài người. Chuyến đi của Columbus đã
mở ra một con đường hảng hải mới giữa châu Âu và châu Mỹ, mở rộng thị trường
hàng hóa, trao đổi. Chỉ sau một thời gian ngắn, những sản phẩm nông nghiệp, đá quý
mà trước đây người châu Âu chưa từng biết đến đã có mặt trên thị trường châu Âu6.
Phạm vi buôn bán được mở rộng, từ buôn bán giữa các nước trong khu vực trở thành
buôn bán trên toàn thế giới. 1.3.
Cuộc du hành vòng quanh Trái Đất của Ferdinand Magellan
Sau những thành tựu của cuộc phát kiến địa lý do Columbus thực hiện, người
Tây Ban Nha mong muốn tìm ra nhiều vùng đất mới hơn để phục vụ cho nhu cầu hàng
hóa của mình. Chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển của Magellan từ năm
1519 đến năm 1522 là minh chứng rõ ràng nhất cho sự mạo hiểm của người Tây Ban Nha.
Ngay từ khi còn trẻ, Ferdinard Magellan đã có nhiều cơ hội tham gia các chuyến
đi thám hiểm đến nhiều nơi trên thế giới như Đông Ấn Độ, bán đảo Mallaca, Bắc Phi.
Nhờ những chuyến đi ấy, Magellan đã có được rất nhiều tri thức và kinh nghiệm đi
hàng hải và đến năm 1519, có được sự đồng ý của chính quyền Tây Ban Nha, ông đã
chỉ huy hạm đội của mình thực hiện chuyến du hành vòng quanh thế giới .7
Đoàn thám hiểm của Magellan bắt đầu chuyến đi từ hải cảng San Luca của Tây
Ban Nha, đi men theo bờ biển Đông Nam Mỹ và đi vòng qua điểm cực Nam của Nam
Mỹ. Tiếp đó đoàn tàu của ông vượt qua vùng biển rộng lớn mà sau này Magellan đặt
tên là Thái Bình Dương. Tháng 03/1521, Magellan cùng các thủy thủ tiến vào quần
đảo Philipines, tại đây Magellan đã bỏ mạng vì đụng độ với thổ dân bản địa. Cuối
cùng, hạm đội của Magellan quay trở về Tây Ban Nha vào ngày 06/09/1522 chỉ với
duy nhất 1 tàu và 18 thủy thủ8. Hạm đội của Magellan đã tìm thấy hải trình đi vòng
quanh thế giới và đồng thời đặt nền móng cho sự xâm chiếm các quần đảo Philipines
6 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 349
7 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 348
8 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 349 about:blank 5/11 22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
của Tây Ban Nha. Đây là chuyến đi vòng quanh thế giới đầu tiên trong lịch sử loài người.
Chuyến đi vòng quanh Trái Đất bằng đường biển của Magella có một ý nghĩa
quan trọng đối với tiến trình lịch sử của loài người. Cuộc du hành là minh chứng rõ
ràng nhất cho thuyết quả đất hình tròn, mang lại cho người châu Âu những quan niệm
mới về thế giới, một thế giới không chỉ giới hạn bởi những lục địa mà người châu Âu
đã biết, đem lại những khả năng mới cho sự giao lưu giữa các nền văn minh, sự trao
đổi buôn bán, sự tiếp xúc văn hóa được mở rộng hơn bao giờ hết.
Ngoài các cuộc phát kiến địa lý lớn của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các nước
như Anh, Pháp cũng thực hiện các cuộc thám hiểm và khám phá. Ở thế kỉ XV-XVI,
các cuộc thám hiểm, phát kiến địa lý phần lớn được các vương quốc, chính quyền thời
bấy giờ tài trợ và được tổ chức một cách bài bản, các thủy thủ được trang bị các kiến
thức, sức khỏe để tham gia thám hiểm. Bên cạnh đó các cuộc du hành được giao cho
người chỉ huy nhiều kinh nghiệm, được các quốc gia tín nhiệm giao cho nhiệm vụ. Có
thể thấy, ở thời kỳ này, các cuộc viễn chinh không chỉ đơn giản là một chuyến đi khám
phá, mạo hiểm do những con người thích phiêu lưu thực hiện mà còn mang yếu tố
thực hiện nhiệm vụ mà quốc gia giao phó, những chuyến đi phát kiến địa lý lớn có
mục đích phục vụ vương quốc, vì nhu cầu, niềm tin của chính quyền và nhân dân lúc
bấy giờ. Những điều trên cho thấy, các vương quốc châu Âu lúc bấy giờ rất coi trọng
các cuộc phát kiến địa lý, châu Âu mong muốn tìm được những con đường thương
mại mới, những thị trường hàng hóa mới để phục vụ cho sự phát triển nhanh chóng
của sản xuất. Ngoài ra, việc coi trọng các cuộc phát kiến địa lý còn thể hiện tâm lý
chinh phục, mong muốn được khám phá thế giới của người châu Âu. Điều ấy được thể
hiện một cách rõ nét nhất khi các chuyến đi phát kiến địa lý được chuẩn bị cẩn thận
không chỉ ở tri thức mà còn ở kĩ thuật hàng hải, kĩ thuật đóng tàu.
Ngay từ đầu, mục đích của các chuyến đi thám hiểm đã vô cùng cao cả vì vậy hệ
quả mà những cuộc phát kiến địa lý lớn để lại không chỉ ảnh hưởng đến châu Âu mà
còn ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới, ảnh hưởng đến những lục địa còn lại. Thông qua
các cuộc phát kiến địa lý lớn, hệ thống thương mại, trao đổi hàng hóa lần đầu tiên có
sự tham gia của các quốc gia trên nhiều lục địa khác nhau. about:blank 6/11 22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
2. Tác động của các cuộc phát kiến địa lý lớn với sự vận động của “tính thế giới”
trong quan hệ kinh tế quốc tế nói riêng và hệ thống quan hệ quốc tế nói chung
Những cuộc phát kiến địa lý của người châu Âu đã biến đổi tiến trình lịch sử của
nhân loại, câu chuyện của các nền văn minh khác nhau được kết hợp lại qua những
chuyến viễn chinh, trở thành câu chuyện lịch sử của một xã hội loài người thống nhất.
Kỷ nguyên toàn cầu hóa và sự vận động của “tính thế giới” trong quan hệ kinh tế được
bắt đầu ngay thời điểm người châu Âu mong muốn được khám phá thế giới, ngay khi
Columbus phát hiện ra một vùng đất mới. 2.1.
Tác động của các cuộc phát kiến địa lý lớn với sự vận động của “tính thế
giới” trong quan hệ kinh tế quốc tế
Tác giả Michel Beaud đã nhận định cuộc phát kiến địa lý lớn như một “bước
ngoặt lịch sử vĩ đại của thế giới”9. Một trong những hệ quả quan trọng nhất mà “bước
ngoặt” ấy là sự thay đổi trong quan hệ kinh tế quốc tế, giúp cho việc buôn bán mở
rộng trên phạm vi toàn cầu.
Trước khi có những cuộc phát kiến địa lý lớn, thị trường buôn bán của các nước
châu Âu là các vương quốc lân cận xung quanh và các nước phương Đông, muốn
buôn bán với phương Đông thì phải thông qua người Arập hoặc những bộ lạc nhỏ lẻ
khác. Sau khi các cuộc viễn chinh thành công, người châu Âu đã tìm ra những con
đường hàng hải mới kết nối phương Đông và châu lục của họ, người châu Âu không
còn lo lắng về giá cả tăng khi môi giới qua các bộ lạc và vương quốc thứ ba. Ngoài ra,
thị trường của người châu Âu cũng được mở rộng, không chỉ là các nước phương
Đông như thế kỷ trước mà còn có các lục địa mới như châu Phi, châu Mỹ - nơi có
những mặt hàng mà người châu Âu chưa từng được biết tới .
10 Đến cuối thế kỷ XV,
châu Âu đã trở thành người nắm quyền lực lớn nhất ở “Thế giới Bên ngoài”, gồm
châu Mỹ và châu Phi cùng các đại dương, không phải những người dân bản địa mà là
người châu Âu trở thành “ông chủ” của những vùng đất này.
Thương gia châu Âu chuyên chở các hàng hóa công nghiệp như len, vải, rượu,…
sang xuất khẩu ở các thị trường châu Á, châu Phi, châu Mỹ và mua lại các sản phẩm
bản địa như thuốc lá, ca cao, khoai lang, bông,… Hoạt động thương mại trở nên nhộn
nhịp, các khu vực thành thị ở châu Âu trở nên sầm uất. Bản chất thương nghiệp cũng
9 Michel Beaud, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ năm 1500 đến 2000 (Hà Nội: NXB Thế giới, 2002): 34
10 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 349 about:blank 7/11 22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
thay đổi so với tính chất ở các thế kỷ trước để phù hợp với sự mở rộng thị trường buôn
bán toàn cầu. Các công ty thương mại lớn đầu tiên được thành lập như công ty Đông
Ấncủa Hà Lan, các thành phố của các vương quốc trở thành trung tâm thương nghiệp
hàng đầu châu lục. Do những hoạt động buôn bán, trao đổi sôi nổi ấy, các tuyến đường
thương mại nối liền giữa ba châu lục: Á – Phi – Âu được hình thành và tạo nên tam
giác mậu dịch Đại Tây Dương. Đến cuối thế kỷ XVII, thành phố Amsterdam – Hà Lan
trơ thành trung tâm mậu dịch của thế giới11.
Các cuộc phát kiến địa lý không chỉ làm thay đổi thị trường buôn bán của các
nước mà còn khiến cho giá cả bị ảnh hưởng. Trong sự vận động đầu tiên, người châu
Âu đã cướp đoạt và khai thác vàng, bạc, kim loại quý từ các châu lục khác khiến cho
dự trữ vàng, bạc của một nước tăng cao, dẫn đến giá cả tăng vọt. Trong thế kỉ XVI,
XVII, giá cả hàng hóa ở Tây Ban Nha tăng gấp ba, bốn lần so với các thế kỷ trước.
Giá lúa mì ở Ý tăng hơn ba lần trong khoảng thời gian từ năm 1520 đến năm 1599.
Anh và Pháp cũng không ngoại lệ, giá cả ở Anh tăng gấp 2,6 lần và ở Pháp tăng gấp 2,2 lần12.
Để ngăn chặn “cách mạng giá cả”, các vương quốc đã đưa nhiều biện pháp như
đình chỉ nhập khẩu hàng hóa chế tạo ở nước ngoài, cấm xuất khẩu vàng, bạc, lập ra
các công trường thủ công, đề cao tính thống nhất dân tộc. Các biện pháp kể trên đem
lại nhiều lợi ích cho các thương gia, kích thích quá trình sản xuất, đặc biệt trong các
ngành nghề thủ công, công và thương nghiệp, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa
tư bản. Song, việc giá cả leo thang lại khiến cho cuộc sống của những người lao động
trở nên khó khăn, tiền công trả chậm hơn và phải lao động nhiều hơn. Cuối thế kỷ
XVI, sự bất mãn của dân chúng trở nên mạnh mẽ, các cuộc nổi dậy, đình công bùng nổ và kéo dài. 2.2.
Tác động của các cuộc phát kiến địa lý lớn với sự vận động của “tính thế
giới” trong hệ thống quan hệ quốc tế
Sự vận động trong hệ thống kinh tế quốc tế đã kéo theo nhiều mặt khác, trong đó
không thể không kể đến hệ thống quan hệ quốc tế lúc bấy giờ. Các cuộc phát kiến địa
đã phá bỏ các bức tường địa lý, kết nối các châu lục với nhau, thúc đẩy sự hội nhập
toàn cầu. Trước thế kỷ XV, người châu Âu chỉ biết khoảng một phần mười diện tích
11 Nguyễn Văn Ánh, “Lịch sử Văn minh Thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020): 350
12 Michel Beaud, Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ năm 1500 đến 2000 (Hà Nội: NXB Thế giới, 2002): 45 about:blank 8/11 22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
Trái Đất – 50 triệu kilomet vuông và không nghĩ rằng vẫn còn nhiều lục địa mà họ
chưa biết tới. Sau các cuộc phát kiến địa lý, người châu Âu khám phá được hơn 321
triệu kilomet vuông, họ được tiếp xúc với nhiều nền văn minh và đồng thời truyền bá
được văn hóa của quốc gia mình đến nhiều lục địa khác . 13
Tác động đầu tiên của các cuộc kiến địa lý đó là hình thành quan hệ quốc tế trên
phạm vị thế giới. Sự phát triển của kinh tế, quy mô của hệ thống quan hệ quốc tế được
mở rộng đa dạng với nhiều lục địa, quốc gia và các vùng lãnh thổ. Giữa các vương
quốc lúc bấy giờ không chỉ có quan hệ mua bán trao đổi, mà còn có quan hệ đồng
minh hay đế quốc và thuộc địa. Các mối quan hệ ngoại giao ấy ảnh hưởng đến nhiều
lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là kinh tế và văn hóa. Người châu Âu được tiếp cận với
truyền thống, văn minh của phương Đông, ngược lại người châu Á và châu Phi có cơ
hội tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ của người châu Âu. Tác giả
Thomas L.Friedman nhận định thời kỳ toàn cầu hóa kéo dài từ năm 1492 đến hết thế
kỷ XVIII đề cao sức mạnh cơ bắp hơn cả. Trong kỷ nguyên đầu tiên, các quốc gia
ngoài việc kết nối, hội nhập toàn cầu mà giữa các quốc gia còn có sự cạnh tranh bằng
sức mạnh, tiềm lực đất nước1 . Vị 4
trí của quốc gia trong hệ thống quan hệ quốc tế lúc
bấy giờ phụ thuộc vào sức mạnh bên trong của đất nước và cách mà vương quốc sử
dụng sức mạnh như thế nào.
Chiều hướng của quan hệ quốc tế sau khi các cuộc phát kiến địa lý thành công
cũng biến đổi sâu sắc. Các cuộc thám hiểm vùng đất mới gần như xóa bỏ chủ nghĩa đế
quốc và thay vào đó là chủ nghĩa thực dân. Các đoàn thám hiểm biến những vùng đất
họ khai phá trở thành thuộc địa, tài nguyên thiên nhiên bản địa bị khai phá và người
dân thì bị bóc lột sức lao động. Những đế chế trước đây của vùng Trung Mỹ - người
Aztec, Toltec, Maya khuất phục trước sự xâm lược của người Tây Ban Nha. Ban đầu
các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đến đây với tư cách là một sứ giả hòa bình của Tây
Ban Nha, sau đó họ chiếm lấy vương quốc và cai quản mọi việc, cuối cùng họ chiếm
lấy vương quốc và cai trị .
15 Những dân tộc bản địa châu Mỹ không phải là những
người duy nhất phải chịu hậu quả của những chuyến viễn chinh, các đế chế vĩ đại và
13 Nguyễn Tuấn Hùng, “Các cuộc phát kiến địa lý trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa Đông – Tây,”
Nghiên cứu lịch sử, ngày 19/04/2021.
https://nghiencuulichsu.com/2021/04/19/cac-cuoc-phat-kien-dia-ly-trong-qua-trinh-giao-luu-tiep-xuc-van-hoa- dong-tay/
14 Thomas L.Friedman, “Thế giới phẳng” (Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ, 2020): 23
15 Yuval Noah Harari, “Sapiens – lược sử loài người” (Hà Nội: NXB Tri thức, 2020): 370 about:blank 9/11 22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
rộng lớn khác của châu Á như Ottoman, Mughal và Trung Hoa cũng nhanh chóng trở
thành “miếng mồi béo bở” của thực dân châu Âu.
Trong hơn một thế kỷ, người châu Âu đã tận hưởng vị trí bá chủ không chỉ ở
châu Mỹ, châu Phi mà còn ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Các cuộc tranh
giành thuộc địa, tranh giành thị trường thương mại ở các lục địa và lãnh thổ đó là giữa
các cường quốc châu Âu. Tài nguyên thiên nhiên, kim loại quý và sự tích lũy về sức
mạnh, tiềm lực quốc gia đã giúp người châu Âu có khả năng xâm lược phương Đông,
đánh bại cả những nền văn minh lâu đời như Ấn Độ và Trung Hoa. Tất cả các sự kiện
và tiến trình lịch sử ấy xảy ra nhanh hơn mọi suy nghĩ của nhân loại nhờ sự kích thích
của các cuộc phát kiến địa lý và hệ quả của các cuộc thám hiểm với sự vận động của
“tính thế giới” trong hệ thống quan hệ quốc tế. KẾT LUẬN
Các cuộc phát kiến địa lý lớn ở thế kỷ XV và XVI là một dấu mốc quan trọng
trong lịch sử của nhân loại. Các cuộc viễn chinh trên biển ấy đã đem lại cho loài người
những tri thức mới và khai phá tâm lý chinh phục, mong muốn khám phá, tìm hiểu thế
giới. Ngoài ra, các cuộc thám hiểm còn kết nối các nền văn minh, hình thành sự giao
lưu, trao đổi giữa các vương quốc, lãnh thổ trên toàn thế giới. Hơn hết, hệ quả lớn
nhất của các cuộc phát kiến địa lý chính là làm biến đổi sâu sắc hệ thống kinh tế quốc
tế nói riêng và hệ thống quan hệ quốc tế nói chung. Phát kiến địa lý đã tạo ra một
mạng lưới gồm các lục địa, quốc gia và lãnh thổ trên thế giới, mở ra kỷ nguyên toàn
cầu hóa đầu tiên, thu nhỏ Trái Đất từ kích thước lớn thành kích thức trung bình . Tạo 16
cơ hội cho nền kinh tế - xã hội không chỉ ở châu Âu mà còn ở những lục địa khác phát
triển, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, là bước khởi đầu cho quá trình xâm
lược của thực dân phương Tây hàng trăm năm sau .
17 Các cuộc phát kiến địa lý chính
là những khám phá vĩ đại, đem lại bước tiến vượt bậc trong quá trình toàn cầu hóa và
phát triển của nhân loại, hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý kéo dài đến tận ngày nay
– trong việc định hình thế giới hiện đại và hòa bình.
16 Thomas L.Friedman, “Thế giới phẳng” (Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ, 2020): 23
17 Vũ Dương Ninh, “Lịch sử văn minh thế giới” (Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2019): 320 about:blank 10/11 22:51 5/8/24
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ - Tiểu luận kết thúc học phần môn Lịch sử Văn minh Thế gi…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Michel Beaud. Lịch sử chủ nghĩa tư bản từ năm 1500 đến 2000. Hà Nội: NXB Thế giới, 2002.
Nguyễn Văn Ánh. Lịch sử Văn minh Thế giới. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2020.
Nguyễn Tuấn Hùng. “Các cuộc phát kiến địa lý trong quá trình giao lưu, tiếp xúc văn
hóa Đông – Tây,” Nghiên cứu lịch sử, ngày 19/04/2021.
https://nghiencuulichsu.com/2021/04/19/cac-cuoc-phat-kien-dia-ly-trong-qua-trinh-
giao-luu-tiep-xuc-van-hoa-dong-tay/
Oliver J Thatcher. The Library of Original Source. Milwaukee: University Research Extension, 1907.
Trần Mẫn Linh. “Vasco da Gama: Nhà thám hiểm nổi tiếng người Bồ Đào Nha”, Báo
Nghiên cứu quốc tế, ngày 09/06/2020. http://nghiencuuquocte.org/2020/06/09/vasco-
da-gama-nha-tham-hiem-noi-tieng-nguoi-bo-dao-nha/
Thomas L.Friedman. Thế giới phẳng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản trẻ, 2020.
Vũ Dương Ninh. Lịch sử văn minh thế giới. Hà Nội: NXB Giáo dục Việt Nam, 2019. Yuval Noah Harari. . Hà Nội: NXB
Sapiens – lược sử loài người Tri thức, 2020. about:blank 11/11