Tiểu luận kết thúc học phần - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Tiểu luận kết thúc học phần - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ****** Số phách
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế Học phần: Pháp luật sở hữu trí tuệ
Giảng viên phụ trách: ThS. Đỗ Thị Diện
SINH VIÊN THỰC HIỆN: THÁI THỊ CẨM LINH MÃ SINH VIÊN: 20A5020254
LỚP CHUYÊN NGÀNH: K44B Luật Kinh tế Thừa Thiên Huế, 2022
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT ****** Số phách
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI
TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH – THỰC TRẠNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Học phần: Pháp luật sở hữu trí tuệ Điếm số Điểm chữ Ý 1 Ý 2 Ý 3 Ý 4 Ý 5 TỔNG Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên) Thừa Thiên Huế, 2022 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................2
CHƯƠNG 1.MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM
ĐIỆN ẢNH................................................................................................................3
1.1 Hiểu thế nào về tác phẩm điện ảnh......................................................................3
1.2 Những loại hình tác phẩm điện ảnh.....................................................................4
1.3 Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh.............................................................5
CHƯƠNG 2.QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH...........................................7
2.1 Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh...........7
2.2 Xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh theo quy
định của pháp luật......................................................................................................8
CHƯƠNG 3.THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM
QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ. .10
3.1 Thực tiễn áp dụng..............................................................................................10
3.1.1 Tình hình về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh......10
3.1.2 Những vướng mắc..........................................................................................11
3.2 Một số kiến nghị................................................................................................11
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................14 1 PHẦN MỞ ĐẦU
Xâm phạm quyền tác giả được hiểu là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ
bởi luật sở hữu trí tuệ một cách trái phép, xâm phạm một số quyền, đặc quyền của
tác giả, chủ sở hữu tác phẩm. Đây không phải là vấn đề mới nhưng chưa bao giờ
mất đi tính thời sự ở nước ta. Nhất là khi môi trường số ngày càng phát triển, mở ra
nhiều cơ hội nhưng cũng đầy những thách thức và khó khăn trong việc bảo vệ
quyền của tác giả. Các hành vi xâm phạm quyền cũng rất đa dạng, từ xâm phạm
quyền tài sản như quyền sao chép, quyền truyền đạt, phân phối tác phẩm đến quyền
nhân thân như quyền công bố tác phẩm, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm…
Các hành vi xâm phạm ngày càng tinh vi hơn với việc khai thác sự phát triển của
công nghệ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác
giả hay chủ sở hữu tác phẩm.
Theo đà phát triển của xã hội, ngày nay văn hoá giá trị đóng một vai trò vô
cùng quan trọng. Sự giao lưu văn hoá và thị hiếu giải trí ngày càng phong phú của
con người tạo động lực cho sự phát triển các loại hình văn hoá giải trí. Trong đó, sự
phát triển rõ nét nhất là lĩnh vực điện ảnh. Nền công nghiệp điện ảnh phát triển,
không chỉ có ý nghĩa về giá trị văn hoá mà còn mang lại những giá trị kinh tế rất
lớn. Từ đây, vấn đề bảo vệ tài sản trí tuệ liên quan đến tác phẩm điện ảnh trở thành
vấn đề được quan tâm của hãng sản xuất phim, các rạp chiếu và kể cả các đơn vị
kinh doanh phim… Thế nhưng, một thực trạng cần phải thừa nhận rằng điện ảnh
càng phát triển thì càng có nhiều hành vi xâm phạm, phát tán phim ảnh bừa bãi. Chỉ
cần một cú “nhấp chuột” trong thời đại công nghệ số như ngày nay là đã có thể làm
tiêu tan quyền tác giả của những bộ phim bạc tỉ. Một hành động phát tán bừa bãi
cũng có thể gây sạt nghiệp cho một hãng phim truyền hình .
Chính vì những vấn đề trên, nhận thức được điều đó, cũng như tầm quan
trọng, tôi đã lựa chọn “Hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
– Thực trạng và kiến nghị hoàn thiện.” để làm đề tài tiểu luận thi kết thúc học phần của mình. 2 CHƯƠNG 1
MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
1.1 Hiểu thế nào về tác phẩm điện ảnh
Tác phẩm điện ảnh là một trong những loại hình tác phẩm nghệ thuật được
đầu tư cực kỳ công phu, kỹ lưỡng, là sự kết hợp của nhiều loại hình nghệ thuật khác
nhau để tạo thành tác phẩm hoàn thiện. Việc bảo vệ quyền tác giả cho loại tác phẩm
này là vấn đề vô cùng quan trọng, và ảnh hưởng trực tiếp đến việc khai thác, thu lợi
nhuận từ giá trị của tác phẩm khi công bố.
Tác phẩm điện ảnh được định nghĩa tại khoản 2 Điều 4 Luật Điện ảnh 2006 hiện hành như sau:
“Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh
động kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh.”
Bởi tính chất đặc biệt để tạo nên loại hình tác phẩm này, các quyền tác giả đối
với tác phẩm điện ảnh cũng được pháp luật hướng dẫn tương ứng cho các tác giả
góp sức sáng tạo, cũng như chủ sở hữu tác phẩm.
Việc hình thành nên một tác phẩm điện ảnh là hoạt động sáng tạo tổng hợp
nhiều công đoạn, quá trình khác nhau kết hợp các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng khác
nhau để tạo nên một tác phẩm. Ngoài ra, tác phẩm điện ảnh còn là sản phẩm của
hoạt động tư duy sáng tạo của nhiều chủ thể hợp thành. Khoản 1 Điều 21 Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quy định các chủ thể được
bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh bao gồm như: đạo diễn, biên kịch,
quay phim, dựng phim,… Vì vậy, tác phẩm điện ảnh được tạo ra do một tập thể,
nhóm người, nên mỗi cá nhân sáng tạo của loại hình này đều có vị trí, vai trò và sự
đóng góp riêng biệt trong quá trình hình thành tác phẩm điện ảnh. Kết quả lao động
sáng tạo của tác giả được pháp luật và Nhà nước bảo hộ thông qua hệ thống pháp
luật, khi Luật sở hữu trí tụệ đã ghi nhận và bảo hộ quyền tác giả tác phẩm điện ảnh 3
cho tập thể tác giả về quyền nhân thân và quyền tài sản. Pháp luật quy định, trước
khi khai thác tác phẩm cần có sự đồng ý, cho phép của tập thể tác giả và trả nhuận
bút, thù lao để đảm bảo sự tôn trọng đối với tác giả cũng như ghi nhận thành quả,
công sức của họ, tiếp thêm động lực để họ tiếp tục có những kết quả lao động sáng tạo về sau.
Tác phẩm mang đặc tính vô hình, nên việc chiếm hữu tác phẩm cũng không
thể là một trong các yếu tố xác nhận quyền sở hữu của người chiếm hữu tác phẩm.
Tác phẩm điện ảnh có thể là tác phẩm phái sinh từ một tác phẩm khác, là sáng
tạo mới dựa trên tác phẩm gốc đã có theo phương thức chuyển thể, cải biên từ các
nguồn tư liệu khác nhau đang được bảo hộ quyền tác giả hoặc đã hết thời hạn bảo
hộ. Theo quy định pháp luật hiện hành, quyền làm tác phẩm phái sinh là một độc
quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nên để tạo ra một tác phẩm điện ảnh là
tác phẩm phái sinh mới đòi hỏi người sáng tạo phải thực hiện đúng theo quy định
của pháp luật về việc xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả.
Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm trí tuệ mang tính nguyên gốc, mang đặc trưng
riêng biệt vốn có của người sáng tạo. Theo quy định pháp luật, tác phẩm bảo hộ
phải là tác phẩm gốc, tác phẩm gốc được ghi nhận là tác phẩm được hình thành một
cách trực tiếp từ quá trình lao động của tác giả mà không phải là sự sao chép từ các
tác phẩm khác đã có. Việc xác định tác phẩm gốc trong từng lĩnh vực dựa trên các
căn cứ liên quan đến quá trình lao động sáng tạo của tác giả, kết quả của tác phẩm
sẽ có dấu ấn riêng biệt.
1.2 Những loại hình tác phẩm điện ảnh
Tác phẩm điện ảnh được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 2 Thông tư
28/2014/TT-BVHTTDL quy định về quản lý hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế
thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, theo đó:
Tác phẩm điện ảnh là sản phẩm nghệ thuật được biểu hiện bằng hình ảnh động
kết hợp với âm thanh và các phương tiện khác theo nguyên tắc của ngôn ngữ điện ảnh, bao gồm: 4
Phim là tác phẩm điện ảnh bao gồm phim truyện, phim tài liệu, phim khoa
học, phim hoạt hình và các loại phim khác;
Phim nhựa là phim được sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật điện ảnh, được
ghi trên vật liệu phim nhựa để chiếu trên màn ảnh thông qua máy chiếu phim;
Phim video là phim sản xuất bằng phương tiện kỹ thuật video, được ghi trên
băng từ, đĩa từ và các vật liệu ghi hình khác để phát thông qua thiết bị video;
Phim kỹ thuật số là phim được sản xuất bằng công nghệ kỹ thuật số được ghi
lại dưới dạng các tập dữ liệu tin học lưu trong đĩa số, ổ cứng, băng từ và các vật liệu
lưu trữ thông tin số khác để phát thông qua thiết bị kỹ thuật số;
Phim truyền hình là phim video, phim kỹ thuật số để phát trên sóng truyền hình;
Băng phim, đĩa phim là sản phẩm của phim video, phim kỹ thuật số hoặc được in sang từ phim nhựa.
Phim là loại hình tác phẩm điện ảnh phổ biến nhất, bao gồm các thể loại:
Ngoài tác phẩm phim, còn một số loại hình tác phẩm liên quan trực tiếp đến
tác phẩm điện ảnh như: Kịch bản phim, kịch bản phân cảnh, nhạc phim, logo poster
phim… Mỗi loại hình tác phẩm này đều có thể được bảo hộ quyền tác giả riêng biệt.
1.3 Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Theo quy định của Điều ước quốc tế nói chung và pháp luật Việt Nam nói
riêng, chủ thể sáng tạo ra tác phẩm điện ảnh cũng là đối tượng nhận được sự bảo hộ
quyền tác giả. Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh cũng được bảo hộ đầy đủ
như quyền tác giả đối với tác phẩm văn học và tác phẩm nghệ thuật khác.
Quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh là quyền của các tổ chức, cá nhân là
tác giả, chủ sở hữu của tác phẩm điện ảnh. Theo hướng dẫn tại Điều 21 Luật Sở hữu
trí tuệ hiện hành, các chủ thể liên quan đến tác phẩm điện ảnh được bảo hộ các
quyền tác giả khác nhau. Cụ thể:
Người làm công việc đạo diễn, biên kịch, quay phim, dựng phim, sáng tác âm
nhạc, thiết kế mỹ thuật, thiết kế âm thanh, ánh sáng, mỹ thuật trường quay, thiết kế
đạo cụ, kỹ xảo và các công việc khác có tính sáng tạo đối với tác phẩm điện ảnh 5
được hưởng các quyền: đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác
phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ
sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc
tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Tổ chức, cá nhân đầu tư tài chính và cơ sở vật chất – kỹ thuật để sản xuất tác
phẩm điện ảnh được hưởng các quyền tài sản theo quy định định tại Điều 20 Luật
Sở hữu trí tuệ hiện hành và quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm. 6 CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN TÁC
GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
2.1 Các hành vi bị coi là xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Căn cứ theo Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì các hành vi bị coi là xâm
phạm bản quyền tác phẩm điện ảnh bao gồm:
Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Công bố, phân phối tác phẩm điện ảnh mà không được phép của tác giả hoặc
của đồng tác giả đối với tác phẩm có đồng tác giả.
Mạo danh tác giả hoặc làm và bán tác phẩm điện ảnh mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm điện ảnh gây phương hại đến danh
dự và uy tín của tác giả.
Sao chép tác phẩm điện ảnh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu
quyền tác giả, trừ trường hợp tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa
học, giảng dạy của cá nhân; sao chép tác phẩm điện ảnh để lưu trữ trong thư viện
với mục đích nghiên cứu.
Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền
tác giả đối với tác phẩm điện ảnh được dùng để làm tác phẩm phái sinh
Sử dụng, cho thuê, xuất bản, nhân bản, phân phối hoặc truyền đạt phim đến
công chúng mà không được phép, không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật
chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữu quyền tác
giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với phim của mình hoặc Cố ý xoá, thay
đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong phim.
Sản xuất, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị
khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kĩ thuật do chủ 7
sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh của mình.
Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm điện ảnh mà không được
phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Đối với mỗi hành vi xâm phạm bản quyền phim nêu trên, cá nhân, tổ chức vi
phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tương ứng theo quy định của Nghị định số
131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên
quan hoặc hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo quy định của Bộ luật hình sự 2015.
2.2 Xử lý hành vi xâm phạm bản quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh theo
quy định của pháp luật
Tùy theo mức độ và tính chất nghiêm trọng của hành vi vi phạm mà sẽ có hình
thức xử lý tương ứng như sau: Biện pháp dân sự:
Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì Tòa án có
thể áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý hành vi xâm phạm sở hữu trí
tuệ đối với tổ chức, cá nhân vi phạm, bao gồm:
Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm
Buộc xin lỗi, cải chính công khai
Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự
Buộc bồi thường thiệt hại
Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại
Biện pháp hành chính:
Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định Tổ
chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau
đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người
tiêu dùng hoặc cho xã hội; 8
Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ
quy định tại Điều 213 của Luật này; hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm
khác mang nhãn hiệu; hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này.
Biện pháp hình sự:
Cơ quan có thẩm quyền xem xét, thu thập chứng cứ, nếu phát hiệu hành vi
xâm phạm có dấu hiệu tội phạm thì áp dụng các chế tài xử phạt theo Bộ luật Hình sự. 9 CHƯƠNG 3
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN
TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
3.1 Thực tiễn áp dụng
3.1.1 Tình hình về hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với tác phẩm điện ảnh
Tràn lan vi phạm trên môi trường số
Ngày 19/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết đã
khởi tố vụ án hình sự liên quan đến hành vi xâm phạm quyền tác giả tại website "www.phimmoi.net".
Bước đầu điều tra xác định, từ năm 2014, một người ngụ tại tỉnh Lâm Đồng có
kế hoạch xây dựng phát triển website chiếu phim trực tuyến miễn phí trên mạng
internet. Để thực hiện, người này đã thuê hai cá nhân có trình độ kỹ thuật cao về
công nghệ thông tin ở Đồng Nai để thực hiện lập trình, quản trị, vận hành website phimmoi.net.
Nhóm này đã sao chép, khai thác, sử dụng, trình chiếu, truyền đạt các tác
phẩm điện ảnh ra công chúng không được phép của chủ thể quyền và kinh doanh
quảng cáo sản phẩm, dịch vụ trái phép trên các bộ phim có bản quyền, nhằm thu lợi
bất chính với số tiền đặc biệt lớn.
Thời gian gần đây đã ghi nhận khá nhiều vụ việc vi phạm bản quyền. Năm
2018, 2 bộ phim ăn khách là Người phán xử và Sống chung với mẹ chồng, ngay
trong tháng đầu tiên phát sóng đã có trên 400 tài khoản Facebook và YouTube vi phạm.
Phim Về nhà đi con và Hoa hồng trên ngực trái thu hút lượng lớn khán giả
truyền hình thì các trích đoạn cũng như cả bộ phim cũng xuất hiện tràn lan trên
mạng internet và trang mạng xã hội YouTube. Trước đó, năm 2012 bộ phim truyền
hình Những đứa con biệt động Sài Gòn mới trong giai đoạn chuẩn bị bán cho các
đài truyền hình thì đĩa phim lậu đã bán khắp thị trường.
Phim “Bố già” là một dự án điện ảnh nổi bật đầu năm 2021. Sau thành công từ
doanh thu phòng vé trong nước cũng như phát hành tại nhiều quốc gia, bộ phim 10
được đưa lên ứng dụng xem phim trực tuyến trả phí Galaxy Play. Tuy nhiên, sau
chưa đầy 24 giờ phát hành “Bố già” trên Galaxy Play, đã xuất hiện hàng chục
đường link phim lậu với các tên miền: phimgiz, fullphimmoi, bilutvs, zingtvs...
Việc vi phạm bản quyền ngang nhiên khiến các nghệ sĩ rất bức xúc. Song đáng
buồn, hầu hết các vụ vi phạm đều “chìm xuồng”.
3.1.2 Những vướng mắc
Luật đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp thực tế. Một trong số đó là vấn nạn
vi phạm bản quyền với nhiều diễn biến tiêu cực, phức tạp mà Luật chưa quy định,
chưa có chế tài xử lý. Đây chính là điểm bất cập lớn đòi hỏi Luật Điện ảnh (sửa đổi) phải khắc phục.
Rõ ràng, những bộ phim vừa ra mắt ngay lập tức có mặt trên Internet đã gây
khó khăn và thiệt hại lớn cho nhà sản xuất cũng như làm đau đầu các cơ quan chức năng.
Bản quyền của các bộ phim đó là quyền tác giả và khi các nhà sản xuất tạo ra
một bộ phim thì họ đã có đăng ký bản quyền và việc trình chiếu những bộ phim đó
phải được đơn vi nắm giữ bản quyền cho phép, họ sẽ thu tiền từ việc trình chiếu.
Thông thường sẽ trình chiếu ở trên các rạp chiếu phim, trên các nền tảng công nghệ.
Tuy nhiên để truy cập được vào thì phải có tài khoản, phải nộp tiền. Các đối tượng
do bằng cách nào đó vượt qua những giới hạn về công nghệ để xâm nhập trái phép,
đánh cắp bản quyền hoặc là sao chép trái phim bản quyền đăng tải lên các trang
thông tin của họ. Đó là hành vi vi phạm.
3.2 Một số kiến nghị
Tình trạng phim bị quay lậu tại các rạp sau đó đăng tải trên mạng diễn ra khá
nhiều mà chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Việc này khiến các doanh nghiệp
tốn rất nhiều chi phí đầu tư vào sản xuất phim, nhưng sản phẩm trí tuệ của họ có thể
bị đánh cắp một cách dễ dàng. Do đó, việc ngăn chặn phim lậu phải là một trong
những biện pháp chính sách cần được đặt ra tại Luật này. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ
trợ bảo hộ bản quyền các bộ phim. Cụ thể, cần bổ sung thêm một số quy định trong Luật như sau: 11