Tiểu luận Kinh tế chính trị - Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt. Vận dụng đến việc học tập của bản thân sau khi tốt nghiệp ra nhập thị trường sức lao động thuận lợi

1.1. Khái niệm sức lao động, phân biệt sức động và lao động1.1.1. Khái niệm sức lao độngSức lao động là toàn bộ những năng lực bao gồm thể lực và trí lực tồn tại trong một conngười và được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động là cái có trước còn lao động làquá trình vận dụng sức lao động, là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem

Môn:
Trường:

Đại học Thương Mại 382 tài liệu

Thông tin:
19 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận Kinh tế chính trị - Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt. Vận dụng đến việc học tập của bản thân sau khi tốt nghiệp ra nhập thị trường sức lao động thuận lợi

1.1. Khái niệm sức lao động, phân biệt sức động và lao động1.1.1. Khái niệm sức lao độngSức lao động là toàn bộ những năng lực bao gồm thể lực và trí lực tồn tại trong một conngười và được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động là cái có trước còn lao động làquá trình vận dụng sức lao động, là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem

169 85 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45474828
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................... 3
1.1. Khái niệm sức lao động, phân biệt sức động và lao động ........................................ 3
1.1.1. Khái niệm sức lao động ........................................................................................... 3
1.1.2. Phân biệt sức lao động và lao động ........................................................................ 3
1.2. Thuộc tính của sức lao động ....................................................................................... 3
1.2.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động .......................................................................... 3
1.2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động ............................................................ 4
1.3. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt .............................................................................. 5
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN
THÂN SAU KHI TỐT NGHIỆP RA NHẬP THỊ TRƯỜNG
SỨC LAO ĐỘNG THUẬN LỢI ............................................... 7
2.1. Thực trạng thị trường sức lao động ........................................................................... 7
2.1.1. Thực trạng thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay ....................................... 7
2.1.2. Thực trạng sức lao động của sinh viên mới ra trường tại Việt Nam hiện nay11 .... 9
2.2. Vận dụng và liên hệ với bản thân ............................................................................. 12
2.2.1. Sinh viên đã làm gì? .............................................................................................. 12
2.2.2. Sinh viên đang làm gì? .......................................................................................... 12
2.2.3. Sinh viên sẽ làm gì? ............................................................................................... 14
LỜI KẾT LUẬN18 .................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 16
BIÊN BẢN HỌP22
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài: Trong hoạt động sản xuất vật chất thì yếu tố “sức lao động” phản ánh
khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động sản
xuất xã hội. Những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đang dần dần chuyển từ nền kinh tế tập
trung sang nền kinh tế thị trường, nhiều thị trường khắp cả nước đã từng bước được hình
thành và phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp so với các nước khác. Một trong số
những thị trường được hình thành đó là thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường
lOMoARcPSD| 45474828
2
lao động). Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta hầu như không hề thừa nhận thị trường sức lao
động. Thế nhưng trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận nó là tất yếu. “Sức lao động” được
coi là một “hàng hóa đặc biệt”, tiền lương được coi là mức giả của sức lao động và được
quyết định bởi sự thỏa thuận giữa hai bên. Hiện nay, thị trường lao động đang có sự phát
triển không đồng đều, dẫn tới sự chênh lệch về tỷ suất cung - cầu trong thị trường ở mỗi
ngành nghề và mỗi vùng khác nhau. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta đang có
xu hướng tăng. Điều này đồng nghĩa với hiện nay trong thị trường lao động, cung đang lớn
hơn cầu. Mặt khác, hằng năm, nước ta lại được bổ sung thêm khoảng 1 triệu lao động mới,
trong đó có khoảng trên 200 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp, cung cấp một
lượng lớn nguồn nhân lực cho xã hội nhưng các công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp nước ngoài vẫn kêu ca “khan hiếm nguồn lực” dẫn đến tình trạng “vừa thiếu vừa
thừa” nguồn lao động. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự mất cân đối về cung - cầu
lao động. Nguồn lao động quá lớn trong điều kiện các ngành sản xuất chưa thể tạo ra đủ việc
làm. Thêm nữa, người lao động chưa qua đào tạo hoặc tay nghề thấp quá nhiều, trong khi số
người lao động có trình độ, chuyên môn lại quá ít. Điều này càng chứng minh, sinh viên cần
có trách nhiệm hơn trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà
trường. Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin về hàng hóa sức lao động cùng với thực trạng
thị trường sức lao động của nước ta hiện nay thì việc hoàn thiện thị trường sức lao động
không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, là một vấn đề cấp thiết, vì thế
nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt.
vận dụng đến việc học tập của bản thân sau khi tốt nghiệp gia nhập thị trường sức lao động
thuận lợi”.
Mục đích: Chứng minh sức lao động là một hàng hoá đặc biệt, từ đó liên hệ đến việc học
tập của bản thân sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động thuận lợi hoặc khởi
nghiệp thành công.
Mục tiêu:
- Tìm hiểu lý thuyết về sức lao động, thuộc tính sức lao động, phân biệt sức lao động và
lao động.
- Tìm hiểu sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa, điều kiện để biến sức lao động
thành hàng hóa.
- Tìm hiểu tại sao sức lao động là hàng hóa đặc biệt
- Tìm hiểu ưu, nhược điểm của thị trường lao động Việt Nam hiện nay.
- Liên hệ thực tế với sinh viên về việc học và gia nhập vào thị trường lao động sau khi
tốt nghiệp
Trong quá trình làm bài, nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý của cô giáo và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
lOMoARcPSD| 45474828
3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm sức lao động, phân biệt sức động và lao động
1.1.1. Khái niệm sức lao động
Sức lao động là toàn bộ những năng lực bao gồm thể lực và trí lực tồn tại trong một con
người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động là cái có trước còn lao động là
quá trình vận dụng sức lao động, là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người.
C.Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất
tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Hàng hóa sức lao động không phải xuất hiện ngay khi có sản xuất hàng hóa.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa và là đối tượng trao đổi, mua bán trên thị trường khi
sản xuất hàng hóa phát triển đến trình độ nhất định làm xuất hiện những điều kiện biến sức
lao động thành hàng hóa.
1.1.2. Phân biệt sức lao động và lao động
Lao động và sức lao động là hai khái niệm có liên quan nhưng không giống nhau.
Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. … Như vậy tựu chung lại có thể
hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải
tạo thiên nhiên nhằm mục đích tinh thần phục vụ con người.
Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn
tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi
khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó.
Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá
trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới
chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
1.2. Thuộc tính của sức lao động
1.2.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động
Giá trị của hàng hoá sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động quyết định.
Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó
người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sản xuất sinh hoạt nhất định.
Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy
thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy. Diễn đạt
theo cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị
của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao
động;
Ví dụ: Đồ ăn, thức uống, quần áo, nhà ở, y tế,
lOMoARcPSD| 45474828
4
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;
Ví dụ: Chi phí cho việc đưa người lao động sang nước khác đào tạo để cải thiện trình độ
và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của
người lao động.
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng hóa
sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua.
Ví dụ: Chủ tư nhân thuê công nhân dệt vải: Giá trị sử dụng sức lao động của công nhân
dệt vải là kỹ năng, năng suất lao động của người công nhân khi lao động dệt vải.
Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị
lớn hơn, giá trị tăng thêm.
Giá trị của hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả
yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn
minh, điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và điều kiện địa lý, khí hậu.
1.2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công cụ của nó để thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng sức lao động của người sử dụng sức lao động. Giá trị này phản ánh chất lượng, hiệu
quả thực hiện công việc lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của
người mua. Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được gia trị
lớn hơn, giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong q
trình sử dụng sức lao động.
Giá trị sử dụng của một hàng hóa có các đặc điểm:
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định. Với ý
nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng xác định mặt nội dung
vật chất của hàng hóa và nó là căn cứ để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác.
- Mỗi hàng hóa có một hay nhiều công dụng mà không phải ngay một lúc đã phát hiện
được hết mà nó phải được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học và công
nghệ.
- Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, khi chưa tiêu dùng
nó ở dạng tiềm năng.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người trực tiếp sản xuất
ra nó mà cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi, mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản
xuất hàng hóa phải luôn quan tâm đến nhu cầu xã hội nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. Vì
thế, có thể nói, giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang g trị trao đổi
Ví dụ: Một ví dụ về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có thể là dịch vụ giáo dục.
Trong nền kinh tế hiện đại, giáo dục được coi là một dịch vụ cung cấp kiến thức và kỹ năng
cho cá nhân. Khi một người tham gia vào quá trình giáo dục, họ nhận được những kiến thức
và kỹ năng mới, mở ra cơ hội nghề nghiệp và tăng khả năng cống hiến cho sản xuất và xã
hội. Giá trị sử dụng của việc được giáo dục không chỉ xuất phát từ khả năng cải thiện đời
lOMoARcPSD| 45474828
5
sống cá nhân mà còn đóng góp vào phát triển xã hội. Người được giáo dục có thể trở thành
nhân lực có đội ngũ kỹ năng tốt, đóng góp vào tăng cường năng suất lao động và sức cạnh
tranh của một quốc gia. Họ có khả năng tham gia vào các ngành công nghiệp có giá trị gia
tăng cao, trở thành những nhà lãnh đạo, chuyên gia và nhà nghiên cứu
Giá trị sử dụng của những người được giáo dục có thể được đánh giá qua việc đo lường
tác động tích cực của họ đối với gia đình cộng đồng xã hội. Điều này có thể làm bằng cách
phân tích sự tăng trưởng kinh tế, quốc phòng, y tế, văn hóa và các lĩnh vực khác giáo dục
có thể ảnh hưởng đến.
Ví dụ về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có thể là công việc thợ xây, công việc
chăm sóc y tế, công việc làm đồ uống hay công việc dịch vụ như lau nhà, nấu ăn, v.v. Tất cả
những công việc này đều có giá trị sử dụng trong việc đáp ứng nhu cầu và mang lại lợi ích
cần thiết cho con người.
1.3. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt
Trong bất kì xã hội nào, sức lao động đều là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động sản
xuất, nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hóa.
Sức lao động chỉ biến thành hàng hóa khi có 2 điều kiện:
- Người lao động phải được tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao động và có
quyền sở hữu năng lực của mình. Sức lao động xuất hiện trên thị trường với tư cách là
hàng hóa khi nó do con người có sức lao động đưa ra bán.
- Khi người lao động bị tước hết tư liệu sản xuất và không thể tự tiến hàng lao động sản
xuất. Trong điều kiện ấy, họ buộc phải bán sức lao động của mình để duy trì và phát
triển cuộc sống.
Hai điều kiện trên buộc phải đồng thời tồn tại thì sức lao động mới trở thành hàng hóa,
nếu không, sức lao động chỉ là sức lao động.
Sự khác biệt giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường:
- Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng.
- Khác nhau:
+ Về mặt giá trị:
Giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào điều
kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia…nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất,
người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa…Những nhu cầu đó phụ thuộc
vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kì, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điều
kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
Giá trị sức lao động cố định: tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của
con người tăng và yêu cầu kỹ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xã hội tăng
làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng.
+ Về mặt giá trị sử dụng:
Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử
dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao
động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một
giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động (đó chính là giá trị thặng dư
mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt => giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc
lOMoARcPSD| 45474828
6
biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản
thân nó.
+ Trong quan hệ mua và bán:
Hàng hóa thông thường là những sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra trong quá trình sản
xuất hoặc chu kỳ sản xuất (mùa vụ)
Hàng hóa sức lao động có những đặc điểm sau:
Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và bán trong một thời gian nhất định
thông qua các hợp đồng.
Mua bán chịu: Giá trị sử dụng thực hiện trước (bắt lao động), giá trị thực hiện sau (tr
công sau).
Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê và phía người mua là các nhà tư bản, không
có ngược lại. Giá cả của sức lao động (tiền công) luôn thấp hơn so với giá trị sức lao động
bởi vì đối với người công nhân, lao động là phương tiện sinh sống duy nhất vì vậy phải bán
sức lao động trong mọi điều kiện.
Không giống với những loại hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động là loại hàng
hoá đặc biệt. Vì nó được hình thành bởi con người với những nhu cầu phức tạp và đa dạng,
về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội.
Theo đó, công nhân không chỉ có nhu cầu đáp ứng về vật chất mà còn cần đáp ứng những
nhu cầu về tinh thần như: giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,… nmột lẽ dĩ
nhiên, những nhu cầu này luôn thay đổi phát triển theo thời gian sự phát triển của
hội.
Cũng chính vì con người là chủ thể của sức lao động, nên việc cung cấp hàng hoá đặc biệt
này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với những đặc điểm riêng biệt về: tâm lý,
nhận thức, văn hoá, khu vực địa lý, môi trường sinh hoạt,…
Bên cạnh đó, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá tạo ra giá trị thặng dư cho xã
hội. Điều này thể hiện ở chỗ người lao động luôn tạo ra những hàng hoá khác có giá trị lớn
hơn giá trị của sức lao động để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người sử dụng lao động.
Tóm lại, hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện về sự tự
do và nhu cầu bán sức lao động. Để duy trì điều kiện cho hàng hoá sức lao động tạo ra
những giá trị thặng dư, người sử dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt về tâm
lý, văn hoá và khu vực địa lý,…
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt: cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức
lao động có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng - Giá trị của hàng hóa sức lao động:
Được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và i sản
xuất ra sức lao động.
Điều kiện để tái sản xuất sức lao động là bản thân người lao động phải được đáp ứng
trong việc tiêu dùng, đó là sử dụng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Bên cạnh đó,
người lao động buộc phải được thỏa mãn về những nhu cầu cơ bản nhất định của gia đình và
con cái của họ.
=> Yếu tố quyết định giá trị của hàng hoá sức lao động là thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất sẽ được quy đổi ra thành thời gian lao động xã hội cần thiết
lOMoARcPSD| 45474828
7
để tạo ra các tư liệu để thoả mãn cho nhu cầu cơ bản tất yếu của người lao động và gia đình
của họ.
Hàng hoá sức lao độngloại hàng hoá đặc biệt vì bản thân nó khác với bất kỳ loại hàng
hoá nào khác. Bên cạnh các yếu tố về vật chất, hàng hoá sức lao động còn bao hàm cả văn hoá
và lịch sử.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Bất kỳ một loại hàng hoá nào, giá trị của nó đều được biểu hiện trong quá trình lao
động của người công nhân. Phần lớn hơn là giá trị thặng dư
=> Hàng hóa sức lao động có thuộc tính: nguồn gốc sinh ra giá trị.
Với hàng hoá sức lao động, giá trị của hàng hoá sức lao động được biểu hiện trong
quá trình sử dụng là giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra một giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Trong khi đó, giá trị sử dụng của hàng
hoá thông thường sẽ mất đi sau quá trình tiêu dùng, sử dụng.
Giá trị sử dụng mà hàng hoá sức lao động mang lại luôn là khát khao của bất kỳ một
nhà tư bản nào.
=> Điểm đặc biệt của hàng hoá sức lao động là giá trị sử dụng chính là nguồn gốc để tạo
ra giá trị, vì những giá trị mới mà nó tại ra đều lớn hơn giá trị của bản thân nó.
=> Hàng hoá sức lao động sẽ tạo ra giá trị thặng dư khi được đem vào sử dụng và chỉ có
hàng hoá sức lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư.
Ví dụ: Một ví dụ về sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt có thể là dịch vụ của một công
nhân xây dựng. Trong xây dựng, sức lao động của công nhân không thể tách rời khỏi quá
trình sản xuất. Công nhân cung cấp lao động của mình để thực hiện công việc xây dựng
tạo ra giá trị gia tăng cho dự án
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
SAU KHI TỐT NGHIỆP RA NHẬP THỊ TRƯỜNG SỨC LAO
ĐỘNG THUẬN LỢI
2.1. Thực trạng thị trường sức lao động
2.1.1. Thực trạng thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay
Thị trường sức lao động hay thị trường lao động (TTLĐ) là một trong những nội dung
quan trọng của đổi mới kinh tế và làm thế nào để phát triển TTLĐ luôn được nhận được sự
quan tâm của các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách. Trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu
dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế. Việc làm rõ thực trạng của lao động Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết.
Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn liền với phát triển tri thức và hội nhập quốc tế, đã được Đảng, Nhà nước ta
hết sức coi trọng bằng những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể, thiết thực và phù
hợp. Tuy nhiên, hiện nay TTLĐ vẫn đang tồn tại rất nhiều yếu kém:
- Thất nghiệp: tổng số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1/2020 gần
1,1 triệu người, tăng so với quý 4/2019 và quý 1/2019, (26,02 nghìn người và 26,7 nghìn
lOMoARcPSD| 45474828
8
người). Tỷ lệ thất nghiệp là 2,22% (tương ứng quý trước và cùng kỳ năm trước là 2,15% và
2,17%). Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao gấp 3,16 lần so với tỷ lệ thất nghiệp
của lực lượng lao động trong độ tuổi. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là
9,91%, tăng 0,99 điểm phần trăm so với quý trước. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng bởi
tình hình dịch bệnh Covid-19.
- Thiếu và thừa lao động ở nhiều ngành nghề (mất cân đối cung cầu lao động
khá lớn): đặc biệt quan hệ cung – cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế
đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng ở một số ngành nghề như ngân hàng,
quảng cáo, khuyến mãi, đối ngoại và chăm sóc khách hàng, sản xuất, IT... Tình trạng dư thừa
lao động không có kỹ năng và thiếu nhiều lao động kỹ thuật, tay nghề phổ biến. Nhiều doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, không chỉ là lao động qua đào tạo mà
còn khó tuyển cả lao động phổ thông có tay nghề. Hiện tượng này chủ yếu là đối với các
doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.
- Vấn đề chất lượng lao động: tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức
trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được
cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc
tế. Ngoài ra, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác
phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp giữa thành thị và nông
thôn, so với khu vực và thế giới. Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên
môn kỹ thuật của lao động Việt Nam còn thấp, chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động; năng
suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN.
- Trình độ lao động: Tỷ trọng lao động qua đào tạo ngày càng được cải thiện
nhưng mức độ cải thiện và chênh lệch lao động có tay nghề là chưa đáng kể giữa các vùng
kinh tế - xã hội trong cả nước so với tốc độ phát triển của khu vực và thế giới. Chúng ta chưa
có cơ chế đào tạo và sử dụng hợp lý để tạo được động lực cho lực lượng này làm trụ cột dẫn
dắt nền kinh tế phát triển đúng hướng, cạnh tranh và hiệu quả.
- Thu nhập của người lao động: Năm 2020, bình quân đạt 6,7 triệu đồng/người,
giảm
8,6% so với năm 2019. Có khoảng 32 triệu người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và
70% người lao động bị giảm thu nhập, trong đó khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất (gần 70% lao động bị ảnh hưởng), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (66%),
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27%. Cuộc khủng hoảng này có khả năng khiến
tiền lương giảm trầm trọng trong thời gian tới, đặc biệt, ảnh hưởng nặng nề đến tiền lương
của phụ nữ và nhóm lao động vốn được trả lương thấp.
- Chuyển dịch cơ cấu lao động: Chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ước tính đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, song
cấu ngành kinh tế vẫn còn lạc hậu. Tỷ trọng toàn ngành công nghiệp và công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng lên song chưa đạt được mục tiêu kế hoạch, sản xuất công nghiệp vẫn mang
tính gia công và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động tăng lên ở
các ngành xây dựng và bán buôn bán lẻ cũng cho thấy xu hướng chuyển dịch lao động, cũng
chưa theo hướng hiện đại, lao động vẫn chủ yếu chuyển dịch sang các ngành truyền thống,
gia tăng không cao.
lOMoARcPSD| 45474828
9
Bên cạnh chênh lệch về trình độ, tốc độ phát triển; phân bố nguồn lực, nguồn nhân lực
giữa các vùng, những hạn chế của lao động Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau trong
đó đáng chú ý chính sách lao động việc làm và đào tạo nghề chưa phù hợp. Chính sách phát
triển việc làm chủ yếu chú trọng tạo việc làm theo chiều rộng mà chưa chú trọng đến chất
lượng; sự mất cân đối về cơ cấu đào tạo nghề, công tác đào tạo nghề hiện nay chưa phù hợp,
chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, đây thực sự là những thách
thức lớn cần có chính sách điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, tham gia cộng đồng kinh tế chung
ASEAN và việc ký kết các hiệp định thương mại đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người
lao động nhưng đi kèm với đó là không ít thách thức khi phải cạnh tranh với lao động nước
ngoài. Nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài (vấn đề biến động
giá cả, phụ thuộc các đối tác thương mại, sự kiện chính trị trong khu vực và toàn thế giới).
Điều này thể hiện rõ ràng thông qua các tranh chấp lao động, khoảng cách thu nhập giữa
người giàu và người nghèo, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng tại Việt Nam hiện nay.
2.1.2. Thực trạng sức lao động của sinh viên mới ra trường tại Việt Nam hiện nay
Không thể phủ nhận cánh cổng đại học đã mở ra cho sinh viên những hoài bão và ước mơ
về tương lai của mình. Thế nhưng, thực tế vào những năm cuối, có hơn 70% sinh viên lo
lắng về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp vì thành tích hiện tại của bản thân cũng như sở
thích nghề nghiệp bị thay đổi rất nhiều.
Đối với những ngành nghề mà chọn học, thị trường việc làm dường như đã quá tải hoặc
quá khó để đậu vào. Không những vậy, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang yêu cầu quá
cao về kỹ năng, tiêu chuẩn, trình độ của các ứng cử viên. Nếu so sánh, rất ít sinh viên mới ra
trường có thể đạt được những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Chính sự chênh lệch này, tình trạng phần lớn sinh viên ra trường rơi vào cảnh thất nghiệp
tạo và tạo ra áp lực của sinh viên mới ra trường. Số ít còn lại phải làm những công việc trái
ngành, hoặc đang cố gắng nỗ lực, cố gắng để cạnh tranh và chiếm cho mình một vị trí xứng
đáng. Trong khi đó, vẫn có rất nhiều ngành nghề đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.
Hàng năm lượng sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học gia nhạp vào thị trường lao
động trong nước và quốc tế ngày càng nhiều. Điều này làm tính cạnh tranh trên cả hai thị
trường này cũng gia tăng. Những sinh viên nào nhận thức đúng về sự cạnh tranh việc làm
sau khi tốt nghiệp và có sự chuẩn bị trước cho mình khả năng cạnh tranh sẽ nỗ lực học tập,
thực học, tự khẳng định được giá trị bản thân ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường và họ sẽ
thành công. Trong thực tế, khả năng cạnh tranh cao đã tạo ra cơ hội cho một số sinh viên trở
thành những “công dân toàn cầu”, sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, tìm được
chỗ đứng của mình trên thị trường lao động quốc tế vốn dĩ rất khắt khe trong tiêu chí tuyển
dụng và làm việc. Tại thị trường lao động trong nước, khá nhiều sinh viên được tuyển dụng
vào những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có môi trường va fkhoong gian làm việc tốt, cơ
hội phát triển nghề nghiệp rộng mở mặc dù mức lương có thể chưa được cao như mong
muốn.
Thực trạng sức lao động của sinh viên Việt Nam mới ra trường hiện nay là phức tạp và đòi
hỏi quan tâm đặc biệt. Dưới đây là một số điểm quan trọng về tình hình này:
- Cạnh tranh gay gắt:
lOMoARcPSD| 45474828
10
Sự cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm giữa các sinh viên mới ra trường rất cao. Với một
lượng lớn sinh viên tốt nghiệp hàng năm, cơ hội việc làm có thể hạn chế.
Trong khuôn khổ tuyển dụng, khả năng cạnh tranh của từng ứng viên liên quan đến nhiều
yếu tố như ngoại hình, kết quả học tập, kiến thức xã hội, kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ,
cách thức thỏa thuận mức lương, những nét nổi trội, thái độ, tác phong…
Những sinh viên tốt nghiệp với kết quả học tập loại khá, giỏi, xuất sắc (thể hiện qua bảng
điểm) đương nhiên tính cạnh tranh cao hơn sinh viên tốt nghiệp loại trung bình, trung bình
khá. Tuy nhiên điều quan trọng hơn đối với người sử dụng lao động lại là khả năng ứng dụng
những kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng thực hành trong
thực tế để hoàn thành công việc mà người lao động đảm nhiệm. Điều này liên quan đến
những kỹ năng cốt yếu về chuyên môn (các kỹ năng cơ bản, bắt buộc phải có, là điều kiện
cần để được tuyển dụng) theo yêu cầu của từng ngành nghề. Với những kỹ năng cơ bản này,
những sinh viên chỉ rèn luyện trong thời gian thực hành của từng môn học, đi kiến tập và
thực tập tốt nghiệp thì khả năng cạnh tranh sẽ thấp hơn những sinh viên đã từng là cộng tác
viên của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp …ngay trong quá trình học. Lợi thế cạnh tranh
có được chính là thời gian rèn luyện các kỹ năng chuyên môn nhiều hơn.
- Thiếu kỹ năng:
Các doanh nghiệp rất cần đội ngũ nhân sự chất lượng cao, nhưng ngược lại nhiều sinh
viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt phần kỹ năng. Nhìn nhận
một cách thẳng thắn thì có đến 70% sinh viên tốt nghiệp chưa trang bị tốt về chuyên môn
cũng như các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc
tự tin xin việc do thiếu kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Đối với một số ngành nghề đặc
thù, sự chuẩn bị cho công việc thực tế còn bị hạn chế.
Chưa nói đến kĩ năng chuyên môn, mặc dù sinh viên có bằng cấp được xếp loại cao nhưng
khi ra thực tiễn thực hành, họ quá yếu kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là những kỹ năng thích
ứng với cuộc sống. Nếu đi làm, tiếp xúc với môi trường mà kỹ năng mềm quá yếu hoặc
không có thì đây sẽ là gánh nặng dành cho tổ chức và doanh nghiệp.
Có lẽ, do chăm chú vào việc học quá nhiều nên kinh nghiệm cũng như trải nghiệm thực
tế của nhiều bạn còn đang bị hạn chế. Vì vậy, các bạn không được cọ sát và rèn luyện kỹ
năng mềm của mình nhiều. Hoặc có lẽ nhiều bạn thật sự nghĩ rằng kỹ năng mềm là không
cần thiết. Khi đi làm, chỉ cần đáp ứng tính chuyên môn và kiến thức trong công việc là đủ.
Điều đó hoàn toàn sai và nó cũng làm mất đi cơ hội việc làm của sinh viên.
Sinh viên cần chú trọng và phát triển các kỹ năng mềm của mình về:
+ Trình độ ngoại ngữ: Ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết khi ứng tuyển việc làm.
Giữa xu thế “đa quốc gia hóa” của các công ty, biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp ứng viên
nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm
các thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị trí hấp dẫn.
+ Kỹ năng giao tiếp linh hoạt: Nếu những ngành giao tiếp nhiều như sales, quan hệ công
chúng,… bắt buộc sở hữu kỹ năng giao tiếp xuất sắc thì những ngành nghề khác cũng đòi
hỏi ở ứng viên kỹ năng này ở mức độ không nhỏ. Bởi lẽ, kỹ năng giao tiếp không chỉ thể
hiện trong lúc làm nhiệm vụ, mà cả khi: Đối thoại cùng đồng nghiệp; Thảo luận, đề xuất
lOMoARcPSD| 45474828
11
chiến lược phát triển cho phòng ban; Phối hợp triển khai kế hoạch cùng những bộ phận khác
toàn doanh nghiệp
+ Làm việc nhóm: Mô hình làm việc nhóm đang ngày càng phổ biến. Mỗi hoạt động sản
xuất - kinh doanh là chuỗi kết nối nhiều yếu tố đóng góp từ các cá nhân, phòng ban khác
nhau. Chính vì vậy, một ứng viên cần sở hữu khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
+ Kỹ năng trình bày (thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh), quản lý thời
gian...
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Bất cứ công việc nào cũng sẽ có những khó khăn, thách
thức đến từ những sự cố bất ngờ, nằm ngoài kế hoạch. Những câu hỏi tình huống thực tế
luôn được sử dụng trong các kỳ phỏng vấn cũng vì mục đích này. Tiêu chí đánh giá không
nằm trọn ở sự hoàn hảo trong câu trả lời, mà nằm phần lớn ở khả năng tư duy, biết cách tìm
hướng giải quyết của ứng viên.
- Thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế:
Đây mới là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên sở hữu nhất. Thực trạng sinh
viên mới ra trường hiện nay thiếu kinh nghiệm thực hành quá nhiều. Mặc dù kiến thức rất
rộng, suy nghĩ logic. Nhưng khi áp dụng vào thực tế. Kiến thức chỉ còn 30% mà thôi.
Những ứng viên giỏi sẽ biết cách dùng kinh nghiệm làm việc thực tế để khỏa lấp những
hạn chế về bằng cấp, giới tính. Những ngành mang tính đại trà cho phép ứng viên sở hữu
kinh nghiệm ở vị trí tương đương, trong lĩnh vực tương tự. Những ngành mang tính đặc thù
cao luôn đòi hỏi ứng viên phải làm đúng lĩnh vực mà nhà tuyển dụng đang hoạt động.
Những ngành khó tuyển, nhà tuyển dụng chấp nhận những ứng viên có ít thiếu sót nhất để
đào tạo, bổ sung thêm.
Do đó, các kỳ thực tập là một lợi thế rất lớn giúp sinh viên vượt qua các kỳ tuyển dụng gắt
gao cũng như không bị ngỡ ngàng khi bắt tay vào việc. Bởi kỳ thực tập là thời điểm tốt nhất
để sinh viên học hỏi được những kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Về cơ bản,
quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công
ty.
Ngoài ra, nếu muốn có thêm kinh nghiệm làm việc ngay trong khóa học, một công việc
làm thêm phù hợp với ngành học hoặc sở thích sẽ giúp ứng viên học hỏi nhiều điều, bởi
trong quá trình làm việc không tránh được những "va chạm", giúp ứng viên sẽ có thêm nhiều
kinh nghiệm để xử lý những tình huống đó. Những kinh nghiệm này sẽ giúp ứng viên tạo ấn
tượng tốt trước nhà tuyển dụng.
- Lương khởi điểm thấp:
Làm việc trong lĩnh vực mà không yêu cầu kỹ năng độc đáo hay có cạnh tranh cao về
tuyển dụng thường dẫn đến mức lương khởi điểm thấp. Sinh viên mới ra trường thường phải
đặt sự tự tiếp cận với nghe nghiệp và lấy kinh nghiệm lên hàng đầu trước sự sụt giảm lương
và sự cạnh tranh.
Sau khi ra trường, một trong những điểm yếu lớn nhất của các bạn sinh viên là về kinh
nghiệm làm việc. Thông thường sinh viên mới ra trường sẽ không có quá nhiều kinh nghiệm
làm việc ở một vị trí cụ thể nào đó. Chính vì vậy mà mức lương sinh viên mới ra trường sẽ
thấp hơn so với những người đã có ít nhất 1 năm kinh nghiệm. Nguyên nhân dẫn đến lương
lOMoARcPSD| 45474828
12
khởi điểm thấp do quá tự tin vào bằng cấp: Bằng cấp là quan trọng đối với một sinh viên mới
ra trường nhưng nó vẫn chưa phải là tiêu chí duy nhất quyết định đáp án cho câu hỏi "sinh
viên mới ra trường lương bao nhiêu". Việc quá tự tin vào tấm bằng loại giỏi, xuất sắc sẽ
khiến bạn không còn muốn trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng. Và cũng chính vì vậy mà mức
lương nhận được sẽ không cao so với suy nghĩ của sinh viên; Thiếu trải nghiệm thực tế,
chưa có cái nhìn đúng về công việc: Việc thiếu trải nghiệm cũng là lý do chính khiến cho
một số bạn tự tin vào bằng cấp. Bởi thực tế các nhà tuyển dụng thường sẽ quan tâm đến hiệu
quả công việc và giá trị bạn tạo ra cho công ty chứ không phải trả lương cho tấm bằng Đại
học của bạn.
- Nhu cầu thực tế chưa được đáp ứng:
Thực tế cho thấy, nhu cầu của nhà tuyển dụng trong lĩnh vực cụ thể không phù hợp với
chương trình giảng dạy và đào tạo ở một số trường đại học. Điều này dẫn đến sự kém phù
hợp giữa nguồn cung và nhu cầu thị trường lao động.
- Sự hướng dẫn và hỗ trợ chưa đầy đủ:
Sinh viên mới ra trường thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm vì thiếu thông
tin và hướng dẫn bài bản, cũng như thiếu sự hỗ trợ thích hợp từ trường đại học để phát triển
các kỹ năng và kết nối với doanh nghiệp.
2.2. Vận dụng và liên hệ với bản thân
2.2.1. Sinh viên đã làm gì?
Sinh viên chúng ta đã được rèn luyện hơn 12 năm trên ghế nhà trường với nhiều kĩ năng
đáng có:
+ Chúng ta đã xác định được mục tiêu học tập, là động lực để có thể chủ động, tự
giác, cố gắng hơn trong quá trình trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết.
+ Chúng ta đã được rèn luyện tính ham học hỏi, tìm tòi và sự chăm chỉ, chịu khó
trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế, chúng ta có thể khả năng học hỏi có thể tốt và
nhanh hơn nhiều người đã đi làm lâu năm.
+ Sự nhiệt huyết, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, chủ động trong suy nghĩ độc lập trong
quan điểm. Chúng ta cũng có thể như bày tỏ những ý kiến mà mình đã nghĩ tới mà không
theo bất cứ một quan điểm nào để rồi từ suy nghĩ đó sẽ dẫn đến hành động, mặc kệ những sự
áp đặt, sắp xếp của người khác.
+ Khả năng cập nhật đón đầu xu hướng, công nghệ và sẵn sàng chấp nhận cái mới,
thay đổi cái cũ - thói quen của mình. Ví dụ như trong mùa dịch Covid-19, tất cả học sinh
sinh viên phải học tập trực tuyến, phải thay đổi hình thức học. Ban đầu còn bỡ ngỡ, nhưng
các bạn học sinh, sinh viên thích nghi rất nhanh.
2.2.2. Sinh viên đang làm gì?
Trau dồi thêm các kiến thức chuyên ngành trong 4 năm đại học. Những kiến thức đó
được hệ thống một cách có chọn lọc, bài bản và được hướng dẫn bởi các giảng viên với
chương trình đào tạo chuyên sâu. Bên cạnh lý thuyết, chúng ta còn có cơ hội “rành” hơn về
lOMoARcPSD| 45474828
13
tính chất của ngành học thông qua các bài tập thực hành, nào thảo luận mà giảng viên giao
cho chúng ta. Ngoài ra, thỉnh thoảng các trường đại học vẫn hay mời những chuyên gia đến
chia sẻ kinh nghiệm thực tế với sinh viên giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn trong lĩnh
vực mình đang theo đuổi.
Học hỏi kinh nghiệm từ việc đi làm thêm, tham gia tích cực công tác xã hội, công tác
đoàn thể, hoạt động đội, nhóm, học các khóa học ngắn hạn .... Những sinh viên đi làm thêm
trong quá trình đi học, sẽ được các nhà tuyển dụng chú ý hơn. Khi tham gia các hoạt động
đó, chúng ta sẽ hiểu rằng muốn hoàn thành tốt một công việc không thể chỉ dựa vào các bài
giảng ở trường hay tài liệu mà còn cần nhiều thông tin khác, các kiến thức về kinh tế, xã hội
và sự hỗ trợ của người khác. Vì vậy kỹ năng làm việc nhóm, tính đồng đội sẽ tốt hơn những
sinh viên chưa bao giờ đi làm thêm trong quá trình đi học hoặc tham gia công tác xã hội,
công tác đoàn thể một cách miễn cưỡng, bắt buộc chỉ vì đối phó với điểm rèn luyện.
Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt hoặc một ngoại ngữ khác phù hợp với yêu cầu của
đơn vị tuyển dụng sẽ là một lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong môi trường làm việc hiện nay.
Khi có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ giúp bản thân nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp
với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm các thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị
trí hấp dẫn. Một ví dụ điển hình cho yêu cầu tuyển dụng về khả năng ngoại ngữ là tuyển
dụng nhân sự của Intel tại TP HCM năm 2009. Trong đợt tuyển dụng này chỉ có 5% ứng
viên được tuyển trong tổng số 2000 ứng viên, vượt qua được bài kiểm tra đánh giá theo tiêu
chuẩn của Intel. Trong số đó, chỉ có 40 người có trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng.
Intel xác nhận đây là kết quả thấp nhất ở những nước mà họ đầu tư.
Ngoài ra, các chứng chỉ tin học cũng rất cần thiết khi mà chúng ta đang trên đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào các ngành nghề. Trong hồ sơ
xin việc dù là ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có các chứng chỉ tin học kèm theo để
chứng minh rằng bạn hoàn toàn có thể đáp ứng những kỹ năng máy tính thông thường như
word, excel, powerpoint,…. Chính vì vậy sử dụng thành thạo ứng dụng tin học cũng là một
lợi thế trong công việc sau này.
Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. Hai kỹ năng này giúp chúng ta
có thể tự mình xử lý công việc và khả năng phối hợp, làm việc chung với những người khác
trong nhóm hoặc một chuỗi công việc, trong đó kết quả công việc không được quyết định
bởi một cá nhân mà phụ thuộc vào sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong
nhóm. Nếu chúng ta biết cách phát huy các thế mạnh của mình để đóng góp vào thành công
chung, đồng thời biết chấp nhận “hy sinh” một phần “cái tôi” để hòa hợp với các thành viên
khác bao giờ cũng được người sử dụng lao động đánh giá cao.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đàm phán, khả năng diễn đạt được một cách đầy đủ, chính
xác và rõ ràng những ý kiến, quan điểm, suy nghĩ của mình. Ví dụ trong lúc phỏng vấn tự
giới thiệu bản thân và trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng, hoặc trong lúc thuyết trình về
một đề tài nhất định theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, những người khéo léo và tự tin khi nói
chuyện sẽ nhanh chóng được đón nhận hơn là những người tự ti, nói năng ấp úng, không rõ
ràng.
Học tập, rèn luyện tư duy phản biện và tư duy sáng tạo. Có tư duy phản biện và tư duy
sáng tạo sinh viên sẽ luôn hướng đến cái mới, biết thừa nhận những sai sót của mình, tự
quyết định lựa chọn con đường đi của mình mà không làm tổn hại đến người khác. Sinh viên
lOMoARcPSD| 45474828
14
nào có khả năng cạnh tranh cao sẽ có cơ hội lựa chọn nơi làm việc thuận lợi hơn, được trả
công xứng đáng với năng lực, và có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
Cuối cùng là kỹ năng quản lý thời gian hợp lý. Điều đầu tiên chúng ta cần rèn luyện để
trở thành người giỏi quản lý thời gian là luôn đúng giờ. Đi làm đúng giờ, sắp xếp thời gian
hợp lý cho từng công việc, hoàn thành công việc đúng hạn là những biểu hiện của người biết
làm chủ thời gian. Kỹ năng này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là thách thức với nhiều
sinh viên vì yêu cầu tính tự giác cao, tính kỷ luật nghiêm, biết tôn trọng bản thân và người
khác. Bởi vậy khi mới bắt đầu, bạn có thể cài đặt chuông báo với từng công việc, tạo thói
quen sinh hoạt đúng giờ giấc để từng bước bắt kịp và quản lí thời gian hiệu quả.
2.2.3. Sinh viên sẽ làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ tham gia vào thị trường sức lao động. Để có được một
công việc ổn định, sinh viên cần:
- Yêu cầu mức lương phù hợp. Khi phỏng vấn tuyển dụng, những sinh viên biết
đánh giá đúng điểm mạnh, yếu của bản thân và chấp nhận mức lương phù hợp với khả năng
chi trả của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, có thái độ đúng mức và thận trọng khi thỏa thuận
mức lương thường gây được ấn tượng tốt hơn những sinh viên đánh giá quá cao năng lực
bản thân, muốn có được ngay một vị trí nhất định trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và
kỳ vọng mức lương cao, đãi ngộ tốt.
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, phong cách làm việc
chuyên nghiệp; có ý thức làm việc lâu dài; có kỹ năng quản lý công việc, giải quyết vấn đề
nhanh và chuyên nghiệp; khả năng tổng hợp và ra quyết định nhanh (tố chất lãnh đạo, quản
).
- Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học có thể tìm việc làm từ nhiều nguồn:
+ Các doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp tại các trường, kể cả doanh nghiệp chọn lọc,
hỗ trợ học bổng sinh viên còn đi học để tuyển chọn sinh viên xuất sắc, giỏi, khá, có kỹ năng
ngoại ngữ
+ Tận dụng các mối quan hệ: Xây dựng mối quan hệ ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường là điều cần thiết. Việc này không có nghĩa là bạn lợi dụng ai đó. Bạn có thể học
hỏi từ bạn bè, thầy cô và người thân, cũng có thể thông qua họ tìm kiếm cơ hội việc làm.
+ Thông qua các ngày hội nghề nghiệp – việc làm cho sinh viên, sàn giao dịch việc
làm. Các công ty và trường học thường hợp tác với nhau tổ chức các ngày hội việc làm với
mục đích giúp sinh viên tiếp cận với thị trường việc làm, đồng thời các công ty sớm chiêu
mộ nhân tài. Đây là cơ hội tốt để sinh viên sắp hay mới ra trường tìm hiểu về môi trường làm
việc lý tưởng, đồng thời trực tiếp tìm hiểu thông tin việc làm đến từ các công ty uy tín.
+ Các mạng thông tin việc làm, các trang tuyển dụng nhân lực trực tuyến, thông tin
tuyển dụng của doanh nghiệp niêm yết, trên hệ thống website, internet, báo, đài, quan
thông tin
+ Sinh viên cũng có thể tự tạo việc làm và khởi nghiệp bằng cách bỏ vốn từ tích lũy
làm thêm, từ gia đình, các nguồn tín dụng việc làm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để tự tạo việc
làm. Khởi nghiệp bằng hình thức tổ chức doanh nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ cá nhân, tập
thể
lOMoARcPSD| 45474828
15
LỜI KẾT LUẬN
Như vậy sức lao động là hàng hoá đặc biệt. Việc nghiên cứu hàng hoá sức lao động có ý
nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta
đã thừa nhận sức lao động là hàng hoá (khi có đủ các điều kiện trở thành hàng h) cho nên
việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu. Phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng ta. Trong thời gian tới cần phải
có những giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn lao
động tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người lao động được tự do bán sức lao động, tự do di
chuyển sức lao động giữa các vùng, các miền khác nhau… nhằm phát huy hết tiềm năng
nguồn lực lao động của nước ta với mục đích xây dựng một thị trường lao động sôi động, ổn
định và có hiệu quả tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Muốn được như thế, mỗi cá
nhân đặc biệt là những người trẻ trong đó có học sinh sinh viên cần phải cố gắng, nỗ lực hơn
nữa để phát triển bản thân mới có thể giúp xã hội ngày càng phát triển hơn, văn minh hơn.
lOMoARcPSD| 45474828
16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://text.123docz.net/document/9883566-chung-minh-suc-lao-dong-la-mot-hang-
hoa-dac-biet-tu-do-lien-he-den-viec-hoc-tap-cua-ban-than-de-sau-khi-tot-nghiep-
cothe-gia-nhap-thi-truong-lao-dong-mot-cach-thuan-loi-hoac-khoi-nghiep-
thanhcong.htm
2. http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/57637c537f8b9a9df28b4584.pdf?
fbclid=IwAR3s2FH13VD-
lbbUVqeigV5P_k38OxhCQOLc0Nnu0ztTYf3bQhGwAGXNQs8
3. https://indec.vn/nhung-ky-nang-sinh-vien-can-chuan-bi-truoc-khi-gia-nhap-vao-thi-
truong-lao-dong-viet-nam/
4. Tại sao nói sức lao động là hàng hoá đặc biệt - Tại sao nói sức lao động là hàng hoá
đặc biệt? - Sức - Studocu
5. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là gì? (toploigiai.vn)
6. KINH TẾ Chính TRỊ - CÁC KÍ HIỆU VÀ CÔNG 1 SỐ CÔNG THỨC TÍNH AÍ
HIỆU ● c: tư bản bất biến (giá trị - Studocu
7. https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Tin-tuc/post/208195/thi-truong-lao-dong-viet-
nam-trong-giai-doan-hien-nay-va-nhung-van-de-dat-ra?
fbclid=IwAR1KRKNKFx3fbGI2fLflyZMXb0HFarf5PASrqqQ9f443VMe_VA_OmsJ
9_A
8. https://seoulacademy.edu.vn/nhung-kho-khan-cua-sinh-vien-moi-ra-truong-va-loi-
khuyen?fbclid=IwAR3M2DEWF9g0c5uNckjA5uy30EsgV5IbSL8xY8eznXIjEUqc3
MPb3wKN7o
9. https://khoahocphothong.vn/tinh-trang-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-khi-tot-nghiep-
231723.html
10. https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-anh-huong-den-kha-nang-
xin-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-khi-ra-truong-88987.htm
lOMoARcPSD| 45474828
17
Trường Đại học Thương Mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lớp: 231_RLCP1211_06 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
(Lần 1)
I.Thành viên tham gia: Tất cả thành viên trong nhóm.
II. Nội dung cuộc họp.
1. Mục đích công việc: Thảo luận về đề tài, lập nội dung đề cương sơ thảo và phân chia
nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
2. Thời gian: 20h ngày 25/08/2023
3. Cách thức: Online trên Gogle meet
III. Đánh giá chung
Các thành viên tham gia đầy đủ, đóng góp ý kiến tích cực, buổi họp vô cùng thành
công, đạt được mục đích đề ra.
Nhóm trưởng Người lập biên bản
lOMoARcPSD| 45474828
18
Mai Linh
Trịnh Thị Tuyết Mai Lương Yến Linh
lOMoARcPSD| 45474828
19
Trường Đại học Thương Mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lớp: 231_RLCP1211_06 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
(Lần 2)
I.Thành viên tham gia: Tất cả thành viên trong nhóm.
II. Mục đich cuộc họp
Hoàn thiện nội dung bài thảo luận, giải quyết vấn đề phát sinh và các thành viên nộp
bài tập nhóm. III. Nội dung cuộc họp.
1. Thời gian: 20h ngày 12/09/2023 2.
Cách thức: Online trên Google meet
3. Nội dung cuộc họp :
- Duyệt phần nội dung thành viên nhóm đã làm.
- Thảo luận và chỉnh sửa nội dung bài.
- Hoàn thiện slide và chuẩn bị cho bài thuyết trình.
IV. Đánh giá chung
Các thành viên tham gia đầy đủ, tích cực đóng góp và xây dựng bài thảo luận.
Nhóm trưởng Người lập biên bản
Mai Linh
Trịnh Thị Tuyết Mai Lương Yến Linh
| 1/19

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45474828 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................... 3
1.1. Khái niệm sức lao động, phân biệt sức động và lao động ........................................ 3
1.1.1. Khái niệm sức lao động ........................................................................................... 3
1.1.2. Phân biệt sức lao động và lao động ........................................................................ 3

1.2. Thuộc tính của sức lao động ....................................................................................... 3
1.2.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động .......................................................................... 3
1.2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động ............................................................ 4
1.3. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt .............................................................................. 5
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN
THÂN SAU KHI TỐT NGHIỆP RA NHẬP THỊ TRƯỜNG
SỨC LAO ĐỘNG THUẬN LỢI ............................................... 7
2.1. Thực trạng thị trường sức lao động ........................................................................... 7
2.1.1. Thực trạng thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay ....................................... 7
2.1.2. Thực trạng sức lao động của sinh viên mới ra trường tại Việt Nam hiện nay11 .... 9
2.2. Vận dụng và liên hệ với bản thân ............................................................................. 12
2.2.1. Sinh viên đã làm gì? .............................................................................................. 12
2.2.2. Sinh viên đang làm gì? .......................................................................................... 12
2.2.3. Sinh viên sẽ làm gì? ............................................................................................... 14
LỜI KẾT LUẬN18 .................................................................. 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 16 BIÊN BẢN HỌP22 LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài: Trong hoạt động sản xuất vật chất thì yếu tố “sức lao động” phản ánh
khả năng lao động của con người và là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động sản
xuất xã hội. Những năm vừa qua, nền kinh tế nước ta đang dần dần chuyển từ nền kinh tế tập
trung sang nền kinh tế thị trường, nhiều thị trường khắp cả nước đã từng bước được hình
thành và phát triển, nhưng trình độ phát triển còn thấp so với các nước khác. Một trong số
những thị trường được hình thành đó là thị trường sức lao động (hay còn gọi là thị trường lOMoAR cPSD| 45474828
lao động). Trước thời kỳ đổi mới, chúng ta hầu như không hề thừa nhận thị trường sức lao
động. Thế nhưng trong điều kiện hiện nay, việc thừa nhận nó là tất yếu. “Sức lao động” được
coi là một “hàng hóa đặc biệt”, tiền lương được coi là mức giả của sức lao động và được
quyết định bởi sự thỏa thuận giữa hai bên. Hiện nay, thị trường lao động đang có sự phát
triển không đồng đều, dẫn tới sự chênh lệch về tỷ suất cung - cầu trong thị trường ở mỗi
ngành nghề và mỗi vùng khác nhau. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở nước ta đang có
xu hướng tăng. Điều này đồng nghĩa với hiện nay trong thị trường lao động, cung đang lớn
hơn cầu. Mặt khác, hằng năm, nước ta lại được bổ sung thêm khoảng 1 triệu lao động mới,
trong đó có khoảng trên 200 nghìn sinh viên đại học, cao đẳng tốt nghiệp, cung cấp một
lượng lớn nguồn nhân lực cho xã hội nhưng các công ty, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh
nghiệp nước ngoài vẫn kêu ca “khan hiếm nguồn lực” dẫn đến tình trạng “vừa thiếu vừa
thừa” nguồn lao động. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự mất cân đối về cung - cầu
lao động. Nguồn lao động quá lớn trong điều kiện các ngành sản xuất chưa thể tạo ra đủ việc
làm. Thêm nữa, người lao động chưa qua đào tạo hoặc tay nghề thấp quá nhiều, trong khi số
người lao động có trình độ, chuyên môn lại quá ít. Điều này càng chứng minh, sinh viên cần
có trách nhiệm hơn trong việc học tập và rèn luyện kỹ năng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà
trường. Trên cơ sở của chủ nghĩa Mác – Lênin về hàng hóa sức lao động cùng với thực trạng
thị trường sức lao động của nước ta hiện nay thì việc hoàn thiện thị trường sức lao động
không chỉ mang tính kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị, là một vấn đề cấp thiết, vì thế
nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Chứng minh sức lao động là một hàng hóa đặc biệt.
vận dụng đến việc học tập của bản thân sau khi tốt nghiệp gia nhập thị trường sức lao động thuận lợi”.
Mục đích: Chứng minh sức lao động là một hàng hoá đặc biệt, từ đó liên hệ đến việc học
tập của bản thân sau khi tốt nghiệp có thể gia nhập thị trường lao động thuận lợi hoặc khởi nghiệp thành công. Mục tiêu:
- Tìm hiểu lý thuyết về sức lao động, thuộc tính sức lao động, phân biệt sức lao động và lao động.
- Tìm hiểu sự chuyển hóa sức lao động thành hàng hóa, điều kiện để biến sức lao động thành hàng hóa.
- Tìm hiểu tại sao sức lao động là hàng hóa đặc biệt
- Tìm hiểu ưu, nhược điểm của thị trường lao động Việt Nam hiện nay.
- Liên hệ thực tế với sinh viên về việc học và gia nhập vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp
Trong quá trình làm bài, nhóm chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý của cô giáo và các bạn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn! 2 lOMoAR cPSD| 45474828
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Khái niệm sức lao động, phân biệt sức động và lao động
1.1.1. Khái niệm sức lao động

Sức lao động là toàn bộ những năng lực bao gồm thể lực và trí lực tồn tại trong một con
người và được người đó sử dụng vào sản xuất. Sức lao động là cái có trước còn lao động là
quá trình vận dụng sức lao động, là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người.
C.Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và
tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận
dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”.
Hàng hóa sức lao động không phải xuất hiện ngay khi có sản xuất hàng hóa.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa và là đối tượng trao đổi, mua bán trên thị trường khi
sản xuất hàng hóa phát triển đến trình độ nhất định làm xuất hiện những điều kiện biến sức
lao động thành hàng hóa.
1.1.2. Phân biệt sức lao động và lao động
Lao động và sức lao động là hai khái niệm có liên quan nhưng không giống nhau.
Lao động được hiểu là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. … Như vậy tựu chung lại có thể
hiểu lao động là vận dụng sức mạnh tay chân hoặc trí óc thông qua công cụ lao động để cải
tạo thiên nhiên nhằm mục đích tinh thần phục vụ con người.
Mác định nghĩa sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất, trí tuệ và tinh thần tồn
tại trong một cơ thể, trong một con người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi
khi sản xuất ra một giá trị thặng dư nào đó.
Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá
trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội. Nhưng sức lao động mới
chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.
1.2. Thuộc tính của sức lao động
1.2.1. Giá trị của hàng hóa sức lao động

Giá trị của hàng hoá sức lao động do thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái
sản xuất sức lao động quyết định.
Sức lao động chỉ tồn tại như năng lực con người sống, muốn tái sản xuất ra năng lực đó
người lao động phải tiêu dùng một lượng tư liệu sản xuất sinh hoạt nhất định.
Do vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy
thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt ấy. Diễn đạt
theo cách khác, giá trị hàng hoá sức lao động được đo lường gián tiếp thông qua lượng giá trị
của các tư liệu sinh hoạt để tái sản xuất ra sức lao động.
Giá trị của hàng hóa sức lao động do các bộ phận sau đây hợp thành:
Một là, giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động;
Ví dụ: Đồ ăn, thức uống, quần áo, nhà ở, y tế,… 3 lOMoAR cPSD| 45474828
Hai là, phí tổn đào tạo người lao động;
Ví dụ: Chi phí cho việc đưa người lao động sang nước khác đào tạo để cải thiện trình độ
và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.
Ba là, giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật chất và tinh thần) để nuôi con của người lao động.
Nếu đúng theo nguyên tắc ngang giá trong nền kinh tế thị trường thì giá cả của hàng hóa
sức lao động phải phản ánh lượng giá trị nêu trên. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người mua.
Ví dụ: Chủ tư nhân thuê công nhân dệt vải: Giá trị sử dụng sức lao động của công nhân
dệt vải là kỹ năng, năng suất lao động của người công nhân khi lao động dệt vải.
Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được giá trị
lớn hơn, giá trị tăng thêm.
Giá trị của hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả
yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử của từng nước, từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn
minh, điều kiện lịch sử hình thành giai cấp công nhân và điều kiện địa lý, khí hậu.
1.2.2. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là công cụ của nó để thỏa mãn nhu cầu tiêu
dùng sức lao động của người sử dụng sức lao động. Giá trị này phản ánh chất lượng, hiệu
quả thực hiện công việc lao động.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của
người mua. Người mua hàng hóa sức lao động mong muốn thỏa mãn nhu cầu có được gia trị
lớn hơn, giá trị tăng thêm. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động được thể hiện trong quá
trình sử dụng sức lao động.
Giá trị sử dụng của một hàng hóa có các đặc điểm:
- Giá trị sử dụng của hàng hóa là do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quy định. Với ý
nghĩa như vậy, giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị sử dụng xác định mặt nội dung
vật chất của hàng hóa và nó là căn cứ để phân biệt hàng hóa này với hàng hóa khác.
- Mỗi hàng hóa có một hay nhiều công dụng mà không phải ngay một lúc đã phát hiện
được hết mà nó phải được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học và công nghệ.
- Giá trị sử dụng chỉ thể hiện khi con người sử dụng hay tiêu dùng, khi chưa tiêu dùng nó ở dạng tiềm năng.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa không phải là giá trị sử dụng cho người trực tiếp sản xuất
ra nó mà cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi, mua bán. Điều đó đòi hỏi người sản
xuất hàng hóa phải luôn quan tâm đến nhu cầu xã hội nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đó. Vì
thế, có thể nói, giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi
Ví dụ: Một ví dụ về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có thể là dịch vụ giáo dục.
Trong nền kinh tế hiện đại, giáo dục được coi là một dịch vụ cung cấp kiến thức và kỹ năng
cho cá nhân. Khi một người tham gia vào quá trình giáo dục, họ nhận được những kiến thức
và kỹ năng mới, mở ra cơ hội nghề nghiệp và tăng khả năng cống hiến cho sản xuất và xã
hội. Giá trị sử dụng của việc được giáo dục không chỉ xuất phát từ khả năng cải thiện đời 4 lOMoAR cPSD| 45474828
sống cá nhân mà còn đóng góp vào phát triển xã hội. Người được giáo dục có thể trở thành
nhân lực có đội ngũ kỹ năng tốt, đóng góp vào tăng cường năng suất lao động và sức cạnh
tranh của một quốc gia. Họ có khả năng tham gia vào các ngành công nghiệp có giá trị gia
tăng cao, trở thành những nhà lãnh đạo, chuyên gia và nhà nghiên cứu
Giá trị sử dụng của những người được giáo dục có thể được đánh giá qua việc đo lường
tác động tích cực của họ đối với gia đình cộng đồng xã hội. Điều này có thể làm bằng cách
phân tích sự tăng trưởng kinh tế, quốc phòng, y tế, văn hóa và các lĩnh vực khác mà giáo dục
có thể ảnh hưởng đến.
Ví dụ về giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có thể là công việc thợ xây, công việc
chăm sóc y tế, công việc làm đồ uống hay công việc dịch vụ như lau nhà, nấu ăn, v.v. Tất cả
những công việc này đều có giá trị sử dụng trong việc đáp ứng nhu cầu và mang lại lợi ích
cần thiết cho con người.
1.3. Sức lao động là hàng hóa đặc biệt
Trong bất kì xã hội nào, sức lao động đều là yếu tố hàng đầu của quá trình lao động sản
xuất, nhưng không phải bao giờ sức lao động cũng là hàng hóa.
Sức lao động chỉ biến thành hàng hóa khi có 2 điều kiện:
- Người lao động phải được tự do về thân thể, có khả năng chi phối sức lao động và có
quyền sở hữu năng lực của mình. Sức lao động xuất hiện trên thị trường với tư cách là
hàng hóa khi nó do con người có sức lao động đưa ra bán.
- Khi người lao động bị tước hết tư liệu sản xuất và không thể tự tiến hàng lao động sản
xuất. Trong điều kiện ấy, họ buộc phải bán sức lao động của mình để duy trì và phát triển cuộc sống.
Hai điều kiện trên buộc phải đồng thời tồn tại thì sức lao động mới trở thành hàng hóa,
nếu không, sức lao động chỉ là sức lao động.
Sự khác biệt giữa hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường:
- Giống nhau: đều là hàng hoá và cũng có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng. - Khác nhau:
+ Về mặt giá trị:
Giá trị hàng hoá sức lao động bao gồm cả yếu tố tinh thần, vật chất và phụ thuộc vào điều
kiện lịch sử, điều kiện sản xuất của mỗi quốc gia…nghĩa là ngoài những nhu cầu về vật chất,
người công nhân còn có những nhu cầu về tinh thần, văn hóa…Những nhu cầu đó phụ thuộc
vào hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước ở từng thời kì, đồng thời nó còn phụ thuộc cả vào điều
kiện địa lý, khí hậu của nước đó.
Giá trị sức lao động cố định: tăng lên khi nhu cầu trung bình về hàng hoá, dịch vụ của
con người tăng và yêu cầu kỹ thuật lao động tăng; Giảm khi năng suất lao động xã hội tăng
làm giảm giá trị hàng hoá tiêu dùng.
+ Về mặt giá trị sử dụng:
Hàng hóa thông thường sau quá trình tiêu dùng hay sử dụng thì cả giá trị lẫn giá trị sử
dụng của nó đều tiêu biến mất theo thời gian. Trái lại, quá trình tiêu dùng hàng hóa sức lao
động lại là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hóa nào đó, đồng thời là quá trình tạo ra một
giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động (đó chính là giá trị thặng dư
mà nhà tư bản sẽ chiếm đoạt => giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc 5 lOMoAR cPSD| 45474828
biệt, nó là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó.
+ Trong quan hệ mua và bán:
Hàng hóa thông thường là những sản phẩm hoàn chỉnh được tạo ra trong quá trình sản
xuất hoặc chu kỳ sản xuất (mùa vụ)
Hàng hóa sức lao động có những đặc điểm sau:
Chỉ bán quyền sử dụng chứ không bán quyền sở hữu và bán trong một thời gian nhất định
thông qua các hợp đồng.
Mua bán chịu: Giá trị sử dụng thực hiện trước (bắt lao động), giá trị thực hiện sau (trả công sau).
Chỉ có phía người bán là công nhân làm thuê và phía người mua là các nhà tư bản, không
có ngược lại. Giá cả của sức lao động (tiền công) luôn thấp hơn so với giá trị sức lao động
bởi vì đối với người công nhân, lao động là phương tiện sinh sống duy nhất vì vậy phải bán
sức lao động trong mọi điều kiện.
Không giống với những loại hàng hoá thông thường, hàng hoá sức lao động là loại hàng
hoá đặc biệt. Vì nó được hình thành bởi con người với những nhu cầu phức tạp và đa dạng,
về cả vật chất lẫn tinh thần theo quá trình phát triển của xã hội
.
Theo đó, công nhân không chỉ có nhu cầu đáp ứng về vật chất mà còn cần đáp ứng những
nhu cầu về tinh thần như: giải trí, được khuyến khích, được tôn trọng,… Và như một lẽ dĩ
nhiên, những nhu cầu này luôn thay đổi và phát triển theo thời gian và sự phát triển của xã hội.
Cũng chính vì con người là chủ thể của sức lao động, nên việc cung cấp hàng hoá đặc biệt
này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu thực tế của cá nhân với những đặc điểm riêng biệt về: tâm lý,
nhận thức, văn hoá, khu vực địa lý, môi trường sinh hoạt,…
Bên cạnh đó, hàng hoá sức lao động là một loại hàng hoá tạo ra giá trị thặng dư cho xã
hội. Điều này thể hiện ở chỗ người lao động luôn tạo ra những hàng hoá khác có giá trị lớn
hơn giá trị của sức lao động để đáp ứng nhu cầu và mục tiêu của người sử dụng lao động.
Tóm lại, hàng hoá sức lao động là hàng hoá đặc biệt khi tồn tại đủ hai điều kiện về sự tự
do và nhu cầu bán sức lao động. Để duy trì điều kiện cho hàng hoá sức lao động tạo ra
những giá trị thặng dư, người sử dụng lao động phải đáp ứng những nhu cầu đặc biệt về tâm
lý, văn hoá và khu vực địa lý,…
Hàng hóa sức lao động là hàng hóa đặc biệt: cũng như mọi hàng hóa khác, hàng hóa sức
lao động có 2 thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng - Giá trị của hàng hóa sức lao động:
Được quy định bởi số lượng thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động.
Điều kiện để tái sản xuất sức lao động là bản thân người lao động phải được đáp ứng
trong việc tiêu dùng, đó là sử dụng một lượng tư liệu sinh hoạt nhất định. Bên cạnh đó,
người lao động buộc phải được thỏa mãn về những nhu cầu cơ bản nhất định của gia đình và con cái của họ.
=> Yếu tố quyết định giá trị của hàng hoá sức lao động là thời gian lao động xã hội cần
thiết để sản xuất và tái sản xuất sẽ được quy đổi ra thành thời gian lao động xã hội cần thiết 6 lOMoAR cPSD| 45474828
để tạo ra các tư liệu để thoả mãn cho nhu cầu cơ bản tất yếu của người lao động và gia đình của họ.
Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt vì bản thân nó khác với bất kỳ loại hàng
hoá nào khác. Bên cạnh các yếu tố về vật chất, hàng hoá sức lao động còn bao hàm cả văn hoá và lịch sử.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Bất kỳ một loại hàng hoá nào, giá trị của nó đều được biểu hiện trong quá trình lao
động của người công nhân. Phần lớn hơn là giá trị thặng dư
=> Hàng hóa sức lao động có thuộc tính: nguồn gốc sinh ra giá trị.
Với hàng hoá sức lao động, giá trị của hàng hoá sức lao động được biểu hiện trong
quá trình sử dụng là giá trị của nó không những được bảo tồn mà còn tạo ra một giá trị mới
lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao động. Trong khi đó, giá trị sử dụng của hàng
hoá thông thường sẽ mất đi sau quá trình tiêu dùng, sử dụng.
Giá trị sử dụng mà hàng hoá sức lao động mang lại luôn là khát khao của bất kỳ một nhà tư bản nào.
=> Điểm đặc biệt của hàng hoá sức lao động là giá trị sử dụng chính là nguồn gốc để tạo
ra giá trị, vì những giá trị mới mà nó tại ra đều lớn hơn giá trị của bản thân nó.
=> Hàng hoá sức lao động sẽ tạo ra giá trị thặng dư khi được đem vào sử dụng và chỉ có
hàng hoá sức lao động mới có thể tạo ra giá trị thặng dư.
Ví dụ: Một ví dụ về sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt có thể là dịch vụ của một công
nhân xây dựng. Trong xây dựng, sức lao động của công nhân không thể tách rời khỏi quá
trình sản xuất. Công nhân cung cấp lao động của mình để thực hiện công việc xây dựng và
tạo ra giá trị gia tăng cho dự án
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG VIỆC HỌC TẬP CỦA BẢN THÂN
SAU KHI TỐT NGHIỆP RA NHẬP THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG THUẬN LỢI
2.1. Thực trạng thị trường sức lao động
2.1.1. Thực trạng thị trường sức lao động ở Việt Nam hiện nay
Thị trường sức lao động hay thị trường lao động (TTLĐ) là một trong những nội dung
quan trọng của đổi mới kinh tế và làm thế nào để phát triển TTLĐ luôn được nhận được sự
quan tâm của các nhà khoa học, các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách. Trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề lao động có vai trò quan trọng, mang tính cấp thiết, lâu
dài đối với sự phát triển bền vững nền kinh tế. Việc làm rõ thực trạng của lao động Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cần thiết.
Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá gắn liền với phát triển tri thức và hội nhập quốc tế, đã được Đảng, Nhà nước ta
hết sức coi trọng bằng những chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể, thiết thực và phù
hợp. Tuy nhiên, hiện nay TTLĐ vẫn đang tồn tại rất nhiều yếu kém: -
Thất nghiệp: tổng số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1/2020 gần
1,1 triệu người, tăng so với quý 4/2019 và quý 1/2019, (26,02 nghìn người và 26,7 nghìn 7 lOMoAR cPSD| 45474828
người). Tỷ lệ thất nghiệp là 2,22% (tương ứng quý trước và cùng kỳ năm trước là 2,15% và
2,17%). Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cao gấp 3,16 lần so với tỷ lệ thất nghiệp
của lực lượng lao động trong độ tuổi. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là
9,91%, tăng 0,99 điểm phần trăm so với quý trước. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng bởi
tình hình dịch bệnh Covid-19. -
Thiếu và thừa lao động ở nhiều ngành nghề (mất cân đối cung cầu lao động
khá lớn): đặc biệt quan hệ cung – cầu lao động giữa các vùng, khu vực, ngành nghề kinh tế
đang diễn ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng ở một số ngành nghề như ngân hàng,
quảng cáo, khuyến mãi, đối ngoại và chăm sóc khách hàng, sản xuất, IT... Tình trạng dư thừa
lao động không có kỹ năng và thiếu nhiều lao động kỹ thuật, tay nghề phổ biến. Nhiều doanh
nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động, không chỉ là lao động qua đào tạo mà
còn khó tuyển cả lao động phổ thông có tay nghề. Hiện tượng này chủ yếu là đối với các
doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. -
Vấn đề chất lượng lao động: tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức
trung bình kém, cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp ứng được
cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc
tế. Ngoài ra, tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác
phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp giữa thành thị và nông
thôn, so với khu vực và thế giới. Có thể nói, chất lượng nguồn nhân lực như trình độ chuyên
môn kỹ thuật của lao động Việt Nam còn thấp, chỉ chiếm hơn 20% lực lượng lao động; năng
suất lao động thấp hơn nhiều nước trong khu vực ASEAN. -
Trình độ lao động: Tỷ trọng lao động qua đào tạo ngày càng được cải thiện
nhưng mức độ cải thiện và chênh lệch lao động có tay nghề là chưa đáng kể giữa các vùng
kinh tế - xã hội trong cả nước so với tốc độ phát triển của khu vực và thế giới. Chúng ta chưa
có cơ chế đào tạo và sử dụng hợp lý để tạo được động lực cho lực lượng này làm trụ cột dẫn
dắt nền kinh tế phát triển đúng hướng, cạnh tranh và hiệu quả. -
Thu nhập của người lao động: Năm 2020, bình quân đạt 6,7 triệu đồng/người, giảm
8,6% so với năm 2019. Có khoảng 32 triệu người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và
70% người lao động bị giảm thu nhập, trong đó khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất (gần 70% lao động bị ảnh hưởng), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (66%),
khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27%. Cuộc khủng hoảng này có khả năng khiến
tiền lương giảm trầm trọng trong thời gian tới, đặc biệt, ảnh hưởng nặng nề đến tiền lương
của phụ nữ và nhóm lao động vốn được trả lương thấp. -
Chuyển dịch cơ cấu lao động: Chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông
nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, ước tính đạt các chỉ tiêu kế hoạch đề ra, song cơ
cấu ngành kinh tế vẫn còn lạc hậu. Tỷ trọng toàn ngành công nghiệp và công nghiệp chế
biến, chế tạo tăng lên song chưa đạt được mục tiêu kế hoạch, sản xuất công nghiệp vẫn mang
tính gia công và phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Bên cạnh đó, tỷ trọng lao động tăng lên ở
các ngành xây dựng và bán buôn bán lẻ cũng cho thấy xu hướng chuyển dịch lao động, cũng
chưa theo hướng hiện đại, lao động vẫn chủ yếu chuyển dịch sang các ngành truyền thống, gia tăng không cao. 8 lOMoAR cPSD| 45474828
Bên cạnh chênh lệch về trình độ, tốc độ phát triển; phân bố nguồn lực, nguồn nhân lực
giữa các vùng, những hạn chế của lao động Việt Nam do nhiều nguyên nhân khác nhau trong
đó đáng chú ý chính sách lao động việc làm và đào tạo nghề chưa phù hợp. Chính sách phát
triển việc làm chủ yếu chú trọng tạo việc làm theo chiều rộng mà chưa chú trọng đến chất
lượng; sự mất cân đối về cơ cấu đào tạo nghề, công tác đào tạo nghề hiện nay chưa phù hợp,
chất lượng đào tạo còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội, đây thực sự là những thách
thức lớn cần có chính sách điều chỉnh phù hợp. Ngoài ra, tham gia cộng đồng kinh tế chung
ASEAN và việc ký kết các hiệp định thương mại đã mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người
lao động nhưng đi kèm với đó là không ít thách thức khi phải cạnh tranh với lao động nước
ngoài. Nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương trước các cú sốc bên ngoài (vấn đề biến động
giá cả, phụ thuộc các đối tác thương mại, sự kiện chính trị trong khu vực và toàn thế giới).
Điều này thể hiện rõ ràng thông qua các tranh chấp lao động, khoảng cách thu nhập giữa
người giàu và người nghèo, tỷ lệ thất nghiệp ngày càng gia tăng tại Việt Nam hiện nay.
2.1.2. Thực trạng sức lao động của sinh viên mới ra trường tại Việt Nam hiện nay
Không thể phủ nhận cánh cổng đại học đã mở ra cho sinh viên những hoài bão và ước mơ
về tương lai của mình. Thế nhưng, thực tế vào những năm cuối, có hơn 70% sinh viên lo
lắng về vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp vì thành tích hiện tại của bản thân cũng như sở
thích nghề nghiệp bị thay đổi rất nhiều.
Đối với những ngành nghề mà chọn học, thị trường việc làm dường như đã quá tải hoặc
quá khó để đậu vào. Không những vậy, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đang yêu cầu quá
cao về kỹ năng, tiêu chuẩn, trình độ của các ứng cử viên. Nếu so sánh, rất ít sinh viên mới ra
trường có thể đạt được những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra.
Chính sự chênh lệch này, tình trạng phần lớn sinh viên ra trường rơi vào cảnh thất nghiệp
tạo và tạo ra áp lực của sinh viên mới ra trường. Số ít còn lại phải làm những công việc trái
ngành, hoặc đang cố gắng nỗ lực, cố gắng để cạnh tranh và chiếm cho mình một vị trí xứng
đáng. Trong khi đó, vẫn có rất nhiều ngành nghề đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.
Hàng năm lượng sinh viên tốt nghiệp của các trường đại học gia nhạp vào thị trường lao
động trong nước và quốc tế ngày càng nhiều. Điều này làm tính cạnh tranh trên cả hai thị
trường này cũng gia tăng. Những sinh viên nào nhận thức đúng về sự cạnh tranh việc làm
sau khi tốt nghiệp và có sự chuẩn bị trước cho mình khả năng cạnh tranh sẽ nỗ lực học tập,
thực học, tự khẳng định được giá trị bản thân ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường và họ sẽ
thành công. Trong thực tế, khả năng cạnh tranh cao đã tạo ra cơ hội cho một số sinh viên trở
thành những “công dân toàn cầu”, sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, tìm được
chỗ đứng của mình trên thị trường lao động quốc tế vốn dĩ rất khắt khe trong tiêu chí tuyển
dụng và làm việc. Tại thị trường lao động trong nước, khá nhiều sinh viên được tuyển dụng
vào những cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có môi trường va fkhoong gian làm việc tốt, cơ
hội phát triển nghề nghiệp rộng mở mặc dù mức lương có thể chưa được cao như mong muốn.
Thực trạng sức lao động của sinh viên Việt Nam mới ra trường hiện nay là phức tạp và đòi
hỏi quan tâm đặc biệt. Dưới đây là một số điểm quan trọng về tình hình này:
- Cạnh tranh gay gắt: 9 lOMoAR cPSD| 45474828
Sự cạnh tranh trong tìm kiếm việc làm giữa các sinh viên mới ra trường rất cao. Với một
lượng lớn sinh viên tốt nghiệp hàng năm, cơ hội việc làm có thể hạn chế.
Trong khuôn khổ tuyển dụng, khả năng cạnh tranh của từng ứng viên liên quan đến nhiều
yếu tố như ngoại hình, kết quả học tập, kiến thức xã hội, kinh nghiệm, khả năng ngoại ngữ,
cách thức thỏa thuận mức lương, những nét nổi trội, thái độ, tác phong…
Những sinh viên tốt nghiệp với kết quả học tập loại khá, giỏi, xuất sắc (thể hiện qua bảng
điểm) đương nhiên tính cạnh tranh cao hơn sinh viên tốt nghiệp loại trung bình, trung bình
khá. Tuy nhiên điều quan trọng hơn đối với người sử dụng lao động lại là khả năng ứng dụng
những kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc và khả năng thực hành trong
thực tế để hoàn thành công việc mà người lao động đảm nhiệm. Điều này liên quan đến
những kỹ năng cốt yếu về chuyên môn (các kỹ năng cơ bản, bắt buộc phải có, là điều kiện
cần để được tuyển dụng) theo yêu cầu của từng ngành nghề. Với những kỹ năng cơ bản này,
những sinh viên chỉ rèn luyện trong thời gian thực hành của từng môn học, đi kiến tập và
thực tập tốt nghiệp thì khả năng cạnh tranh sẽ thấp hơn những sinh viên đã từng là cộng tác
viên của một cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp …ngay trong quá trình học. Lợi thế cạnh tranh
có được chính là thời gian rèn luyện các kỹ năng chuyên môn nhiều hơn. - Thiếu kỹ năng:
Các doanh nghiệp rất cần đội ngũ nhân sự chất lượng cao, nhưng ngược lại nhiều sinh
viên tốt nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, đặc biệt phần kỹ năng. Nhìn nhận
một cách thẳng thắn thì có đến 70% sinh viên tốt nghiệp chưa trang bị tốt về chuyên môn
cũng như các kỹ năng mềm và trình độ ngoại ngữ. Nhiều sinh viên gặp khó khăn trong việc
tự tin xin việc do thiếu kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết. Đối với một số ngành nghề đặc
thù, sự chuẩn bị cho công việc thực tế còn bị hạn chế.
Chưa nói đến kĩ năng chuyên môn, mặc dù sinh viên có bằng cấp được xếp loại cao nhưng
khi ra thực tiễn thực hành, họ quá yếu kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là những kỹ năng thích
ứng với cuộc sống. Nếu đi làm, tiếp xúc với môi trường mà kỹ năng mềm quá yếu hoặc
không có thì đây sẽ là gánh nặng dành cho tổ chức và doanh nghiệp.
Có lẽ, do chăm chú vào việc học quá nhiều nên kinh nghiệm cũng như trải nghiệm thực
tế của nhiều bạn còn đang bị hạn chế. Vì vậy, các bạn không được cọ sát và rèn luyện kỹ
năng mềm của mình nhiều. Hoặc có lẽ nhiều bạn thật sự nghĩ rằng kỹ năng mềm là không
cần thiết. Khi đi làm, chỉ cần đáp ứng tính chuyên môn và kiến thức trong công việc là đủ.
Điều đó hoàn toàn sai và nó cũng làm mất đi cơ hội việc làm của sinh viên.
Sinh viên cần chú trọng và phát triển các kỹ năng mềm của mình về:
+ Trình độ ngoại ngữ: Ngoại ngữ là yêu cầu mang tính cần thiết khi ứng tuyển việc làm.
Giữa xu thế “đa quốc gia hóa” của các công ty, biết ít nhất một ngoại ngữ sẽ giúp ứng viên
nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm
các thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị trí hấp dẫn.
+ Kỹ năng giao tiếp linh hoạt: Nếu những ngành giao tiếp nhiều như sales, quan hệ công
chúng,… bắt buộc sở hữu kỹ năng giao tiếp xuất sắc thì những ngành nghề khác cũng đòi
hỏi ở ứng viên kỹ năng này ở mức độ không nhỏ. Bởi lẽ, kỹ năng giao tiếp không chỉ thể
hiện trong lúc làm nhiệm vụ, mà cả khi: Đối thoại cùng đồng nghiệp; Thảo luận, đề xuất 10 lOMoAR cPSD| 45474828
chiến lược phát triển cho phòng ban; Phối hợp triển khai kế hoạch cùng những bộ phận khác toàn doanh nghiệp
+ Làm việc nhóm: Mô hình làm việc nhóm đang ngày càng phổ biến. Mỗi hoạt động sản
xuất - kinh doanh là chuỗi kết nối nhiều yếu tố đóng góp từ các cá nhân, phòng ban khác
nhau. Chính vì vậy, một ứng viên cần sở hữu khả năng làm việc nhóm hiệu quả.
+ Kỹ năng trình bày (thể hiện và vận dụng trí tuệ, công nghệ, bản lĩnh), quản lý thời gian...
+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Bất cứ công việc nào cũng sẽ có những khó khăn, thách
thức đến từ những sự cố bất ngờ, nằm ngoài kế hoạch. Những câu hỏi tình huống thực tế
luôn được sử dụng trong các kỳ phỏng vấn cũng vì mục đích này. Tiêu chí đánh giá không
nằm trọn ở sự hoàn hảo trong câu trả lời, mà nằm phần lớn ở khả năng tư duy, biết cách tìm
hướng giải quyết của ứng viên.
- Thiếu kinh nghiệm làm việc thực tế:
Đây mới là điều mà nhà tuyển dụng mong muốn ứng viên sở hữu nhất. Thực trạng sinh
viên mới ra trường hiện nay thiếu kinh nghiệm thực hành quá nhiều. Mặc dù kiến thức rất
rộng, suy nghĩ logic. Nhưng khi áp dụng vào thực tế. Kiến thức chỉ còn 30% mà thôi.
Những ứng viên giỏi sẽ biết cách dùng kinh nghiệm làm việc thực tế để khỏa lấp những
hạn chế về bằng cấp, giới tính. Những ngành mang tính đại trà cho phép ứng viên sở hữu
kinh nghiệm ở vị trí tương đương, trong lĩnh vực tương tự. Những ngành mang tính đặc thù
cao luôn đòi hỏi ứng viên phải làm đúng lĩnh vực mà nhà tuyển dụng đang hoạt động.
Những ngành khó tuyển, nhà tuyển dụng chấp nhận những ứng viên có ít thiếu sót nhất để đào tạo, bổ sung thêm.
Do đó, các kỳ thực tập là một lợi thế rất lớn giúp sinh viên vượt qua các kỳ tuyển dụng gắt
gao cũng như không bị ngỡ ngàng khi bắt tay vào việc. Bởi kỳ thực tập là thời điểm tốt nhất
để sinh viên học hỏi được những kinh nghiệm trong lĩnh vực mà mình quan tâm. Về cơ bản,
quá trình thực tập cũng gần giống như quá trình đào tạo cho một nhân viên mới trong công ty.
Ngoài ra, nếu muốn có thêm kinh nghiệm làm việc ngay trong khóa học, một công việc
làm thêm phù hợp với ngành học hoặc sở thích sẽ giúp ứng viên học hỏi nhiều điều, bởi
trong quá trình làm việc không tránh được những "va chạm", giúp ứng viên sẽ có thêm nhiều
kinh nghiệm để xử lý những tình huống đó. Những kinh nghiệm này sẽ giúp ứng viên tạo ấn
tượng tốt trước nhà tuyển dụng.
- Lương khởi điểm thấp:
Làm việc trong lĩnh vực mà không yêu cầu kỹ năng độc đáo hay có cạnh tranh cao về
tuyển dụng thường dẫn đến mức lương khởi điểm thấp. Sinh viên mới ra trường thường phải
đặt sự tự tiếp cận với nghe nghiệp và lấy kinh nghiệm lên hàng đầu trước sự sụt giảm lương và sự cạnh tranh.
Sau khi ra trường, một trong những điểm yếu lớn nhất của các bạn sinh viên là về kinh
nghiệm làm việc. Thông thường sinh viên mới ra trường sẽ không có quá nhiều kinh nghiệm
làm việc ở một vị trí cụ thể nào đó. Chính vì vậy mà mức lương sinh viên mới ra trường sẽ
thấp hơn so với những người đã có ít nhất 1 năm kinh nghiệm. Nguyên nhân dẫn đến lương 11 lOMoAR cPSD| 45474828
khởi điểm thấp do quá tự tin vào bằng cấp: Bằng cấp là quan trọng đối với một sinh viên mới
ra trường nhưng nó vẫn chưa phải là tiêu chí duy nhất quyết định đáp án cho câu hỏi "sinh
viên mới ra trường lương bao nhiêu
". Việc quá tự tin vào tấm bằng loại giỏi, xuất sắc sẽ
khiến bạn không còn muốn trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng. Và cũng chính vì vậy mà mức
lương nhận được sẽ không cao so với suy nghĩ của sinh viên; Thiếu trải nghiệm thực tế,
chưa có cái nhìn đúng về công việc
: Việc thiếu trải nghiệm cũng là lý do chính khiến cho
một số bạn tự tin vào bằng cấp. Bởi thực tế các nhà tuyển dụng thường sẽ quan tâm đến hiệu
quả công việc và giá trị bạn tạo ra cho công ty chứ không phải trả lương cho tấm bằng Đại học của bạn.
- Nhu cầu thực tế chưa được đáp ứng:
Thực tế cho thấy, nhu cầu của nhà tuyển dụng trong lĩnh vực cụ thể không phù hợp với
chương trình giảng dạy và đào tạo ở một số trường đại học. Điều này dẫn đến sự kém phù
hợp giữa nguồn cung và nhu cầu thị trường lao động.
- Sự hướng dẫn và hỗ trợ chưa đầy đủ:
Sinh viên mới ra trường thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm vì thiếu thông
tin và hướng dẫn bài bản, cũng như thiếu sự hỗ trợ thích hợp từ trường đại học để phát triển
các kỹ năng và kết nối với doanh nghiệp.
2.2. Vận dụng và liên hệ với bản thân
2.2.1. Sinh viên đã làm gì?
Sinh viên chúng ta đã được rèn luyện hơn 12 năm trên ghế nhà trường với nhiều kĩ năng đáng có:
+ Chúng ta đã xác định được mục tiêu học tập, là động lực để có thể chủ động, tự
giác, cố gắng hơn trong quá trình trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết.
+ Chúng ta đã được rèn luyện tính ham học hỏi, tìm tòi và sự chăm chỉ, chịu khó
trong 12 năm ngồi trên ghế nhà trường. Vì thế, chúng ta có thể khả năng học hỏi có thể tốt và
nhanh hơn nhiều người đã đi làm lâu năm.
+ Sự nhiệt huyết, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, chủ động trong suy nghĩ độc lập trong
quan điểm. Chúng ta cũng có thể như bày tỏ những ý kiến mà mình đã nghĩ tới mà không
theo bất cứ một quan điểm nào để rồi từ suy nghĩ đó sẽ dẫn đến hành động, mặc kệ những sự
áp đặt, sắp xếp của người khác.
+ Khả năng cập nhật đón đầu xu hướng, công nghệ và sẵn sàng chấp nhận cái mới,
thay đổi cái cũ - thói quen của mình. Ví dụ như trong mùa dịch Covid-19, tất cả học sinh
sinh viên phải học tập trực tuyến, phải thay đổi hình thức học. Ban đầu còn bỡ ngỡ, nhưng
các bạn học sinh, sinh viên thích nghi rất nhanh.
2.2.2. Sinh viên đang làm gì?
Trau dồi thêm các kiến thức chuyên ngành trong 4 năm đại học. Những kiến thức đó
được hệ thống một cách có chọn lọc, bài bản và được hướng dẫn bởi các giảng viên với
chương trình đào tạo chuyên sâu. Bên cạnh lý thuyết, chúng ta còn có cơ hội “rành” hơn về 12 lOMoAR cPSD| 45474828
tính chất của ngành học thông qua các bài tập thực hành, nào thảo luận mà giảng viên giao
cho chúng ta. Ngoài ra, thỉnh thoảng các trường đại học vẫn hay mời những chuyên gia đến
chia sẻ kinh nghiệm thực tế với sinh viên giúp chúng ta có cái nhìn bao quát hơn trong lĩnh
vực mình đang theo đuổi.
Học hỏi kinh nghiệm từ việc đi làm thêm, tham gia tích cực công tác xã hội, công tác
đoàn thể, hoạt động đội, nhóm, học các khóa học ngắn hạn .... Những sinh viên đi làm thêm
trong quá trình đi học, sẽ được các nhà tuyển dụng chú ý hơn. Khi tham gia các hoạt động
đó, chúng ta sẽ hiểu rằng muốn hoàn thành tốt một công việc không thể chỉ dựa vào các bài
giảng ở trường hay tài liệu mà còn cần nhiều thông tin khác, các kiến thức về kinh tế, xã hội
và sự hỗ trợ của người khác. Vì vậy kỹ năng làm việc nhóm, tính đồng đội sẽ tốt hơn những
sinh viên chưa bao giờ đi làm thêm trong quá trình đi học hoặc tham gia công tác xã hội,
công tác đoàn thể một cách miễn cưỡng, bắt buộc chỉ vì đối phó với điểm rèn luyện.
Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh tốt hoặc một ngoại ngữ khác phù hợp với yêu cầu của
đơn vị tuyển dụng sẽ là một lợi thế cạnh tranh đặc biệt trong môi trường làm việc hiện nay.
Khi có trình độ ngoại ngữ tốt sẽ giúp bản thân nổi bật, dễ dàng nhận được công việc phù hợp
với khả năng, trình độ bản thân, việc tìm kiếm các thông tin tuyển dụng sẽ mở rộng nhiều vị
trí hấp dẫn. Một ví dụ điển hình cho yêu cầu tuyển dụng về khả năng ngoại ngữ là tuyển
dụng nhân sự của Intel tại TP HCM năm 2009. Trong đợt tuyển dụng này chỉ có 5% ứng
viên được tuyển trong tổng số 2000 ứng viên, vượt qua được bài kiểm tra đánh giá theo tiêu
chuẩn của Intel. Trong số đó, chỉ có 40 người có trình độ tiếng Anh đạt yêu cầu tuyển dụng.
Intel xác nhận đây là kết quả thấp nhất ở những nước mà họ đầu tư.
Ngoài ra, các chứng chỉ tin học cũng rất cần thiết khi mà chúng ta đang trên đường công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin vào các ngành nghề. Trong hồ sơ
xin việc dù là ở bất cứ ngành nghề nào cũng cần phải có các chứng chỉ tin học kèm theo để
chứng minh rằng bạn hoàn toàn có thể đáp ứng những kỹ năng máy tính thông thường như
word, excel, powerpoint,…. Chính vì vậy sử dụng thành thạo ứng dụng tin học cũng là một
lợi thế trong công việc sau này.
Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm. Hai kỹ năng này giúp chúng ta
có thể tự mình xử lý công việc và khả năng phối hợp, làm việc chung với những người khác
trong nhóm hoặc một chuỗi công việc, trong đó kết quả công việc không được quyết định
bởi một cá nhân mà phụ thuộc vào sự phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau của các thành viên trong
nhóm. Nếu chúng ta biết cách phát huy các thế mạnh của mình để đóng góp vào thành công
chung, đồng thời biết chấp nhận “hy sinh” một phần “cái tôi” để hòa hợp với các thành viên
khác bao giờ cũng được người sử dụng lao động đánh giá cao.
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đàm phán, khả năng diễn đạt được một cách đầy đủ, chính
xác và rõ ràng những ý kiến, quan điểm, suy nghĩ của mình. Ví dụ trong lúc phỏng vấn tự
giới thiệu bản thân và trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng, hoặc trong lúc thuyết trình về
một đề tài nhất định theo yêu cầu của nhà tuyển dụng, những người khéo léo và tự tin khi nói
chuyện sẽ nhanh chóng được đón nhận hơn là những người tự ti, nói năng ấp úng, không rõ ràng.
Học tập, rèn luyện tư duy phản biện và tư duy sáng tạo. Có tư duy phản biện và tư duy
sáng tạo sinh viên sẽ luôn hướng đến cái mới, biết thừa nhận những sai sót của mình, tự
quyết định lựa chọn con đường đi của mình mà không làm tổn hại đến người khác. Sinh viên 13 lOMoAR cPSD| 45474828
nào có khả năng cạnh tranh cao sẽ có cơ hội lựa chọn nơi làm việc thuận lợi hơn, được trả
công xứng đáng với năng lực, và có nhiều cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp.
Cuối cùng là kỹ năng quản lý thời gian hợp lý. Điều đầu tiên chúng ta cần rèn luyện để
trở thành người giỏi quản lý thời gian là luôn đúng giờ. Đi làm đúng giờ, sắp xếp thời gian
hợp lý cho từng công việc, hoàn thành công việc đúng hạn là những biểu hiện của người biết
làm chủ thời gian. Kỹ năng này tưởng chừng như đơn giản nhưng lại là thách thức với nhiều
sinh viên vì yêu cầu tính tự giác cao, tính kỷ luật nghiêm, biết tôn trọng bản thân và người
khác. Bởi vậy khi mới bắt đầu, bạn có thể cài đặt chuông báo với từng công việc, tạo thói
quen sinh hoạt đúng giờ giấc để từng bước bắt kịp và quản lí thời gian hiệu quả.
2.2.3. Sinh viên sẽ làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên sẽ tham gia vào thị trường sức lao động. Để có được một
công việc ổn định, sinh viên cần: -
Yêu cầu mức lương phù hợp. Khi phỏng vấn tuyển dụng, những sinh viên biết
đánh giá đúng điểm mạnh, yếu của bản thân và chấp nhận mức lương phù hợp với khả năng
chi trả của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, có thái độ đúng mức và thận trọng khi thỏa thuận
mức lương thường gây được ấn tượng tốt hơn những sinh viên đánh giá quá cao năng lực
bản thân, muốn có được ngay một vị trí nhất định trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và
kỳ vọng mức lương cao, đãi ngộ tốt. -
Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc được giao, phong cách làm việc
chuyên nghiệp; có ý thức làm việc lâu dài; có kỹ năng quản lý công việc, giải quyết vấn đề
nhanh và chuyên nghiệp; khả năng tổng hợp và ra quyết định nhanh (tố chất lãnh đạo, quản lý). -
Sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học có thể tìm việc làm từ nhiều nguồn:
+ Các doanh nghiệp tuyển dụng trực tiếp tại các trường, kể cả doanh nghiệp chọn lọc,
hỗ trợ học bổng sinh viên còn đi học để tuyển chọn sinh viên xuất sắc, giỏi, khá, có kỹ năng ngoại ngữ
+ Tận dụng các mối quan hệ: Xây dựng mối quan hệ ngay từ khi còn ngồi trên ghế
nhà trường là điều cần thiết. Việc này không có nghĩa là bạn lợi dụng ai đó. Bạn có thể học
hỏi từ bạn bè, thầy cô và người thân, cũng có thể thông qua họ tìm kiếm cơ hội việc làm.
+ Thông qua các ngày hội nghề nghiệp – việc làm cho sinh viên, sàn giao dịch việc
làm. Các công ty và trường học thường hợp tác với nhau tổ chức các ngày hội việc làm với
mục đích giúp sinh viên tiếp cận với thị trường việc làm, đồng thời các công ty sớm chiêu
mộ nhân tài. Đây là cơ hội tốt để sinh viên sắp hay mới ra trường tìm hiểu về môi trường làm
việc lý tưởng, đồng thời trực tiếp tìm hiểu thông tin việc làm đến từ các công ty uy tín.
+ Các mạng thông tin việc làm, các trang tuyển dụng nhân lực trực tuyến, thông tin
tuyển dụng của doanh nghiệp niêm yết, trên hệ thống website, internet, báo, đài, cơ quan thông tin
+ Sinh viên cũng có thể tự tạo việc làm và khởi nghiệp bằng cách bỏ vốn từ tích lũy
làm thêm, từ gia đình, các nguồn tín dụng việc làm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp để tự tạo việc
làm. Khởi nghiệp bằng hình thức tổ chức doanh nghiệp hoặc kinh doanh dịch vụ cá nhân, tập thể 14 lOMoAR cPSD| 45474828 LỜI KẾT LUẬN
Như vậy sức lao động là hàng hoá đặc biệt. Việc nghiên cứu hàng hoá sức lao động có ý
nghĩa quan trọng trong việc xây dựng thị trường lao động ở Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta
đã thừa nhận sức lao động là hàng hoá (khi có đủ các điều kiện trở thành hàng hoá) cho nên
việc xây dựng thị trường sức lao động là tất yếu. Phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề cốt lõi, trọng tâm của Đảng ta. Trong thời gian tới cần phải
có những giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách đi đôi với nâng cao chất lượng nguồn lao
động tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người lao động được tự do bán sức lao động, tự do di
chuyển sức lao động giữa các vùng, các miền khác nhau… nhằm phát huy hết tiềm năng
nguồn lực lao động của nước ta với mục đích xây dựng một thị trường lao động sôi động, ổn
định và có hiệu quả tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế. Muốn được như thế, mỗi cá
nhân đặc biệt là những người trẻ trong đó có học sinh sinh viên cần phải cố gắng, nỗ lực hơn
nữa để phát triển bản thân mới có thể giúp xã hội ngày càng phát triển hơn, văn minh hơn. 15 lOMoAR cPSD| 45474828
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://text.123docz.net/document/9883566-chung-minh-suc-lao-dong-la-mot-hang-
hoa-dac-biet-tu-do-lien-he-den-viec-hoc-tap-cua-ban-than-de-sau-khi-tot-nghiep-
cothe-gia-nhap-thi-truong-lao-dong-mot-cach-thuan-loi-hoac-khoi-nghiep- thanhcong.htm
2. http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/57637c537f8b9a9df28b4584.pdf? fbclid=IwAR3s2FH13VD-
lbbUVqeigV5P_k38OxhCQOLc0Nnu0ztTYf3bQhGwAGXNQs8
3. https://indec.vn/nhung-ky-nang-sinh-vien-can-chuan-bi-truoc-khi-gia-nhap-vao-thi- truong-lao-dong-viet-nam/
4. Tại sao nói sức lao động là hàng hoá đặc biệt - Tại sao nói sức lao động là hàng hoá
đặc biệt? - Sức - Studocu
5. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động là gì? (toploigiai.vn)
6. KINH TẾ Chính TRỊ - CÁC KÍ HIỆU VÀ CÔNG 1 SỐ CÔNG THỨC TÍNH AÍ
HIỆU ● c: tư bản bất biến (giá trị - Studocu
7. https://truongchinhtri.binhthuan.dcs.vn/Tin-tuc/post/208195/thi-truong-lao-dong-viet-
nam-trong-giai-doan-hien-nay-va-nhung-van-de-dat-ra?
fbclid=IwAR1KRKNKFx3fbGI2fLflyZMXb0HFarf5PASrqqQ9f443VMe_VA_OmsJ 9_A
8. https://seoulacademy.edu.vn/nhung-kho-khan-cua-sinh-vien-moi-ra-truong-va-loi-
khuyen?fbclid=IwAR3M2DEWF9g0c5uNckjA5uy30EsgV5IbSL8xY8eznXIjEUqc3 MPb3wKN7o
9. https://khoahocphothong.vn/tinh-trang-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-khi-tot-nghiep- 231723.html 10.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-nhan-to-anh-huong-den-kha-nang-
xin-viec-lam-cua-sinh-vien-sau-khi-ra-truong-88987.htm 16 lOMoAR cPSD| 45474828
Trường Đại học Thương Mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lớp: 231_RLCP1211_06 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN (Lần 1)
I.Thành viên tham gia: Tất cả thành viên trong nhóm. II. Nội dung cuộc họp.
1. Mục đích công việc: Thảo luận về đề tài, lập nội dung đề cương sơ thảo và phân chia
nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm.
2. Thời gian: 20h ngày 25/08/2023
3. Cách thức: Online trên Gogle meet III. Đánh giá chung
Các thành viên tham gia đầy đủ, đóng góp ý kiến tích cực, buổi họp vô cùng thành
công, đạt được mục đích đề ra.
Nhóm trưởng Người lập biên bản 17 lOMoAR cPSD| 45474828 Mai Linh
Trịnh Thị Tuyết Mai Lương Yến Linh 18 lOMoAR cPSD| 45474828
Trường Đại học Thương Mại Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Lớp: 231_RLCP1211_06 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4 MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN (Lần 2)
I.Thành viên tham gia: Tất cả thành viên trong nhóm. II. Mục đich cuộc họp
Hoàn thiện nội dung bài thảo luận, giải quyết vấn đề phát sinh và các thành viên nộp
bài tập nhóm. III. Nội dung cuộc họp.
1. Thời gian: 20h ngày 12/09/2023 2.
Cách thức: Online trên Google meet 3. Nội dung cuộc họp :
- Duyệt phần nội dung thành viên nhóm đã làm.
- Thảo luận và chỉnh sửa nội dung bài.
- Hoàn thiện slide và chuẩn bị cho bài thuyết trình. IV. Đánh giá chung
Các thành viên tham gia đầy đủ, tích cực đóng góp và xây dựng bài thảo luận.
Nhóm trưởng Người lập biên bản Mai Linh
Trịnh Thị Tuyết Mai Lương Yến Linh 19