Tiểu luận kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU

Tiểu luận kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 44820939
0
lOMoARcPSD| 44820939
1
Mục lục
MỞ ĐẦU...............................................................1 NỘI
DUNG.............................................................2
A. GIỚI THIỆU...................................................................2 I. Ông
Trịnh Văn Quyết.....................................................2
II. Tập đoàn FLC.............................................................2
III. Tóm tắt vụ án.............................................................2
B. CƠ SỞ THUYẾT..........................................................3 I – Nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.....3 II – Vai
trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.....................................................3
III – Phân tích nguyên nhân...............................................4
KẾT LUẬN.............................................................6
NGUỒN.................................................................6 Mở đầu
Vụ án FLC là một vụ án kinh tế từng thu hút nhiều sự chú ý của dư luận Việt
Nam trong một khoảng thời gian dài. Vụ án liên quan đến các hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn FLC và các công ty liên quan,
do Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cầm đầu.
Với mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu một bản án kinh tế lớn của đất nước để
nghiên cứu, học hỏi và rút kinh nghiệm; sau khi được hướng dẫn về nội dung Kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam qua bộ môn Kinh tế chính trị
Mác - Lênin, kết hợp với những kiến thức sẵn có cùng những thông tin thu thập
được; em xin phép lựa chọn đề tài: “Phân tích một trong các nguyên nhân dẫn
đến sự vi phạm từ khía cạnh thể chế kinh tế của bản án FLC Trịnh Văn Quyết”.
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu do thời gian và trình độ còn hạn chế nên
không tránh khỏi nhiều sai sót về nội dung, em rất mong nhận được sự nhận xét
cũng như góp ý từ cô. Mọi ý kiến của cô về bài tiểu luận là tri thức quý giá giúp
em hoàn thiện lại bài một cách hoàn chỉnh nhất. Em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ
Thị Kim Hoa đã truyền cảm hứng cho em về môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin
để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này!
lOMoARcPSD| 44820939
2
Nội dung
A. Giới thiệu
I. Ông Trịnh Văn Quyết
Ông Trịnh Văn Quyết tại xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vào
27/11/1975. Ông là sinh viên Đại học Luật Hà Nội, bằng Cử nhân Luật, Đại học
Luật Hà Nội (1995-1999); Cử nhân Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia;
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Irvine, California, Hoa Kỳ.
II. Tập đoàn FLC
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC một công ty Việt Nam chủ yếu kinh doanh bất
động sản, được thành lập vào ngày 25 tháng 10 năm 2011, trụ sở chính đặt tại FLC
Twin Tower, 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Nội, Việt Nam.
FLC cũng là đơn vị tổ chức và xây dựng hàng loạt các khu sinh thái, nghỉ
dưỡng. Điểm mạnh là tất cả các dự án đều được thi công và hoàn thiện với tốc độ
nhanh chóng.Nhờ vậy chúng giúp đẩy mạnh tiến độ phục vụ và gây được nhiều
tiếng vang trên thị trường.
Bên cạnh đó, FLC còn tập trung khai thác những điểm du lịch địa phương ít
được biết đến. Lượng du khách ghé thăm theo đó cũng tăng lên một cách chóng
mặt.
III. Tóm tắt vụ án
Ông Trịnh Văn Quyết bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố
về tội thao túng thị trường chứng khoánlừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 5.2017 - tháng 1.2022, bị can Trịnh Văn
Quyết chỉ đạo em gái cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người
thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán,
tài khoản ngân hàng. Các bị can sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị
trường đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.
Em gái ông Quyết đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện các hành vi thao túng
thị trường chứng khoán như: liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán với
khối lượng lớn chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa giao dịch;
đặt lệnh mua, bán cổ phiếu sau đó hủy lệnh…
Hai em gái của ông Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế cùng
bà Hương Trần Kiều Dung (cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC)
cũng bị đề nghị truy tố hai tội danh trên.
B. Cơ sở lý thuyết
lOMoARcPSD| 44820939
3
I – Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là
nền kinh tế hàng hoá phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
Một hệ giá trị toàn diện gồm dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
là hệ giá trị của xã hội tương lai mà loài người còn cần phải phấn đấu mới có thể
đạt được một cách đẩy đủ trên hiện thược xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa
thực chất là hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội mới ấy.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các
quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã
hội ở đó dân giày, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của
Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
II Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa
Thị trường, kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ giữa người với người trong sản
xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên mang đậm dấu ấn của quan hệ xã hội, của thể chế
chính trị mà nền kinh tế đó tồn tại. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh
tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Song,
để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động
của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông
qua Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Xét từ giác độ đó,
Nhà nước có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế
thị trường. Pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của N
nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị
trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở. Xét ở mặt này, chúng mang tính khách
quan. Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng,
nên cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và
nhân dân ta) là ở chỗ, cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý của doanh nhân, t
việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là một vấn đề
có tính nguyên tắc.
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cũng còn những hạn chế
đáng kể: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa được xây
dựng đồng bộ, vận hành suôn sẻ; quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều bất cập;
lOMoARcPSD| 44820939
4
chưa có giải pháp mang tầm đột phá để kinh tế nhà nước thực sự hoàn thành tốt
chức năng chủ đạo trong nền kinh tế; kinh tế tập thể còn rất yếu kém; năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường...
Trong vụ án FLC Trịnh Văn Quyết, khuyết điểm về sự quản lý của Nhà nước về
kinh tế được bộc lộ rất rõ ràng. Và dưới đây sẽ là phần trình bày cụ thể của em về
khuyết điểm đó.
III – Phân tích nguyên nhân
Theo những phân tích ở trên, ta đã thấy được vai trò quan trọng của yếu tố n
nước đối với sự vận hành của nền kinh tế Việt Nam để đạt được mục tiêu cốt lõi
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thế nhưng trong vụ án FLC – Trịnh Văn Quyết, vai trò của nhà nước đã không
được thực hiện hiệu quả dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật của ông Trịnh
Văn Quyết và các đồng phạm, để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế cũng
như xã hội Việt Nam.
Sau đây, em sẽ tập trung phân tích rõ hơn về nguyên nhân “Chế tài xử lý còn
nhẹ, chưa đủ sức răn đe” để củng cố cho ý kiến vai trò nhà nước chưa được phát
huy tối đa, dẫn tới những mất mát lớn cho nền kinh tế của đất nước.
Đối với Hành vi tăng khống vốn điều lệ, so với lợi nhuận kiếm được từ việc
khai khống vốn điều lệ, rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định là
không đáng kể. Hành vi khai khống vốn điều lệ có thể bị xử phạt vi phạm hành
chính dựa vào giá trị khai khống vốn điều lệ theo 5 mức phạt và có mức phạt
tiền tối đa cũng chỉ 100 triệu đồng. Việc giới hạn mức phạt tối đa như thế là một
bất cập rõ ràng khi áp dụng chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi khai khống
vốn điều lệ.
Ví dụ, doanh nghiệp khai khống số tiền chênh lệch giữa số vốn thực góp thấp từ
100 triệu đồng đến trên 100 tỷ đồng, mức phạt không chênh lệch nhiều và do đó sẽ
không đủ sức răn đe.
Vì vậy, các doanh nghiệp sẵn sàng chọn khai khống vốn điều lệ khủng bất chấp
việc xem mức phạt trên như là một khoản rủi ro bị xử phạt hành chính được chấp
nhận trong kinh doanh so với lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai mà họ có thể có
được. Trong khi đó, các doanh nghiệp có số vốn dưới 100 tỷ đồng thì thường ẩn
mình trong hàng trăm nghìn doanh nghiệp đăng ký mới để tránh khỏi sự rà soát của
các cơ quan đăng ký doanh nghiệp như trò chơi trốn tìm may rủi.
Đối với Hành vi bán cổ phiếu mà không báo cáo, mức phạt theo quy định tại
Nghị định 128/2021/NĐ-CP với hành vi mua bán chui cổ phiếu là 3-5% giá trị
chứng khoán giao dịch có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên, nhưng không được vượt
lOMoARcPSD| 44820939
5
quá mức tối đa là 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân và 3 tỷ đồng đối với tổ chức là thấp
nếu so sánh với mức độ thiệt hại mà hành vi đó gây ra.
Giá trị chứng
khoán giao dịch
thực tế tính theo
mệnh giá
Mức phạt giao dịch
ngoài khoảng thời gian
đăng ký
Mức phạt không công bố
thông tin về việc dự kiến
giao dịch
Từ 50 triệu đồng -
dưới 200 triệu
đồng
Cảnh cáo
5 triệu đồng - 10 triệu đồng
Từ 200 triệu đồng
- dưới 400 triệu
đồng
5 triệu đồng - 10 triệu
đồng
10 triệu đồng - 20 triệu
đồng
Từ 400 triệu đồng
- dưới 600 triệu
đồng
10 triệu đồng - 20 triệu
đồng
20 triệu đồng - 40 triệu
đồng
Từ 600 triệu đồng
- dưới 1 tỷ đồng
20 triệu đồng - 30 triệu
đồng
40 triệu đồng - 60 triệu
đồng
Từ 1 tỷ đồng -
dưới 3 tỷ đồng
30 triệu đồng - 50 triệu
đồng
60 triệu đồng - 100 triệu
đồng
Từ 3 tỷ đồng -
dưới 5 tỷ đồng
50 triệu đồng - 70 triệu
đồng
100 triệu đồng - 150 triệu
đồng
Từ 5 tỷ đồng -
dưới 10 tỷ đồng
70 triệu đồng - 100 triệu
đồng
150 triệu đồng - 250 triệu
đồng
Từ 10 tỷ đồng trở
lên
Phạt tiền 1% - 2% giá trị
chứng khoán giao dịch
Phạt tiền 3% - 5% giá trị
chứng khoán giao dịch thực
thực tế
tế
Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Trịnh Văn
Quyết đã thu lợi bất chính hơn 3.600 tỷ đồng từ việc thao túng giá cổ phiếu và lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy đối chiếu với bảng trên đây, mức phạt của ông Quyết
cao nhất chỉ là 150 triệu đồng.
lOMoARcPSD| 44820939
6
Kết luận
Như vậy, có thể rút ra là các đối tượng lợi dụng sơ hở thiếu sót trong công tác
quản lý nhà nước, đặc biệt trong việc chế tài xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe và
một số quy định pháp luật liên quan để thực hiện các hành vi thao túng thị trường
chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế đất
nước. Qua đó, thấy được công tác quản lý của Nhà nước chưa được vận dụng triệt
để. Trong đó, vai trò điều tiết của Nhà Nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết trong công cuộc đi theo nền kinh tế thị
trường dịnh hướng theo xã hội chủ nghĩa. Vậy nên, đây là bài học để Nhà nước
Việt Nam cần thắt chặt quản lý để tránh xảy ra những thất thoát lớn cho nền kinh tế
nước nhà.
Từ những bài học rút ra này, các cơ quan chức năng đã phối hợp "bịt lỗ hổng",
hy vọng trong thời gian tới thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển lành
mạnh, đúng cơ chế thị trường. Cơ quan Công an cũng gửi thông điệp đến các n
đầu tư chứng khoán là không nên lợi dụng những sơ hở đó để thao túng. Nếu còn
cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi này thì cơ quan điều tra sẽ xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật, để thị trường hoạt động lành mạnh.
Nguồn
1. Bài viết “Bộ Công an chỉ ra 6 nguyên nhân dẫn đến vụ cựu Chủ tịch FLC
thao túng chứng khoán”: https://laodong.vn/phap-luat/bo-cong-an-chi-ra-6-
nguyen-nhan-dan-den-vu-cuuchu-tich-flc-thao-tung-chung-khoan-1310452.ldo
2. Bài viết “Vụ án Trịnh Văn Quyết: Lừa đảo và thao túng chứng khoán ngàn
tỉ, ai thiệt hại?”:
https://thanhnien.vn/vu-an-trinh-van-quyet-lua-dao-va-thao-tung-chung-
khoanngan-ti-ai-thiet-hai-185240304160831289.htm
3. Bài viết “Tiểu sử, sự nghiệp của Trịnh Văn Quyết”:
https://doanhnhanonline.org/trinh-van-quyet/
4. Bài viết: “ Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa”
https://tapchicongsan.org.vn/vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-
truongdinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-nay.aspx
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 44820939 0 lOMoAR cPSD| 44820939 Mục lục
MỞ ĐẦU...............................................................1 NỘI
DUNG.............................................................2
A. GIỚI THIỆU...................................................................2 I. Ông
Trịnh Văn Quyết.....................................................2
II. Tập đoàn FLC.............................................................2
III. Tóm tắt vụ án.............................................................2
B. CƠ SỞ LÝ THUYẾT..........................................................3 I – Nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.....3 II – Vai
trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã
hội chủ nghĩa
.....................................................3

III – Phân tích nguyên nhân...............................................4
KẾT LUẬN.............................................................6
NGUỒN.................................................................6 Mở đầu
Vụ án FLC là một vụ án kinh tế từng thu hút nhiều sự chú ý của dư luận Việt
Nam trong một khoảng thời gian dài. Vụ án liên quan đến các hành vi vi phạm
pháp luật trong hoạt động kinh doanh của Tập đoàn FLC và các công ty liên quan,
do Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC cầm đầu.
Với mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu một bản án kinh tế lớn của đất nước để
nghiên cứu, học hỏi và rút kinh nghiệm; sau khi được hướng dẫn về nội dung Kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
qua bộ môn Kinh tế chính trị
Mác - Lênin, kết hợp với những kiến thức sẵn có cùng những thông tin thu thập
được; em xin phép lựa chọn đề tài: “Phân tích một trong các nguyên nhân dẫn
đến sự vi phạm từ khía cạnh thể chế kinh tế của bản án FLC Trịnh Văn Quyết”
.
Trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu do thời gian và trình độ còn hạn chế nên
không tránh khỏi nhiều sai sót về nội dung, em rất mong nhận được sự nhận xét
cũng như góp ý từ cô. Mọi ý kiến của cô về bài tiểu luận là tri thức quý giá giúp
em hoàn thiện lại bài một cách hoàn chỉnh nhất. Em xin chân thành cảm ơn cô Đỗ
Thị Kim Hoa
đã truyền cảm hứng cho em về môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin
để em có thể hoàn thành bài tiểu luận này! 1 lOMoAR cPSD| 44820939 Nội dung A. Giới thiệu
I. Ông Trịnh Văn Quyết
Ông Trịnh Văn Quyết tại xã Vĩnh Thịnh, Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc vào
27/11/1975. Ông là sinh viên Đại học Luật Hà Nội, bằng Cử nhân Luật, Đại học
Luật Hà Nội (1995-1999); Cử nhân Hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia;
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Đại học Irvine, California, Hoa Kỳ. II. Tập đoàn FLC
Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC là một công ty Việt Nam chủ yếu kinh doanh bất
động sản, được thành lập vào ngày 25 tháng 10 năm 2011, trụ sở chính đặt tại FLC
Twin Tower, 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.
FLC cũng là đơn vị tổ chức và xây dựng hàng loạt các khu sinh thái, nghỉ
dưỡng. Điểm mạnh là tất cả các dự án đều được thi công và hoàn thiện với tốc độ
nhanh chóng.Nhờ vậy chúng giúp đẩy mạnh tiến độ phục vụ và gây được nhiều
tiếng vang trên thị trường.
Bên cạnh đó, FLC còn tập trung khai thác những điểm du lịch địa phương ít
được biết đến. Lượng du khách ghé thăm theo đó cũng tăng lên một cách chóng mặt. III. Tóm tắt vụ án
Ông Trịnh Văn Quyết bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đề nghị truy tố
về tội thao túng thị trường chứng khoánlừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan điều tra xác định, từ tháng 5.2017 - tháng 1.2022, bị can Trịnh Văn
Quyết chỉ đạo em gái cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người
thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán,
tài khoản ngân hàng. Các bị can sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị
trường đối với 5 mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.
Em gái ông Quyết đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện các hành vi thao túng
thị trường chứng khoán như: liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán với
khối lượng lớn chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa giao dịch;
đặt lệnh mua, bán cổ phiếu sau đó hủy lệnh…
Hai em gái của ông Quyết là Trịnh Thị Thúy Nga và Trịnh Thị Minh Huế cùng
bà Hương Trần Kiều Dung (cựu phó chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC)
cũng bị đề nghị truy tố hai tội danh trên.
B. Cơ sở lý thuyết 2 lOMoAR cPSD| 44820939
I – Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là
nền kinh tế hàng hoá phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều
được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.
Một hệ giá trị toàn diện gồm dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
là hệ giá trị của xã hội tương lai mà loài người còn cần phải phấn đấu mới có thể
đạt được một cách đẩy đủ trên hiện thược xã hội. Định hướng xã hội chủ nghĩa
thực chất là hướng tới các giá trị cốt lõi của xã hội mới ấy.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận hành theo các
quy luật của thị trường, đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã
hội ở đó dân giày, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của
Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
II – Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa
Thị trường, kinh tế thị trường là một kiểu quan hệ giữa người với người trong sản
xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên mang đậm dấu ấn của quan hệ xã hội, của thể chế
chính trị mà nền kinh tế đó tồn tại. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị
trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội
chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm định hướng chính trị đối với kinh
tế là đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền. Song,
để đường lối, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo của Đảng biến thành hiện thực vận động
của nền kinh tế, chúng phải được thể chế hóa thành hệ thống pháp luật, chương
trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và được triển khai bằng Nhà nước, thông
qua Nhà nước, dưới sự quản lý của Nhà nước do Đảng lãnh đạo. Xét từ giác độ đó,
Nhà nước có tác động trực tiếp nhất tới việc định hướng sự vận động của kinh tế
thị trường. Pháp luật, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà
nước chỉ đúng, khi chúng phản ánh chính xác yêu cầu phát triển khách quan của thị
trường, lấy quy luật thị trường làm cơ sở. Xét ở mặt này, chúng mang tính khách
quan. Nhưng chúng lại là sự thể chế hóa, cụ thể hóa mục tiêu chính trị của Đảng,
nên cũng có mặt chủ quan. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng chủ quan (ý chí của Đảng, của Nhà nước và
nhân dân ta) là ở chỗ, cùng với việc bảo đảm lợi ích hợp lý của doanh nhân, thì
việc ưu tiên bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động là một vấn đề có tính nguyên tắc.
Tuy nhiên, việc phát huy vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay cũng còn những hạn chế
đáng kể: thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn chưa được xây
dựng đồng bộ, vận hành suôn sẻ; quản lý nhà nước về kinh tế còn nhiều bất cập; 3 lOMoAR cPSD| 44820939
chưa có giải pháp mang tầm đột phá để kinh tế nhà nước thực sự hoàn thành tốt
chức năng chủ đạo trong nền kinh tế; kinh tế tập thể còn rất yếu kém; năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế thấp; chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và bảo vệ môi trường...
Trong vụ án FLC Trịnh Văn Quyết, khuyết điểm về sự quản lý của Nhà nước về
kinh tế được bộc lộ rất rõ ràng. Và dưới đây sẽ là phần trình bày cụ thể của em về khuyết điểm đó.
III – Phân tích nguyên nhân
Theo những phân tích ở trên, ta đã thấy được vai trò quan trọng của yếu tố nhà
nước đối với sự vận hành của nền kinh tế Việt Nam để đạt được mục tiêu cốt lõi
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Thế nhưng trong vụ án FLC – Trịnh Văn Quyết, vai trò của nhà nước đã không
được thực hiện hiệu quả dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật của ông Trịnh
Văn Quyết và các đồng phạm, để lại hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế cũng như xã hội Việt Nam.
Sau đây, em sẽ tập trung phân tích rõ hơn về nguyên nhân “Chế tài xử lý còn
nhẹ, chưa đủ sức răn đe” để củng cố cho ý kiến vai trò nhà nước chưa được phát
huy tối đa, dẫn tới những mất mát lớn cho nền kinh tế của đất nước.
Đối với Hành vi tăng khống vốn điều lệ, so với lợi nhuận kiếm được từ việc
khai khống vốn điều lệ, rủi ro bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định là
không đáng kể. Hành vi khai khống vốn điều lệ có thể bị xử phạt vi phạm hành
chính dựa vào giá trị khai khống vốn điều lệ theo 5 mức phạt và có mức phạt
tiền tối đa cũng chỉ 100 triệu đồng.
Việc giới hạn mức phạt tối đa như thế là một
bất cập rõ ràng khi áp dụng chế tài xử phạt hành chính đối với hành vi khai khống vốn điều lệ.
Ví dụ, doanh nghiệp khai khống số tiền chênh lệch giữa số vốn thực góp thấp từ
100 triệu đồng đến trên 100 tỷ đồng, mức phạt không chênh lệch nhiều và do đó sẽ không đủ sức răn đe.
Vì vậy, các doanh nghiệp sẵn sàng chọn khai khống vốn điều lệ khủng bất chấp
việc xem mức phạt trên như là một khoản rủi ro bị xử phạt hành chính được chấp
nhận trong kinh doanh so với lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai mà họ có thể có
được. Trong khi đó, các doanh nghiệp có số vốn dưới 100 tỷ đồng thì thường ẩn
mình trong hàng trăm nghìn doanh nghiệp đăng ký mới để tránh khỏi sự rà soát của
các cơ quan đăng ký doanh nghiệp như trò chơi trốn tìm may rủi.
Đối với Hành vi bán cổ phiếu mà không báo cáo, mức phạt theo quy định tại
Nghị định 128/2021/NĐ-CP với hành vi mua bán chui cổ phiếu là 3-5% giá trị
chứng khoán giao dịch có giá trị từ 10 tỷ đồng trở lên, nhưng không được vượt 4 lOMoAR cPSD| 44820939
quá mức tối đa là 1,5 tỷ đồng đối với cá nhân và 3 tỷ đồng đối với tổ chức là thấp
nếu so sánh với mức độ thiệt hại mà hành vi đó gây ra
. Giá trị chứng khoán giao dịch
Mức phạt giao dịch
Mức phạt không công bố
thực tế tính theo ngoài khoảng thời gian
thông tin về việc dự kiến mệnh giá đăng ký giao dịch Từ 50 triệu đồng - dưới 200 triệu Cảnh cáo
5 triệu đồng - 10 triệu đồng đồng Từ 200 triệu đồng - dưới 400 triệu
5 triệu đồng - 10 triệu
10 triệu đồng - 20 triệu đồng đồng đồng Từ 400 triệu đồng - dưới 600 triệu
10 triệu đồng - 20 triệu
20 triệu đồng - 40 triệu đồng đồng đồng
Từ 600 triệu đồng 20 triệu đồng - 30 triệu
40 triệu đồng - 60 triệu - dưới 1 tỷ đồng đồng đồng Từ 1 tỷ đồng -
30 triệu đồng - 50 triệu
60 triệu đồng - 100 triệu dưới 3 tỷ đồng đồng đồng Từ 3 tỷ đồng -
50 triệu đồng - 70 triệu
100 triệu đồng - 150 triệu dưới 5 tỷ đồng đồng đồng Từ 5 tỷ đồng -
70 triệu đồng - 100 triệu
150 triệu đồng - 250 triệu dưới 10 tỷ đồng đồng đồng
Từ 10 tỷ đồng trở Phạt tiền 1% - 2% giá trị
Phạt tiền 3% - 5% giá trị lên chứng khoán giao dịch
chứng khoán giao dịch thực thực tế tế
Theo kết luận điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an, ông Trịnh Văn
Quyết đã thu lợi bất chính hơn 3.600 tỷ đồng từ việc thao túng giá cổ phiếu và lừa
đảo chiếm đoạt tài sản. Vậy đối chiếu với bảng trên đây, mức phạt của ông Quyết
cao nhất chỉ là 150 triệu đồng.
5 lOMoAR cPSD| 44820939 Kết luận
Như vậy, có thể rút ra là các đối tượng lợi dụng sơ hở thiếu sót trong công tác
quản lý nhà nước, đặc biệt trong việc chế tài xử lý còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe và
một số quy định pháp luật liên quan để thực hiện các hành vi thao túng thị trường
chứng khoán và lừa đảo chiếm đoạt tài sản gây tổn thất nặng nề cho nền kinh tế đất
nước. Qua đó, thấy được công tác quản lý của Nhà nước chưa được vận dụng triệt
để. Trong đó, vai trò điều tiết của Nhà Nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Việt Nam là vô cùng quan trọng và cần thiết trong công cuộc đi theo nền kinh tế thị
trường dịnh hướng theo xã hội chủ nghĩa. Vậy nên, đây là bài học để Nhà nước
Việt Nam cần thắt chặt quản lý để tránh xảy ra những thất thoát lớn cho nền kinh tế nước nhà.
Từ những bài học rút ra này, các cơ quan chức năng đã phối hợp "bịt lỗ hổng",
hy vọng trong thời gian tới thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ phát triển lành
mạnh, đúng cơ chế thị trường. Cơ quan Công an cũng gửi thông điệp đến các nhà
đầu tư chứng khoán là không nên lợi dụng những sơ hở đó để thao túng. Nếu còn
cá nhân, tổ chức thực hiện những hành vi này thì cơ quan điều tra sẽ xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật, để thị trường hoạt động lành mạnh. Nguồn 1.
Bài viết “Bộ Công an chỉ ra 6 nguyên nhân dẫn đến vụ cựu Chủ tịch FLC
thao túng chứng khoán”: https://laodong.vn/phap-luat/bo-cong-an-chi-ra-6-
nguyen-nhan-dan-den-vu-cuuchu-tich-flc-thao-tung-chung-khoan-1310452.ldo 2.
Bài viết “Vụ án Trịnh Văn Quyết: Lừa đảo và thao túng chứng khoán ngàn
tỉ, ai thiệt hại?”:
https://thanhnien.vn/vu-an-trinh-van-quyet-lua-dao-va-thao-tung-chung-
khoanngan-ti-ai-thiet-hai-185240304160831289.htm 3.
Bài viết “Tiểu sử, sự nghiệp của Trịnh Văn Quyết”:
https://doanhnhanonline.org/trinh-van-quyet/ 4.
Bài viết: “ Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”
https://tapchicongsan.org.vn/vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-
truongdinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-hien-nay.aspx 6