Tiểu luận Kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU

Tiểu luận Kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

lOMoARcPSD| 44820939
lOMoARcPSD| 44820939
2
MỤC LỤC
lOMoARcPSD| 44820939
3
LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập quốc tế là một cụm từ phổ biến trên toàn thế giới từ lâu đã trở thành
xu thế tất yếu khách quan của tiến trình phát triển nhân loại, mà trong đó, hội
nhập kinh tế quốc tế là nội dung căn bản, cơ sở nền tảng của toàn bộ tiến trình
hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang là một xu thế lớn của thế giới hiện
đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Thực
tiễn đã chỉ ra rằng, năng lực, nhận thức và hành động của mỗi quốc gia sẽ là
những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Cho nên đây là một bước đi tất yếu và Việt Nam cũng không phải là
ngoại lệ. Là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế
có lẽ là lựa chọn hàng đầu và sáng suốt cho Việt Nam chúng ta để thúc đẩy được
sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước
khác, từng bước nâng cao vị thế kinh tế và năng lực cạnh tranh trên thế giới..
Hòa cùng xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước tích cực ch
động hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong một vấn đề bao giờ cũng có hai
mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi
nhưng cũng đem lại không ít khó khăn, thử thách. Đại hội lần thứ X của Đảng đã
khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng
nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là
các nước đang phát triển”. Song, chúng ta vẫn chưa đạt được những mong đợi
của mình trong những năm gần đây, công tác hội nhập trong nước còn yếu, chưa
khai thác hiệu quả các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó, quá
trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mãnh liệt với nền kinh tế thị
trường mở và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đóng vai trò
động lực hàng đầu. Đất nước ta cần phải nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát
triển thông qua các chính sách, giải pháp phù hợp, hiệu quả. Vì vậy, thực tiễn
đã và đang đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu thực trạng hiện nay của việc hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay để tìm hiểu và đưa ra lối đi thích hợp cho
đất nước ngày càng chủ động và tích cực hơn nữa trong quá trình hội nhập. Đó
cũng là lý do em chọn đề tài: “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
hiện nay.”
lOMoARcPSD| 44820939
4
PHẦN I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM I. Khái niệm và
nội dung hội nhập kinh tế quốc tế
1. Khái niệm
- Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện
gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi
ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
2. Tính tất yếu khách quan
a) Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
- Toàn cầu hoá là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
gia tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu.
- Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện, trong đó toàn cầu hoá kinh tế là
xu thế nổi trội nhất, vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc
đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác.
- Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất
yếu khách quan bởi vì toàn cầu hoá kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ
thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và
trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một
bộ phận hữu cơ và không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, nếu
không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều
kiện cần thiết cho sản xuất trong nước.
=> Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những
vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành
tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.
b) Thứ hai, hội nhập kinh tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước,
nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
- Với những nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội
để tiếp cận và tận dụng tối đa được các nguồn lực bên ngoài về vốn, khoa học
– công nghệ, kinh nghiệm của những nước phát triển; tận dụng thời cơ phát
triển, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, giảm thiểu nguy cơ tụt hậu
ngày một rõ rệt.
lOMoARcPSD| 44820939
-
5
Downloaded by Le na
Nguyen Thi
(lenanguyenthi289@gmail.com)
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công
nghiệp hoá, gia tăng thu nhập; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao
mức thu nhập bình quân của các tầng lớp dân cư.
=> Là một nước đang phát triển việc hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa to lớn
với Việt Nam ta trong việc học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của những quốc gia
lớn mạnh đi trước nhằm nâng cao vị thế quốc gia. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở
đây đó là ta cần phải có chiến lược hợp lý và tim kiếm những đối sách hợp lý
nhằm thích nghi với quá trình toàn cầu hoá đa bình diện và đầy nghịch lý.
3. Nội dung
a) Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả và thành công
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập là tất yếu, nhưng ở Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá.
Các điều cần chuẩn bị về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn chỉnh
và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực có sự hiểu biết luật pháp quốc tế, nền
kinh tế có năng lực sản xuất thực… là những điều kiện cơ bản để thực hiện
hội nhập thành công
b) Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
- Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được phân chia theo các mức độ chủ yếu
từ thấp đến cao là: Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch
tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị trường
duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ…
- Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là tổng thể các hoạt động kinh tế
đối ngoại của một nước dưới nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu
tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…
II. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt
Nam
1. Tác động tích cực
a) Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học – công nghệ, vốn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nước
lOMoARcPSD| 44820939
-
6
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com)
Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại
và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế,
nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận
với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong nước lẫn ngoài nước.
- Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và
xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát
triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước.
b) Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học với các
nước mà nâng cao khả năng tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại và tiếp
thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao
công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế
giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học – công nghệ
quốc gia.
c) Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hoá, chính trị, củng
cố an ninh – quốc phòng
- Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hoá, làm giàu thêm
văn hoá dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh đến hội nhập chính trị, tạo điều
kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh.
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hoà bình, ổn
định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho cho phát triển kinh tế xã hội; đồng
thời mở ra mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để
giải quyết những vấn đề quan tâm chung.
2. Tác động tiêu cực
lOMoARcPSD| 44820939
-
7
Downloaded by Le na
Nguyen Thi
(lenanguyenthi289@gmail.com)
- Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt gây nhiều bất lợi
về mặt kinh tế - xã hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế
quốc gia vào thị trường bên ngoài khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước
những biến động khôn lường.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng dẫn đến phân phối không công bằng về
lợi ích và rủi ro cho các nước, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu
– nghèo và bất bình đẳng xã hội.
- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước
ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, dễ trở
thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên và huỷ hoại môi trường ở mức độ cao.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức với quyền lực nhà
nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy
trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
- Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hoá truyền
thống Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hoá nước ngoài.
- Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế,
buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp,…
=> Tóm lại, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn
đề cần phải đặc biệt quan trọng.
PHẦN II. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
I. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế
- Nhận thức được xu thế và yêu cầu chung về toàn cầu hoá của thời đại, Đại
hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã ký quyết định chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; chủ trương Việt Nam cần phải tham gia vào sự phân công
lao đông quốc tế, tích cực phát triển quan hệ kinh tế và công nghệ với các
lOMoARcPSD| 44820939
-
8
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com)
nước, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài theo nguyên tắc bình đẳng
cùng có lợi.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) khẳng định “cần nhạy bén
nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong
quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng
lOMoARcPSD| 44820939
9
Downloaded by Le na
Nguyen Thi
(lenanguyenthi289@gmail.com)
quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại p
hợp”.
- Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ “Hội nhập” chính thức được
đề cập trong n kiện của Đảng, đó là: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội
nhập với khu vực và thế giới”.
- Tiếp theo đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh
hơn “Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế”. Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27/11/2001 Bộ
Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh
tế quốc tế”.
- Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và
nâng lên một bước cao hơn, đó là “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”.
- Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội
nhập đã có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ “Hội nhập kinh tế
quốc tế” trong các kỳ Đại hội trước chuyển thành “Hội nhập quốc tế”. Đảng
ta đã khẳng định, “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Khẳng định và
làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban
hành Nghị quyết số 22/NQ-TW “Về hội nhập quốc tế”.
=> Có thể nói, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) chủ trương
về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta mới được thể hiện rõ ràng và cụ thể.
Điều này phản ánh sự chuyển đổi chiến lược và nhất quán trong chính sách của
Đảng đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
=> Việc ban hành Nghị quyết số 22 “Về hội nhập quốc tế” cho thấy nhận thức
của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một quá trình phát triển ngày một sâu sắc,
toàn diện hơn. Toàn bộ nội dung của Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế
sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải
gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.
II. Những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
lOMoARcPSD| 44820939
10
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com)
Để thực hiện những mục tiêu theo những quan điểm trên, Chính phủ đã ban hành
những chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập:
- Nhà nước ban hành hệ thống luật đồng bộ bao gồm: Luật Đầu tư, Luật Lao
động, Luật Thương mại, Luật Ngân hàng, Luật Hải quan, Luật Bưu chính
Viễn thông, Luật Xây dựng, Luật Khoa học Công nghệ, Luật Tài nguyên...
Sửa đổi và bổ sung pháp luật và pháp lệnh hiện hành về thuế, khuyến khích
đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và cải tiến việc ban
hành văn bản pháp luật...
- Đối với những chính sách: Nhà nước ban hành chính sách thương mại, tài
chính, tiền tệ, đầu tư... để kích thích mở rộng thị trường, nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp... tạo điều kiện cho nước ta hội nhập kinh tế
quốc tế.
III. Con đường hội nhập
- Nền kinh tế nước ta có điểm xuất phát thấp so với mặt bằng chung của thế
giới do một vài nguyên nhân chính sau đây: chiến tranh và đói nghèo, sự
chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế thị trường, thiếu hụt
về kinh nghiệm và hệ thống hành chính, thách thức về môi trường kinh
doanh,… nên việc xác định rõ lộ trình phù hợp là vô cùng quan trọng để Việt
Nam từng bước mở cửa chào đón thế giới, tham gia vào sân chơi chung của
sự hội nhập toàn cầu.
a) Việt Nam gia nhập ASEAN – Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- Ngày 25/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
- Ngày 15/12/1995 Việt Nam chính thức tham gia thực hiện AFTA bằng việc kí
nghị định thư tham gia hiệp định CEPT để thành lập khu vực mậu dịch tự do
ASEAN.
- Tại thời điểm gia nhập, Việt Nam đã đệ trình với các nước ASEAN 4 danh
mục hàng hoá theo quy định của CEPT: danh mục loại trừ hoàn toàn, danh
mục loại trừ tạm thời, danh mục cắt giảm thuế ngay, danh mục nông sản chưa
chế biến và chế biến nhạy cảm cao.
- Những mặt hàng đưa vào thực hiện CEPT là những mặt hàng có thế mạnh
xuất khẩu của ta hoặc những mặt hàng chưa có trao đổi buôn bán gì với
lOMoARcPSD| 44820939
11
Downloaded by Le na
Nguyen Thi
(lenanguyenthi289@gmail.com)
ASEAN.
b) Việt Nam hội nhập vào APEC – Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương.
- Ngày 15/6/1996 Việt Nam đã làm đơn xin gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và 11/1998 đã trở thành thành viên
chính thức của tổ chức này, một tổ chức hiện gồm có 21 thành viên, trong đó
bao gồm cả các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và nền kinh tế chuyển
đổi.
- Mục tiêu của APEC cũng là phát triển bền vững thông qua các chương trình
thúc đẩy mở cửa sản xuất thuận lợi hoá thương mại đầu tư hợp tác kinh tế
thuật theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tự nguyện công khai và không
phân biệt đối xử giữa các thành viên cũng như các đối tác không là thành
viên.
c) Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU)
- Trên lĩnh vực thương mại, Việt Nam và các nước thuộc Liên minh Châu Âu
(EU) đã có mối quan hệ khá lâu, song chúng được phát triển và mở rộng
trong những năm gần đây. Sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
2/1990, quan hệ buôn bán hai chiều Việt Nam – EU có bước phát triển khả
quan, kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng. Năm 1993, EU tăng gấp 10 lần
QUOTA nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam so với năm 1992. Trị giá kim
ngạch 2 chiều giữa Việt Nam - EU đã đạt 1 tỉ USD.
- Ngày 17/7/1995, hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU đã được kí chính
thức ở Brucxen.
d) Quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
- Tháng 12/1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập hiệp định chung về thương
mại và thuế quan (GATT), tiền thân của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Năm 1995 Việt Nam chính thức đề nghị gia nhập WTO.
- Việt Nam đã tiến hành nhiều phiên họp với nhóm cộng tác viên về Việt Nam
gia nhập WTO, tập trung vào việc minh bạch hoá, thương mại – dịch vụ, sở
hữu trí tuệ và đầu tư. Trong những năm 2000, một số thành viên của WTO
lOMoARcPSD| 44820939
12
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com)
như: EU, Mĩ, Thuỵ Sĩ... đã bắt đầu gửi đề nghị về đàm phán mở cửa thị
trường cho Việt Nam.
IV. Thành tựu đã đạt được
- Vào tốp 20 nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới.
- Dấu ấn WTO được ghi nhận rõ nét trong việc đưa Việt Nam trở thành một
nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP và cải thiện cán cân thương mại
hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu 6 năm liên tiếp kể từ 2016 đến
nay.
- Cán cân thương mại luôn thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm,
từ 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,1 tỷ USD (năm 2017); 6,8 tỷ USD (năm 2018);
10,9 tỷ USD (năm 2019); trên 19 tỷ USD (năm 2020) và năm 2021,... dù chịu
ảnh hưởng nặng nề dịch COVID - 19, Việt Nam vẫn đạt mức xuất siêu gần 4
tỷ USD…
- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ tích cực
với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như ADB, IMF, WB, tham gia các tổ
chức kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế, ký kết các hiệp định hợp tác
kinh tế đa phương (ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, WTO…).
- Báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO ghi nhận
trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có
mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên
vị trí thứ 23 vào năm 2019 và lọt vào tốp 20 năm 2021.
- Nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế được cải thiện
- Trong 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, từ một nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu, quy mô nhỏ bé, đến nay GDP của Việt Nam đạt 262 tỷ USD, tăng
hơn 18 lần, đứng thứ 44 trên thế giới. Trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực
châu Á (Asia Power Index) năm 2020 do Viện Lowy – viện nghiên cứu chính
sách đối ngoại hàng đầu của Australia công bố vào ngày 19/10/2020, Việt
Nam vượt Newzealand, xếp thứ 12 về sức mạnh tổng hợp trong số 26 quốc
gia, vùng lãnh thổ được đánh giá.
- Đến nay, Việt Nam đã được 90 nước công nhận là nền kinh tế thị trường và
đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua,
lOMoARcPSD| 44820939
13
Downloaded by Le na
Nguyen Thi
(lenanguyenthi289@gmail.com)
đồng thời có nhiều khả năng tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao trong tương lai.
=> Những kết quả về thương mại nói trên cho thấy Việt Nam là đất nước
“mở” sau khi gia nhập WTO và thực thi nghiêm túc các cam kết gia nhập.
Những thành tựu đó là kết quả của quá trình nỗ lực, bền bỉ và kiên định thực
hiện chính sách đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới tăng trưởng;
nâng cao năng suất và sửa đổi các quy định pháp luật; cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh hiện đại, minh bạch, tạo sự cạnh tranh công bằng, bình
đẳng cho doanh nghiệp và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế theo tinh thần của
WTO và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia.
V. Hạn chế, thách thức còn tồn đọng
Bên cạnh những thành tựu đạt được từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã nêu
trên, quá trình hội nhập của Việt Nam còn những hạn chế cần khắc phục trong
thời gian tới như sau:
- Chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có giai đoạn, có khâu còn chưa
được triển khai đồng bộ, đầy đủ.
- Trong một số trường hợp, hội nhập kinh tế quốc tế còn mang tính bị động, bị
lôi cuốn theo tình thế và yêu cầu chính trị, chưa có nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn trong khi mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị của nền kinh tế nước ta
chưa cao.
- Chưa có chiến lược rõ ràng, chủ động khi tham gia các Hiệp định FTA, chưa
chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản trong nước và chưa có được nỗ lực chung
của toàn xã hội để tận dụng tối đa các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế đem lại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chất
lượng, hiệu quả và phát triển bền vững.
- Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa
tương xứng với tiềm năng của đất nước. Các hạn chế này đã tác động bất lợi
tới phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua và có thể gây tác động bất
lợi lâu dài tới nền kinh tế.
VI. Giải pháp hiệu quả
Việc giải quyết những thách thức sẽ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính
phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để đưa ra các giải pháp hiệu quả:
lOMoARcPSD| 44820939
14
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com)
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần xuất phát từ yêu cầu bên trong của đất
nước, phù hợp với sự chuẩn bị và mức độ sẵn sàng của nền kinh tế và các
doanh nghiệp. Cần có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức và hành động,
nhất là cần xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn để phục vụ tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cần đảm bảo tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu kinh tế, chính trị ngoại giao và
mục tiêu chiến lược tổng thể trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đòi hỏi mức độ cam kết cao hơn cam kết
gia nhập WTO cả về phạm vi và mức độ. Cần chủ động xem xét xây dựng,
điều chỉnh khuôn khổ pháp lý trong nước để vừa phục vụ nhu cầu phát triển
của đất nước, vừa hỗ trợ và tận dụng tốt nhất các cơ hội mà tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại.
- Cần chú trọng tăng cường chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập cũng
như nâng cao năng lực nghiên cứu và năng lực triển khai bao gồm cả quản trị.
- Hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn kết hơn với đổi mới kinh tế – xã hội trong
nước để nâng cao hiệu quả và tăng cường thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau vì mục
tiêu phát triển chung của đất nước, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan
trọng.
- Hội nhập kinh tế quốc tế cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với hội nhập
trong các lĩnh vực khác, nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là trọng tâm, là
nội dung chính và quan trọng nhất của Hội nhập quốc tế.
- Kết hợp chặt chẽ giữa Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập
tự chủ, chủ quyền và an ninh quốc phòng; giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh
thái…; Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ.
KẾT LUẬN
Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và
thách thức đan xen tồn tại dưới dạng tiềm năng và có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Đặc biệt trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID 19 diễn biến hết sức phức tạp cả thế
giới đang gồng mình đối phó. Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy nên cơ hội và thách thức chỉ trở
lOMoARcPSD| 44820939
15
Downloaded by Le na
Nguyen Thi
(lenanguyenthi289@gmail.com)
thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của nhân tố chủ
quan có tính quyết định rất lớn, trước hết đó là hiệu quả hoạt động lãnh đạo của
Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước và tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết
của toàn dân tộc. Thực tế đã chứng tỏ việc kiên định nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng
mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với chủ trương chủ động
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu đối với nước ta
trong bối cảnh toàn cầu hoá sôi động hiện nay. Những thành tựu quan trọng
giành được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để đất nước ta vững
bước trên đường hội nhập và phát triển, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, hướng tới mục tiêu chiến lược dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc?
dDocName=MOFUCM220893
https://vnembassy-bruxelles.mofa.gov.vn/vi-vn/News/EmbassyNews/Trang/
Ch%E1%BA%B7ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-quan-h%E1%BB
%87-Vi%E1%BB%87t-Nam---Li%C3%AAn-minh-ch%C3%A2u-
%C3%82u-30-n%C4%83m-qua.aspx
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh?
dDocName=MOFUCM098068
| 1/15

Preview text:

lOMoAR cPSD| 44820939 lOMoAR cPSD| 44820939 MỤC LỤC 2 lOMoAR cPSD| 44820939 LỜI NÓI ĐẦU
Hội nhập quốc tế là một cụm từ phổ biến trên toàn thế giới từ lâu đã trở thành
xu thế tất yếu khách quan của tiến trình phát triển nhân loại, mà trong đó, hội
nhập kinh tế quốc tế là nội dung căn bản, cơ sở nền tảng của toàn bộ tiến trình
hội nhập. Hội nhập kinh tế quốc tế đã, đang là một xu thế lớn của thế giới hiện
đại, tác động sâu sắc đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia. Thực
tiễn đã chỉ ra rằng, năng lực, nhận thức và hành động của mỗi quốc gia sẽ là
những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Cho nên đây là một bước đi tất yếu và Việt Nam cũng không phải là
ngoại lệ. Là một đất nước có nền kinh tế đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế
có lẽ là lựa chọn hàng đầu và sáng suốt cho Việt Nam chúng ta để thúc đẩy được
sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước
khác, từng bước nâng cao vị thế kinh tế và năng lực cạnh tranh trên thế giới..
Hòa cùng xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước tích cực chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong một vấn đề bao giờ cũng có hai
mặt đối lập. Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thuận lợi
nhưng cũng đem lại không ít khó khăn, thử thách. Đại hội lần thứ X của Đảng đã
khẳng định: “Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra cơ hội phát triển nhưng cũng chứa đựng
nhiều yếu tố bất bình đẳng, gây khó khăn, thách thức cho các quốc gia, nhất là
các nước đang phát triển”. Song, chúng ta vẫn chưa đạt được những mong đợi
của mình trong những năm gần đây, công tác hội nhập trong nước còn yếu, chưa
khai thác hiệu quả các lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khi đó, quá
trình hội nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mãnh liệt với nền kinh tế thị
trường mở và sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ đóng vai trò là
động lực hàng đầu. Đất nước ta cần phải nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát
triển thông qua các chính sách, giải pháp phù hợp, hiệu quả. Vì vậy, thực tiễn
đã và đang đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu thực trạng hiện nay của việc hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay để tìm hiểu và đưa ra lối đi thích hợp cho
đất nước ngày càng chủ động và tích cực hơn nữa trong quá trình hội nhập. Đó
cũng là lý do em chọn đề tài: “Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay.” 3 lOMoAR cPSD| 44820939
PHẦN I. HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM I. Khái niệm và
nội dung hội nhập kinh tế quốc tế 1. Khái niệm
- Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện
gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi
ích, đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
2. Tính tất yếu khách quan
a) Thứ nhất, do xu thế khách quan trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế.
- Toàn cầu hoá là quá trình tạo ra liên kết và sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng
gia tăng giữa các quốc gia trên quy mô toàn cầu.
- Toàn cầu hoá diễn ra trên nhiều phương diện, trong đó toàn cầu hoá kinh tế là
xu thế nổi trội nhất, vừa là trung tâm, vừa là cơ sở và cũng là động lực thúc
đẩy toàn cầu hoá các lĩnh vực khác.
- Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất
yếu khách quan bởi vì toàn cầu hoá kinh tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ
thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và
trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một
bộ phận hữu cơ và không thể tách rời của nền kinh tế toàn cầu. Do đó, nếu
không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều
kiện cần thiết cho sản xuất trong nước.
=> Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những
vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành
tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.
b) Thứ hai, hội nhập kinh tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước,
nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay.
- Với những nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội
để tiếp cận và tận dụng tối đa được các nguồn lực bên ngoài về vốn, khoa học
– công nghệ, kinh nghiệm của những nước phát triển; tận dụng thời cơ phát
triển, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, giảm thiểu nguy cơ tụt hậu ngày một rõ rệt. 4 lOMoAR cPSD| 44820939 -
Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công
nghiệp hoá, gia tăng thu nhập; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao
mức thu nhập bình quân của các tầng lớp dân cư.
=> Là một nước đang phát triển việc hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa to lớn
với Việt Nam ta trong việc học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của những quốc gia
lớn mạnh đi trước nhằm nâng cao vị thế quốc gia. Tuy nhiên, điều cần lưu ý ở
đây đó là ta cần phải có chiến lược hợp lý và tim kiếm những đối sách hợp lý
nhằm thích nghi với quá trình toàn cầu hoá đa bình diện và đầy nghịch lý. 3. Nội dung
a) Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập hiệu quả và thành công
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập là tất yếu, nhưng ở Việt Nam, hội nhập không phải bằng mọi giá.
Các điều cần chuẩn bị về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn chỉnh
và hiệu lực của thể chế, nguồn nhân lực có sự hiểu biết luật pháp quốc tế, nền
kinh tế có năng lực sản xuất thực… là những điều kiện cơ bản để thực hiện hội nhập thành công
b) Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
- Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được phân chia theo các mức độ chủ yếu
từ thấp đến cao là: Thoả thuận thương mại ưu đãi (PTA), Khu vực mậu dịch
tự do (FTA), Liên minh thuế quan (CU), Thị trường chung (hay thị trường
duy nhất), Liên minh kinh tế - tiền tệ…
- Xét về hình thức, hội nhập kinh tế quốc tế là tổng thể các hoạt động kinh tế
đối ngoại của một nước dưới nhiều hình thức đa dạng như: ngoại thương, đầu
tư quốc tế, hợp tác quốc tế, dịch vụ thu ngoại tệ…
II. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến quá trình phát triển của Việt Nam 1. Tác động tích cực
a) Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học – công nghệ, vốn, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nước 5 Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939 -
Tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại
và hiệu quả hơn, qua đó hình thành các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn để nâng
cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
- Làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị trường quốc tế,
nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận
với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.
- Có cơ hội tìm kiếm việc làm cả ở trong nước lẫn ngoài nước.
- Tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và
xu thế phát triển của thế giới, từ đó xây dựng và điều chỉnh chiến lược phát
triển hợp lý, đề ra chính sách phát triển phù hợp cho đất nước.
b) Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học với các
nước mà nâng cao khả năng tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại và tiếp
thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao
công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế
giúp nâng cao trình độ nguồn nhân lực và tiềm lực khoa học – công nghệ quốc gia.
c) Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập của các lĩnh vực văn hoá, chính trị, củng
cố an ninh – quốc phòng
- Hội nhập kinh tế quốc tế là tiền đề cho hội nhập về văn hoá, làm giàu thêm
văn hoá dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội
- Hội nhập kinh tế quốc tế còn tác động mạnh đến hội nhập chính trị, tạo điều
kiện cho cải cách toàn diện hướng tới xây dựng một nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, xây dựng một xã hội mở, dân chủ, văn minh.
- Hội nhập kinh tế quốc tế giúp đảm bảo an ninh quốc gia, duy trì hoà bình, ổn
định ở khu vực và quốc tế để tập trung cho cho phát triển kinh tế xã hội; đồng
thời mở ra mở ra khả năng phối hợp các nỗ lực và nguồn lực của các nước để
giải quyết những vấn đề quan tâm chung. 2. Tác động tiêu cực 6
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939 -
- Hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng sự cạnh tranh gay gắt gây nhiều bất lợi
về mặt kinh tế - xã hội.
Hội nhập kinh tế quốc tế có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế
quốc gia vào thị trường bên ngoài khiến nền kinh tế dễ bị tổn thương trước
những biến động khôn lường.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có khả năng dẫn đến phân phối không công bằng về
lợi ích và rủi ro cho các nước, do vậy có nguy cơ làm tăng khoảng cách giàu
– nghèo và bất bình đẳng xã hội.
- Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các nước đang phát triển như nước
ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi, dễ trở
thành bãi thải công nghiệp và công nghệ thấp, bị cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên và huỷ hoại môi trường ở mức độ cao.
- Hội nhập kinh tế quốc tế có thể tạo ra một số thách thức với quyền lực nhà
nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp đối với việc duy
trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
- Hội nhập có thể làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hoá truyền
thống Việt Nam bị xói mòn trước sự “xâm lăng” của văn hoá nước ngoài.
- Hội nhập có thể làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế,
buôn lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp,…
=> Tóm lại, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức trong hội nhập kinh tế là vấn
đề cần phải đặc biệt quan trọng.
PHẦN II. Thực trạng hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay.
I. Quá trình phát triển nhận thức của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế
- Nhận thức được xu thế và yêu cầu chung về toàn cầu hoá của thời đại, Đại
hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã ký quyết định chuyển từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa; chủ trương Việt Nam cần phải tham gia vào sự phân công
lao đông quốc tế, tích cực phát triển quan hệ kinh tế và công nghệ với các 7 Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939 -
nước, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài theo nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
- Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII (6/1991) khẳng định “cần nhạy bén
nhận thức và dự báo được những diễn biến phức tạp và thay đổi sâu sắc trong
quan hệ quốc tế, sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và xu hướng 8
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939
quốc tế hóa của nền kinh tế thế giới để có những chủ trương đối ngoại phù hợp”.
- Tại Đại hội VIII (1996), lần đầu tiên thuật ngữ “Hội nhập” chính thức được
đề cập trong Văn kiện của Đảng, đó là: “Xây dựng một nền kinh tế mở, hội
nhập với khu vực và thế giới”.
- Tiếp theo đến Đại hội IX, tư duy về hội nhập được Đảng chỉ rõ và nhấn mạnh
hơn “Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế”. Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27/11/2001 Bộ
Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW “Về hội nhập kinh tế quốc tế”.
- Đến Đại hội X, tinh thần hội nhập từ “Chủ động” được Đảng ta phát triển và
nâng lên một bước cao hơn, đó là “Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế
quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác”.
- Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tư duy nhận thức của Đảng về hội
nhập đã có một bước phát triển toàn diện hơn, đó là từ “Hội nhập kinh tế
quốc tế” trong các kỳ Đại hội trước chuyển thành “Hội nhập quốc tế”. Đảng
ta đã khẳng định, “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Khẳng định và
làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày 10/4/2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban
hành Nghị quyết số 22/NQ-TW “Về hội nhập quốc tế”.
=> Có thể nói, đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) chủ trương
về hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng ta mới được thể hiện rõ ràng và cụ thể.
Điều này phản ánh sự chuyển đổi chiến lược và nhất quán trong chính sách của
Đảng đối với phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
=> Việc ban hành Nghị quyết số 22 “Về hội nhập quốc tế” cho thấy nhận thức
của Đảng và hội nhập quốc tế đã có một quá trình phát triển ngày một sâu sắc,
toàn diện hơn. Toàn bộ nội dung của Nghị quyết đã xác định rõ hội nhập quốc tế
sẽ được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải
gắn với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế.
II. Những chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm thúc đẩy tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế. 9 Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939
Để thực hiện những mục tiêu theo những quan điểm trên, Chính phủ đã ban hành
những chính sách nhằm thúc đẩy tiến trình hội nhập:
- Nhà nước ban hành hệ thống luật đồng bộ bao gồm: Luật Đầu tư, Luật Lao
động, Luật Thương mại, Luật Ngân hàng, Luật Hải quan, Luật Bưu chính
Viễn thông, Luật Xây dựng, Luật Khoa học Công nghệ, Luật Tài nguyên...
Sửa đổi và bổ sung pháp luật và pháp lệnh hiện hành về thuế, khuyến khích
đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và cải tiến việc ban
hành văn bản pháp luật...
- Đối với những chính sách: Nhà nước ban hành chính sách thương mại, tài
chính, tiền tệ, đầu tư... để kích thích mở rộng thị trường, nâng cao năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp... tạo điều kiện cho nước ta hội nhập kinh tế quốc tế.
III. Con đường hội nhập
- Nền kinh tế nước ta có điểm xuất phát thấp so với mặt bằng chung của thế
giới do một vài nguyên nhân chính sau đây: chiến tranh và đói nghèo, sự
chuyển đổi từ nền kinh tế truyền thống sang nền kinh tế thị trường, thiếu hụt
về kinh nghiệm và hệ thống hành chính, thách thức về môi trường kinh
doanh,… nên việc xác định rõ lộ trình phù hợp là vô cùng quan trọng để Việt
Nam từng bước mở cửa chào đón thế giới, tham gia vào sân chơi chung của
sự hội nhập toàn cầu.
a) Việt Nam gia nhập ASEAN – Hiệp hội các nước Đông Nam Á
- Ngày 25/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN.
- Ngày 15/12/1995 Việt Nam chính thức tham gia thực hiện AFTA bằng việc kí
nghị định thư tham gia hiệp định CEPT để thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
- Tại thời điểm gia nhập, Việt Nam đã đệ trình với các nước ASEAN 4 danh
mục hàng hoá theo quy định của CEPT: danh mục loại trừ hoàn toàn, danh
mục loại trừ tạm thời, danh mục cắt giảm thuế ngay, danh mục nông sản chưa
chế biến và chế biến nhạy cảm cao.
- Những mặt hàng đưa vào thực hiện CEPT là những mặt hàng có thế mạnh
xuất khẩu của ta hoặc những mặt hàng chưa có trao đổi buôn bán gì với 10
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939 ASEAN.
b) Việt Nam hội nhập vào APEC – Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương.
- Ngày 15/6/1996 Việt Nam đã làm đơn xin gia nhập diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) và 11/1998 đã trở thành thành viên
chính thức của tổ chức này, một tổ chức hiện gồm có 21 thành viên, trong đó
bao gồm cả các nền kinh tế phát triển, đang phát triển và nền kinh tế chuyển đổi.
- Mục tiêu của APEC cũng là phát triển bền vững thông qua các chương trình
thúc đẩy mở cửa sản xuất thuận lợi hoá thương mại đầu tư hợp tác kinh tế kĩ
thuật theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, tự nguyện công khai và không
phân biệt đối xử giữa các thành viên cũng như các đối tác không là thành viên.
c) Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU)
- Trên lĩnh vực thương mại, Việt Nam và các nước thuộc Liên minh Châu Âu
(EU) đã có mối quan hệ khá lâu, song chúng được phát triển và mở rộng
trong những năm gần đây. Sau khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
2/1990, quan hệ buôn bán hai chiều Việt Nam – EU có bước phát triển khả
quan, kim ngạch xuất nhập khẩu gia tăng. Năm 1993, EU tăng gấp 10 lần
QUOTA nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam so với năm 1992. Trị giá kim
ngạch 2 chiều giữa Việt Nam - EU đã đạt 1 tỉ USD.
- Ngày 17/7/1995, hiệp định khung hợp tác Việt Nam - EU đã được kí chính thức ở Brucxen.
d) Quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
- Tháng 12/1994, Việt Nam đã gửi đơn xin gia nhập hiệp định chung về thương
mại và thuế quan (GATT), tiền thân của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Năm 1995 Việt Nam chính thức đề nghị gia nhập WTO.
- Việt Nam đã tiến hành nhiều phiên họp với nhóm cộng tác viên về Việt Nam
gia nhập WTO, tập trung vào việc minh bạch hoá, thương mại – dịch vụ, sở
hữu trí tuệ và đầu tư. Trong những năm 2000, một số thành viên của WTO 11 Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939
như: EU, Mĩ, Thuỵ Sĩ... đã bắt đầu gửi đề nghị về đàm phán mở cửa thị trường cho Việt Nam.
IV. Thành tựu đã đạt được
- Vào tốp 20 nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới.
- Dấu ấn WTO được ghi nhận rõ nét trong việc đưa Việt Nam trở thành một
nền kinh tế có độ mở cao, tới 200% GDP và cải thiện cán cân thương mại
hàng hóa, chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu 6 năm liên tiếp kể từ 2016 đến nay.
- Cán cân thương mại luôn thặng dư với mức xuất siêu tăng dần qua các năm,
từ 1,77 tỷ USD (năm 2016); 2,1 tỷ USD (năm 2017); 6,8 tỷ USD (năm 2018);
10,9 tỷ USD (năm 2019); trên 19 tỷ USD (năm 2020) và năm 2021,... dù chịu
ảnh hưởng nặng nề dịch COVID - 19, Việt Nam vẫn đạt mức xuất siêu gần 4 tỷ USD…
- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã thiết lập mối quan hệ tích cực
với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như ADB, IMF, WB, tham gia các tổ
chức kinh tế, thương mại khu vực và quốc tế, ký kết các hiệp định hợp tác
kinh tế đa phương (ASEAN, AFTA, ASEM, APEC, WTO…).
- Báo cáo rà soát thống kê thương mại thế giới năm 2020 của WTO ghi nhận
trong số 50 nước có nền thương mại hàng hóa lớn nhất thế giới, Việt Nam có
mức tăng trưởng lớn nhất khi dịch chuyển từ vị trí thứ 39 vào năm 2009 lên
vị trí thứ 23 vào năm 2019 và lọt vào tốp 20 năm 2021.
- Nhiều chỉ số xếp hạng quốc tế được cải thiện
- Trong 35 năm đổi mới và hội nhập quốc tế, từ một nền kinh tế nông nghiệp
lạc hậu, quy mô nhỏ bé, đến nay GDP của Việt Nam đạt 262 tỷ USD, tăng
hơn 18 lần, đứng thứ 44 trên thế giới. Trong bảng xếp hạng chỉ số quyền lực
châu Á (Asia Power Index) năm 2020 do Viện Lowy – viện nghiên cứu chính
sách đối ngoại hàng đầu của Australia công bố vào ngày 19/10/2020, Việt
Nam vượt Newzealand, xếp thứ 12 về sức mạnh tổng hợp trong số 26 quốc
gia, vùng lãnh thổ được đánh giá.
- Đến nay, Việt Nam đã được 90 nước công nhận là nền kinh tế thị trường và
đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua, 12
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939
đồng thời có nhiều khả năng tiếp tục giữ đà tăng trưởng cao trong tương lai.
=> Những kết quả về thương mại nói trên cho thấy Việt Nam là đất nước
“mở” sau khi gia nhập WTO và thực thi nghiêm túc các cam kết gia nhập.
Những thành tựu đó là kết quả của quá trình nỗ lực, bền bỉ và kiên định thực
hiện chính sách đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới tăng trưởng;
nâng cao năng suất và sửa đổi các quy định pháp luật; cải thiện môi trường
đầu tư kinh doanh hiện đại, minh bạch, tạo sự cạnh tranh công bằng, bình
đẳng cho doanh nghiệp và tiệm cận với chuẩn mực quốc tế theo tinh thần của
WTO và các FTA thế hệ mới mà Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham gia.
V. Hạn chế, thách thức còn tồn đọng
Bên cạnh những thành tựu đạt được từ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã nêu
trên, quá trình hội nhập của Việt Nam còn những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới như sau:
- Chủ trương chủ động hội nhập kinh tế quốc tế có giai đoạn, có khâu còn chưa
được triển khai đồng bộ, đầy đủ.
- Trong một số trường hợp, hội nhập kinh tế quốc tế còn mang tính bị động, bị
lôi cuốn theo tình thế và yêu cầu chính trị, chưa có nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn trong khi mức độ sẵn sàng và sự chuẩn bị của nền kinh tế nước ta chưa cao.
- Chưa có chiến lược rõ ràng, chủ động khi tham gia các Hiệp định FTA, chưa
chuẩn bị tốt các điều kiện cơ bản trong nước và chưa có được nỗ lực chung
của toàn xã hội để tận dụng tối đa các cơ hội mà tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế đem lại nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chất
lượng, hiệu quả và phát triển bền vững.
- Các lợi ích quốc gia thu được từ tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế chưa
tương xứng với tiềm năng của đất nước. Các hạn chế này đã tác động bất lợi
tới phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua và có thể gây tác động bất
lợi lâu dài tới nền kinh tế.
VI. Giải pháp hiệu quả
Việc giải quyết những thách thức sẽ đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính
phủ, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội để đưa ra các giải pháp hiệu quả: 13 Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cần xuất phát từ yêu cầu bên trong của đất
nước, phù hợp với sự chuẩn bị và mức độ sẵn sàng của nền kinh tế và các
doanh nghiệp. Cần có sự thống nhất về quan điểm, nhận thức và hành động,
nhất là cần xây dựng các căn cứ khoa học và thực tiễn để phục vụ tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế.
- Cần đảm bảo tầm nhìn dài hạn về các mục tiêu kinh tế, chính trị ngoại giao và
mục tiêu chiến lược tổng thể trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng đòi hỏi mức độ cam kết cao hơn cam kết
gia nhập WTO cả về phạm vi và mức độ. Cần chủ động xem xét xây dựng,
điều chỉnh khuôn khổ pháp lý trong nước để vừa phục vụ nhu cầu phát triển
của đất nước, vừa hỗ trợ và tận dụng tốt nhất các cơ hội mà tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại.
- Cần chú trọng tăng cường chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hội nhập cũng
như nâng cao năng lực nghiên cứu và năng lực triển khai bao gồm cả quản trị.
- Hội nhập kinh tế quốc tế cần gắn kết hơn với đổi mới kinh tế – xã hội trong
nước để nâng cao hiệu quả và tăng cường thúc đẩy, hỗ trợ lẫn nhau vì mục
tiêu phát triển chung của đất nước, nội lực là quyết định, ngoại lực là quan trọng.
- Hội nhập kinh tế quốc tế cần được đặt trong mối quan hệ hài hòa với hội nhập
trong các lĩnh vực khác, nhưng hội nhập kinh tế quốc tế phải là trọng tâm, là
nội dung chính và quan trọng nhất của Hội nhập quốc tế.
- Kết hợp chặt chẽ giữa Hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững độc lập
tự chủ, chủ quyền và an ninh quốc phòng; giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh
thái…; Hội nhập kinh tế quốc tế phải gắn với chú trọng xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ. KẾT LUẬN
Có thể nói, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta là một quá trình với cơ hội và
thách thức đan xen tồn tại dưới dạng tiềm năng và có thể chuyển hoá lẫn nhau.
Đặc biệt trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID 19 diễn biến hết sức phức tạp cả thế
giới đang gồng mình đối phó. Nó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Vậy nên cơ hội và thách thức chỉ trở 14
Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com) lOMoAR cPSD| 44820939
thành hiện thực trong những điều kiện cụ thể, mà ở đó vai trò của nhân tố chủ
quan có tính quyết định rất lớn, trước hết đó là hiệu quả hoạt động lãnh đạo của
Đảng, sự điều hành quản lý của Nhà nước và tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết
của toàn dân tộc. Thực tế đã chứng tỏ việc kiên định nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng
mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế với chủ trương chủ động và
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa chọn đúng đắn, tất yếu đối với nước ta
trong bối cảnh toàn cầu hoá sôi động hiện nay. Những thành tựu quan trọng
giành được trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là cơ sở để đất nước ta vững
bước trên đường hội nhập và phát triển, sớm ra khỏi tình trạng kém phát triển,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, hướng tới mục tiêu chiến lược dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi-tiet-tin-ttpltc? dDocName=MOFUCM220893
https://vnembassy-bruxelles.mofa.gov.vn/vi-vn/News/EmbassyNews/Trang/
Ch%E1%BA%B7ng-%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-quan-h%E1%BB
%87-Vi%E1%BB%87t-Nam---Li%C3%AAn-minh-ch%C3%A2u- %C3%82u-30-n%C4%83m-qua.aspx
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/btcvn/pages_r/l/tin-bo-tai-chinh? dDocName=MOFUCM098068 15 Downloaded by Le na Nguyen Thi (lenanguyenthi289@gmail.com)