Tiểu luận kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Tiểu luận kinh tế chính trị - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730 điểm cơ bản sau:
- Hoạt động môi giới chứng khoán luôn được thực hiện bởi các chủ thể đặc thù là
những tổ chức, cá nhân có chuyên môn, nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Ở Việt nam
hiện nay, hoạt động môi giới chứng khoán được thực hiện chủ yếu bởi các công ty chứng
khoán. Để hoạt động môi giới chứng khoán thì các nhà môi giới phải được cấp giấy
phép thành lập và hoạt động kinh doanh chứng khoán đồng thời phải thực hiện việc
đăng kí kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
–Hoạt động môi giới chứng khoán được thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ
môi giới chứng khoán, đây được coi là công cụ pháp lý của hoạt động môi giới chứng
khoán. Hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán được giao kết giữa bên môi giới với
bên được môi giới là người mua hoặc người bán chứng khoán. Theo đó, bên môi giới
có cơ sở pháp lí để thực hiện trách nhiệm mua hộ hoặc bán hộ chứng khoán cho khách
hàng với tư cách là người đại diện thông qua hợp đồng dịch vụ môi giới chứng khoán
và bên môi giới có quyền yêu cầu khách hàng trả phí hoa hồng môi giới cho mình khi
kết thúc giao dịch mua bán hộ chứng khoán.
–Hoạt động môi giới chứng khoán là việc nhà môi giới mua hay bán hộ chứng
khoán cho khách hàng nhằm hưởng phí hoa hồng dựa trên những hiểu biết sâu sắc của
mình về lĩnh vực chứng khoán. Nhà môi giới có bổn phận phải đem hết khả năng về
chuyên môn nghiệp vụ để giúp khách hàng mua hay bán được chứng khoán theo đúng
yêu cầu và vì lợi ích của khách hàng trong quá trình mua hay bán hộ chứng khoán cho khách hàng.
Từ những đặc điểm của môi giới chứng khoán ta có thể thấy được vai trò của
môi giới chứng khoán đối với các đội tượng trong thị trường chứng khoán. Đầu tiên là
đối với nhà đầu tư, môi giới chứng khoán có một số vai trò như: góp phần làm giảm chi
phí giao dịch, cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng và cung cấp những sản phẩm
và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực hiện được các giao dịch theo yêu cầu vì lợi
ích của họ… Tiếp theo đối với các công ty chứng khoán, hoạt động của các nhân viên
môi giới mang lại nguồn thu nhập lớn cho các công ty chứng khoán, đặc biệt là các công
ty môi giới. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những thị trường phát triển 20% trong lOMoAR cPSD| 44879730
tổng số nững nhà môi giới đã tạo ra tới 80% nguồn thi từ hoa hồng cho ngành. Nguồn
thu bao gồm hoa hồng, các khoản tín dụng, các khoản chênh lệch giá mua, các khoản
chi phí cho những dịch vụ hoặc sản phẩm đặc biệt, các khoản thu do nỗ lực bán hàng
của họ. Bên cạnh đó, đối với thị trường chứng khoán, môi giới chứng khoán có vai trò:
phát triển dịch vụ và sản phẩm trên thị trường và cải thiện môi trường kinh doanh: góp
phần hình thành nên văn hóa đầu tư, tăng chất lượng và hiệu quả dịch vụ nhớ cạnh tranh,
hình thành nên dịch vụ mới trong nền kinh tế, tạo việc làm và làm phong phú cho môi trường đầu tư…
Có thể thấy môi giới chứng khoán là một trong những nghiệp vụ trọng tâm của
các công ty chứng khoán, nó có tác động rất lớn đến sự phát triển của công ty chứng
khoán cũng như thị trường chứng khoán. Chính vì thế ta có thể thấy một số nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả của hoạt động môi giới chứng khoán bao gồm nhân tố chủ quan và
nhân tố khách quan. Nhân tố chủ quan có thể kể đến một số nhân tố như: sự phát triển
và thực trạng của nền kinh tế, sự phát triển của thị trường chứng khoán, môi trường
pháp lý, thu thập kiên thức và thói quen đầu tư của công chúng… Ngược lại, nhân tố
chủ quan bao gồm: nhân tố con người, cơ sở vật chất và trình độ công nghệ, mô hình tổ
chức của công ty chứng khoán, kiểm soát nội bộ…
Sau khi tìm hiểu về công ty chứng khoán, hoạt động môi giới chứng khoóa, ta có
thể xem xét và đánh giá thực trạng của hoạt động môi giới chứng khoán của các công
ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số giải pháp
để nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Đâu tiên là thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán trên thị trường
chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước phát triển ấn tượng kể từ
khi đi vào hoạt động từ năm 2000. Đến nay, sau hơn 20 năm, thị trường đã trở thành
kênh huy động vốn dài hạn quan trọng, với quy mô huy động vốn qua thị trường chứng
khoán giai đoạn 2011-2020 đạt gần 2,9 triệu tỷ đồng, gấp gần 10 lần giai đoạn 2000-
2010. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2023 đã thể hiện một xu hướng tích
cực và có nhiều dư địa để phát triển. Được hỗ trợ bởi môi trường vĩ mô tươi sáng, thị lOMoAR cPSD| 44879730
trường chứng khoán đã trở thành kênh đầu tư hấp dẫn, đặc biệt khi các kênh đầu tư khác
như bất động sản và vàng diễn biến khó lường, cùng với việc tiết kiệm không còn là ưu
tiên hàng đầu. Tính đến đầu tháng 12 năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng
khoảng 6% so với đầu năm, nhưng có mức độ phân hóa cao giữa các nhóm cổ phiếu
theo ngành nghề và quy mô vốn hóa. Năm 2023 đã trở thành năm sàng lọc năng lực
phân tích của các nhà đầu tư cá nhân, với việc lựa chọn ngành và loại cổ phiếu trở thành yếu tố quan trọng.
Theo Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố thị phần môi giới cổ
phiếu sàn HNX và thị trường UPCoM năm 2023. Tại sàn HNX, Chứng khoán VPS tiếp
tục đứng đầu với thị phần 25,4%, tăng 4,3 điểm phần trăm so với năm 2022. Giữ vị trí
thứ hai là VNDirect với 9,36%, song đã giảm 6,4 điểm phần trăm. Tiếp theo là các
gương mặt quen thuộc gồm Chứng khoán SSI, TCBS, MBS, Mirae Asset (Việt Nam).
Giống VPS, các đơn vị này đồng loạt tăng thị phần so với năm trước. Ở nhóm sau bảng
xếp hạng, VCBS từ vị trí thứ 10 vươn lên thứ 7 bảng xếp hạng. Chứng khoán FPT tụt
về vị trí thứ 8 (từ thứ 6) với 3,07% thị phần, Chứng khoán BIDV duy trì vị trí thứ 9 với
2,86% thị phần. Thay đổi thành phần duy nhất so với năm trước là việc Chứng khoán
Bảo Việt vào top 10 với thị phần 2,46%, ngược lại KBSV đã rời khỏi nhóm. Tổng thị
phần của 10 đơn vị top đầu đạt 69,6%, tăng khoảng 6 điểm phần trăm so với 2022. Tại
sàn UPCoM, các đơn vị dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu năm 2023 gồm VPS
(26,95%), VNDirect (7,15%), SSI (7%), TCBS (5,27%), Vietcap (4,57%), MBS
(4,46%), VCBS (3,88%), DSC (3,81%), FPTS (3,21%) và Chứng khoán BIDV (3,1%).
So với năm 2022, top 10 thị phần môi giới trên UPCoM có sự xuất hiện của Vietcap và
DSC, thay thế Chứng khoán Tân Việt và Chứng khoán Bảo Việt.
Trên là thị phần môi giới chứng khoán tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(HNX), còn đối với Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM. Năm 2023, thị phần môi giới
cổ phiếu trên Sàn Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) không có nhiều biến động
ở top 3. Công ty cổ phần Chứng khoán VPS tiếp tục đứng đầu với 19,06% thị phần, theo
sau là Chứng khoán SSI (10,44%) và VNDirect (7,01%). Còn ở vị trí thứ 4, Chứng
khoán Kỹ thương (TCBS) đã "soán vị trí" của Chứng khoán TP.HCM (HSC), nắm
6,32% thị phần. Trên sàn UPCoM, VPS cũng dẫn đầu thị phần môi giới cổ phiếu với lOMoAR cPSD| 44879730
26,95%. Ngoài ra, hoạt động môi giới dự kiến có doanh thu giảm 27% so với năm 2022,
xuống còn 212 tỷ đồng. Đây là bước ngoặt quan trọng trong thị trường chứng khoán
Việt Nam, khi VPS bất ngờ vươn lên đứng số 1 về thị phần môi giới sau khi vượt qua SSI vào đầu năm 2021.
Mặc dù thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều biến động và chịu áp
lực từ diễn biến phức tạp của thị trường chứng khoán quốc tế, nửa đầu năm 2023 giao
dịch trầm lắng với thanh khoản sụt giảm mạnh so với năm trước, thị trường vẫn hướng
đến năm 2023 với kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ. Những yếu tố tác động đến thị trường
chứng khoán Việt Nam trong năm 2023 bao gồm cả yếu tố tích cực và tiêu cực, với rủi
ro và cơ hội song hành. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư phải cân nhắc kỹ lưỡng khi đưa
ra quyết định đầu tư.
Trong qua trình nghiên cứu về thị trường chứng khoán em thấy được những
thành tựu mà công ty chứng khoán đã đạt được trong quá trình thực hiện nghiệp vụ môi giới là:
- Công ty chứng khoán có đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, có chứng chỉ
hành nghề do UBCK cấp phép sẵn lòng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
- Cơ sở vật chất, văn phòng làm việc của công ty chứng khoán được bày trí
chuyên nghiệp, trang thiết bị phục vụ khách hàng hiện đại, tạo điều kiện giao
dịch hoạt động mua bán chứng khoán được dễ dàng. Phần mềm giao dịch
chứng khoán được sắp xếp khoa học và tích hợp nhiều tiện ích.
- Chính sách đáp ứng của công ty chứng khoán mang lại sự hài lòng cho khách
hàng. Hầu hết khách hàng cho rằng công ty chứng khoán luôn gửi tin nhắn
SMS xác nhận kết quả khớp lệnh nhanh chóng và chính xác, công ty có phản
ứng nhanh và phù hợp với các chính sách và thay đổi của nhà điều hành thị
trường chứng khoán. Điều đó giúp gắn kết khách hàng với công ty, xây dựng
và thu hút một mạng lưới khách hàng lớn.
- Công ty luôn quản lý tách bạch tài khoản khách hàng với tài khoản công ty
chứng khoán, làm cho khách hàng yên tâm hơn về hoạt động môi giới của công ty. lOMoAR cPSD| 44879730
Mặc dù chất lượng hoạt động môi giới chứng khoán đã có những bước phát triển
đáng kể, thu hút nhiều khách hàng. Song bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động
môi giới chúng khoán còn tồn tại những yếu kém cần phải khắc phục như:
Một là, mạng lưới của công ty chứng khoán còn mỏng, chưa bao phủ khắp quận
huyện của thành phố, mà chủyếu tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Được phản
ánh thông qua yếu tốHH1, khách hàng đánh giá thấp.
Hai là, kỹ năng và trình độ nhân viên còn hạn chế. Một số nhà đầu tư nhận xét
năng lực tư vấn của nhân viên chưa cao.
Ba là, Chính sách Marketing của các công ty chứng khoán chưa được chú trọng
đúng mức, được phản ánh thông qua yếu tố CT2. Hoạt động môi giới chứng khoán
củacông ty chưa có sựquảng cáo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng đểthu hút khách hàng.
Từ nhứng thành tựu và hạn chế mà thị trường chứng khoán đã đạt được trong
quá trình thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán ta thấy được rằng các công ty chứng
khoán đã nỗ lực để cải thiện chất lượng dịch vụ và mở rộng quy mô hoạt động. Và em
cũng đề xuất một số kiên nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động môi giới chứng khoán
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thứ nhất là nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ môi giới chứng khoán, phải
hướng tới dịch vụ nâng cao giá trị tài sản và đảm bảo tính an toàn cho tài sản khách
hàng. Nâng cao chất lượng dịch vụ ngày càng trở thành một lợi thế cách tranh mang ý
nghĩa sống còn đối với TTCK.
Thứ hai là xây dựng chương trình tiếp thị và phát triển thương hiệu vì thương
hiệu nhà nhân tố tạo sự gắn kết bền vững giữa khách hàng và công ty; từ đó dần tạo nên
danh tiếng để thu hút thêm càng nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, thương hiệu còn là sơ
sở tạo nên sự phát triển bền vững cho công ty và khẳng định vị thế trong ngành so với
các đối thủ cạnh tranh.
Thứ ba là hiện đại hóa công nghệ - thông tin, sử dụng nhiều hệ thống giao dịch
hiện đại như I-trade, Vi-trade… cùng với hệ thống quản trị rủi ro, quản trị doanh nghiệp,
quản trị thông tin đạt chuẩn quốc tế. lOMoAR cPSD| 44879730
Thứ tư là nâng cao nguồn nhân lực. Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào,
chất lượng nguồn nhân lực luôn là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành bại cảu
doanh nghiệp. Chình vì vậy các công ty chứng khóa cần đảm bảng nguồn nhân lực đạt
trình độ chuyên môn nhất định cũng như có các kỹ năng, tính cách phù hợp với lĩnh vực.
Ngoài ra, công ty chứng khoán cũng cần tập trung nâng cao chất lượng quản trị
kinh doanh, xây dựng chính sách chăm sóc khách hàng phù hơp…