Tiểu luận Kinh tế Chính trị Mác Lênin - Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0| Đại học Kinh tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ---o0o--- BÀI TẬP LỚN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
Đề tài: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời đại cách mạng
công nghiệp 4.0
Giảng viên: TS. Mai Lan Hương
Họ và Tên: Dương Quang Anh
Mã sinh viên: 11210355
Lớp chuyên ngành: Quản Trị Marketing CLC 63A
Lớp tín chỉ: KTCTML_AEP(221)_CLC_13 Hà Nội, tháng 3/2022 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU – TÍ
NH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: 3 A. CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CUỘC CÁCH MẠNG 4.0: 4
1. KHÁI NIỆM VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA: 4
2. CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0: 4 A. KHÁI N IỆM: 4 B. LỊCH S Ử C ÁC CUỘC C ÁCH MẠNG CÔNG N GHỆ: 4 C. LÝ LUẬN V Ề CUỘC C ÁCH M ẠNG 4.0: 5
B. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI
KÌ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0: 6
1. NỘI DUNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI VIỆT NAM: 6
2. TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ 4 ĐẾN QUÁ TRÌNH CÔNG N GHIỆP H ÓA H , IỆN Đ ẠI H ÓA ĐẤT N ƯỚC: 7 A. THỜI C Ơ: 7 B. KHÓ K HĂN: 8 C. MỘT S Ố G IẢI P HÁP K HẢ T HI: 8
3. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI VIỆT NAM TRONG T HỜI G IAN V ỪA Q UA: 10 C. KẾT LUẬN: 1 1 CÁC T
ÀI LIỆU THAM KHẢO: 13
LỜI NÓI ĐẦU – TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:
Trước thập niên 60 của thế kỉ XX, Việt Nam vẫn còn là một nước nông
nghiệp lạc hậu đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội với cơ sở vật chất kĩ thuật, trình độ lực
lượng sản xuất còn lạc hậu, thấp kém cùng quan hệ sản xuất cũ, chưa đổi mới.
Nhận thấy điều này, Đảng ta đã lãnh đạo và giúp nhân dân hiểu rõ tác dụng to lớn
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với đất nước.
Về cơ bản, đối với tình trạng nước ta lúc bấy giờ, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa là một xu hướng rất phù hợp, góp phần cải thiện về mọi mặt liên quan tới cơ sở
vật chất kĩ thuật, trình độ lực lượng sản xuất và các quan hệ sản xuất, tạo tiền đề để
hướng tới một nền kinh tế độc lập, tự chủ.
Dù những lợi ích mà công nghệ hóa, hiện đại hóa mang lại là không thể phủ
nhận, thế nhưng, con đường phát triển của đất nước do Đảng vạch ra thời đó đã
vấp phải những vật cản rất lớn từ cuộc chiến tranh kéo dài. Hậu chiến tranh, chúng
ta tiếp tục phải khôi phục và xây dựng lại đấy nước, khiến cho nền kinh tế - xã hội
gần như kiệt quệ và rơi vào khủng hoảng nặng nề.
Kể từ lần đầu được nhắc tới vào năm 2011 tại Hội chợ công nghiệp
Hannover diễn ra tại Cộng hòa Liên bang Đức cho đến nay, cuộc cách mạng công
nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết và đã mở ra rất nhiều cánh
cửa cơ hội phát triển cho tất cả các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang
phát triển. Lấy nước ta làm ví dụ: Nếu có thể vận dụng tốt những kết quả của cuộc
cách mạng này, chúng ta có thể thực hiện công nghệ hóa, hiện đại hóa nhanh hơn
bao giờ hết. Để thực hiện được điều đó, việc nắm bắt được những cơ hội, trở ngại
và các quy tắc của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là vô cùng cần thiết. Vì vậy, đề
tài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0” là một đề tại mang tính thực tiễn, cấp thiết và ý nghĩa.
Nhận ra sự quan trọng của những vấn đề nêu trên, em quyết định sử dụng
đây làm đề tài cho bài tiểu luận của mình. Trong quá trình đi sâu vào nghiên cứu và
phân tích, bài viết sẽ không thể tránh khỏi một số sai sót không đáng có. Vì vậy,
em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Cô để có thể cải thiện được kĩ năng của mình.
A. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ CUỘC CÁCH MẠNG 4.0:
1. Khái niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi cơ bản và toàn diện hầu hết các
hoạt động sản xuất từ việc sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng
một cách phổ biến sức lao động phổ thông dựa trên sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí.
Hiện đại hóa được hiểu là quá trình ứng dụng, trang bị những thành tựu khoa
học và công nghệ tiên tiến, hiện đại đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ
và quản lý kinh tế xã hội.
Vì vậy, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay là quá trình chuyển đổi căn
bản và toàn diện các hoạt động kinh tế và kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động
thủ công là chính sang sử dụng lao động phổ thông cũng như áp dụng các loại công
nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại để tạo ra năng suất lao động
xã hội lớn. Công nghiệp hóa có thể được ví như một cuộc “lột xác” của một quốc
gia lạc hậu trở thành đất nước hiện đại hơn với nền khoa học, kỹ thuật tiên tiến hơn.
2. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0: a. Khái niệm:
Là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên
cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển
của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như
tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến
những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.
b. Lịch sử các cuộc cách mạng công nghệ:
Cuộc cách mạng công nghệ lần đầu tiên (1.0) được ghi nhận ở nước Anh từ
giữa thế kỉ thứ XVIII. Đây là cuộc cách mạng đầu tiên đánh dấu sự thay đổi từ lao
động thủ công sang lao động máy móc chạy bằng hơi nước.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai (2.0) diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX
đến đầu thế kỷ XX. Nội dung là sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo
ra các dây chuyền sản xuất có tính chuyên môn hoá cao, chuyển nền sản xuất cơ
khí sang nền sản xuất điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ khoảng những năm đầu thập
niên 60 thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX. Nội dung cơ bản là sự phát triển của công
nghệ thông tin và tự động hóa sản xuất (hệ thống mạng, máy tính cá nhân (thập
niên 1970 và 1980) , thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp.
c. Lý luận về cuộc cách mạng 4.0:
Được nhắc tới lần đầu vào năm 2011 tại hội chợ Công nghiệp Hannover,
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi nền công nghiệp thế giới
bằng những thành tựu nó đem lại. Khác với những cuộc cách mạng công nghệ
trước đây trong lịch sử, cuộc cách mạng 4.0 này như một “sự kết hợp của các loại
công nghệ khác nhau” và “làm mờ đi ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh
học”(Klaus Schwab, 2016).
Những thành tựu vượt trội diễn ra trong cuộc cách mạng 4.0 này không thể
không kể đến công nghệ Internet vạn vật (Internet of Things), công nghệ in 3 chiều
(3D Printing), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), công nghệ Sinh học hiện đại (Modern Biotechnology),…
Tốc độ phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là rất lớn và “chưa
từng có tiền lệ trong lịch sử”(Klaus Schwab, 2016). Những thay đổi nó mang lại
gần như đã phá vỡ các định lý, lý thuyết về “công nghê” mà chúng ta từng quan
niệm trước đây. Kéo theo đó, những hệ thống sản xuất, quản trị hay quản lý cũng
chắc chắn sẽ có những thay đổi lớn, thậm chí toàn bộ. Vì vậy, nắm bắt xu thế này
và lấy đó làm công cụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là vô cùng cần thiết.
B. CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI VIỆT NAM TRONG
THỜI KÌ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0:
1. Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam:
Một là, tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền
sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ. Các điều kiện chủ yếu
cần có như: Tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực; môi trường quốc tế thuận lợi
và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn minh của người dân.
Không được chờ chuẩn bị đầy đủ mới thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa mà
phải thực hiện đồng thời.
Hai là, thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất - xã hội lạc hậu
sang nền sản xuất - xã hội hiện đại. Cụ thể là cần đẩy mạnh ứng dụng những thành
tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại. Trong một số ngành nghề và lĩnh vực khi
điều kiện và khả năng cho phép, có thể ứng dụng ngay những thành tựu khoa học,
công nghệ mới hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi xây dựng và phát triển ngành công nghiệp
sản xuất tư liệu sản xuất vì đây là ngành có vị trí quan trọng quyết định cho sự phát triển của ngành khác.
Qua đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đòi hỏi phải ứng dụng ngày càng
nhiều hơn các thành tựu công nghệ hiện đại; công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền
với tri thức, phát triển các ngành và sản phẩm liên quan đến tri thức; kết hợp quá
trình phát triển tuần tự với đi tắt đón đầu.
Ba là, cần từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất. Phải củng cố, tăng cường hoàn thiện quan hệ sản xuất
vì mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bên
cạnh đó, chúng ta cần thực hiện thường xuyên nhiệm vụ hoàn thiện quan hệ sở
hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản lí, phân bổ nguồn lực theo hướng tạo động
cho phát triển, giải phóng sức sáng tạo của nhân dân.
2. Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đến quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước:
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra cơ hội phát triển cũng như nhiều
thách thức cho mọi quốc gia, nhất là các nước đang phát triển trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việt Nam nếu có thể tận dụng, nắm bắt thời cơ sử dụng
những thành tựu khoa học – công nghệ mới thì có thể dễ dàng đi tắt, đón đầu và
đuổi kịp các quốc gia đã đi trước. Trái lại, chúng ta cũng đứng trước nguy cơ bị tụt
hậu nghiêm trọng nếu không thể tận dụng được cơ hội này. a. Thời cơ:
Giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên. Hiện nay, tổng số
công nhân nước ta chiếm tỷ lệ khoảng 13% số dân và 24% lực lượng lao động xã
hội, bao gồm số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế trong nước và đang làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài (Tổng cục thống
kê); số lao động giản đơn trong các cơ quan đảng, nhà nước, đoàn thể. Dự báo đến
năm 2020, giai cấp công nhân có khoảng 20,5 triệu người. Công nhân trong doanh
nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát triển
nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai
cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có tri thức, nắm vững khoa
học - công nghệ tiên tiến tăng lên. Công nhân trong các khu công nghiệp, các
doanh nghiệp khu vực ngoài nhà nước và có vốn đầu tư nước ngoài được tiếp xúc
với máy móc, thiết bị tiên tiến, làm việc với các chuyên gia nước ngoài nên được
nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, rèn luyện tác phong công nghiệp, phương
pháp làm việc tiên tiến. Lớp công nhân trẻ được đào tạo nghề theo chuẩn nghề
nghiệp ngay từ đầu, có trình độ học vấn, văn hóa, được rèn luyện trong thực tiễn
sản xuất hiện đại, sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản
xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp, gia tăng khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế trong tương lai… b. Khó khăn:
Trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn
chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về
số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm
trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong
công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân từ nông
dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống”.
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
động. Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng giai cấp công
nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng lao động xã hội là tỷ lệ còn thấp.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù
được cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu
khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải đến
năm 2038, năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines,
năm 2069 chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan. Do đó, nếu không tập trung đầu tư
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón đầu, thì chúng ta sẽ
bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam. Một
thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua đào tạo đang ngày càng cao…
c. Một số giải pháp khả thi:
Thứ nhất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân lao động, đặc
biệt là người lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Từng bước thực hiện
chính sách tiền lương bảo đảm đời sống cho người lao động và có tích lũy từ tiền
lương; đồng thời, mở rộng cơ hội cho công nhân mua cổ phần trong doanh nghiệp,
nhằm góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, giảm thiểu
tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp. Các cơ quan chức năng và tổ
chức công đoàn cần tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để bảo đảm quyền, lợi
ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi
phạm quyền lợi của người lao động. Xây dựng và thực hiện tốt các chính sách bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, chính sách cụ thể giải quyết nhà
ở cho người lao động. Khi phê duyệt các khu công nghiệp, khu chế xuất, cần yêu
cầu dành quỹ đất tương xứng để xây dựng nhà ở và các công trình dịch vụ thiết yếu
cho công nhân. Chú trọng chăm lo xây dựng đời sống văn hóa - tinh thần, nhất là
quan tâm tới các dịch vụ văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khỏe cho người lao động.
Thứ hai, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ công nhân có
trình độ cao, ngày càng làm chủ được khoa học - công nghệ, có kỹ năng lao động,
tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật. Cần kịp thời bổ sung, sửa đổi, xây dựng
chính sách đào tạo và đào tạo lại công nhân; tạo điều kiện cho họ tự học tập nâng
cao trình độ; điều chỉnh, bổ sung quy hoạch mạng lưới các cơ sở dạy nghề gắn với
các ngành, các vùng kinh tế trọng điểm. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế dành kinh phí và thời gian thích đáng cho đào tạo, đào tạo lại công nhân.
Thứ ba, xây dựng và thực hiện nghiêm hệ thống chính sách, pháp luật liên
quan đến việc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân. Xây
dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về lao động, việc làm, đời sống, nâng
cao thể chất cho công nhân. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Nhà nước,
tổ chức công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác trong doanh nghiệp, có
chế tài xử lý nghiêm các tổ chức và cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật. Khuyến
khích, tạo điều kiện cho người lao động chủ động học tập nâng cao kiến thức pháp
luật, nắm bắt những quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ
lao động, giúp họ tự bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng trong trường hợp cần thiết.
Thứ tư, tăng cường vai trò của các cấp uỷ đảng, Công đoàn và các đoàn thể
nhân dân trong việc xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các loại
hình doanh nghiệp, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tăng tỷ lệ tham
gia của công nhân vào tổ chức chính trị - xã hội ở doanh nghiệp, để có điều kiện
được bảo vệ quyền lợi chính đáng và góp phần rèn luyện về tư tưởng, lập trường
chính trị, tránh bị các thế lực thù địch lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực.
Với tâm thế đón đầu và sự chuẩn bị tốt, giai cấp công nhân Việt Nam sẽ tận
dụng được những cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, xây dựng
đội ngũ ngày càng lớn mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, là lực lượng
chủ lực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn
thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình, đồng thời góp phần giữ vững bản chất giai cấp
công nhân của Đảng ta (Tạp chí Cộng Sản, 2020).
3. Một số thành tựu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Việt Nam
trong thời gian vừa qua:
Đưa Việt Nam thoát khỏi những quốc gia nghèo nhất thế giới: Việt Nam từ
một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành quốc gia có thu nhập thấp
và đang tiến dần và hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới. Và đóng góp vào
những thành quả to lớn của đất nước có vai trò hết sức của sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước.
Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có nền công nghiệp năng lực
cạnh tranh toàn cầu: Năng lực cạnh tranh toàn cầu (CIP) của Việt Nam đang thuộc
vào nhóm các quốc gia trung bình cao với vị trí thứ 44 trên thế giới (2018) theo
đánh giá của UNIDO. Cụ thể, giai đoạn 1990-2018 Việt Nam đã tăng 50 bậc và
giai đoạn 2010-2018 tăng 23 bậc nhanh nhất trong các nước thuộc khu vực ASEAN.
Đưa Việt Nam lên vị trí thứ 22 quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới: Công
nghiệp Việt Nam là ngành xuất khẩu chủ lực, có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong
ngành kinh tế quốc dân, đóng góp xấp xỉ 30% GDP. Trong tổng số 32 mặt hàng
xuất khẩu trên 1 tỷ USD vào năm 2019 hàng công nghiệp chiếm 29/32 mặt hàng và
có 5 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD. Theo thống kê xếp hạng
doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2019 trong 10 doanh nghiệp lớn nhất thì 8/10
doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp (Bộ Công Thương Việt Nam, 2020).
Bên cạnh đó, quá trình tái cơ cấu ngành công nghiệp gắn với đổi mới mô
hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động đã đi vào thực chất hơn, ngày càng
hướng vào lõi công nghiệp hóa. Theo đó, công nghiệp tiếp tục duy trì là ngành có
năng suất lao động cao nhất trong các ngành kinh tế quốc dân với tỷ trọng trong
GDP tăng từ 26,63% năm 2011 lên 27,81% năm 2015 và 28,55% năm 2019.
Cơ cấu nội ngành công nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng
công nghiệp khai khoáng (từ 36,47% năm 2011 xuống còn 25,61% năm 2019) và
tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo (từ 49,82% năm 2011 lên 54,57% năm
2019) và trở thành động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp (ước VA
tăng 10,99% giai đoạn 2011-2020 và 12,64% giai đoạn 2016-2020).
Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với
mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng
hiện đại, thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó
một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá
trị toàn cầu; tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát
triển hiện đại, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22/3/2018
về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới ngành Công
Thương sẽ tiếp tục tích cực triển khai thực hiện, cụ thể hóa các đường lối, chủ
trương, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo môi trường pháp lý bình đẳng và minh bạch cho các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cạnh tranh, phát triển, khơi thông các
nguồn lực trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, quyết tâm sớm đưa nước ta trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (Bộ Công Thương Việt Nam, 2020). C. KẾT LUẬN:
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam đã trải qua nhiều giai
đoạn phát triển xuyên suốt 30 năm đổi mới và cố gắng. Chúng ta thu lại về nhiều
thành tựu to lớn, mở ra những cánh cửa cơ hội cho nền kinh tế đạt tốc độ tăng
trưởng mạnh, thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, trên con đường
công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, chúng ta vẫn còn gặp phải rất nhiều các chướng
ngại vật như: Chưa đạt được tốc độ tang trưởng kinh tế lý tưởng, cơ cấu kinh tế
chuyển dịch chậm, hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển chưa nhanh,…
Để đẩy nhanh hơn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong
thời kì cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cần có những giải pháp thông minh và
mang tính quyết liệt. Có thể kể đến một số điều cần thay đổi như quá trình chuyển
đổi mô hình kinh tế, nâng cao hiệu quả huy động, phát triển nguồn lực, đẩy mạnh
vệc hoàn thiện thể chế về tài chính, thu hút nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát
triển,… Nếu có thể tiến lên đúng theo tiềm năng của mình, Việt Nam có thể đuổi
kịp những nước tiên tiến, đã phát triển một cách dễ dàng. Để làm được điều này,
mỗi người dân cần tin tưởng và làm theo những gì Đảng và Nhà nước hướng dẫn,
góp phần đưa nước ta sánh vai với các “cường quốc năm châu”.
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960): Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ III, Nxb Sự thật, Hà nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006): Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp
hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
3. Tổng cục Thống kê (2014): Niên giám thống kê (nhiều năm)
4. Ban chỉ đạo 35 Bộ Công Thương (2020): Những thành tựu nổi bật trong phát
triển công nghiệp góp phần quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, Bộ Công Thương Việt Nam.
5. Klaus Schwab (2016), Phát biểu về cuộc cách mạng lần thứ tư.
6. PGS, TS Trần Thị Vân Hoa (2018), Cách mạng công nghiệp 4.0 – vấn đề đặt ra
cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Trần Thị Thanh Bình (2020): Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách
thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản.