Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác LêNin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Tiểu Luận Kinh Tế Chính Trị Mác LêNin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ~~~~~~*~~~~~~
BÀI TẬP LỚN MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
ĐỀ TÀI : Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về
khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối
với thực tiễn lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam.
Sinh viên thực hiện
: NGUYỄN THỊ KIM CÚC
Lớp tín chỉ
: LLNL1106 (222) CLC_14 Mã sinh viên : 11221139 Số thứ tự : 12
Giáo viên hướng dẫn
: PGS.TS NGUYỄN THỊ THANH HIẾU
Hà Nội, tháng 4 năm 2023 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 44820939
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2
A. LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3
B. NỘI DUNG .............................................................................................................. 3
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KHỦNG
HOẢNG KINH TẾ .................................................................................................. 3
1.1 Khủng hoảng kinh tế .................................................................................................. 3
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................................... 3
1.1.2 Bản chất của khủng hoảng kinh tế ............................................................................. 4
1.1.3 Nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng kinh tế .................................................... 4
1.1.4 Chu kỳ kinh tế của tư bản chủ nghĩa .......................................................................... 6
TIỂU KẾT CHƯƠNG I .......................................................................................... 7
CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TỚI THỰC
TIỄN LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM ........................................ 7
2.1 Ngành Bất Động Sản Việt Nam ................................................................................. 8
2.1.1 Khái quát về bất động sn ............................................................................................ 8
2.1.2 Môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam ........................................................................ 8
2.1.3 Quan hệ của thị trường bất động sản với các thị trường khác trong nền kinh tế ..... 10
2.2 Thực tiễn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vào lĩnh vực bất động sản Việt . 11
Nam ................................................................................................................................. 11
2.2.1 Giai đoạn 1 – Khủng hoảng kinh tế và sự mở cửa thị trường (1993-1999): ............ 11
2.2.2 Giai đoạn 2 – Phát triển và đóng băng (2000-2007) ................................................ 12
2.2.3 Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế và 10 năm đầy biến động (2008 - 2018) ............. 13
2.2.4 Giảm tốc lấy đà để bùng nổ (2018 đến nay) ............................................................ 15
TIỂU KẾT CHƯƠNG II ....................................................................................... 16
CHƯƠNG III. LIÊN HỆ BẢN THÂN ................................................................. 16
C. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 17
DANH MỤC THAM KHẢO .................................................................................... 18 1 lOMoAR cPSD| 44820939 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài: “Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về khủng hoảng kinh tế và
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối với thực tiễn lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam” em
xin được bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến giảng viên Cô Nguyễn Thị Thanh Hiếu đã truyền đạt
cho em những nền tảng kiến thức cơ bản, kỹ năng cần thiết cũng như bài học kinh nghiệm
hữu ích để hoàn thành bài tập lớn của em.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ còn hạn chế, trong quá trình nghiên cứu và thực hiện
em vẫn gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp phản hồi từ phía cô để bài tập lớn tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chúc cô luôn mạnh khỏe và thành công trong công việc, cuộc sống.
Em xin trân trọng cảm ơn cô! 2 lOMoAR cPSD| 44820939 A. LỜI MỞ ĐẦU
Vấn đề khủng hoảng kinh tế đã được đặt ra cách đây hơn một thế kỷ, theo quan điểm của
C.Mác, ông khẳng định rằng: “Khi các nhà tư bản trao đổi tiền lấy tiền, chủ nghĩa tư bản sẽ
thoái trào.”, quan niệm này của C.Mác đã phát hiện và phân tích sâu sắc ra quy luật vận động,
phát triển của xã hội tư bản. Nhưng khi nghiên cứu sâu về tình hình các nước, ta nhận thấy rõ
được nguyên nhân sâu xa của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong Diễn văn nhậm chức,
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã nhấn mạnh: “Cuộc khủng hoảng nhắc chúng ta rằng, nếu
không có con mắt cảnh giác, thị trường có thể vượt ra ngoài sự kiểm soát bất cứ lúc nào, và
rằng một đất nước không thể thịnh vượng lâu dài nếu chỉ thiên về sự giàu có mà thôi”. Thế
nhưng từ chính quan điểm này là nguyên nhân sâu xa dẫn đến suy thoái kinh tế kéo theo cả
toàn cầu, phản ánh mạnh mẽ những sai lầm của các học thuyết này.
Trong xu thế toàn cầu hóa, Việt Nam đã và đang tiến đến hội nhập sâu rộng với kinh tế thế
giới, do đó, nền kinh tế Việt Nam cũng không tránh khỏi chịu tác động ít nhiều bởi các yếu
tố biến động, đặc biệt là từ các cuộc khủng hoảng kinh tế. Chính sự thách thức này là nguy
cơ thiệt hại lớn bởi nó có thể lây lan như “hiệu ứng domino”, kéo theo dòng chảy xuống dốc
của thương mại, đầu tư, công nghệ và nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc nội. Mọi hoạt
động sản xuất tư bản chủ nghĩa dừng lại như: doanh nghiệp phá sản, sản xuất thừa, ngân hàng
vỡ nợ,... tất cả hiện tượng trên chính là hậu quả nghiêm trọng của khủng hoảng kinh tế tài chính.
Lĩnh vực Bất động sản cũng là một trong nhóm ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, dưới tác động này, lĩnh bất động sản Việt Nam cũng kéo theo nền
kinh tế suy giảm tiêu cực trong các thời kỳ kinh tế. Với kiến thức mà tác giả tìm hiểu được,
em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về khủng
hoảng kinh tế và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối với thực tiễn lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam”.
Nội dung của bài tiểu luận bao gồm:
Chương I – Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về khủng hoảng kinh tế.
Chương II - Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế tới thực tiễn lĩnh vực bất động sản tại Việt
Nam – Thực trạng và giải pháp.
Chương III – Liên hệ bản thân. B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1.1 Khủng hoảng kinh tế 1.1.1 Khái niệm
Do sự tác động của quy luật cạnh tranh và sản xuất vô chính phủ, những quan hệ tỷ lệ giữa
các ngành sản xuất, các mặt của quá trình tái sản xuất... thường xuyên bị gián đoạn bởi các 3 lOMoAR cPSD| 44820939
cuộc khủng hoảng kinh tế và rồi thông qua các cuộc khủng hoảng kinh tế chủ nghĩa tư bản
lại dần dần lập lại được thế cân bằng mới. Cho nên sự phát triển của chủ nghĩa tư bản là sự
phát triển mang tính chu kỳ, từ cuộc khủng hoảng này đến cuộc khủng hoảng khác.
“Khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa là khủng hoảng sản xuất “thừa”. “Thừa” của sản xuất
ở đây mang ý nghĩa tương đối, nghĩa là “thừa” so với mức eo hẹp tiêu dùng có khả năng toán
của quần chúng, không phải “thừa” so với nhu cầu thực tế của xã hội.” 1
Như vậy, “Khủng hoảng kinh tế là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng
hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.”
Nói cách khác, nó biểu hiện sự mất cân đối giữa các khu vực, ngành, khâu của quá trình tái
sản xuất, kéo dài và không điều chỉnh được, gây ra những chấn động và hậu quả về kinh tế
xã hội trong phạm vi rộng hoặc hẹp, khủng hoảng kinh tế được thể hiện ra trên bề mặt xã hội
là sự mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa cung và cầu, giữa hàng và tiền.
1.1.2 Bản chất của khủng hoảng kinh tế
Trong nền kinh tế tự nhiên, những biến động trong đời sống kinh tế xảy ra chủ yếu là do chiến
tranh, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh... làm cho sản xuất bị tàn phá. Đến thời kì kinh tế hàng
hóa giản đơn, những mầm mống của khủng hoảng kinh tế đã xuất hiện. Đó là mâu thuẫn trong
tính chất tư nhân và tính chất xã hội của lao động hoạt động đầu cơ, vai trò điều tiết tự phát
của thị trường, sự phát triển của chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ. Trong chủ
nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã được xã hội hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không
thể tránh khỏi. Từ đầu thế kỉ XIX, sự ra đời của đại công nghiệp cơ khi đã làm cho quá trình
sản xuất tư bản chủ nghĩa bị gián đoạn bởi hững cuộc khủng hoảng có tính chất chu kỳ
Bản chất của khủng hoảng kinh tế chính là sự mất đi định hướng và ổn định trong lĩnh vực
kinh tế, đưa nền kinh tế vào giai đoạn suy thoái. Mầm mống của khủng hoảng kinh tế bắt đầu
nổ ra từ rất lâu, do đó, khủng hoảng kinh tế để lại hậu quả rất nặng nề cho nền kinh tế và cũng
không dễ dàng để khắc phục được tình trạng này.
Có thể nhận thấy, quốc gia nào càng phát triển thì khủng hoảng kinh tế sẽ càng dễ xảy ra,
khủng hoảng kinh tế có thể diễn ra trên phạm vi một nước nhưng cũng có thể lan rộng những
khu vực quốc gia xung quanh hoặc thậm chí với phạm vi toàn cầu, kéo theo những hệ lụy
nặng nề như: Vỡ nợ, phá sản, thất nghiệp, thị trường bị rối loạn....
1.1.3 Nguyên nhân và hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Nguyên nhân sâu xa của khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa
tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở
1 Giáo trình Kinh tếế chính tr Mác-Lếnin, tr75ị 4 lOMoAR cPSD| 44820939
hữu tư nhân của tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Mâu thuẫn này biểu
hiện thành nhiều dạng mâu thuẫn, cụ thể:
- Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa
học với khuynh hương tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội.
Đây là một vấn đề phức tạp và rất thường xuyên xảy ra trong nền kinh tế. Tính tổ chức và
tính kế hoạch thường được coi là cách thức hiệu quả để quản lý và điều hành các hoạt động
kinh doanh, trong khi khuynh hướng tự phát vô chính phủ thường được xem là sự tự do và
động lực cho sự phát triển của các cá nhân và doanh nghiệp. Mâu thuẫn này chỉ tồn tại trong
thời kì chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh do lúc này chính phủ chưa can thiệp vào thị trường.
Nhưng vì mục đích lợi nhuận, các nhà tư bản một mặt tìm cách hợp lý hóa sản xuất để giảm
chi phí sản xuất. Mặt khác, họ chỉ đầu tư vào các ngành có lợi nhuận cao. Kết quả là quan hệ
giữa cung và cầu bị rối loạn, quan hệ tỷ lệ giữa các ngành sản xuất bị phá hoại nghiêm trọng
đến một mức độ nào đó thì nổ ra khủng hoảng kinh tế.
- Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức
mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hóa.
Khuynh hướng tích lũy và mở rộng không có giới hạn của tư bản thường được coi là động
lực chính của sự phát triển kinh tế, nhưng nó cũng gây ra những tác động tiêu cực đến sự
phân bố tài nguyên và sự chênh lệch trong thu nhập của các tầng lớp trong xã hội. Trong khi
đó, sức mua của quần chúng ngày càng eo hẹp do bị bần cùng hóa gây ra bởi sự phân bố tài
nguyên và thu nhập không công bằng, đồng thời cũng do tác động của các yếu tố kinh tế khác
như lạm phát, thất nghiệp và giá cả cao. Tuy nhiên, của cải sản xuất càng nhiều nhưng sức
mua của người tiêu dùng không theo kịp, kết quả là dẫn đến khủng hoảng thừa hàng hóa.
- Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư bản và giai cấp vô sản.
Đối với dạng mâu thuẫn trên, giai cấp tư bản thường sở hữu các phương tiện sản xuất và tài
nguyên kinh tế, và tập trung vào việc tăng lợi nhuận và tích lũy tài sản. Trong khi đó, giai cấp
vô sản là giai cấp lao động làm thuê thường bị áp đặt bởi những điều kiện lao động kém, thu
nhập thấp và không có quyền kiểm soát quá trình sản xuất. Sự tước đoạt tư liệu sản xuất từ
tay những người sản xuất và biến họ thành vô sản đã khiến họ phải đi làm thuê. Mâu thuẫn
này có thể dẫn đến những tình trạng xã hội tiêu cực như đình công, bạo động lao động và các
xung đột về quyền lợi lao động.
Hậu quả của khủng hoảng kinh tế là những ảnh hưởng nghiêm trọng của kinh tế toàn cầu lên
toàn cầu và các nền kinh tế của các nước:
Thất nghiệp: Khủng hoảng kinh tế thường dẫn đến giảm hoạt động sản xuất và kinh doanh,
do đó làm tăng mức thất nghiệp. Nhiều doanh nghiệp sẽ đóng cửa hoặc giảm quy mô sản
xuất, dẫn đến sự mất việc làm cho công nhân và nhân viên. 5 lOMoAR cPSD| 44820939
Giảm lương và thu nhập: Khi nền kinh tế gặp khó khăn, các doanh nghiệp thường sẽ giảm
lương và thu nhập của nhân viên để cắt giảm chi phí. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mức sống
của người dân và làm giảm sức mua của họ.
Giảm hoạt động sản xuất và kinh doanh: Khủng hoảng kinh tế có thể làm giảm hoạt động sản
xuất và kinh doanh của các doanh nghiệp, dẫn đến giảm doanh thu và lợi nhuận. Điều này sẽ
làm giảm sức mua của người tiêu dùng và làm suy yếu nền kinh tế.
Giảm giá trị tài sản: Khủng hoảng kinh tế có thể làm giảm giá trị tài sản như nhà đất, cổ phiếu,
trái phiếu và sản phẩm tài chính khác. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tài sản của người dân và các tổ chức tài chính.
Tác động đến nền kinh tế toàn cầu: Khủng hoảng kinh tế có thể lan rộng từ một quốc gia sang
các quốc gia khác và gây ra tác động đến nền kinh tế toàn cầu. Điều này có thể gây ra sự suy
giảm kinh tế và tăng thêm rủi ro cho các doanh nghiệp và các chủ đầu tư.
1.1.4 Chu kỳ kinh tế của tư bản chủ nghĩa
Các cuộc khủng hoảng kinh tế từng thời kỳ làm rung chuyển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa từ
lúc chuyển sang sản xuất máy móc quy mô lớn, đã mang lại cho tái sản xuất tư bản xã hội tính chất chu kỳ.
Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản thường được biểu hiện lặp đi lặp lại từ một cuộc khủng
hoảng kinh tế này đến cuộc khủng hoảng kinh tế khác, tính chu kỳ bao của kinh tế tư bản chủ
nghĩa thể hiện sự phát triển tuần hoàn qua các giai đoạn: Khủng hoảng, tiêu điêu, phục hồi,
phồn vinh và lại bắt đầu trở lại khủng hoảng,... Do đó, trong giai đoạn cạnh tranh của chủ
nghĩa tư bản, cứ khoảng từ 8 đến 12 năm, nền kinh tế tư bản chủ nghĩa lại phải trải qua một
cuộc khủng hoảng kinh tế.
Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian nền kinh tế tư bản chủ nghĩa vận
động từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng sau.
Hình 1.1 Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế
Nguồn ảnh: Samuelson và Nordhalls (2007) 6 lOMoAR cPSD| 44820939
Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế thể hiện như sau:
Khủng hoảng: xảy ra khi sản xuất ra hàng hóa mà không thể bán được, tồn kho, ứ đọng
lớn, giá cả giả mạnh, tư bản đóng cửa sản xuất, công nhân thất nghiệp. Tư bản bắt đầu mất
khả năng thanh toán các khoản nợ. Tâm lý hoảng loạn, sự săn đuổi về tiền mặt, việc rút tiền
ồ ạt khỏi ngân hàng, thị trường chứng khoán giảm mạnh... Tín dụng thương mại và ngân hàng
thu hẹp, trong khi nhu cầu tín dụng tăng lên làm cho tỷ suất lợi tức tăng lên rất cao. Khủng
hoảng đã phá huỷ nghiêm trọng lực lượng sản xuất xã hội, người lao động thất nghiệp đông
đảo, đời sống hết sức khó khăn...
Tiêu điều: giai đoạn tiếp theo của khủng hoảng, sản xuất ở trạng thái đình trệ, cơ sở sản
xuất thiết lập ở trạng thái thấp. Tiền nhàn rỗi nhiều vì không có nơi đầu tư, tỉ suất lợi nhuận thấp.
Phục hồi: giai đoạn nối tiếp của tiêu điều. Nhờ đổi mới tư bản cố định, sản xuất trở lại
trạng thái như trước, công nhân được thu hút vào làm việc, giá cả tăng, lợi nhuận tăng.
Phồn vinh: Là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kỳ kinh tế. Sản xuất mở rộng và phát
triển vượt mức cao nhất của chu kỳ trước. Nhu cầu và khả năng tiêu thụ hàng hóa tăng, giá
cả hàng hóa tăng lên, số người lao động và tiền lương đều tăng lên. Nhu cầu tín dụng tăng lên
làm tỷ suất lợi tức tăng lên. Guồng máy kinh tế dường như hoạt động hết công suất. Điều kiện
của một cuộc khủng hoảng mới cũng dần chín muồi.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trong nội dung chương I, tác giả đã trình bày và hệ thống hóa cơ sở lý luận của Mác-Lênin
về khủng hoảng kinh tế. Qua đó, tạo được nền tảng nguyên lý hình thành khủng hoảng kinh
tế tư bản chủ nghĩa và mối liên hệ thực tiễn của khủng hoảng kinh tế. Kết quả lý luận của
chương I làm tiền đề lý luận vững chắc để tác giả chỉ ra, phân tích những ảnh hưởng mà
khủng hoảng kinh tế tác động đối với lĩnh vực bất động sản Việt Nam tại chương II.
CHƯƠNG II. ẢNH HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TỚI THỰC
TIỄN LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI VIỆT NAM
Cũng như nhiều nước khác, Việt Nam cũng đối mặt với khủng hoảng kinh tế bởi cuộc khủng
hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ sau thế chiến thứ II lan rộng. Nền kinh tế Việt Nam phải chịu
nhiều ảnh hưởng nặng nề và hệ lụy tiêu cực, nhiều doanh nghiệp lao đao và khốn khó vì
khủng hoảng thị trường, nguy cơ thất nghiệp tăng cao, nhu cầu tiêu dùng giảm... Trong đó,
kể đến thị trường bất động sản cũng bị tác động mạnh mẽ. 7 lOMoAR cPSD| 44820939
2.1 Ngành Bất Động Sản Việt Nam
2.1.1 Khái quát về bất động sản
Theo bộ luật Dân Sự 2015 không đưa ra định nghĩa cụ thể nhưng khái quát như sau: “Tài sản
bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”2
“Bất động sản là các tài sản không di dời được, bao gồm: Đất đai, nhà ở, công trình xây dựng
gắn liền với đất đai và các tài sản khác theo pháp luật quy định.” 3
Bất động sản là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế của mỗi quốc gia, vì nó liên quan
đến nhu cầu cơ bản của con người vè nhà ở, nơi làm việc, kinh doanh, sản xuất và các hoạt
động khác. Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản bao gồm nhiều hoạt động, từ môi giới, đầu tư,
quản lý, thiết kế, cho thuê,... Những hoạt động này đều đóng vai trò quan trọng trong việc
phát triển bất động sản nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thị trường bất động sản bao gồm: nhu cầu của thị trường, kinh
tếchính trị, pháp lý, cung cấp và các yếu tố xã hội khác. Các giá trị bất động sản thường được
đánh giá trên vị trí, diện tích, hình dạng, tiện nghi, trạng thái bảo trì và các yếu tố khác.
2.1.2 Môi trường kinh tế - xã hội Việt Nam
- Vị trí địa lý
Lãnh thổ Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới thuộc bán đảo Đông Dương, nước ta chịu
ảnh hưởng của gió mùa Châu Á, do đó được hưởng những ưu đãi của thiên nhiên bốn mùa
xanh tốt, hệ động – thực vật đa dạng, nhiều tài nguyên khoáng sản…Đặc biệt, việc tiếp giáp
Biển Đông giúp Việt Nam phát triển kinh tế biển với 2 lợi thế quan trọng. Ngoài ra, vùng tự
nhiên to lớn với bờ biển dài, diện tích lãnh hải thuộc chủ quyền rộng, khả năng tiếp cận dễ
dàng đến các đại dương, nhiều bãi biển đẹp… Vị trí địa lý - kinh tế nằm ở khu chiến lược,
đặc biệt là nằm trên hai tuyến hải hành và các luồng giao thương quốc tế chủ yếu của thế giới.
2 B Lu t Dân s 2015, Kho n 2 Điếều 105 quy đ nh vếề Tài s nộ ậ ự ả ị ả
3 Bộ Lu t Dân S 2015, Kho n 1 Điếuề 107 quy đ nh vếề Bâết đ ng sậ ự ả ị ộ ản và đ ng s nộ ả 8 lOMoAR cPSD| 44820939
HÌNH 2.1.2: VIỆT NAM TRÊN BẢN ĐỒ THẾ GIỚI
Nguồn ảnh: FPTS
- Quy hoạch đô thị
Bỏ lại phía sau xuất phát điểm thuần nông nghiệp lại trải qua nhiều cuộc chiến tranh, Việt
Nam đang có những bước tiến nhanh trong phát triển kinh tế, trong đó xây dựng đô thị và
phát triển kinh tế đô thị là điều kiện then chốt. Nhà nước đã ban hành quyết định
445/2009/QĐ-TTg và 1659/2012/QĐ nhằm xác định chương trình phát triển đô thị quốc gia
đến 2020 và tầm nhìn đến 2025. Trong đó, các đô thị trung tâm được phân bố hợp lý trên cơ
sở 6 vùng kinh tế – xã hội quốc gia là: Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh,
thành phố), Vùng Tây Nguyên (5 tỉnh), Vùng Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành phố), Vùng trung
du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh), Vùng đồng bằng Sông Hồng (11 tỉnh, thành phố), , Vùng
đồng bằng sông Cửu Long (12 tỉnh, thành phố). Do đô thị hóa là quá trình quan trọng và tất
yếu để phát triển kinh tế - xã hội nên trong hơn 30 năm phát triển, số lượng đô thị tăng lên nhanh chóng. - Dân số
Việt Nam có tốc độ tăng dân số khá nhanh trong khu vực và thế giới, lực lượng lao động tăng
mạnh từ năm 1990 và đến năm 2013 đã đạt 53,74 triệu người, chiếm 60% tổng dân số. Trung
bình cứ môi năm dân số tăng khoảng 1 triệu người thì nguồn cung nhân lực sẽ tiếp tục dồi
dào trong thời gian tới. Dưới tác động của đô thị hóa, dân cư từ nông thôn chuyển ra thành
thị để kiếm việc làm là điều tất yếu, kéo theo nhu cầu về đất nhà ở. Năm 2025, tổng dân số
Việt Nam dự báo đạt 99,33 triệu người, tương ứng mức tăng CAGR 2000 – 2025 là 1% nhưng
thấp hơn so với mức tăng CAGR của dân số đô thị là 3%. 9 lOMoAR cPSD| 44820939 - Kinh tế vi mô
Tăng trưởng GDP được kì vọng bật lại mức 6-7%/năm cho giai đoạn 2015-2018, chủ yếu nhờ
hai nhân tố chính là vốn FDI và xuất khẩu. Năm 2014, Tổng Cục Thống Kê cho thấy hoạt
động kinh doanh Bất động sản đã tăng 2,85% YoY. Tín hiệu tích cực của thị trường bắt đầu
từ đây. Giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở đạt 354,8 nghìn tỷ đồng, số doanh nghiệp
bất động sản gia nhập mới tăng 23,4%. - Cơ sở hạ tầng
Trong những thập kỷ gần đây, cơ sở hạ tầng là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy
phát triển kinh tế Việt Nam. 53% của tổng số vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức nhận được
trong giai đoạn 2010-2017 được dùng cho cơ sở hạ tầng. Đầu tư khu vực công và tư vào cơ
sở hạ tầng ở Việt Nam đạt 5.7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất ở khu vực Đông
nam Á và cao thứ 2 ở Châu Á, chỉ sau Trung Quốc (6.8% GDP). Ước tính 50% dân số hiện
đang sinh sống ở các thành phố lớn, sự gia tăng này phát triển nhu cầu về hệ thống đất đai và tiện ích hiện có. [8]
Với những phân tích trên, nền kinh tế Việt Nam mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng đang có
xu hướng đi lên, chậm mà chắc. Ngành Bất Động Sản nói riêng và các ngành kinh tế khác nói
chung đang có sự hồi phục, đặc biệt những tác động tích cực đóng góp của Bất động sản vào
nền kinh tế quốc nội của Việt Nam, bức tranh kinh tế của Việt Nam đang dần được cải thiện.
2.1.3 Quan hệ của thị trường bất động sản với các thị trường khác trong nền kinh tế
Thị trường bất động sản là một phần của nền kinh tế và có quan hệ chặt chẽ với các thị trường
khác trong nền kinh tế. Các quan hệ kinh tế này có thể được mô tả trong một số ví dụ thị trường sau đây:
Thị trường tài chính: Bất động sản thường được coi là một loại tài sản đầu tư quan trọng, vì
vậy nó có mối liên hệ chặt chẽ với thị trường tài chính. Giá trị của bất động sản có thể bị ảnh
hưởng bởi lãi suất, chính sách tiền tệ, và đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, các công ty bất động
sản cũng cần vốn để phát triển dự án, do đó họ cũng phụ thuộc vào thị trường tài chính.
Thị trường lao động: Thị trường bất động sản ảnh hưởng đến thị trường lao động và ngược
lại. Khi nền kinh tế tăng trưởng và tạo ra nhiều việc làm, nhu cầu về nhà ở và văn phòng sẽ
tăng, dẫn đến giá bất động sản tăng. Ngược lại, khi thị trường lao động suy yếu, nhu cầu về
bất động sản giảm và giá cả giảm.
Thị trường xây dựng: Thị trường bất động sản có mối quan hệ trực tiếp với thị trường xây
dựng. Khi nhu cầu về bất động sản tăng, các công ty xây dựng sẽ nhận được nhiều hơn các
hợp đồng xây dựng, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên,
khi thị trường bất động sản suy thoái, thị trường xây dựng cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. 10 lOMoAR cPSD| 44820939
Thị trường hàng hóa: Giá của các nguyên liệu xây dựng như thép, xi măng, gỗ, và nhựa có
ảnh hưởng đến chi phí xây dựng và giá bất động sản. Khi giá hàng hóa tăng, chi phí xây dựng
tăng và giá bất động sản có thể tăng theo. Ngược lại, khi giá hàng hóa giảm, chi phí xây dựng
giảm, giá bất động sản cũng có thể giảm.
Thị trường du lịch: Khu vực du lịch và nghỉ dưỡng có liên quan mật thiết với thị trường bất
động sản. Khi ngành du lịch phát triển, nhu cầu về khách sạn, khu nghỉ dưỡng, và bất động
sản nghỉ dưỡng tăng, giá bất động sản trong khu vực này cũng tăng.
Do vậy, sự phát triển của thị trường bất động sản có thể tạo ra động lực cho nhiều ngành công
nghiệp khác, trong khi suy thoái của thị trường này có thể gây ra hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế.
2.2 Thực tiễn ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam
Khi nhìn vào lịch sử biến động của thị trường Bất động sản, cho đến nay đã trải qua nhiều lần
thay đổi. Nhưng tóm lại, lịch sử phát triển của Bất động sản Việt Nam tới thời điểm hiện nay
có thể chia làm 4 giai đoạn chuyển mình đáng nhớ. Nhìn lại 4 giai đoạn phát triển của bất
động sản tại Việt Nam và tác động của khủng hoảng kinh tế qua các giai đoạn:
HÌNH 2.2: 4 GIAI ĐOẠN CHÍNH CỦA BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM
Nguồn ảnh: Biển đông Edu
2.2.1 Giai đoạn 1 – Khủng hoảng kinh tế và sự mở cửa thị trường (1993-1999):
Giai đoạn sốt đất lần thứ nhất bắt đầu năm 1993, bởi thị trường tại thời điểm này bùng nổ nhu
cầu cao về đất nhà ở và đất nhằm mục tiêu sản xuất, giao dịch trở nên bùng nổ. Lúc này, nền
kinh tế của nước ta có sự tăng trưởng đạt đỉnh điểm bởi Quốc hội đã thông qua Luật đất đai
đầu tiên và Pháp lệnh Nhà ở cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Việc này chính là
cột mốc khởi đầu cho cơn sốt bất động sản đầu tiên tại Việt Nam. Đây được xem là thời hoàng
kinh của tăng trưởng kinh tế khi GDP năm 1993 tăng tới 8.1% và năm 1994 tăng 8.8% và
đỉnh điểm năm 1995 tăng 9.5%. Do vậy, người dân tin rằng việc tăng trưởng mạnh của GDP
sẽ tạo nên một tương lai sáng lạn cho nền kinh tế, thúc đẩy giá nhà đất tăng mạnh mẽ hơn. [3] 11 lOMoAR cPSD| 44820939
Tuy nhiên, thị trường Bất động sản bắt đầu lao dốc trong khoảng 1995-1999, Nhà nước ban
hành 2 nghị định là Nghị định số 18 và 87 về thuê đất với mục tiêu ngăn chặn hiện tượng đầu
cơ điều tiết thị trường. Do đó mà người sử dụng đất phải trả tiền hai lần, trong đó gồm tiền
thuê đất và tiền chuyển quyền sử dụng đất.
Dưới cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ “vật tất cực phản” 1997-1998 ở Châu Á đã tác động
nặng nề đến Việt Nam, kéo tăng trưởng kinh tế đến năm 1998 xuống mức 5.76% trong khi đó
lạm phát của năm này lên con số 9.2%.
Mặc dù Việt Nam không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ nhưng
thị trường bất động sản của Việt Nam đã đóng băng đến hết năm 1999.
2.2.2 Giai đoạn 2 – Phát triển và đóng băng (2000-2007)
Giai đoạn từ 2000-2001 là giai đoạn phục hồi và tăng trưởng mạnh của nền kinh tế trong
nước, xuất hiện cơ hội dòng đầu tư mới sau khi kí kết Hiệp định thương mại Việt-Mỹ và
những quy định sửa đổi Luật Đất Đai năm 2001 đã mở rộng thêm quyền năng của người sử
dụng đất và những thay đổi chủ trương cho người Việt tại nước ngoài mua nhà khiến nhu cầu
về nhà đất tăng mạnh và đạt đỉnh điểm vào quý 2/2001. Giá Bất Động Sản của Việt Nam giai
đoạn này ở mức đắt nhất thế giới, cao hơn cả một số thành phố hớn khác của các nước công
nghiệp phát triển. Cơn sốt trên thị trường bùng phát kéo dài tới cuối năm 2003, khi luật Đất
đai được thông qua với những quy định về kiểm soát cung cầu đất đai, tránh cung ảo cầu ảo,
giá ảo. Kể từ thời điểm luật Đất đai 2003 có hiệu lực thi hành, thị trường Bất động sản lại
bước vào giai đoạn trầm lắng là giai đoạn từ 2004-2006.
Tuy nhiên, từ cuối năm 2007 đến tháng 3 năm 2008, thị trường bất động sản lại bắt đầu sôi
động trở lại tại các thành phố lớn và năm 2007 được coi là năm đỉnh điểm của chu kỳ tăng
trưởng kinh tế Việt Nam với tốc độ đạt 8.5%, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng
20.3 tỷ USD. Bên cạnh đó, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2008 cũng đánh dấu quan
trọng trong nền kinh tế nước nhà, đón nhận làn sóng đầu tư lớn sau hội nhập, phát triển nhanh
về tăng trưởng tín dụng [5]. Trong đó, lĩnh vực bất động sản chiém đến 40% tổng số vốn. Vì
sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế tại thời điểm bấy giờ, các ngân hàng đã mạnh
tay đầu tư cho vay. Theo số liệu của Ngân Hàng Nhà nước trong sự tăng đột biến từ quý
IV/2007 đến quý I/2008, tín dụng bất động sản chiếm tỷ trọng lớn. Khi những cơn sốt đất lên
đến đỉnh điểm, giá bất động sản tăng nhanh chóng mặt thì có một điều nghịch lý xảy ra: Việt
Nam là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng thấp nhất lại có giá bất động
sản vào hàng cao nhất trên thế giới.
Trong giai đoạn này, giá nhà đất tăng cao từ 50% đến 70% thậm chí 100%. Năm 2007, sự ra
đời của Luật Đăng ký bất động sản, Luật Thuế sử dụng đất, Chính sách áp dụng cho người
Việt Nam tại nước ngoài mua nhà, Luật nhà ở,... giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn khi tham 12 lOMoAR cPSD| 44820939
gia thị trường. Dần dần, nhiều người chuyển hướng từ đầu tư riêng lẻ sang dự án bất động sản.
Ví dụ tại thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể, cơn sốt đất diễn ra ở toàn thành phố nhưng tập trung
nhiều và tăng giá gấp nhiều lần đỉnh sốt là ở Quận 2, 1 phần Bình Chánh giáp Quận 7 và Nam
Quận 7. Bên cạnh đó, giai đoạn này còn chứng kiến sửa đời của các công ty Bất Động Sản
nổi tiếng như Him Lam với KDC Kênh Tẻ, Sungroup với Bà Nà Hills. An Đông Plaza của
Vạn Thịnh Phát và SGB, Furama Đà Nẵng của Bà Nguyễn Thị Phương Thảo tiền đề cho
Vietjet Air, tập đoàn BRG với 3 sân golf, khách sạn Hilton, Novaland với Sunrise Quận 7. [6]
HÌNH 2.2.2 KHU DU LỊCH BÀ NÀ HILLS TẠI ĐÀ NẴNG
Nguồn ảnh: Tạp chí điện tử Viet Times New & Analysis
Dựa trên thống kê của tập đoàn CBRE có chi nhánh tại Việt Nam (tập đoàn bất động sản lớn
nhất thế giới) giá các chung cư cao tầng tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội tháng 10/2007
tăng khoảng 30% so với 2006, cho tới cuối tháng 1/2008 tăng khoảng 50% so với năm 2006.
Tỷ lệ lấp đầy các văn phòng cho thuê loại A và B tại thành phố Hồ Chí Minh là trên 95% với
giá thuê trung bình trên 50 USD/m2 /tháng.
Tuy vậy, giữa năm 2008, kinh tế Việt Nam một lần nữa lao dốc do ảnh hưởng của khủng
hoảng tài chính toàn cầu, thị trường Bất động sản cũng bắt đầu lâm vào giai đoạn khốn đốn
nhất của chu kỳ thoái trào. Bắt đầu những biến động lớn của nền kinh tế nước ta.
2.2.3 Ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế và 10 năm đầy biến động (2008 - 2018)
Cuộc khủng hoảng kinh tế-tài chính 2008-2009 mặc dù không tác động trực tiếp đến nền kinh
tế Việt nam thông qua hệ thống tài chính nhưng đã làm dấy lên những bấn ổn của nền kinh tế
vốn đã tàng tích từ các năm trước đó [7]
Trong thời gian ngắn, biên độ giá nhà đất giảm mạnh trung bình từ 40 – 50%, giữa cuộc khủng
hoảng kinh tế nặng nề này, việc đồng USD mất giá cùng với giá dầu thô trên thế giới tăng 13 lOMoAR cPSD| 44820939
mạnh là một trong nguyên nhân dẫn đến tình hình lạm phát của Việt nam tăng cao, cuộc sống
của người dân lâm vào cảnh khó khăn. Dưới tác động của chính sách kiềm chế của chính phủ,
thị trường bất động sản từ quý II/2008 dần dần có dấu hiệu suy thoái trầm trọng.
HÌNH 2.2.3 CÁC THỜI KỲ BIẾN ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM
Nguồn ảnh: FPTS Tổng hợp
Sau những cơn sốt đất, thị trường bất động sản đang từ nóng lại chuyển sang lạnh và bắt đầu
thời kì đóng băng, kinh tế Việt Nam suy thoái, lạm phát và nợ xấu bùng nổ (tăng 19.89%
trong cả năm 2009), lãi suất ngân hàng cao lên tới 23-24%/ năm. Lý giải cho hiện tượng này
là bởi nguồn vốn tín dụng đổ vào thị trường quá lớn và có nhiều dự án nhà ở đang được cấp
phép đầu tư nên đã dẫn tới hậu quả gay gắt. Tồn kho bất động sản năm 2012 trên 100,000 tỉ
đồng. Ảnh hưởng của cơn bão khủng hoảng kinh tế đã trở nên rõ rệt.
Từ giữa 2009-2010, gói kích cầu của Chính phủ giúp thị trường bất động sản ấm trở lại. Do
tác động của phương thức “mua bán trên nhà giấy” đã khiến thị trường xuất hiện những “cơn sốt” cục bộ.
Vào năm 2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tập trung thực hiện giảm tỷ trọng dư nợ
cho vay lĩnh vực phi sản xuất, bao gồm cả Bất động sản nên đã xảy ra hiện tượng khát vốn.
Với lãi suất cho vay ở mức cao, việc huy động vốn qua hình thức phát hành cổ phiếu trái
phiếu... không thể thực hiện được do thị trường chứng khoán cũng chung cảnh khốn khó.
Dòng tiền đổ vào thị trường bất động sản năm 2011 đã hạn chế so với những năm trước. Tổng
dư nợ cho vay bất động sản chiếm chưa tới 10% tổng dư nợ của toàn hệ thống với dư nợ xấu khoảng 2%.
Năm 2012, cụ thể, một trong những tâm điểm của thị trường lúc này là việc chuyển nhượng,
mua bán dự án của các doanh nghiệp bất động sản. Vì khó khăn nên xu hướng bán tháo,
chuyển nhượng trở nên nhộn nhịp hơn hết, nguyên nhân của sự kiện này là chủ đầu tư không 14 lOMoAR cPSD| 44820939
thể xoay được vốn để tiếp tục ôm dự án chờ khởi sắc đi lên. Minh chứng rõ nét một số vụ
chuyển nhượng đáng chú ý như: dự án sân golf tại huyện Nhà Bè, New Pearl Residences tại
TP.HCM, công ty Hanel mua lại khách sạn Daewoo,... Do vậy, khi dự án không bán được
hàng, các ngân hàng cũng ngồi trên đống lửa, họ đua nhau kích cầu bất động sản. Ngoài ra,
giá bất động sản cũng giảm mạnh theo khảo sát của VnEconomy và một số công ty nghiên
cứu thị trường, giá bất động sản đã giảm trung bình khoảng 30% so với năm 2011, thị trường
không có chuyển biến tích cực.
HÌNH 2.2.4 : BIỂU ĐỒ TĂNG TRƯỞNG CỦA BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM
Nguồn ảnh: Tổng cục thống kê
Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2018 lại chứng kiến thị trường bất động sản có dấu hiệu hồi phục,
ấm dần và tan băng nhờ xác định được vấn đề trọng tâm là khắc phục được sự lệch pha cung-
cầu, điều chỉnh cơ cấu hàng hóa phải hợp lý.
Năm 2014 là năm “đỉnh” thứ 4 khi giá vàng trong năm 2013 giảm sâu xuống còn 24,46% sau
10 năm trước (2002-2011) tăng rất mạnh. Ngoài ra, Luật Kinh doannh Bất động sản ra đời
mở rọng cơ hội cho người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Na,. Từ năm 2014 đến năm 2018,
phân khúc bất động sản cao cấp và bất động sản nghỉ dưỡng bùng nổ như các tỉnh: Bà Rịa –
Vũng Tàu, Đà Nẵng, Quảng Ninh...
2.2.4 Giảm tốc lấy đà để bùng nổ (2018 đến nay)
Trong những năm gần đây, giá đất và giá bất động sản tại Việt Nam đã tăng đáng kể, đặc biệt
là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. Điều này là do nhu cầu về nhà ở và đầu tư
tăng lên, trong khi nguồn cung không đáp ứng được. Các dự án bất động sản được phát triển
rất nhanh chóng trong thời gian này, đặc biệt là các khu đô thị mới, khu dân cư cao cấp, các 15 lOMoAR cPSD| 44820939
khu đô thị sinh thái và các dự án nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh có thể dẫn
đến tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng và tình trạng chậm tiến độ trong xây dựng.
Chính phủ Việt Nam đã triển khai nhiều chính sách nhằm kiềm chế tình trạng bất động sản bị
đẩy giá cao, bao gồm cả cơ chế giá đất mới, các quy định về thuế và quản lý các dự án bất động sản.
Bên cạnh đó, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến thị trường bất động sản Việt Nam, khiến
nhu cầu mua bán và cho thuê giảm sút trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, thị trường bất
động sản đã phục hồi tốt trong năm 2021, tại thời điểm dịch bệnh, cuối năm 2019, tình hình
dịch bệnh COVID-19 lại khiến thị trường bất động sản thế giới “đòn phủ đầu”, trong đó thị
trường Việt Nam cũng không ngoại lệ, khiến giao dịch bất động sản diễn biến chậm chạp, dè
dặt. Phía người bán muốn giữ giá không muốn cắt lỗ còn người mua muốn đợi giá giảm rồi
mới giao dịch. Đỉnh điểm từ tháng 5 - 9/2021, thị trường bất động sản gần như “đóng băng”
do dịch và giãn cách xã hội. Cho đến tháng 10/2021, khi ngay khi trở lại bình thường, so với
tháng 5/2021, 2 thị trường bất động sản lớn là Hà Nội và Tp.HCM, với mức độ phục hồi lần lượt 100% và 90%.
Tổng quan, thị trường bất động sản Việt Nam trong những năm qua đã trải qua nhiều biến
động và thay đổi. Tuy nhiên, với sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam và nhu cầu mua bán
và cho thuê bất động sản tiếp tục tăng lên, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có tiềm năng
lớn cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp trong tương lai.
TIỂU KẾT CHƯƠNG II
Trong chương II, tác giả đã trình bày được liên hệ thực tiễn tác động của khủng hoảng kinh
tế tới ngành Bất động sản Việt Nam. Kết quả nghiên cứu và tìm hiểu ở Chương II là tiền đề
để nhận thức về lĩnh vực Bất động sản và xác định tầm ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế
đối với thị trường Bất động sản Việt Nam.
CHƯƠNG III. LIÊN HỆ BẢN THÂN
Nhìn vào thực tế, khi xảy ra khủng hoảng kinh tế sẽ có những tác động tiêu cực đến ngành
bất động sản nhưng hiện tượng này cũng có thể tạo ra cơ hội cho những người đầu tư thông
minh. Khi giá trị bất động sản giảm, những người có đủ tiền và tín hiệu mua vào có thể mua
được tài sản với giá rẻ và chờ đợi giá trị tài sản tăng trở lại khi nền kinh tế phục hồi. Do vậy,
bản thân cần phải tìm hiểu, nghiên cứu để có khả năng đánh giá và đưa ra lựa chọn thích hợp
và có lợi ích dài hạn cho mình. Tác động của khủng hoảng kinh tế có thể làm cho công việc
của bản thân trở nên khó khăn hơn, nhưng cũng có thể tạo ra cơ hội để tìm kiếm những giá
trị tốt hơn. Chẳng hạn: 16 lOMoAR cPSD| 44820939
Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, giá trị của nhiều tài sản bất động sản có thể giảm đáng
kể. Dựa vào tìm hiểu và nghiên cứu, nếu có đủ tiền và tín hiệu, đây có thể là cơ hội để bản
thân đầu tư mua vào các tài sản bất động sản với giá rẻ hơn và đợi đến khi giá trị tài sản tăng
trở lại khi kinh tế phục hồi.
Khủng hoảng kinh tế còn khiến nhiều người có thể không có đủ tiền để mua nhà hoặc đầu tư
vào bất động sản. Tuy nhiên, với sự giảm giá trị của các tài sản bất động sản, có thể có một
số người đang tìm kiếm cơ hội để mua tài sản với giá rẻ hơn. Ta có thể tìm kiếm những khách
hàng mới bằng cách tăng cường hoạt động quảng cáo và chạy các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
Đặc biệt trong giai đoạn này, quản lý tài chính là rất quan trọng. Khi nhận thức được tính ảnh
hưởng tiêu cực của thị trường do khủng hoảng tác động, ta cần đảm bảo rằng có đủ dòng tiền
để duy trì hoạt động kinh doanh và đáp ứng các khoản vay liên quan đến bất động sản. Do
đó, ta có thể theo dõi và đánh giá thường xuyên các khoản đầu tư để đảm bảo rằng chúng phù
hợp với chiến lược kinh doanh hiện tại và tương lai để mang lại lợi nhuận tối đa.
Tóm lại, để vận dụng tác động của khủng hoảng kinh tế vào ngành bất động sản cho bản thân,
ta cần tìm kiếm cơ hội đầu tư, tìm kiếm khách hàng mới, điều chỉnh chiến lược kinh doanh
và tăng cường quản lý tài chính. Điều quan trọng là cần đưa ra các quyết định thông minh và
thích ứng để vượt qua thời gian khó khăn này và tận dụng cơ hội để phát triển kinh doanh trong tương lai. C. KẾT LUẬN
Hiểu được tác động to lớn của khủng hoảng kinh tế và thực tiễn tác động tới các lĩnh vực, cụ
thể lĩnh vực Bất động sản là một trong những yếu tố quan trọng giúp ta nắm bắt được thị
trường và thời cơ. Qua việc nghiên cứu đề tài: “Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin
về khủng hoảng kinh tế và ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đối với thực tiễn lĩnh vực bất
động sản ở Việt Nam”, tác giả đã hệ thống hóa một số nội dung sau: lý luận của chủ nghĩa
Mác – Lênin về khủng hoảng kinh tế, đặc điểm của lĩnh vực bất động sản Việt Nam. Tiếp đó,
đi sâu tìm hiểu rõ tình hình cụ thể qua các năm, nói cách khác, lịch sử của ngành bất động
sản Việt Nam. Đây là những nội dung quan trọng đóng vai trò là cơ sở lý luận cho đề tài bài tiểu luận.
Bên cạnh đó, bài tiểu luận trình bày tổng quan, tìm hiểu, phân tích những ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế- tài chính đối với thị trường bất động sản Việt. Nội dung này đóng vai
trò làm cơ sở thực tiễn cho bài tiểu luận.
Với những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bất động sản, tác giả rút ra được khủng hoảng
kinh tế tồn tại một cách khách quan, do vậy, để khắc phục được tình trạng khủng hoảng thì
sản xuất phải phù hợp với tính chất lực lượng sản xuất, giữa cung và cầu hàng hóa phải có sự
thích ứng cần thiết để làm cho nền sản xuất cân đối. 17 lOMoAR cPSD| 44820939
Nền kinh tế nước ta không chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng một cách trầm trọng nhưng
cũng bị ảnh hưởng bởi là một mắt xích trong hệ thống kinh tế của khu vực và thế giới. Nếu
không kịp thời có những đối sách cần thiết để phòng tránh, hạn chế và khắc phục tác hại của
nó cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận là đóng góp bước đầu, làm cơ sở để tác giả tìm
hiểu, nhận thức và thực hiện nâng cao khả năng, trình độ đánh giá và đưa ra lựa chọn trong
thị trường để ứng phó với sự biến động của ngành bất động sản nói riêng hay các lĩnh vực
khác trên thị trường nói chung. DANH MỤC THAM KHẢO [1]
Giáo trình Kinh Tế Chính Trị Mác-Lênin (dành cho các khối ngành không chuyên
Kinh Tế - Quản trị kinh doanh trong các trường đại học và cao đẳng) [2]
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin (dành cho sinh viên đại
học, cao đẳng khối không chuyên ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh) [3]
Wikiland Lịch sử phát triển thị trường bất động sản từ 1993 đến nay [4]
Thị trường Bất động sản Việt nam từ 1993 [5]
Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam Real Time [6]
XuanLoc Group: 3 giai đoạn bất động sản Việt Nam qua 25 năm qua [7]
Tạp chí điện tử Vneconomy: 5 năm sau khủng hoảng [8]
Cơ sở hạ tầng| Open Development Viet Nam 18