Tiểu luận Kinh tế Chính trị Mác - Lênin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Tiểu luận Kinh tế Chính trị Mác - Lênin - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----🙞🙞🙞🙞🙞----- BÀI TẬP LỚN
Môn: Kinh tế - Chính trị Mác - Lênin Đề tài:
Thế nào là thể chế kinh tế thị trường và thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở Việt Nam?
Từ góc độ của một công dân hãy cho biết mình cần thực hiện
những nhiệm vụ gì để góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa?
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Ngọc Linh Mã sinh viên : 11223485 – K64
Lớp học phần : LLNL1106(22)_37
Giảng viên hướng
: Đào Thị Phương Liên dẫn
Hà Nội, tháng 5 năm 2023 MỤC LỤC lOMoAR cPSD| 44879730
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 2
I. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam ...................................... 3
1. Khái niệm về thể chế và thể chế kinh tế ............................................................... 3
2. Khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ........................................ 4
II. Thực tiễn Việt Nam .................................................................................................. 5
1. Về thành tựu ......................................................................................................... 5
2. Về hạn chế ............................................................................................................. 6
III. Thái độ, trách nhiệm của công dân đối với việc hoàn thiện thể chế kinh
tế kinh tế thị trường định hướng XHCN ...................................................................... 7
KẾT LUẬN............................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................11 MỞ ĐẦU
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) là một dấu mốc
lịch sử quan trọng của nền kinh tế với nước ta gắn với đường lối đổi mới, sáng tạo của Đảng.
Đến Đại hội IX (4-2001), khái niệm kinh tế thị trường định hướng XHCN mới được chính thức
sử dụng trong các văn kiện của Đảng và được xác định là “mô hình kinh tế tổng quát nước ta
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.” Đây là bước phát triển quan trọng về tư duy lý luận
và ứng dụng vào thực tiễn đất nước của Đảng ta.
Vào Đại hội X của Đảng, một trong những thành tựu quan trọng nhất trong giai đoạn phát
triển 5 năm (2001 - 2005) là “thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN bước đầu được xây
dựng.” Đảng ta đã nêu rõ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là để “thực hiện
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.” Đến Đại hội XI (2011),
khi thấy rõ “việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN vẫn còn nhiều vướng
mắc và chưa đồng bộ”, Đảng xác định việc hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến
lược để phát triển đất nước. Ngoài ra, Đảng còn xác định nhiệm vụ nâng cao vai trò và hiệu lực
quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, phát triển đồng bộ và lOMoAR cPSD| 44879730
quản lý có hiệu quả các loại thị trường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển đa
dạng, hiệu quả các thành phần kinh tế, kinh doanh.
Trong hơn 30 năm đổi mới về cả nhận thức, quan điểm và chủ trương; thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN từng bước được hình thành, bổ sung và phát triển để phù hợp với
quy luật khách quan, thực tiễn của đất nước và xu hướng phát triển chung của thời đại. Tuy
nhiên, những hạn chế dù đã được tìm ra nhưng vẫn chưa có phương án giải quyết hiệu quả, từ
đó dẫn đến những hệ lụy trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
Do đó, nhiệm vụ cải thiện, bổ sung, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam cần phải được tiếp tục nghiên cứu, tìm tòi, tổng kết. Nhiệm vụ này không chỉ là
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước mà đây là nhiệm vụ của mỗi công dân Việt Nam.
I. Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam 1.
Khái niệm về thể chế và thể chế kinh tế
Theo Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), thể chế được hiểu là cái tạo thành khuôn khổ trật tự
cho các quan hệ của con người, định vị cơ chế thực thi và giới hạn của các quan hệ giữa các
bên tham gia tương tác; là ý chính chung của cộng đồng xã hội trong việc xác lập trật tự, những
quy tắc, những ràng buộc và các chuẩn mực, giá trị chung được mọi người chia sẻ.
Trong công trình “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam” (2006), Đinh Văn Ân và Lê Xuân Bá cho rằng: “Thể chế kinh tế là hệ thống
các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh
và các quan hệ kinh tế. Năm 2016, Ngân hàng Thế giới (WB) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam
đã công bố “Báo cáo Việt Nam năm 2035” và cho rằng “Thể chế kinh tế là những “luật chơi”
chính thức và phi chính thức ràng buộc các tương tác trong xã hội, hỗ trợ tăng trưởng và phát
triển kinh tế trong dài hạn.”
Như vậy, thể chế kinh tế là hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận hành
nhằm điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh tế, sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế. lOMoAR cPSD| 44879730 2.
Khái niệm thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Theo C.Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà bất cứ nền
kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát triển và nền
kinh tế TBCN chính là nền kinh tế kinh trường phát triển đến trình độ phổ biến và hoàn chỉnh.
Đây là một kết luận quan trọng bởi nó khái quát quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, trong
đó, kinh tế thị trường được xác định là một nấc thang tất yếu, mang tính phổ biến.
Thể chế kinh tế thị trường là một hệ thống kinh tế trong đó việc sản xuất, phân phối và giá
các của dịch vụ và hàng hóa được quyết định chủ yếu bởi sự tương tác giữa cung và cầu trên
thị trường. Thể chế này dựa trên nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do trao đổi và cạnh tranh,
trong đó các doanh nghiệp và cá nhân có quyền tự do tham gia thị trường, tìm kiếm lợi nhuận
và tự quyết định về việc sản xuất và tiêu thụ.
Mỗi nước đều có những mô hình kinh tế thị trường, thể chế kinh tế thị trường khác nhau.
Điều đó có nghĩa là mỗi quốc gia đều có thể chế kinh tế thị trường vừa mang những nét chung
của nền kinh tế thị trường vừa mang những nét đặc điểm đặc trưng riêng phản ánh điều kiện
lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội của quốc gia đó. Do đó, kinh tế thị trường XHCN Việt Nam là
một nền kinh tế thị trường phù hợp với trình độ và điều kiện của Việt Nam.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế vận hành theo các quy luật của thị trường
đồng thời góp phần hướng tới từng bước xác lập một xã hội mà ở đó dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh; có sự điều tiết của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo. Thực chất, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một nền kinh tế hướng đến giá trị
cốt lõi của xã hội mới.
Như vậy, thể chế kinh tế định hướng XHCN ở Việt Nam là hệ thống đường lối, chủ trương
chiến lược, hệ thống luật pháp, chính sách quy định xác lập cơ chế vận hành, điều chỉnh chức
năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt động, các quan hệ lợi ích của các chủ thể kinh
tế nhằm hướng tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị trường nhằm góp phần thúc đẩy dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có sự điều tiết, quản lý của Nhà nước do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. lOMoAR cPSD| 44879730
II. Thực tiễn Việt Nam
Tại Đại hội IX (2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm “kinh tế thị trường định hướng
XHCN”, coi đó là mô hình tổng quát, là đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời
kỳ quá độ lên CNXN. Đến nay, đường lối đó càng chứng minh rõ về đặc trưng của nền kinh tế
định hướng XHCN Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của Việt Nam. 1. Về thành tựu
Thứ nhất, khẳng định việc lựa chọn thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN phù hợp
với điều kiện phát triển của Việt Nam là một lựa chọn đúng đắn của Đảng ta. Sau hơn 35 năm
đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN, hiệu quả và sức cạnh tranh
của nền kinh tế được nâng lên thấy rõ. Đặc biệt, khi phải đối mặt với tác động suy thoái kinh
tế toàn cầu do COVID - 19 nhưng nền kinh tế vĩ mô vẫn ổn định, lạm phát được kiểm soát.
Thứ hai, nâng cao nhận thức, vận dụng sáng tạo thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
tại Việt Nam. Trong quá trình đổi mới và phát triển của thể chế kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN, phương thức lãnh đạo của Đảng, hoạt động của Nhà nước đã từng bước được
đổi mới phù hợp hơn với yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Thứ ba, nền kinh tế thị trường XHCN tiếp tục phát triển ổn định. Thay vì lao đao do tác động
của suy thoái kinh tế toàn cầu, thiên tai diễn ra liên tiếp nhưng GDP vẫn tăng 2,91%. Việt Nam
là quốc duy nhất tại Đông Nam Á có tăng trưởng dương. Các ngành công nghiệp, dịch vụ và
xuất khẩu đã phát triển mạnh, và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế tổng thể.
Thứ tư, các yếu tố thị trường và các loại thị trường của thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN từng bước được hoàn thiện và đồng bộ, gắn với sự phát triển của thị trường khu vực và
thế giới. Trong những năm qua, quy mô, phạm vụ tự do hóa các loại thị trường ngày càng được
mở rộng. Các thị trường tài chính như thị trường ngân hàng, thị trường bảo hiểm, thị trường
chứng khoán,... đang ngày càng hoàn chỉnh và vận hành; góp phần vào thu hút vốn đầu tư nước
ngoài. Thể chế kinh tế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài
tham gia vào nền kinh tế Việt Nam. Điều này đã giúp tăng cường công nghiệp hóa, và đóng góp lOMoAR cPSD| 44879730
vào việc chuyển đổi kinh tế của đất nước. Môi trường đầu tư, kinh doanh, cạnh tranh được
chú trọng phát triển, tạo điều kiện cho sự phát triển công bằng.
Thứ năm, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với các yếu tố thị trường, các loại thị trường
ngày càng được nâng cao. Nhà nước đã từng bước chuyển đổi quản lý theo từng hoạt động
nhỏ, lẻ thành quản lý tổng thể nền kinh tế quốc dân; chuyển đổi từ hoạt động quản lý trực tiếp
thành quản lý gián tiếp qua hệ thống pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các công cụ điều tiết khác.
Thứ sáu, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển sâu rộng. Việt Nam đã thực hiện một
chính sách mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu.
Qua đó, nền kinh tế Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hiệp định thương mại tự do và đàm
phán thương mại quốc tế. Điều này đã mở rộng cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế và tăng
cường tích hợp kinh tế toàn cầu.
Thứ bảy, an sinh xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống nhân dân được cải
thiện, niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng ngày càng được củng cố. Nhiều dịch
bệnh phổ biến trước đây đã được khống chế thành công. Đến tháng 4-2022, cả nước có
5.706/8.227 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó 663 xã đạt chuẩn nâng cao và 71 xã đạt
chuẩn kiểu mẫu. Và rất nhiều thành tựu khác. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một
trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ. 2. Về hạn chế
Thứ nhất, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam vẫn còn nhiều vướng
mắc, bất cập trong quá trình chuyển hóa, quản lý. Do thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN là chưa có tiền lệ trong lịch sử, hơn nữa khi ứng dụng vào hoàn cảnh, điều kiện của Việt
Nam sẽ khó tránh khỏi những sai sót, vướng mắc, lúng túng trong quá trình quản lý, xử lý, chọn
lọc, xây dựng và ứng dụng các chính sách. Chất lượng của hệ thống pháp luật, các cơ chế, chính
sách còn nhiều hạn chế; chưa tạo nên sự hiệu quả và đột phá trong việc nâng cao chất lượng,
phân bổ các nguồn lực. Việc phân bổ các nguồn lực cho phát triển còn dàn trải, lãng phí, chưa
công bằng, chưa đem lại hiệu quả cao. lOMoAR cPSD| 44879730
Thứ hai, nhiều doanh nghiệp vẫn chậm chuyển đổi cơ cấu, đổi mới cơ chế quản trị. Phần lớn
các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc quản lý, đổi mới để phù hợp hơn với xu thế nền kinh
tế thế giới. Trình độ chuyển giao công nghệ còn kém, năng lực tài chính và quản trị còn yếu dẫn
đến việc hoạt động đổi mới bị trì trệ, sử dụng nguồn vốn còn chưa hiệu quả. Mặc dù Việt Nam
đã thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân, nhưng vẫn tồn tại sự tập trung nguồn lực
kinh tế vào các doanh nghiệp nhà nước và tập đoàn có quan hệ với nhà nước. Điều này có thể
gây ra sự không công bằng và cạnh tranh không lành mạnh trong nền kinh tế.
Thứ ba, một số thị trường, phương thức giao dịch thị trường chậm hình thành và phát triển,
vận hành chưa hiệu quả. Một số thị trường phương thức giao dịch thị trường chậm phát triển
do hạn chế về cơ sở hạ tầng, bao gồm cơ sở hạ tầng vận chuyển, lưu trữ và phân phối. Việc
thiếu hạ tầng đáng tin cậy và hiệu quả có thể ảnh hưởng đáng kể đến quy trình giao dịch và
hiệu suất của thị trường. Một khía cạnh quan trọng trong việc phát triển thị trường giao dịch
thị trường là việc thiết lập một khung pháp lý rõ ràng và minh bạch. Việc thiếu tranh cãi và
khung pháp lý không đảm bảo có thể tạo ra không chắc chắn và rủi ro cho các bên tham gia vào thị trường.
Thứ tư, hội nhập kinh tế một số mặt chưa đạt được hiệu quả cao. Việc thiếu kế hoạch chi
tiết, quyết định chính sách không phù hợp và không đủ hỗ trợ từ phía chính phủ có thể làm
giảm hiệu quả của quá trình hội nhập. Quá trình hội nhập kinh tế đòi hỏi một quản lý hiệu
quả và thực thi quy định chặt chẽ để đảm bảo sự công bằng và minh bạch. Tuy nhiên, Việt
Nam vẫn đang gặp khó khăn trong việc đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch của quản lý và
thực thi quy định kinh tế, đặc biệt là trong việc đối phó với tham nhũng và vi phạm quy định.
Sự chênh lệch về phát triển kinh tế giữa các khu vực và lĩnh vực khác nhau trong Việt Nam
cũng có thể làm giảm hiệu quả của quá trình hội nhập. Khi một số khu vực chưa đủ phát triển,
việc hội nhập có thể tạo ra sự bất cân đối và không công bằng.
III. Thái độ, trách nhiệm của công dân đối với việc hoàn thiện
thể chế kinh tế kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thứ nhất, nâng cao nhận thức của bản thân về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN
ở Việt Nam. Bởi thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN là một môi trường kinh doanh lOMoAR cPSD| 44879730
phức tạp và đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về cơ chế hoạt động của thị trường, quy trình kinh
doanh, quy định pháp lý và các yếu tố kinh tế, xã hội tác động lên môi trường kinh doanh. Nhận
thức đúng về thể chế này sẽ giúp sinh viên có những hiểu biết sâu sắc hơn về môi trường kinh
doanh hiện nay và chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau này. Nắm vững về thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN giúp sinh viên xây dựng tư duy kinh doanh linh hoạt, sáng tạo và có
khả năng định vị mục tiêu kinh doanh trong bối cảnh xã hội.
Sinh viên có thể nắm bắt cơ hội thị trường, tạo ra giá trị và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội.
Thứ hai, tích cực, nghiêm túc học tập và nghiên cứu. Sinh viên cần có thái độ học tập tích
cực và nghiên cứu về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sinh viên có thể tham gia
vào các khóa học, seminar, và nghiên cứu về các vấn đề kinh tế xã hội liên quan để nâng cao
hiểu biết và ý thức về thể chế này. Bởi việc nghiên cứu chuyên sâu về thể chế kinh tế thị trường
XHCN sẽ sinh viên xây dựng tư duy kinh doanh linh hoạt, sáng tạo và có khả năng định vị mục
tiêu kinh doanh trong bối cảnh xã hội. Sinh viên có thể nắm bắt cơ hội thị trường, tạo ra giá trị
và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế và xã hội.
Thứ ba, một người công dân cần có trách nhiệm, tuân thủ các quy tắc và hệ thống luật pháp
của thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhằm đóng góp vào việc duy trì sự công bằng,
minh bạch và ổn định trong hoạt động kinh tế chung của đất nước, tạo ra một môi trường kinh
doanh, phát triển kinh tế lành mạnh, ổn định. Phê bình, tố cáo những hành vi, hoạt động phi
pháp, vi phạm vào các quy định kinh tế. Bởi luật pháp sẽ bảo vệ quyền lợi của các bên liên
quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của kinh tế.
Thứ tư, tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội và chính trị. Thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN tập trung vào sự công bằng và bền vững trong phát triển kinh tế. Tham gia
vào các hoạt động xã hội và chính trị giúp bạn đóng góp vào việc đảm bảo sự công bằng và bền
vững trong hoạt động kinh tế, bằng cách đề xuất các chính sách và biện pháp hỗ trợ cho người
dân có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo quyền lợi của người lao động và bảo vệ môi trường.
Thứ năm, khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo và đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất
nước.Khởi nghiệp và đóng góp vào kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hệ lOMoAR cPSD| 44879730
sinh thái kinh tế đa dạng. Các doanh nghiệp mới và nhỏ có thể mang đến sự đa dạng về sản
phẩm, dịch vụ và lĩnh vực kinh doanh, đồng thời tạo điều kiện cho các lĩnh vực kinh tế khác
phát triển. Chính điều này tạo nên sự cạnh tranh, tạo tiền đề nâng cao chất lượng cho các
doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bởi sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường
khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến sản phẩm, dịch vụ và quy trình kinh doanh để nắm bắt
được sự ưu tiên của khách hàng.
Thứ sáu, tích cực tham gia vào các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa tuyên truyền nâng cao ý
thức về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN là một hệ thống phức tạp với những nguyên tắc và quy định riêng. Tham gia vào hoạt
động giáo dục và tìm hiểu kiến thức về thể chế này giúp nâng cao nhận thức và hiểu biết của
mọi người về cách hoạt động, ưu điểm và hạn chế của nó. Tham gia vào các hoạt động giáo
dục và chia sẻ kiến thức về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tạo ra cơ hội học hỏi
và thảo luận. Mọi người có thể trao đổi ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi từ nhau để cùng
nhau hoàn thiện và phát triển thể chế kinh tế. Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động còn giúp
mọi người nhận thức được tầm quan trọng của việc đảm bảo sự công bằng, phát triển bền
vững và hỗ trợ các lớp xã hội yếu thế trong quá trình kinh doanh và phát triển kinh tế. KẾT LUẬN
Qua hơn 35 năm đổi mới và phát triển, Đảng ta đã và đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ “hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN” phù hợp với xu thế khách quan, phù hợp
với tình hình phát triển của Việt Nam và tình hình phát triển chung của thế giới, của thời đại.
Mặc dù nền kinh tế nước ta được vận dụng sáng tạo, khác so với nền kinh tế của các quốc gia
khác nhưng Đảng và Nhà nước vẫn luôn đề cao các giá trị cốt lõi của thể chế kinh tế thị trường
định hướng XHCN là tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, hướng đến
một đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, văn minh.
Sự vận dụng đúng đắn của Đảng ta càng được chứng minh rõ hơn khi nền kinh tế cả thế giới
đang phải đối mặt với sự suy thoái nặng nề do tác động của hậu COVID 19. Nhờ các chính sách
lãnh đạo phù hợp, sáng tạo, tinh thần cầu tiến và đoàn kết của toàn nhân dân mà nền kinh tế
nước ta vẫn tăng trưởng ổn định. Điều đó hứa hẹn rằng mô hình phát triển nền kinh tế thị lOMoAR cPSD| 44879730
trường định hướng XHCN ở nước ta đã, đang và sẽ là mô hình tham khảo cho nhiều quốc gia
khác trên thế giới học hỏi theo.
Từ đó cùng với xu thế hội nhập sâu rộng, mỗi người công dân chúng ta, đặc biệt là thế hệ trẻ
của đất nước cần nhận thức rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với sự phát triển bền
vững của đất nước. Thế hệ trẻ cần phải cải thiện thái độ, góp phần công sức của mình vào công
cuộc dựng xây đất nước từ những việc nhỏ nhất, không quản ngại khó khăn.
Tóm lại, thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là một bước đi đúng đắn
của Đảng. Từ đó, mỗi công dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ cần có ý thức về việc phát triển,
hoàn thiện hơn nữa thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN này để đóng góp vào sự phát
triển toàn diện của nước nhà, nâng cao vị thế trên trường quốc tế của Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị) (2021)
2. Kiều Oanh (2011) Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness
Report). Truy xuất từ Vn Economy https://doimoi.org/detailsnews/1131/338/bao-cao-nang-
luc-canh-tranh-toan-cau-global- competitiveness-report.html
3. Thúy Hiên (2022) Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Chương trình mục tiêu
quốcgia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025. Truy xuất từ Khuyến Nông Việt Nam
https://khuyennongvn.gov.vn/chuong-trinh-nganh-nong-nghiep/xay-dung-nong-thon-
moi/hoi-nghi-truc-tuyen-toan-quoc-trien-khai-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-xay-dungnong-
thon-moi-giai-doan-2021-2025-22033.html
4. Đỗ Phú Thọ (2021) Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Truy xuấttừ Báo Quân đội Nhân dân:
https://www.qdnd.vn/chinh-tri/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/nghi-quyet-va-
cuoc-song/hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-655728 lOMoAR cPSD| 44879730
5. PGS.TS Đặng Quang Định (2021) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế
thịtrường định hướng XHCN ở Việt Nam. Truy xuất từ Tạp chí Cộng sản
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/kinh-te/-/2018/823673/mot-so-van-de-ly-luan-
va-thuc-tien-ve-nen-kinh-te-thi-truong-dinh-huong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam.aspx
6. TS. Trần Thị Ngọc Minh (2022) Vận dụng quan điểm của C.Mác về thể chế để hoànthiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam. Truy xuất từ Cổng thông tin điện tử
Đảng Bộ khối Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An https://dukdn.nghean.gov.vn/trao-doi-kinh-
nghiem/van-dung-quan-diem-cua-c-mac-ve-theche-de-hoan-thien-the-che-kinh-te-thi-truong- dinh-huong-xhcn-543054
7. Nguyễn Trọng Nghĩa (2023) Thành tựu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở Việt Nam qua hơn 35 năm đổi mới. Truy xuất từ Tạp chí Cộng sản
https://www.tapchicongsan.org.vn/media-story/
/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/thanh-tuu-phat-trien-nen-kinh-te-thi-truong-
dinhhuong-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam-qua-hon-35-nam-doi-moi