Tiểu luận KTCT - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Tiểu luận KTCT - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN
MÔN: Kinh tế chính trị
Giảng viên: TS. Nguyễn Thị Hào
Đề bài: Trình bày nội dung và những tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế
thị trường? Liên hệ với thực tiễn nền kinh tế trị trường ở nước ta.
Họ tên: Hoàng Minh Quyền
Lớp: POHE Marketing 64 MSV: 11225498 lOMoAR cPSD| 44820939 Hà Nội 2023 LỜI NÓI ĐẦU
Quy luật giá trị là một trong những khái niệm cơ bản của kinh tế chính trị,
đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích và hiểu được cơ chế hoạt động của thị
trường, cũng như các vấn đề liên quan đến giá cả, sản xuất và phân phối hàng hóa.
Do đó mà ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự xuất hiện của quy
luật giá trị bởi chúng đều chịu sự tác động của quy luật này.
Quy luật giá trị một mặt thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, mặt khác gây
ra các hệ quả tiêu cực… Trên cơ sở này, bài tiểu luận này sẽ cung cấp nghiên cứu về
quy luật giá trị, tìm hiểu vai trò và tác động của nó tới nền kinh tế, đặc biệt là trong
thời kì phát triển nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay. 1 lOMoAR cPSD| 44820939 PHẦN MỤC LỤC
I. NỘI DUNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG...................................................................................................................................................3
1.1. Khái niệm của quy luật giá trị.......................................................................................................3
1.2. Nội dung của quy luật giá trị.........................................................................................................3
1.3. Tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường.........................................................3
1.3.1. Tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa............................................................3
1.3.2. Tự phát thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.......................................................................4
1.3.3. Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá người sản xuất.............................................4
II. TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY.........5
2.1. Đánh giá về thực tiễn đất nước ta hiện nay..................................................................................5
2.2. Vận dụng quy luật giá trị ở đất nước ta hiện nay.........................................................................5
2.2.1. Trong lĩnh vực sản xuất............................................................................................................6
2.2.2. Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế..............................................................................7
2.2.3. Tạo nên sự năng động của nền kinh tế thị trường Việt Nam..................................................7
2.2.4. Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.......................................................................................7
2.2.5. Trong lĩnh vực lưu thông.........................................................................................................8
2.2.5.1. Về hình thành giá
cả.........................................................................................................8
2.2.5.2. Về nguồn hàng lưu
thông.................................................................................................8 PHẦN NỘI DUNG
I. NỘI DUNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Khái niệm của quy luật giá trị
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Ở đâu có sản
xuất và trao đổi hàng hoá thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị. Quy luật giá
trị là quy luật chi phối cơ chế thị trường và chi phối các quy luật kinh tế khác; các
quy luật kinh tế khác là biểu hiện yêu cầu của quy luật giá trị mà thôi.
1.2. Nội dung của quy luật giá trị
Về nội dung, quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải
được tiến hành trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. 2 lOMoAR cPSD| 44820939
Theo yêu cầu của quy luật giá trị, trong sản xuất, người sản xuất muốn bán
được hàng hóa trên thị trường, muốn được xã hội thừa nhận thì lượng giá trị của một
hàng hoá cá biệt phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần thiết. Vì vậy họ phải
luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao
phí lao động xã hội cần thiết. Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc
ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt.
1.3. Tác động của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường
Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của giá
cả xung quanh giá trị dưới sự tác động của quan hệ cung - cầu. Giá cả thị trường lên
xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của quy luật giá trị.
Thông qua sự sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự hoạt động của quy
luật giá trị. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải tuân theo mệnh lệnh của
giá cả thị trường. Trong nền kinh tế hàng hóa, quy luật giá trị có những tác động cơ bản sau:
1.3.1. Tự phát điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Trong sản xuất, thông qua sự biến động của giá cả, người sản xuất sẽ
biết được tình hình cung - cầu về hàng hóa đó và quyết định phương án sản
xuất. Nếu giá cả hàng hóa bằng giá trị thì việc sản xuất là phù hợp với yêu cầu
xã hội; hàng hoá này nên được tiếp tục sản xuất. Nếu giá cả hàng hóa cao hơn
giá trị, sản xuất cần mở rộng để cung ứng hàng hoá đó nhiều hơn vì nó đang
khan hiếm trên thị trường; tư liệu sản xuất và sức lao động sẽ được tự phát
chuyển vào ngành này nhiều hơn các ngành khác. Nếu giá cả hàng hóa thấp
hơn giá trị, cung về hàng hoá này đang thừa so với nhu cầu xã hội; cần phải
thu hẹp sản xuất ngành này để chuyển sang mặt hàng khác.
Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp
đến nơi có giá cả cao, từ nơi cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu.
Thông qua mệnh lệnh của giá cả thị trường, hàng hoá ở nơi có giá cả thấp
được thu hút, chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần làm cho cung cầu hàng
hoá giữa các vùng cân bằng, phân phối lại thu nhập giữa các vùng miền, điều
chỉnh sức mua của thị trường (nếu giá cao thì mua ít, giá thấp mua nhiều...).
1.3.2. Tự phát thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển.
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản
xuất có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu
được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn
giá trị xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và
tránh không bị phá sản, người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá 3 lOMoAR cPSD| 44820939
biệt hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải
tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện
tiết kiệm... Kết quả lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao
động xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống.
Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải
không ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng...
làm cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với chi phí thấp nhất.
1.3.3. Thực hiện sự bình tuyển tự nhiên và phân hoá người sản xuất
Trong quá trình cạnh tranh, những người sản xuất nhạy bén với thị
trường, trình độ năng lực giỏi, sản xuất với hao phí cá biệt thấp hơn mức hao
phí chung của xã hội nên lãi nhiều. Những người này sẽ mở rộng quy mô sản
xuất, trở nên giàu có, phát triển thành ông chủ. Ngược lại, những người do
hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém, trình độ công nghệ lạc hậu...
thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội. Những người này dễ lâm vào tình
trạng thua lỗ, dẫn đến phá sản, thậm chí phải đi làm thuê. Trong nền kinh tế
thị trường thuần túy, chạy theo lợi ích cá nhân, đầu cơ, gian lận, khủng hoảng
kinh tế… là những yếu tố có thể làm tăng thêm tác động phân hóa sản xuất
cùng những tiêu cực về kinh tế xã hội khác. Những tác động tiêu cực này có
thể hạn chế nếu có sự điều tiết, can thiệp của nhà nước.
II . TÁC ĐỘNG CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG NỀN KINH
TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Đánh giá về thực tiễn đất nước ta hiện nay
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định rằng “Đảng và nhà nước ta chủ
trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa”. Có thể nói rằng nền kinh tế thị trường định hước xã
hội chủ nghĩa ở nước ta vừa mang đặc trưng chung của kinh tế thị trường vừa mang
tính đặc thù, đó là định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng không vì thế mà phủ định đi
những quy luật quan trọng của kinh tế thị trường.
Do đó, quy luật giá trị sẽ gắn liền với nền sản xuất nước ta trên một phạm vi
rộng và trong khoảng thời gian dài. Vai trò và phạm vi hoạt động của nó biển đổi
từng thời kì cùng với sự chuyển biến của quan hệ sản xuất, của lực lượng sản xuất
với sự phát triển của phân công lao động xã hội. Vì vậy song song với việc xác nhận
vai trò chủ đạo quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần nhận thức đúng đắn 4 lOMoAR cPSD| 44820939
quy luật giá trị, tự giác vận dụng quy luật giá trị và những phạm trù kinh tế gắn liền
với quy luật đó như tiền tệ, giá cả, tín dụng, tài chính... để kích thích sản xuất và lưu
thông hàng hoá phát triển, thúc đẩy nền kinh tế nước ta tiến nhanh trên con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội.
2.2. Vận dụng quy luật giá trị ở đất nước ta hiện nay
Với các đặc trưng của mô hình này như đã nói ở trên, các quy luật kinh tế
được phép phát huy tác dụng của nó trong đó quy luật giá trị đóng vai trò là quy luật
kinh tế căn bản chi phối toàn bộ sự phát triển của nền kinh tế. Chúng ta đã vận dụng quy luật giá trị vào:
2.2.1. Trong lĩnh vực sản xuất
Trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, quy luật giá trị tuy không có nhiều
tác động bằng quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội hay quy luật phát
triển có kế hoạch và cân đối nền kinh tế quốc dân nhưng vẫn có một sức ảnh
hưởng nhất định. Ta phải kể đến những vật phẩm tiêu dùng cần thiết để bù vào
sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất, đều được sản xuất và tiêu
thụ dưới hình thức hàng hoá và chịu sự tác động của quy luật giá trị. Trong
những thành phần kinh tế khác nhau, tác động của quy luật giá trị có những
điểm không giống nhau. Nhà nước ta đã chủ động vận dụng quy luật giá trị
vào lĩnh vưc sản xuất. Vì thế các xí nghiệp của chúng ta không thể và không
được bỏ qua quy luật giá trị.
Một nguyên tắc căn bản của kinh tế thị trường là trao đổi ngang giá tức
là thực hiện sự trao đổi hàng hoá thông qua thị trường, sản phẩm phải trở thành
hàng hoá. Nguyên tắc này đòi hỏi tuân thủ quy luật giá trị bởi sản xuất và trao
đỏi hàng hoá phải dựa trên cơ sở thời gian lao động xã hội cần thiết. Cụ thể:
• Xét ở tầm vi mô: Mỗi cá nhân khi sản xuát các sản phẩm đều cố
gắng làm cho thời gian lao động cá biệt nhỏ hơn thời gian lao động xã hội .
• Xét ở tầm vĩ mô: Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng nâng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thời gian lao động xã hội cần thiết.
Do vậy, nhà nước đưa ra các chính sách để khuyến khích nâng cao năng
lực chuyên môn. Mỗi doanh nghiệp phải cố gắng cải tiến thiết bị, công nghệ,
nâng cao tay nghề lao động. Nếu không, quy luật giá trị ở đây sẽ thực hiện khả
năng đào thải của nó: loại bỏ những cái kém hiệu quả, kích thích các cá nhân,
ngành, doanh nghiệp phát huy tính hiệu quả. Tất yếu điều đó dẫn tới sự phát 5 lOMoAR cPSD| 44820939
triển của lực lượng sản xuất mà trong đó đội ngũ lao động có trình độ chuyên
môn ngày càng cao, công cụ lao động ngày càng hiện đại. Và đồng thời sự xã
hội hoá, chuyên môn hoá lực lượng sản xuất cũng được đẩy mạnh. Đây là
những vận dụng đúng đắn của nhà nước ta.
2.2.2. Nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Việc chuyển từ chế độ tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì
cùng với nó là việc xoá bỏ cơ chế xin cho, cấp phát, độc quyền trong hoạt
động sản xuất kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp phải tự hạch toán, không bị ràng
buộc quá đáng bởi các chỉ tiêu sản xuất do nhà nước đề ra và phải tự nghiên
cứu để tìm ra thị trường thích hợp với các sản phẩm của mình, từ đó đưa ra
những chiến lược cho kinh doanh.
Mặt khác, cùng với xu hướng công khai tài chính doanh nghiệp để giao
dịch trên sàn giao dịch chứng khoán, thúc đẩy tiến trình gia nhập AFTA ,
WTO; mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp đều phải nâng cao sức cạnh tranh của
mình để có thể đứng vững khi bão táp của qúa trình hội nhập quốc tế ập đến.
Sức cạnh tranh được nâng cao ở đây là nói đến sức cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong nước với doanh nghiệp trong nước, giữa doanh nghiệp trong
nước với doanh nghiệp nước ngoài, giữa các cá nhân trong nước với cá nhân
trong nước, giữa cá nhân trong nước với cá nhân nước ngoài (cũng có thể coi
đây là hệ quả tất yếu của sự phát triển của lực lượng sản xuất)
2.2.3. Tạo nên sự năng động của nền kinh tế thị trường Việt Nam.
Cùng với cạnh tranh, sự phát triển nhiều thành phần kinh tế tạo nên một
nền kinh tế năng động. Việc phát triển nhiều thành phần kinh tế có tác dụng
thu hút nguồn nhân lực vào các thành phần kinh tế, phát huy nội lực, tận dụng
nội lực để sản xuất ra nhiều hàng hoá thu lợi nhuận (lợi nhuận siêu ngạch, lợi
nhuận độc quyền) hay nâng cao trình độ sản xuất trong một ngành, một lĩnh vực nhất định.
2.2.4. Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế.
Với mục đích tìm kiếm lợi nhuận, siêu lợi nhuận. Sự đầu tư trong nước
và đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển, hay nói cách khác là thúc đẩy
quá trình hội nhập quốc tế.
Mỗi nước đều có những ưu thế, lợi thế riêng, có thể do thời gian và trình
độ xuất phát điểm của nền kinh tế hay tốc độ phát triển khác, sự phân bố tài 6 lOMoAR cPSD| 44820939
nguyên khác nhau nên nước này có điều kiện sản xuất cái này, nước kia có
điều kiện sản xuất cái kia và tạo ra một lợi thế so sánh trên thương trường.
Điều này thúc đẩy sự chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất để có chi phí sản
xuất thấp và tuân theo sự điều tiết của quy luật giá trị, chi phí sản xuất thấp sẽ
làm cho giá cả thấp, và do đó thắng trên thương trường.
2.2.5. Trong lĩnh vực lưu thông
Phân phối và lưu thông trong xã hội chủ nghĩa có sự tác động khách
quan của quy luật giá trị .Việc vận dụng quy luật trong lưu thông ,phân phối
được thể hiện ở những mặt sau:
2.2.5.1. Về hình thành giá cả.
Hình thức vận dụng quy luật giá trị tập trung nhất là khâu hình
thành giá cả. Giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị, cho nên
khi xác định giá cả phải đảm bảo yêu cầu khách quan là lấy giá trị làm
cơ sở, phản ánh đầy đủ những hao phí về vật tư và lao động để sản xuất
hàng hoá. Giá cả phải bù đắp chi phí sản xuất hợp lí, tức là bù đắp giá
thành sản xuất, đồng thời phải bảo đảm một mức lãi thích đángđể tái
sản xuất mở rộng. Đó là nguyên tắc chung áp dụng phổ biến cho mọi
quan hệ trao đổi, quan hệ giữa các xí nghiệp quốc doanh với nhau, cũng
như nhà nước với nông dân.
Giá cả là một phạm trù phức tạp, sự chênh lệch giữa giá cả và giá
trị là một tất yếu khách quan của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Nhà
nước ta đã vận dụng quy luật giá trị vào những mục đích nhất định, đã
phải tính đến những nhiệm vụ kinh tế, chính trị trước mắt và lâu dài,
căn cứ vào nhiều quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa.
2.2.5.2. Về nguồn hàng lưu thông.
Trong nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, việc cung cấp hàng hoá cho
thị trường được thực hiện một cách có kế hoạch. Đối với nhưng mặt
hàng có quan hệ lớn đến quốc kế dân sinh,nếu cung cầu không cân đối
thì nhà nươc dùng biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tăng cường thu mua
,cung cấp theo định lượng ,theo tiêu chuẩn mà không thay đổi giá cả.
Chính thông qua hệ thống giá cả quy luật có ảnh hưởng nhất định đến
việc sự lưu thông của một hàng hoá nào đó. Giá mua cao sẽ khơi thêm
nguồn hàng, giá bán hạ sẽ đẩy mạnh việc tiêu thụ,và ngược lại. Do đó
mà nhà nước ta đã vận dụng vào việc định giá cả sát giá trị, xoay quay 7 lOMoAR cPSD| 44820939
giá trị để kích thích cải tiến kĩ thuật, tăng cường quản lí. Không những
thế nhà nước ta còn chủ động tách giả cả khỏi giá trị đối với từng loại
hàng hoá trong từng thời kì nhất định, lợi dụng sự chênh lệch giữa giá
cả và giá trị để điều tiết một phần sản xuất và lưu thông, điều chỉnh
cung cầu và phân phối. Giá cả được coi là một công cụ kinh tế quan
trọng để kế hoạch hoá sự tiêu dùng của xã hội. 8 lOMoAR cPSD| 44820939 KẾT LUẬN
Những tác động của quy luật giá trị đến nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự
nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt khác,
phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó,
đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, nhà nước cần có những
biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong
điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. 9 lOMoAR cPSD| 44820939
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình kinh tế chính trị (2021). NXB Chính trị quốc gia sự thật.
2. https://luatminhkhue.vn/quy-luat-gia-tri-va-tac-dong-cua-quy-luat-gia-tri- trong-nen-kinh-te.aspx 10