Tiểu luận ktct - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Tiểu luận ktct - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44879730
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao & POHE BÀI TIỂU LUẬN
KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Sinh viên: Nguyễn Khánh Huyền
Lớp: LLNL1106(223)CLC Số thứ tự: 17 MSSV: 11236410 Phần Mở đầu 1. Đặt vấn đề
Từ việc nghiên cứu nguồn gốc của giá trị thặng dư, C.Mác đã khám phá ra
công thức chung của tư bản cùng những khái niệm liên quan khác. Dựa trên công
thức ấy, ông đưa ra hai khái niệm thế hiện rõ cách thức mà tư bản vận động, đó là lOMoAR cPSD| 44879730
tuần hoàn của tư bản (xét về mặt chất) và chu chuyên của tư bản (xét về mặt
lượng). Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản có mối quan hệ mật thiết, không thể
tách rời, ảnh hưởng và tác động lân nhau. Hiểu biết về tuần hoàn và chu chuyển
giúp người học phân tích, áp dụng một cách có căn cứ vào các hoạt động kinh tế -
xã hội để thích ứng, tìm ra phương hướng giải quyết thực sự phù hợp và có hiệu
quả. Ngoài ra, trong lý luận về giá trị lao động của C.Mác, kiến thức về lượng giá
trị hàng hóa giúp ta nhận thức được tầm quan trọng của thời gian lao động xã hội
và cường độ lao động trong việc định giá trị hàng hóa. Từ đó, sinh viên trang bị
được cho mình kiến thức cần thiết cho hoạt động kinh doanh, sản xuất sau này một
cách hợp lý, đúng đắn.
2. Mục đích và đối tượng nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, em muốn phân tích và tìm hiểu về mối quan hệ giữa
tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Bên cạnh đó, nêu ra các hình thức giá trị
thặng dư trong nền kinh tế thị trường. Qua bài nghiên cứu, em có thể vận dụng và
nắm vững các kiến thức để có thể tham gia sản xuất và hoạt động kinh doanh thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vị nghiên cứu của bài tiểu luận này bao gồm kiến thức nằm trong
Chương 3 – Giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường. Trả lời cho các vấn đề về
tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Đồng thời chỉ ra về các hình thức giá trị thặng
dư trong nền kinh tế thị trường. 4. Phương pháp nghiên cứu
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp thu thập lý thuyết, phân tích và tổng hợp
những kiến thức từ một số tài liệu tham khảo để làm cơ sở lý luận cho đề tài. lOMoAR cPSD| 44879730 Phần nội dung
Câu 1: Làm rõ mối quan hệ giữa tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Phân
tích ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển của tư bản.
1. Tuần hoàn tư bản.
Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn kế tiếp
nhau, tồn tại dưới ba hình thái, thực hiện ba chức năng tương ứng và sau đó quay
về hình thái ban đầu có mang theo giá trị thặng dư. Tuần hoàn của tư bản chỉ có thể
tiến hành bình thường trong điều kiện các giai đoạn khác nhau của nó không
ngừng được chuyển tiếp. Mặt khác, tư bản cần lưu lại ở mỗi giai đoạn tuần hoàn
trong một thời gian nhất định.Vì vậy, sự vận động tuần hoàn của tư bản là sự vận
động liên tục không ngừng đồng thời cũng là sự vận động đứt quãng không ngừng.
Giai đoạn thứ nhất của tuần hoàn tư bản, còn gọi là giai đoạn lưu thông,
diễn ra khi nhà tư bản sử dụng tiền tệ để mua các yếu tố sản xuất, bao gồm tư liệu
sản xuất và sức lao động. Qua đó, nhà tư bản biến tiền tệ thành hàng hóa để phục
vụ cho mục đích sản xuất. Giai đoạn thứ nhất đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra và là khởi đầu cho vòng tuần hoàn của tư bản.
Giai đoạn thứ hai – giai đoạn sản xuất, nhà tư bản tiêu dùng những hàng
hóa đã mua, tức là tiến hành sản xuất. Trong quá trình sản xuất công nhân tạo ra
giá trị mới bằng sức lao động đã bị hao phí, trong khi nguyên liệu được chế biến và
máy móc hao mòn thì giá trị của chúng được bảo tồn và chuyển dịch vào sản phẩm
mới. Quá trình đó kết thúc, sức lao động của công nhân làm thuê tạo ra hàng hóa
mới mà giá trị của nó lớn hơn giá trị các yếu tố sản xuất mà nhà tư bản đã mua lúc
ban đầu, vì trong đó có giá trị thặng dư do công nhân tạo ra. Kết thúc gia đoạn này,
tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hóa.
Giai đoạn thứ ba – giai đoạn lưu thông, tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản
hàng hóa, chức năng của nó là thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản lOMoAR cPSD| 44879730
xuất ra trong đó bao hàm một lượng giá trị thặng dư. Giai đoạn này nhà tư bản trở
lại thị trường với tư cách là người bán hàng. Hàng hóa của nhà tư bản được chuyển
hóa thành tiền. Kết thúc giai đoạn ba, tư bản hàng hóa chuyển hóa thành tư bản
tiền tệ. Đến đây, nhà tư bản đã đạt được mục đích và quay trở lại hình thái ban đầu
trong tay chủ nó, nhưng với số lượng lớn hơn trước. Quá trình trên lại được lặp lại
khi nhà tư bản đem số tiền bán hàng hóa vào việc mua bán tư liệu sản xuất và sức
lao động cần thiết để tiếp tục sản xuất.
1. Chu chuyển của tư bản.
Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường
xuyên lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian. Chu chuyển tư bản được đo lường
bằng thời gian chu chuyển hoặc tốc độ chu chuyển tư bản.
Thời gian chu chuyển là khoảng thời gian kể từ khi tư bản ứng ra dưới một
hình thức nhất định ( bao gồm tiền tệ, sản xuất, hàng hóa) cho đến khi nó thu về
dưới hình thái đó có kèm giá trị thặng dư. Thời gian chu chuyển bao gồm thời gian
sản xuất và thời gian lưu thông. Thời gian sản xuất là thời gian tư bản nằm trong
lĩnh vực sản xuất, bao gồm thời gian lao động, thời gian gián đoạn lao động và thời
gian dự trữ sản xuất. Thời gian lưu thông là thời gian tư bản nằm trong lĩnh vực
lưu thông, bao gồm thời gian mua và thời gian bán hàng hóa. Thời gian lưu thông
dài hay ngắn là do các yếu tố sau quyết định: thị trường xa hay gần; tình hình thị
trường xấu hay tố; trình độ phát triển của ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn
thông;… Thời gian chu chuyển của tư bản càng ngắn thì càng tạo điều kiện cho giá
trị thặng dư được sản xuất ra nhiều hơn, tư bản càng lớn nhanh hơn.
Chu chuyển tư bản phản ánh tốc độ vận động nhanh hay chậm của tư bản.
Mỗi loại tư bản hoạt động trong lĩnh vực khác nhau sẽ có số lần chu chuyển khác
nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Tốc độ chu chuyển của tư bản là số
vòng chu chuyển của tư bản trong một khoảng thời gian nhất định và thường là
một năm. Tốc độ chu chuyển của tư bản và thời gian chu chuyển của tư bản là hai
đại lượng tỷ lệ nghịch. Tức là thời gian chu chuyển càng ngắn thì tốc độ chu
chuyển càng nhanh và ngược lại. Để tăng giá trị thặng dư, chủ tư bản cần rút ngắn
thời gian chu chuyển của tư bản, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản. lOMoAR cPSD| 44879730
2. Mối quan hệ giữa tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản.
Tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản là hai mặt của một vấn đề vận động
tư bản. Tuần hoàn tư bản nghiên cứu mặt chất của sự vận động tư bản và chu
chuyển nghiên cứu mặt lượng của sự vận động tư bản. Cả hai đều có mối quan hệ rất mật thiết.
Sau khi toàn bộ giá trị tư bản của một nhà tư bản vào một ngành sản xuất
thành một vòng tuần hoàn, nó trở thành hình thái ban đầu và sẵn sàng cho vòng
tuần hoàn tiếp theo. Để giá trị được bảo tồn và gia tăng liên tục dưới dạng giá trị tư
bản, quá trình tuần hoàn này cần được lặp lại. Khi xem xét tuần hoàn tư bản như
một quá trình định kỳ, ta gọi nó là vòng chu chuyển của tư bản. Thời gian chu
chuyển được quyết định bởi tổng số thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.
Tổng thời gian này chính là thời gian chu chuyển của tư bản, bao gồm khoảng thời
gian từ khi bắt đầu một vòng tuần hoàn giá trị tư bản đến khi bắt đầu vòng luân chuyển tiếp theo.
Quá trình chu chuyển của tư bản phải nhanh thì mới giúp cho việc tuần hoàn
được diễn ra liên tục mới để trở về hình thái ban đầu của nó nhanh chóng và có thể
tạo ra nhiều giá trị thặng dư hơn trong thời gian ngắn hơn. Do đó, tuần hoàn tư bản
và chu chuyển tư bản có mối quan hệ vô cùng mật thiết.
3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu chu chuyển tư bản.
Nghiên cứu chu chuyển tư bản tập trung phân tích sự vận động của hai bộ
phận giá trị cấu thành nên tư bản sản xuất: tư bản cố định và tư bản lưu động.
Tư bản cố định là phần tư bản tham gia vào quá trình sản xuất nhưng giá trị
của nó được chuyển dần vào sản phẩm thông qua quá trình hao mòn. Đặc điểm của
tư bản cố định là được sử dụng lâu dài và trải qua quá trình hao mòn về cả giá trị
sử dụng ( hao mòn hữu hình ) và giá trị ( hao mòn vô hình ). Hao mòn hữu hình
xuất phát từ việc sử dụng và tác động tự nhiên, dẫn đến giảm giá trị sử dụng của tư
bản cố định. Hao mòn vô hình bắt nguồn từ sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
khiến các máy móc cũ trở nên lỗi thời, giảm giá trị so với các máy móc mới hiện đại và hiệu quả hơn. lOMoAR cPSD| 44879730
Tư bản lưu động là phần tư bản được sử dụng một lần trong quá trình sản
xuất và chuyển giá trị của nó hoàn toàn vào sản phẩm. Sau mỗi chu kỳ sản xuất, tư
bản lưu động cần được tái đầu tư để duy trì hoạt động sản xuất.
Việc nghiên cứu chu chuyển của hai bộ phận tư bản này đóng vai trò quan
trọng trong việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ chu chuyển vốn và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn,
nghiên cứu chu chuyển tư bản hướng đến mục tiêu đề ra các biện pháp thiết thực
nhằm tăng tốc độ chu chuyển vốn. Thông qua quá trình nghiên cứu chuyên sâu, các
giải pháp tiềm năng có thể được đề xuất để thúc đẩy tốc độ chu chuyển vốn, bao
gồm: nâng cao năng suất lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật, giảm thiểu dự trữ
sản xuất, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, khấu hao nhanh tư bản cố định,…
Đối với Việt Nam, việc nâng cao tốc độ chu chuyển cần tập trung vào hai
khía cạnh chính: rút ngắn thời gian sản xuất và rút ngắn thời gian lưu thông. Về rút
ngắn thời gian sản xuất cần áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, nâng cao trình độ
tay nghề cho công nhân, cần có đãi ngộ xứng đáng với người lao động. Về rút ngắn
thời gian lưu thông cần nghiên cứu thị trường thường xuyên và cải tiến mặt hàng,
phong phú các chủng loại. Bên cạnh đó cũng cần áp dụng các phương thức thanh
toán linh hoạt, xác định và phân loại thị trường chính xác. Việc triển khai hiệu quả
các giải pháp trên sẽ góp phần thúc đẩy tốc độ chu chuyển, tăng hiệu quả sử dụng
vốn, nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy phát triển kinh tế của Việt Nam.
Câu 2: Trình bày tóm tắt các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
trong nền kinh tế thị trường.
1. Định nghĩa giá trị thặng dư
Giá trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới do người lao động tạo ra
trong quá trình sản xuất vượt quá giá trị sức lao động mà họ được trả.
Giá trị thặng dư được Mác xem là phần chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và
số tiền nhà tư bản bỏ ra trong kinh doanh. Nhà tư bản bỏ ra tư bản dưới hình thức lOMoAR cPSD| 44879730
tư liệu sản xuất gọi là tư bản bất biến và bỏ ra tư bản để thuê mướn lao động gọi là
tư bản khả biến. Tuy nhiên, người lao động sẽ đưa vào hàng hoá một lượng giá trị
lớn hơn số tư bản khả biến mà nhà tư bản trả cho người lao động. Phần dư ra được
gọi là giá trị thặng dư, tức là số lượng của hàng hoá mà người lao động làm ra có
giá trị cao hơn phần tiền mà nhà tư bản trả cho công nhân và mức chênh lệch đó là giá trị thặng dư.
Có thể lấy một ví dụ sau để giải thích: Một công nhân làm việc 8 tiếng mỗi
ngày với mức lương 100.000 đồng/ngày. Trong 8 tiếng đó, công nhân sản xuất ra
sản phẩm có giá trị 200.000 đồng. Giá trị sức lao động của công nhân là 100.000
đồng (phần được trả cho công nhân). Giá trị thặng dư là 100.000 đồng (phần bị nhà tư bản chiếm đoạt).
Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị thặng dư: - Năng suất lao động - Thời gian lao động - Cường độ lao động - Công nghệ sản xuất - Trình độ quản lý
2. Các hình thức biểu hiện giá trị thặng dư: 2.1.
Lợi nhuận thương nghiệp
Lợi nhuận thương nghiệp là một phần của giá trị thặng dư sinh ra trong quá
trình sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp chuyển giao cho tư bản thương nghiệp,
để tư bản thương nghiệp có thể tiếp tục bán hàng hóa thay mặt cho họ. Lợi nhuận
thương nghiệp thực chất chỉ là một hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, vì
vậy nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp chủ yếu là một phần của lao động của
công nhân, mà họ không được trả công cho công việc này.
Quá trình hình thành lợi nhuận thương nghiệp diễn ra như sau: Tư bản
thương nghiệp mua hàng hóa từ nhà sản xuất với giá trị mua vào, sau đó bán hàng lOMoAR cPSD| 44879730
hóa cho người tiêu dùng với giá trị bán ra. Lợi nhuận thương nghiệp là phần chênh
lệch giữa giá trị bán ra và giá trị mua vào.
Cạnh tranh trong lĩnh vực thương nghiệp cũng tuân theo quy luật tỷ suất lợi
nhuận bình quân, tương tự như trong lĩnh vực công nghiệp. Điều này có nghĩa là tư
bản thương nghiệp cũng tham gia vào cạnh tranh giữa các ngành để thu được lợi
nhuận bình quân. Lợi nhuận bình quân là mức lợi nhuận mà tư bản thương nghiệp
thu được trong một thời gian nhất định, sau khi đã trừ đi các chi phí sản xuất, kinh
doanh và thuế. Mức lợi nhuận bình quân được xác định bởi cạnh tranh giữa các tư bản thương nghiệp. 2.2.
Lợi tức và tỷ suất
Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay trả cho nhà tư
bản cho vay để được sử dụng tư bản trong một thời gian nhất định. Ký hiệu là z.
Nguồn gốc của lợi tức cũng xuất phát từ giá trị thặng dư do công nhân làm
thuê tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Do đó, có thể khẳng định nhà tư bản cho vay
cũng gián tiếp bóc lột công nhân làm thuê thông qua nhà tư bản đi vay.
Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho
vay trong một thời gian nhất định. Ký hiệu z’. Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất
lợi nhuận bình quân và quan hệ cung cầu về tư bản cho vay. 2.3. Địa tô
Địa tô TBCN là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân của tư bản
kinh doanh trong nông nghiệp do công nhân nông nghiệp tạo ra, mà nhà tư bản
kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ với tư cách là kẻ sở hữu ruộng đất.
Có hai hình thức địa tô TBCN: địa tô chênh lệch và địa tô tuyệt đối. Địa tô
chênh lệch là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân thu được trên lOMoAR cPSD| 44879730
ruộng đất có điều kiện sản xuất thuận lợi hơn. Nó là số chênh lệch giữa giá cả sản
xuất chung được quyết định bởi điều kiện sản xuất ruộng đất xấu nhất và giá cả sản
xuất cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình. Địa tô chênh lệch có hai loại, địa tô
chênh lệch I và địa tô chênh lệch II. Địa tô tuyệt đối là số lợi nhuận siêu ngạch dôi
ra ngoài lợi nhuận bình quân,hình thành bởi sự chêch lệch giữa giá trị nông sản và
giá cả sản xuất chung. Đây là loạiđịa tô mà nhà tư bản kinh doanh trong nông
nghiệp tuyệt đối phải nộp cho địa chủ, bất kể ruộng đất tốt hay xấu.
3. Ý nghĩa thực tiễn việc nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư 3.1.
Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Bỏ qua mục đích và tính chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, hai phương pháp
sản xuất giá trị thặng dư, bao gồm phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối
và giá trị thặng dư siêu ngạch, có thể được áp dụng trong các doanh nghiệp Việt
Nam để thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, ứng dụng kỹ thuật
mới, cải thiện tổ chức quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất.
Nghiên cứu về sản xuất giá trị thặng dư mang đến cho các nhà hoạch định
chính sách những gợi ý quan trọng về phương thức gia tăng của cải và thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế cho nước ta. Trong bối cảnh điểm xuất phát còn thấp, việc tận
dụng tối đa các nguồn lực, đặc biệt là lao động và sản xuất kinh doanh, đóng vai
trò thiết yếu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.Về lâu dài, nâng cao năng suất
lao động xã hội là yếu tố then chốt, và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền
kinh tế quốc dân chính là giải pháp cơ bản để đạt được mục tiêu này. 3.2.
Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư trong quản lý
các doanh nghiệp nước ta hiện nay khi chuyển sang kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa
Nghiên cứu quy luật giá trị thặng dư có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong
quản lý các doanh nghiệp nước ta hiện nay khi chuyển sang kinh tế thị trường định lOMoAR cPSD| 44879730
hướng xã hội chủ nghĩa. Quy luật giá trị thặng dư giúp nâng cao nhận thức về bản
chất của giá trị thặng dư, giúp các nhà quản lý nhận thức rõ bản chất của giá trị
thặng dư, là một phần giá trị mới do người lao động tạo ra nhưng bị nhà tư bản
chiếm đoạt.Từ đó, xây dựng ý thức trách nhiệm đối với người lao động, đảm bảo
quyền lợi và điều kiện làm việc cho họ. Quy luật giá trị thặng dư còn giúpthúc đẩy
tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Hiểu được quy luật hình thành giá trị
thặng dư, các nhà quản lý có thể tìm kiếm giải pháp để tăng năng suất lao động và
hiệu quả sản xuất. Ứng dụng quy luật giá trị thặng dư vào hoạt động quản lý doanh
nghiệp góp phần xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nền kinh tế thị trường phát triển với sự điều tiết của Nhà nước, đảm bảo lợi ích cho toàn xã hội. lOMoAR cPSD| 44879730 Phần kết luận
Đề tài giúp nâng cao tư duy nhận thức và trình độ lí luận về học thuyết kinh tế cũng
như chủ nghĩa Mác, nó giúp chúng ta hiểu sâu hơn về mối quan hệ của tuần hoàn tư bản và
chu chuyển tư bản, cũng như quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là quy luật giá trị thặng
dư, nhận thấy vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế.
Việt nam hiện nay đang phát triển kinh tế thị trường, nền kinh tế mở cửa, vì vậy đã
có quy luật giá trị thặng dư hoạt động. Nhận thức về quy luật trang bị cho các nhà
kinh tế những hiểu biết trong quản lí và sản xuất kinh doanh. Hiểu được quy luật này
thì sẽ nắm được sự vận động của các quy luật khác: quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị....
vì quy luật giá trị thặng dư là quy luật trung tâm. Từ đó các nhà kinh tế có biện pháp tối ưu
hơn, phù hợp quy luật để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Đề tài thực sự có ý nghĩa thực tiễn và giá trị vận dụng trong phương thức sản xuất và
nền sản xuất ở Việt Nam hiện nay. Một yêu cầu trong phát triển kinh tế, sử dụng quy luật giá
trị thặng dư trong quản lý doanh nghiệp là các doanh nghiệp nước ta phải vận dụng một cách
hợp lý quy luật giá trị thặng dư, tuần hoàn tư bản và chu chuyển tư bản theo sự điều tiết, quản
lý vĩ mô của nhà nước để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa quyền lợi thuộc về nhân dân và người lao động.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Tìm hiểu môn học kinh tế chính trị Mác – Lênin
- Slide bài giảng môn kinh tế chính trị Mác – Lênin Kcv
x 100 Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào tỷ suất lợi nhuận bình quân và quan hệ cung cùng về tư bản cho vay