Tiểu luận Kỹ năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo - Tâm lý | Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Sư phạm TP.HCM vì đã đưa bộ môn Kỹ năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo vào chươngtrìnhgiảngdạy.
Môn: Tâm lý
Trường: Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN KĨ NĂNG
TƯ DUY PHẢN BIỆN VÀ TƯ DUY SÁNG TẠO
HỌ VÀ TÊN: ĐẶNG NGỌC THÚY VY
MÃ SỐ SINH VIÊN: 48.01.754.187
MÃ HỌC PHẦN: PSYC149501 GIẢNG VIÊN: Nguyễn Thanh Huân
Thành phố Hồ Chí Minh - năm 2023 MỤC LỤC Trang
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ 1
NỘI DUNG ............................................................................................................ 2
1. Phân tích phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”. Một ví dụ minh hoạ cụ thể
việc vận dụng phương pháp trên vào việc rèn luyện tư duy phản biện ........ 2
1.1. Phân tích phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”: ........................................ 2
1.1.1. Khái quát ......................................................................................... 2
1.1.2. Đặc điểm của từng màu mũ: ............................................................ 2
1.1.2.1. Mũ màu trắng: .............................................................................. 2
1.1.2.2. Mũ màu đỏ ................................................................................... 3
1.1.2.3. Mũ màu xanh lá: .......................................................................... 3
1.1.2.4. Mũ màu vàng: .............................................................................. 3
1.1.2.5. Mũ màu đen: ................................................................................ 4
1.1.2.6. Mũ màu xanh dương .................................................................... 4
1.1.3. Ưu & Nhược điểm của phương pháp: ............................................. 5
1.2. Một ví dụ vận dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” vào việc rèn
luyện tư duy phản biện ..................................................................................... 5
2. Các phương pháp, kỹ thuật tư duy sáng tạo được sử dụng để xây dựng
nội dung, bối cảnh trong MV nhạc “CÓ CHẮC YÊU LÀ ĐÂY” của ca sĩ
Sơn Tùng MTP và ý nghĩa của việc sử dụng đó .............................................. 6
3. Một ý tưởng sáng tạo trong hoạt động dạy học với mục tiêu là mỗi học
sinh sau bài học đó sẽ có sản phẩm mang về, hoặc sản phẩm ứng dụng trong
thực tiễn .............................................................................................................. 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 12 1 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trường Đại học Sư phạm
TP.HCM vì đã đưa bộ môn Kỹ năng tư duy phản biện và tư duy sáng tạo vào
chương trình giảng dạy. Một bộ môn mang tính ứng dụng cao, đặc biệt đối với sinh
viên chúng em. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy
Nguyễn Thanh Huân. Xuyên suốt các buổi học của học phần, thầy đều tạo một sự
gần gũi, thân thiện và không khí học tập năng động cho lớp. Trong thời gian tham
gia lớp học của thầy, em đã được có cơ hội biết thêm nhiều kiến thức bổ ích và rất
cần thiết cho quá trình học tập, làm việc sau này. Em mong rằng những học phần
thầy giảng dạy sẽ tiếp nhận nhiều bạn sinh viên từ các khoa khác.
Đối với em tuy đây là học phần tự chọn nhưng lại là một môn học thú vị và hữu
ích. Tuy vậy, những kiến thức và kỹ năng về môn học này cũng như kĩ năng trình
bày văn bản của em vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, bài tiểu luận của em khó tránh
khỏi những sai sót. Kính mong thầy xem xét và góp ý giúp bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin cảm ơn thầy!
Ngày 16 tháng 04 năm 2023 2 NỘI DUNG
1. Phân tích phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”. Một ví dụ minh hoạ cụ
thể việc vận dụng phương pháp trên vào việc rèn luyện tư duy phản biện: 1.1.
Phân tích phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”: 1.1.1. Khái quát:
- Sáu chiếc mũ tư duy là phương pháp tư duy do Tiến sĩ tâm lý và y khoa – Edward
de Bono, người Malta sáng tạo ra vào những năm 1980. Năm 1985, ông đã cho ra
đời thêm cuốn sách về phương pháp 6 chiếc mũ tư duy này với tự đề “Six Thinking
Hats” và cuốn sách đã được chuyển thể sang tiếng Việt.
- Ý tưởng cốt lõi đằng sau sáu chiếc mũ tư duy là khuyến khích mọi người nhìn
mọi thứ từ những khía cạnh khác nhau. Nó cũng khuyến khích sự sáng tạo và giúp
mọi người khám phá những ý tưởng mới. Đó là lúc sáu chiếc mũ tư duy xuất hiện
và giúp ta xem xét mọi mặt của vấn đề. Sáu màu sắc đại diện cho sáu quan điểm
khác nhau về một chủ đề:
• Mũ màu trắng – tư duy khách quan
• Mũ màu đỏ – tư duy cảm xúc
• Mũ màu xanh lá – tư duy sáng tạo
• Mũ màu vàng – tư duy tích cực
• Mũ màu đen – tư duy mạo hiểm
• Mũ màu xanh dương – tư duy tổ chức
- Nguyên tắc: Hãy lần lượt “đội” 6 chiếc mũ để đánh giá vấn đề. Mỗi lần đội mũ
tức là bạn lại chuyển sang một cách tư duy mới. Nếu bạn chủ trì thảo luận thì luôn
đảm bảo tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng màu.
1.1.2. Đặc điểm của từng màu mũ: 1.1.2.1. Mũ màu trắng:
- Mũ trắng mang hình ảnh của một tờ giấy trắng là chiếc mũ tượng trưng cho những
thông tin và dữ liệu liên quan tới vấn đề cần được giải quyết. Khi “đội” chiếc mũ
trắng, ta sẽ không nghĩ tới những gì phát sinh ngoài luồng vấn đề mà chỉ tập trung
vào những dữ liệu sẵn có.
- Tư duy theo chiếc mũ trắng là giai đoạn đầu tiên và rất quan trọng trước khi bắt
tay vào giải quyết bất cứ vấn đề nào.
- Khi tư duy theo chiếc mũ trắng, một số câu hỏi đặt ra là:
+ Bạn đã có sẵn thông tin gì về vấn đề cần giải quyết? 3
+ Cần phải có thêm những thông tin nào liên quan đến vấn đề nữa?
+ Những thông tin, dữ kiện nào bị thiếu? 1.1.2.2. Mũ màu đỏ:
- Mũ đỏ mang hình ảnh của lửa đang cháy trong lò, con tim, dòng máu nóng, sự
ấm áp… Một người đưa ra quyết định trên lập trường của mũ đỏ là người tin tưởng
dựa vào những cảm xúc, linh cảm, trực giác và ý kiến cá nhân của mình.
- Khi đội "Mũ đỏ", bạn sẽ đánh giá vấn đề dựa trên trực giác và cảm xúc.
- Một số câu hỏi được đặt ra để hỗ trợ người đội mũ màu đỏ tư duy:
+ Cảm xúc hiện tại của bạn đối với vấn đề là gì?
+ Trực giác mách bảo bạn điều gì về vấn đề này?
+ Bạn có thích vấn đề này hay không? 1.1.2.3. Mũ màu xanh lá:
- Chiếc mũ xanh lá cây là đại diện cho tư duy sáng tạo, thể hiện một sức sống mãnh
liệt không ngừng sinh sôi, phát triển.
- Người đội “Mũ xanh lá” sẽ luôn có những ý tưởng sáng tạo phong phú, dồi dào
và giúp dễ dàng tìm ra những giải pháp sáng tạo để giải quyết vấn đề.
- Một số câu hỏi có thể sử dụng để giải quyết vấn đề:
+ Có cách nào để thực hiện vấn đề này không?
+ Liệu vấn đề này có thêm những cách thức nào khác để giải quyết không?
+ Vấn đề này có những điểm tích cực nào?
+ Tiến hành dự án này sẽ mang đến những lợi ích là gì? 1.1.2.4. Mũ màu vàng:
- Mũ màu vàng đại diện cho những tư duy vấn đề theo chiều hướng tích cực, mang
hình ảnh của ánh nắng mặt trời, sự lạc quan.
- Khi đội "Mũ vàng", bạn sẽ suy nghĩ một cách tích cực, đưa ra các ý kiến logic và
lạc quan thông qua việc chỉ ra những lợi ích mà việc ứng dụng nó mang lại. 4
- Một số câu hỏi có thể sử dụng để hỗ trợ giải quyết vấn đề đối với mũ màu vàng:
+ Những lợi ích khi tiến hành dự án này là gì?
+ Những mặt tích cực của vấn đề?
+ Tính khả thi để thực hiện? 1.1.2.5. Mũ màu đen:
- Trái ngược với mũ màu vàng, người đội mũ màu đen thường có tư duy sâu sắc
hơn giúp nhìn nhận ra những mặt hạn chế và sự bất hợp lý ở trong dự án cần giải quyết.
- Khi đội "Mũ đen", bạn cần đánh giá vấn đề theo góc nhìn tiêu cực, cẩn trọng và
e dè. Điều này sẽ giúp chúng ta có những quan điểm mới giúp nhìn nhận vấn đề
một cách thận trọng hơn, đảm bảo cho dự án tránh khỏi các rủi ro, sự cố, điều chỉnh
cách giải quyết vấn đề hoặc chuẩn bị kế hoạch dự phòng cho những vấn đề có thể
nảy sinh ngoài dự kiến.
- Những câu hỏi có thể ứng dụng để giải quyết vấn đề đối với mũ màu đen:
+ Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra?
+ Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm điều này?
+ Những nguy cơ nào đang tiềm ẩn?
1.1.2.6. Mũ màu xanh dương:
- Xanh dương là màu bầu trời biểu thị cho sự tổng quát, cái nhìn bao quát, toàn
diện. Chính vì lẽ đó nên tư duy mũ xanh sẽ đại diện cho người lãnh đạo. Mũ màu
xanh dương đại diện cho lối tư duy tổ chức, giúp hệ thống vấn đề một cách bao quát nhất.
- Người đội “Mũ xanh dương” sẽ đóng vai trò quan trọng trong các buổi thảo luận,
kiểm soát tiến trình tư duy của cả nhóm và đánh giá vấn đề một cách khách quan.
Đặc biệt, người đội “Mũ xanh dương” cần đảm bảo quy tắc “Trong cùng thời điểm,
tất cả mọi người cần phải đội mũ cùng màu”.
- Một số câu hỏi có thể sử dụng để tư duy theo mũ màu xanh dương:
+ Xác định trọng tâm và mục đích thảo luận cho nhóm: Chúng ta ngồi ở đây để
làm gì? Chúng ta cần tư duy về điều gì? Mục tiêu cuối cùng là gì? 5
-Người đội mũ xanh dương sắp xếp trình tự cho các chiếc nón trong suốt buổi thảo
luận. Cuối cùng, tập hợp mọi ý kiến, tóm tắt, kết luận và ra kế hoạch, có thể thông qua các câu hỏi:
+ Chúng ta đã đạt được gì qua buổi thảo luận?
+ Chúng ta có thể bắt đầu hành động chưa?
+ Chúng ta có cần thêm thời gian và thông tin để giải quyết vấn đề này?
1.1.3. Ưu & Nhược điểm của phương pháp: ❖ Ưu điểm:
• Kích thích suy nghĩ song song
• Kích thích suy nghĩ toàn diện.
• Tách riêng cá tính (như là bản ngã, các thành kiến…) và chất lượng.
• Đào tạo về sáng tạo, điều phối, quản lý cuộc họp.
• Tăng hiệu suất làm việc và tương tác trong nhóm.
• Cải tiến sản phẩm và quá trình quản lý dự án.
• Phát triển tư duy hệ thống, phân tích và đưa ra quyết định.
• Hiểu rõ hơn mọi ngóc ngách của vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau
thông qua kết hợp đa dạng các kĩ năng.
• Tránh được những xung đột lớn trong khi nhiều người tranh luận về
một vấn đề vì mọi người có thể thoải mái tư duy dưới nhiều góc nhìn khác nhau.
Cho đến nay, kĩ thuật sáu chiếc mũ tư duy đã được ứng dụng vào giảng dạy
ở rất nhiều nơi trên thế giới, đồng thời trong kinh doanh, phương pháp này
cũng được rất nhiều tổ chức lớn lựa chọn như Pepsi, Express, IBM, Polaroid, … ❖ Nhược điểm:
• Mất nhiều thời gian để giải quyết một vấn đề.
• Khi ứng dụng phương pháp này trong các cuộc thảo luận nhóm, chỉ nên
sử dụng đối với các cuộc họp, thảo luận mang tính quan trọng, có sức ảnh hưởng lớn. 1.2.
Một ví dụ vận dụng phương pháp “6 chiếc mũ tư duy” vào việc rèn luyện tư duy phản biện:
Từ những ưu điểm và đặc điểm cụ thể của phương pháp, ta có thể vận dụng
phương pháp này vào trong những buổi thảo luận hay cụ thể hơn là buổi họp định
kì tại một phòng ban marketing của một công ty A, với mục tiêu: đưa ra những 6
giải pháp nhằm tăng doanh thu bán sản phẩm và hoàn thành KPI một cách chất lượng hơn.
▪ Mũ màu trắng: sẽ cung cấp cho phòng ban những thông tin hiện tại, sẵn có,
thực tế liên quan đến chiến lược marketing của công ty A. Mũ trắng sẽ cung
cấp thông tin cụ thể thông qua các bảng số liệu doanh thu, bảng phân tích
đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, mức độ hiệu quả của các chiến
lược marketing trước đã được sử dụng…
▪ Mũ màu xanh lá: sẽ liên tục đề xuất những ý tưởng đổi mới chiến lược,
những sáng kiến mới hoặc thậm chí là một chiến lược hoàn toàn mới để có
thể gia tăng tính hiệu quả.
▪ Mũ màu đỏ: sẽ đưa ra những ý kiến cá nhân về những ý tưởng, sáng kiến
được đề ra. Những quan điểm này mang tính trực giác, không chắc chắn,
nó chỉ giúp cho cả nhóm nhìn nhận được vấn đề theo nhiều ý kiến khác nhau.
▪ Mũ màu vàng: mang đến sự tích cực cho vấn đề, người đội mũ vàng sẽ nhìn
nhận vấn đề, các ý tưởng được đề ra trước mắt một cách tích cực. Điều đó
mang lại tính khả thi cho các sáng kiến ban nãy và hiệu quả sẽ được gia
tăng như thế nào nếu chiến lược mới thành công.
▪ Mũ màu đen: mang đến một khía cạnh không hẳn là tiêu cực, nói đúng hơn
là sự thực tế. Khi “đội mũ màu đen”, ta sẽ suy nghĩ thực tế để đưa ra những
rủi ro, sai lầm có thể mắc phải nếu chiến lược không đi đúng hướng theo dự
tính. Họ sẽ chỉ ra những thách thức phòng ban phải đối mặt liên quan đến
ngân sách, nhân lực, thời gian hoàn thành…
▪ Mũ màu xanh dương (cụ thể là người trưởng phòng/ nắm chức vụ quản lý
phòng ban): họ sẽ là người đưa ra mục tiêu/ yêu cầu của buổi họp này; nghe
hết các ý kiến, quan điểm, giải pháp được các nhân viên đưa ra; sau đó tổng
hợp và sàng lọc kĩ càng, suy nghĩ kĩ lưỡng rồi mới đưa ra quyết định cuối
cùng để tiếp tục cho việc phân công và kết thúc buổi họp một cách thành
công (khi chiến lược marketing đó đáp ứng đúng yêu cầu ban đầu).
Nhờ vào phương pháp “6 chiếc mũ tư duy”, buổi họp diễn ra một cách chuyên
nghiệp, có quy chuẩn, trình tự cụ thể, và có sự kết nối chặt chẽ giữa các thành viên với nhau.
2. Các phương pháp, kỹ thuật tư duy sáng tạo được sử dụng để xây
dựng nội dung, bối cảnh trong MV nhạc “CÓ CHẮC YÊU LÀ ĐÂY”
của ca sĩ Sơn Tùng MTP và ý nghĩa của việc sử dụng đó:
Một MV ca nhạc thường có độ dài khoảng từ 3 đến 4 phút. Nhưng chỉ trong 3
đến 4 phút ấy, đạo diễn và ekip sản xuất đã phải mất nhiều công sức, tiền bạc cũng
như chất xám nhằm tạo ra một MV ca nhạc mãn nhãn về phần nhìn lẫn phần nghe,
vừa lồng ghép vào đó ý nghĩa hay câu chuyện của bài hát mà ca sĩ muốn truyền tải.
MV ‘Có chắc yêu là đây’ của ca sĩ Sơn Tùng M-TP ra mắt như một món quà đặc
biệt dành tặng cho các fan của nam ca sĩ. MV được Ben Pham – giám đốc sáng tạo
kì công chuẩn bị và dựng nên những set quay tuy chỉ trong studio nhưng rất lung
linh và ảo diệu. MV đã lồng ghép một loạt những kỹ thuật tư duy sáng tạo một 7
cách khéo léo và mượt mà, giúp cho trải nghiệm xem MV của khán giả thú vị hơn.
Thông qua những chi tiết sau trong MV ta có thể thấy và hiểu rõ hơn về dụng ý của akip sản xuất:
▪ Thủ thuật thay đổi kích thước của sự vật hay các thành phần của sự vật:
Ngay từ giây đầu tiên, chúng ta được thấy nam ca sĩ đang ngồi trong một
căn nhà nhỏ màu xanh da trời. Căn nhà đã được thay đổi kích thước từ nhỏ
sang to, thông qua một cú zoom in của máy quay sau khi dòng chữ ‘CCYLĐ’
xuất hiện. Căn nhà này như là nơi kết nối giữa nam ca sĩ và fan vì ta có thể
nhìn thấy anh đang đọc quyển sách mang tên SKY (điển hình hóa).
Kỹ thuật tư duy sáng tạo này còn xuất hiện với nhiều chi tiết phía sau. Như
là: hình ảnh con mắt được phóng to và làm bằng một vườn hoa thơm ngát,
hình ảnh chiếc tai được
phóng to và đặt ở kế bên
một chiếc cầu thang nhỏ
nơi Sơn Tùng đi lên rồi
rót mật vào tai ấy, sau khi
vài giọt mật rơi xuống thì trên bề mặt chiếc tai
khổng lồ nở ra những dây 8
hoa đủ sắc, hay như hình ảnh trái tim được phóng to với màu sắc kì diệu,
chỉ ra rằng sự yêu thương của Sơn Tùng dành cho fan vô cùng to lớn.
➔ Thông qua kỹ thuật này, chúng ta thấy được hàm ý muốn làm nổi bật lên những
chi tiết cụ thể (đôi mắt, đôi tai, trái tim). Đây đều là những bộ phận con người,
cụ thể hơn theo MV này chỉ về người con gái khi đang yêu. Những chi tiết đó
cũng như đại diện cho vẻ đẹp tự nhiên (kỹ thuật điển hình hóa). Nam ca sĩ như
muốn ngụ ý khi yêu, anh muốn con mắt của người mình yêu được nhìn thấy
những điều tốt đẹp, đôi tai luôn nghe những điều ngọt ngào như mật, đôi môi luôn mỉm cười.
▪ Thủ thuật điển hình hóa: Hình ảnh ngôi nhà xanh da trời, hay hình ảnh bông hoa trong quyển sách, hay hình ảnh người con gái làm từ hoa chạm tay với nam ca sĩ ở cuối MV
đều là hình ảnh tượng trưng cho người con gái anh yêu hay có thể hiểu là những fan của anh.
▪ Thủ thuật chắp ghép – liên hợp hình ảnh: 9
(theo em hình ảnh trên chắp ghép, còn hình ảnh bên dưới là liên hợp)
➔ Dựa vào thủ thuật này, ekip đã ghép một dàn ti vi, mỗi chiếc đều hiện lên một đôi
môi của người con gái, điều đặc biệt trên mỗi chiếc tivi đều có khắc chữ “SKY”,
anh sẽ mang tiếng hát của mình để làm nụ cười trên môi các fan luôn hé.
➔ Đối với một người nghệ sĩ như Sơn Tùng M-TP, anh trân trọng đại gia đình SKY.
Anh luôn mong muốn mang lại những tình cảm chân thành, những điều tốt đẹp,
ngọt ngào và thơ mộng. Và anh muốn thông qua những nỗ lực, những sản phẩm
chất lượng của mình có thể chinh phục được trái tim của khán giả, giữ vững sự yêu
thương từ những người ủng hộ anh.
3. Một ý tưởng sáng tạo trong hoạt động dạy học với mục tiêu là mỗi
học sinh sau bài học đó sẽ có sản phẩm mang về, hoặc sản phẩm ứng dụng trong thực tiễn:
Việc nâng cao năng suất cũng như chất lượng học tập của các em học sinh luôn
là một trong những mối quan tâm lớn của giáo viên. Mỗi một môn học lại mang
một đặc thù, đặc điểm riêng kèm theo đó là cách dạy và học cũng khác nhau. Vì
vậy việc đổi mới và phát triển phương pháp dạy học là điều hết sức cần thiết, đặc
biệt trong thời đại công nghệ hiện nay.
Tôi đã dựa vào các kĩ thuật, phương pháp sáng tạo đã được học qua học phần này
để tìm kiếm và tham khảo nhiều ý tưởng cho một hoạt động dạy học sáng tạo, đổi 10
mới. Một trong số các ý tưởng nổi bật tôi muốn đề cập chính là việc ứng dụng kỹ
thuật KWLH vào việc học tập môn Tiếng Anh khối cấp 3.
Kỹ thuật KWL là một hình thức tổ chức dạy học thông qua hoạt động đọc hiểu
được Donna Ogle giới thiệu năm 1986. Với kỹ thuật này, học sinh suy nghĩ về một
bài đọc cụ thể và ghi nhận tất cả những gì các em đã biết vào cột K (What we know)
của biểu đồ. Sau đó học sinh lên danh sách các câu hỏi muốn biết thêm trong chủ
đề và ghi nhận vào cột W (What we want to learn) của biểu đồ. Sau khi đọc xong,
học sinh sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W và ghi nhận vào cột L (What we leanred).
Sau này biểu đồ KWL được bổ sung thêm cột H (How can we learn more) ở sau
cùng nhằm khuyến khích học sinh định hướng nghiên cứu. Cột H sẽ ghi nhận
những biện pháp tìm thông tin mở rộng sau khi học sinh đã hoàn tất nội dung ở cột
L và muốn tìm hiểu thêm thông tin khác liên quan đến chủ đề. Cách áp dụng:
▪ Đầu tiên, giáo viên cần chọn một bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu,
giải thích có liên quan trực tiếp đến chương trình học. Bài đọc phải gồm có
những từ vựng, cấu trúc ngữ pháp và thông tin theo chương trình, có thể có
thêm các thông tin mở rộng như các idiom, loại từ mở rộng và phải là những
chủ đề thực tế, được cập nhật.
▪ Tạo bảng KWL (KWLH): Giáo viên hướng dẫn rồi vẽ lên bảng, mỗi học
sinh cũng có một mẫu bảng riêng.
▪ Sau đó, yêu cầu học sinh suy nghĩ nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên
quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận vào cột K. Kết
thúc hoạt động khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng và tổ chức cho các
em thảo luận về những gì đã ghi nhận.
▪ Giáo viên có vai trò gợi mở cho học sinh xem muốn biết thêm điều gì về
chủ đề. Khi học sinh nêu ra tất cả các ý, thắc mắc thì giáo viên và học sinh
cùng ghi nhận câu hỏi vào cột W.
▪ Rồi cho học sinh một khoảng thời gian đọc bài có giới hạn để kích thích
năng suất để học sinh tự điền câu trả lời tìm được vào cột L. Trong quá trình
đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời và ghi nhận vào cột W. Một số lưu ý:
▪ Giáo viên nên chuẩn bị câu hỏi để giúp học sinh động não.
▪ Khuyến khích học sinh giải thích về những điều các em nêu ra bằng tiếng Anh.
▪ Nên đặt câu hỏi tiếp nối nhau và gợi mở.
▪ Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu hỏi mong muốn học sinh tập trung vào
những ý tưởng để bổ sung vào cột W.
▪ Khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. 11 Ưu điểm:
▪ Những điều học sinh cần học có liên quan trực tiếp đến nhu cầu về kiến
thức nên tạo hứng thú học tập cho các em.
▪ Hình thành khả năng tự định hướng học tập cho học sinh.
▪ Từ những bảng KWLH xuyên suốt quá trình học, các học sinh có thể dựa
vào đó tổng hợp kiến thức, học từ vựng hiệu quả hơn, đồng thời việc tạo
bảng này cũng giúp các em làm bài, các câu hỏi dạng đọc hiệu tốt hơn. Khi
gặp bài đọc hiểu trong bài kiểm tra/bài thi thì các em sẽ có thể hoàn thành tốt hơn.
▪ Thông qua các bảng, giáo viên và học sinh có thể tự đánh giá kết quả học
tập từ đó đưa ra định hướng cho các hoạt động cải thiện, ôn tập tiếp.
Hạn chế: Các sơ đồ cần phải được lưu trữ cẩn thận sau khi hoàn thành hai cột K
và W, vì cột L có thể sẽ phải mất một thời gian dài mới có thể tiếp tục thực hiện. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Vũ Thị Thanh Loan (2023), 6 chiếc mũ tư duy là gì? Ví dụ cụ thể ứng
dụng 6 chiếc mũ tư duy. Truy xuất từ: https://gobranding.com.vn/6-chiec-mu-tu- duy-la-gi/
2/ The Bigschool.vn (2020), “6 chiếc mũ tư duy” – Phương pháp tư duy
mà ai cũng cần biết. Truy xuất từ: http://hoisinhvien.com.vn/6-chiec-mu-tu-duy-
phuong-phap-tu-duy-ma-ai-cung-can-
biet.htm#:~:text=Nguy%C3%AAn%20t%E1%BA%AFc%3A%20H%C3%A3y
%20l%E1%BA%A7n%20l%C6%B0%E1%BB%A3t,to%E1%BA%A1%20c%E
1%BB%A7a%20ch%C3%ADnh%20m%C3%ACnh%20nh%C3%A9
3/ Báo Thanh Niên (2020), Giải mã những khung hình có trong ‘Có chắc
yêu là đây’ của Sơn Tùng M-TP. Truy xuất từ: https://thanhnien.vn/giai-ma-
nhung-khung-hinh-trong-co-chac-yeu-la-day-cua-son-tung-m-tp-185972811.htm
4/ Hải Thanh (2020), 11 chi tiết thú vị có thể bạn đã bỏ qua khi xem ‘Có
chắc yêu là đây’ (Sơn Tùng M-TP). Truy xuất từ:
https://www.saostar.vn/20200710143254850