Tiểu luận Luật doanh nghiệp | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Trong bối cảnh kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ, Luật Doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và điều hành hoạt động của các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 47025533
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
LUẬT DOANH NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
BẤT CẬP VỀ QUY ĐỊNH “HỒ SƠ HỢP LỆ” TRONG ĐĂNG KÝ
DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn:
TS. Đào Thị Thu Hằng
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Hoàng Yến
MSSV:
K215032308
Lớp học phần:
225LU1003
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 08 năm 2023
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................4
lOMoARcPSD| 47025533
2
I. Vấn đề: “Bất cập về quy định “hồ sơ hợp lệ” trong đăng ký doanh nghiệp”...4
II. Quy định, vận dụng và khó khăn, vướng mắc..............................................4
1. Quy định, vận dụng..........................................................................................4
2. Khó khăn, vướng mắc......................................................................................4
III. Đề xuất giải pháp.............................................................................................6
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................9
lOMoARcPSD| 47025533
3
PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ, Luật Doanh nghiệp đóng
vai trò cùng quan trọng trong việc quản điều hành hoạt động của các doanh
nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đáp ng sự phát triển của nền kinh tế, năm 2020,
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội khoá XIV thông qua đã nâng cao
hơn một bước sự đơn giản hoá các quy định về thủ tục đăng doanh nghiệp, tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân doanh nghiệp, tháo gỡ hầu hết các “nút thắt” về sự phức
tạp, phiền hà trong hoạt động đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, quy định thủ tục hành chính đơn giản đến mức nào là phù hợp, cũng
như vấn đề thực thi, quản lý việc thực hiện các thủ tục đó như thế nào để bảo đảm tính
pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân, doanh nghiệp và hài hoà các lợi ích
xã hội là vấn đề cần phải được đánh giá một cách cẩn trọng trên cơ sở khoa học và thực
tiễn.
Luật Doanh nghiệp 2020 thể hiện quan điểm quản lý nhà nước hiện đại bằng cách
thúc đẩy tính tự chủ và trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc đăng ký kinh doanh. Nhà
nước chỉ đóng vai trò ghi nhận trên cơ sở tính hợp lệ của hồvà tài liệu. Điều này giúp
đơn giản hóa các quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh, giảm bớt áp lực công việc cho
cơ quan quản lý nhà nước và mang lại lợi ích lớn cho người dân và doanh nghiệp.
Mặc dù các quy định pháp luật đang mang lại những hiệu quả tích cực, song thực
tế đã phát sinh nhiều bất cập hậu quả liên quan đến sự linh hoạt đơn giản hóa hồ
sơ, tài liệu đăng ký doanh nghiệp. Quy định thực hiện nguyên tắc quan đăng
kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về “hồhợp lệ” là một trong những bất cập đang tồn
tại, gây ra nhiều tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp thời gian gần đây.
Thông qua đề tài: “Bất cập về quy định “hồ hợp lệ” trong đăng doanh
nghiệp”, chúng ta sẽ tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng những khó khăn, trở ngại trong quy
định của Luật Doanh nghiệp 2020 về tiêu chuẩn “hồ hợp lệ”từ đó đề xuất những
giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Nội dung đề tài gồm có 03 phần:
I. Vấn đề: “Bất cập về quy định “hồ sơ hợp lệ” trong đăng ký doanh
nghiệp”
II. Quy định, vận dụng và khó khăn, vướng mắc
III. Đề xuất giải pháp
PHẦN NỘI DUNG
I. Vấn đề: “Bất cập về quy định “hồ sơ hợp lệ” trong đăng ký doanh nghiệp
Cùng với sự phát triển biến đổi không ngừng của đời sống hội, hoạt động của
doanh nghiệp cũng vô cùng sôi động và phức tạp. Thực tế cho thấy các tranh chấp trong
lOMoARcPSD| 47025533
4
nội bộ doanh nghiệp ngày càng gia tăng, hầu hết và chủ yếu là tranh chấp liên quan đến
việc mua bán, chuyển nhượng vốn, thay đổi các chức danh quản lý. Trong trường hợp
nếu tranh chấp chưa được giải quyết nhưng một bên đã lập hồ để thay đổi nội dung
đăng doanh nghiệp với mục đích “hất cẳng” hay loại trừ đối thủ của mình. Bên còn
lại cũng lập bộ hồ sơ hợp lệ để đề nghị thay đổi đăng doanh nghiệp theo ý của nh
thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải xử lý như thế nào khi các hồ sơ đều là “hợp lệ”.
II. Quy định, vận dụng và khó khăn, vướng mắc
1. Quy định, vận dụng
Khoản 20, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Hồ sơ hợp lệ hồ sơ có đầy đủ
giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo
quy định của pháp luật”.
Khoản đ, Điều 216 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định:
Điều 216. Cơ quan đăng ký kinh doanh
đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng doanh nghiệp, không chịu trách
nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước sau khi đăng doanh nghiệp;
2. Khó khăn, vướng mắc
Một trường hợp cụ thể:
Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Đống Đa do Trần T.A. là Chủ tịch Hội đồng
quản trị làm đại diện theo pháp luật. Trong quá trình hoạt động, giữa các cổ đông sự
chuyển nhượng cổ phần với nhau phát sinh mâu thuẫn. Tranh chấp giữa các bên đã
được Toà án giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật và bản án đang trong quá
trình thi hành án. Trong khi đó, việc thi hành án chưa thực hiện xong thì một số cổ đông
đã tự lập “hồ sơ” thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm có 03 loại tài liệu:
(1) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
(2) Biên bản họp Hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng
doanhnghiệp;
(3) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng
doanhnghiệp.
Theo hồ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp này tHội đồng quản trị Công ty
đã họp quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị mới thay thế Chủ tịch Hội đồng
quản trị đương nhiệm bà Trần T.A; thay đổi người đại diện theo pháp luật từ Trần
T.A. sang một người khác. Điều đáng nói là Hội đồng quản trị Công ty có 05 thành viên
thì chỉ 02 người tên trong biên bản cuộc họp, trong đó, 01 người không phải
thành viên Hội đồng quản trị. Trần T.A. các thành viên Hội đồng quản trị đương
nhiệm còn lại không hề biết đến cuộc họp y. Hồ này được Phòng đăng kinh
doanh Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội xác định là hợp lệ đã thực hiện cấp Giấy chứng
lOMoARcPSD| 47025533
5
nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi với các nội dung theo hồ sơ do một số cổ đông của
doanh nghiệp đệ trình (nêu ở trên).
Trần T.A. sau đó đã khiếu nại Phòng đăng ký kinh doanh thì được trả lời họ đã thực
hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Điều đó
nghĩa là, cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính
hợp lệ của hồ sơ mà không chịu trách nhiệm về những vấn đề khác.
Qua trường hợp trên, có thể thấy, việc trái pháp luật trong hồ sơ thay đổi nội dung đăng
doanh nghiệp của Công ty Đống Đa thể hiện ở: Cuộc họp Hội đồng quản trị của Công
ty cổ phần không đảm bảo đúng số lượng và thành phần (Khoản 8, Điều 157 Luật Doanh
nghiệp 2020: “Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi từ ba phần tổng số
thành viên trở lên dự họp.”), không thực hiện đúng theo quy trình, thủ tục triệu tập
chủ trì cuộc họp theo quy định của Luật Doanh nghiệp (theo Khoản 6, Điều 157 Luật
Doanh nghiệp 2020:
“Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông
báo mời họp chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công ty không
quy định khác. Thông báo mời họp phải xác định cụ ththời gian địa điểm họp,
chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định. Kèm theo thông báo mời họp phải có
tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.
Thông báo mời họp Hội đồng quản trị có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương
tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định bảo đảm đến được
địa chỉ liên lạc của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.”)
Như vậy, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ có nhiệm vụ đếm số lượng tài liệu và đọc đầu
mục tài liệu để xác định hồ sơ hợp lệ hay không không cần quan tâm đến các nội
dung khác liên quan đến việc tạo lập hồ sơ hợp lệ đó? Trong trường hợp trên, Công ty
Đống Đa có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở
kế hoạch đầu TP. Hà Nội cấp, tại Giấy này thể hiện người đại diện theo pháp luật
là bà Trần T.A. với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị. Vì vậy, khi xem xét hồ sơ đề
nghị thay đổi đăng doanh nghiệp, cán bộ xhồ phải đối chiếu dễ dàng xác
định được Biên bản họp Hội đồng quản trị không tên Trần T.A. Chủ tịch Hội
đồng quản trị đương nhiệm, từ đó phải đặt ra câu hỏi: Biên bản họp Hội đồng quản trị
này phù hợp hay không khi Điểm b, c Khoản 3, Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020
quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ: “Triệu tập, chủ trì và làm chủ
tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội
lOMoARcPSD| 47025533
6
đồng quản trị”. Từ đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải “yêu cầu doanh nghiệp báo
cáo về việc tuân thủ quy định của luật này khi xét thấy cần thiết; “Trực tiếp hoặc đề nghị
quan nhà nước thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong
hồ đăng doanh nghiệp” theo Điểm c, d Khoản 1, Điều 216 Luật Doanh nghiệp
2020.
Một quy định khác theo Khoản 5, Điều 4 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP liên quan
đến tính “hợp lệ” của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: “Doanh nghiệp không bắt buộc phải
đóng dấu trong giấy đề nghị đăng doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng
doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ đăng doanh nghiệp”
cũng gây ra không ít tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp.
Thử tưởng tượng, với cách đánh giá chấp nhận “hồ hợp lệ” của quan quản
nhà nước như trường hợp nêu trên cùng với việc không cần đóng dấu vào bất cứ tài liệu
nào của doanh nghiệp trong hồ thì bất cứ ai cũng thể tạo lập được bộ hồ được
coi là hợp lệ để dễ dàng thay đổi các nội dung đăng ký của một doanh nghiệp. Điều này
hết sức nguy hiểm nếu các đối tượng xấu cố tình lợi dụng quy định này để chiếm đoạt
doanh nghiệp, sử dụng pháp nhân của doanh nghiệp thực hiện hành vi phạm tội.
III. Đề xuất giải pháp
Từ thực tiễn những vướng mắc, bất cập nêu trên, em xin đề xuất một số giải pháp như
sau:
Một là, hướng dẫn cụ thể đối với cán bộ thụ hồ về việc kiểm tra, đối chiếu thông
tin lưu trữ tại cơ quan đăng kinh doanh với thông tin trong hồ đề nghị thay đổi của
doanh nghiệp. Trường hợp thông tin lưu trữ tại quan đăng kinh doanh nhưng
không kiểm tra, đối chiếu để xảy ra sai sót dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận sai thì cơ
quan đăng kinh doanh người thực hiện thtục cấp Giấy chứng nhận phải chịu trách
nhiệm.
Hai là, sửa đổi Khoản 20, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 từ: “Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ
đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy
đủ theo quy định của pháp luật.” thành: “Hồ hợp lệ hồ đầy đủ giấy tờ theo
quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đúng theo quy định của
pháp luật”.
Ba là, sửa đổi Khoản 3, Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 về con dấu doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp ngoài quyền được quản lý, lưu giữ cần bổ sung quyền sử dụng
con dấu theo quy định của Điều lệ công ty. Theo quy định này, doanh nghiệp được quyền
tự quyết định việc đóng dấu hay không đóng dấu vào văn bản, tài liệu.
lOMoARcPSD| 47025533
7
PHẦN KẾT LUẬN
Doanh nhân là những người làm chủ, làm chủ kế hoạch kinh doanh, làm chủ nguồn vốn
và làm chủ trong mọi tình huống của thị trường, cũng như làm chủ tri thức hiểu biết
pháp luật về đầu tư, kinh doanh gánh chịu các rủi ro từ hoạt động của mình. Luật
Doanh nghiệp đóng vai trò cơ sở hàng lang pháp lý để doanh nhân có thể thực hiện
quyền tự chcủa mình một cách đầy đhiệu quả nhất, góp phần vào sự phát triển của
đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế u cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, hệ thống các quy định của pháp luật về doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, trở
ngại.
Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn do những quy định trong việc thực thi pháp
luật chưa cụ thể gây ra mà tin rằng nếu không có sự điều chỉnh hoặc hướng dẫn kịp thời
của cơ quan chức năng sẽ dẫn đến tình trạng “loạn” trong doanh nghiệp, tranh chấp nội
bộ doanh nghiệp sẽ không ngừng gia tăng, áp lực giải quyết đè nặng lên vai các cơ quan
tố tụng.
Qua bài viết này, hy vọng các bluật nước ta, đặc biệt Luật Doanh nghiệp sẽ ngày
càng hoàn thiện thể chế, khung pháp để bảo đảm cho các nhà đầu nước ngoài, doanh
nghiệp trong nước người dân yên tâm làm việc, đặc biệt là tạo niềm tin vững chắc cho
các doanh nghiệp hoạt động ổn định và đời sống kinh tế – xã hội ngày càng phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.
2. Phương Anh. (2022). Tiếp tục giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong
lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Truy cập ngày 02/08/2023 từ
https://kinhtevadubao.vn/tiep-tuc-giai-quyet-kho-khan-vuong-mac-phat-
sinhtrong-linh-vuc-dang-ky-doanh-nghiep-24839.html
3. Nguyễn Thị Hoa Tâm, Hồ Đức Hiệp. (2022). Thực trạng triển khai Luật Doanh
nghiệp trong đời sống kinh tế – xã hội hiện nay. Truy cập ngày 02/08/2023 từ
https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/08/08/thuc-trang-trien-khai-luat-
doanhnghiep-trong-doi-song-kinh-te-xa-hoi-hien-nay/
4. Trương Hữu Ngữ, Dương Minh Lệ Trang. (2020). Những băn khoăn về một số
điểm của Luật Doanh nghiệp 2020. Truy cập ngày 02/08/2023 từ
https://lsvn.vn/nhung-ban-khoan-ve-mot-so-diem-cua-luat-doanh-
nghiep2020.html
5. Lê Trung Sơn. (2021). Bất cập về quy định 'hồ sơ hợp lệ' trong đăng ký doanh
nghiệp - Thực tiễn và giải pháp. Truy cập ngày 02/08/2023 từ
lOMoARcPSD| 47025533
8
https://lsvn.vn/bat-cap-ve-quy-dinh-ho-so-hop-le-trong-dang-ky-doanh-
nghiepthuc-tien-va-giai-phap1631705975.html
| 1/8

Preview text:

lOMoAR cPSD| 47025533
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ LUẬT DOANH NGHIỆP ĐỀ TÀI:
BẤT CẬP VỀ QUY ĐỊNH “HỒ SƠ HỢP LỆ” TRONG ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn:
TS. Đào Thị Thu Hằng Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Yến MSSV: K215032308 Lớp học phần: 225LU1003
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 08 năm 2023 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................4 1 lOMoAR cPSD| 47025533 I.
Vấn đề: “Bất cập về quy định “hồ sơ hợp lệ” trong đăng ký doanh nghiệp”...4 II.
Quy định, vận dụng và khó khăn, vướng mắc..............................................4
1. Quy định, vận dụng..........................................................................................4
2. Khó khăn, vướng mắc......................................................................................4
III. Đề xuất giải pháp.............................................................................................6
PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................9 2 lOMoAR cPSD| 47025533 PHẦN MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh kinh tế phát triển ngày càng mạnh mẽ, Luật Doanh nghiệp đóng
vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản lý và điều hành hoạt động của các doanh
nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế, năm 2020,
Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 được Quốc hội khoá XIV thông qua đã nâng cao
hơn một bước sự đơn giản hoá các quy định về thủ tục đăng ký doanh nghiệp, tạo điều
kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, tháo gỡ hầu hết các “nút thắt” về sự phức
tạp, phiền hà trong hoạt động đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, quy định thủ tục hành chính đơn giản đến mức nào là phù hợp, cũng
như vấn đề thực thi, quản lý việc thực hiện các thủ tục đó như thế nào để bảo đảm tính
pháp lý, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người dân, doanh nghiệp và hài hoà các lợi ích
xã hội là vấn đề cần phải được đánh giá một cách cẩn trọng trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
Luật Doanh nghiệp 2020 thể hiện quan điểm quản lý nhà nước hiện đại bằng cách
thúc đẩy tính tự chủ và trách nhiệm cá nhân, tổ chức trong việc đăng ký kinh doanh. Nhà
nước chỉ đóng vai trò ghi nhận trên cơ sở tính hợp lệ của hồ sơ và tài liệu. Điều này giúp
đơn giản hóa các quy trình và thủ tục đăng ký kinh doanh, giảm bớt áp lực công việc cho
cơ quan quản lý nhà nước và mang lại lợi ích lớn cho người dân và doanh nghiệp.
Mặc dù các quy định pháp luật đang mang lại những hiệu quả tích cực, song thực
tế đã phát sinh nhiều bất cập và hậu quả liên quan đến sự linh hoạt và đơn giản hóa hồ
sơ, tài liệu đăng ký doanh nghiệp. Quy định và thực hiện nguyên tắc cơ quan đăng ký
kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về “hồ sơ hợp lệ” là một trong những bất cập đang tồn
tại, gây ra nhiều tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp thời gian gần đây.
Thông qua đề tài: “Bất cập về quy định “hồ sơ hợp lệ” trong đăng ký doanh
nghiệp”, chúng ta sẽ tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng những khó khăn, trở ngại trong quy
định của Luật Doanh nghiệp 2020 về tiêu chuẩn “hồ sơ hợp lệ” và từ đó đề xuất những
giải pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Nội dung đề tài gồm có 03 phần: I.
Vấn đề: “Bất cập về quy định “hồ sơ hợp lệ” trong đăng ký doanh nghiệp” II.
Quy định, vận dụng và khó khăn, vướng mắc
III. Đề xuất giải pháp PHẦN NỘI DUNG
I. Vấn đề: “Bất cập về quy định “hồ sơ hợp lệ” trong đăng ký doanh nghiệp”
Cùng với sự phát triển và biến đổi không ngừng của đời sống xã hội, hoạt động của
doanh nghiệp cũng vô cùng sôi động và phức tạp. Thực tế cho thấy các tranh chấp trong 3 lOMoAR cPSD| 47025533
nội bộ doanh nghiệp ngày càng gia tăng, hầu hết và chủ yếu là tranh chấp liên quan đến
việc mua bán, chuyển nhượng vốn, thay đổi các chức danh quản lý. Trong trường hợp
nếu tranh chấp chưa được giải quyết nhưng một bên đã lập hồ sơ để thay đổi nội dung
đăng ký doanh nghiệp với mục đích “hất cẳng” hay loại trừ đối thủ của mình. Bên còn
lại cũng lập bộ hồ sơ hợp lệ để đề nghị thay đổi đăng ký doanh nghiệp theo ý của mình
thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải xử lý như thế nào khi các hồ sơ đều là “hợp lệ”.
II. Quy định, vận dụng và khó khăn, vướng mắc
1. Quy định, vận dụng
Khoản 20, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ
giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo
quy định của pháp luật”.
Khoản đ, Điều 216 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định:
Điều 216. Cơ quan đăng ký kinh doanh
đ) Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách
nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
2. Khó khăn, vướng mắc
Một trường hợp cụ thể:
Công ty cổ phần Sản xuất và Kinh doanh Đống Đa do bà Trần T.A. là Chủ tịch Hội đồng
quản trị làm đại diện theo pháp luật. Trong quá trình hoạt động, giữa các cổ đông có sự
chuyển nhượng cổ phần với nhau và phát sinh mâu thuẫn. Tranh chấp giữa các bên đã
được Toà án giải quyết bằng một bản án có hiệu lực pháp luật và bản án đang trong quá
trình thi hành án. Trong khi đó, việc thi hành án chưa thực hiện xong thì một số cổ đông
đã tự lập “hồ sơ” thay đổi đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ gồm có 03 loại tài liệu:
(1) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
(2) Biên bản họp Hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký doanhnghiệp;
(3) Quyết định của Hội đồng quản trị về việc thay đổi nội dung đăng ký doanhnghiệp.
Theo hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp này thì Hội đồng quản trị Công ty
đã họp và quyết định bầu Chủ tịch Hội đồng quản trị mới thay thế Chủ tịch Hội đồng
quản trị đương nhiệm là bà Trần T.A; thay đổi người đại diện theo pháp luật từ bà Trần
T.A. sang một người khác. Điều đáng nói là Hội đồng quản trị Công ty có 05 thành viên
thì chỉ có 02 người ký tên trong biên bản cuộc họp, trong đó, 01 người không phải là
thành viên Hội đồng quản trị. Bà Trần T.A. và các thành viên Hội đồng quản trị đương
nhiệm còn lại không hề biết đến cuộc họp này. Hồ sơ này được Phòng đăng ký kinh
doanh – Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội xác định là hợp lệ và đã thực hiện cấp Giấy chứng 4 lOMoAR cPSD| 47025533
nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi với các nội dung theo hồ sơ do một số cổ đông của
doanh nghiệp đệ trình (nêu ở trên).
Bà Trần T.A. sau đó đã khiếu nại Phòng đăng ký kinh doanh thì được trả lời là họ đã thực
hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp và Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Điều đó có
nghĩa là, cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về tính
hợp lệ của hồ sơ mà không chịu trách nhiệm về những vấn đề khác.
Qua trường hợp trên, có thể thấy, việc trái pháp luật trong hồ sơ thay đổi nội dung đăng
ký doanh nghiệp của Công ty Đống Đa thể hiện ở: Cuộc họp Hội đồng quản trị của Công
ty cổ phần không đảm bảo đúng số lượng và thành phần (Khoản 8, Điều 157 Luật Doanh
nghiệp 2020: “Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số
thành viên trở lên dự họp.”), không thực hiện đúng theo quy trình, thủ tục triệu tập và
chủ trì cuộc họp theo quy định của Luật Doanh nghiệp (theo Khoản 6, Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2020:
“Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi thông
báo mời họp chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày họp nếu Điều lệ công ty không
có quy định khác. Thông báo mời họp phải xác định cụ thể thời gian và địa điểm họp,
chương trình, các vấn đề thảo luận và quyết định. Kèm theo thông báo mời họp phải có
tài liệu sử dụng tại cuộc họp và phiếu biểu quyết của thành viên.
Thông báo mời họp Hội đồng quản trị có thể gửi bằng giấy mời, điện thoại, fax, phương
tiện điện tử hoặc phương thức khác do Điều lệ công ty quy định và bảo đảm đến được
địa chỉ liên lạc của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.”)
Như vậy, cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ có nhiệm vụ đếm số lượng tài liệu và đọc đầu
mục tài liệu để xác định hồ sơ hợp lệ hay không mà không cần quan tâm đến các nội
dung khác liên quan đến việc tạo lập hồ sơ hợp lệ đó? Trong trường hợp trên, Công ty
Đống Đa có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Phòng đăng ký kinh doanh – Sở
kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội cấp, tại Giấy này thể hiện người đại diện theo pháp luật
là bà Trần T.A. với chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị. Vì vậy, khi xem xét hồ sơ đề
nghị thay đổi đăng ký doanh nghiệp, cán bộ xử lý hồ sơ phải đối chiếu và dễ dàng xác
định được Biên bản họp Hội đồng quản trị không có tên bà Trần T.A. – Chủ tịch Hội
đồng quản trị đương nhiệm, từ đó phải đặt ra câu hỏi: Biên bản họp Hội đồng quản trị
này có phù hợp hay không khi Điểm b, c Khoản 3, Điều 156 Luật Doanh nghiệp 2020
quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền và nghĩa vụ: “Triệu tập, chủ trì và làm chủ
tọa cuộc họp Hội đồng quản trị; Tổ chức việc thông qua nghị quyết, quyết định của Hội 5 lOMoAR cPSD| 47025533
đồng quản trị”. Từ đó, cơ quan đăng ký kinh doanh cần phải “yêu cầu doanh nghiệp báo
cáo về việc tuân thủ quy định của luật này khi xét thấy cần thiết; “Trực tiếp hoặc đề nghị
cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong
hồ sơ đăng ký doanh nghiệp” theo Điểm c, d Khoản 1, Điều 216 Luật Doanh nghiệp 2020.
Một quy định khác theo Khoản 5, Điều 4 của Nghị định số 01/2021/NĐ-CP liên quan
đến tính “hợp lệ” của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: “Doanh nghiệp không bắt buộc phải
đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng
ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp”
cũng gây ra không ít tranh chấp trong nội bộ doanh nghiệp.
Thử tưởng tượng, với cách đánh giá và chấp nhận “hồ sơ hợp lệ” của cơ quan quản lý
nhà nước như trường hợp nêu trên cùng với việc không cần đóng dấu vào bất cứ tài liệu
nào của doanh nghiệp trong hồ sơ thì bất cứ ai cũng có thể tạo lập được bộ hồ sơ được
coi là hợp lệ để dễ dàng thay đổi các nội dung đăng ký của một doanh nghiệp. Điều này
hết sức nguy hiểm nếu các đối tượng xấu cố tình lợi dụng quy định này để chiếm đoạt
doanh nghiệp, sử dụng pháp nhân của doanh nghiệp thực hiện hành vi phạm tội. III.
Đề xuất giải pháp
Từ thực tiễn những vướng mắc, bất cập nêu trên, em xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, hướng dẫn cụ thể đối với cán bộ thụ lý hồ sơ về việc kiểm tra, đối chiếu thông
tin lưu trữ tại cơ quan đăng ký kinh doanh với thông tin trong hồ sơ đề nghị thay đổi của
doanh nghiệp. Trường hợp có thông tin lưu trữ tại cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng
không kiểm tra, đối chiếu để xảy ra sai sót dẫn đến việc cấp Giấy chứng nhận sai thì cơ
quan đăng ký kinh doanh và người thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận phải chịu trách nhiệm.
Hai là, sửa đổi Khoản 20, Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 từ: “Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có
đầy đủ giấy tờ theo quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy
đủ theo quy định của pháp luật.” thành: “Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo
quy định của Luật này và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đúng theo quy định của pháp luật”.
Ba là, sửa đổi Khoản 3, Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 về con dấu doanh nghiệp.
Theo đó, doanh nghiệp ngoài quyền được quản lý, lưu giữ cần bổ sung quyền sử dụng
con dấu theo quy định của Điều lệ công ty. Theo quy định này, doanh nghiệp được quyền
tự quyết định việc đóng dấu hay không đóng dấu vào văn bản, tài liệu. 6 lOMoAR cPSD| 47025533 PHẦN KẾT LUẬN
Doanh nhân là những người làm chủ, làm chủ kế hoạch kinh doanh, làm chủ nguồn vốn
và làm chủ trong mọi tình huống của thị trường, cũng như làm chủ tri thức và hiểu biết
pháp luật về đầu tư, kinh doanh và gánh chịu các rủi ro từ hoạt động của mình. Luật
Doanh nghiệp đóng vai trò là cơ sở và hàng lang pháp lý để doanh nhân có thể thực hiện
quyền tự chủ của mình một cách đầy đủ và hiệu quả nhất, góp phần vào sự phát triển của
đất nước. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển kinh tế và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc
tế, hệ thống các quy định của pháp luật về doanh nghiệp đã bộc lộ những hạn chế, trở ngại.
Những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn do những quy định trong việc thực thi pháp
luật chưa cụ thể gây ra mà tin rằng nếu không có sự điều chỉnh hoặc hướng dẫn kịp thời
của cơ quan chức năng sẽ dẫn đến tình trạng “loạn” trong doanh nghiệp, tranh chấp nội
bộ doanh nghiệp sẽ không ngừng gia tăng, áp lực giải quyết đè nặng lên vai các cơ quan tố tụng.
Qua bài viết này, hy vọng các bộ luật ở nước ta, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp sẽ ngày
càng hoàn thiện thể chế, khung pháp lý để bảo đảm cho các nhà đầu tư nước ngoài, doanh
nghiệp trong nước và người dân yên tâm làm việc, đặc biệt là tạo niềm tin vững chắc cho
các doanh nghiệp hoạt động ổn định và đời sống kinh tế – xã hội ngày càng phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14.
2. Phương Anh. (2022). Tiếp tục giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong
lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp. Truy cập ngày 02/08/2023 từ
https://kinhtevadubao.vn/tiep-tuc-giai-quyet-kho-khan-vuong-mac-phat-
sinhtrong-linh-vuc-dang-ky-doanh-nghiep-24839.html
3. Nguyễn Thị Hoa Tâm, Hồ Đức Hiệp. (2022). Thực trạng triển khai Luật Doanh
nghiệp trong đời sống kinh tế – xã hội hiện nay. Truy cập ngày 02/08/2023 từ
https://www.quanlynhanuoc.vn/2022/08/08/thuc-trang-trien-khai-luat-
doanhnghiep-trong-doi-song-kinh-te-xa-hoi-hien-nay/
4. Trương Hữu Ngữ, Dương Minh Lệ Trang. (2020). Những băn khoăn về một số
điểm của Luật Doanh nghiệp 2020. Truy cập ngày 02/08/2023 từ
https://lsvn.vn/nhung-ban-khoan-ve-mot-so-diem-cua-luat-doanh- nghiep2020.html
5. Lê Trung Sơn. (2021). Bất cập về quy định 'hồ sơ hợp lệ' trong đăng ký doanh
nghiệp - Thực tiễn và giải pháp. Truy cập ngày 02/08/2023 từ 7 lOMoAR cPSD| 47025533
https://lsvn.vn/bat-cap-ve-quy-dinh-ho-so-hop-le-trong-dang-ky-doanh-
nghiepthuc-tien-va-giai-phap1631705975.html 8