-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận "Lý luận của chủ nghĩa Mac - Lenin về nền kinh tế hàng hóa, thị trường và sự vận dụng nền kinh tế hàng hóa thị trường ở Việt Nam"
Tiểu luận "Lý luận của chủ nghĩa Mac - Lenin về nền kinh tế hàng hóa, thị trường và sự vận dụng nền kinh tế hàng hóa thị trường ở Việt Nam"
Tinh thần khởi nghiệp 9 tài liệu
Đại học Văn Hiến 63 tài liệu
Tiểu luận "Lý luận của chủ nghĩa Mac - Lenin về nền kinh tế hàng hóa, thị trường và sự vận dụng nền kinh tế hàng hóa thị trường ở Việt Nam"
Tiểu luận "Lý luận của chủ nghĩa Mac - Lenin về nền kinh tế hàng hóa, thị trường và sự vận dụng nền kinh tế hàng hóa thị trường ở Việt Nam"
Môn: Tinh thần khởi nghiệp 9 tài liệu
Trường: Đại học Văn Hiến 63 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn Hiến
Preview text:
Trần Ngọc Tuyền- Nhóm 14 MSSV 221A040180
Đề tài: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LEENIN VỀ NỀN KINH TẾ HÀNG
HÓA, THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ VẬN DỤNG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, loài người không ngừng tìm kiếm những
mô hình thể chế kinh tế thích hợp để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao. Một trong
những mô hình thể chế kinh tế như thế là mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước. Kinh tế thị trường là nấc thang phát triển cao hơn kinh tế hàng hóa, khi mà
các yếu tố “đầu vào” và “đầu ra” của sản xuất đều được thực hiện thông qua thị
trường. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa làm cho phân công lao động xã hội ngày
càng sâu sắc, chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng, mối liên hệ giữa các
ngành, các vùng ngày càng chặt chẽ. Hơn nữa, những nhà sản xuất kinh doanh muốn
chiếm được ưu thế trên thị trường phải năng động, nhạy bén, không ngừng cải tiến kỹ
thuật và hợi lý hóa sản xuất. Từ đó làm tăng năng xuất lao động xã hội, thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển. Phát triển sản xuất hàng hóa với quy mô lớn sẽ thúc đẩy quá
trình tích tụ và tập trung sản xuất, mở rộng giao lưu kinh tế ở trong nước và ngoài
nước, hội nhập nên kinh tế thế giới.
Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ
nghĩa nên cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, lạc hậu, khả năng cạnh tranh hạn chế.
Trong khi đó thị trường thế giới và khu vực đã được phân chia bởi hầu hết các nhà sản
xuất và phân phối lớn; ngay cả thị trường nội địa cũng chịu sự phân chia này. Xuất
phát từ nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế xã hội, để ổn đinh kinh tế trong nước và
hội nhập quốc tế ta phải xây dựng một nên kinh tế mới, một nền kinh tế nhiều thành
phần, đa dạng hóa các hình thức sở hữu. Phát triển kinh tế thị trường có vai trò rất
quan trọng, đối với nước ta muốn chuyển từ sản suất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ
nghĩa thì phải phát triển kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Phần 1
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA-KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
Sản xuất hàng hóa
Khái niệm sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản xuất ra để
trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.
Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi đủ hai điều kiện sau đây:
Phân công lao động xã hội
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động xã hội ra thành các ngành, nghề
khác nhau của nền sản xuất xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự chuyên môn
hoá lao động, do đó dẫn đến chuyên môn hoá sản xuất thành những ngành nghề khác
nhau. Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất chỉ tạo ra một hoặc một
vài loại sản phẩm nhất định. Song, cuộc sống của mỗi người lại cần đến rất nhiều loại
sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu đòi hỏi họ phải có mối liên hệ phụ thuộc
vào nhau, trao đổi sản phẩm cho nhau.
b. Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thuỷ là
chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là
người sở hữu sản phẩm lao động. Như vậy, chính quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu
sản xuất đã làm cho những người sản xuất độc lập, đối lập với nhau, nhưng họ lại nằm
trong hệ thống phân công lao động xã hội nên họ phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và
tiêu dùng. Trong điều kiện ấy người này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác
phải thông qua sự mua - bán hàng hoá, tức là phải trao đổi dưới những hình thái hàng hoá.
Sản xuất hàng hoá chỉ ra đời khi có đồng thời hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một
trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không mang hình thái hàng hoá.
Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi mua bán.
Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có tính tư nhân, vừa có tính xã hội.
Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng.
Ưu, nhược điểm của sản xuất hàng hóa Ưu điểm
Thúc đẩy sự phân công lao động và phát triển kinh tế.
Kích thích cải tiến khoa học-kĩ thuật, thúc đẩy LLSX phát triển nhanh.
Thúc đẩy tính năng động của người sản xuất, nâng cao năng suất , chất lượng, hiệu quả kinh tế.
Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội.
Nhược điểm: phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái… Hàng hóa Khái niệm
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi, mua bán.
Hai thuộc tính của hàng hóa
Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người. Là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị
Giá trị trao đổi là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng của loại này được trao đổi
với những giá trị sử dụng loại khác.
Giá trị là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Là phạm trù lịch sử.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
Lao động trừu tượng là lao động hao phí đồng nhất của con người.
Thời gian lao động xã hội cần thiết.
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa trong
nhưng điều kiện sản xuất trung bình xã hội với một trình độ trung bình, cường độ lao
động trung bình của người sản xuất.
Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hóa có
xu hướng nghiêng về thời gian lao động cá biệt của người sản xuất mà họ cung cấp
phần lớn loại hàng hóa đó trên thị trường.
Hai nhân tố ảnh hưởng đến thời gian lao động cần thiết là năng suất lao động và cường độ lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao đông hay sức sản xuất của lao
động. Giá trị của hàng hóa thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội.
Cường độ lao động là mức độ tiêu hao về lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho
biết mức độ khẩn trương của lao động.
Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
Lao động giản đơn là sự tiêu hao sức lực giản đơn mà bất kỳ một người bình thường
nào, không cần biết đến tài nghệ đặc biệt đều có thể tiến hàng được để sản xuất ra hàng hóa.
Lao động phức tạp là loại lao động phải đòi hỏi đào tạo tỷ mỉ, công phu và có sự khéo
léo, tài nghệ, phải có sự tích lũy lao động. Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động
phức tạp sang tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Vì vậy lao động phức tạp là
bội số của lao động giản đơn.
Lượng giá trị của hàng hóa được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
Kinh tế hàng hóa
Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của sản
xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán để trao đổi trên thị trường. Kinh tế hàng hóa ra
đời sau kinh tế tự nhiên và có thể chia làm hai giai đoạn là kinh tế hàng hóa giản đơn
và kinh tế hàng hóa phát triển hay còn gọi là kinh tế thị trường.
Kinh tế hàng hóa đối lập với kinh tế tự nhiên và kinh tế chỉ huy. Khi sản xuất hàng
hóa, lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường ngày càng dồi dào, phong
phú, thị trường được mở rộng, khái niệm thị trường được hiểu ngày càng đầy đủ hơn.
Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ làm môi giới. Ở đây người mua và
người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Thị trường và cơ chế thi trường
Khái niệm thị trường
Thị trường là lĩnh vực trao đổi trên đó các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm xác
định giá cả và sản lượng hàng hóa. Phân loại
Trong quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường đã xuất
hiện từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, bao gồm nhiều loại thị trường khác
nhau. Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta đang có nhiều cách phân chia thị
trường khác nhau. Nhìn chung, có ba cách phân chia chủ yếu sau:
Dựa vào thuộc tính hàng hóa.
Dựa vào khu vực lưu thông hàng hóa.
Dựa vào trình tự thời gian lưu thông hàng hóa.
Trên cơ sở phân chia thị trường theo thuộc tính hàng hóa, trong nền kinh tế thị trường
hiện đại có các loại thị trường cơ bản như sau:
Thị trường hàng hóa và dịch vụ. Thị trường lao động.
Thi trường bất động sản. Thị trường tài chính.
Thị trường khoa học công nghệ.
Xu hướng và chức năng Xu hướng
Thị trường phát triển cùng với sự phát triển của SXHH.
Sự phát triển của thị trường do SXHH quyết định.
Thị trường tác động trở lại đối với SXHH (thúc đẩy hoặc kìm hãm SXHH)
Chức năng của thị trường Chức năng thừa nhận.
Chức năng cung cấp thông tin.
Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
Cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó các vấn đề kinh tế được
giải quyết thông qua thị trường (mua bán và trao đổi hàng hóa), cơ chế thị trường
hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự nhiên. Trong cơ chế thị trường người sản xuất và
người tiêu dùng thường tác động lẫn nhau để giải quyết ba vấn đề trung tâm của một
tổ chức kinh tế: Sản xuất ra cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
Trong thị trường có 3 yếu tố chính: hàng hóa, tiền tệ, người mua bán. Động lực hoạt
động của con người trong cơ chế thị trường là lợi nhuận, nó bị chi phối bởi một số
quy luật như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ. PHẦN II
SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ KINH TẾ
HÀNG HÓA - KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là xu hướng phát triển tất yếu
Việt Nam- một dân tộc giàu truyền thống văn hiến, những còn là một quốc gia nghèo
nàn và lạc hậu, lại liên tục bị các thế lực ngoại bang gây chiến tranh xâm lực tàn phá
nặng nề. Kể từ khi có Đảng, nhân dân ta đã đoàn kết dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc
đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Nhưng cũng từ đây, chúng ta càng hiểu sâu
sắc hơn hai hiểm họa thường trực đối với đất nước là hiểm họa nghèo nàn, lạc hậu và
hiểm họa giặc ngoại xâm. Hơn nữa, giữa chúng lại có mối liên hệ tương hỗ với nhau:
vì nghèo nàn, lạc hậu mà giặc ngoại xâm luôn rình rập, đe dọa và cũng vì chiến tranh
mà nước ta càng chìm đắm trong tình trạng chậm phát triển. Và, để thoát khỏi tình
trạng đó thì đất nước ta phải tiến lên xây dựng thành công CNXH. Nhưng đang là một
quốc gia nghèo nàn và lạc hậu làm thế nào Việt Nam mơi có thể xây dựng thành công
CNXH phát triển và giàu mạnh? Bởi những lý do lịch sử nhất định, Việt Nam đã từng
xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Đó là sự vận
dụng chủ nghĩa Mac-Lênin có phần giáo điều, cứng nhắc, thiếu tôn trọng quy luật
khách quan, xa rời thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này đã góp phần
đáp ứng được các yêu cầu huy động tập chung mọi nguồn lực của toàn dân tộc cho
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Nhưng cũng chiến tranh đã chep lấp và làm trầm
trọng thêm những nhược điểm vốn có của mô hình này, nó tiếp tục được duy trì trong
suốt thời gian dài hòa bình xây dựng đất nước sau chiến tranh. Điều này đã gây lên
những hậu quả không lường, tạo ra một cuộc khủng hoảng vô cùng sâu sắc.
Qua nhiều lần nghiên cứu đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng Sản Việt Nam (4-2001) lần đầu tiên đưa ra mô hình kinh tế tổng quá của nước ta
trong thời kỳ quá độ lên CNXH là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là kết quả của sự tổng kết thực tiến ở nước ta qua hơn 20 năm đổi mới kết hợp
với tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường quốc tế. Đây còn
là kết quả của sự phát triển và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của học thuyết
Mac-Lênin, quy luật chung của phát triển kinh tế thị trường vào hoàn cảnh cụ thể Việt
Nam. Đây là nền kinh tế tuân theo những quy luật thị trường, đồng thời lại dựa trên cơ
sở và được dẫn dắt, chi phối bởi những nguyên tắc mang bản chất CNXH nhằm mục
tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
Đặc điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thứ nhất, về chế độ sở hữu. Cơ chế thị trường trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa luôn
hoạt động trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công ty tư
bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Cơ chế thị
trường trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN lại hoạt động trong môi trường
của sự đa dạng các quan hệ sở hữu, trong đó chế độ công hữu giữ vai trò là nền tảng
của nền kinh tế quốc dân, với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Tính định hướng
XHCN đòi hỏi trong khi phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần phải củng cố
và phát triển kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trở thành nền tảng của nền kinh tế có
khả năng điều tiết, hướng dẫn sự phát triển của các thành phần kinh tế khác. Kinh tế
nhà nước phải được củng cố và phát triển ở các vị trí then chốt của nền kinh tế, ở lĩnh
vực an ninh - quốc phòng, ở các lĩnh vực dịch vụ xã hội cần thiết... mà các thành phần
kinh tế khác không có điều kiện hoặc không muốn đầu tư vì không sinh lời hoặc ít lãi.
Thứ hai, về tính giai cấp của nhà nước và mục đích quản lý của nhà nước. Trong cơ
chế thị trường TBCN, sự can thiệp của nhà nước luôn mang tính chất tư sản và trong
khuôn khổ của chế độ tư sản với mục đích nhằm bảo đảm môi trường kinh tế - xã hội
thuận lợi cho sự thống trị của giai cấp tư sản, cho sự bền vững của chế độ bóc lột
TBCN. Trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN,
thì sự can thiệp của Nhà nước xã hội chủ nghĩa vào nền kinh tế lại nhằm bảo vệ quyền
lợi chính đáng của toàn thể nhân dân lao động, thực hiện mục tiêu, dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thứ ba, về cơ chế vận hành. Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Cơ chế đó bảo đảm tính hướng dẫn, điều khiển nền kinh tế nhiều
thành phần hướng tới đích XHCN theo phương châm: Nhà nước điều tiết vĩ mô, thị
trường hướng dẫn doanh nghiệp. Cơ chế đó thể hiện ở các mặt cơ bản: Một là, Nhà
nước XHCN là nhân tố đóng vai trò “nhân vật trung tâm” và điều tiết nền kinh tế vĩ
mô. Hai là, cơ chế thị trường là nhân tố trung tâm của nền kinh tế, đóng vai trò “trung
gian” giữa Nhà nước và doanh nghiệp.
Thứ tư, về mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội.
Trong sự phát triển của kinh tế thị trường TBCN, vấn đề công bằng xã hội chỉ được
đặt ra khi mặt trái của cơ chế thị trường đã làm gay gắt các vấn đề xã hội, tạo ra nguy
cơ bùng nổ xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Song, vấn đề đó không bao
giờ và không thể nào giải quyết được triệt để trong chế độ TBCN. Mục đích giải
quyết các vấn đề xã hội của các chính phủ tư sản chỉ giới hạn trong khuôn khổ của
chủ nghĩa tư bản, chỉ được xem là phương tiện để duy trì chế độ TBCN. Trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước chủ động ngay từ đầu việc giải quyết
mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Vấn đề công bằng xã hội
không chỉ là phương tiện để phát triển nền kinh tế thị trường mà còn là mục tiêu của
chế độ xã hội mới. Sự thành công của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
không chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng cao mà còn ở chỗ mức sống thực tế của mọi
tầng lớp dân cư đều được nâng lên, y tế, giáo dục đều phát triển, khoảng cách giàu
nghèo được thu hẹp, đạo đức, truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững,
môi trường sinh thái được bảo vệ.
Thứ năm, về phân phối thu nhập. Sự thành công của nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN không chỉ dừng lại ở tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn không ngừng
nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm tốt các vấn đề xã hội và công bằng, bình đẳng
trong xã hội. Đặc trưng xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN thể
hiện: Một là, xác định các chỉ tiêu hiệu quả cần đạt được, như tốc độ tăng GDP/người;
các chỉ tiêu về phát triển giáo dục, y tế, việc làm; về xóa đói, giảm nghèo; về văn hóa
- xã hội; bảo vệ môi trường sinh thái,... Hai là, nâng cao chức năng xã hội của Nhà
nước XHCN trong chế độ bảo hiểm xã hội, trong chính sách phân phối thu nhập, đồng
thời có chính sách bảo đảm xã hội đối với những đối tượng đặc biệt (gia đình có công
với cách mạng, thương binh, người tàn tật,...).
Thực trạng kinh tế thị trường nước ta hiện nay
Những thành tựu
Thị trường hàng hóa và dịch vụ
Bằng đường lối đổi mới, mà một trong những đổi mới quan trọng là thực hiện cơ chế
thị trường, đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đó là một thành tựu
rất quan trọng, cho phép đất nước mở ra một thời kỳ mới, một thời kỳ mà con đường
tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa dễ dàng hơn, lòng tin của nhân dân vào Đảng ngày càng được củng cố.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao, liên tục ổn định.
Bảng 3.1 Tốc độ tăng trưởng GDP và CPI bình quân từ năm 2007 đến năm 2013
(Đơn vị %) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tốc độ tăng GDP bình 8,48 6,32 5,32 6,78 5,89 5,03 5,42 quân
Tốc độ tăng CPI bình quân 12,6 22,97 6,88 11,75 18,13 6,81 6,04
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Các số liệu thống kê cho thấy, GDP nước ta trong giai đoạn 2007-2013 tốc độ tăng
trung bình là 7,21%, Cao nhất năm 2007 đạt mức 8,48% sau đó sụt giảm năm 2008 ở
mức 6,32% và 2009 là 5,32%, năm 2010 lại tăng lên 6,78%, hai năm tiếp theo 2011
và 2012 lại tiếp tục sụt giảm và ở mức 5,89% và 5,03%. Sau đó năm 2013 tăng nhẹ và
ở mức 5,42%. Các tỷ lệ nợ công, nợ nước ngoài và nợ công nước ngoài, theo đánh giá
của Bộ Tài chính, trong giai đoạn từ 2007 đến 2013 tiếp tục gia tăng nhưng vẫn ở ngưỡng an toàn.
CPI nước ta trong giai đoạn 2007-2013 có tốc độ tăng trung bình là 14,2%. Cao nhất
vào năm 2008, trong giai đoạn từ 207-2012 CPI nước ta biến động theo chu kì “hai
năm cao một năm thấp”. Năm 2013 là năm đầu tiên CPI phá vỡ chu kỳ “hai năm cao,
một năm thấp” đã diễn ra trong 9 năm trước đây đó thành công nổi bật của năm 2013,
điều đó lại càng có ý nghĩa khi tăng trưởng kinh tế cũng cao hơn năm 2012, theo mục
tiêu tổng quát mà Nghị quyết của Quốc hội đề ra (lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm trước).
Bảng 3.2 Tốc độ tăng tỉ trọng bình quân các ngành từ năm 2007 đến năm 2013
(Đơn vị: %) 200 201 201 Năm 2007 2008 9 2010 2011 2 3 Tăng GDP ngành nông nghiệp 3,40 3,79 1,83 2,78 4,01 2,72 2,71 Tăng GDP ngành công nghiệp 10,60 6,33 5,52 7,70 5,53 4,52 4,27 Tăng GDP ngành dịch vụ 8,68 7,20 6,63 7,52 6,99 6,42 7,14
(Ngồn: Tổng cục thống kê)
Nhìn chung, GDP từng ngành tăng theo các năm. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng theo
các ngành không đều, cao nhất là ngành dịch vụ, sau đó là công nghiệp và nông
nghiệp, đó là kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu thành phần các ngành kinh tế
theo hướng công nghiệp hóa. Mặc dù, các nguồn lực sản xuất nông nghiệp đang bị
chuyển dần sang các ngành công nghiệp và dịch vụ nhưng do khoa học kĩ thuật phát
triên, nhà nước có các chính sách khuyến khích hợp lý nên ngành nông nghiệp vẫn
tăng trưởng tương đối nhanh và bền vững. Điển hình là Việt Nam đã trở thành nước
xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới.
Bảng 3.3 Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ các năm
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng mức bán lẻ 726, 1197, 1561, 2004, 2324, 2617, hàng hóa và dịch vụ 1 968,1 5 6 4 4 3
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy từ năm 2007 đến năm 2013, tổng mức bán lẻ hàng hóa
và dịch vụ đều tăng so với năm trước. Năm 2007, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch
vụ là 726,1 nghìn tỷ đồng. Năm 2013 tăng đến 2617,3 nghìn tỷ đồng.
Thị trường lao động
Do Việt Nam đang trong thơi kì “dân số vàng” nên thị trường lao động Việt Nam là
một thị trường lớn và đang trên đà phát triển về cả chất và lượng. Cục thể, tính đến
01/01/2014 lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 53,65 triệu người, tăng 864,3 nghìn
người so với cùng thời điểm năm trước, trong đó lao động nam chiếm 51,5%; lao động
nữ chiếm 48,5%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 47,49 triệu người, tăng
409,2 nghìn người so với cùng thời điểm năm 2013, trong đó nam chiếm 53,9%; nữ
chiếm 46,1%. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm
2013 ước tính 52,40 triệu người, tăng 1,36% so với năm 2012. Lao động từ 15 tuổi trở
lên đang làm việc năm 2013 của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,9%
tổng số, giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng
chiếm 21,1%, giảm 0,1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 32,0%, tăng 0,6 điểm phần trăm.
Thị trường bất động sản
Thời điểm trước năm 2011 thị trường bất động sản phát triển rất mạnh mẽ, có những
thời điểm “sốt” của thị trường bất động sản. Sau đó, do các nguyên nhân chủ quan và
khác quan như khủng hoảng kinh tế thế giới nên thị trường bất động sản bị “đóng
bang”. Tính đến cuối năm 2013, thị trường BĐS còn tồn kho gần 30.000 căn hộ và
hơn 1 triệu m2 đất nền, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh với giá trị tồn
kho ước tính trên hàng chục ngàn tỷ đồng.
Thị trường tài chính
Thị trường tài chính Việt Nam trong những năm qua tương đối ổn định, lãi suất ngân
hàng được điểu chỉnh phù hợp với điều kiện của nền kinh tế. Trong năm 2013, là một
năm thành công về ổn định tỷ giá khi chung cuôc NHNN chỉ phải tăng 1% tỷ giá bình
quân liên ngân hàng, đặc biệt là nguồn lực dự trữ ngoại hối tiếp tục được củng cố ước
tính đạt trên 25 tỷ USD, tăng khoảng 6 tỷ USD so với năm 2012 và 16 tỷ USD so với
năm 2011. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2013, NHNN đã đấu thầu thành công 69,9
tấn vàng qua đó góp phần bình ổn giá vàng, không còn những cơn “sốt” vàng ngay cả
khi giá vàng thế giới liên tục biến động, tình trạng “vàng hóa” trong hệ thống ngân
hàng đã chấm dứt, mức độ chênh lệch giá vàng thế giới với giá vàng trong nước đã giảm.
Thị trường khoa học công nghệ
Thị trường khoa học công nghệ ở Việt Nam chưa được phát triển mạnh mẽ nhưng
cũng đã đạt một số thành công nhất định. Trong tương lai với các chính sách khuyến
khích của nhà nước như sửa đổi luật khoa học công nghệ (có hiệu lực từ 1/1/2014),
đầu tư nhiều dự án, chương trình nhằm thúc đẩy nguồn cung sản phẩm KHCN do các
viện nghiên cứu, trường đại học hoặc doanh nghiệp tạo ra. Đặc biệt, việc chuyển đổi
các tổ chức KHCN công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm…
Thị trường khoa học công nghệ nước ta sẽ có triển vọng hơn.
Những hạn chế ảnh hưởng phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
Thứ nhất, vẫn chậm trễ và tồn tại sự bảo thủ trong đổi mới tư duy lý luận về kinh tế
thị trường và chủ nghĩa xã hội, mang nặng tư duy lý luận của thời kỳ kinh tế kế hoạch
hóa tập chung và chủ nghĩa xã hội phi thị trường. Nhiều tư duy theo lối mòn vẫn được
duy trì mang tính áp đặt như: muốn phát triển kinh tế thị trường hội nhập vào kinh tế
quốc tế nhưng lại muốn tạo ra một thị trường có sự khác biệt tương đối; lấy nguyện
vọng chính trị thay cho quy luật kinh tế thị trường; vẫn tồn tại tâm lý trì trệ và thỏa
mãn, thiếu quyết tâm, lúng túng để tiếp tục đi tới con đường đổi mới, trước hết là đổi
mới tư duy lý luận về kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, thể chế mới của nền kinh tế thị trường còn chưa được xác lập hoàn chỉnh và
vững chắc, mà cơ chế quan liêu vẫn còn tồn tại dai dẳng và tái lập lại dưới nhiều hình
thức khác nhau. Vẫn chưa tách bạch rạch ròi giữa chức năng quản lý nhà nước về
kinh tế với chức năng quản lý kinh doanh, dẫn đến sự can thiệp quá sâu, mang tính
hành chính-quan liêu của các cơ quan nhà nước vào hoạt động kinh doanh của cơ sở.
Không hiếm trường hợp cán bộ công quyền năng lực, phẩm chất kém và thiếu công
tâm, lạm dụng chức quyền để “hành dân” hơn là phục vụ nhân dân. Đây là nguyên
nhân làm suy yếu vai trò và sức mạnh của nhà nước pháp quyền, phát triển tệ nạn
tham nhũng và cửa quyền đang làm nhức nhối xã hội và mất lòng tin của nhân dân.
Thứ ba, duy trì khu vực kinh tế nhà nước cồng kềnh, yếu kém. Tuy khối doanh nghiệp
nhà nước và sở hữu nhà nước đã qua nhiều lần cải tổ và cơ cấu lại, nhưng vẫn còn
cồng kềnh, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa khu vực
doanh nghiệp nhà nước đang chưa nhiều căn bệnh nan y như: quản lý yếu kém, vô
trách nhiệm, làm ăn thua lỗ… đây là miếng đất màu mỡ cho tệ nạn tham nhũng, quan
liêu và cơ chế xin- cho tiếp tục bám rễ và phát triển.
Thứ tư, hệ thống các thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa chưa được hiện diện rõ nét và chưa được xây dựng đồng bộ. Trình độ phát triển
của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn hết sức thấp không chỉ xét
về những mặt lực lượng sản xuất, quy mô thị trường và dung lượng trao đổi; mà xét
cả về mặt xây dựng các thể chế thị trường cơ bản và nền tảng của chúng cũng còn
thiếu vắng. Các loại hình thị trường riêng chưa phát triển đồng bộ. Các bộ phận và
khu vực còn yếu và chưa gắn bó với nhau trong hệ thống thị trường quốc gia thống
nhất, lại càng chưa gắn kế và hội nhập với hệ thống thị trường quốc tế.
Thứ năm, hạ tầng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn yếu
kém và lạc hậu. Đây là nguyên nhân làm cho môi trường kinh doanh và đầu tư kém
hấp dẫn, nền kinh tế vận hành kém hiệu quả. Ví dụ, thủ tục hải quan chậm trễ và dịch
vụ cảng biển khó tiếp cận đã làm tăng các chi phí, có chi phí không chính thức cũng
như đánh mất cơ hội kinh doanh. Giá điện cao và các chi phí do cắt điện, mất điện gây
ra cũng làm tăng các chi phí đầu vào của sản xuất doanh nghiệp.
Thứ sáu, tuy có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn
chưa đảm bảo chất lượng, hiệu quả, sự phát triển thiếu bền vững và năng lực cạnh
tranh còn yếu. Chất lượng tăng trưởng được phản ánh chủ yếu thông qua các chỉ tiêu
giá trị gia tăng của nền kinh tế và năng suất tổng hợp.
Những giải pháp cụ thể
Đẩy mạnh quá trình đa dạng hoá các chế độ sở hữu, tạo điều kiện phát triển
mạnh nền kinh tế hàng hoá ở nước ta
Cơ sở tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường là sự tách biệt về kinh
tế do chế độ sở hữu khác nhau, về tư liệu sản xuất quy định. Vì vậy, để phát triển kinh
tế thị trường phải đa dạng hoá các hình thức sở hữu trong nền kinh tế. Đối với nước ta
quá trình đa dạng hoá được thể hiện bằng việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần như các nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII đã chỉ ra.
Đó là phát triển kinh tế Nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ,
kinh tế tư nhân và tư bản nước ngoài.
Thành phần kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nước ta. Khu
vực kinh tế Nhà nước cần phải sắp xếp lại, đổi mới công nghệ và tổ chức quản lý,
kinh doanh có hiệu quả, liên kết và hỗ trợ các thành phần kinh tế khác, thực hiện vai
trò chủ đạo và chức năng của một công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đối với
những cơ sở không cần giữ hình thức kinh tế Nhà nước cần chuyển sang hình thức sở
hữu khác hoặc giải thể, đồng thời giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động.
Đối với kinh tế hợp tác, cần phải có sự tổng kết, rút kinh nghiệm về bài học hợp tác
xã kiểu cũ và xây dựng mô hình kinh tế hợp tác và hợp tác xã kiểu mới đang được
phát triển hiện nay, đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động có hiệu quả thiết thực,
phát triển rộng rãi và đa dạng trong các ngành nghề, với quy mô hợp tác hoá khác
nhau để huy động nguồn lực vào phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ở nước ta.
Đối với loại hình sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, thợ thủ công, người buôn bán
nhỏ. Một mặt, thông qua cơ chế, chinh sách và hướng dẫn phát triển của Nhà nước
khuyến khích sự phát triển của thành phần kinh tế này. Mặt khác cần tăng cường công
tác quản lý để xây dựng nề nếp sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đối với thành phần tư bản tư nhân. Cần có chính sách khuyến khích thành phần kinh
tế này để các nhà tư bản yên tâm và mạnh dạng đầu tư vào nền kinh tế, đặc biệt trong
lĩnh vực sản xuất hàng hoá tiêu dùng xuất khẩu.
Đối với thành phần kinh tế Nhà nước. Nhà nước cần phải có chính sách khuyến khích
thành phần kinh tế này phát triển kể cả với tư bản Nhà nước trong nước và tư bản nhà
nước nước ngoài. Vận dụng các hình thức kinh tế tư bản Nhà nước là phương thức để
chúng ta huy động sức mạnh dân tộc của các thành phần kinh tế khác.
Muốn vậy ta phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, vai trò điều tiết, quản lý
của Nhà nước pháp quyền XHCN và nhân tố quyết định vận động thành công
KTTBCN ở Việt Nam. Cần xây dựng hệ thống pháp luật rõ ràng, nhất quán, phù hợp
với tập quán quốc tế, đủ sức hẫp dẫn nhưng công bằng nghiêm minh.
Thực tế nước ta hiện nay ở vùng nông thôn và đặc biệt là vùng núi còn tồn tại khá
nặng nền sản xuất tính chất của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc. Vì vậy, cần có
chính sách thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất hàng hoá ở các vùng này, đặc
biệt phải chú ý tới việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá với
các vùng phát triển trong nước.
Đẩy mạnh quá trình phân công lại lao động xã hội ở nước ta
Phân công lao động xã hội là điều kiện của sản xuất hàng hoá, của phát triển KTTT.
Vì vậy, quá trình phát triển KTTT ở nước ta đòi hỏi phải đẩy mạnh phân công lại lao
động xã hội. Muốn khai thác mọi nguồn lực cần phải phát triển nhiều ngành nghề, sử
dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động.
Phân công lại lao động giữa các ngành theo hướng chuyên môn hoá sản xuất, hợp tác
hoá, lao động công nghiệp và dịch vụ tăng tuyệt đối và tương đối, lao động nông
nghiệp giảm tuyệt đối giữa lao động và tài nguyên, bảo vệ và phát triển môi trường
sinh thái. Cùng với mở rộng phân công lao động trong nước tiếp tục mở rộng phân
công và hợp tác lao động quốc tế.
Tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
Đây là biểu hiện và tiền đề quan trọng nhất để phát triển KTTT. Thị trường là sản
phẩm tất yếu của sản xuất và lưu thông hàng hoá. Sản xuất và lưu thông hàng hoá
phát triển thị trường càng mở rộng. Sản xuất, lưu thông hàng hoá quyết định thị
trường, song thị trường cũng tác động trở lại, thúc đẩy sản xuất và lưu thông hàng
hoá. Để mở rộng thị trường và tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường cần tôn trọng
quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, đảm bảo sự cạnh tranh bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, xây dựng thị trường thống nhất và thông suốt cả
nước; phát triển mạnh thị trường hàng hoá và dịch vụ, trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu mà
tăng quy mô, chủng loại, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh của hàng tiêu dùng
để thoả mãn nhu cầu trong nước và mở rộng kim ngạch xuất khẩu.
Ngoài ra phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để tăng năng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện giảm giá cả hàng hoá, tăng thu nhập, tăng
sức mua, làm cho dung lượng thị trường nhất là thị trường nông thôn tăng lên.
Hình thành và phát triển thị trường sức lao động, vốn, tiền tệ, chứng khoán. Để các thị
trường này phát triển cần triệt để xoá bỏ bao cấp, thực hiện nguyên tắc tự do hoá giá
cả, tiền tệ hoá tiền lương, mở rộng cao loại thị trường, thực hiện giao lưu hàng hoá
thông suốt cả nước, lành mạnh hoá thị trường, khắc phục tình trạng kinh tế ngầm,
kiểm soát và xử lý nghiêm minh các vi phạm thị trường.
Đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ, nhằm phát triển nền kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong kinh tế thị trường, các doanh nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh tranh nếu
thường xuyên tổ chức lại sản xuất, đổi mới thiết bịi, công nghệ nhằm tăng năng suất
lao động, hạ thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy, phải đẩy
mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu mới của cách mạng khoa học -
công nghệ vào sản xuất và lưu thông, đảm bảo cho hàng hoá đủ sức cạnh tranh trên
thị trường tiếnhành công nghiệp hoá, hiện đại hoá để tạo điều kiện cho kinh tế thị trường phát triển.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước
Để nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN, nhất thiết phải coi trọng vai trò -
quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới và khu vực, cần phải tiếp tục đổi mới
các công cụ, chính sách vĩ mô, đặc biệt là hệ thống tài chính tín dụng lưu thông tiền
tệ, chính sách phân phối thu nhập và kế hoạch hoá phát triển kinh tế xã hội. Việc đổi
mới này vừa phải theo quy tắc phù hợp với những phương thức quản lý của nền kinh
tế thị trường, đồng thời, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển theo định hướng mà Đảng đã chọn.
Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới chính sách
tài chính tiền tệ giá cả
Đây là những nhân tố quan trọng để phát tiển KTTT, để các nhà sản xuất kinh doanh
trong và ngoài nước yên tâm đầu tư. Nhà nước cần hạn chế can thiệp trực tiếp vào sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, mà tập trung làm tốt các chức năng tạo môi
trường, hướng dẫn, hỗ trợ những yếu tố cần thiết để doanh nghiệp phát triển. Nhà
nước cần tăng cường kiểm soát việc sử dụng mọi nguồn lực nhằm bảo toàn và phát
triển những tài sản quốc gia. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ là
công cụ rất quan trọng để quản lý nền KTTT nhiều thành phần. Nó tạo hành lang pháp
lý cho tất cả mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Với hệ thống pháp luật đồng bộ, các doanh nghiệp chỉ có thể làm giàu trên cơ
sở tuân thủ pháp luật.
Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh giỏi
Sự nghiệp phát triển kinh tế đặt con người vào vị trí trung tâm, thống nhất tăng trưởng
kinh tế với công bằng và tiến bộ xã hội. Con người bao giờ cũng là lực lượng sản xuất
cơ bản nhất của xã hội. Con người vừa là kết quả, vừa là điều kiện để sản xuất phát
triển. Mỗi cơ chế quản lý có đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh tương ứng. Chúng ta
cần đẩy mạnh việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, kinh doanh
cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong thời kỳ mới. Cần sử dụng bồi
dưỡng, đãi ngộ đúng đắn với đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao nghiệp vụ của họ. Cơ cấu
đội ngũ cán bộ cần chú trọng đảm bảo cán bộ quản lý lẫn cán bộ kinh doanh cả ở
phạm vi vĩ mô lẫn vi mô.
Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế thị trường
Trong xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế, mọi quốc gia muốn thúc đẩy KTTT phát
triển phải hoà nhập kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới (mở rộng thị trường
ngoài nước, mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài).
Muốn vậy phải đa dạng hoá hình thức, đa phương hoá đối tác, phải quán triệt nguyên
tắc đôi bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và phân không
biệt chế độ chính trị - xã hội phải triệt để khai thác lợi thế so sánh của đất nước trong
quan hệ kinh tế nhằm khai thác tiềm năng lao động, tài nguyên thiên nhiên của đất
nước, tăng xuất khẩu để nhập khẩu, thu hút vốn kỹ thuật, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý.
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là giải pháp
cơ bản để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta hiện nay. Việc đó không
nhằm ngoài mục tiêu giải phóng sức sản xuất, động viên tới mức cao nhất mọi nguồn
lực bên trong và ngoài nước phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
trên cơ sở đó mà nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế xã hội nhằm mục tiêu
tối thượng là cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Thực hiện mục tiêu đó chính là giữ vững
định hướng XHCN trong công cuộc đổi mới nền kinh tế nước nhà. KẾT LUẬN
Chúng ta khẳng định tính tất yếu của công cuộc đổi mới, đặc biệt là đổi mới về kinh
tế, nhưng cũng thấy mặt trái của nhiệm vụ này. Việc chuyển nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của nhà nước là hoàn toàn đúng đắn và cần thiết để giải
phóng và phát huy các tiềm năng sản xuất trong xã hội. Nhưng sẽ sai lầm nếu cho
rằng nền kinh tế thị trường là liều thuốc vạn năng. Cùng với sự kích thích sản xuất
phát triển, kinh tế thị trường cũng là môi trường thuận lợi cho việc nảy sinh và phát
triển nhiều loại tiêu cực xã hội. Đã xuất hiện khuynh hướng làm giàu bằng bất cứ giá
nào, kể cả lừa đảo, gây tội ác vi phạm pháp luật sẵn sàng chà đạp lên lương tâm và
nhân phẩm, lối sống trụy lạc, chạy theo những thị hiếu thấp hèn, văn hoá không lành
mạnh và những hủ tục mê tín, dị đoan đang phục hồi và phát triển.
Trong thế hệ trẻ có một bộ phận phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống thực dụng.
Một bộ phận không ít cán bộ, đảng viên có chức có quyền, trong đó có cả những
người đã từng đóng góp đáng kể cho cách mạng, cũng bị sa ngã và thoái hoá, biến chất...
Tóm lại, phát triển kinh tế hàng nhiều thành phần trong nền kinh tế thị trường mở
không phải không có những hạn chế và tiêu cực nhưng những thành tựu đạt được đặc
biệt là động lực phát triển được tạo ra là không thể phủ nhận. Hơn nữa việc phát triển
kinh tế thị trường ở nước ta không phải là tự phát và sao chép cứng nhắc mà là phát
triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Có thể nói đây không phải là mô hình
có sẵn trong lịch sử mà đây là một sự khám phá mới, được xem như sự đột phá về mặt
lý luận vốn đang cần được bổ sung trong thời kỳ quá độ hiện nay.
Trong bối cảnh đó việc tăng cường nghiên cứu, tìm tòi những căn cứ khoa học và thực
tiễn làm cơ sở cho việc xác định những thành phần kinh tế và do đó là việc hoàn thiện
chính sách kinh tế nhiều thành phần ở nước ta là việc làm có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn hiện nay.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất trong việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở
nước ta là thiếu hụt trong nhân tố con người. Nhân tố con người càng quan trọng bao
nhiêu thì sự yếu kém trong nhân tố con người càng gây hậu quả tiêu cực bấy nhiêu. Vì
vậy phải đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, con người là mục tiêu và
người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, con người là mục tiêu và động lực của
phát triển. Cần phải coi con người là vốn tức là coi như một thứ tài nguyên, nhưng là
một thứ tài nguyên đặc biệt, một vốn quý nhất của đất nước. Điều đặc biệt quan trọng
ở đây là phải đưa khái niệm nguồn lực con người thành một khái niệm công cụ cơ bản
để điều hành sự phát triển kinh tế xã hội, xem như sự phát triển con người là chỉ số
quan trọng để xác minh trình độ phát triển của một đất nước.
Như vậy, vấn đề con người là vấn đề trung tâm được quán xuyến và xuyên suốt và
trong toàn bộ nội dung và chiến lược phát triển kinh tế xã hội do đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VII đã đề ra.
Từ những điều đã nói ở trên, rút ra kết luận rằng: Việc Đảng và Nhà nước ta chủ
trương thực hiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN hoàn toàn không phải là
một kiểu “bắt cá hai tay” hay là “một sự lựa chọn theo hệ tư tưởng... do Đảng áp đặt
lên toàn xã hội” như có người bài bác. Trái lại, đó là một chủ trương đúng đắn, một sự
lựa chọn có khoa học được rút ra từ toàn bộ quá trình phát triển kinh tế hàng hoá, kinh
tế thị trường trên thế giới từ trước đến nay.
Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là chủ trương chiến lược lâu dài trong
thời kỳ quá độ góp phần phát huy quyền làm chủ, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo
của dân, thúc đẩy sự hình thành và phát triển của kinh tế hàng hoá, tạo ra sự cạnh
tranh sống động trên thị trường.
Với chủ trương đó, chúng ta sử dụng cơ chế thị trường - một thành quả của nền văn
minh nhân loại - làm phương tiện để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo điều kiện cải
thiện đời sống nhân dân. Nhưng chúng ta quyết không theo mô hình kinh tế thị trường
tự do tư bản chủ nghĩa, không để cho cơ chế thị trường tự điều tiết nền kinh tế theo
quy luật của thế giới hoang dã “cá lớn nuốt cá bé”, dẫn đến chỗ “loại trừ xã hội đối
với một bộ phận ngày càng lớn nhân dân lao động”, như chính như nhiều nhà khoa
học có đầu óc khách quan ở các nước tư bản đã chỉ ra.
Trong hoàn cảnh cụ thể nước ta hiện nay, chúng ta coi trọng vai trò quản lý và điều
tiết vĩ mô của Nhà nước đối với kinh tế thị trường để đảm bảo định hướng XHCN của
chiến lược phát triển và mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh.
Để chuyển từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn ở nước ta hiện nay thì phải phát triển nền
kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng XHCN là một tất yếu khách quan.
Để thực hiện tốt ta phải không ngừng phát huy nhân tố con người đồng thời áp dụng
có hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật để công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Chắc chắn còn nhiều khó khăn và thử thách trên con đường đi tới mục tiêu trên. Song
những thành tựu to lớn của sự nghiệp đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng trong những
năm qua cho chúng ta cơ sở để tin rằng mục tiêu đó nhất định sẽ thực hiện được. Lý Thị Cẩm Tú MSSV: 221A040183
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG
HOÁ, THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ
HÀNG HOÁ, THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM PHẦN I
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA-KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG
1. Lý luận về kinh tế hàng hoá của chủ nghĩa Mác:
1.1. Khái niệm sản xuất hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản xuất ra để
trao đổi hoặc mua bán trên thị trường. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi đủ hai điều kiện sau đây:
+Phân công lao động xã hội
+Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
1.2. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
1.2.1. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi mua
bán. Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có tính tư nhân, vừa có tính xã hội.
Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng.
1.2.2. Ưu, nhược điểm của sản xuất hàng hóa Ưu điểm Thúc đẩy sự phân công lao
động và phát triển kinh tế. Kích thích cải tiến khoa học-kĩ thuật, thúc đẩy LLSX phát
triển nhanh. Thúc đẩy tính năng động của người sản xuất, nâng cao năng suất , chất
lượng, hiệu quả kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Nhược
điểm: phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi
trường sinh thái… 2. Hàng hóa
2.1. Khái niệm Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người thông qua trao đổi, mua bán.
2.2. Hai thuộc tính của hàng hóa
2.2.1. Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người. Là phạm trù vĩnh viễn.
2.2.2. Giá trị Giá trị trao đổi là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng của loại này
được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác. Giá trị là lao động xã hội của người
sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Là phạm trù lịch sử.
2.3. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa lao động cụ thể là lao động có ích
dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. Lao động
trừu tượng là lao động hao phí đồng nhất của con người.
-Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
trong nhưng điều kiện sản xuất trung bình xã hội với một trình độ trung bình, cường
độ lao động trung bình của người sản xuất. Thông thường thời gian lao động xã hội
cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hóa có xu hướng nghiêng về thời gian lao động
cá biệt của người sản xuất mà họ cung cấp phần lớn loại hàng hóa đó trên thị trường.
Hai nhân tố ảnh hưởng đến thời gian lao động cần thiết là năng suất lao động và cường độ lao động.
-Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao đông hay sức sản xuất của lao
động. Giá trị của hàng hóa thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lao động xã hội. Cường
độ lao động là mức độ tiêu hao về lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho biết
mức độ khẩn trương của lao động.
-Lao động giản đơn là sự tiêu hao sức lực giản đơn mà bất kỳ một người bình thường
nào, không cần biết đến tài nghệ đặc biệt đều có thể tiến hàng được để sản xuất ra hàng hóa.
- Lao động phức tạp là loại lao động phải đòi hỏi đào tạo tỷ mỉ, công phu và có sự
khéo léo, tài nghệ, phải có sự tích lũy lao động. Trong cùng một đơn vị thời gian, lao
động phức tạp sang tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn.
Vì vậy lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. Lượng giá trị của hàng hóa
được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết.
3. Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của
sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán để trao đổi trên thị trường.
Kinh tế hàng hóa ra đời sau kinh tế tự nhiên và có thể chia làm hai giai đoạn là kinh tế
hàng hóa giản đơn và kinh tế hàng hóa phát triển hay còn gọi là kinh tế thị trường.
Khi sản xuất hàng hóa, lượng sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường ngày càng
dồi dào, phong phú, thị trường được mở rộng, khái niệm thị trường được hiểu ngày
càng đầy đủ hơn. Đó là lĩnh vực trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ làm môi giới. Ở
đây người mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng
hàng hóa lưu thông trên thị trường.
4. Thị trường và cơ chế thi trường
4.1. Khái niệm thị trường:
Thị trường là lĩnh vực trao đổi trên đó các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm xác
định giá cả và sản lượng hàng hóa. 4.2. Phân loại
Trong quá trình hình thành và phát triển của nền kinh tế thị trường, thị trường đã xuất
hiện từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, bao gồm nhiều loại thị trường khác
nhau. Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta đang có nhiều cách phân chia thị
trường khác nhau. Nhìn chung, có ba cách phân chia chủ yếu sau:
+Dựa vào thuộc tính hàng hóa
+Dựa vào khu vực lưu thông hàng hóa
+Dựa vào trình tự thời gian lưu thông hàng hóa
Trên cơ sở phân chia thị trường theo thuộc tính hàng hóa, trong nền kinh tế thị trường
hiện đại có các loại thị trường cơ bản như sau:
+Thị trường hàng hóa và dịch vụ +Thị trường lao động
+Thị trường bất động sản +Thị trường tài chính
+Thị trường khoa học công nghệ.
4.3. Xu hướng và chức năng: -Xu hướng:
Thị trường phát triển cùng với sự phát triển của SXHH. Sự phát triển của thị trường
do SXHH quyết định. Thị trường tác động trở lại đối với SXHH (thúc đẩy hoặc kìm hãm SXHH) -Chức năng: +Chức năng thừa nhận
+Chức năng cung cấp thông tin
+Chức năng kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
4.4. Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó các vấn đề kinh tế
được giải quyết thông qua thị trường (mua bán và trao đổi hàng hóa), cơ chế thị
trường hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự nhiên.
Trong cơ chế thị trường người sản xuất và người tiêu dùng thường tác động lẫn nhau
để giải quyết ba vấn đề trung tâm của một tổ chức kinh tế: Sản xuất ra cái gì? Sản
xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Trong thị trường có 3 yếu tố chính: hàng hóa, tiền tệ, người mua bán.
Động lực hoạt động của con người trong cơ chế thị trường là lợi nhuận, nó bị chi
phối bởi một số quy luật như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật lưu thông tiền tệ. PHẦN II
SỰ VẬN DỤNG LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ KINH TẾ
HÀNG HÓA - KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là xu hướng phát triển tất yếu:
- Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống văn hiến, những còn là một quốc gia
nghèo nàn và lạc hậu, lại liên tục bị các thế lực ngoại bang gây chiến tranh xâm lực
tàn phá nặng nề. Kể từ khi có Đảng, nhân dân ta đã đoàn kết dưới ngọn cờ giải phóng
dân tộc đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Nhưng cũng từ đây, chúng ta càng
hiểu sâu sắc hơn hai hiểm họa thường trực đối với đất nước là hiểm họa nghèo nàn,
lạc hậu và hiểm họa giặc ngoại xâm. Hơn nữa, giữa chúng lại có mối liên hệ tương hỗ
với nhau: vì nghèo nàn, lạc hậu mà giặc ngoại xâm luôn rình rập, đe dọa và cũng vì
chiến tranh mà nước ta càng chìm đắm trong tình trạng chậm phát triển. Và, để thoát
khỏi tình trạng đó thì đất nước ta phải tiến lên xây dựng thành công CNXH. Nhưng
đang là một quốc gia nghèo nàn và lạc hậu làm thế nào Việt Nam mơi có thể xây dựng
thành công CNXH phát triển và giàu mạnh? Bởi những lý do lịch sử nhất định, Việt
Nam đã từng xây dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp. Đó
là sự vận dụng chủ nghĩa Mac-Lênin có phần giáo điều, cứng nhắc, thiếu tôn trọng
quy luật khách quan, xa rời thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này đã
góp phần đáp ứng được các yêu cầu huy động tập chung mọi nguồn lực của toàn dân
tộc cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Điều này đã gây lên những hậu quả không
lường, tạo ra một cuộc khủng hoảng vô cùng sâu sắc.
Qua nhiều lần nghiên cứu đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng Sản Việt Nam (4-2001) lần đầu tiên đưa ra mô hình kinh tế tổng quá của nước ta
trong thời kỳ quá độ lên CNXH là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đặc điểm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thứ nhất, về chế độ sở hữu. Cơ chế thị trường trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
luôn hoạt động trên nền tảng của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, trong đó các công
ty tư bản độc quyền giữ vai trò chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế
Thứ hai, về tính giai cấp của nhà nước và mục đích quản lý của nhà nước.
Thứ ba, về cơ chế vận hành. Cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN là cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ tư, về mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với công bằng xã hội.
Thứ năm, về phân phối thu nhập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
Nguyễn Văn Thường: Kinh tế Việt Nam: Những rào cản tăng trưởng, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà Nội, 2005.
Nguyễn Viết Thông (chủ biên): Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mac-Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013.
Vũ Đình Bách (chủ biên): Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
Vũ Văn Phúc: Tính đặc thù theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị
trường ở nước ta. Tạp chí cộng sản 18/9/2013.
Tổng cục thống kê: Thông tin kinh tế hàng tháng,
http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2013, Truy cập ngày 24/3/2014.
Nguyễn Huỳnh Thanh Trúc
Mssv : 221A050728 Đề Tài
LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN VỀ KINH TẾ HÀNG HOÁ , THỊ
TRƯỜNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ HÀNG
HOÁ , THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Phần 1 : Lý luận về kinh tế hàng hoá của chủ nghĩa Mác
1 . Sản xuất hàng hoá
1.1 . Khái niệm sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản xuất ra để
trao đổi hoặc mua bán trên thị trường
1.2 . Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
- Điều kiện thứ nhất : Phân công lao động
- Điều kiện thứ hai : Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của cac s chủ thể sản xuất 2 . Hàng hoá 2.1 . Khái niệm hàng hoá
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi,mua bán.
2.2. Thuộc tính của hàng hoá
- Giá trị sử dụng : là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người.Là phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị : là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.Là phạm trù lịch sử.
2.3 . Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá
- Thời gian lao động xã hội cần thiết là khoảng thời gian lao động cần phải tiêu tốn để
sản xuất ra một hàng hoá nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã
hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình
và một cường độ lao động trung bình trong xã hội ở thời điểm đó. Thời gian lao động
xã hội cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa sẽ quyết định đại lượng hàng hoá đó.
- Đơn vị đo lường lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng lượng lao động tiêu hao
để sản xuất ra hàng hoá
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá + Năng suất lao động
+ Mức độ giản đơn hay phức tạp cùa lao động
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá + Lao động cụ thể + Lao động trừu tượng 2.4 Tiền tệ
- Nguồn gốc tiền tệ và lịch sử ra đời
Giá trị của hàng hoá rất trừu tượng, nó chỉ bộc lộ ra ngoài qua giá trao đổi, giá trị của
hàng hoá biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả. Tiền dường như là kết quả của một quá
trình dài của Từ sản xuất và trao đổi hàng hoá. Đó là: hình thái giá trị giản đơn hoặc
ngẫu nhiên> hình thái giá trị toàn phần hoặc giá trị mở rộng> hình thái giá trị chung>
Tiền tệ được ra đời.
Bản chất của tiền tệ chính là vật ngang giá chung, là hàng hoá đặc biệt thể hiện mối
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá. Chức năng của tiền
Theo chủ nghĩa Mác tiền có chức năng sau : + Thước đo giá trị + Phương tiện Lưu thông + Phương tiện cất giữ + Phương tiện thanh toán + Tiền tệ thế giới
3. Kinh tế hàng hoá
- Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của
sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán để trao đổi trên thị trường . Kinh tế hàng hóa
ra đời sau kinh tế tự nhiên và có thể chia làm hai giai đoạn là kinh tế hàng hóa giản
đơn và kinh tế hàng hóa phát triển hay còn gọi là kinh tế thị trường
4. Thị trường là cơ chế thị trươngf
4.1 Khái niệm về thị trường
Thị trường là lĩnh vực trao đổi trên đó các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm xác
định giá cả và sản lượng hàng hóa 4.2 Vai trò thị trường
- Môjt là thị trường vừa là điều kiện vừa là môi trươngf cho sản xuất phát triển
- Hai là thị trường là nơi quan trọng để đánh giá kiểm định năng lực của các chủ thể kinh tế
- Ba là thị trường là thành tố gắn kết nền kinh tế thành môjt chỉnh thể từ sản xuất phân
phối lưu thông trao đổi tiêu dùng gắn kết nền sản xuất trong nước với nền kinh tế thế giơi 4.3 Cơ chế thị trường
Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó các vấn đề kinh tế được
giải quyết thông qua thị trường , cơ chế thị trường hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự
nhiên. Trong cơ chế thị trường người sản xuất và người tiêu dùng thường tác động lẫn
nhau để giải quyết ba vấn đề trung tâm của một tổ chức kinh tế : Sản xuất ra cái gì Sản xuất như thế nào Sản xuất cho ai
4.4 Những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường
- ưu thế của kinh tế thị trường :
+ Tạo ra lực lượng sản xuất lớn đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng: Vì nguồn cung
lớn nên giúp cho kinh tế thị trường đã tạo ra rất nhiều sản phẩm, dịch vụ giúp thỏa
mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
+ Là động lực để cho doanh nghiệp phát triển: Trong kinh tế thị trường, khi cầu lớn
hơn cung thì giá cả hàng hóa sẽ tăng lên. Kéo theo đó là lợi nhuận cũng sẽ tăng theo.
Và đây là động lực rất lớn để doanh nghiệp phát triển, không ngừng đổi mới, mở rộng thị trường.
+ Tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết thất nghiệp: Cùng với động
lực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Kinh tế thị trường còn gián tiếp tạo ra nhiều việc
làm hơn cho thị trường lao động. Nhước điểm
+ Gia tăng khoảng cách giàu nghèo, dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội: Cạnh tranh
đã trở thành điều tất yếu trong sản xuất, kinh doanh hiện nay. Nếu không chịu đổi
mới, những nhà sản xuất nhỏ lẻ sẽ bị nhà sản xuất lớn hơn thôn tính. Vô hình chung
điều này đã dẫn tới tình trạng phân chia giai cấp, gây bất bình đẳng xã hội. Và tình
trạng độc quyền chi phối sẽ xuất hiện.
+ Gây mất cân bằng cung cầu khiến nền kinh tế rơi vào khủng hoảng: Không phải lúc
nào cơ chế hoạt động của kinh tế thị trường cũng tạo ra sự cân đối về giá cả và hàng
hóa. Vốn dĩ thị trường có rất nhiều biến động như chiến tranh, dịch bệnh, thiện tai,
cấm vận…Rất cả những điều này có thể là nguyên nhân dẫn tới Khủng Hoảng Kinh
Tế . Ngoài ra, vì mục tiêu lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất, kinh
doanh. Khi tình trạng cung lớn hơn cầu kéo dài sẽ khiến khủng hoảng kinh tế.
Phần 2 : Sự vận dụng trong xây dựng nền kinh tế hàng hóa, thị trường ở Việt Nam.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm phát
triển của các quốc gia trên thế giới và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta đã đề
ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCH. Đây là bước phát triển
mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta trong quá trình
đổi mới và là sự vận dụng sáng tạo từ chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH
và con đường đi lên CNXH, đặc biệt là những chỉ dẫn của Lê-nin trong chính sách kinh tế mới.
Với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành
tựu, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn chiến tranh, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống
nhất đất nước. Tuy nhiên, sau khi thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH, mô
hình kinh tế này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trước tình trạng sản xuất đình đốn, thương
mại trì trệ, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất thấp, lực lượng sản
xuất lạc hậu... Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta, quyết tâm từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có quan điểm manh nha về kinh tế thị trường từ Đại hội VI
khi xác định xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tuy nhiên đến Đại hội
IX, thuật ngữ “phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN” mới chính thức được
ngoài được xác lập trong nền kinh tế nước ta. Vị trí, vai trò của từng thành phần kinh
tế trong nền kinh tế quốc dân đã được nhận thức rõ ràng và xác định cụ thể.
Đến Đại hội XI của Đảng (2011) đã phát triển và hoàn thiện thêm một bước đặc trưng
kinh tế của CNXH, trong đó Đảng ta xác định: “Nền kinh tế với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng
của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng
được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những
động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát
triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh
tế đa dạng ngày càng phát triển”.
Trên cơ sở kế thừa nhận thức của các đại hội trước, Đại hội XII của Đảng đã có những
bổ sung đáng kể với sự hiện diện khá toàn diện và cụ thể các thành tố cấu thành nền
kinh tế, thể hiện bước tiến trong nhận thức lý luận của Đảng về mô hình kinh tế Việt Nam. Trương Thị Bích Tuyền MSSV : 221A310209
Đề tài: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA ,
THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NÊN KINH TẾ HÀNG
HÓA THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Bài Làm
Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế hàng hóa SẢN XUẤT HÀNG HÓA
Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó , những người sản xuất
ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi ,mua bán Ưu điểm
Việc áp dụng sản xuất hàng hóa ở Việt Nam đã và đang khai thác điều kiện tự nhiên
thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên vốn có để sản xuất sản phẩm ứng cho người tiêu
dùng. Đây là ưu điểm bật của hoạt động sản xuất ở nước ta
Ví dụ: Làng nghề tơ tầm Vọng Nguyệt- làng nghề ươm tơ , người dân đã tận dụng quy
luật phát triển của sinh vật tằm trong tự nhiên để sản xuất ra vải .
Góp phần hình thành nên đội ngũ lao động có tay nghề cao và chuyên mô theo đó sẽ
tạo ra những sản phẩm chất lượng và hiện đại.
Phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam đã đem lại đời sống vật chất và tinh thần
ngày càng được nâng cao, đa dạng và phong phú. Nhược điểm :
Sản xuất hàng hóa phát triển thúc đẩy sự phân hóa đời sống dân cư , phân hóa giàu nghèo.
Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường
Sức khỏe bị ảnh hưởng do làm việc trong môi trường độc hại. Giải pháp
Các nhà sản xuất phải hiểu được ý nghĩa , giá trị thực sự mà mặt hàng mình đang sản xuất
Sản phẩm phải chất lượng để đúng với mục đích là đáp ứng đúng với nhu cầu tiêu dùng .
-> Sản xuất hàng hóa được xem là quan hệ sản xuất mới , tạo điều kiện cho lực lượng
phát triể.Nó có vai trò quan trọng thúc đẩy nên kinh hàng hóa của nhà nước HÀNG HÓA
Khái niệm hàng hóa : là sản phẩm của lao động có thể thõa mãn nhu cầu nào đó của
con người thông qua trao đổi, mua bán.
Hàng hóa có hai thuộc tính : Giá trị sử dụng và giá của hàng hóa là công cụ của sản
phẩm , có thể thõa mãn nhu cầu nào đó của con người.Nhu cầu đó có thể là về nhu
cầu về vật chất lẫn tinh thần, có thể là cho một cá nhân hoặt cho nhà sản xuất.Sản xuất
phát triển, sản phẩm càng đa dạng thì hàng hóa có nhiều giá trị sử dụng LAO ĐỘNG
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ,
phương pháp lao động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng .
Lao động trừu tượng là lao dộng xã hội của người sản xuất hàng hoá không kề đến
hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất
hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
Các nhân to ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa Năng xuất lao động
Năng suất lao động là là năng lực sản xuất của người lao động, được tính hằng số
lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí
để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
Năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm lượng thời gian hao phí lao động cần thiêt
trong một đơn vị hàng hóa.
Tính chất phức tạp của lao động
Lao động giàn đơn là lao động không đòi hỏi có quá trình đào tạo một cách hệ thống,
chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
Lao động phức tạp là những hoạt dộng lao dộng yêu cầu phải trải qua một quá trình
đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định. TIỀN TỆ
Tiền, về bản chất, là một loại hàng hóa đặc biệt, là kốt quà của quá trình phát triển của
sản xuât và trao đôi hàng hóa, tiền xuất hiện là yêu tô ngang giá chung cho thế giới
hàng hóa. Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa. Tiền phán ánh lao động xã
hội và mối quan hệ giữa nhũng người sán xuất và trao đổi hàng hóa. Hình thái giản
đơn là mầm mống sơ khai của tiền Chức năng Thước đo giá trị Phương tiên lưu thông Phương tiện cất Phương tiện thanh toán Tiền tệ thế
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
Về mục tiêu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Phát triển lực lượng
sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. “Mục đích của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế để xây
dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân”(1).
Đặc trưng về sở hữu: Trước đổi mới, nền kinh tế nước ta chỉ có một chế độ sở hữu về
tư liệu sản xuất là chế độ công hữu (gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể). Từ khi
tiến hành đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận trên thực tế có nhiều
hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, bao gồm cả công hữu và tư hữu.
Đặc trưng về cơ cấu kinh tế: Là nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, các thành phần kinh tế khác là bộ phận hợp
thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế tư nhân là một
động lực quan trọng của nền kinh tế.
Đặc trưng về phân phối: Thực hiện phân phối theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế,
mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, dựa trên các nguyên tắc của
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, từ chỗ coi Nhà nước là chủ thể quyết
định phân phối chuyển dần sang xác định thị trường quyết định phân phối lần đầu và
Nhà nước thực hiện phân phối lại.
Về cơ chế vận hành của nền kinh tế: Kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò quản
lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X, tháng 3-2008, Đảng ta
khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền
kinh tế vừa tuân theo quy luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật
kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây cũng là nền kinh tế có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa vừa phát huy những ưu thế của kinh tế thị trường và kinh tế
kế hoạch, vừa loại bỏ những khuyết tật của hai nền kinh tế đó, nhằm thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội. Nhà nước quản lý bằng chính
sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch; sử dụng cơ chế thị trường để giải phóng sức
sản xuất. Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng và
tạo môi trường pháp lý cho sự phát triển các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộI chủ nghĩa, không phải thị trường điều
tiết hoàn toàn mà còn có sự điều chỉnh, quản lý của Nhà nước để đạt các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến
bộ và công bằng xã hội, khắc phục những bất cập, khuyết tật của cơ chế thị trường.
Về phương tiện, công cụ, động lực của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, đó là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Kinh tế thị trường được Đảng, Nhà nước sử dụng như một công cụ,
phương tiện, một động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cơ chế vận hành của kinh tế
thị trường là một cơ chế mở, bị điều tiết bởi các quy luật kinh tế cơ bản: giá trị, cạnh
tranh, cung cầu nên kinh tế thị trường tạo ra khả năng kết nối hình thành chuỗi giá trị
cho nền sản xuất toàn cầu.
SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NÊN KINH TẾ HÀNG HÓA THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
Thứ nhất, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đang xây dựng
chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. “Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử
phát triển của kinh tế thị trường”(2); là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin
và tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; tiếp thu có
chọn lọc kinh nghiệm của thế giới.
Thứ hai, trên cơ sở tổng kết thực tiễn 35 năm đổi mới, lý luận về kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhất là về nội hàm của kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hoàn thiện và phát triển. Đó chính là sự
gắn kết hữu cơ và biện chứng giữa tính thị trường với tính xã hội chủ nghĩa; giữa tính
nhân loại, hiện đại với đặc thù phát triển riêng có của Việt Nam trong nền kinh tế.
Thứ ba, những thành công trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới đã và đang cho thấy lý luận về kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được hiện thực hóa.
Thứ tư, lý luận về xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói riêng
và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói chung từng bước được hoàn thiện cùng
với những thành công trong hiện thực hóa lý luận này trong hơn 35 năm đổi mới đã
tạo nền tảng cho việc đưa ra chiến lược phát triển của đất nước trong 10 năm tới, mở
ra một giai đoạn mới cho phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đây là giai đoạn
phát triển với thế và lực mới, với tầm nhìn và mục tiêu đặt ra cụ thể hơn và khát vọng
hơn về phát triển đất nước phồn vinh và hạnh phúc; là giai đoạn phát triển mang tính
bền vững hơn, bao trùm hơn, dựa nhiều hơn vào nâng cao hiệu quả các nguồn lực và
đổi mới sáng tạo trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi nhanh, mạnh và khó lường.
HỌ VÀ TÊN : Lê Thị Kiều Trinh MSSV : 221A170516 Nhóm : 14
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA, THỊ
TRƯỜNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ HÀNG
HÓA, THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
PHẦN 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA, THỊ TRƯỜNG 1. Sản xuất hàng hóa
1.1. Khái niệm sản xuất hàng hóa:
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản xuất ra để
trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.
- Sản xuất hàng háo chỉ ra đời khi đủ hai điều kiện sau đây:
+ Phân công lao động xã hội
+ Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
1.2. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
1.2.1. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi mua bán
- Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có tính tư nhân, vừa có tính xã hội
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng
1.2.2. Ưu, nhược điểm của sản xuất hàng hóa *Ưu điểm:
-Thúc đẩy sự phân công lao động và phát triển kinh tế
- Kích thích cải tiến khoa học-kĩ thuật, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh
- Thúc đẩy tính năng động của người sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội *Nhược điểm:
- Phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái,… 2. Hàng hóa 2.1. Khái niệm
-Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi,mua bán.
2.2. Hai thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng:là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người.Là phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị:là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.Là phạm trù lịch sử. 3. Kinh tế hàng hóa
-Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của
sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán để trao đổi trên thị trường.Kinh tế hàng hóa ra
đời sau kinh tế tự nhiên và có thể chia làm hai giai đoạn là kinh tế hàng hóa giản đơn
và kinh tế hàng hóa phát triển hay còn gọi là kinh tế thị trường.
4. Thị trường và cơ chế thị trường 4.1. Khái niệm
- Thị trường là lĩnh vực trao đổi trên đó các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm
xác định giá cả và sản lượng hàng hóa. 4.2. Phân loại
- Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta đang có nhiều cách phân chia thị trường
khác nhau.Nhìn chung, có ba cách phân chia chủ yếu sau:
+ Dựa vào thuộc tính hàng hóa
+ Dựa vào khu vực lưu thông hàng hóa
+ Dựa vào trình tự thời gian lưu thông hàng hóa.
-Trên cơ sở phân chia thị trường theo thuộc tính hàng hóa, trong nền kinh tế thị
trường hiện đại có các loại thị trường cơ bản sau:
+ Thị trường hàng hóa và dịch vụ + Thị trường lao động
+ Thị trường bất động sản + Thị trường tài chính
+ Thị trường khoa học công nghệ
4.3. Cơ chế thị trường
- Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó các vấn đề kinh tế được
giải quyết thông qua thị trường , cơ chế thị trường hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự
nhiên. Trong cơ chế thị trường người sản xuất
PHẦN 2 : Sự vận dụng trong xây dựng nền kinh tế hàng hóa, thị trường ở Việt Nam.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm phát
triển của các quốc gia trên thế giới và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta đã đề
ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCH. Đây là bước phát triển
mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta trong quá trình
đổi mới và là sự vận dụng sáng tạo từ chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH
và con đường đi lên CNXH, đặc biệt là những chỉ dẫn của Lê-nin trong chính sách kinh tế mới.
Với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành
tựu, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn chiến tranh, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống
nhất đất nước. Tuy nhiên, sau khi thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH, mô
hình kinh tế này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trước tình trạng sản xuất đình đốn, thương
mại trì trệ, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất thấp, lực lượng sản
xuất lạc hậu... Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta, quyết tâm từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có quan điểm manh nha về kinh tế thị trường từ Đại hội VI
khi xác định xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tuy nhiên đến Đại hội
IX, thuật ngữ “phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN” mới chính thức được
sử dụng trong Văn kiện của Đảng.
Đến Đại hội X của Đảng (2006), 5 thành phần kinh tế gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
được xác lập trong nền kinh tế nước ta. Vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế
trong nền kinh tế quốc dân đã được nhận thức rõ ràng và xác định cụ thể.
Đến Đại hội XI của Đảng (2011) đã phát triển và hoàn thiện thêm một bước đặc trưng
kinh tế của CNXH, trong đó Đảng ta xác định: “Nền kinh tế với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng
của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng
được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những
động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát
triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh
tế đa dạng ngày càng phát triển”.
Trên cơ sở kế thừa nhận thức của các đại hội trước, Đại hội XII của Đảng đã có những
bổ sung đáng kể với sự hiện diện khá toàn diện và cụ thể các thành tố cấu thành nền
kinh tế, thể hiện bước tiến trong nhận thức lý luận của Đảng về mô hình kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Phùng Thiên Tú - 221A370556 ĐỀ TÀI
" LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA, THỊ
TRƯỜNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA,
THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY "
Lý luận của Chủ Nghĩa Mác-LêNin về kinh tế hàng hóa, thị trường Kinh tế hàng hóa:
- Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch
vụ giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó
người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng Sản xuất hàng hóa:
Khái niệm sản xuất hàng hóa:
Theo C. Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó,
những người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
Sản xuất hàng hóa không xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài
người. Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:
- Một là, phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các
ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo nên sự chuyên môn hóa của những người
sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất
một hoặc một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại
sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất
phải trao đổi sản phẩm với nhau
- Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho những người
sản xuất độc lập với nhau có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này
muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua
bán, tức là phải trao đổi dưới hình thức hàng hóa. C. Mác viết: “Chỉ có sản
phẩm của những lao động tư nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện
với nhau như là những hàng hóa”. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản
xuất là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hóa ra đời và phát triển.
Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất xuất hiện khách
quan dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về
sở hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.
Khi còn sự tồn tại của hai điều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí
chủ quan mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa
sẽ làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng
định, nền sản xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc.
Ưu điểm và nhược điểm của kinh tế hàng hóa Ưu điểm:
- Là điều kiện để thúc đẩy các hoạt động sản xuất
- Phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế quốc
gia trong mối quan hệ với thế giới.
- Tạo động lực để con người thoã sức sáng tạo.
- Kinh tế hàng hoá cung cấp nhiều việc làm hơn. Nhược điểm:
- Dễ dẫn đến mất cân bằng cung cầu dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
- Tạo ra xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái tạo, gây ra sự suy thoái môi
trường tự nhiên, môi trường xã hội.
Kinh tế hàng hóa – Quy luật vận động và các nhân tố tạo thành
Các nhân tố của kinh tế hàng hóa Hàng hóa:
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người thông qua trao đổi mua bán
Sản phẩm của lao động được gọi là hàng hoá khi được đưa ra trao đổi, mua bán
trên thị trường. Hàng hoá có cả hai dạng là vật thể và phi vật thể
* Thuộc tính của hàng hóa:
- Hàng hoá có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
+ Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của sản phẩm, có thể thoả
mãn một nhu cầu nào đó của con người. Giá trị sử dụng của hàng hoá
được quyết định trước hết do thuộc tính tự nhiên của hàng hoá đó. Nói
cách khác, giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn. Một sản phẩm đã là
hàng hóa thì nhất thiết phải có giá trị sử dụng. Nhưng không phải bất cứ
vật gì có giá trị sử dụng cũng là hàng hóa (vì hàng hóa phải là sản phẩm
lao động của con người)
+ Giá trị của hàng hoá là lao động xã hội của người sản xuất bỏ ra để tạo
nên hàng hoá kết tinh trong hàng hoá ấy. Giá trị hàng hóa là phạm trù
lịch sử. Theo C.Mác muốn hiểu được giá trị hàng hóa phải đi từ giá trị
trao đổi. Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị
hàng hoá. Có thể nói trao đổi hàng hóa phải căn cứ vào giá trị, có nghĩa
là: hai hàng hóa trao đổi với nhau phải ngang nhau về mặt giá trị. Tiền tệ:
Tiền là một loại hàng hoá đặc biệt, là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng
hoá. Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá
* Chức năng của tiền tệ:
Tiền bao gồm 5 chức năng chính:
- Là thước đo giá trị.
- Phương tiện lưu thông.
- Phương tiện cất trữ.
- Phương tiện thanh toán. - Tiền tệ thế giới
Quy luật vận động của kinh tế hàng hóa: Quy luật giá trị:
Quy luật giá trị trong kinh tế chính trị Marx-Lenin là quy luật kinh tế cơ bản của nền
sản xuất hàng hóa, quy định bản chất và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản
xuất hàng hóa, nó quy định mặt chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng
hoá, theo đó, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã
hội cần thiết cũng như trao đổi theo nguyên tắc ngang giá. Trong nền kinh tế thị
trường, quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả hàng hóa, đó là sự biểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hóa, Quy luật giá trị hoạt động thể hiện ở sự vận động của
giá cả xoay xung quanh trục giá trị Quy luật cạnh tranh:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành làm hình thành giá trị thị trường giá trị xã hội
của từng loại hàng hóa.
Cạnh tranh giữa các ngành: Các doanh nghiệp tự do chuyển nguồn lực của
mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau
SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA, THỊ
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Theo quan điểm của Marx, kinh tế hàng hóa không phải là một
phương thức sản xuất độc lập mà là một hình thức tổ chức kinh doanh.
Với phạm vi và mức độ khác nhau, mặc dù đều là nền kinh tế hàng hóa
nhưng bản chất của xã hội quy định đặc điểm nền kinh tế hàng hóa xã
hội này. Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa nên vai trò chủ đạo
của nhà nước là chỉ đạo, quản lý nền kinh tế hàng hóa theo chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm phát
triển của các quốc gia trên thế giới và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta đã đề
ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCH. Đây là bước phát triển
mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta trong quá trình
đổi mới và là sự vận dụng sáng tạo từ chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH
và con đường đi lên CNXH, đặc biệt là những chỉ dẫn của Lê-nin trong chính sách kinh tế mới.
Với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành
tựu, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn chiến tranh, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống
nhất đất nước. Tuy nhiên, sau khi thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH, mô
hình kinh tế này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trước tình trạng sản xuất đình đốn, thương
mại trì trệ, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất thấp, lực lượng sản
xuất lạc hậu... Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta, quyết tâm từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Kết quả của sự vận dụng:
Đảng ta đã đặt nền móng vững chắc cho quan điểm phát triển quản lý hàng hóa đa
ngành theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đời sống người dân hết sức khó
khăn từ khi nước ta áp dụng nền kinh tế bao cấp trì trệ bị cấm vận.Sau gần 30 cải cách
phát triển, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những khởi
sắc, tạo tiền đề cho thế kỷ phát triển của đất nước. Nhân dân ta có thể tự hào khi
khẳng định kinh tế của nước nhà đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong 30 năm vừa qua
- Một là, đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế phát triển
vượt bậc, Cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày càng được cải thiện, mức sống của các tầng
lớp nhân dân không ngừng được nâng cao.
- Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, gắn sản xuất với thị trường. Về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nông nghiệp Có một thay đổi quan
trọng là chuyển từ độc canh cây lúa năng suất thấp, khan hiếm sang gạo đủ tiêu dùng
trong nước, sang xuất khẩu gạo với số lượng lớn, đứng thứ hai thế giới và góp phần
đảm bảo an ninh lương thực quốc tế; Việc xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu
và thủy sản với số lượng lớn là rất quan trọng trên toàn thế giới. Các ngành dịch vụ
ngày càng đa dạng và ngày càng đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống: du
lịch, bưu chính, viễn thông có chỉ số phát triển nhanh; Dịch vụ tài chính, ngân hàng,
tư vấn pháp luật; ... có một bước phát triển
- Ba là, Thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, sử
dụng tối ưu tiềm năng của các thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước đang được tổ
chức lại, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tập trung mạnh hơn vào các ngành
then chốt, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Cơ chế hành chính đối với công ty nhà
nước được đổi mới, một bước quan trọng theo hướng xóa bỏ bao cấp, thực hiện đổi
mới mô hình kinh doanh và phát huy quyền. Tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm.
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, huy động tốt hơn các nguồn lực
và tiềm năng trong nhân dân là động lực tăng trưởng và phát triển rất quan trọng.
Điều này góp phần cải thiện giao thông đa quốc gia, chuyển giao công nghệ, tăng
lượng lớn tiền bạc cho ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người dân
- Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình
thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Sau hơn 25 năm đổi mới, hệ thống luật pháp,
chính sách và cơ chế của nền kinh tế thị trường đã có tính đồng bộ. Hoạt động của các
loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý nhà
nước được cải cách là một việc làm vô cùng quan trọng. Với phương hướng tiến bộ,
hiệu quả của chính sách hội nhập kinh tế quốc tế tích cực, chủ động, quan hệ kinh tế
của Việt Nam với các tổ chức quốc tế
- Thứ năm, kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội cần được phát triển theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
- Thứ sáu: đổi mới cách thức lãnh đạo của Đảng, cách thức quản lý của Nhà nước, cải
cách thủ tục hành chính quốc gia. Đổi mới phương thức quản lý vĩ mô của Nhà nước,
đặc biệt là xây dựng chính sách phân phối thu nhập qua đó giúp xã hội tiến bộ và công bằng hơn Kết luận
Đất nước ta hiện nay đang trong thời kỳ quá độ về chủ nghĩa xã hội, đó là một thời kỳ
phức tạp và đầy biến động, thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội để
hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ. Với xuất phát điểm thấp, điều kiện kinh tế khó
khăn, nhiều trở ngại, muốn phát triển nền kinh tế ổn định ta cần thực hiện nền kinh tế
hàng hóa như một bước ngoặt quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế . Tuy
nhiên, trong quá trình hiện thực hóa có tiềm ẩn nhiều khó khăn phức tạp và ảnh hưởng
đến xã hội nói chung. Để hạn chế tác động này, cần hướng nền kinh tế phát triển và
buộc nó phải đi theo con đường mà chúng ta lựa chọn. Lựa chọn là xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Vì vậy, một chính sách phát triển đa nhanh theo định hướng xã hội chủ nghĩa là điều kiện
tiên quyết cần thực hiện. Sự cần thiết và hợp lý của quy luật phát triển thể hiện tư duy
tiến bộ của đảng. Trong quá trình từng bước thực hiện chuyển đổi này, chúng ta phải
tuân theo định hướng xã hội chủ nghĩa để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế
Huỳnh Lê Phương Uyên
Mssv: 221A370393
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG
HOÁ, THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ
HÀNG HOÁ, THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
I Lý luận về kinh tế hàng hoá của chủ nghĩa Mác: 1 Kinh tế hàng hoá:
Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch
vụ giữa người này với người khác. Nó trái với nền kinh tế tự cung tự cấp trong đó
người ta tự sản xuất sản phẩm và tự tiêu dùng.
1.1 Cách sản xuất hàng hoá ra đời và nó tồn tại như thế nào:
Kinh tế hàng hóa ra đời và tồn tại dưới nhiều hình thái kinh tế - xã hội gắn liền với hai tiền đề:
Thứ nhất, tồn tại sự phân công lao động trong xã hội. Phân công lao động xã hội
thuộc về việc chuyên môn hoá sản xuất. Nhưng nhu cầu tất yếu của cuộc sống đòi hỏi
nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó người sản xuất này phải phụ thuộc vào người
sản xuất khác và phải trao đổi sản phẩm. Ví dụ, một nông dân sản xuất gạo và một thợ
dệt sản xuất vải. Nông dân cũng cần vải và thợ dệt cần gạo. Để đáp ứng nhu cầu của
họ, họ phải hỗ trợ lẫn nhau, trao đổi sản phẩm với nhau. Phân công lao động xã hội là
biểu hiện của sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm tăng năng suất lao động, trao
đổi sản phẩm là tất yếu. Tuy nhiên, theo Marx, đó mới là điều kiện cần chứ chưa phải
điểu kiện đủ để xuất hiện và tồn tại sản xuất hàng hoá.
Thứ hai: Chế độ tư hữu hoặc tư liệu sản xuất hàng hoá, sản phẩm khác nhau làm cho
người sản xuất hàng hoá độc lập với nhau và mọi người đều có quyền trao đổi sản
phẩm của mình với người khác. Đây là điều kiện đủ để sản xuất hàng hoá ra đời và
tồn tại. Vậy: Công tác xã hội làm cho những người sản xuất lệ thuộc vào nhau và tư
hữu phân chia họ, làm cho họ độc lập với nhau, đó là mâu thuẫn. Tuy nhiên, sản xuất
hàng hoá chỉ có thể phát sinh nếu có cả hai điều kiện: Nếu thiếu một trong hai điều
kiện này thì không có sản xuất hàng hoá và sản phẩm lao động không trở thành hàng hoá.
1.2 Điểm riêng biệt và lợi thế của kinh tế hàng hoá: Điểm riêng biệt
Để trao đổi và mua bán được, ta cần sản xuất hàng hóa.
Công việc của nhà sản xuất vừa mang tính chất tư nhân vừa mang tính xã hội.
Sản xuất hàng hóa đem lại giá trị, lợi nhuận. Lợi thế ∙ Lợi thế
Sản xuất hàng hoá tồn tại và tiếp tục phát triển ở nhiều xã hội là sản phẩm của lịch sử
phát triển sản xuất của loài người. Do đó, nó có nhiều ưu điểm và là một loại hình
hoạt động kinh tế tiên tiến hơn nhiều. So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất theo
chiều sâu, hợp tác chặt chẽ, các hình thức kinh tế, các mối quan hệ và sự phụ thuộc
lẫn nhau của những người sản xuất hình thành nên thị trường quốc gia và thế giới. Nó
thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, là cơ sở để thúc đẩy dân chủ
hoá, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Nền kinh tế thị trường chỉ khác nhau về trình độ phát
triển. Kinh tế thị trường là hình thức kinh tế hàng hóa phát triển nhất. Kinh tế hàng
hóa đang phát triển, có nghĩa là phạm trù hàng hóa, tiền tệ và thị trường đang phát
triển và mở rộng. Hàng hóa không chỉ bao gồm sản phẩm của sản xuất mà còn bao
gồm cả tư liệu sản xuất. Dung lượng và cấu trúc thị trường đang được hoàn thiện và
mở rộng. Mọi mối quan hệ kinh tế trong xã hội đều được tiền tệ hóa. Lúc đó nền kinh
tế thương mại được gọi là nền kinh tế thị trường.
2 Kinh tế hàng hóa – Quy luật vận động và các nhân tố tạo thành:
2.1 Các nhân tố quan trọng cấu thành nên kinh tế hàng hóa: 2.1.1 Hàng hóa:
Hàng hóa có bản chất là thành phẩm của việc lao động, nhu cầu của người tham gia
trao đổi mua bán sẽ được thỏa mãn qua hàng hóa.
*Hàng hóa gồm có hai đặc trưng là giá trị sử dụng (sử dụng/ đem tiêu dùng) và giá trị (mua bán/ đem trao đổi).
Giá trị sử dụng là công dụng của một vật có thể thoả mãn những nhu cầu nhất định
của con người, thể hiện ở hình thức sử dụng và tiêu dùng. Giá trị sử dụng hoặc giá trị
sử dụng của một tài sản chủ yếu dựa trên các thuộc tính tự nhiên của nó. Sản phẩm đã
là hàng hóa được đưa ra thị trường thì chắc chắn phải có giá trị sử dụng. Nhưng
không có thứ gì có giá trị sử dụng. Chúng cũng là hàng hoá (vì hàng hoá phải là sản
phẩm lao động của con người). Trong kinh tế hàng hóa, giá trị sử dụng là phương tiện
trao đổi giá trị. Theo Marx, nếu muốn hiểu giá trị của
hàng hóa, người ta phải đi từ giá trị trao đổi. Nếu giá trị thay đổi thì giá trị trao đổi
cũng thay đổi, giá trị trao đổi là hình thức xuất hiện của giá trị. Sự mâu thuẫn được thể hiện ở chỗ:
Khi là giá trị sử dụng thì hàng hóa khác nhau về chất, nhưng khi là giá thì với tất cả
hàng hóa đều giống nhau về chất. Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng khác
nhau theo không, thời gian. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa: Marx là
người đầu tiên đã phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Ta
gọi chúng là lao động trừu tượng và lao động cụ thể. Lao động trừu tượng là lao động
hao phí của người sản xuất hàng hóa nói chung về trí lực, cơ bắp, thể chất và tinh
thần, nếu chúng ta bỏ qua sự đa dạng của các hình thức lao động cụ thể.
Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa vì vậy đó là một phạm trù lịch sử. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng không có hai thứ lao động kết tinh trong hàng hóa, chỉ có lao
động của người sản xuất hàng hóa có tính hai mặt. Trong sản xuất hàng hoá giản
không phức tạp, tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá là biểu hiện của mâu
thuẫn giữa tư nhân và lao động xã hội của những người sản xuất hàng hoá, là mâu
thuẫn cơ bản trong sản xuất hàng hoá giản đơn.
Lao động cụ thể là lao động sản xuất vật chất của con người, nó tồn tại dưới dạng một
hoạt động nghề nghiệp cụ thể. Lao động cụ thể là một phạm trù vĩnh viễn, liên quan
chặt chẽ tới lao động sản xuất vật chất của con người. 2.1.2 Tiền tệ:
Nguồn gốc tiền tệ và lịch sử ra đời
Giá trị của hàng hoá rất trừu tượng, nó chỉ bộc lộ ra ngoài qua giá trao đổi, giá trị của
hàng hoá biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả. Tiền dường như là kết quả của một quá
trình dài của Từ sản xuất và trao đổi hàng hoá. Đó là: hình thái giá trị giản đơn hoặc
ngẫu nhiên> hình thái giá trị toàn phần hoặc giá trị mở rộng> hình thái giá trị chung>
Tiền tệ được ra đời.
Bản chất của tiền tệ chính là vật ngang giá chung, là hàng hoá đặc biệt thể hiện mối
quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá.
Chức năng của tiền tệ:
Nó là thước đo giá trị. Phương tiện trao đổi. Phương tiện lưu trữ. Phương tiện thanh toán. Tiền tệ thế giới
2.2 Quy luật vận động trong nền kinh tế hàng hóa: quy luật cạnh tranh và quy luật giá trị:
Trao đổi hàng hoá phải dựa vào giá trị, đây là nội dung của quy luật giá trị. Quy luật
giá trị là quy luật sản xuất hàng hóa. Quy luật giá trị được áp dụng ở nơi sản xuất ra
hàng hoá. Quy luật giá trị điều tiết sản xuất và trao đổi trong nền kinh tế hàng hóa.
Nội dung của luật này được thể hiện thông qua việc sản xuất và lưu hành. Trong sản
xuất, đối với thời gian hao phí cá biệt thì hầu hết là tương đương với thời gian lao
động cần thiết. Đối với toàn xã hội thì tổng thời gian hao phí cá biệt bằng tổng thời
gian lao động cần thiết của xã hội. Trong lưu thông, giá cả hàng hóa có thể lên xuống
nhưng phải xoay quanh trục giá trị (do ảnh hưởng của quan hệ cung cầu). Đối với
tổng hàng hoá trên phạm vi xã hội, giá trị của nó được biểu hiện bằng: Tổng giá cả
hàng hoá bằng tổng giá trị hàng hoá. Từ nội dung của quy luật giá trị ta thấy rõ tác
dụng của nó đối với nền kinh tế hàng hóa .
Lợi nhuận là động cơ mạnh mẽ nhất của nền kinh tế hàng hóa.Trong nền kinh tế hàng
hóa, các nhà đầu tư kinh doanh và tổ chức kinh doanh luôn coi lợi nhuận là động lực,
mục tiêu của mình. Làm thế nào để giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Việc
này cần nhiều kinh nghiệm, sắp xếp lại tổ chức quản lý. Tổ chức lại các bộ phận quản
lý và xây dựng mối quan hệ giữa các bộ phận này để quá trình diễn ra suôn sẻ và trôi
chảy nhằm tránh tình trạng trì trệ không cần thiết trong một số khâu ảnh hưởng đến
toàn bộ hệ thống quản lý.. Việc giảm bớt một số bộ phận rườm rà còn giúp các nhà
kinh tế tiết kiệm được chi phídẫn đến lợi nhuận cao hơn. Ngoài ra, nó cũng nâng cao
trình độ kỹ thuật và tay nghề của nhân viên. Tóm lại Lợi nhuận là động lực cơ bản
thúc đẩy sự vận động của nền kinh tế hàng hoá.
II Liên hệ thực tế ở Việt Nam:
Theo quan điểm của Marx, kinh tế hàng hóa không phải là một phương thức sản xuất
độc lập mà là một hình thức tổ chức kinh doanh.
Với phạm vi và mức độ khác nhau, mặc dù đều là nền kinh tế hàng hóa nhưng bản
chất của xã hội quy định đặc điểm nền kinh tế hàng hóa xã hội này. Nhà nước ta là
nhà nước xã hội chủ nghĩa nên vai trò chủ đạo của nhà nước là chỉ đạo, quản lý nền
kinh tế hàng hóa theo chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
1 Tình hình kinh tế của Việt Nam buộc chúng ta phải chuyển sang phát triển Phát
triển kinh tế hàng hóa là một nhu cầu khách quan:
Sau khi giành chiến thắng trong kháng chiến, nước ta bắt đầu xây dựng mô hình kế
hoạch hóa tập trung theo hình thức công hữu về tư liệu sản xuất trên cơ sở kinh
nghiệm sản xuất của các nước xã hội chủ nghĩa. Với sự cố gắng của nhân dân ta và sự
giúp đỡ tận tình của các nước xã hội chủ nghĩa khác, mô hình kế hoạch hóa đã phát
huy được hết những lợi thế vốn có. Từ một nền kinh tế hàng hóa lạc hậu Nhà nước đã
sở hữu về đất đai, tài sản và tiền bạc để ổn định và phát triển nền kinh tế.
Tình hình kinh tế - xã hội của nước ta, dựa trên nguyện vọng chính đáng của nhân dân
ta, trên cơ sở vận dụng mô hình chủ nghĩa chủ nghĩa Mác – Lênin với nền kinh tế
hang hóa. Nó phù hợp với thực tế của đất nước, theo quy luật kinh tế và xu thế thời
đại. Vì: Thứ nhất, nếu không thay đổi cơ chế kinh tế mà vẫn giữ cơ chế kinh tế cũ thì
không thể có đủ sản phẩm để tiêu dùng chứ chưa nói đến việc tích lũy vốn để mở rộng sản xuất.
Thứ hai, do đặc thù của nền kinh tế tập trung rất cứng nhắc, vì nó chỉ thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế trong ngắn hạn và chỉ phát triển kinh tế theo chiều rộng. Nền kinh tế
chỉ huy ở nước ta đã ra đời quá lâu. Vì vậy, không những không có tác động đáng kể
đến việc thúc đẩy sản xuất phát triển mà còn sản sinh ra nhiều sự tiêu cực làm giảm
năng suất, chất lượng và hiệu quả.
Thứ ba, về quan hệ ngoại thương, chúng ta thấy rằng nền kinh tế nước ta đang hội
nhập vào nền kinh tế thị trường thế giới, nước ta vẫn có hoạt động ngoại thương và
tham gia hợp tác. Mặt khác, nếu nền kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thị
trường thế giới thì việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ và đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ
đưa nền kinh tế nước ta tiến gần hơn với nền kinh tế thị trường thế giới, tương quan
giá cả của hàng hoá trong nước sẽ gần hơn với mối tương quan quốc tế của giá cả hàng hóa.
Thứ tư, xu hướng chung phát triển kinh tế trên thế giới là sự phát triển kinh tế của
từng quốc gia. Do đó hội nhập thế giới là điều tiên quyết.
2 Tiềm năng và hạn chế của nền kinh tế hàng hóa ở Việt Nam: 2.1 Tiềm năng
- Có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi.
- Với lực lượng lao động đông đảo, có trình độ văn hóa và chuyên môn, nước ta ở
mức trung bình so với nhiều nước đang phát triển.
- Chúng ta có đường lối, chính sách cải cách của đảng và nhà nước. 2.2 Hạn chế
-Mặc dù là một nước nông nghiệp, thế nhưng diện tích đất canh tác bình quân đầu người còn khá thấp
-Nền kinh tế kém phát triển thể hiện rõ dấu vết của nền kinh tế tự nhiên, còn chịu tác
động mạnh của cơ chế kế hoạch hoá tập trung, thị trường chưa phát triển và đồng bộ,
thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp, sức mua còn hạn chế.
-Cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, trình độ khoa học công nghệ thấp, hệ thống pháp
luật còn nhiều điểm bất cập... Đảng và nhà nước ta đang tích cực đưa ra những giải
pháp và chính sách để có thể khắc phục những hạn chế tồn tại.
3. Những kết quả kinh tế nước ta đạt được từ những năm đổi mới cho đến ngày nay:
Đảng ta đã đặt nền móng vững chắc cho quan điểm phát triển quản lý hàng hóa đa
ngành theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đời sống người dân hết sức khó
khăn từ khi nước ta áp dụng nền kinh tế bao cấp trì trệ bị cấm vận.Sau gần 30 cải cách
phát triển, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những khởi
sắc, tạo tiền đề cho thế kỷ phát triển của đất nước. Nhân dân ta có thể tự hào khi
khẳng định kinh tế của nước nhà đã đạt nhiều thành tựu to lớn trong 30 năm vừa qua.
Một là, đất nước ta đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế phát triển
vượt bậc, Cơ sở vật chất - kỹ thuật ngày càng được cải thiện, mức sống của các tầng
lớp nhân dân không ngừng được nâng cao.
Hai là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
gắn sản xuất với thị trường. Về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nông nghiệp Có một thay đổi quan trọng
là chuyển từ độc canh cây lúa năng suất thấp, khan hiếm sang gạo đủ tiêu dùng trong
nước, sang xuất khẩu gạo với số lượng lớn, đứng thứ hai thế giới và góp phần đảm
bảo an ninh lương thực quốc tế; Việc xuất khẩu cà phê, cao su, hạt điều, hạt tiêu và
thủy sản với số lượng lớn là rất quan trọng trên toàn thế giới. Các ngành dịch vụ ngày
càng đa dạng và ngày càng đáp ứng được nhu cầu của sản xuất và đời sống: du lịch,
bưu chính, viễn thông có chỉ số phát triển nhanh; Dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn
pháp luật; ... có một bước phát triển
Ba là, Thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, sử
dụng tối ưu tiềm năng của các thành phần kinh tế. Kinh tế nhà nước đang được tổ
chức lại, đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả và tập trung mạnh hơn vào các ngành
then chốt, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế. Cơ chế hành chính đối với công ty nhà
nước được đổi mới, một bước quan trọng theo hướng xóa bỏ bao cấp, thực hiện đổi
mới mô hình kinh doanh và phát huy quyền. Tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm.
Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, huy động tốt hơn các nguồn lực
và tiềm năng trong nhân dân là động lực tăng trưởng và phát triển rất quan trọng. Điều này góp
phần cải thiện giao thông đa quốc gia, chuyển giao công nghệ, tăng lượng lớn tiền bạc
cho ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm cho người dân.
Thứ tư, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước được hình
thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Sau hơn 25 năm đổi mới, hệ thống luật pháp,
chính sách và cơ chế của nền kinh tế thị trường đã có tính đồng bộ. Hoạt động của các
loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý nhà
nước được cải cách là một việc làm vô cùng quan trọng. Với phương hướng tiến bộ,
hiệu quả của chính sách hội nhập kinh tế quốc tế tích cực, chủ động, quan hệ kinh tế
của Việt Nam với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới ngày càng khăng
khít, gắn kết. Việt Nam đã tích cực gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN), thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp
định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO),... Đến nay, Việt Nam duy trì quan hệ thương mại với trên 221 nước và vùng
lãnh thổ, ký trên 92 hiệp định thương mại song phương trên thế giới, là bàn đạp lớn
cho nước ta về phát triển kinh tế đối ngoại.Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa liên tục được hoàn hiện tỉ mỉ; đường lối cùng chủ chương phát triển luật
pháp, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện, đồng bộ hơn; cải thiện được
môitrường đầu tư, kinh doanh; các yếu tố thị trường và các loại thị trường tiếp tục
hình thành, phát triển; nền kinh tế đa thành phần có bước nhảy vọt.
4. Kinh tế hàng hóa ở Việt Nam - Điều kiện cùng giải pháp để phát triển:
Thứ nhất: Đa dạng hóa các loại hình sở hữu, kiến tạo sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể,
sở hữu hỗn hợp và sở hữu cá nhân để tương thích nhất với trình độ của lực lượng sản xuất.
Thứ hai, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội.
Thứ ba, tập chung phát triển song song các loại thị trường: thị trường tư liệu sản xuất,
thị trường tiêu dùng và dịch vụ, thị trường sức lao động …
Thứ tư, tái thiết, chính sửa, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường chuyên nghiệp về pháp lý.
Thứ năm, kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội cần được phát triển theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Thứ sáu: đổi mới cách thức lãnh đạo của Đảng, cách thức quản lý của Nhà nước, cải
cách thủ tục hành chính quốc gia. Đổi mới phương thức quản lý vĩ mô của Nhà nước,
đặc biệt là xây dựng chính sách phân phối thu nhập qua đó giúp xã hội tiến bộ và công bằng hơn.
Họ và tên: Trần Thị Thanh Tuyền Mssv:221A040409
ĐỀ TÀI: LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ KINH TẾ
HÀNG HOÁ, THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN
KINH TẾ HÀNG HOÁ, THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM
I:lý luận về kinh tế hàng hoá của chủ nghĩa mác: 1. Sản xuất hàng hóa:
a. Khái niệm: sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đổi, mua bán.
b. Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi đủ hai điều kiện:
-Phân công lao động: là sự chuyên môn hóa sản xuất, mỗi người, mỗi tập thể, mỗi
vùng trong nền kinh tế chỉ sản xuất 1 hay 1 số loại sản phẩm nhất định.
-Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất: sự tách biệt này do
quan hệ sản xuất khác nhau về tư liệu sản xuất. Điều này làm cho những người sản
xuất hàng hóa độc lập với nhau và mỗi người có quyền chi phối về sản phẩm của
mình, có quyền đem sản phẩm của mình trao đổi sản phẩm của người khác.
- Sản xuất hàng chỉ ra đời khi có đủ hai điều kiện nói trên, nếu thiếu một
trong hai điều kiện ấy thì không có sản xuất hàng hóa và sản phẩm lao động
không mang hình thái hàng hóa.
2. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa:
a. Đặc trưng cả sản xuất hàng hóa:
-Sản xuất hàng hàng hóa là sản xuất để trao đổi mua bán.
-Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có tính tư nhân, vừa có tính xã hội.
-Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận chứ không phải là giá trị sử dụng.
b. Ưu và nhược điểm của sản xuất hàng hóa: Ưu điểm:
-Thúc đẩy sự phân công lao động và phát triển kinh tế
-Kích thích cải tiến khoa học - kĩ thuật, thúc đẩy lực lượng lao động sản xuất nhanh.
-Thúc đẩy tính năng động của người sản xuất, năng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.
-Nâng cao đời sống tinh thần vật chất và đời sống xã hội.
Nhược điểm: phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái … 3. Hàng hóa:
a. Khái niệm: là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người và đi vào quá trình tiêu dùng thông qua trao đổi, mua-bán với nhau.
Như vậy, là một phạm trù kinh tế, nó bao hàm tất cả những sản phẩm của lao động có
thể thảo mãn được hai điều kiện sau:
-Có ích đối với con người.
-Đi vào quá trình của con người thông qua trao đổ, mua-bán.
b. Thuộc tính của hàng hóa:
Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa đó trong việc thỏa mãn nhu cầu nào đó
của con người. Là phạm trù vĩnh viễn. Giá trị:
-Giá trị trao đổi là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng của loại này được trao đổi
với những giá trị sủa dụng loại khác.
-Giá trị là la động xã hội của con người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Là phạm trù lịch sử.
c. Tính hai của hàng hóa:
Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và gía trị. Hai thuộc tính của hàng hóa do
tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng háo quyết định. Đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định. Lao động cụ thể tồn tại vĩnh viễn cùng với sản xuất và tái sản
xuất xã hội, không phụ thuộc vào hình thái kinh tế xã hội nào; nhưng phụ thuộc vào
sự phát triển của kỹ thuật, của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội.
Lao động trừu tượng là lao động hao phí đồng nhất của con người. Lao động trừu
tượng chính là nguồn gốc sinh ra hàng hóa.
Giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng cũng có quan hệ mật thiết với nhau, vừa
thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau. Do, chúng là hai mặt của cùng một quá trình lao
động của người sản xuất hàng hóa cho nên chúng thống nhất với nhau.
- Thời gian lao động xã hội cần thiết:
Là thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hóa trong những điều kiện sản xuất
trung bình xã hội với một trình độ trung bình, cường độ lao động trung bình của người sản xuất
Thông thường thời gian lao động sản xuất cần thiết để sản xuất ra một loại hàng hóa
có xu hướng nghiêng về thời gian lao động cá biệt của người sản xuất mà họ cung cấp
phần lớn loại hàng hóa đó trên thị trường.
Hai nhân tố ảnh hưởng tới thời gian lao động cần thiết là năng suất lao động và cường độ lao động.
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động hay sức sản xuất của lao
động. Giá trị hàng hóa thay đổi tỷ lệ nghịch năng suất lao động .
Cường độ lao động là mức tiêu hao về lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho
biết mức độ khẩn trương của lao động.
- Lao động giản đơn và lao động phức tạp:
Lao động giản đơn là sự tiêu sức lực giản đơn mà bất kì một người bình thường nào,
không cần bất kì đến một tài nghệ đặc biệt đều có thể tiến hàng được để sản xuất ra hàng hóa.
Lao động phức tạp là loại lao động đòi hỏi đào tạo tỉ mỉ công phu và phải có sự khóe
léo tài nghệ, phải có sự tích lũy lao động. Trong cùng một thời gian lao động phức
sáng tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn. Vì vậy lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn. 4. Kinh tế hàng hóa:
Là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của sản xuất là sản xuất
ra sản phẩm để bán để trao đổi trên thị trường.
5. Thị trường và cơ chế thị trường: a. Thị trường:
Khái niệm: là lĩnh vực trao đổi trên đó các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm xác
giá cả và sản lượng hàng hóa.
Phân loại: có ba cách phân loại chủ yếu:
-Dựa vào thuộc tính hàng hóa.
-Dựa vào khu vực ưu thông hàng hóa.
-Dựa vào trình tự lưu thông hàng hóa.
Xu hướng và chức năng: Xu hướng:
-Thị trường phát triển cùng với sự phát triển sản xuất hàng hóa.
-Sự phát triển thị trường do sản xuất hàng hóa quyết định.
-Thị trường tác động trở lại sản xuất hàng hóa(thúc đẩy hoặc kìm hãm). Chức năng: -Chức năng thừa nhận.
-Chức năng cung cấp thông tin.
-Chức năng kích thích hoặc hạn chế tiêu dùng. b. Cơ chế thị trường:
Là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó các vấn đề tổ chức kinh tế được giải quyết
thông qua thị trường, cơ chế thị trường hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự nhiên.
Trong cơ chế thị trường người sản xuất và người tiêu dùng thường được tác động lẫn
nhau để giải quyết ba vấn đề trung tâm của một tổ chức kinh tế: sản xuất ra cái gì?
Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai?
II. Sự vận dụng trong xây dựng nền kinh tế hàng hóa, thị trường ở Việt Nam.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tham khảo kinh nghiệm phát
triển của các quốc gia trên thế giới và từ thực tiễn phát triển Việt Nam, Đảng ta đã đề
ra đường lối phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCH. Đây là bước phát triển
mới về tư duy lý luận, một sự vận dụng độc lập, sáng tạo của Đảng ta trong quá trình
đổi mới và là sự vận dụng sáng tạo từ chỉ dẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin về CNXH
và con đường đi lên CNXH, đặc biệt là những chỉ dẫn của Lê-nin trong chính sách kinh tế mới.
Với mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nền kinh tế nước ta đã đạt nhiều thành
tựu, đáp ứng yêu cầu của giai đoạn chiến tranh, bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống
nhất đất nước. Tuy nhiên, sau khi thống nhất đất nước, cả nước đi lên CNXH, mô
hình kinh tế này đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trước tình trạng sản xuất đình đốn, thương
mại trì trệ, năng suất lao động thấp, tốc độ tăng trưởng kinh tế rất thấp, lực lượng sản
xuất lạc hậu... Đảng Cộng sản Việt Nam đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa
Mác - Lênin vào thực tiễn nước ta, quyết tâm từ bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung, quan liêu, bao cấp để chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Ở Việt Nam, mặc dù đã có quan điểm manh nha về kinh tế thị trường từ Đại hội VI
khi xác định xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tuy nhiên đến Đại hội
IX, thuật ngữ “phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN” mới chính thức được
sử dụng trong Văn kiện của Đảng.
Đến Đại hội X của Đảng (2006), 5 thành phần kinh tế gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
được xác lập trong nền kinh tế nước ta. Vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế
trong nền kinh tế quốc dân đã được nhận thức rõ ràng và xác định cụ thể.
Đến Đại hội XI của Đảng (2011) đã phát triển và hoàn thiện thêm một bước đặc trưng
kinh tế của CNXH, trong đó Đảng ta xác định: “Nền kinh tế với nhiều hình thức sở
hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối.
Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng
của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh
tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng
được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành
nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những
động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát
triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh
tế đa dạng ngày càng phát triển”.
Trên cơ sở kế thừa nhận thức của các đại hội trước, Đại hội XII của Đảng đã có những
bổ sung đáng kể với sự hiện diện khá toàn diện và cụ thể các thành tố cấu thành nền
kinh tế, thể hiện bước tiến trong nhận thức lý luận của Đảng về mô hình kinh tế Việt
Nam, đó là: Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam là nền kinh tế vận
hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định
hướng XHCN phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế
thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền
XHCN, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều
thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là
một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế
bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong
huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải
phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bố theo chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường.
Như vâỵ , nền kinh tế thị trường ở Việt Nam không phải là cái khác biệt mà vẫn là
“nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật khách quan của kinh tế thị
trường” như quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị; thực hiện tự
do hoá thương mại... Các nguyên tắc, thông lệ quốc tế trong quản lý và điều hành kinh
tế được tuân thủ và vận dụng một cách hợp lý, linh hoạt. Nhà nước quản lý, điều hành
nền kinh tế bằng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật và bằng cả
sức mạnh vật chất của lực lượng kinh tế nhà nước; thực hiện sự điều tiết ở tầm vĩ mô,
“định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng, minh bạch” bảo đảm cho thị trường phát triển lành mạnh, tuân thủ các quy luật
của kinh tế thị trường.
Ngoài ra, nền kinh tế thị trường phải hiện đại và hội nhập quốc tế. Nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam đã và đang thực hiện quá trình hội nhập quốc tế, mở rộng và gia
tăng các mối quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm tranh thủ
nhiều cơ hội hợp tác, giúp đỡ về nhiều mặt từ các nước, đặc biệt là các quốc gia phát
triển; chủ động và tích cực, nhanh chóng và hiệu quả, tận dụng tốt những thời cơ, vận
hội, phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước cho mục tiêu tăng trưởng kinh
tế, đồng thời có những biện pháp gia tăng khả năng dự phòng của nền kinh tế, ứng
phó tốt với những rủi ro, thách thức của tiến trình hội nhập.
Nhìn lại trong hơn 30 năm đổi mới có thể thấy, lý luận về mô hình kinh tế đã được đổi
mới liên tục theo thời gian. Nhờ đó, đã tạo ra xung lực mới cho sự phát triển và đã
làm cho nền kinh tế từ nghèo khó từng bước được cải thiện và khởi sắc đi lên. Cùng
với việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam, cần quan tâm một số vấn đề sau:
Môṭ là, nhận thức rõ quá trình xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam là không đơn giản, đó là quá trình lâu dài và trải qua nhiều
giai đoạn, vừa tìm tòi, phát triển không ngừng trong nhận thức lý luận, vừa phải linh
hoạt, sáng tạo trong thực tiễn, ứng phó tốt trước khó khăn, thách thức, đòi hỏi sự
quyết tâm và đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân. Phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN ở nước ta hiện nay là một lựa chọn tất yếu và không có cách lựa
chọn khác để đi lên CNXH.
Hai là, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam chính là nền kinh tế thị
trường hiện đại, ở đó có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều này có nghĩa
là những yếu tố thị trường của nền kinh tế thị trường hiện đại thì đều được phát huy
và phát triển ở mức cao như tính tích cực của nền kinh tế thị trường, năng động và
hiệu quả, đồng thời, nền kinh tế thị trường cần có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam để hạn chế các mặt trái tiêu cực của nền kinh tế thị trường, cũng như những tác
động làm cho các quan hệ kinh tế thay đổi về cách thức và phương thức mới theo
hướng phát triển tốt hơn, hiệu quả hơn.
Ba là, để có một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển, đòi hỏi phải có
môi trường công khai, minh bạch, có bộ máy nhà nước tinh gọn, đủ năng lực điều
hành và quản lý nền kinh tế, đưa nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, chất
lượng và hiệu quả, giải quyết tốt những vấn đề xã hội, bảo đảm nền kinh tế phát triển
bền vững một cách thật sự.
Bốn là, để nền kinh tế thị trường định hướng XHCN phát triển, cần tạo lập một môi
trường kinh doanh thông thoáng, hòa nhập với thị trường thế giới. Nền kinh tế thị
trường không có sự phân biệt đối xử đối với các đối tượng và chủ thể trên thị trường.
Và để đạt được điều đó, thì kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác cần được xem như
mọi thành phần kinh tế khác, được đối xử bình đẳng, không có sự ưu tiên hay phân
biệt. Các khu vực kinh tế đều là bộ phận hợp thành của nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, hoạt động bình đẳng, đúng pháp luật, được luật pháp bảo vệ và khuyến
khích phát triển như nhau.
Năm là, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam được định hướng theo
đuổi mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; huy động sức
mạnh của mọi thành phần kinh tế cũng như của toàn xã hội cho tăng trưởng kinh tế,
từng bước nâng cao đời sống cho đại bộ phận nhân dân. Tuy nhiên, việc thực hiện
mục tiêu phát triển kinh tế không phải bằng mọi giá, nóng vội mà phải được cân nhắc
tính toán cho phù hợp với điều kiện đất nước theo hướng phát triển nhanh, hiệu quả
mà bền vững; gắn mục tiêu tăng tưởng kinh tế với bảo đảm độc lập dân tộc, chủ
quyền quốc gia, bảo vệ môi trường... Tăng trưởng kinh tế phải gắn với tiến bộ, công
bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển nhằm đảo bảo công bằng về
cơ hội phát triển cho mọi thành viên trong cộng đồng được thụ hưởng lợi ích chính
đáng, công bằng từ những kết quả lao động và cống hiến xã hội của mình và "không
môṭ ai bị bỏ lại phía sau”…
Nguyễn Ngọc Trinh 221A230524
ĐỀ TÀI: " LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA,
THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ HÀNG
HÓA, THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY". 1. Sản xuất hàng hóa
1.1 Khái niệm sản xuất hàng hóa
-Theo C.Mác, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức hoạt động kinh tế mà ở đó, những
người sản xuất ra sản phẩm nhằm mục đích trao đồi, mua bán.
1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
-Sản xuất hàng hóa không xuất hiện dồng thời với sự xuất hiện của xã hội loài người.
Nền kinh tế hàng hóa có thể hình thành và phát triển khi có các điều kiện:
Một là, phân công lao động xã hội.
-Phân công lao động xã hội là sự phân chia lao động trong xã hội thành các ngành, các
lĩnh vực sản xuất khác nhau, tạo ncn sự chuycn môn hóa của những người sản xuất
thành những ngành, nghề khác nhau. Khi đó, mỗi người thực hiện sản xuất một hoặc
một số loại sản phẩm nhất định, nhưng nhu cầu của họ lại yêu cầu nhiều loại sán phẩm
khác nhau. Để thỏa mãn nhu cầu của mình, tất yếu những người sản xuất phải trao đổi sản phẩm với nhau.
-Hai là, sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất.
Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thể sản xuất làm cho giữa những người sản
xuất độc lập với nhau, có sự tách biệt về lợi ích. Trong điều kiện đó, người này muốn
tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi, mua bán, tức là phải trao
đồi dưới hình thức hàng hóa. C.Mác viết: “chỉ có sản phẩm của những lao động tư
nhân độc lập và không phụ thuộc vào nhau mới đối diện với nhau như là những hàng
hóa. Sự tách biệt về mặt kinh tế giữa những người sản xuất là điều kiện đủ để nền sản
xuất hàng hóa ra đời và phát triền.
-Trong lịch sử, sự tách biệt về mặt kinh tế giữa các chủ thề sản xuất hiện khách quan
dựa trên sự tách biệt về sở hữu. Xã hội loài người càng phát triển, sự tách biệt về sở
hữu càng sâu sắc, hàng hóa được sản xuất ra càng phong phú.
Khi còn sự tổn tại của hai diều kiện nêu trên, con người không thể dùng ý chí chủ quan
mà xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa được. Việc cố tình xóa bỏ nền sản xuất hàng hóa, sc
làm cho xã hội đi tới chỗ khan hiếm và khủng hoảng. Với ý nghĩa đó, cần khẳng định,
nền sán xuất hàng hóa có ưu thế tích cực vượt trội so với nền sản xuất tự cấp, tự túc 2. Hàng hóa
2.1 Khái niệm và thuộc tính của hàng hỏa * Khái niệm hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, cỏ thể thỏa mãn nhu cầu nào đỏ của con người
thông qua trao đôi, mua hán.
Sản phẩm của lao động là hàng hóa khi nhằm đưa ra trao đổi, mua bán trên thị trường.
Hàng hóa có thể ở dạng vật thề hoặc phi vật thê.
* Thuộc tính của hàng hóa
Hàng hóa có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị.
- Giá trị sử dụng của hàng hóa
_Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của sản phẩm, có thế thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần; có thể là nhu cầu cho
tiêu dùng cá nhân, có thể là nhu cầu cho sản xuất.
_Giá trị sử dụng chỉ được thực hhiện trong việc sử dụng hay tiêu dùng. Nền sản xuất
càng phát triển, khoa học, công nghệ càng hiện đại, càng giúp cho con người phát hiện
ra nhiều và phong phú hơn các giá trị sử dụng của sản phẩm.
_Giá trị sử dụng của hàng hóa là giá trị sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu của người mua.
Cho nên : nếu là người sản xuất, phải chú ý hoàn thiện giá trị sử dụng của hàng hóa do
mình sản xuất ra sao cho ngày càng dáp ứng nhu cầu khắt khe và tinh tế hơn của người mua. - Giá trị của hàng hóa
Đẻ nhận biết được thuộc tính giá trị, xét trong quan hệ trao đổi.
Thí dụ, có một quan hệ trao đổi như sau: xA = yB
Ở đây, số lượng X đơn vị hàng hóa A, được trao đổi lấy số lượng y đơn vị hàng hóa B.
Tỷ lệ trao đổi giữa các giá trị sử dụng khác nhau này được gọi là giá trị trao đổi
2.1 Một số quan niệin về hàng hóa trong kinh tế học
-Hàng cá nhân là một loại hàng hóa mà nếu được một người tiêu dùng rồi thì người
khác không the dùng dược nữa. Kem là một loại hàng cá nhân. Khi bạn ăn cái kem
của mình thì người bạn của bạn sẽ không lấy que kem đó mà ăn nữa. Khi ta mặc áo
quần, thì bất kể ai khác đều không được cùng lúc mặc những quần áo đỏ nữa.
-Hàng công cộng là một loại hàng hóa mà thậm chí nếu có một người dùng rồi, thì
những người khác vẫn còn dùng được. Bầu không khí trong sạch là một loại hàng hóa
công cộng. Quốc phòng hoặc an toàn công cộng công vậy. Neu như các lực lượng vũ
trang bảo vệ đất nước khỏi hiểm nguy, thì việc bạn hưởng an toàn không vì lý do nào
lại càn trở những người khác cũng hưởng an toàn.
-Hàng khuyến dụng là những hàng hóa mà xã hội nghĩ rằng người dân ncn tiêu ung
hoặc tiêp nhận, cho dù thu nhập của họ ở mức nào đi chăng nữa. Hàng khuyên dụng
thường bao gồm y tế, giáo dục, nhà ờ và thực phẩm.Mọi người nên có đầy đủ nơi ăn
chốn ờ và tiến hang các bước để đảm bảo điểu đó.
2.2 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
-Nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa với lao động sản xuất
hàng hóa, C.Mác phát hiện ra rằng, sở dĩ hàng hóa có hai thuộc tính là do lao động của
người sản xuất hàng hỏa có tính hai mặt: mặt cụ thể và mặt trừu tượng của lao động.
2.3 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa
Lượng giá trị của hàng hóa
-Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, trừu tượng của người sản xuất ra hàng hóa
kết tinh trong hàng hóa. Vậy lượng giá trị của hàng hóa là lượng lao dộng đã hao phí để tạo ra hàng hóa.
-Lượng lao động dã hao phí được tính bằng thời gian lao động. Thời gian lao động này
phải được xã hội chấp nhận, không phải là thời gian lao động của đơn vị sản xuất cá
biệt, mà là thời gian lao động xã hội cần thiết.
-Thời gian lao động xã hội cần thiết là thòi gian đòi hỏi để sản xuất ra một giá trị sử dụng
nào đỏ trong những điều kiện bình thường của xã hội với trình độ thành thạo trung
bình, cường độ lao động trung bình.
-Trong thực hành sản xuất, người sản xuất thường phải tích cực đồi mới, sáng tạo
nhằm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt tại đơn vị sản xuất của mình xuống mức
thấp hơn mức hao phí trung bình cần thiết. Khi đó sẽ có được ưu thế trong cạnh tranh.
Xét về mặt cấu thành, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được sản xuất ra bao
hàm: hao phí lao động quá khứ (chứa trong các yêu tố vật tư, nguyên nhiên liệu đã tiêu
dùng dồ sản xuất ra hàng hóa đó) + hao phí lao động mới kết tinh them. 3. Tiền tệ
Nguồn gốc và bản chất của tiền
-Giá trị của hàng hóa là trừu tượng, chúng ta không nhìn thấy giá trị như nhìn thấy
hình dáng hiện vật của hàng hóa; giá trị của hàng hóa chỉ được bộc lộ ra trong quá
trình trao đổi thông qua các hình thái biểu hiện của nó.
- Theo tiến trình lịch sử phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, những hình thái
của giá trị cũng trải qua quá trình phát triển từ thấp tới cao. Quá trình này cũng chính
là lịch sử hình thành tiền tệ. Nghiên cứu lịch sử hình thành tiền tệ sẽ giúp lý giải một
cách khoa học nguyên nhân vì sao tiền có thể
mua được hàng hóa. Cụ thể:
- Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên
Đây là hình thái ban đầu của giá trị xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của trao đổi hàng
hóa. Khi đó, việc trao đối giữa các hàng hóa với nhau mang tính ngẫu nhiên. Người ta
trao đồi trực tiếp hàng hóa này này lấy hàng hóa khác
-Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng
Khi trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa được nâng lên, trao đồi trở nên thường
xuyên hơn, một hàng hóa có thổ được đặt trong mối quan hệ với nhiều hàng hóa khác.
Họ và Tên: Nguyễn Trương Thanh Trúc Mssv:221A050642 Nhóm 14 ĐỀ TÀI
LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG HÓA, THỊ
TRƯỜNG VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ HÀNG
HÓA, THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
PHẦN 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KINH TẾ HÀNG
HÓA, THỊ TRƯỜNG
1. Sản xuất hàng hóa
1.1. Khái niệm sản xuất hàng hóa:
- Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm được sản xuất ra để
trao đổi hoặc mua bán trên thị trường.
- Sản xuất hàng háo chỉ ra đời khi đủ hai điều kiện sau đây:
+ Phân công lao động xã hội
+ Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
1.2. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
1.2.1. Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
- Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi mua bán
- Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa có tính tư nhân, vừa có tính xã hội
- Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, lợi nhuận chứ không phải giá trị sử dụng
1.2.2. Ưu, nhược điểm của sản xuất hàng hóa *Ưu điểm:
-Thúc đẩy sự phân công lao động và phát triển kinh tế
- Kích thích cải tiến khoa học-kĩ thuật, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh
- Thúc đẩy tính năng động của người sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của xã hội *Nhược điểm:
- Phân hóa giàu nghèo, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường sinh thái,… 2. Hàng hóa
2.1. Khái niệm
-Hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người
thông qua trao đổi,mua bán.
2.2. Hai thuộc tính của hàng hóa
- Giá trị sử dụng:là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người.Là phạm trù vĩnh viễn.
- Giá trị:là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.Là phạm trù lịch sử.
3. Kinh tế hàng hóa
-Kinh tế hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà trong đó hình thái phổ biến của
sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để bán để trao đổi trên thị trường.Kinh tế hàng hóa ra
đời sau kinh tế tự nhiên và có thể chia làm hai giai đoạn là kinh tế hàng hóa giản đơn
và kinh tế hàng hóa phát triển hay còn gọi là kinh tế thị trường.
4. Thị trường và cơ chế thị trường
4.1. Khái niệm
- Thị trường là lĩnh vực trao đổi trên đó các chủ thể kinh tế tác động với nhau nhằm
xác định giá cả và sản lượng hàng hóa.
4.2. Phân loại
- Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta đang có nhiều cách phân chia thị trường
khác nhau.Nhìn chung, có ba cách phân chia chủ yếu sau:
+ Dựa vào thuộc tính hàng hóa
+ Dựa vào khu vực lưu thông hàng hóa
+ Dựa vào trình tự thời gian lưu thông hàng hóa.
-Trên cơ sở phân chia thị trường theo thuộc tính hàng hóa, trong nền kinh tế thị
trường hiện đại có các loại thị trường cơ bản sau:
+ Thị trường hàng hóa và dịch vụ + Thị trường lao động
+ Thị trường bất động sản + Thị trường tài chính
+ Thị trường khoa học công nghệ
4.3. Cơ chế thị trường
- Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó các vấn đề kinh tế được
giải quyết thông qua thị trường , cơ chế thị trường hoàn toàn đối lập với nền kinh tế tự
nhiên. Trong cơ chế thị trường người sản xuất và người tiêu dùng thường tác động lẫn
nhau để giải quyết ba vấn đề trung tâm của một tổ chức kinh tế:Sản xuất ra cái gì?Sản
xuất như thế nào?Sản xuất cho ai?
PHẦN II: SỰ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ HÀNG
HÓA, THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là xu hướng phát triển tất yếu
- Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống văn hiến ,nhưng còn là một quốc gia
nghèo nàn và lạc hậu,lại liên tục bị các thế lực ngoại bang gây chiến tranh xâm lược
tàn phá nặng nề. Kể từ khi có Đảng, nhân dân ta đã đoàn kết dưới ngọn cờ giải phóng
dân tộc đánh thắng hai đế quốc to là Pháp và Mĩ. Nhưng cũng từ đay , chúng ta càng
hiểu sâu sắc hơn hai hiểm hòa thước trực với đất nước là hiểm họa nghèo nàn, lạc hậu
và hiểm họa giặc ngại xâm. Và để thoát khỏi tình trạng đó thì đất nước ta phải tiến lên
xây dựng thành công CNXH.Bởi những lý do lịch sử nhất định ,Việt Nam đã từng xây
dựng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu ,bao cấp. Đó là sự vận dụng
chủ nghĩa Mac-Lênin có phần giáo điều, cứng nhắc, thiếu tôn trọng quy luật khách
quan, xa rời thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, mô hình kinh tế này đã góp phần đáp ứng
được các yêu cầu huy động tập tủng mọi nguồn lực của toàn dân tộc cho cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc.
-Qua nhiều lần nghiên cứu đổi mới . Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
Cộng Sản Việt Nam (4-2001) lần đầu tiên đưa ra mô hình kinh tế tổng quát của nước
ta trong thời kỳ quá độ lên CNXH là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Đây là kết quả của sự tổng kết thực tiễn ở nước ta qua hơn 20 năm đổi mới kết
hợp với tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường quốc tế.Đây
còn là kết quả của sự phát triển và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của học thuyết
Mác-Lênin,quy luật chung của phát triển kinh tế thị trường vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam.
2. Thực trạng kinh tế thị trường nước ta hiện nay
2.1. Những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường
- Kinh tế thị trường góp phần vào việc xóa đói,giảm nghèo,nâng cao đời sống nhân dân
- Kinh tế thị trường là nền kinh tế mang tính cạnh tranh
-Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
- Cho phép đào tạo đội ngũ có năng lực đáp ứng như cầu phát triển
- Kinh tế thị trường vận hành theo quy luật cung cầu, cạnh tranh,giá trị
2.2. Những mặt hạn chế của nền kinh tế thị trường
- Kinh tế thị trường gia tăng khoảng cách giàu nghèo, bất công xã hội
- Kinh tế thị trường làm xuất hiện các tệ nạn xã hội
- Bóc lột quá sức lao động của con người và tài nguyên thiên nhiên dẫn đến ô nhiễm môi trường
- Lối sống “tiền trao cháo múc” trong xã hội, coi trọng các giá trị vật chất và coi nhẹ các giá trị tinh thần
3. Những giải pháp cụ thể
- Đẩy mạnh quá trình đa dạng hóa các chế độ sỡ hữu tạo điều kiện phát triển mạnh
nền kinh tế hàng hóa ở nước ta
- Đẩy mạnh quá trình phân công lại lao động xã hội ở nước ta
- Tạo lập và phát triển đồng bộ các yếu tố thị trường
- Đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ, nhằm phát triển nền kinh tế theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Tiếp tục đổi mới và nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước
- Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống pháp luật đổi mới chính sách tài chính tiền tệ giá cả
- Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh giỏi
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại để phát triển kinh tế thị trường