-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận Lý luận Nhà Nước và pháp luật | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Trong tiếng Việt ngày nay, pháp luật đang được hiểu là tập hợp những quy phạm hay quy tắc ứng xử được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực thi, khi cần có thể cưỡng chế thi hành. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl) 249 tài liệu
Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Tiểu luận Lý luận Nhà Nước và pháp luật | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Trong tiếng Việt ngày nay, pháp luật đang được hiểu là tập hợp những quy phạm hay quy tắc ứng xử được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực thi, khi cần có thể cưỡng chế thi hành. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl) 249 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:










Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45943468
Câu hỏi: Pháp luật là gì? Pháp luật từ đâu mà ra theo quan điểm của bạn?
Pháp luật là gì?
Trong tiếng Việt ngày nay, pháp luật đang được hiểu là tập hợp những quy phạm hay
quy tắc ứng xử được nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực thi, khi cần
có thể cưỡng chế thi hành.
Trên thực tế, pháp luật trước hết là những quy định do nhà nước ban hành, thông qua
những thủ tục chặt chẽ, tồn tại chủ yếu ở những văn bản người Việt Nam quen gọi là văn bản pháp luật.
Pháp luật là những điều được nhà cầm quyền viết ra để điều hành xã hội, dù thời cổ
đại chúng được viết trên vạc dầu, khắc trên bản gỗ, in trên giấy hay ngày nay được tải lên mạng.
Pháp luật được đồng nhất với “hình pháp” (sự trừng phạt), nó chỉ được đặt ra cho
những người không hiểu và không theo được “lễ”.
- Sách lễ kí viết “Lễ không đi xuống đến người dân thường. Hình pháp không đi
lên đến giới đại phu”.
- “Lễ” là một loại quy tắc xử sự vừa mang tính chất luân lí, đạo đức, tôn giáo,
phong tục, tập quán, vừa mang tính chất chính trị, pháp lí mà những người cầm
quyền phải tin theo, giữ gìn để thiết lập, duy trì quan hệ danh phận đẳng cấp trong xã hội.
Ở phương Đông, các quốc gia chịu ảnh hưởng của Nho giáo, nên luật trước hết được
hiểu là hình luật nhằm răn đe, trừng trị những kẻ không biết tới lễ, nghĩa và các giá trị
khác của đạo làm người. Truyền thống ấy người ta gọi là nội nho, ngoại pháp.
- Nội Nho: Là đề cao nhân trị, lấy giáo hoá theo ngũ thường làm nền móng tiết chế hành vi con người.
- Ngoại Pháp: Là những nền tảng đạo đức và ứng xử của Nho giáo được nhà nước
bảo vệ, bất tuân bị trừng trị. lOMoAR cPSD| 45943468
Ở phương Tây, quan niệm về pháp luật phức tạp tuy nhiên có thể chia thành hai trường
phái: Pháp luật thực định và Pháp luật tự nhiên.
- Pháp luật thực định: Là những quy tắc do nhà nước ban hành và bảo đảm thực
hiện để điểu chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập trật tự xã hội. Đó là những
quy phạm cụ thể, hiện hữu, xác định, thể hiện rõ ràng để điều chỉnh các quan hệ
xã hội trong một phạm vi không xác định.
- Pháp luật tự nhiên: Là những quy tắc tất yếu hình thành một cách tự nhiên trong
đời sống xuất phát từ bản chất con người. Pháp luật tự nhiên không do nhà nước
ban hành ra mà nó được hiểu như tạo hóa đã ban tặng.
- Hiện nay, cả trong lý luận cũng như thực tiễn, pháp luật đều được tiếp cận theo
quan điểm pháp luật thực định nhưng có tiếp thu những giá trị của quan điểm
pháp luật tự nhiên. Pháp luật thực định do nước ban hành và đảm bảo thực hiện
phải dựa trên cơ sở pháp luật tự nhiên, phải phù hợp, không được trái với pháp luật tự nhiên.
Sống trong xã hội, con người luôn có những tham vọng và ham muốn vô bờ và đôi
khi những điều ấy sẽ đẩy họ vào con đường sai trái. Nếu không có luật pháp để
răn đe và ngăn ngừa thì sẽ không có cách gì để dẫn dắt người ta vào đường giáo
hoá mà biết được đạo đức cho nên người xưa có nói: “Pháp luật là công cụ giúp
cho việc cai trị thêm tốt đẹp” quả thật không sai.
Pháp luật từ đâu mà ra theo quan điểm của bạn?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, pháp luật ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước.
Ngày trước, trong xã hội nguyên thuỷ chưa có nhà nước cũng như chưa có pháp luật,
xã hội nguyên thuỷ sử dụng phong tục tập quán, đạo đức, tín điều, tôn giáo,… để quản
lí và điều chỉnh xã hội.
Song khi điều kiện kinh tế phát triển và xã hội thay đổi, các quy tắc đạo đức ấy không
thể điều chỉnh được hoặc không điều chỉnh được hết nên nhà nước xuất hiện, tổ chức
và hình thành một quy tắc xử sự mới đó chính là pháp luật.
Thông qua nhà nước, pháp luật hình thành bằng các con đường: lOMoAR cPSD| 45943468
- Một là, nhà nước thừa nhận các quy tắc xử sự có sẵn trong xã hội nhưng phù hợp
với ý chí của nhà nước, nâng chúng lên thành pháp luật.
- Hai là, nhà nước thừa nhận cách giải quyết các vụ việc cụ thể trong thực tế, sử
dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc khác có tính tương tự.
- Ba là, nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự mới.
Pháp luật xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của
đời sống xã hội. Nhà nước không sinh ra pháp luật, trong sự hình thành pháp luật, nhà
nước chỉ có vai trò như người “bà đỡ”, nhà nước chỉ làm cho pháp luật “hiện diện”
trong đời sống với những hình thức xác định.
Luật pháp dường như liên quan mật thiết tới tín ngưỡng, tôn giáo, đạo đức, và niềm
tin, luật là một phần của văn hoá chứ không chỉ là công cụ của chính quyền để cai trị
dân chúng. Xã hội nếu thiếu niềm tin, thiếu các giá trị cơ bản của đạo làm người thì luật
trên giấy dù có tính vi và hiện đại cũng khó có thể được thi hành.
Pháp luật có nguồn gốc, được khởi nguyên từ những tập tục hình thành lâu đời và
từ những chuẩn mực ứng xử trong văn hoá mỗi dân tộc. Khi được nhà nước thừa
nhận, tổ chức và thi hành, những tục lệ ấy chúng trở thành luật.
Những tư tưởng triết lý, văn hoá, niềm tin hay tôn giáo mạnh mẽ thì thường cũng
tạo đà cho sự ra đời của pháp luật ổn định.
Câu hỏi: Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những nguồn luật nào?
Cho đến trước năm 2014, pháp luật Việt Nam chủ yếu bao gồm hai loại nguồn là văn
bản quy phạm pháp luật và tập quán pháp.
Từ khi nhà nước ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, án lệ đã được
chính thức thừa nhận là một loại nguồn của pháp luật Việt Nam.
Bên cạnh đó, quan niệm về lẽ phải, lẽ công bằng cũng được thừa nhận là nguồn của
pháp luật Việt Nam hiện nay.
Các nguồn luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam lOMoAR cPSD| 45943468
Văn bản quy phạm pháp luật
- Văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn hình thức chủ yếu, cơ bản và quan
trọng nhất của pháp luật. Các cơ quan nhà nước ở Việt Nam khi giải quyết các
vụ việc pháp lý thực tế thuộc thẩm quyền của mình đều chủ yếu dựa vào các văn
bản quy phạm pháp luật.
- Pháp luật nước ta có quy định cụ thể về thẩm quyền ban hành, tên gọi, nội dung,
trình tự thủ tục ban hành đối với từng loại văn bản quy phạm pháp luật.
- Qua các giai đoạn phát triển của đất nước, tên gọi, trình tự, thủ tục cũng như
thẩm quyền ban hành đối với từng loại văn bản có thể có sự thay đổi.
- Hiện nay, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam tương đối phức tạp,
với khá nhiều loại văn bản, do khá nhiều chủ thể có thẩm quyền ban hành.
- Văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta bao gồm nhiều loại với giá trị pháp lý
cao, thấp khác nhau. Đứng đầu thang bậc giá trị pháp lý trong hệ thống là Hiến
pháp, đạo luật gốc, luật cơ bản của Nhà nước. Tiếp đó là các đạo luật và các nghị
quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội,…
- Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam gồm hai nhánh:
Văn bản Luật: Là những văn bản do Quốc hội ban hành theo trình tự thủ
tục quy định trong Hiến pháp, có giá trị pháp lý cao nhất.
• Hiến pháp: Là luật cơ bản của đất nước, quy định bao quát mọi
vấn đề, điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất.
• Các đạo luật, bộ luật: Là văn bản cụ thể hóa Hiến pháp, do Quốc
hội ban hành để quy định về tổ chức của bộ máy nhà nước, quyền
con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Văn bản dưới luật: Là những văn bản do các cơ quan nhà nước (ngoại trừ
Quốc hội) ban hành, có giá trị pháp lý thấp hơn văn bản luật, nhằm thực
hiện Luật. Văn bản dưới luật được ban hành trên cơ sở văn bản luật và
phù hợp với văn bản luật. Một số loại văn bản dưới luật:
• Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội,…
• Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước,…
• Nghị định của Chính phủ,… lOMoAR cPSD| 45943468
• Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao,… Tập quán pháp
- Việt Nam đã chính thức thừa nhận tập quán pháp là một nguồn của pháp luật từ
năm 1995 khi nhà nước ban hành bộ luật dân sự đầu tiên.
- Ở Việt Nam hiện nay, có hai con đường dẫn đến sự tồn tại của tập quán pháp.
Một là, những tập quán được dẫn chiếu trong các điều, khoản của văn bản
quy phạm pháp luật, nhất là trong các văn bản trong lĩnh vực dân sự, hôn
nhân gia đình, thương mại,...
Hai là, những tập quán được áp dụng để giải quyết những vụ việc cụ thể.
Trường hợp này pháp luật chỉ đưa ra nguyên tắc để áp dụng tập quán, khi
một tập quán được áp dụng nó sẽ thành tập quán pháp.
- Những tập quán pháp tiến bộ, tốt đẹp, phù hợp với ý chí của Nhà nước, được
Nhà nước thừa nhận sẽ trở thành nguồn nội dung của pháp luật.
Ví dụ: Việc Nhà nước thừa nhận phong tục ăn Tết Nguyên đán, phong
tục Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 âm lịch đã dẫn đến quy định
cho phép người lao động, cán bộ, công chức, học sinh, sinh viên…
được nghỉ làm việc, học tập trong những ngày này.
- Những tập quán pháp cổ hủ, lạc hậu, phản tiến bộ khiến Nhà nước ban hành văn
bản quy phạm pháp luật nhằm xóa bỏ, loại trừ dần chúng khỏi đời sống xã hội.
Ví dụ: Sự tồn tại của phong tục đốt pháo gây lãng phí tiền bạc, tai nạn
thương tâm dẫn đến việc Nhà nước ban hành quy định cấm sản xuất và
đốt pháo để loại trừ phong tục này.
Tập quán chỉ được coi là nguồn thứ yếu của pháp luật Việt Nam bởi các quy định
của nó chủ yếu tồn tại dưới dạng bất thành văn nên thường chỉ được hiểu một
cách ước lệ, thiếu rõ ràng, cụ thể, khó bảo đảm cho việc hiểu và áp dụng thống
nhất trong phạm vi rộng. Song, ưu điểm của phong tục tập quán là hình thành từ
thực tiễn cuộc sống, từ những thói quen ứng xử hàng ngày nên rất gần gũi với
nhân dân và thường được nhân dân tự giác thực hiện. lOMoAR cPSD| 45943468 Án lệ
- Luật tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2014 đã chính thức thừa nhận vai trò của án lệ.
- Án lệ ở Việt Nam được hình thành trước hết trong quá trình toà án giải thích và
áp dụng các quy định trong pháp luật thành văn, nhằm làm tăng tính thuyết phục
trong các phán quyết của toà án.
- Pháp luât Việ t Nam cũng quy định án lệ phảị chứa đựng lập luận để làm rõ quy
định của pháp luật, bên cạnh đó cần có cả sự phân tích, giải thích các vấn đề, sự
kiện, chỉ ra được nguyên tắc, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng
trong một vụ việc cụ thể.
Điều ước quốc tế
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, điều ước quốc tế là một loại
nguồn pháp luật quan trọng.
- Điều ước quốc tế có thể được nội luật hóa thành các quy định trong các văn bản
quy phạm pháp luật nước ta, cũng có thể nó được áp dụng một cách trực tiếp.
- Pháp luật Việt Nam có các quy định cụ thể về áp dụng trực tiếp điều ước quốc
tế. Nếu cùng về một vấn đề mà giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tế có
quy định khác nhau thì thứ tự ưu tiên áp dụng lần lượt là Hiến pháp, điều ước
quốc tế, các văn bản luật, các văn bản dưới luật.
- Các điều ước quốc tế do Việt Nam ký kết, phê chuẩn vừa là nguồn nội dung, vừa
là nguồn hình thức của pháp luật nước ta. Nó là nguồn nội dung trong trường
hợp các quy định của nó được chuyển hóa thành các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.
Ví dụ: Việc chúng ta gia nhập Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) đã dẫn đến việc ban hành Luật Bình đẳng giới.
Quan niệm, quan điểm đạo đức xã hội
- Các quan niệm đạo đức xã hội nhiều trường hợp được pháp luật dẫn chiếu làm
căn cứ pháp lí để các chủ thể thực hiện hành vi thực tế. lOMoAR cPSD| 45943468
- Phẩm chất đạo đức cá nhân luôn là một trong những tiêu chí cơ bản trong tuyển
dụng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước… Ví dụ Hợp đồng
- Pháp luật tôn trọng thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng dân sự, thương mại,..
- Khi đó hoạt động giữa các bên trong quan hệ hợp đồng là căn cứ pháp lý để các
bên thực hiện hành vi của mình đồng thời đó cũng là căn cứ quan trọng để các
chủ thể có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp nếu có. Ví dụ
Pháp luật nước ngoài
- Trong điều kiện hiện nay, Pháp luật nước ngoài được coi là một nguồn của pháp luật Việt Nam.
- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài phải tuân theo những điều kiện cũng như thủ
tục trình tự do pháp luật quy định.
Câu hỏi: Bình luận các yếu tố thúc đẩy pháp luật Việt Nam.
Đường lối chính sách của Đảng
- Ở nước ta, Đảng cộng sản Việt Nam là Đảng duy nhất lãnh đạo đất nước thông
qua các nghị quyết, các quyết sách chiến lược của Đảng. Pháp luật được thể chế
hóa từ những nghị quyết của Đảng để lãnh đạo đất nước trong tất cả các lĩnh vực
của đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội.
- Đường lối chính sách của Đảng định ra mục tiêu và phương hướng phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước trong một giai đoạn nhất định, định ra những phương lOMoAR cPSD| 45943468
pháp cách thức cơ bản để có thể thực hiện những mục tiêu và phương hướng đó
cho nên nội dung các quy định trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, từ
Hiến pháp, các văn bản luật cho đến các văn bản dưới luật đều phải phù hợp,
không được trái với đường lối, chính sách của Đảng.
Nhà nước cầm quyền
- Nhà nước và pháp luật luôn có mối quan hệ khăng khít, không thể tách rời, là
tiền đề, điều kiện tồn tại của nhau, chúng tồn tại trong sự tác động qua lại ảnh hưởng đến nhau.
- Nếu nhà nước được coi là tổ chức của quyền lực chính trị thì pháp luật là tổng
hợp các quy phạm điều chỉnh do nhà nước ban hành, luôn phản ánh những quan
điểm và đường lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực nhà nước và đảm bảo
cho quyền lực đó được triển khai trên toàn xã hội.
- Pháp luật chỉ được hình thành bằng con đường nhà nước, nội dung của pháp luật
được thể hiện và có tác động như thế nào đối với đời sống xã hội là do sự điều chỉnh của nhà nước.
- Nhà nước không thể quyết định đến nội dung pháp luật nhưng với quyền lực của
mình thì nhà nước điều chỉnh nội dung pháp luật cho phù hợp với ý chí của giai
cấp thống trị và mục đích của nhà nước.
- Kiểu nhà nước nào sẽ là kiểu pháp luật đó, trình độ hoàn thiện và phát triển của
nhà nước như thế nào thì sẽ quyết định đến trình độ và mức độ hoàn thiện, đầy
đủ của nội dung và hình thức pháp luật đó. Kinh tế
- Kinh tế không chỉ quyết định đến sự tồn tại và phát triển của pháp luật mà còn
mang bản chất của các quan hệ kinh tế. Kinh tế là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến nội dung của pháp luật, một trong những cơ sở để xây dựng, ban hành pháp luật.
- Pháp luật luôn phản ánh trình độ phát triển kinh tế, nó không thể thấp hơn hay
cao hơn trình độ phát triển đó, do vậy mọi sự phát triển thay đổi của kinh tế cũng
kéo theo sự thay đổi của nội dung pháp luật để phù hợp. lOMoAR cPSD| 45943468
- Pháp luật với kinh tế có mối quan hệ biện chứng với nhau, kinh tế đóng vai trò
quyết định, kinh tế thay đổi thì pháp luật cũng phải thay đổi theo; pháp luật cũng
có tác động trở lại đối với kinh tế, pháp luật phù hợp với trình độ của nền kinh
tế sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển, pháp luật không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát
triển của nền kinh tế.
- Pháp luật muốn phát huy hiệu quả cần phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế
- xã hội hay nói cách khác pháp luật phải chứa đựng nội dung phù hợp với nhu
cầu quản lí kinh tế xã hội cũng như thực tiễn. Sự không phù hợp của pháp luật
sẽ làm cho pháp luật không có tính khả thi, khó thực hiện trong thực tế.
Ví dụ: Hiện nay chứng khoán đã được mọi người biết đến rộng rãi hơn
trước vì thế để đảm bảo nhu cầu về quản lý xã hội trong thời gian gần
đây, hệ thống quy định của pháp luật đã cho ra đời luật chứng khoán
năm 2006 và hàng loạt các văn bản dưới luật hướng dẫn chi tiết. Văn hoá
- Văn hóa điều chỉnh hành vi của con người mạnh hơn cả pháp luật. Do đó, pháp
luật hay mọi khế ước xã hội phải được xây dựng dựa trên những kinh nghiệm
văn hóa chứ không phải chỉ là những kinh nghiệm pháp lý.
- Để xây dựng một hệ thống pháp luật phát triển, không có sự lựa chọn nào khác
ngoài việc thừa nhận tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống và đảm bảo tính đa
khuynh hướng của văn hóa. Một một nền văn hóa lành mạnh sẽ là nền tảng của
một hệ thống pháp luật lành mạnh. Nhưng, trên hết thảy, cần phải ý thức được
rằng, văn hóa và pháp luật lành mạnh đều phải hướng tới bảo vệ các giá trị tự do của con người.
Tư tưởng, học thuyết pháp lí
- Tư tưởng nhà nước pháp quyền, tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh… đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo các yêu cầu về nội
dung đối với các quy định của pháp luật. lOMoAR cPSD| 45943468
- Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước là tư tưởng lớn chi phối các quy định
trong pháp luật của nước ta. Cơ chế phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp đã xuất hiện
từ khá lâu ở Việt Nam. => qua các giai đoạn phát triển của lịch sử, tư tưởng này
đã được thể hiện qua hệ thống pháp luật cụ thể là Hiến pháp 1946.
- Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh luôn được thể hiện xuyên suốt trong hệ thống
pháp luật ở nước ta, đặc biệt là tư tưởng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân.
- Trong mọi lĩnh vực, Đảng và Nhà nước ta luôn chủ trương lấy chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam.
Các yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật Việt nam trên đây là những căn cứ, những
cơ sở để chủ thể có thẩm quyền có thể dựa vào đó ban hành, xây dựng, giải thích,
thực hiện cũng như áp dụng pháp luật vào việc giải quyết các vụ việc pháp lí xảy ra trong thực tế.
Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến các quy định của pháp luật, là yếu
tố đóng góp vai trò không nhỏ trong sự thúc đẩy pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt
Nam phát triển và hoàn thiện cùng với sự phát triển của đất nước.
Nhờ có các nhân tố trên mà trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế, việc xây
dựng nhà nước pháp quyền, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có bước
phát triển nhảy vọt cả về lượng và chất, từng bước đáp ứng nhu cầu, đòi hỏi trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. THE END