Tiểu luận lý thuyết đóng khung - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Tiểu luận lý thuyết đóng khung - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
53 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận lý thuyết đóng khung - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Tiểu luận lý thuyết đóng khung - Đại cương truyền thông quốc tế | Học viện Ngoại giao Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

1.2 K 586 lượt tải Tải xuống
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
---------------------
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT ĐÓNG KHUNG LIÊN HỆ ĐẾN CÁCH TRUYỀN
THÔNG MỸ ĐÓNG KHUNG CHIẾN TRANH IRAQ
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Huyền Trang
ThS. Trần Bảo Châu
Sinh viên thực hiện: Trần Bảo Ngọc - LQT47A1-0338
Lê Văn Nam - LQT47A1-0337
Nguyễn Phương Thảo - LQT47A1-0351
Vũ Minh Huệ - LQT47A1-0324
Lớp: LQT47A1
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2022
MỤC LỤC
M ĐẦẦU 1
N I DUNG 3
Chương I. Lý thuyết về thuyết đóng khung...........................................................3
1.1. Lịch sử ra đời..................................................................................................3
1.2. Định nghĩa về thuyết đóng khung.................................................................4
1.3. Cách đóng khung...........................................................................................5
1.4. Mô hình quy trình đóng khung.....................................................................6
1.5. Các loại khung................................................................................................7
1.5.1. Khung truyền thông (media frames) khung nhân (individual
frames)................................................................................................................7
1.5.2. Khung mạnh (strong frames) và khung yếu (weak frames)...................8
1.5.3. Khung chung (generic frames) khung về các vấn đề cụ thể (specific
frames)................................................................................................................9
1.6. Mối quan hệ giữa thuyết đóng khung thuyết thiết lập chương trình
nghị sự..................................................................................................................11
Chương II. Cách truyền thông nước Mỹ đóng khung chiến tranh Iraq...........15
2.1. Khái quát chung về Chiến tranh Iraq năm 2003......................................15
2.1.1. Khởi nguồn của Chiến tranh Iraq.........................................................15
2.1.2. Cuộc xung đột năm 2003........................................................................17
2.1.3. Phản ứng của công chúng về cuộc giao tranh......................................19
2.2. Phân tích sự đóng khung của truyền thông nước Mỹ lên chiến tranh
Iraq.......................................................................................................................20
2.2.1. Cách các trang tin tức của nước Mỹ đưa tin về chiến tranh Iraq........20
2.2.2. Đóng khung bằng hình ảnh trong chiến tranh Iraq.............................27
2.2.3. Đóng khung về chiến tranh Iraq thông qua phim điện ảnh.................31
Chương III. Đánh giá sức ảnh hưởng của truyền thông đối với chiến tranh
Iraq..........................................................................................................................38
KẾẾT LU N 44
DANH M C TÀI LI U THAM KH O 46
MỞ ĐẦU
Song hành cùng sự phát triển của hội công nghệ, truyền thông ngày
càng giữ vai trò cốt yếu trong đời sống, gia tăng sức ảnh hưởng trên mọi lĩnh
vực, đặc biệt chính tr hội. Được coi “quyền lực mềm” hay “quyền
lực thứ tư” bên cạnh với ba nhánh quyền lực Lập pháp, Hành pháp pháp,
truyền thông ngoài việc cung cấp thông tin, cập nhật cho công chúng về các sự
kiện quốc tế còn vai trò định hướng quan điểm của luận về sự kiện.
Chính lý do này mà truyền thông là một công cụ hữu hiệu để làm bùng lên hoặc
cũng có thể làm dịu đi căng thẳng của một vấn đề tranh cãi nào đó.
Có thể thấy, khi nghiên cứu truyền thông, dư luận xã hội là một trong những
thành tố góp phần quan trọng vào việc đánh giá hiệu quả truyền thông. Bởi vậy, từ
trước đến nay trong ngành truyền thông, các lý thuyết liên quan đến dư luận xã hội
ng như ý kiến của công chúng luôn được quan m hàng đầu. Một trong số
những thuyết truyền thông tiêu biểu có vai tdẫn dắt, định hướng quan điểm dư
luận đó “Lý thuyết đóng khung”. Khái niệm “đóng khung lần đầu tiên được
thừa nhận bởi Gregory Bateson vào m 1972. Đến năm 1974, Erving Goffman
được cho người đầu tiên hoàn thiện khái niệm này. Theo đó, thuyết đóng
khung được hiểuch các phóng viên, biên tập viên lựa chọn những sự kiện nhất
định hay những chi tiết cụ th để đưa o trong sản phẩm truyền thông, từ đó
thuyết phục, định hướng cho ng chúng cách tiếp cận đánh giá về đối ợng
được đưa tin. Như vậy, thông tin được đưa tới công chúng luôn được “lọc qua
ngnh theo cách mà c đơn vị truyền tng mong muốn.
Một ví dụ điển hình cho lý thuyết này đó là Chiến tranh Iraq năm 2003, hay
n được biết đến với i tên “Chiến dịch tự do Iraq”. Vào ngày 20 tháng 3 m
2003, liên minh do Hoa Kỳ đứng đầu đã khơi mào cuộc xung đột tại Iraq với mục
tiêu giải giáp kho vũ khí hạt nhân mà được cho là Iraq đang sở hữu cũng như làm
“suy giảm” chế độ độc tài Saddam Hussein. Hơn nữa, chính quyền George W.Bush
cho rằng Tổng thống Iraq Saddam Hussein có mối liên hệ mật thiết với Al – Queda
thủ phạm của vụ tấn công 11/9 khiến cuộc can thiệp quân sựy là mục tiêu hàng
1
đầu của Hoa Kỳ. Sự kiệny ngay lập tức tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều ởc
ớc trong khu vực và trên thế giới, đồng thời nhận được sự quan tâm đặc biệt của
c hãng truyền thông lớn. Vậy, cụ thể truyền thông Mỹ đãi nhữngvề sự kiện
y thông qua c phương tiện truyền thông? Những thông tin y phản ánh
chính xác diễn biến, tính chất của sự kiện hay không? Quan điểm của đơn vị báo
chí về sự kiện này như thế o? Vai trò, tác động của truyền thông và báo chí đối
với sự kiện này ra sao?
Với mục đích làm các vấn đề trên để thấy được ơng quan giữa truyền
thông với chính trị, cũng như vai trò của truyền tng trong việc định hướng thông
tin, đóng khung sự kiện và dẫn dắt dư luận trong các sự kiện chính trị nói chung và
Chiến tranh Iraq nói riêng, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Lý thuyết
Đóng khung liên hệ đến cách truyền thông Mỹ đóng khung Chiến tranh
Iraq choi tiểu luận cuối kỳ.
2
NỘI DUNG
Chương I. Lý thuyết về thuyết đóng khung
1.1. Lịch sử ra đời
Thuật ngữ “khung” lần đầu tiên được sử dụng bởi Gregory Bateson vào
năm 1955 trong một bài viết về tâm học tri giác. Ông đã chỉ ra rằng “khung”
một khái niệm liên quan tới tâm nhưng đề cập đến tầm quan trọng của các
yếu tố ảnh hưởng tới cách xây dựng định nghĩa chúng: “Bất kỳ thông điệp
nào xác định ràng hoặc ngầm định một khung, theo thực tế cung cấp cho
người nhận các hướng dẫn hoặc sự hỗ trợ để hiểu các thông điệp được bao hàm
trong khung”. Đối với Bateson, khung như là một biểu đồ bao gồm các phần tử
1
của một tập hợp toán học, có một chức năng kép: bao gồm các phần tử bên trong
đường viền của loại trừ những phần tử nằm ngoài nó. Giống như một
khung ảnh, “khung” tổ chức nhận thức của mọi người, bằng cách làm cho mọi
người chú ý đến những bên trong bỏ qua những bên ngoài nó.
2
Bateson đã đưa ra định nghĩa khung tâm một “giới hạn về không gian
thời gian của một tập hợp các thông điệp tương tác”.
3
Năm 1974, Erving Goffman được cho người đầu tiên hoàn thiện khái
niệm “đóng khung” trong cuốn sách Frame analysis: An essay on the
organization of experience. Theo ông, “khung” là những giản đổ của sự diễn giải
cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng dán nhãn cho số
những sự biến diễn ra trong cuộc sống của họ.” Ông cho rằng mọi người giải
4
thích những đang xảy ra xung quanh thế giới của họ thông qua bộ khung
chính của họ, được gọi khung chính được người sử dụng coi điểu
hiển nhiên.
1 Gregory Bateson (1972), “A theory of play and fantasy”, trong cuốn Gregory Bateson, Steps to an ecology of
mind.
2 A Ardèvol-Abreu (2015), “Framing theory in communication research in Spain. Origins, development and
current situation”, Revista Latina de Comunicación Social,
http://www.revistalatinacs.org/070/paper/1053/23en.html, tham khảo ngày 11/05/2022.
3 tại chú thích số 1.Tlđd
4 Erving Goffman (1974), Frame analysis: An essay on the organization of experience, Northeastern University
Press.
3
Bên cạnh đó, Goffman cho rằng hai sự khác biệt trong bộ khung chính
đó là: tự nhiên vàhội. Các bộ khung tự nhiên xác định các sự kiện là sự xuất
hiện vật lấy trích dẫn tự nhiên theo nghĩa đen không quy bất kỳ lực lượng
hội nào cho nguyên nhân của các sự kiện. Các bộ khung hội xem các sự
kiện là sự xuất hiện theo định hướng xã hội, do ý thích, mục tiêu và sự thao túng
từ phía những người khác. Các bộ khung hội được xây dựng trên các bộ
khung tự nhiên. Những bộ khung này ảnh hưởng rất lớn đến cách dữ liệu được
giải thích, xử lý và truyền đạt.
5
1.2. Định nghĩa về thuyết đóng khung
thuyết đóng "Khung" được coi phép ẩn dụ trừu tượng để nêu bật ý
nghĩa của một thông điệp, giúp người nhận dễ dàng xử tin tức một cách cấu
trúc hóa, trong đó bao gồm kĩ thuật mô tả và giải thích bối cảnh của vấn đề giúp
thuyết phục công chúng và giành lấy sự ủng hộ tối đa của công chúng. Đây là kĩ
thuật cần thiết không chỉ trong tranh luận mà các nhà hoạt động xã hội cũng cần
kiểm soát tốt. Trong tâm học, khung còn được gọi kịch bản hoặc(script)
lược đồ . Lý thuyết đóng khung cũng nét tương đồng với "quy tắc(schemata)
ngón tay cái" khi chúng không hướng đến sự xác đáng, uy tín, mà chỉ chú trọng
về tính ứng dụng cao trên thực tiễn, dễ áp dụng và tiếp cận thông tin được truyền
tải.
Khung như sự tổng hợp lại từ các ý niệm sẵn có, được phát triển lên thành
hệ thống các ý tưởng để tổ chức diễn giải thông tin mới. Một trong những
tiền đề của khung hội học diễn giải. "Việc đóng khung" sẽ cung(framing)
cấp cho người đọc mọi thông tịn cốt lõi được tóm gọn trong khung.
Định nghĩa về đóng khung của truyền thông đại chúng được đưa ra bởi
Robert Entman lẽ cụ thể dễ hiểu nhất: “Quá trình đóng khung chủ yếu
liên quan tới việc lựa chọn và làm nổi bật Đóng khung (selection) (salience).
nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho
5 Davie, G (2017), “Framing Theory”, Mass Communication Theory https://masscommtheory.com/theory-
overviews/framing-theory/#:~:text=In%20essence%2C%20framing%20theory%20suggests,organize%20or
%20structure%20message%20meaning., tham khảo ngày 11/05/2022.
4
nổi bật lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt
vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, và/ hoặc một kiến nghị giải
pháp nào đó”
6
1.3. Cách đóng khung
Entman đã xác định năm cách thức phổ biến để đóng khung các tin tức:
7
Thứ nhất, tạo sự xung đột. Các xung đột giữa các bên thể được ưu tiên,
như là trái ngược với quyết định thực tế được đưa ra.
Thứ hai, tập trung vào mối quan tâm của con người (nhân hóa dữ liệu)
thông qua những câu chuyện về những con người thật, trong đó đề cao tính
nhân, tập trung vào con người đó hơn cả.
Thứ ba, tập trung vào các hệ quả. Các hệ quả thể phạm vi rộng. Việc
theo đuổi một chính sáchthể là không khôn ngoan nếu xét đến sự thống nhất
trong một đảng hoặc liên minh hoặc vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế.
Thứ tư, tập trung vào mặt đạo đức. Sự đưa tin của các phương tiện truyền
thông thể thường mang tính đạo đức, đôi khi bởi hành động bất cẩn của các
chủ thể chính trị; hoặc nói cách khác, các chính sách thể được coi vấn
đề về mặt đạo đức.
Thứ năm, tập trung vào trách nhiệm để đổ lỗi cho một nguyên nhân hoăc
tìm kiếm một giải pháp.
6 Entman, R. M (1993), “Framing: Towards clarification of a fractured paradigm”, ,Journal of Communication
43(4), pp. 51–58.
7 Entman, R. M (1991), “Framing US Coverage of international News: Contrast in Narratives of KAL and Iran
Air Incidents”, Journal of Communication.
5
1.4. Mô hình quy trình đóng khung
Mô hình quy trình đóng khung tích hợp
8
hình quy trình đóng khung gồm 3 phần: xây dựng khung (frame
building), thiết lập khung ảnh hưởng của việc đóng khung (frame setting),
mức độ nhân mức độ cộng đồng (individual and societal level
consequences of framing).
Việc xây dựng khung đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới(frame building)
chất lượng về mặt cấu trúc của khung tin tức. Các yếu tố bên trong của báo chí
xác định cách các nhà báo quan thông báo chí đóng khung các vấn đề.
9
Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài của báo chí cũng quan trọng không kém.
hình quy trình lựa chọn tin tức của Gans vào năm 1979, cũng như công trình về
sự ảnh hưởng tới nội dung truyền thông của Shoemaker Reese năm 1996 đã
chỉ ra rằng3 tác nhân gây ảnh hưởng chính. Đầu tiên là ảnh hưởng tập trung
vào nhà báo (journalist-centered influences). Các nhà báo chủ động xây dựng
các khung để sắp xếp làm cho thông tin đến trở nên dễ hiểu. Việc hình thành
các khung được kiểm soát bởi các biến số như hệ tư tưởng, thái độ và các chuẩn
mực nghề nghiệp và được phản ánh trong cách các nhà báo đóng khung việc đưa
tin. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc đóng khung tin tức việc lựa chọn các
khung dựa trên các yếu tố như loại khung hoặc định hướng chính trị của phương
tiện truyền thông. Nguồn ảnh hưởng thứ ba là các nguồn ảnh hưởng từ bên ngoài
(các tác nhân chính trị, chính quyền, nhóm lợi ích và giới tinh hoa khác).
10
8 Claes H. de Vreese (2005), “News framing: Theory and typology”, 13(1), pp. 51-Information Design Journal,
62.
9 Shoemaker, P. & Reese, S. D (1996), , New York: Longman Publishers.Mediating the Message
10 Scheufele, D. A (1999), “Theory of Media Effects”, 49(1), pp. 103-122.Journal of Communication,
6
Việc thiết lập khung đề cập tới sự tương tác giữa khung(frame setting)
truyền thông với kiến thức nền các khuynh hướng của các nhân. Các
khung trong tin tức có thể ảnh hưởng đến việc học hỏi, giải thích và đánh giá các
vấn đề sự kiện. Hquả của việc định khung thểtrên cấp độ nhân
cấp độ xã hội. Ở cấp độ cá nhân, có thể làm thay đổi hành vi, thái độ về một vấn
đề dựa trên việc tiếp xúc với một số khung nhất định
11
. cấp độ hội, khung
có thể góp phần định hình các quá trình ở cấp độ xã hội như xã hội hóa chính trị,
ra quyết định và hành động tập thể.
12
1.5. Các loại khung
1.5.1. Khung truyền thông (media frames) khungnhân (individual
frames)
Vào năm 2007, Scheufele Tewksbury đã tả các khung được giới
truyền thông sử dụng như các cấu trúc vĩ mô, cần thiết để giảm độ phức tạp của
các vấn đề để điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sự ràng buộc của
giới truyền thông và khán giả, cũng như các lược đồ diễn giải đã được sử dụng.
13
Khi đã đi vào tâm trí của các nhân, khung trở thành cấu trúc vi cho phép
khán giả sử dụng thông tin nhận được để hình thành những ấn tượng và hình ảnh
của riêng họ về thế giới.
14
Về khung truyền thông, Gamson và Modigliani đã định nghĩa đó là: “một ý
tưởng tổ chức trung tâm hoặc dòng câu chuyện cung cấp ý nghĩa cho một chuỗi
sự kiện đang diễn ra. . . Khung đề xuất về vấn đề của cuộc tranh luận là gì, và về
tính chất của vấn đề.” Với việc coi khung truyền thông hay khung tin tức là sự
15
cần thiết để biến những sự việc nghĩa không thể nhận biết thành một sự
kiện có thể nhận thức rõ, Tuchman đã đưa ra một định nghĩa tương tự cho khung
11 tại chú thích số 8.Tlđd
12 .Như trên
13 Scheufele, D. A. & Tewksbury, D (2007), “Framing, agenda-setting and priming: the evolution of three media
effects models”, , 57, pp. 9-20.Journal of Communication
14 tại chú thích số 2. Tlđd
15 Gamson, W. A., & Modigliani, A. (1987), “The changing culture of affirmative action”, trong cuốn R. G.
Braungart & M. M. Braungart (Eds.), Research in political sociology (Vol. 3, pp. 137–177), Greenwich, CT:
JAIPress.
7
truyền thông: “Khung tin tức tổ chức các thực tế hàng ngày khung tin tức
một phần thiết yếu của thực tế hàng ngày. . . nó là một đặc điểm thiết yếu của tin
tức. . Khung truyền thông đóng vai trò như công việc thường ngày của các
16
nhà báo, cho phép các nhà báo nhanh chóng xác định phân loại thông tin
“đóng gói nó để chuyển tiếp hiệu quả đến khán giả của họ”.
17
Entman đưa ra lời giải thích chi tiết hơn về cách phương tiện truyền thông
cung cấp cho khán giả các lược đồ để diễn giải các sự kiện. Đối với ông, các yếu
tố cần thiết sự lựa chọn sự nổi bật: “Đóng khung có nghĩa lựa chọn một
số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nổi bật lên trên văn
bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách
giải, một cách đánh giá đạo đức, và/ hoặc một kiến nghị giải pháp nào đó” . Do
18
đó, việc đóng khung trình bày các sự kiện tin tức trên các phương tiện
thông tin đại chúng có thể ảnh hưởng một cách có hệ thống đến cách người nhận
tin tức hiểu được những sự kiện này.
19
Về khung nhân, được định nghĩa “các cụm ý tưởng được lưu trữ
trong trí óc nhằm định hướng quá trình xử thông tin của các nhân” .
20
Khung của các cá nhânkhung diễn giải thực tế các lược đồ trong đó thông
tin mới được tích hợp, vậy chúng không biểu hiện vật chất (giống như
khung truyền thông), nhưng có thể có ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của các
nhân. Đây những quá trình tâm chịu ảnh hưởng của các yếu tố hội
học như văn hóa.
21
1.5.2. Khung mạnh (strong frames) (weak frames) và khung yếu
Để đáp ứng sức thuyết phục của khung, sự khác biệt giữa khung mạnh
khung yếu đã được chỉ ra. Vào năm 2007, Chong Druckman lập luận rằng
16 Tuchman, G. (1978), Making news: A study in the construction of reality, New York: Free Press.
17 Gitlin, T. (1980), ,The whole world is watching: Mass media in the making & unmaking of the new left
Berkeley: University of California Press.
18 tại chú thích số 7.Tlđd
19 Price, V., Tewksbury, D., & Powers, E. (1995, November), “Switching trains of thought: The impact of news
frames on readers’ cognitive responses”, Paper presented at the annual conference of the Mid-west Association
for Public Opinion Research, Chicago, IL.
20 tại chú thích số 6.Tlđd
21 Như trên.
8
nếu chấp nhận rằng nhiều loại khung khác nhau, thì người ta không thể từ
chối ý kiến rằng không phải tất cả các khung đều sức mạnh như nhau. Sức
mạnh của khung thể được đánh đồng với sự hấp dẫn của khung đối với
nhân hoặc công chúng khả năng thuyết phục của so với một khung thay
thế. Tuy nhiên, như Chong và Druckman đã công nhận, sức mạnh của khung rất
khó để đo lường. Bảng câu hỏi về nhận thức thang đo chủ quan những
công cụ thường được sử dụng để định lượng sức mạnh này, mặc dù chúng không
thể đảm bảo độ chính xác của phép đo.
Sức mạnh tương đối của khung phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như tần
suất, khả năng tiếp cận mức độ liên quan của chúng. Tần suất được định
nghĩa số lần số lượng công ty sử dụng lặp lại một khung. Nếu tần số càng
lớn thì sức mạnh càng lớn. Bên cạnh đó, sức mạnh của khung xu hướng lớn
hơn khi tập trung vào những sự cân nhắc dễ dàng tiếp cận đối với các
nhân - những người đã tiếp xúc với khung đã hiểu từ trước. Một yếu tố
khác liên quan đến sức mạnh của khung tính liên quan của nó: khung nói về
cốt lõi của vấn đề sẽ mạnh hơn những khung nói về các vấn đề ngoại vi.
22
1.5.3. Khung chung (generic frames) khung về các vấn đề cụ thể
(specific frames)
Các khung cụ thể được áp dụng cho một chủ đề hoặc sự kiện cụ thể, trong
khi đó, các khung chung được áp dụng linh hoạt hơn cho các sự kiện khác nhau
và thậm chí trong các không gian vật lý, thời gian và văn hóa khác nhau.
Về khung chung, vào năm 1992, Neuman, JustCrigler đã xác định các
khung chung nhất được cả truyền thông và công chúng sử dụng đó là: “tác động
của con người”, “sự bất lực”, “kinh tế”, “giá tr đạo đức” “xung đột”.
23
Khung tác động của con người tập trung vào việc tả các nhóm các
nhân bị ảnh hưởng bởi một vấn đề. Bên cạnh đó, khung về sự bất lực đề cập đến
22 Chong, D. & Druckman, J. N. (2007), “A theory of framing and opinion formation in competitive elite
environments”, , 57, pp. 99-118.Journal of Communication
23 Neuman, W. R., Just, M. R. & Crigler, A. N (1992), , Chicago: University of ChicagoCommon knowledge
Press.
9
“sự thống trị của các thế lực trước các nhóm các nhân yếu kém”. Khung
24
về kinh tế phản ánh “sự bận tâm với kết quả kinh doanh, lợi nhuận khoản
lỗ”.
25
Khung về các giá trị đạo đức đề cập đến các quy định về đạo hội
bằng cách đưa ra các suy luận hoặc các trích dẫn. Khung về xung đột phản ánh
26
sự bất đồng giữa các nhân, tổ chức hoặc các quốc gia. Hướng nghiên cứu
27
này đã tiếp tục được phát triển bởi Semetko và Valkenburg vào năm 2000. Họ đã
xác định năm loại khung đó là: “quy trách nhiệm”, “xung đột”, “khía cạnh tâm
lý”, “đạo đức” và “hậu quả kinh tế”.
Một loại khung chung chung khác được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu
về truyền thông chính trị là khung “chiến lược”, được đề xuất bởi Rhee vào năm
1997 đối lập với khung “vấn đề”. Khung chiến lược sẽ tập trung vào các
28
khía cạnh như phong cách của các ứng cử viên chính trị, tính cách của họ, chiến
thuật sự phát triển của chiến dịch bầu cử,... Trong loại khung này, ngôn ngữ
chiến tranh cuộc chơi thường được sử dụng là: tấn công, chiến đấu, chiến
thắng, thất bại,…
Về khung về các vấn đề cụ thể, các nghiên cứu đã xem xét khung của
Intifada (Cohen & Wolfsfeld, 1993), mạng Internet (Roessler, 2001), phong trào
phụ nữ (Terkild sen & Schnell, 1997),tranh chấp lao động (Simon & Xenos,
2001)
29
. Dựa trên phân tích nội dung của một số tờ báo lớn của Hoa Kỳ, bốn
khung đã được xác định đó là: “nói chuyện”, “chiến đấu”, “bế tắc” “khủng
hoảng”. Bốn khung này phản ánh thời gian phát triển của vấn đề trong tin tức và
các vấn đề nhạy cảm. Vào năm 2002, về lĩnh vực bầu cử, Shah những
người khác đã xác định ba khung lặp lại trong tin tức trong giai đoạn cuối cùng
của nhiệm kỳ tổng thống Clinton “vụ bối về hành vi của Clinton”, “vụ
bối về sự tấn công Đảng Bảo thủ” và “vụ bê bối về phản ứng của Đảng Tự do”.
24 Như trên.
25 Như trên.
26 tại chú thích số 8.Tlđd
27 Cappella, Joseph N., and Kathleen H. Jamieson (1997), Spiral of Cynicism: The Press and the Public Good,
Oxford University Press.
28 tại chú thích số 2.Tlđd
29 tại chú thích số 8.Tlđd
10
Tương tự như vậy, các nghiên cứu khác về khung trong tin tức đã điều tra sự
hiện diện của các khung liên quan đến vấn đề cụ thể đáng nghi ngờ.
1.6. Mối quan hệ giữa thuyết đóng khung thuyết thiết lập chương
trình nghị sự
Đóng khung là một nguồn của giao tiếp và nó sẽ xây dựng một phần bất kỳ
của thông tin được giao tiếp. Đóng khung thông tin không thể tránh khỏi
trong giao tiếp của con người bởi tất cả chúng ta đều mang khung của riêng
mình vào giao tiếp hàng ngày.
30
Lý thuyết đóng khung là việc tập trung sự chú ý vào các sự kiện nhất định,
rồi đặt các sự kiện đó vào một lĩnh vực ý nghĩa cụ thể. thuyết đóng khung
cũng vai trò cùng quan trọng trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Những
người làm trong ngành này thể sử dụng việc đóng khung để hướng khán giả
đến một niềm tin nhất định. Để một chiến dịch truyền thông thành công với mục
tiêu thiết lập sự kết nối với khách hàng, thì thái độ hành vi của khách hàng
cần phải được phản ánh hiệu quả qua thông điệp. Khi tạo ra một thông điệp
truyền thông thì các nhà truyền thông bắt buộc phải ý thức được cách người
nhận hiểu và tiếp nhận thông điệp đó.
31
Thuyết thiết lập chương trình nghị sự cho rằng các quan báo chí
truyền thông sẽ căn cứ vào những thông tin thực tế đang để lựa chọn ra các
vấn đề nội dung họ coi quan trọng để cung cấp cho công chúng chứ
không phải cung cấp các thông tin công chúng cần. Nói cách khác,
thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” chỉ quan tâm công chúng suy nghĩ
(What to think about) chứ không phải “nghĩ như thế nào” (How to think). Tuy
nhiên sau đó một số chuyên gia đã thay đổi quan điểm và nhận định rằng “Thiết
lập chương trình nghị sự một quá trình, vừa thể ảnh hưởng đến việc
người ta đang suy nghĩ gì, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc người ta suy nghĩ
như thế nào”.
30 tại chú thích số 5.Tlđd
31 Jesse Marra and Rachel Myer (2020), “Framing Theory”,
https://sites.psu.edu/rachelmyer/2020/02/11/framing-theory/, tham khảo ngày 13/05/2022.
11
Thiết lập chương trình nghị sự chính sản phẩm từ nhận thức của công
chúng và sự quan tâm của những vấn đề nổi bật được đưa ra bởi các hãng truyền
thông. Hai giả thiết cơ bản nằm trong mỗi nghiên cứu về thiết lập chương trình
nghị sự đó : (1) Các quan báo chí nền truyền thông không phản ánh
hiện thực; họ chọn lọc và định dạng nó; (2) nền truyền thông tập trung vào một
số ít các vấn đề chủ đề khiến cho công chúng nhận thức rằng các vấn đề đó
quan trọng hơn các vấn đề khác. Trong quá trình truyền thông, nếu những tin
tức được nhắc tới thường xuyên, liên tục nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới
coi nó quan trọng hơn những thông tin khác.
Khoảng thời gian thiết lập kết hợp với các loại hình truyền thông đa dạng
sẽ tạo nên các chương trình nghị sự khác nhau, giúp ta hiểu về vai trò của truyền
thông. Bernard Cohen đã từng đưa ra một kết luận vào năm 1963 như sau : “Báo
chí có thể không thành công trong việc định hướng cho độc giả suy nghĩ, nhưng
nó thành công một cách đáng kinh ngạc trong việc định hướng độc giả của mình
nên nghĩ về điều gì.”
Các thông tin trong thuyết chương trình nghị sự được truyền đạt theo trình
tự : Chương trình nghị sự truyền thông ; chương trình nghị sự công cộng ;
chương trình nghị sự chính sách. Trong đó chương trình nghị sự truyền thông
chương trình nghị sự chính sách có mối quan hệ tương hỗ với nhau, còn chương
trình nghị sự công cộng truyền tải thông tin lẻ tẻ, không liên kết bởi quần chúng.
Thu hút ý kiến luận: sở tâm cho vấn đề thu hút ý kiến luận
chính sự chú ý chọn lọc của quan truyền thông. Công chúng có xu hướng
bị hấp dẫn bởi các luồng thông tin gay cấn, gây xôn xao, dấy lên tranh luận cũng
như đặc điểm của đối tượng đã bị tác động trong tâm trí của họ hơn là tham gia
vào những nhận xét tường tận về ý kiến, từ đó tự mình đưa ra các đánh giá. Đó
chính khi các chương trình nghị sự đã được định hình một cách đáng kể bởi
các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc đưa tin truyền thông và thái độ: Những thông tin nổi bật và các chủ đề
được đăng tải trên truyền thông nghị sự cũng ảnh hưởng tới thái độ của công
chúng. Truyền thông đại chúng có chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho
12
công chúng, các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan báo chí - truyền thông
thể gây ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại
sự” của thế giới xung quanh tầm quan trọng của chúng bằng cách cho các
“chương trình” những nét nổi bật khác nhau, từ đó thể tác động tạo ra sự
dẫn đường, định hướng trong tâm trí khán giả trong tương lai.
32
thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” không đánh giá hiệu quả truyền
thông trong thời gian ngắn của một hãng truyền thông nào đó đối với một sự
kiện cụ thể, mà nó đánh giá về hiệu quả xã hội lâu dài, tổng hợp ở tầm vĩ mô của
cả ngành truyền thông sau khi đưa ra hàng loạt bản tin trong một quãng thời
gian đủ lớn. Việc đưa tin về thế giới bên ngoài của các quan truyền thông
không phải sự phản ánh thực tế theo kiểu “soi gương”, một hành động
lựa chọn, chắt lọcchủ đích. Các quan báo chí truyền thông sẽ dựa vào giá
trị quan mục đích tôn chỉ của mình, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tế
rằng vấn đề đang được hội quan tâm để “lựa chọn” vấn đề hoặc nội dung
họ coi quan trọng nhất để sản xuất cung cấp cho công chúng những
thông tin “đúng sự thật”.
33
Lý thuyết đóng khung và thuyết thiết lập chương trình nghị sự có mối quan
hệ chặt chẽ nhiều điểm tương đồng với nhau. thuyết khung đã được
nhiều người coi là gần giống với lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự và hoàn
toàn khả năng tích hợp giữa hai hình. Lý thuyết thiết lập chương trình
nghị sự sẽ cho biết cách “Các bản tin được ra đời theo cách khi một bản tin
cụ thể được quan tâm chú ý hơn các tin tức khác, khán giả sẽ tự động coi đó
tin tức thông tin quan trọng nhất được cung cấp cho họ” (McCombs,
Shaw).
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự có thể nói là bước đầu tiên trong lý
thuyết đóng khung. Cả hai đều tập trung vào cách các phương tiện truyền thông
thu hút ánh nhìn của công chúng đến các chủ đề cụ thể, và bằng cách này mà họ
32 Minh Dương (2018), “Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự”, Another Heaven,
https://anotherheavendotblog.wordpress.com/2018/08/03/ly-thuyet-thiet-lap-chuong-trinh-nghi-su/, tham khảo
ngày 13/05/2022.
33 Basuki Agus Suparno, Sigit Tripambudi (2004), “The Convergence of Agenda Setting and Framing”, Jurnal
Ilmu Komunikasi, 2(2).
13
sẽ thiết lập chương trình nghị sự. Nhưng thuyết đóng khung còn gây ảnh
hưởng mạnh mẽ hơn, bởi cách thức một tin tức được trình bày sẽ hình
chung đóng khung trong suy nghĩ của công chúng về thông tin đó. Đây thường
là một việc làm chủ đích của cánh báo chí,được thể hiện qua cách những
người kiểm soát thông tin các phương tiện truyền thông tầm ảnh hưởng
lớn sẽ truyền đạt thông tin, tổ chức trình bày các ý tưởng, sự kiện chủ đề
theo cách của riêng họ.
34
Khung một “trường hợp rất đặc biệt của các thuộc tính”, sẽ được
tạo thành từ một tập hợp các thuộc tính vi kết hợp với nhau tạo thành một
thuộc tính vĩ mô. Chính thuộc tính vĩnày, hoặc một nhóm trong số chúng sẽ
tạo thành một quan điểm chi phối về một đối tượng, ảnh hưởng đến nhận thức
của công chúng về đối tượng này và sự hiểu biết của xã hội nói chung.
Ngày nay, một trường phái tưởng thống trị trong các nhà nghiên cứu
về truyền thông, đó cả hai thuyết (đóng khung thiết lập chương trình
nghị sự) đều bổ sung cho nhau nhưng vẫn tính độc lập. Trong khi các nhà
nghiên cứu về thiết lập chương trình nghị sự so sánh mức độ liên quan giữa các
chủ đề nhất định trên phương tiện truyền thông với sự cảm nhận của công
chúng, thì các nhà nghiên cứu về thuyết đóng khung lại so sánh cách các
phương tiện truyền thông đóng khung một chủ đề với những khung công
chúng sử dụng để giải thích chủ đề này.
Việc thiết lập chương trình nghị sự sẽ gây ảnh hưởng đến công chúng bằng
sự lặp lại tin tức (trên các phương tiện truyền thông) khả năng tiếp cận (đến
tâm của người nhận). Chủ đề càng được lặp lại nhiều trên các phương tiện
truyền thông thì nó sẽ càng chiếm sự quan tâm lớn hơn trong tâm trí người nhận,
từ đó khả năng để mọi người tiếp cận đến chủ đề đó càng lớn. Trái lại, việc đóng
khung không gây ảnh hưởng bằng cách tiếp cận tới công chúng theo khả
năng áp dụng vào thực tế, tức khả năng tạo ra các khung diễn giải thể áp
dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, đến mức các khái niệm được kết nối
trong một thông điệp cũng sẽ xu hướng kết nối với nhau trong tâm trí của
34 tại chú thích số 5.Tlđd
14
khán giả trong quá trình hình thành ý kiến, sau đó sẽ ảnh hưởng đến thái độ
hành vi của công chúng.
Đối vớithuyết thiết lập chương trình nghị sự, vấn đề được đặt trọng tâm
không phải cách một sự kiện cụ thể được ghi nhận và đưa tin, mức độ
quan tâm của công chúng đến sự kiệnthời gian mà một nhân đã được tiếp
xúc với độ phủ sóng của sự kiện. Mặt khác, đối với thuyết đóng khung thì
quan trọng cách một chủ đề hoặc một sự kiện tin tức được tả, cũng như
lược đồ diễn giải đã được kích hoạt để xử lý nó. Bất chấp sự khác biệt về mặt lý
thuyết này, khả năng ứng dụng khả năng tiếp cận của hai lý thuyết vẫn có sự
liên quan và không thể tách rời nhau hoàn toàn.
35
Chương II. Cách truyền thông nước Mỹ đóng khung chiến tranh Iraq
2.1. Khái quát chung về Chiến tranh Iraq năm 2003
Chiến tranh Iraq, hay còn được biết đến với cái tên “Chiến tranh vùng Vịnh
thứ 3”, bắt đầu diễn ra vào ngày 20 tháng 3 năm 2003 với các cuộc xâm lược
được gọi “Chiến dịch Tự do Iraq” (Iraqi Freedom Operation), được tiến hành
bởi Hoa Kỳ đứng đầu các nước đồng minh nhằm chống lại Đảng Baath của
Saddam Hussein.
36
2.1.1. Khởi nguồn của Chiến tranh Iraq
Mối quan hệ giữa Mỹ Iraq chuyển sang quan hệ thù địch kể từ khi Iraq
đem quân xâm lược Kuwait (một đồng minh của Mỹ) vào năm 1990, dẫn đến
Chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991). Sau chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ các
đồng minh đã thực hiện nhiều biện pháp để làm suy yếu chế độ Hussein. Những
biện pháp này bao gồm việc thực thi các khu vực cấm bay tại Iraq mà Mỹ và các
nước đồng Minh tuyên bố là để bảo vệ cộng đồng người Kurd và người Hồi giáo
Shia; các lệnh trừng phạt kinh tế của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm cản
trở tiến độ của các chương trình phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt; cùng với đó
35 tại chú thích số 2. Tlđd
36 Youssef Bassil (2012), “The 2003 Iraq War: Operations, Causes, and Consequences”, IOSR Journal of
Humanities and Social Science (JHSS), 2279-0837, ISBN: 2279-0845. Volume 4, Issue 5, pp. 29-47.
15
các cuộc thành tra nhằm đảm bảo sự tuân thủ của Iraq liên quan đến vấn đề
giải giáp vũ khí hạt nhân. Tuy nhiên, nhiều quốc gia cáo buộc rằng Iraq đã liên
37
tục cản trở các cuộc thanh tra do Liên Hợp Quốc tiến hành, cũng như không
thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ giải giáp khí hủy diệt hàng loạt. Chính điều
này đã khiến cộng đồng quốc tế bày tỏ sự thất vọng khiến Tổng thống Hoa
Kỳ lúc bấy giờ - Bill Clinton vô cùng bức xúc.
Năm 1998, Bill Clinton đã phát động một chiến dịch ném bom lãnh thổ
Iraq, có tên là “Chiến dịch Cáo sa mạc” (code-named Operation Desert Fox) với
mục tiêu cản trở khả năng sản xuất khí hóa học, sinh học hạt nhân của
chính quyền Saddam Hussein, đồng thời Hoa Kỳ cũng hy vọng chiến dịch này
sẽ làm giảm dần mối đe dọa của Iraq đối với các nước láng giềng cũng như “suy
giảm” sức mạnh của Saddam. Để đáp trả, sau chiến dịch này, Saddam Hussein
38
đã đình chỉ hoàn toàn việc hợp tác với các thanh tra viên Liên Hợp Quốc và trục
xuất họ về nước.
Năm 2002, Tổng thống mới của Hoa Kỳ, George W.Bush, bắt đầu công
khai ý định về một cuộc can thiệp quân sự vào Iraq trong Bản Thông điệp Liên
bang, gọi Iraq 1 thành viên của Trục ma quỷ (Axis of Evil) tuyên bố rằng
“Hoa Kỳ không cho phép các chế độ nguy hiểm bậc nhất thế giới đe dọa chúng
ta với những khí hủy diệt hàng loạt” . Ông cũng lập luận rằng tình trạng dễ
39
bị tấn công của nước Mỹ sau sự kiện 11/9 , kết hợp với việc Iraq sở hữu sản
xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt (một cáo buộc sau đó đã được chứng minh là
sai lầm), sự ủng hộ của nước này đối với các nhóm khủng bố, theo chính
quyền Bush, bao gồm cả Al-Qaeda thủ phạm của vụ tấn công 11/9, đã khiến
cho việc giải giáp Iraq một mục tiêu hàng đầu của Hoa Kỳ. Ngày 8 tháng 11
năm 2002, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 1441, yêu cầu
Iraq tái hợp tác với các thanh tra viên phải tuân thủ tất cả các nghị quyết
37 Britannica, T. Editors of Encyclopedia (2021), “Iraq War”, ,Encyclopedia Britannica
https://www.britannica.com/event/Iraq-War, tham khảo ngày 10/05/2022.
38 William M. Arkin (1999), “Analysis: The Difference Was in the Details”, Special to The Washington Post, pp.
B1.
39 President George W.Bush (2002), “President Delivers State of the Union Address”, ,The White House
https://georgewbush-whitehouse.archives.gov/news/releases/2002/01/20020129-11.html, tham khảo ngày
11/05/2022
16
trước đó. Iraq dường như đã có động thái tuân thủ nghị quyết, song, Tổng thống
Bush và Thủ tướng Anh – Tony Blair cáo buộc rằng nước này đang tiếp tục cản
trở các cuộc thanh tra của Liên Hợp Quốc vẫn sở hữu các khí cấm. Các
40
nhà lãnh đạo khác trên thế giới, chẳng hạn như Tổng thống Pháp - Jacques
Chirac và Thủ tướng Đức - Gerhard Schröder, viện dẫn rằng sự hợp tác của Iraq
đang chiều hướng tăng lên cần cho Iraq thêm thời gian để tuân thủ các
biện pháp đó. Tuy nhiên, vào ngày 17 tháng 3, Bush cho rằng nỗ lực ngoại giao
của Hội đồng Bảo an ích tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iraq.
Đồng thời, George W.Bush gửi tối hậu thư tới Saddam Hussein, yêu cầu đầu
hàng và rời khỏi Iraq trong vòng 48 giờ.
41
2.1.2. Cuộc xung đột năm 2003
Bất chấp yêu cầu của Bush, Saddam Hussein từ chối rời khỏi Iraq. Vào
ngày 20 tháng 3 năm 2003, Hoa Kỳ, cùng các lực lượng liên minh chủ yếu đến
từ Vương quốc Anh, đã khơi mào cuộc chiến tại Iraq. Ngay sau khi những vụ nổ
bắt đầu lay chuyển Baghdad, thủ đô Iraq, Tổng thống Mỹ khi đó George W.
Bush đã lên phát biểu trên truyền hình: “Vào giờ này, các lực lượng của Hoa Kỳ
đồng minh đang trong giai đoạn đầu của những hoạt động quân sự nhằm
giải giáp Iraq, giải phóng người dân của họ, bảo vệ thế giới khỏi hiểm
nguy.”
42
Liên quân do Mỹ dẫn đầu lên kế hoạch mở đầu chiến dịch từ phía nam Iraq
tiến lên thủ đô Iraq. Iraq lợi thế hơn khi bên phòng thủ, do đó các nhà
hoạch định chiến lược của Mỹ tìm cách phân tán lực lượng Iraq bằng cách gây
sức ép từ phía Bắc. Để thực hiện được chiến lược này, Mỹ phải thuyết phục
được lực lượng dân quân người Kurd ở miền bắc Iraq để hợp tác với họ. Ở miền
nam Iraq, lực lượng kháng chiến lớn nhất đối với quân đội Hoa Kỳ khi họ tiến
lên phía bắc được biết đến với cái tên Fedayeen Saddam. Tương tự, quân đội
40 tại chú thích số 37.Tlđd
41 George W.Bush (2003), “President says Saddam Hussein must leave Iraq within 48 hours”, ,The White House
https://georgewbush-whitehouse.archives.gov/news/releases/2003/03/20030317-7.html, tham khảo ngày
12/05/2022.
42 History.com Editors (2009), “War in Iraq begins”, A&E Television Networks, https://www.history.com/this-
day-in-history/war-in-iraq-begins, tham khảo ngày 11/05/2022.
17
Anh cũng đối đầu với nhóm chiến binh này khi triển khai các chiến dịch xung
quanh thành phố Barsa phía nam. “Chúng tôi không ngờ người Iraq thể
43
chiến đấu đến vậy. Chúng tôi không tin điều đó”, một cực đặc nhiệm SBS của
Anh cho biết. “Đó sốc cho chúng tôi khi đối mặt với sự kháng cự như
vậy”.
44
Tại miền trung Iraq, các lực lượng Vệ binh Cộng hòa – một nhóm bán quân
sự được trang bị khí liên hệ với đảng cầm quyền đã được triển khai để
bảo vệ thủ đô Baghdad. Mặc sự kháng cự của Iraq đôi khi rất mạnh mẽ,
nhưng lực lượng quân đội và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nhanh chóng giành
quyền kiểm soát sân bay quốc tế của Baghdad vào ngày 4 tháng 4 tiếp tục
tổ chức các cuộc đột kích vào trung tâm thành phố. Vào ngày 9 tháng 4,
Baghdad thất thủ, binh lính Hoa Kỳ đã giành quyền kiểm soát thành phố, đồng
thời trong cùng ngày, lực lượng quân đội Anh cuối cùng cũng bảo vệ được
Barsa. Mọi chuyện dường như êm đẹp cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định cấm
các lực lượng mặt đất Mỹ dùng lãnh thổ của mình để tấn công phía bắc Iraq
đình chỉ việc cho phép các phi quân sự Mỹ bay qua không phận. Bất chấp
45
điều đó, một trung đoàn lính Mỹ đã thả xuống khu vực này các binh
Lực lượng đặc biệt của Mỹ cùng với các chiến binh Peshmerga của người Kurd
đánh chiếm các thành phố phía bắc trong hai ngày 10 và 11 tháng 4. Quê hương
của Saddam Tikrīt, thành trì lớn cuối cùng của chế độ, đã chính thức sụp đổ
với sự kháng cự ít ỏi vào ngày 13 tháng 4.
Ngày 1 tháng 5 năm 2003, Tổng thống Bush tuyên bố “sứ mệnh hoàn
thành” chấm dứt các cuộc tác chiến lớn Iraq. Các nhà lãnh đạo Iraq đã bỏ
trốn đối tượng bị lực lượng Hoa Kỳ truy lùng gắt gao. Sau các cuộc truy
lùng này, lính Mỹ tìm thấy Saddam Hussein trốn trong một cái hố sâu sâu
khoảng 1,8 đến 2,4 mét, cách thành phố quê nhà Tikrīt khoảng 14,5km. Một
người lính có mặt tại hiện trường mô tả ông ta là “người đàn ông đầu hàng trước
43 tại chú thích số 37.Tlđd
44 Nguyễn Tiến (2021), “Chiến dịch Mỹ “nở hoa trong lòng địch’ tại Iraq năm 2003”, VnExpress,
https://vnexpress.net/chien-dich-my-no-hoa-trong-long-dich-tai-iraq-nam-2003-4295752.html, tham khảo ngày
12/05/2022.
45 Như trên.
18
| 1/53

Preview text:

BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ---------------------
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
HỌC PHẦN: TRUYỀN THÔNG QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: LÝ THUYẾT ĐÓNG KHUNG VÀ LIÊN HỆ ĐẾN CÁCH TRUYỀN
THÔNG MỸ ĐÓNG KHUNG CHIẾN TRANH IRAQ
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Huyền Trang ThS. Trần Bảo Châu
Sinh viên thực hiện:
Trần Bảo Ngọc - LQT47A1-0338 Lê Văn Nam - LQT47A1-0337
Nguyễn Phương Thảo - LQT47A1-0351
Vũ Minh Huệ - LQT47A1-0324
Lớp: LQT47A1
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2022 MỤC LỤC M ĐẦẦ Ở U 1 N I DUNG Ộ 3
Chương I. Lý thuyết về thuyết đóng khung...........................................................3
1.1. Lịch sử ra đời..................................................................................................3
1.2. Định nghĩa về thuyết đóng khung.................................................................4
1.3. Cách đóng khung...........................................................................................5
1.4. Mô hình quy trình đóng khung.....................................................................6
1.5. Các loại khung................................................................................................7
1.5.1. Khung truyền thông (media frames) và khung cá nhân (individual
frames)................................................................................................................7

1.5.2. Khung mạnh (strong frames) và khung yếu (weak frames)...................8
1.5.3. Khung chung (generic frames) và khung về các vấn đề cụ thể (specific
frames)................................................................................................................9

1.6. Mối quan hệ giữa thuyết đóng khung và thuyết thiết lập chương trình
nghị sự..................................................................................................................11

Chương II. Cách truyền thông nước Mỹ đóng khung chiến tranh Iraq...........15
2.1. Khái quát chung về Chiến tranh Iraq năm 2003......................................15
2.1.1. Khởi nguồn của Chiến tranh Iraq.........................................................15
2.1.2. Cuộc xung đột năm 2003........................................................................17
2.1.3. Phản ứng của công chúng về cuộc giao tranh......................................19
2.2. Phân tích sự đóng khung của truyền thông nước Mỹ lên chiến tranh
Iraq.......................................................................................................................20

2.2.1. Cách các trang tin tức của nước Mỹ đưa tin về chiến tranh Iraq........20
2.2.2. Đóng khung bằng hình ảnh trong chiến tranh Iraq.............................27
2.2.3. Đóng khung về chiến tranh Iraq thông qua phim điện ảnh.................31
Chương III. Đánh giá sức ảnh hưởng của truyền thông đối với chiến tranh
Iraq..........................................................................................................................38
KẾẾT LU N Ậ 44 DANH M C T Ụ ÀI LI U THAM KH Ệ O Ả 46 MỞ ĐẦU
Song hành cùng sự phát triển của xã hội và công nghệ, truyền thông ngày
càng giữ vai trò cốt yếu trong đời sống, gia tăng sức ảnh hưởng trên mọi lĩnh
vực, đặc biệt là chính trị và xã hội. Được coi là “quyền lực mềm” hay “quyền
lực thứ tư” bên cạnh với ba nhánh quyền lực Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp,
truyền thông ngoài việc cung cấp thông tin, cập nhật cho công chúng về các sự
kiện quốc tế mà còn có vai trò định hướng quan điểm của dư luận về sự kiện.
Chính lý do này mà truyền thông là một công cụ hữu hiệu để làm bùng lên hoặc
cũng có thể làm dịu đi căng thẳng của một vấn đề tranh cãi nào đó.
Có thể thấy, khi nghiên cứu truyền thông, dư luận xã hội là một trong những
thành tố góp phần quan trọng vào việc đánh giá hiệu quả truyền thông. Bởi vậy, từ
trước đến nay trong ngành truyền thông, các lý thuyết liên quan đến dư luận xã hội
cũng như ý kiến của công chúng luôn được quan tâm hàng đầu. Một trong số
những lý thuyết truyền thông tiêu biểu có vai trò dẫn dắt, định hướng quan điểm dư
luận đó là “Lý thuyết đóng khung”. Khái niệm “đóng khung” lần đầu tiên được
thừa nhận bởi Gregory Bateson vào năm 1972. Đến năm 1974, Erving Goffman
được cho là người đầu tiên hoàn thiện khái niệm này. Theo đó, lý thuyết đóng
khung được hiểu là cách các phóng viên, biên tập viên lựa chọn những sự kiện nhất
định hay những chi tiết cụ thể để đưa vào trong sản phẩm truyền thông, từ đó
thuyết phục, định hướng cho công chúng cách tiếp cận và đánh giá về đối tượng
được đưa tin. Như vậy, thông tin được đưa tới công chúng luôn được “lọc” qua
lăng kính theo cách mà các đơn vị truyền thông mong muốn.
Một ví dụ điển hình cho lý thuyết này đó là Chiến tranh Iraq năm 2003, hay
còn được biết đến với cái tên “Chiến dịch tự do Iraq”. Vào ngày 20 tháng 3 năm
2003, liên minh do Hoa Kỳ đứng đầu đã khơi mào cuộc xung đột tại Iraq với mục
tiêu giải giáp kho vũ khí hạt nhân mà được cho là Iraq đang sở hữu cũng như làm
“suy giảm” chế độ độc tài Saddam Hussein. Hơn nữa, chính quyền George W.Bush
cho rằng Tổng thống Iraq Saddam Hussein có mối liên hệ mật thiết với Al – Queda
– thủ phạm của vụ tấn công 11/9 khiến cuộc can thiệp quân sự này là mục tiêu hàng 1
đầu của Hoa Kỳ. Sự kiện này ngay lập tức tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều ở các
nước trong khu vực và trên thế giới, đồng thời nhận được sự quan tâm đặc biệt của
các hãng truyền thông lớn. Vậy, cụ thể truyền thông Mỹ đã nói những gì về sự kiện
này thông qua các phương tiện truyền thông? Những thông tin này có phản ánh
chính xác diễn biến, tính chất của sự kiện hay không? Quan điểm của đơn vị báo
chí về sự kiện này như thế nào? Vai trò, tác động của truyền thông và báo chí đối với sự kiện này ra sao?
Với mục đích làm rõ các vấn đề trên để thấy được tương quan giữa truyền
thông với chính trị, cũng như vai trò của truyền thông trong việc định hướng thông
tin, đóng khung sự kiện và dẫn dắt dư luận trong các sự kiện chính trị nói chung và
Chiến tranh Iraq nói riêng, nhóm nghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài “Lý thuyết
Đóng khung và liên hệ đến cách truyền thông Mỹ đóng khung Chiến tranh
Iraq” cho bài tiểu luận cuối kỳ. 2 NỘI DUNG
Chương I. Lý thuyết về thuyết đóng khung
1.1. Lịch sử ra đời
Thuật ngữ “khung” lần đầu tiên được sử dụng bởi Gregory Bateson vào
năm 1955 trong một bài viết về tâm lý học tri giác. Ông đã chỉ ra rằng “khung”
là một khái niệm liên quan tới tâm lý nhưng đề cập đến tầm quan trọng của các
yếu tố ảnh hưởng tới cách xây dựng và định nghĩa chúng: “Bất kỳ thông điệp
nào mà xác định rõ ràng hoặc ngầm định một khung, theo thực tế cung cấp cho
người nhận các hướng dẫn hoặc sự hỗ trợ để hiểu các thông điệp được bao hàm
trong khung”.1 Đối với Bateson, khung như là một biểu đồ bao gồm các phần tử
của một tập hợp toán học, có một chức năng kép: bao gồm các phần tử bên trong
đường viền của nó và loại trừ những phần tử nằm ngoài nó. Giống như một
khung ảnh, “khung” tổ chức nhận thức của mọi người, bằng cách làm cho mọi
người chú ý đến những gì bên trong nó và bỏ qua những gì bên ngoài nó. 2
Bateson đã đưa ra định nghĩa khung tâm lý là một “giới hạn về không gian và
thời gian của một tập hợp các thông điệp tương tác”.3
Năm 1974, Erving Goffman được cho là người đầu tiên hoàn thiện khái
niệm “đóng khung” trong cuốn sách Frame analysis: An essay on the
organization of experience. Theo ông, “khung” là những giản đổ của sự diễn giải
cho phép con người “xác định, tiếp nhận, định dạng và dán nhãn cho vô số
những sự biến diễn ra trong cuộc sống của họ.”4 Ông cho rằng mọi người giải
thích những gì đang xảy ra xung quanh thế giới của họ thông qua bộ khung
chính của họ, nó được gọi là khung chính vì nó được người sử dụng coi là điểu hiển nhiên.
1 Gregory Bateson (1972), “A theory of play and fantasy”, trong cuốn Gregory Bateson, Steps to an ecology of mind.
2 A Ardèvol-Abreu (2015), “Framing theory in communication research in Spain. Origins, development and current situation”, Revista Latina de Comunicación Social,
http://www.revistalatinacs.org/070/paper/1053/23en.html, tham khảo ngày 11/05/2022.
3 Tlđd tại chú thích số 1.
4 Erving Goffman (1974), Frame analysis: An essay on the organization of experience, Northeastern University Press. 3
Bên cạnh đó, Goffman cho rằng có hai sự khác biệt trong bộ khung chính
đó là: tự nhiên và xã hội. Các bộ khung tự nhiên xác định các sự kiện là sự xuất
hiện vật lý lấy trích dẫn tự nhiên theo nghĩa đen và không quy bất kỳ lực lượng
xã hội nào cho nguyên nhân của các sự kiện. Các bộ khung xã hội xem các sự
kiện là sự xuất hiện theo định hướng xã hội, do ý thích, mục tiêu và sự thao túng
từ phía những người khác. Các bộ khung xã hội được xây dựng trên các bộ
khung tự nhiên. Những bộ khung này ảnh hưởng rất lớn đến cách dữ liệu được
giải thích, xử lý và truyền đạt.5
1.2. Định nghĩa về thuyết đóng khung
Lý thuyết đóng "Khung" được coi là phép ẩn dụ trừu tượng để nêu bật ý
nghĩa của một thông điệp, giúp người nhận dễ dàng xử lí tin tức một cách cấu
trúc hóa, trong đó bao gồm kĩ thuật mô tả và giải thích bối cảnh của vấn đề giúp
thuyết phục công chúng và giành lấy sự ủng hộ tối đa của công chúng. Đây là kĩ
thuật cần thiết không chỉ trong tranh luận mà các nhà hoạt động xã hội cũng cần
kiểm soát tốt. Trong tâm lý học, khung còn được gọi là kịch bản (script) hoặc
lược đồ (schemata). Lý thuyết đóng khung cũng có nét tương đồng với "quy tắc
ngón tay cái" khi chúng không hướng đến sự xác đáng, uy tín, mà chỉ chú trọng
về tính ứng dụng cao trên thực tiễn, dễ áp dụng và tiếp cận thông tin được truyền tải.
Khung như sự tổng hợp lại từ các ý niệm sẵn có, được phát triển lên thành
hệ thống các ý tưởng để tổ chức và diễn giải thông tin mới. Một trong những
tiền đề của khung là xã hội học diễn giải. "Việc đóng khung" (framing) sẽ cung
cấp cho người đọc mọi thông tịn cốt lõi được tóm gọn trong khung.
Định nghĩa về đóng khung của truyền thông đại chúng được đưa ra bởi
Robert Entman có lẽ là cụ thể và dễ hiểu nhất: “Quá trình đóng khung chủ yếu
liên quan tới việc lựa chọn (selection) và làm nổi bật (salience). Đóng khung có
nghĩa là lựa chọn một số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó
5 Davie, G (2017), “Framing Theory”, Mass Communication Theory https://masscommtheory.com/theory-
overviews/framing-theory/#:~:text=In%20essence%2C%20framing%20theory%20suggests,organize%20or
%20structure%20message%20meaning., tham khảo ngày 11/05/2022. 4
nổi bật lên trên văn bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt
vấn đề, một cách lý giải, một cách đánh giá đạo đức, và/ hoặc một kiến nghị giải pháp nào đó”6 1.3. Cách đóng khung
Entman đã xác định năm cách thức phổ biến để đóng khung các tin tức:7
Thứ nhất, tạo sự xung đột. Các xung đột giữa các bên có thể được ưu tiên,
như là trái ngược với quyết định thực tế được đưa ra.
Thứ hai, tập trung vào mối quan tâm của con người (cá nhân hóa dữ liệu)
thông qua những câu chuyện về những con người thật, trong đó đề cao tính cá
nhân, tập trung vào con người đó hơn cả.
Thứ ba, tập trung vào các hệ quả. Các hệ quả có thể ở phạm vi rộng. Việc
theo đuổi một chính sách có thể là không khôn ngoan nếu xét đến sự thống nhất
trong một đảng hoặc liên minh hoặc vị thế của một quốc gia trên trường quốc tế.
Thứ tư, tập trung vào mặt đạo đức. Sự đưa tin của các phương tiện truyền
thông có thể thường mang tính đạo đức, đôi khi bởi hành động bất cẩn của các
chủ thể chính trị; hoặc nói cách khác, các chính sách có thể được coi là có vấn
đề về mặt đạo đức.
Thứ năm, tập trung vào trách nhiệm để đổ lỗi cho một nguyên nhân hoăc
tìm kiếm một giải pháp.
6 Entman, R. M (1993), “Framing: Towards clarification of a fractured paradigm”, Journal of Communication, 43(4), pp. 51–58.
7 Entman, R. M (1991), “Framing US Coverage of international News: Contrast in Narratives of KAL and Iran
Air Incidents”, Journal of Communication. 5
1.4. Mô hình quy trình đóng khung
Mô hình quy trình đóng khung tích hợp8
Mô hình quy trình đóng khung gồm 3 phần: xây dựng khung (frame
building), thiết lập khung (frame setting), ảnh hưởng của việc đóng khung ở
mức độ cá nhân và mức độ cộng đồng (individual and societal level
consequences of framing).
Việc xây dựng khung (frame building) đề
cập tới các yếu tố ảnh hưởng tới
chất lượng về mặt cấu trúc của khung tin tức. Các yếu tố bên trong của báo chí
xác định cách các nhà báo và cơ quan thông báo chí đóng khung các vấn đề.9
Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài của báo chí cũng quan trọng không kém. Mô
hình quy trình lựa chọn tin tức của Gans vào năm 1979, cũng như công trình về
sự ảnh hưởng tới nội dung truyền thông của Shoemaker và Reese năm 1996 đã
chỉ ra rằng có 3 tác nhân gây ảnh hưởng chính. Đầu tiên là ảnh hưởng tập trung
vào nhà báo (journalist-centered influences). Các nhà báo chủ động xây dựng
các khung để sắp xếp và làm cho thông tin đến trở nên dễ hiểu. Việc hình thành
các khung được kiểm soát bởi các biến số như hệ tư tưởng, thái độ và các chuẩn
mực nghề nghiệp và được phản ánh trong cách các nhà báo đóng khung việc đưa
tin. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến việc đóng khung tin tức là việc lựa chọn các
khung dựa trên các yếu tố như loại khung hoặc định hướng chính trị của phương
tiện truyền thông. Nguồn ảnh hưởng thứ ba là các nguồn ảnh hưởng từ bên ngoài
(các tác nhân chính trị, chính quyền, nhóm lợi ích và giới tinh hoa khác). 10
8 Claes H. de Vreese (2005), “News framing: Theory and typology”, Information Design Journal, 13(1), pp. 51- 62.
9 Shoemaker, P. & Reese, S. D (1996), Mediating the Message, New York: Longman Publishers.
10 Scheufele, D. A (1999), “Theory of Media Effects”, 49(1), pp. 103-122.
Journal of Communication, 6
Việc thiết lập khung (frame setting) đề cập tới sự tương tác giữa khung
truyền thông với kiến thức nền và các khuynh hướng của các cá nhân. Các
khung trong tin tức có thể ảnh hưởng đến việc học hỏi, giải thích và đánh giá các
vấn đề và sự kiện. Hệ quả của việc định khung có thể ở trên cấp độ cá nhân và
cấp độ xã hội. Ở cấp độ cá nhân, có thể làm thay đổi hành vi, thái độ về một vấn
đề dựa trên việc tiếp xúc với một số khung nhất định11. Ở cấp độ xã hội, khung
có thể góp phần định hình các quá trình ở cấp độ xã hội như xã hội hóa chính trị,
ra quyết định và hành động tập thể.12 1.5. Các loại khung
1.5.1. Khung truyền thông (media frames) và khung cá nhân (individual frames)
Vào năm 2007, Scheufele và Tewksbury đã mô tả các khung được giới
truyền thông sử dụng như các cấu trúc vĩ mô, cần thiết để giảm độ phức tạp của
các vấn đề và để điều chỉnh nó cho phù hợp với nhu cầu và sự ràng buộc của
giới truyền thông và khán giả, cũng như các lược đồ diễn giải đã được sử dụng.13
Khi đã đi vào tâm trí của các cá nhân, khung trở thành cấu trúc vi mô cho phép
khán giả sử dụng thông tin nhận được để hình thành những ấn tượng và hình ảnh
của riêng họ về thế giới. 14
Về khung truyền thông, Gamson và Modigliani đã định nghĩa đó là: “một ý
tưởng tổ chức trung tâm hoặc dòng câu chuyện cung cấp ý nghĩa cho một chuỗi
sự kiện đang diễn ra. . . Khung đề xuất về vấn đề của cuộc tranh luận là gì, và về
tính chất của vấn đề.”15 Với việc coi khung truyền thông hay khung tin tức là sự
cần thiết để biến những sự việc vô nghĩa và không thể nhận biết thành một sự
kiện có thể nhận thức rõ, Tuchman đã đưa ra một định nghĩa tương tự cho khung
11 Tlđd tại chú thích số 8. 12 Như trên.
13 Scheufele, D. A. & Tewksbury, D (2007), “Framing, agenda-setting and priming: the evolution of three media effects models”, , 57, pp. 9-20.
Journal of Communication
14 Tlđd tại chú thích số 2.
15 Gamson, W. A., & Modigliani, A. (1987), “The changing culture of affirmative action”, trong cuốn R. G.
Braungart & M. M. Braungart (Eds.), Research in political sociology (Vol. 3, pp. 137–177), Greenwich, CT: JAIPress. 7
truyền thông: “Khung tin tức tổ chức các thực tế hàng ngày và khung tin tức là
một phần thiết yếu của thực tế hàng ngày. . . nó là một đặc điểm thiết yếu của tin
tức. ”16. Khung truyền thông đóng vai trò như công việc thường ngày của các
nhà báo, cho phép các nhà báo nhanh chóng xác định và phân loại thông tin và
“đóng gói nó để chuyển tiếp hiệu quả đến khán giả của họ”.17
Entman đưa ra lời giải thích chi tiết hơn về cách phương tiện truyền thông
cung cấp cho khán giả các lược đồ để diễn giải các sự kiện. Đối với ông, các yếu
tố cần thiết là sự lựa chọn và sự nổi bật: “Đóng khung có nghĩa là lựa chọn một
số khía cạnh trong cách hiểu về hiện thực, rồi làm cho nó nổi bật lên trên văn
bản truyền thông bằng cách nhấn mạnh vào một cách đặt vấn đề, một cách lý
giải, một cách đánh giá đạo đức, và/ hoặc một kiến nghị giải pháp nào đó”18. Do
đó, việc đóng khung và trình bày các sự kiện và tin tức trên các phương tiện
thông tin đại chúng có thể ảnh hưởng một cách có hệ thống đến cách người nhận
tin tức hiểu được những sự kiện này.19
Về khung cá nhân, nó được định nghĩa là “các cụm ý tưởng được lưu trữ
trong trí óc nhằm định hướng quá trình xử lý thông tin của các cá nhân”20.
Khung của các cá nhân là khung diễn giải thực tế và các lược đồ trong đó thông
tin mới được tích hợp, vì vậy chúng không có biểu hiện vật chất (giống như
khung truyền thông), nhưng có thể có ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của các
cá nhân. Đây là những quá trình tâm lý chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội học như văn hóa.21
1.5.2. Khung mạnh (strong frames) và khung yếu (weak frames)
Để đáp ứng sức thuyết phục của khung, sự khác biệt giữa khung mạnh và
khung yếu đã được chỉ ra. Vào năm 2007, Chong và Druckman lập luận rằng
16 Tuchman, G. (1978), Making news: A study in the construction of reality, New York: Free Press.
17 Gitlin, T. (1980), The whole world is watching: Mass media in the making & unmaking of the new left,
Berkeley: University of California Press.
18 Tlđd tại chú thích số 7.
19 Price, V., Tewksbury, D., & Powers, E. (1995, November), “Switching trains of thought: The impact of news
frames on readers’ cognitive responses”, Paper presented at the annual conference of the Mid-west Association
for Public Opinion Research, Chicago, IL.
20 Tlđd tại chú thích số 6. 21 Như trên. 8
nếu chấp nhận rằng có nhiều loại khung khác nhau, thì người ta không thể từ
chối ý kiến rằng không phải tất cả các khung đều có sức mạnh như nhau. Sức
mạnh của khung có thể được đánh đồng với sự hấp dẫn của khung đối với cá
nhân hoặc công chúng và khả năng thuyết phục của nó so với một khung thay
thế. Tuy nhiên, như Chong và Druckman đã công nhận, sức mạnh của khung rất
khó để đo lường. Bảng câu hỏi về nhận thức và thang đo chủ quan là những
công cụ thường được sử dụng để định lượng sức mạnh này, mặc dù chúng không
thể đảm bảo độ chính xác của phép đo.
Sức mạnh tương đối của khung phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như tần
suất, khả năng tiếp cận và mức độ liên quan của chúng. Tần suất được định
nghĩa là số lần và số lượng công ty sử dụng lặp lại một khung. Nếu tần số càng
lớn thì sức mạnh càng lớn. Bên cạnh đó, sức mạnh của khung có xu hướng lớn
hơn khi nó tập trung vào những sự cân nhắc mà dễ dàng tiếp cận đối với các cá
nhân - những người đã tiếp xúc với khung và đã hiểu nó từ trước. Một yếu tố
khác liên quan đến sức mạnh của khung là tính liên quan của nó: khung nói về
cốt lõi của vấn đề sẽ mạnh hơn những khung nói về các vấn đề ngoại vi.22
1.5.3. Khung chung (generic frames) và khung về các vấn đề cụ thể
(specific frames)
Các khung cụ thể được áp dụng cho một chủ đề hoặc sự kiện cụ thể, trong
khi đó, các khung chung được áp dụng linh hoạt hơn cho các sự kiện khác nhau
và thậm chí trong các không gian vật lý, thời gian và văn hóa khác nhau.
Về khung chung, vào năm 1992, Neuman, Just và Crigler đã xác định các
khung chung nhất được cả truyền thông và công chúng sử dụng đó là: “tác động
của con người”, “sự bất lực”, “kinh tế”, “giá trị đạo đức” và “xung đột”.23
Khung tác động của con người tập trung vào việc mô tả các nhóm và các cá
nhân bị ảnh hưởng bởi một vấn đề. Bên cạnh đó, khung về sự bất lực đề cập đến
22 Chong, D. & Druckman, J. N. (2007), “A theory of framing and opinion formation in competitive elite environments”, , 57, pp. 99-1
Journal of Communication 18.
23 Neuman, W. R., Just, M. R. & Crigler, A. N (1992), Common knowledge, Chicago: University of Chicago Press. 9
“sự thống trị của các thế lực trước các nhóm và các cá nhân yếu kém”.24 Khung
về kinh tế phản ánh “sự bận tâm với kết quả kinh doanh, lợi nhuận và khoản
lỗ”.25 Khung về các giá trị đạo đức đề cập đến các quy định về đạo và xã hội
bằng cách đưa ra các suy luận hoặc các trích dẫn. 26 Khung về xung đột phản ánh
sự bất đồng giữa các cá nhân, tổ chức hoặc các quốc gia.27 Hướng nghiên cứu
này đã tiếp tục được phát triển bởi Semetko và Valkenburg vào năm 2000. Họ đã
xác định năm loại khung đó là: “quy trách nhiệm”, “xung đột”, “khía cạnh tâm
lý”, “đạo đức” và “hậu quả kinh tế”.
Một loại khung chung chung khác được sử dụng rộng rãi trong các tài liệu
về truyền thông chính trị là khung “chiến lược”, được đề xuất bởi Rhee vào năm
1997 và đối lập với khung “vấn đề”.28 Khung chiến lược sẽ tập trung vào các
khía cạnh như phong cách của các ứng cử viên chính trị, tính cách của họ, chiến
thuật và sự phát triển của chiến dịch bầu cử,... Trong loại khung này, ngôn ngữ
chiến tranh và cuộc chơi thường được sử dụng là: tấn công, chiến đấu, chiến thắng, thất bại,…
Về khung về các vấn đề cụ thể, các nghiên cứu đã xem xét khung của
Intifada (Cohen & Wolfsfeld, 1993), mạng Internet (Roessler, 2001), phong trào
phụ nữ (Terkild sen & Schnell, 1997), và tranh chấp lao động (Simon & Xenos,
2001)29. Dựa trên phân tích nội dung của một số tờ báo lớn của Hoa Kỳ, bốn
khung đã được xác định đó là: “nói chuyện”, “chiến đấu”, “bế tắc” và “khủng
hoảng”. Bốn khung này phản ánh thời gian phát triển của vấn đề trong tin tức và
là các vấn đề nhạy cảm. Vào năm 2002, về lĩnh vực bầu cử, Shah và những
người khác đã xác định ba khung lặp lại trong tin tức trong giai đoạn cuối cùng
của nhiệm kỳ tổng thống Clinton là “vụ bê bối về hành vi của Clinton”, “vụ bê
bối về sự tấn công Đảng Bảo thủ” và “vụ bê bối về phản ứng của Đảng Tự do”. 24 Như trên. 25 Như trên.
26 Tlđd tại chú thích số 8.
27 Cappella, Joseph N., and Kathleen H. Jamieson (1997), Spiral of Cynicism: The Press and the Public Good, Oxford University Press.
28 Tlđd tại chú thích số 2.
29 Tlđd tại chú thích số 8. 10
Tương tự như vậy, các nghiên cứu khác về khung trong tin tức đã điều tra sự
hiện diện của các khung liên quan đến vấn đề cụ thể đáng nghi ngờ.
1.6. Mối quan hệ giữa thuyết đóng khung và thuyết thiết lập chương trình nghị sự
Đóng khung là một nguồn của giao tiếp và nó sẽ xây dựng một phần bất kỳ
của thông tin được giao tiếp. Đóng khung thông tin là không thể tránh khỏi
trong giao tiếp của con người bởi vì tất cả chúng ta đều mang khung của riêng
mình vào giao tiếp hàng ngày.30
Lý thuyết đóng khung là việc tập trung sự chú ý vào các sự kiện nhất định,
rồi đặt các sự kiện đó vào một lĩnh vực ý nghĩa cụ thể. Lý thuyết đóng khung
cũng có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực quan hệ công chúng. Những
người làm trong ngành này có thể sử dụng việc đóng khung để hướng khán giả
đến một niềm tin nhất định. Để một chiến dịch truyền thông thành công với mục
tiêu thiết lập sự kết nối với khách hàng, thì thái độ và hành vi của khách hàng
cần phải được phản ánh hiệu quả qua thông điệp. Khi tạo ra một thông điệp
truyền thông thì các nhà truyền thông bắt buộc phải ý thức được cách người
nhận hiểu và tiếp nhận thông điệp đó.31
Thuyết thiết lập chương trình nghị sự cho rằng các cơ quan báo chí và
truyền thông sẽ căn cứ vào những thông tin thực tế đang có để lựa chọn ra các
vấn đề và nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng chứ
không phải là cung cấp các thông tin mà công chúng cần. Nói cách khác, lý
thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” chỉ quan tâm công chúng suy nghĩ gì
(What to think about) chứ không phải “nghĩ như thế nào” (How to think). Tuy
nhiên sau đó một số chuyên gia đã thay đổi quan điểm và nhận định rằng “Thiết
lập chương trình nghị sự là một quá trình, nó vừa có thể ảnh hưởng đến việc
người ta đang suy nghĩ gì, đồng thời cũng ảnh hưởng đến việc người ta suy nghĩ như thế nào”.
30 Tlđd tại chú thích số 5. 31 Jesse Marra and Rachel Myer (2020), “Framing Theory”,
https://sites.psu.edu/rachelmyer/2020/02/11/framing-theory/, tham khảo ngày 13/05/2022. 11
Thiết lập chương trình nghị sự chính là sản phẩm từ nhận thức của công
chúng và sự quan tâm của những vấn đề nổi bật được đưa ra bởi các hãng truyền
thông. Hai giả thiết cơ bản nằm trong mỗi nghiên cứu về thiết lập chương trình
nghị sự đó là : (1) Các cơ quan báo chí và nền truyền thông không phản ánh
hiện thực; họ chọn lọc và định dạng nó; (2) nền truyền thông tập trung vào một
số ít các vấn đề và chủ đề khiến cho công chúng nhận thức rằng các vấn đề đó
quan trọng hơn các vấn đề khác. Trong quá trình truyền thông, nếu những tin
tức được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công chúng sẽ nhớ tới và
coi nó quan trọng hơn những thông tin khác.
Khoảng thời gian thiết lập kết hợp với các loại hình truyền thông đa dạng
sẽ tạo nên các chương trình nghị sự khác nhau, giúp ta hiểu về vai trò của truyền
thông. Bernard Cohen đã từng đưa ra một kết luận vào năm 1963 như sau : “Báo
chí có thể không thành công trong việc định hướng cho độc giả suy nghĩ, nhưng
nó thành công một cách đáng kinh ngạc trong việc định hướng độc giả của mình
nên nghĩ về điều gì.”
Các thông tin trong thuyết chương trình nghị sự được truyền đạt theo trình
tự : Chương trình nghị sự truyền thông ; chương trình nghị sự công cộng ;
chương trình nghị sự chính sách. Trong đó chương trình nghị sự truyền thông và
chương trình nghị sự chính sách có mối quan hệ tương hỗ với nhau, còn chương
trình nghị sự công cộng truyền tải thông tin lẻ tẻ, không liên kết bởi quần chúng.
Thu hút ý kiến dư luận: Cơ sở tâm lý cho vấn đề thu hút ý kiến dư luận
chính là sự chú ý chọn lọc của cơ quan truyền thông. Công chúng có xu hướng
bị hấp dẫn bởi các luồng thông tin gay cấn, gây xôn xao, dấy lên tranh luận cũng
như đặc điểm của đối tượng đã bị tác động trong tâm trí của họ hơn là tham gia
vào những nhận xét tường tận về ý kiến, từ đó tự mình đưa ra các đánh giá. Đó
chính là khi các chương trình nghị sự đã được định hình một cách đáng kể bởi
các phương tiện thông tin đại chúng.
Việc đưa tin truyền thông và thái độ: Những thông tin nổi bật và các chủ đề
được đăng tải trên truyền thông nghị sự cũng ảnh hưởng tới thái độ của công
chúng. Truyền thông đại chúng có chức năng sắp đặt “chương trình nghị sự” cho 12
công chúng, các bản tin và hoạt động đưa tin của cơ quan báo chí - truyền thông
có thể gây ảnh hưởng đến sự phán đoán của công chúng tới những “chuyện đại
sự” của thế giới xung quanh và tầm quan trọng của chúng bằng cách cho các
“chương trình” những nét nổi bật khác nhau, từ đó có thể tác động và tạo ra sự
dẫn đường, định hướng trong tâm trí khán giả trong tương lai.32
Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” không đánh giá hiệu quả truyền
thông trong thời gian ngắn của một hãng truyền thông nào đó đối với một sự
kiện cụ thể, mà nó đánh giá về hiệu quả xã hội lâu dài, tổng hợp ở tầm vĩ mô của
cả ngành truyền thông sau khi đưa ra hàng loạt bản tin trong một quãng thời
gian đủ lớn. Việc đưa tin về thế giới bên ngoài của các cơ quan truyền thông
không phải là sự phản ánh thực tế theo kiểu “soi gương”, mà là một hành động
lựa chọn, chắt lọc có chủ đích. Các cơ quan báo chí truyền thông sẽ dựa vào giá
trị quan và mục đích tôn chỉ của mình, đồng thời căn cứ vào môi trường thực tế
rằng vấn đề gì đang được xã hội quan tâm để “lựa chọn” vấn đề hoặc nội dung
mà họ coi là quan trọng nhất để sản xuất và cung cấp cho công chúng những
thông tin “đúng sự thật”.33
Lý thuyết đóng khung và thuyết thiết lập chương trình nghị sự có mối quan
hệ chặt chẽ và có nhiều điểm tương đồng với nhau. Lý thuyết khung đã được
nhiều người coi là gần giống với lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự và hoàn
toàn có khả năng tích hợp giữa hai mô hình. Lý thuyết thiết lập chương trình
nghị sự sẽ cho biết cách “Các bản tin được ra đời theo cách mà khi một bản tin
cụ thể được quan tâm và chú ý hơn các tin tức khác, khán giả sẽ tự động coi đó
là tin tức và thông tin quan trọng nhất được cung cấp cho họ” (McCombs, Shaw).
Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự có thể nói là bước đầu tiên trong lý
thuyết đóng khung. Cả hai đều tập trung vào cách các phương tiện truyền thông
thu hút ánh nhìn của công chúng đến các chủ đề cụ thể, và bằng cách này mà họ
32 Vũ Minh Dương (2018), “Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự”, Another Heaven,
https://anotherheavendotblog.wordpress.com/2018/08/03/ly-thuyet-thiet-lap-chuong-trinh-nghi-su/, tham khảo ngày 13/05/2022.
33 Basuki Agus Suparno, Sigit Tripambudi (2004), “The Convergence of Agenda Setting and Framing”, Jurnal Ilmu Komunikasi, 2(2). 13
sẽ thiết lập chương trình nghị sự. Nhưng lý thuyết đóng khung còn gây ảnh
hưởng mạnh mẽ hơn, bởi cách thức mà một tin tức được trình bày sẽ vô hình
chung đóng khung trong suy nghĩ của công chúng về thông tin đó. Đây thường
là một việc làm có chủ đích của cánh báo chí, nó được thể hiện qua cách những
người kiểm soát thông tin và các phương tiện truyền thông có tầm ảnh hưởng
lớn sẽ truyền đạt thông tin, tổ chức và trình bày các ý tưởng, sự kiện và chủ đề
theo cách của riêng họ.34
Khung là một “trường hợp rất đặc biệt của các thuộc tính”, vì nó sẽ được
tạo thành từ một tập hợp các thuộc tính vi mô kết hợp với nhau tạo thành một
thuộc tính vĩ mô. Chính thuộc tính vĩ mô này, hoặc một nhóm trong số chúng sẽ
tạo thành một quan điểm chi phối về một đối tượng, ảnh hưởng đến nhận thức
của công chúng về đối tượng này và sự hiểu biết của xã hội nói chung.
Ngày nay, có một trường phái tư tưởng thống trị trong các nhà nghiên cứu
về truyền thông, đó là cả hai lý thuyết (đóng khung và thiết lập chương trình
nghị sự) đều bổ sung cho nhau nhưng vẫn có tính độc lập. Trong khi các nhà
nghiên cứu về thiết lập chương trình nghị sự so sánh mức độ liên quan giữa các
chủ đề nhất định trên phương tiện truyền thông với sự cảm nhận của công
chúng, thì các nhà nghiên cứu về lý thuyết đóng khung lại so sánh cách các
phương tiện truyền thông đóng khung một chủ đề với những khung mà công
chúng sử dụng để giải thích chủ đề này.
Việc thiết lập chương trình nghị sự sẽ gây ảnh hưởng đến công chúng bằng
sự lặp lại tin tức (trên các phương tiện truyền thông) và khả năng tiếp cận (đến
tâm lý của người nhận). Chủ đề càng được lặp lại nhiều trên các phương tiện
truyền thông thì nó sẽ càng chiếm sự quan tâm lớn hơn trong tâm trí người nhận,
từ đó khả năng để mọi người tiếp cận đến chủ đề đó càng lớn. Trái lại, việc đóng
khung không gây ảnh hưởng bằng cách tiếp cận tới công chúng mà là theo khả
năng áp dụng vào thực tế, tức là khả năng tạo ra các khung diễn giải có thể áp
dụng cho nhiều trường hợp khác nhau, đến mức các khái niệm được kết nối
trong một thông điệp cũng sẽ có xu hướng kết nối với nhau trong tâm trí của
34 Tlđd tại chú thích số 5. 14
khán giả trong quá trình hình thành ý kiến, sau đó sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của công chúng.
Đối với lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự, vấn đề được đặt trọng tâm
không phải là cách một sự kiện cụ thể được ghi nhận và đưa tin, mà là mức độ
quan tâm của công chúng đến sự kiện và thời gian mà một cá nhân đã được tiếp
xúc với độ phủ sóng của sự kiện. Mặt khác, đối với lý thuyết đóng khung thì
quan trọng là cách một chủ đề hoặc một sự kiện tin tức được mô tả, cũng như
lược đồ diễn giải đã được kích hoạt để xử lý nó. Bất chấp sự khác biệt về mặt lý
thuyết này, khả năng ứng dụng và khả năng tiếp cận của hai lý thuyết vẫn có sự
liên quan và không thể tách rời nhau hoàn toàn.35
Chương II. Cách truyền thông nước Mỹ đóng khung chiến tranh Iraq
2.1. Khái quát chung về Chiến tranh Iraq năm 2003
Chiến tranh Iraq, hay còn được biết đến với cái tên “Chiến tranh vùng Vịnh
thứ 3”, bắt đầu diễn ra vào ngày 20 tháng 3 năm 2003 với các cuộc xâm lược
được gọi là “Chiến dịch Tự do Iraq” (Iraqi Freedom Operation), được tiến hành
bởi Hoa Kỳ đứng đầu và các nước đồng minh nhằm chống lại Đảng Baath của Saddam Hussein.36
2.1.1. Khởi nguồn của Chiến tranh Iraq
Mối quan hệ giữa Mỹ và Iraq chuyển sang quan hệ thù địch kể từ khi Iraq
đem quân xâm lược Kuwait (một đồng minh của Mỹ) vào năm 1990, dẫn đến
Chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991). Sau chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và các
đồng minh đã thực hiện nhiều biện pháp để làm suy yếu chế độ Hussein. Những
biện pháp này bao gồm việc thực thi các khu vực cấm bay tại Iraq mà Mỹ và các
nước đồng Minh tuyên bố là để bảo vệ cộng đồng người Kurd và người Hồi giáo
Shia; các lệnh trừng phạt kinh tế của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm cản
trở tiến độ của các chương trình phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt; cùng với đó
35 Tlđd tại chú thích số 2.
36 Youssef Bassil (2012), “The 2003 Iraq War: Operations, Causes, and Consequences”, IOSR Journal of
Humanities and Social Science (JHSS)
, 2279-0837, ISBN: 2279-0845. Volume 4, Issue 5, pp. 29-47. 15
là các cuộc thành tra nhằm đảm bảo sự tuân thủ của Iraq liên quan đến vấn đề
giải giáp vũ khí hạt nhân.37 Tuy nhiên, nhiều quốc gia cáo buộc rằng Iraq đã liên
tục cản trở các cuộc thanh tra do Liên Hợp Quốc tiến hành, cũng như không
thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ giải giáp vũ khí hủy diệt hàng loạt. Chính điều
này đã khiến cộng đồng quốc tế bày tỏ sự thất vọng và khiến Tổng thống Hoa
Kỳ lúc bấy giờ - Bill Clinton vô cùng bức xúc.
Năm 1998, Bill Clinton đã phát động một chiến dịch ném bom lãnh thổ
Iraq, có tên là “Chiến dịch Cáo sa mạc” (code-named Operation Desert Fox) với
mục tiêu cản trở khả năng sản xuất vũ khí hóa học, sinh học và hạt nhân của
chính quyền Saddam Hussein, đồng thời Hoa Kỳ cũng hy vọng chiến dịch này
sẽ làm giảm dần mối đe dọa của Iraq đối với các nước láng giềng cũng như “suy
giảm” sức mạnh của Saddam.38 Để đáp trả, sau chiến dịch này, Saddam Hussein
đã đình chỉ hoàn toàn việc hợp tác với các thanh tra viên Liên Hợp Quốc và trục xuất họ về nước.
Năm 2002, Tổng thống mới của Hoa Kỳ, George W.Bush, bắt đầu công
khai ý định về một cuộc can thiệp quân sự vào Iraq trong Bản Thông điệp Liên
bang, gọi Iraq là 1 thành viên của Trục ma quỷ (Axis of Evil) và tuyên bố rằng
“Hoa Kỳ không cho phép các chế độ nguy hiểm bậc nhất thế giới đe dọa chúng
ta với những vũ khí hủy diệt hàng loạt”39. Ông cũng lập luận rằng tình trạng dễ
bị tấn công của nước Mỹ sau sự kiện 11/9 , kết hợp với việc Iraq sở hữu và sản
xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt (một cáo buộc mà sau đó đã được chứng minh là
sai lầm), và sự ủng hộ của nước này đối với các nhóm khủng bố, mà theo chính
quyền Bush, bao gồm cả Al-Qaeda – thủ phạm của vụ tấn công 11/9, đã khiến
cho việc giải giáp Iraq là một mục tiêu hàng đầu của Hoa Kỳ. Ngày 8 tháng 11
năm 2002, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 1441, yêu cầu
Iraq tái hợp tác với các thanh tra viên và phải tuân thủ tất cả các nghị quyết
37 Britannica, T. Editors of Encyclopedia (2021), “Iraq War”, Encyclopedia Britannica,
https://www.britannica.com/event/Iraq-War, tham khảo ngày 10/05/2022.
38 William M. Arkin (1999), “Analysis: The Difference Was in the Details”, Special to The Washington Post, pp. B1.
39 President George W.Bush (2002), “President Delivers State of the Union Address”, The White House,
https://georgewbush-whitehouse.archives.gov/news/releases/2002/01/20020129-11.html, tham khảo ngày 11/05/2022 16
trước đó. Iraq dường như đã có động thái tuân thủ nghị quyết, song, Tổng thống
Bush và Thủ tướng Anh – Tony Blair cáo buộc rằng nước này đang tiếp tục cản
trở các cuộc thanh tra của Liên Hợp Quốc và vẫn sở hữu các vũ khí cấm.40 Các
nhà lãnh đạo khác trên thế giới, chẳng hạn như Tổng thống Pháp - Jacques
Chirac và Thủ tướng Đức - Gerhard Schröder, viện dẫn rằng sự hợp tác của Iraq
đang có chiều hướng tăng lên và cần cho Iraq thêm thời gian để tuân thủ các
biện pháp đó. Tuy nhiên, vào ngày 17 tháng 3, Bush cho rằng nỗ lực ngoại giao
của Hội đồng Bảo an là vô ích và tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iraq.
Đồng thời, George W.Bush gửi tối hậu thư tới Saddam Hussein, yêu cầu đầu
hàng và rời khỏi Iraq trong vòng 48 giờ.41
2.1.2. Cuộc xung đột năm 2003
Bất chấp yêu cầu của Bush, Saddam Hussein từ chối rời khỏi Iraq. Vào
ngày 20 tháng 3 năm 2003, Hoa Kỳ, cùng các lực lượng liên minh chủ yếu đến
từ Vương quốc Anh, đã khơi mào cuộc chiến tại Iraq. Ngay sau khi những vụ nổ
bắt đầu lay chuyển Baghdad, thủ đô Iraq, Tổng thống Mỹ khi đó là George W.
Bush đã lên phát biểu trên truyền hình: “Vào giờ này, các lực lượng của Hoa Kỳ
và đồng minh đang ở trong giai đoạn đầu của những hoạt động quân sự nhằm
giải giáp Iraq, giải phóng người dân của họ, và bảo vệ thế giới khỏi hiểm nguy.”42
Liên quân do Mỹ dẫn đầu lên kế hoạch mở đầu chiến dịch từ phía nam Iraq
và tiến lên thủ đô Iraq. Iraq có lợi thế hơn khi là bên phòng thủ, do đó các nhà
hoạch định chiến lược của Mỹ tìm cách phân tán lực lượng Iraq bằng cách gây
sức ép từ phía Bắc. Để thực hiện được chiến lược này, Mỹ phải thuyết phục
được lực lượng dân quân người Kurd ở miền bắc Iraq để hợp tác với họ. Ở miền
nam Iraq, lực lượng kháng chiến lớn nhất đối với quân đội Hoa Kỳ khi họ tiến
lên phía bắc được biết đến với cái tên Fedayeen Saddam. Tương tự, quân đội
40 Tlđd tại chú thích số 37.
41 George W.Bush (2003), “President says Saddam Hussein must leave Iraq within 48 hours”, The White House,
https://georgewbush-whitehouse.archives.gov/news/releases/2003/03/20030317-7.html, tham khảo ngày 12/05/2022.
42 History.com Editors (2009), “War in Iraq begins”, A&E Television Networks, https://www.history.com/this-
day-in-history/war-in-iraq-begins, tham khảo ngày 11/05/2022. 17
Anh cũng đối đầu với nhóm chiến binh này khi triển khai các chiến dịch xung
quanh thành phố Barsa ở phía nam.43 “Chúng tôi không ngờ người Iraq có thể
chiến đấu đến vậy. Chúng tôi không tin điều đó”, một cực đặc nhiệm SBS của
Anh cho biết. “Đó là cú sốc cho chúng tôi khi đối mặt với sự kháng cự như vậy”.44
Tại miền trung Iraq, các lực lượng Vệ binh Cộng hòa – một nhóm bán quân
sự được trang bị vũ khí có liên hệ với đảng cầm quyền – đã được triển khai để
bảo vệ thủ đô Baghdad. Mặc dù sự kháng cự của Iraq đôi khi rất mạnh mẽ,
nhưng lực lượng quân đội và thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã nhanh chóng giành
quyền kiểm soát sân bay quốc tế của Baghdad vào ngày 4 tháng 4 và tiếp tục
tổ chức các cuộc đột kích vào trung tâm thành phố. Vào ngày 9 tháng 4,
Baghdad thất thủ, binh lính Hoa Kỳ đã giành quyền kiểm soát thành phố, đồng
thời trong cùng ngày, lực lượng quân đội Anh cuối cùng cũng bảo vệ được
Barsa. Mọi chuyện dường như êm đẹp cho đến khi Thổ Nhĩ Kỳ quyết định cấm
các lực lượng mặt đất Mỹ dùng lãnh thổ của mình để tấn công phía bắc Iraq và
đình chỉ việc cho phép các phi cơ quân sự Mỹ bay qua không phận.45 Bất chấp
điều đó, một trung đoàn lính dù Mỹ đã thả xuống khu vực này và các binh sĩ
Lực lượng đặc biệt của Mỹ cùng với các chiến binh Peshmerga của người Kurd
đánh chiếm các thành phố phía bắc trong hai ngày 10 và 11 tháng 4. Quê hương
của Saddam ở Tikrīt, thành trì lớn cuối cùng của chế độ, đã chính thức sụp đổ
với sự kháng cự ít ỏi vào ngày 13 tháng 4.
Ngày 1 tháng 5 năm 2003, Tổng thống Bush tuyên bố “sứ mệnh hoàn
thành” và chấm dứt các cuộc tác chiến lớn ở Iraq. Các nhà lãnh đạo Iraq đã bỏ
trốn và là đối tượng bị lực lượng Hoa Kỳ truy lùng gắt gao. Sau các cuộc truy
lùng này, lính Mỹ tìm thấy Saddam Hussein trốn trong một cái hố sâu sâu
khoảng 1,8 đến 2,4 mét, cách thành phố quê nhà Tikrīt khoảng 14,5km. Một
người lính có mặt tại hiện trường mô tả ông ta là “người đàn ông đầu hàng trước
43 Tlđd tại chú thích số 37.
44 Nguyễn Tiến (2021), “Chiến dịch Mỹ “nở hoa trong lòng địch’ tại Iraq năm 2003”, VnExpress,
https://vnexpress.net/chien-dich-my-no-hoa-trong-long-dich-tai-iraq-nam-2003-4295752.html, tham khảo ngày 12/05/2022. 45 Như trên. 18