Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học
Tiểu luận môn chủ nghĩa xã hội khoa học với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (PLT09A)
Trường: Học viện Ngân hàng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1
A. MỞ ĐẦU............................................................................................................................................2 1.
Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................................2 2.
Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................2 3.
Đối tượng và phạm vi nhiên cứu...................................................................................................3 4.
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu..................................................................................3 5.
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.........................................................................................3
B. NỘI DUNG.........................................................................................................................................3
Phần 1. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về
vấn đề tôn giáo.......................................................................................................................................3 1.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo................................................................4 1.1.
Định nghĩa tôn giáo.............................................................................................................4 1.2.
Bản chất của tôn giáo..........................................................................................................4 1.3.
Nguồn gốc của tôn giáo.......................................................................................................4 1.4.
Tính chất của tôn giáo.........................................................................................................5 1.5.
Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội................6 2.
Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam....................................................................................................................................................7
Phần 2: Thực trạng tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay......................................................8 1.
Thực trạng tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay........................................................8 1.1.
Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay.................................................................................8 1.2.
Ảnh hưởng của Phật giáo tại Việt Nam..............................................................................10 1.3.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên...............................................................................................13 1.4.
Những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của tôn giáo và tín ngưỡng và thách thức trong việc
quản lý tôn giáo và tín ngưỡng trong thời đại ngày nay................................................................17 2.
Nhận thức của bản thân về vấn đề tôn giáo...........................................................................18 2.1.
Vai trò của tôn giáo trong thời kì hội nhập........................................................................18 2.2.
Phát triển của tôn giáo trong tương lai..............................................................................19 2.3.
Tránh nhiệm của cá nhân và tổ chức về vấn đề tôn giáo....................................................19
C. KẾT LUẬN......................................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................22 2 A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong đời sống tinh thần của con người tôn giáo luôn đóng vai trò quan trọng
nhất định. Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử loài người, tôn giáo ra đời và
trở thành một hiện tượng xã hội. Có nhiều tôn giáo khác nhau trên thế giới nhưng
nhìn chung mọi tôn giáo đều hướng con người đến cái chân – thiện – mỹ với
những giá trị tốt đẹp. Chủ nghĩa cộng sản không phủ nhận tuyệt đối tôn giáo mà
dung hóa tôn giáo trong đời sống, chính trị, xã hội để phát triển. Ở Việt Nam, tôn
giáo cũng đóng một vai trò nhất định trong đời sống tinh thần. Nhìn chung mọi đạo
lý của tôn giáo đều chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Những chiết lý ấy giúp cho
con người sống với nhau gần giũ hơn, có trách nhiệm hơn với bản thân, cộng đồng,
với sự phát triển ching của toàn xã hội. Tôn giáo là sự tự do tin ngưỡng của mỗi
công dân. Vì vậy trong định hướng trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa,
Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của các tôn giáo. Bên cạnh đó, cũng còn
một số cá nhân, nhóm tín đồ tôn giáo chưa nhận thức đúng và thực hiện đúng chính
sách tôn giáo. Một số vấn đề nổi lên là: tình trạng khiếu kiện, khiếu nại về đất đai,
cơ sở thờ tự các tôn giáo; hoạt động tôn giáo trái quy định; lợi dụng tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để chống đối chính quyền, gây mất an ninh
trật tự. Chính vì thế mà mỗi người dân cần xác định rõ tư tưởng tự do tín ngưỡng
phải đi đôi với chấp hành pháp luật của Đảng và nhà nước. Đó cũng là lý do em
quyết định chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê nin về vấn đề tôn giáo.
Ảnh hưởng của tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay”
là đề tài nghiên cứu, để xác định rõ cách nhìn nhân, lựa chọn tín ngưỡng góp phần
vào sự phát triển chung của xã hội.
2. Mục đính và nhiệm vụ nghiên cứu -
Mục đính: Trên cơ cở lý luận về tôn giáo của chủ nghĩa Mác-Lê nin và
những chính sách về tôn giáo của Việt Nam trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã 3
hội, tiểu luận nêu lên những ảnh hưởng của tôn giáo và tín ngưỡng đến đời sống
của người dân Việt Nam. - Nhiệm vụ: o
Khái quát những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo, cơ sở lý
luận để xây dựng chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. o
Nêu ra những ảnh hưởng của tôn giáo và tin ngưỡng đến đời sống xã hội ở Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nhiên cứu -
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách của Đảng và nước về vấn đề tôn giáo.
Nhận thức của nhân dân về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng. -
Phạm vi nghiên cứu: o
Không gian: trong đất nước Việt Nam. o
Thời gian: Thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Tiểu luận được thể hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và chính sách tôn giáo nói riêng.
- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện tiểu luận này, em sử dụng mối quan
hệ biện chứng giữa khách quan – chủ quan, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng, giữa lý luận và thực tiễn. Đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp logic
– lịch sử, phân tích – tổng hợp, điều tra xã hội học nhằm mục đích và hoàn thành
nhiện vụ mà đề tài đặt ra.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lý luận: làm sâu sắc hơn về những vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng
trong những chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Từ đó có những
nhìn nhận đúng đắn về vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Hiểu được bản chất, nguồn gốc và các vấn đề của tôn
giáo. Biết được nguyên nhân tồn tại và nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong 4
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nắm vững và biết vận dụng nhiều quan điếm,
chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta trong quá trình học tập, công tác. B. NỘI DUNG
Phần 1. Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và chính sách của Đảng
và Nhà nước Việt Nam về vấn đề tôn giáo.
1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo
1.1. Định nghĩa tôn giáo.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và
tồn tại phổ biến hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua.
Nhìn chung bất cứ một tôn giáo nào, với hình thái phát triển của nó đều bao gồm: ý
thức tôn giáo và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính
chất tín ngưỡng nghi thức của nó.
1.2. Bản chất của tôn giáo
Chủ nghĩa Mác – Lênin coi tín ngưỡng, tôn giáo là một hình thái ý thức xã
hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua hình thức
phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí.
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội – văn hóa do con người sáng tạo ra. Con
người sáng tạo ra tôn giáo vì mục đích, lợi ích của họ, phản ánh những ước mơ,
nguyện vọng, suy nghĩ của họ. Nhưng, sáng tạo tôn giáo, con người lại bị lệ thuộc
vào tôn giáo, tuyệt đối hóa và phục tùng tôn giáo vô điều kiện. Về phương diện thế
giới quan, các tôn giáo mang thế giới quan duy tâm, có sự khác biệt với thế giới
quan duy vật biện chứng, khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin. Mặc dù có sự khác
biệt về thế giới quan, nhưng những người công sạn với lập trường mác xít không
bao giờ có thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo
của nhân dân; ngược lại, luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không
theo tôn giáo của nhân dân.
Tôn giáo và tín ngưỡng không đồng chất, nhưng có giao thoa nhất định. Tín
ngưỡng là hệ thống những niềm tin, sự ngưỡng mộ, cũng như cách thể hiện niềm 5
tin của con người trước các sự vật, hiện tượng, lực lượng có tính thần thánh, linh
thiêng để cầu mong sự che chở, giúp đỡ. Có nhiều loại tín ngưỡng khác nhau như:
tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng Thờ anh hung dân tộc; tín ngưỡng Thờ mẫu…
1.3. Nguồn gốc của tôn giáo
Thứ nhất, nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém,
con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy
họ đã gán cho tự nhiên những sức mạnh quyền lực to lớn, thần thánh hóa những
sức mạnh đó. Đó là hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo.
Khi xã hội xuất hiện các giai cấp đối kháng, có áp bức bất công, do không
giải thích được nguồn gốc của sự phân hóa giai cấp và áp bức bóc lột bất công, tội
ác, … và những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, họ hướng niềm tin ảo tưởng và thế
giới bên kia dưới hình thức tôn giáo.
Như vậy sự yếu kém của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần
cùng về kinh tế, áp bức chính trị, thất vọng bất lực trước những bất công xã hội là
nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
Thứ hai, nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Ở những giao đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên xã
hội có giới hạn. Do trình độ nhận thức yếu kém, con người không giải thích được
bản chất của các hiện tượng xảy ra trong tự nhiên và xã hội, từ đó họ thần bí hóa và
gán cho tự nhiên xã hội những lực lượng thần bí hình thành nên các biểu tượng tôn giáo.
Do nhận thức của con người ngày càng phát triển, sự khái quát hóa, trừu
tượng hóa tự nhiên và xã hội ngày càng cao nên càng có khả năng xa vời hiện thực,
phản ánh sai lệch hiện thực để rơi vào ảo tưởng, thần thánh hóa đối tượng nhận thức.
Thứ ba, nguồn gốc tâm lý 6
Tâm lý sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội, những tình cảm về lòng
kính trọng, sự biết ơn … đã làm hình thành những ý thức tình cảm của tôn giáo
đưa đến sự ra đời của tín ngưỡng tôn giáo.
Tín ngưỡng, tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân,
góp phần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong tâm hồn,
an ủi, vỗ về xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận. Vì thế dù là hạnh phúc hư ảo,
nhưng nhiều người vẫn tin, vẫn bíu vào. Đó cũng là một giá trị tích cực của tôn giáo.
1.4. Tính chất của tôn giáo
Thứ nhất, tính lịch sử của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử, nghĩa là nó có sự hình
thành, tồn tại và phát triển và có khả năng biến đổi trong những giai đoạn lịch sử
nhất định để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, đến một giai đoạn lịch sử nào
đó, khi khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức
được bản chất các hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần mất đi vị trí của
nó trong đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người
Thứ hai, tính quần chúng của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc, quốc gia,
châu lục. Tính quần chúng của tôn giáo không chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ rất
đông đảo (gần 3/4 dân số thế giới); mà còn thể hiện ở chỗ, các tôn giáo là nơi sinh
hoạt văn hóa, tinh thần của một số bộ phận quần chúng nhân dân.
Thứ ba, tính chính trị của tôn giáo
Tôn giáo là sản phẩm của những điều kiện kinh tế - xã hội, phản ánh lợi ích,
nguyện vọng của các giai cấp khác nhau trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh
dân tộc, nên tôn giáo mang tính chính trị. Mặt khác, khi các giai cấp bóc lột, thống
trị sử dụng tôn giáo để phục vụ cho lợi ích giai cấp của mình, chống lại các giai
cấp lao động và tiến bộ xã hội, tôn giáo mang tính chính trị tiêu cực, phải tiến bộ 7 1.5.
Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Thứ nhất, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng
của công dân.
Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Phát huy những giá trị tích cực
của tôn giáo, đặc biệt là những giá trị đạo đức truyền thống, chủ nghĩa nhân đạo và
tinh thần yêu nước, phấn đấu sống tốt đời đẹp đạo, phù hợp với lợi ích của tôn
giáo. Mọi công dân có quyền lợi nghĩa vụ, không có phân biệt đối xử vì lí do tôn
giáo, không xâm phạm đến tình cảm tôn giáo của công dân
Thứ hai, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với
quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, điều cơ bản để giải phóng quần
chúng lao động khỏi ảnh hưởng của tôn giáo là đấu tranh xóa bỏ nguồn gốc kinh tế
- xã hội của tôn giáo, phải làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin thật sự trở thành thế
giới quan, nhân sinh quan và con đường mưu cầu hạnh phúc của nhân dân lao động
là nhu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng CNXH.
Thứ ba, phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo và lợi
dụng tín ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo.
Mặt tư tưởng là biểu hiện mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân thuần túy về tư
tưởng. Mặt tư tưởng của tôn giáo được giải quyết lâu dài thông qua quá trình cải tạo và xây dựng CNXH.
Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích kinh tế, chính trị giữa
các giai cấp và những thế lực lợi dụng tôn giáo chống lại sự nghiệp cách mạng và
lợi ích của nhân dân. Giải quyết mặt chính trị đòi hỏi dựa và pháp luật, kiên quyết
và kịp thời trừng trị những kẻ lợi dụng tôn giáo, nhưng cũng tránh nôn nóng vội vàng.
Thứ tư, phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo
Ở những thời điểm khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo là khác
nhau, quan điểm thái độ của các giáo hội, giáo sĩ không giống nhau. Vì vậy cần có 8
quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét đánh giá và ứng xử với tôn giáo và những
vấn đề liên quan đến tôn giáo
2. Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
Thứ nhất, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân
dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo
đúng pháp luật. Các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật.
Thứ hai, đảng, nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc.
Đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào theo tôn
giáo và đồng bào không theo tôn giáo. Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực
của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và
nhân dân. Nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn
giáo. Đồng thời, nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị
đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân
dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia.
Thứ ba, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng.
Công tác vận động quần chúng các tôn giáo nhằm động viên đồng bào nêu
cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất đất nước; thông qua
việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, đảm bảo
quyền lợi vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.
Thứ tư, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị.
Công tác tôn giáo không chỉ liên quan đến quần chúng tín đồ, chức sắc các
tôn giáo, mà còn gắn liền với công tác đấu tranh với âm mưu, hoạt động lợi dụng
tôn giáo gây phương hại đến lợi ích Tổ quốc, dân tộc. Làm tốt công tác là trách 9
nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, bao gồm hệ thống tổ chức đảng, chính
quyền, mặt trận Tổ quốc, đoàn thể chính trị do Đảng lãnh đạo.
Thứ năm, vấn đề theo đạo và truyền đạo.
Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp
theo quy định của pháp luật. Các tổ chức tôn giáo được Nhà nước thừa nhận được
hoạt động theo pháp luật và được pháp luật bảo hộ. Việc theo đạo, truyền đạo cũng
như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
Phần 2: Thực trạng tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay.
1. Thực trạng tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay.
1.1. Tình hình tôn giáo ở nước ta hiện nay
Về mặt dân cư, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em.
Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn
giáo riêng của mình. Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ
cúng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng,
dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước.
Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ (còn gọi là tín
ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo.
Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngoài nên việc
Lão giáo, Nho giáo - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập; Công
giáo - một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo và sau này đạo Tin
lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thu hút người
theo đạo là điều dễ hiểu.
Việt Nam là một quốc gia bao gồm những tôn giáo có nguồn gốc từ phương
Đông như Phật giáo, Lão giáo, Nho giáo; có nguồn gốc từ phương Tây như Thiên
chúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phật giáo
Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức
giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai. Bên cạnh đó có những tôn giáo đã
phát triển và hoạt động ổn định xong cũng có những tôn giáo chưa ổn định, đang
trong quá trình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp. 10
Về mặt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số ở ba khu
vực nói trên có những nét riêng, độc đáo tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng.
Hầu hết các dân tộc thiểu số vẫn giữ tín ngưỡng nguyên thủy thờ đa thần với quan
niệm vạn vật hữu linh và thờ cúng theo phong tục tập quán truyền thống. Sau này,
theo thời gian các tôn giáo dần dần thâm nhập vào những vùng đồng bào các dân
tộc thiểu số hình thành các cộng đồng tôn giáo, cụ thể:
Cộng đồng dân tộc Khơme theo Phật giáo Nam tông. Hiện nay có 1.043.678
người Khơme, 8.112 nhà sư và 433 ngôi chùa trong đồng bào Khơme.
Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo. Có khoảng gần 100 nghìn người
Chăm, trong đó số người theo Hồi giáo chính thống (gọi là Chăm Ixlam) là 25.703
tín đồ, Hồi giáo không chính thống (Chăm Bàni) là 39.228 tín đồ. Ngoài ra còn có
hơn 30 nghìn người theo đạo Bàlamôn (Bà Chăm). Hồi giáo chính thức truyền vào
dân tộc Chăm từ thế kỷ XVI. Cùng với thời gian, Hồi giáo đã góp phần quan trọng
trong việc hình thành tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, văn hóa của người Chăm.
Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo Công giáo, Tin lành. Hiện nay
ở khu vực Tây Nguyên có gần 300 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo và
gần 400 nghìn người theo đạo Tin lành.
Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc một số theo Công giáo, Tin lành. Hiện
nay ở Tây Bắc có 38 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo; đặc biệt,
khoảng 20 năm trở lại đây có đến trên 100 nghìn người Mông theo đạo Tin lành
dưới tên gọi Vàng Chứ và hơn 10 nghìn Dao theo đạo Tin lành dưới tên gọi Thìn Hùng.
Đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, trong đó chủ yếu là nông dân.
Ước tính, số tín đồ là nông dân của Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm đến 80-85%,
của Cao Đài, Phật giáo, Hòa Hảo: 95% và của đạo Tin lành là 65%. Là người lao
động, người nông dân, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam rất cần cù trong lao động sản
xuất và có tinh thần yêu nước. Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồ các tôn giáo cùng
với các tầng lớp nhân dân làm nên những chiến thắng to lớn của dân tộc. 11
Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam có nhu cầu cao trong sinh hoạt tôn giáo, nhất
là những sinh hoạt tôn giáo cộng đồng mang tính chất lễ hội. Một bộ phận tín đồ
của một số tôn giáo vẫn còn mê tín dị đoan, thậm chí cuồng tín dễ bị các phần tử
thù địch lôi kéo, lợi dụng.
1.2. Ảnh hưởng của Phật giáo tại Việt Nam
Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ thứ VI, đến đời Lý (thế kỷ thứ
XI) Phật giáo ở vào giai đoạn cực thịnh và được coi là hệ tư tưởng chính thống.
Phật giáo được truyền bá rộng rãi trong nhân dân và có ảnh hưởng sâu sắc tới đời
sống xã hội, để lại nhiều dấu ấn trong lĩnh vực văn hoá, kiến trúc. Nhiều chùa, tháp
được xây dựng trong thời kỳ này. Nhà nho Lê Quát học trò Chu Văn An đã lấy làm
khó chịu khi toàn dân theo Phật: “Phật chỉ lấy điều họa phúc mà động lòng người,
sao mà sâu xa và bền chắc đến như vậy? Trên từ vương công, dưới đến thứ dân, hễ
làm cái gì thuộc về Phật, thì hết cả gia tài cũng không tiếc…’’
Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là một tôn
giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở lên rất nhập thế: các cao tăng
được nhà nước mời tham chính trong những việc hệ trọng. Phật tử Việt Nam hăng
hái tham gia vào các hoạt động xã hội, các phong trào đấu tranh đòi hòa bình và
độc lâp dân tộc, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa
hè năm 1963. Với tín điều giáo lý đạo Phật luôn răn dạy người ta sống làm việc thiện, tránh xa cái ác.
1.2.1. Những ảnh hưởng tích tực đến đời sống của người V iệt Nam
Một là, ảnh hưởng của Phật Giáo về tư tưởng
Tư tưởng hay đạo lý căn bản của Phật Giáo là đạo lý Duyên Khởi, Tư Diệu,
Đế và Bát Chánh Đạo. Ba đạo lý này là nền tảng các tông phái Phát Giáo, nguyên 12
thủy cũng như Đại Thừa đã ăn sâu vào lòng của người dân Việt. Về Giáo lý nghiệp
báo hay nghiệp nhân quả báo đã được truyền vào nước ta rất sớm, giáo lý này
đương nhiên đã trở thành nếp sống hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu
biết, cớ suy nghĩ. Người ta biết lựa chọn ăn ở hiện lành, dù tối thiểu thì đó cũng là
kết quả tự nhiên âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới
bình dân mà còn ảnh hưởng đến giơi trí thức. Có thể nói mọi người dân Việt Nam
đều ảnh hưởng ít nhất qua Giáo lý này.
Hai là, ảnh hưởng của Phật Giáo về đạo lý
Phật Giáo có ảnh hưởng tích cực để tô thêm vết son vàng đậm nét cho truyền
thống nhân nghĩa Việt Nam. Đạo lý ảnh hưởng nhất là Giáo lý từ bi, tinh thần hiếu
hòa, hiếu sinh của Phật Giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần trong tâm hồn người Việt.
Ngoài đạo lý Từ Bi, người Việt còn chịu ảnh hưởng sâu sắc một đạo lý khác
của đạo Phật là đạo lý Từ Ân, gồm ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân quốc gia và ân
chúng sanh. Đạo lý này được xây dựng theo một trình tự phù hợp với sự phát triển
của tâm lý về tình cảm của dân tộc Việt, tình thương ở mọi người bắt đầu từ thân
đến, từ tình thương cha mẹ, họ hàng lan dần đến tình thương trong các mối quan hệ
xã hội với thầy bạn, đồng bào quê hương đất nước và mở rộng đến quê hương cao
cả đối với cuộc sống của nhân loại trên vũ trụ này.
Ba là, ảnh hưởng Phật Giáo qua phong tục, tập quán.
Ảnh hưởng của Phật Giáo qua tập tục ăn chay, phóng sanh, bố thì:
Về ăn chay, hầu như đông đảo người Việt Nam từ xưa đến nay đều chịu ảnh
hưởng nếp sống văn hóa này. Ăn chay hay ăn lạc xuất phát từ quan niệm từ bi của
Phật Giáo. Đạo Phật không muốn sát sinh hại vật, mà trái lại phải thương yêu mọi
loài. Số ngày ăn chay tuy có khác nhau trong từng tháng, nhưng cùng giống nhau ở
quan điểm Từ Bi, Hỉ Xả của Đạo Phật. Ăn chay và thờ Phật là việc đi đôi với nhau của người Việt Nam.
Cùng với tập tục thờ Phật, tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt Nam có từ lâu
đời. Tục này xuất phát từ lòng hiếu kính đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Tín
ngưỡng này được một số bình dân nhập làm một với Đạo Phật. 13
Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật tục lệ bố thí và phóng sanh đã
ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng nhân dân lao động. Người dân thích
làm phước bố thí và sẵn sang giúp đỡ kẻ nghèo khó, hoạn nạn thể hiện đạo lư của
dân tộc lá lành đùm lá rách.
Ảnh hưởng của Phật Giáo qua tập tục cúng rắm, mồng một và lễ chùa:
Tập tục đến chùa để tìm sự bình an cho tâm hồn, chiêm ngưỡng vẽ đẹp thanh
thoát của các pho tượng, lắng nghe tiếng chuông ngân vang, đã trở thành một nét
phong tục lâu đời “đi chùa lễ Phật” của tổ tiên. Những ngày lễ hội lớn trong năm từ
Phật Giáo như: lễ Phật Đãn, lễ Vu Lan, lễ tắm Phật, thật sự đã trở thành ngày hội
văn hóa của người dân Việt.
Bốn là, ảnh hưởng của Phật Giáo qua các loại hình văn hóa nghệ thuật
Ảnh hưởng của Phật giáo qua các bài thơ ca:
Tư tưởng đạo lư của Phật Giáo cũng thường được ông cha ta đề cập đến trong
ca dao dân ca dưới đề tài này hay khía cạnh khác để nhắc nhở, khuyên răng dạy
bảo, với mục đích xây dựng một cuộc sống an vui, phù hợp với truyền thống đại
đức của dân tộc Việt Nam.
Phật Giáo thể hiện qua nghệ thuật sân khấu:
Tính triết lý “Nhân quả báo ứng” của Phật Giáo đóng vai trò quan trọng trong
các bài ca tuồng, vở diễn phù hợp với đạo lý phương Đông và nếp sống truyền
thống của dân tộc. Nghệ thuật sân khấu: hát hội, hát chèo ở đồng bằng Bắc Bộ và
cải lương ở Nam Bộ. Do ảnh hưởng tinh thần từ bi hỷ xả của Phật Giáo nên các vở
tuồng ở phần kết thúc đều có hậu như: Lưu Bình Dưỡng Lễ, Tấm Cám, Thoại Khanh Châu Tuấn, …
Ảnh hưởng của Phật Giáo qua nghệ thuật tạo hình:
Thể hiện ở các lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc, hôi họa qua các di tích đền,
chùa, miếu, tượng Phật, tranh cảnh vật… tiêu biểu như: chùa Hương, chùa Một
cột, chùa Thiên Mụ; tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay (chùa Hạ), bộ tượng
Thập Bát ở chùa Tràng (Mỹ Tho)
1.2.2. Những hạn chế của Phật giáo. 14
Bên cạnh những tác động tích cực, Phật giáo cũng có những tác động tiêu cực
không nhỏ tới đời sống của người Việt Nam. Với cách nhìn cuộc đời là bể khổ
không bờ bến, thoát khổ bằng tu tâm, dưỡng tính để diệt trừ vô minh đạt giác ngộ,
Phật giáo đưa lại quan niệm sống bi quan, yếm thế, coi cuộc đời chỉ là phù hoa,
thoảng qua, là sống gửi, thác về. Nhìn cuộc đời một cách bi quan, thụ động nên
không ít người Việt dễ chùn bước khi gặp khó khăn, sống buông trôi cho qua ngày,
đoạn tháng với niềm tin chỉ lo tu tâm, dưỡng tính là đủ. Khi gặp trắc trở một số
người Việt thường nghĩ đến số phận, nghiệp chướng, nhân quả, khiến con người
hình thành tính cách bị động, ít chịu vươn lên, hạn chế năng lực đấu tranh xã hội
của những con người hiện thực, thậm chí thờ ơ, do dự đối với cái tiêu cực, cái ác
đang gây bất bình trong xã hội; không tin tưởng vào hoạt động đấu tranh tích cực
cải tạo, chống tiêu cực trong xã hội, mà chờ đợi, tin vào nhân quả tự đến.
1.3. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng tổ tiên đã trở thành một tập tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc
biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam, là một trong các thành tố tạo
nên bản sắc văn hóa Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên rất giản dị: tin rằng tổ
tiên mình là thiêng liêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu,
họ phù hộ cho con cháu khi gặp tai ách, khó khăn; vui mừng khi con cháu gặp may
mắn, khuyến khích cho con cháu khi gặp điều lành và cũng quở trách con cháu khi
làm những điều tội lỗi…
Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên không chỉ là tín ngưỡng phổ biến ở người Việt -
tộc người đa số - mà còn lưu giữ ở một vài tộc người khác như người Mường,
người Thái... Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, trong khi nhiều tôn giáo,
tín ngưỡng dân gian khác đã phải chịu cảnh long đong, bị kết tội “mê tín dị đoan”
nhưng tín ngưỡng thờ tổ tiên đã và vẫn chiếm được vị trí thiêng liêng trong đời 15
sống tinh thần của người Việt. Ý thức “con người có tổ, có tông” được bảo tồn
trong cõi tâm linh và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, dù họ sống trên tổ
quốc mình hay lưu vong nơi xứ người. Đặc biệt đây là hình thức tín ngưỡng được
các thể chế chính trị (Nhà nước) từ xưa đến nay trân trọng thừa nhận, dù rằng với
những mức độ khác nhau. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng,
kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam.
1.3.1. Những giá trị tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam
Tục ngữ Việt Nam có câu: “Chin có tổ, người có tông” đã nói lên đạo lý hết
sức bền vững của dân tộc. Để rồi trên cơ sở đó việc thờ cúng tổ tiên đã trở thành
một nghi thức, một tập tục truyền từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn
hóa tinh thần. Trong gia đình người Việt bất cứ ở đâu, theo tôn giáo nào hoặc làm
gì nhưng không thể thiếu bàn thờ tổ tiên, ông, bà, cha, mẹ được đặt ở nơi trang
trọng nhất. Các chi của dòng họ đều có nhà thờ, cả dòng họ có nhà thờ chính gọi là nhà thờ đại tôn.
Sự thờ cúng tổ tiên có nét đặc thù là tổ tiên gia đình và tổ tiên cả nước gắn
chặt với nhau trong việc tưởng niệm và thờ cúng. Các vua Hùng được coi là tổ tiên
của người Việt. “Dù ai đi ngược về xuôi, nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”.
Trong khoảng thời gian rất dài, hết thế hệ này đến thế hệ khác, năm nào cũng về dự
lễ hội Đền Hùng để tưởng nhờ và thờ cúng tổ tiên của mình. Đền Hùng và giỗ Tổ
Hùng Vương là biểu tượng của sức mạnh đại đoàn kết, là điểm hội tụ văn hóa tâm
linh của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Cả nước tôn thờ một vị Quốc Tổ, đó là
truyền thống độc đáo, là nếp sống đầy bản sắc và bản lĩnh. Trong lịch sử dân tộc,
các triều đại phong kiến đã luôn khẳng định và tôn vinh các Vua Hùng, nhưng
chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam, vai trò và vị của Đền Hùng và Giỗ Tổ Hùng
Vương được đề cao xứng đáng với tầm vóc của Quốc Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương như ngày nay.
Bản sắc văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn thể hiện ở sự
liên kết cộng đồng trong xã hội. 16
Do điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị nên ngay từ thuở sơ khai
người Việt đã có tinh thần đoàn kết, có tính cộng đồng cao. Để tồn tại và phát triển,
người Việt đã biết kết thành làng xã, cao hơn nữa là dân tộc, quốc gia. Vì vậy, ý
thức cùng chung cội nguồn đã gắn kết con người lại với nhau. Trong ý thức thờ
cúng tổ tiên của cả nước đã được khắc sâu hàng trăm năm, tạo nên thể song hành
thờ cúng với thờ cúng tổ tiên của gia tộc, của từng gia dình, cái này nương tựa vào
cái kia không thể tách rời. Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng xuyên suốt quá trình lịch
sử Việt Nam, nó là sợi dây liên kết để góp phần cột chặt tính thống nhất toàn dân
tộc và cũng là cội nguồn cua phong tục, tín ngưỡng khác.
Như vậy, thờ cúng tổ tiên rõ ràng là một tín ngưỡng truyền thống sâu sắc, một
nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam được củng cố và duy trì khá bền vững.
Thông qua việc thờ cúng tổ tiên, ai cũng tin rằng tổ tiên gia đình, dòng họ của
mình là linh thiêng, họ đi vào cõi vĩnh hằng nhưng vẫn sống cạnh con cháu, họ phù
hộ cho con cháu khi gặp rủi ro, ân thưởng cho con cháu khi làm điều thiện và quở
trách con cháu khi làm điều ác. Chính vì vậy, niềm tin đó làm cho sự thờ cúng này tồn tại lâu bền.
Thể hiện đạo đức truyền thống của người Việt
Thờ cúng tổ tiên không những thỏa mãn nhu cầu tâm linh của con người, mà
còn là biểu hiện của đạo lý làm người, là nhu cầu hướng về cội nguồn của gia đình
và dân tộc. Với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, chữ hiếu không chỉ dừng lại ý thức,
giáo dục đạo đức mà dần dần đã trở thành nhưng nghi thức, tập tục, khuôn mẫu
thương xuyên nhắc nhở con cháu có trách nhiệm với quá khứ, hiện tại và tương lai.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành,
tồn tại của nó góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu
thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lòng hiếu học, lòng yêu nước.
Như vậy giá trị văn hóa của người Việt vừa dung dị vừa sâu sắc và giàu tính
thực tiễn. Thể hiện một cách sâu sắc lòng hiếu thảo của con người Việt, lẽ sống
Việt: phụng dưỡng ông bà cha mẹ lúc còn sống, thờ phụng khi chết. Bên cạnh đó 17
giá trị văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn là sự thể hiện ý tưởng nhớ về cội nguồn.
1.3.2. Những biến đổi tiêu cực trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trong những năm qua, đời sống nhân dân được cải thiện, những nét đẹp
truyền thống, những giá trị đạo đức được phát huy. Tuy nhiên, do tác động của mặt
trái kinh tế thị trường, xu hướng khu vực hóa, toàn cầu hóa về mọi mặt của đời
sống xã hội trong đó có văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và những giá
trị của nó theo đó cũng có những biến đổi:
Một là, trong lễ hội, cái ranh giới giữa tín ngưỡng thành tâm, tự nguyện và sự
mê muội đôi khi rất mong manh. Trong gia đình, nhiều người vì quá tin vào sự tồn
tại của tổ tiên, thần thánh nên làm bất cứ việc gì cũng khấn vái gia tiên, thần thánh.
Tự mình khấn vái, cầu xin chưa đủ, chưa yên tâm, họ còn mời thầy cúng lễ về nhà.
Việc này vừa tốn kém thời gian, tiền của và sức khỏe. Không ít người không phân
biệt được giữa tình cảm tâm linh tôn kính, biết ơn và làm theo sự chỉ dẫn của một
số kẻ buôn thần bán thánh.
Hai là, đại bộ phận người Việt, trong đó có các cán bộ, đảng viên có xu
hướng đề cao việc thờ cúng tổ tiên bằng cách tổ chức thờ cúng với nhiều hình thức
phô trương hơn. Ngày càng có nhiều ngôi mộ hoành tráng, bề thế, lát đá hoa
cương, cẩm thạch được xây cất trong các nghĩa trang. Ngày càng có các đám giỗ
mà khách mời lên đến vài chục thậm chí cả trăm người. Thực hiện những việc này,
bên cạnh sự tưởng nhớ, sự đền ơn đáp nghĩa cho tổ tiên thì còn cả sự “sĩ diện” của
những người đang sống. Nhiều gia đình làm ăn khá giả đốt vàng mã hàng triệu
đồng trong những ngày giỗ, tết với đủ các chủng loại. Sự phô trương trong việc thờ
cúng tổ tiên đã dẫn đến sự ganh đua, cạnh tranh lẫn nhau giữa các gia đình, gia tộc
để chứng tỏ sự khá giả về kinh tế dẫn tới sự mất đoàn kết, ghen tức, đố kỵ lẫn nhau.
Ba là, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên bị biến dạng, không còn nguyên nghĩa của
đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Hiện nay, nhiều người, trong đó có cán bộ, đảng
viên thờ cúng tổ tiên theo thói quen, thậm chí chỉ mang mục đích vụ lợi, cầu xin
thần thánh, tổ tiên ban cho tiền tài, chức tước, địa vị... Không ít cán bộ, đảng viên 18
chưa phân biệt được giá trị văn hóa đích thực và những yếu tố mê tín, hủ tục hay bị
biến tướng, bị lợi dụng nên không phát huy được giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Hiện tượng băng hoại đạo đức vẫn tồn tại, như:
con cái bất hiếu, khi cha mẹ sống không quan tâm, chăm sóc, khi chết thờ cúng
linh đình; con cháu thờ ơ, không quan tâm tới ngày giỗ tổ, giỗ ông bà, cha mẹ; đùn
đẩy trách nhiệm tang ma, chôn cất ông bà, cha mẹ; khóc thuê tang ma…
1.4. Những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của tôn giáo và tín ngưỡng và
thách thức trong việc quản lý tôn giáo và tín ngưỡng trong thời đại ngày nay.
1.4.1. Ảnh hưởng tích cực
Tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội, cho mỗi khu vực, mỗi dân tộc
những biểu hiện độc đáo thể hiện trong cách ứng xử, lỗi sống, phong tục, tập quán,
trong các yếu tố văn hóa vật chất cũng như tinh thần.
Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo đức của các tôn giáo, nhiều tín đồ đã
sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho xã hội ngày càng thuần khiết.
Tôn giáo hướng con người đến những giá trị nhân bản, góp phần tích cực vào
việc hoàn thiện đạo đức cá nhân. Muốn giải thoát khỏi đau khổ, con người phải tự
hoàn thiện đạo đức cá nhân, diệt trừ tham, sân, si, xoá bỏ vô minh, chặt đứt cây
“nghiệp” để vượt qua biển khổ luân hồi.
Tín ngưỡng khiến con người nhớ về cuội nguồn.
1.4.2. Ảnh hưởng tiêu cực
Thế giới quan tôn giáo là thế giới quan tiêu cực. Theo cách nhìn của tôn giáo,
cuộc đời là nơi đầy những cám dỗ, lành ít, dữ nhiều, đầy những cạm bẫy, những
cái ác, những sự ô uế, vẩn đục làm vấy bẩn linh hồn.
Tôn giáo làm cho nhân dân đắm chìm vào đam mê, làm tê liệt ý chí đấu tranh
giai cấp. K. Marx gọi “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân là theo nghĩa đó và
cũng vì vậy, đạo đức tôn giáo đối lập với đạo đức chân chính.”
Tôn giáo và tín ngưỡng khiến con người tin vào những thứ hư ảo không có
thật. Điều này có thể dẫn đến việc con người không quan tâm đến cuộc sống hiện
tại mà chỉ tin vào thần thánh và bỏ tiền bạc và công sức để cúng bái. 19
1.4.3. Thử thách trong việc quán lý tôn giáo và tín ngưỡng trong thời đại ngày nay
Sự du nhập các tôn giáo ngoại sinh và các giá trị văn hóa nước ngoài trong
quá trình toàn cầu hóa và hội nhập góp phần làm giàu thêm truyền thống văn hóa,
tôn giáo Việt Nam. Đồng thời, cũng đòi hỏi phải giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam
trước sự xâm lấn của các giá trị văn hóa ngoại lai không phù hợp.
Sự gia tăng hoạt động truyền bá tôn giáo nhờ vào sự phát triển của công nghệ
khoa học và sự kết nối, giao lưu giữa các quốc gia, dân tộc tạo nên môi trường tôn
giáo đa dạng ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự đa dạng về tôn giáo cũng tiềm ẩn nhiều
vấn đề phức tạp, nguy cơ xung đột giữa các tôn giáo nếu không có cách ứng xử khéo léo.
Sự xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới, đạo lạ, trong đó có những tôn giáo
hoạt động trái pháp luật, thậm chí có những hoạt động tôn giáo cực đoan trái với
thuần phong mỹ tục, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội.
Sự giao lưu kết nối mạnh mẽ giữa tín đồ tôn giáo trong và ngoài nước, sự xâm
nhập mạnh mẽ của các luồng tư tưởng tôn giáo vào Việt Nam, trong đó có cả
những tư tưởng tiêu cực, chống phá Đảng, Nhà nước. Thực tế, thông qua hoạt động
tôn giáo, một số đối tượng tìm cách chính trị hóa hoạt động tôn giáo, xem tôn giáo
là một cách thức để tập hợp tín đồ chống phá đất nước thông qua sự kết nối chặt
chẽ giữa số đối tượng bên trong và bên ngoài.
2. Nhận thức của bản thân về vấn đề tôn giáo
2.1. Vai trò của tôn giáo trong thời kì hội nhập
Thứ nhất, tôn giáo là nhân tố góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân
tộc trong quá trình giao lưu, hội nhập phát triển và toàn cầu hóa
Thứ hai, tôn giáo là nhân tố quan trọng tạo ra hệ giá trị xã hội vì tôn giáo là
lực lượng xã hội, có các hệ giá trị văn hóa, đạo đức riêng để điều chỉnh hành vi,
chuẩn mực, lối sống của các tín đồ.
Thứ ba, tôn giáo là một lực lượng thúc đẩy mở rộng tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân. 20
Thứ tư, ngày nay, tôn giáo cũng tham gia giải quyết các vấn đề có tính chất
toàn cầu như: bảo vệ môi trường, chống chiến tranh, báo lực, nghèo đói, các căn bệnh thế kỉ.
2.2. Phát triển của tôn giáo trong tương lai
Thứ nhất, trong xu thế toàn cầu hóa, các tôn giáo có cơ hội, điều kiện khách
quan để thâm nhập và lan tỏa ra khắp thế giới. Trong xã hội tương lai sẽ khó có thể
cưỡng lại sự cải đạo, bỏ tôn giáo này theo tôn giáo kia hoặc cùng lúc tin theo nhiều
tôn giáo của người dân trước sự phát triển đa dạng và phong phú của tôn giáo.
Thứ hai, cùng với quá trình dân chủ hóa xã hội, sự phát triển tự do cá nhân
trong xã hội mới, các tôn giáo sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
2.3. Tránh nhiệm của cá nhân và tổ chức về vấn đề tôn giáo 2.3.1. Nhà nước
Thứ nhất, hệ thống pháp luật tôn giáo của quốc gia cần được xây dựng một
cách dân chủ, có sự tham gia ý kiến của tất cả các tôn giáo trong các giai đoạn của quá trình xây dựng.
Thứ hai, hệ thống pháp luật phải đảm bảo được quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo của nhân dân, thực hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo; không phân biệt đối
xử hay kỳ thị bất cứ tôn giáo nào; đồng thời phát huy đượng tư tưởng đoàn kết,
khoan dung giữa các tôn giáo, giữa tôn giáo với xã hội.
Thứ ba, nhà nước cần điều chỉnh hệ thống pháp luật để phát huy vai trò các
tôn giáo không chỉ ở các khí cạnh đạo đức, văn hóa, mà còn ở một phạm vi tổng
thể hơn trong nhiều lĩnh vự của đời sống.
Thứ tư, bên cạnh việc phát huy điểm tốt của tôn giáo và tín ngưỡng, hệ thống
pháp luật phải có tính răn đe, trừng trị với các hành vi, tư tưởng cực đoan, kích
động thù địch, gây chia rẽ giữa các tôn giáo hay kì thị, phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo.
Thứ năm, thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và văn hóa tinh thần, nâng
cao trình độ mọi mặt tín đồ các tôn giáo. Thực hiện tự do tín ngưỡng, tích cực vận
động đồng bào có đạo tăng cường đoàn kết xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, 21
góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng.
2.3.2. Các hệ thống tôn giáo
Thứ nhất, các tôn giáo nên bắt kịp với xu thế toàn cầu hóa, cũng như những
thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiên đai, công nghệ thông tin
để đẩy mạnh các hoạt động truyền bá.
Thứ hai, các tôn giáo phải hướng con người đến giá trị cốt lõi là chân – thiên
– mỹ và cùng nhà nước phát hiện và đẩy lùi các tư tưởng tôn giáo không phù hợp.
Thứ ba, các tôn giáo hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm, tư tưởng, chính
sách tôn giáo của Đảng và nhà nước hiện nay, góp phần tăng cường khối đại đoàn
kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, bảo đảm cho cho tôn giáo đồng hành gắn bó với
dân tộc, tuân thủ pháp luật, giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.
Thứ tư, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ các tín đồ và chức sắc
tôn giáo nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất
bại âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống lại sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
2.3.3. Trách nhiệm của giới trẻ
Thứ nhất, tìm hiểu rõ những điều luật liên quan đến vấn đề tôn giáo và tín
ngưỡng để có những nhìn nhận đúng đắn về vấn đề này.
Thứ hai, không phân biệt đối xử, miệt thị với những người ở các tôn giáo khác nhau.
Thứ ba, khi thấy các hành vi lợi dụng tôn giáo và tín ngưỡng thì phải báo
ngay với cơ quan chức năng để kịp thời xử lý.
Thứ tư, phải biết phân biệt điều hay và điều dở để có những hành sử đúng đắn
trong vấn đề tôn giáo và tín ngưỡng. Không mê tín, dị đoan. Và không tham gia
vào các tổ chức tôn giáo chưa được nhà nước cho phép. C. KẾT LUẬN
Vấn đề tôn giáo trên thế giới hiên nay đang là một vấn đề nóng, không chỉ
riêng đối với Chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế việc giải quyết các vấn đề tôn giáo 22
cần phải được đặt ra như một vấn đề cấp thiết, đòi hỏi phải có những phương pháp giải quyết đúng đắn. Chủ nghĩa Mac – Lênin
đã chủ ra rằng: “Chỉ những kẻ ngu ngốc mới tuyên
chiến với tôn giáo!” Như vậy có nghĩa là trong các công tác tôn giáo thuyệt đối
không bao giờ được dung vũ lực để giải quyết các vấn đề đặt ra mà phải dùng tổng
hợp các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội mà nòng cốt là công tác vận động quần
chúng. Có thể nói, các nước Xã hội Chủ nghĩa chưa bao giời chống lại tôn giáo mà
chỉ thực hiện các chính sách để chống lại những kẻ lợi dụn tôn giáo nhằm mục
đích chính trị phản động. Chỉ có quán triệt sâu sắc và toàn diện nội dung quan
điểm trên đồng thời vận dụng lịnh hoạt, khoa học vào thực tiễn nội dung quan
điểm trên đồng thời vận dụng linh hoạt, khoa học vào thực tiễn thì ra mới có thể
đấu tranh có hiệu quả với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm đến an ninh Quốc
gia, bảo vệ vững chắc an ninh Quốc gia trên lĩnh vực tôn giáo. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt 23 1.
Tài liệu môn học: Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học. 2.
Trần Ngọc Thêm, Cơ sở Văn Hóa Việt Nam, Năm XB 1999, Nhà XB Giáo Dục. 3.
GS. Đặng Nghiêm Vạn: Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia. 4.
Nguyễn Hùng Hậu: Đại cương triết học Phật Giáo Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, 2002. Tài liệu online 1.
TS. Vũ Công Giao, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2016):
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo luật nhân quyền quốc tế và trong pháp luật
Việt Nam, Tạp chí tổ chức nhà nước.
https://bit.ly/33HaFbb, truy cập 23:30, 6/10/2020. 2.
Đinh Kiều Nga: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bản sắc văn hóa của
người Việt, Ban tôn giáo Chính phủ.
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/1426/Tin_nguong_tho_cu
ng_to_tien_ban_sac_van_hoa_cua_nguoi_Viet, truy cập 8:30, 4/10/2020 3.
Bùi Lưu Phi Khanh (2020): Nguồn gốc, bản chất tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên ở Việt Nam, Văn hiến Việt Nam.
http://vanhien.vn/news/nguon-goc-ban-chat-tin-nguong-tho-cung-to-tien-o-
viet-nam-74342, truy cập 9:30, 4/10/2020 4.
ThS. Nguyễn Thị Huyền Chi (2018): Ảnh hưởng của tư tưởng Phật
giáo đến suy nghĩ của người Việt Nam, Tạp chí tổ chức nhà nước.
https://tcnn.vn/news/detail/39636/Anh_huong_cua_tu_tuong_Phat_giao_den
_suy_nghi_cua_nguoi_Viet_Namall.html, truy cập 8:00, 27/9/2020 5.
Báo cáo Tự do Tôn giáo Quốc tế – Việt Nam 2018, Đại sứ quán và
tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.
https://bit.ly/3d2Rhby, truy cập 22:30, 26/9/2020.