-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học đề tài "Đạo đức tôn giáo, giá trị tích cực và hạn chế"
Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học đề tài "Đạo đức tôn giáo, giá trị tích cực và hạn chế" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405) 298 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học đề tài "Đạo đức tôn giáo, giá trị tích cực và hạn chế"
Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học đề tài "Đạo đức tôn giáo, giá trị tích cực và hạn chế" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (LLCT120405) 298 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
























Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD| 36443508
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN HỌC:
CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài :
ĐẠO ĐỨC TÔN GIÁO, GIÁ TRỊ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ lOMoAR cPSD| 36443508 MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................1
B. NỘI DUNG.......................................................................................................2
CHƯƠNG 1 : Khái quát chung về tôn giáo và đạo đức tôn giáo.....2 lOMoARcPSD| 36443508
1.1 Tôn giáo là gì ? ............................................................................................. 1
1.1.1 Bản chất tôn giáo ................................................................................. 2
1.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo .......................................................................... 2
1.1.3 Nguyên nhân của tôn giáo ...................................................................... 3
1.1.4 Vai trò của tôn giáo ................................................................................ 5
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về tôn giáo .................................... 5
1.2.1 Quan điểm của đảng ta về tôn giáo .................................................... 7
1.3 Đạo đức tôn giáo là gì ? ............................................................................... 8
1.3.1 Khái niệm về đạo đức tôn giáo ........................................................... 8
1.3.2 Đạo đức trong tôn giáo có gì khác với đạo đức đời thường ............. 9
CHƯƠNG 2: giá trị tích cực và hạn chế ............................................. 11
2.1 Sự phát triển của các tôn giáo tại Việt Nam ........................................... 11
2.2 Những ảnh hưởng tích cực về giá trị đạo đức tôn giáo ở việt nam ...... 13
2.3 Những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức
trong .................................................................................................................. 15
xã hội Việt Nam ......................................................................................... 15
2.3.1 Những ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội ngày nay ............... 15
2.3.2 Những ảnh hưởng của việc tôn giáo bị lợi dụng ............................. 16
2.4 Giải pháp cho vấn đề tôn giáo tại xã hội Việt Nam ................................ 17
C . KẾT LUẬN ..............................................................................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................19 lOMoARcPSD| 36443508 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề
Tôn giáo là một hình thái ý thức – Xã hội và biến đổi theo sự biến động của điều kiện
kinh tế - xã hội. Trong quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa, tôn giáo vẫn tồn tại và có
những biến đổi nhất định. Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo cùng
tồn tại lâu đời trong lịch sử của dân tộc. Mặc dù đức tin, giáo lý và sự thờ phụng của đồng
bào theo các tôn giáo khác nhau nhưng đều có điểm tương đồng ở tinh thần dân tộc, truyền
thống yêu nước, truyền thống văn hóa và luôn đồng hành cùng dân tộc cả trong cách mạng
giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện
nay. Tuy nhiên thì giữa tôn giáo và cuộc sống đời thường vẫn có những khác biệt nhất định
cụ thể rõ rệt nhất là quan điểm về đạo đức. Bởi sự khác biệt về thế giới quan nên có những
sự khác biệt về quan điểm về đạo đức, bới chính vì sự khác biệt này mà đã có những sự
việc, xung đột không đáng có. Vì vậy cần phải nghiên cứu về vấn đề này vì nó là một phần
trong vấn đề mà đảng và nhà nước quan tâm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về đạo đức tôn giáo, những tác động của đạo đức tôn giáo, nghiên
cứu về quan điểm của đảng ta về tôn giáo, sự khác biệt của đạo đức tôn giáo và đạo
đức đời thường, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp. B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : Khái quát chung về tôn giáo và đạo đức tôn giáo
1.1 Tôn giáo là gì ?
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội, phản ánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực
lượng siêu tự nhiên, về hình thức biểu hiện, tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín
ngưỡng (giáo lý), các quy định về hình thức lễ nghi (giáo luật) và những cơ sở vật chất để
thực hiện các nghi lễ tôn giáo. lOMoARcPSD| 36443508
1.1.1 Bản chất tôn giáo
Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử tự nhiên
và lịch sử xã hội xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng
xã hội phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội.
Theo C. Mác: “Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn
hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng
thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim… Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một số nhân tố giá trị văn hóa, phù hợp
với đạo đức, đạo lý của xã hội.
Về phương diện thế giới quan thì thế giới quan duy vật mác xít và thế giới quan tôn giáo
là đối lập nhau. Tuy vậy, những người cộng sản có lập trường mác xít không bao giờ có
thái độ xem thường hoặc trấn áp những nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của nhân
dân. Ngược lại, chủ nghĩa Mác – Lênin và những người cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa
luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.
1.1.2 Nguồn gốc của tôn giáo :
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con
người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ đã gán
cho tự nhiên những sức mạnh quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức mạnh đó. Đó là
hình thức tồn tại đầu tiên của tôn giáo.
Khi xã hội bắt đầu xuất hiện những giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuối
trước sức mạnh của tự nhiên, con người lại cảm thấy bất lực trước những sức mạnh tự phát
hoặc của thế lực nào đó trong xã hội. Không giải thích được nguồn gốc của sự phân hoá
giai cấp và áp bức bóc lột, tội ác,… và của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, họ hướng
niềm tin ảo tưởng vào thế giới bên kia dưới hình thức tôn giáo. lOMoARcPSD| 36443508
Như vậy sự yếu kém của trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự bần
cùng về kinh tế, áp bức chính trị, thất vọng bất lực trước những bất công xã hội là
nguồn gốc sâu xa của tôn giáo.
1.1.3 Nguyên nhân của tôn giáo
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong chế độ xã hội chủ nghĩa, tôn giáo
vẫn còn tồn tại. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chủ yếu sau: Nguyên nhân nhận thức:
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong chế độ xã hội chủ nghĩa
trình độ dân trí chưa thật cao, nhiều hiện tượng tự nhiên và xã hội đến nay khoa học
chưa giải thích được. Do đó trước sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà
con người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến cho một bộ phận nhân
dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải chúng từ sức mạnh của thần linh. Nguyên nhân kinh tế:
Trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế vẫn còn tồn tại nhiều
thành phần kinh tế với những lợi ích khác nhau của các giai cấp tầng lớp xã hội.
Trong đời sống hiện thực, sự bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, xã hội vẫn còn diễn
ra, sự khác biệt khá lớn về đời sống vật chất, tinh thần giữa các nhóm dân cư còn
tồn tại phổ biến. Do đó, những yếu tố may rủi ngẫu nhiên vẫn tác động mạnh mẽ
đến con người, làm cho họ dễ trở nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào
những lực lượng siêu nhiên. Nguyên nhân tâm lý:
Tín ngưỡng, tôn giáo đã tồn tại lâu đời trong lịch sử nhân loại, đã trở thành
niềm tin, lối sống, phong tục tập quán, tình cảm của một bộ phận đông đảo quần
chúng nhân dân, qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, cho dù trong tiến trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội và trong xã hội chủ nghĩa đã có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế,
chính trị - xã hội , song tôn giáo vẫn không thể biến đổi ngay cùng với tiến độ của lOMoAR cPSD| 36443508
những biến đổi kinh tế - xã hội mà nó phản ảnh. Điều đó cho thấy trong mối quan
hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội thường có tính bảo thủ hơn so với sự biến đổi
của tồn tại xã hội, trong đó ý thức tôn giáo thường lại là yếu tố mang tính chất bền
vững nhất trong đời sống tinh thần của mỗi con người, của xã hội.
Nguyên nhân chính trị - xã hội :
Xét về mặt giá trị, có những nguyên tắc của tôn giáo phù hợp với chủ nghĩa xã
hội, với chủ trương, đường lối, chính sách của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đó là
những giá trị đạo đức, văn hoá với tinh thần nhân đạo, hướng thiện,… đáp ứng được
nhu cầu của một bộ phận quần chúng nhân dân. Chính vì thế, trong một chừng mực
nhất định, tôn giáo có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng nhân
dân. Mặt khác, những thế lực phản động lợi dụng tôn giáo như một phương tiện để
chống phá sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nguyên nhân văn hoá:
Trong thực tế sinh hoạt văn hoá xã hội, sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo đã đáp
ứng được phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần của cộng đồng xã hội và trong một
mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống của
mỗi cá nhân trong cộng đồng. Về phương diện sinh hoạt văn hoá, tôn giáo thường
được thực hiện dưới hình thức là những nghi lễ tín ngưỡng cùng với những lời răn
theo chuẩn mực đạo đức phù hợp với quan niệm của mỗi loại tôn giáo. Những sinh
hoạt văn hoá có tính chất tín ngưỡng, tôn giáo ấy đã thu hút một bộ phận quần chúng
nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn hoá tinh thần, tình cảm của họ.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản khiến tôn giáo vẫn còn tồn tại trong tiến trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, cùng với tiến trình
đó, tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với sự thay đổi của những điều kiện kinh tế - xã
hội, với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. lOMoARcPSD| 36443508
1.1.4 Vai trò của tôn giáo
Mặc dù về hình thức, tôn giáo tách khỏi thế tục nhưng thực tế nó vẫn can thiệp vào
thế tục ở các mức độ khác nhau. “ Với tư cách là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng
xã hội, tôn giáo tác động trở lại đối với tồn tại xã hội”. Các tác động này bao gồm cả tác
động mang tính tích cực lẫn tiêu cực.
Mặt tích cực, tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc liên kết tập hợp cộng đồng.
“Trong một chừng mực nhất định, tôn giáo là một trong những nhân tố ổn định những trật
tự xã hội đang tồn tại dựa trên các hệ thống giá trị và chuẩn mực chung mà nó hình thành”.
Tôn giáo cũng tạo nên những thăng hoa cho các sáng tạo nghệ thuật dân gian, có đóng góp
lớn đối với các di sản văn hoá của nhân loại. Tôn giáo có tác động hai mặt đối với xã hội.
Một mặt nó phản ánh khát vọng của con người về một xã hội mới tốt đẹp hơn, làm tang sự
liên kết trong xã hội, hướng con người đến những giá trị cao cả, đạo đức, hướng thiện. Thế
nhưng đi kèm với nó luôn có mặt tiêu cực.
1.2 Quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin về tôn giáo
Tôn giáo là vấn đề mà được nhiều ngành khoa học nghiên cứu trong đó có cả
triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Bản chất của tôn giáo theo quan điểm chủ
nghĩa Mác-lênin thể hiện qua 2 điểm là: Tôn giáo là hiện tượng xã hội – văn hóa và
là sự phản ánh hư ảo hiện thực khách quan.
Theo luận điểm duy vật thì Mác và Ăngghen cho rằng tôn giáo là sự hư ảo do
chính con người tạo ra, không phải tôn giáo tạo ra con người. Quan điểm này đã
được Mác và Ăngghen kế thừa từ Phoiơbắc - nhà triết học duy vật người Đức đã
cho rằng rằng: “Thượng đế siêu hình không phải là cái gì khác mà là sự tập hợp, là
toàn bộ những đặc tính chung nhất rút ra từ giới tự nhiên, song con người, nhờ vào
sức tưởng tượng… lại đem giới tự nhiên biến thành một chủ thể hay một thực thể
độc lập”. Ph.Ăngghen cho rằng: “... tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh
hư ảo - vào trong đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối
cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế
đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế ”. lOMoAR cPSD| 36443508
Kế thừa và phát triển dựa trên quan điểm của Phoiơbắc và kết hợp với các
nghiên cứu khoa học đương thời, Mác và Lênin đã dựa vào chủ nghĩa duy vật lịch
sử để có cái nhìn khách quan hơn về tôn giáo. Theo Mác thì “ tôn giáo là liều thuốc
phiện của nhân dân “ thì có thể nói tôn giáo xuất hiện như là một nhu cầu của những
người dân trong thời đại chống lại sự bóc lột giai cấp lao động , điều đó cũng tương
tự như việc con người ra sức chiến đấu chống lại thiên nhiên nhưng lại bất lực rồi
lại thần thánh hóa những hiện tượng siêu nhiên đó. Như vậy ý thức xã hội là sự phản
ánh những tồn tại của xã hội như vậy mọi thứ có thể quy về nguồn gốc là đời sống
vật chất. Với C.Mác, tôn giáo như là “vầng hào quang” ảo tưởng, là những vòng hoa
giả đầy màu sắc và đẹp một cách hoàn mỹ, là ước mơ, là niềm hy vọng và điểm tựa
tinh thần vô cùng to lớn cho những số phận bé nhỏ, bất lực trước cuộc sống hiện
thực. vì trong hiện thực, những con người bị bóc lột, đàn đáp đã phải tìm đến sự dịu
êm, che chở, sự ban ơn của đấng toàn năng để họ có thể vượt qua thử thách và khó khăn.
Với luận điểm “tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”, C.Mác không chỉ muốn
khẳng định tính chất độc hại và nguy hiểm của tôn giáo đối với con người, tôn giáo
thì chỉ như là liều thuốc giảm đi cái đau tức thời, tức là sau đó lại phải tiếp tục chịu
sự dày vò trước nỗi đau kiếp người. Nếu cứ lặp đi lặp lại vòng luẩn quẩn đó thì con
người mãi coi tôn giáo là một thứ có thể cứu rỗi linh hồn và thể xác mà quên đi thực tại cần sự thay đổi.
Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- lênin thì tôn giáo có thể coi như
là liều thuốc phiện của nhân dân hay là một hiện tượng tiêu cực, xấu trong xã hội,
tuy với những quan điểm như vậy nhưng ta không thể không khẳng định rằng tôn
giáo cũng có những đóng góp tích cực cho con người và xã hội . Vì vậy, cần nhìn
nhận rõ ràng, đa số quần chúng mãn nhu cầu tinh thần; song, trên thực tế, tôn giáo
đã và đang bị các thế lực chính trị –xã hội lợi dụng thực hiện mục đích ngoài tôn giáo của họ. lOMoARcPSD| 36443508
1.2.1 Quan điểm của đảng ta về tôn giáo
Việt Nam hiện nay sau hàng ngàn năm lịch sử có sự đa dạng về văn hóa , song song
với đó là sự đa dạng về tôn giáo và tín ngưỡng đan xen nhau. Với tư cách là người lãnh
đạo và quản lý xã hội, Đảng ta luôn có những chính sách quan tâm đến lĩnh vực tôn giáo,
tín ngưỡng nhằm đảm bảo quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng cho nhân dân. Hiện nay
đảng ta công nhận 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo, Đang ta vẫn dựa trên lý luận và tư tưởng
Mác – Lênin mà có những chính sách linh hoạt đối với tôn giáo sao cho phù hợp trong từng thời kỳ.
Từ khi thành lập nhà nước Việt Nam tới nay, Đảng đã căn cứ và tình hình thực tiễn
mà có những chính sách đúng đắn và có cái nhìn khách quan, tiến bộ hơn về vấn đề tôn
giáo, luôn luôn quan tâm đến các hoạt động tôn giáo và ban hành những chính sách, sửa
đổi luật, chính sách nhằm tạo điều kiện cho các chức sắc tôn giáo,tín đồ hoạt động phù hợp
với Hiến pháp, pháp luật. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam là tôn trọng quyền tự
do về tín ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm
sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của
các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
Đầu tiên , Đảng ta xem tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu của một bộ phận người dân
đã và đang tồn tại trong quá trình tiến lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đồng bào thuộc các
tôn giáo khác nhau cũng đều là công dân của Việt Nam, họ đang sống và tuân thủ pháp
luật của nước Việt Nam, vì vậy đảng ta nhất quán thực hiện chính sách tự do tín ngưỡng,
tôn giáo , tự do với người theo và không theo tôn giáo, tự do về quyền sinh hoạt tôn giáo.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (bổ sung, phát
triển 2011) - một văn kiện có giá trị pháp lý cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng
ghi rõ: “Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn
giáo của Nhân dân theo quy định của pháp luật. Đấu tranh và xử lý nghiêm đối với mọi
hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo làm tổn hại
đến lợi ích của Tổ quốc và Nhân dân”. lOMoARcPSD| 36443508
Hai là, chủ nghĩa Mác- Lênin là hệ tư tưởng theo chủ nghĩa duy tâm, vô thần
và hệ tư tưởng tôn giáo có sự khác nhau cơ bản về thế giới quan, hệ tư tưởng nên
cần có những chính sách phù hợp đối với các tôn giáo.
Ba là, cũng như tất cả các quốc gia trên thế giới, dù trong bất kì giai đoạn lịch
sử nào thì khi tín ngưỡng tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần
chúng nhân dân, thì nhà nước Việt Nam thực hiện quyền quản lý xã hội,trong đó có
lĩnh vực tôn giáo. Chính sách nhất quán của nhà nước xã hội chủ nghĩa là tôn trọng
và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của công dân.
Mọi công dân theo tôn giáo hoặc không theo tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật,
đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau. Ngoài ra Đảng còn phải áp dụng các biện
pháp nhằm phòng chống các vi phạm lợi dụng quyền tự do tôn giáo với các mục
đích khác nhau trái với pháp luật Việt Nam.
Bốn là hiện nay ở Việt Nam có những ngày lễ lớn và quan trọng như lễ Giáng
sinh, lễ phật đản, lễ Vu lan…đó là những ngày lễ lớn vượt ra khỏi phạm vi tôn giáo,
ngày lễ mà mọi người dân dù theo hay không theo tôn giáo vẫn chung vui . Vì lẽ đó
mà mà trong những năm qua, số tín đồ của các tôn giáo ngày một tăng lên không
ngừng, nhiều tôn giáo, hệ phái tôn giáo mới đã được Đảng ta tạo mọi điều kiện cấp
phép hoạt động. Các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng pháp luật, hiến pháp thì sẽ đc
nhà nước quan tâm giúp đỡ.
1.3 Đạo đức tôn giáo là gì ?
1.3.1 Khái niệm về đạo đức tôn giáo
Tôn giáo không đơn thuần chỉ là vấn đề thuộc về đời sống tâm linh, tinh thần, mà còn
là vấn đề về văn hóa, đạo đức, lối sống và những giá trị tốt đẹp được thể hiện một cách sâu
sắc trong quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, giữa tồn tại xã hội với ý thức xã
hội, chứa đựng nhiều yếu tố hợp lý bởi tính nhân bản, nhân văn, hướng thiện của nó, luôn
hướng con người đến những giá trị tốt đẹp chân – thiện – mỹ. lOMoARcPSD| 36443508
1.3.2 Đạo đức trong tôn giáo có gì khác với đạo đức đời thường
Sự nhận thức ngày càng đầy đủ hơn về chủ nghĩa xã hội, cũng như tư duy mới
về tôn giáo, chúng ta xác định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ
phận nhân dân, còn có cơ sở để tồn tại lâu dài, nên chúng ta không tách tín ngưỡng,
tôn giáo một cách siêu hình ra khỏi ý thức xã hội trong chủ nghĩa xã hội, mặc dù tín
ngưỡng, tôn giáo không thuộc hệ tư tưởng của giai cấp công nhân (chủ nghĩa Mác
– Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh). Ở một mức độ nhất định, thế giới quan và đạo đức
tôn giáo vẫn phát huy tác dụng hướng dẫn nhận thức và hành vi của một bộ phận
nhân dân có đạo và không có đạo trong cuộc sống hiện thực. Mặc dù cả đạo đức tôn
giáo hay đạo đức xã hội giống nhau vì cả hai đều bắt rễ từ đời sống hiện thực và có
chung một mục đích cuối cùng là hoàn thiện và hướng con người đến những điều
tốt đẹp, song xét về bản chất thì đạo đức tôn giáo lại khác so với đạo đức xã hội, cụ thể :
Thứ nhất, chúng ta có thể thấy tôn giáo, tín ngưỡng không phải chỉ có một, mỗi
một tôn giáo, mỗi một tín ngưỡng đều có những giá trị đạo đức, những quy luật
riêng của nó, chẳng hạn như giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo là hai tôn giáo khác
nhau và tồn tại nhiều điểm mâu thuẫn, đối lập nhau và những quy luật, giá trị, cơ sở
của tôn giáo đó chỉ có thể áp dụng được với bộ phận những người theo tôn giáo ấy
và ngược lại, nó sẽ vô nghĩa với những người theo tôn giáo, tín ngưỡng khác hoặc
những người không theo tôn giáo. Nhưng đạo đức xã hội lại khác, đạo đức xã hội là
một cơ chế được hình thành dựa trên các nguyên tắc thực tiễn thống nhất và nó áp
dụng được đối với tất cả mọi người không riêng bất kì ai, điều đó tạo nên tính thống
nhất mà ở đạo đức tôn giáo không có được.
Thứ hai, trong đạo đức tôn giáo, khi một cá thể, tập thể nào đó có những hành
vi sai trái thì họ sẽ phải chịu sự trừng phạt từ những “đấng bề trên”, nhưng sự trừng
phạt ở đây rất khó nói, vì nó còn tùy thuộc vào từng đạo giáo, nhưng cơ bản chủ yếu
chỉ là sự trừng phạt bằng cách tự vấn lương tâm và những hậu quả trong tương lai
không đoán trước được, tức nó đòi hỏi con người phải có tính tự giác, tự nhân thức lOMoARcPSD| 36443508
cao. Nhưng đối với đạo đức xã hội, khi con người vi phạm đạo đức xã hội, con người
sẽ phải chịu sự trừng phạt từ chính bản thân mình, những người xung quanh và cả
hệ thống pháp luật của đất nước. Và những hình phạt đó rất cụ thể, rất có tổ chức và
con người sẽ biết trước được. Vì vậy có thể nói đạo đức xã hội có một tầng bậc khái
quát hơn so với đạo đức tôn giáo. lOMoARcPSD| 36443508
CHƯƠNG 2: giá trị tích cực và hạn chế
2.1 Sự phát triển của các tôn giáo tại Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo tồn tại lâu đời trong
lịch sử của dân tộc, ta có thể liệt kê như Phật giáo (gồm Đại thừa, Tiểu thừa, Hòa
Hảo,…), Kitô giáo (Công giáo Rôma, tin lành), tôn giáo nội sinh như đạo Cao Đài
và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo). Bên cạnh đó còn có một số nền
tín ngưỡng dân gian cho đến nay vẫn tác động lớn tại Việt Nam. Nhiều người Việt
vẫn xem bản thân là những người không theo đạo, mặc dù họ có tham gia những địa
điểm, hoạt động tôn giáo vào những dịp lễ trong năm (như Lễ Phật Đản,…). Tác giả
Trần Đình Hượu nhận xét: “ người Việt Nam được cho là ít có tinh thần tôn giáo,
các tôn giáo thường được tập trung ở mặt thờ cúng, còn mặt giáo lý, tinh thần lại ít
được quan tâm”. Theo số liệu cuộc Tổng điều tra Dân số và nhà ở Việt Nam năm
2009 thì toàn quốc có 15.651.467 người xác nhận mình theo một tôn giáo nào đó.
Cùng với đó, hoạt động thờ cúng tổ tiên là một loại hình sinh hoạt tôn giáo phổ biến,
đa phần mọi người đều tham gia. Để quản lý nhà nước về tôn giáo, Chính phủ Việt
Nam đã thành lập Ban Tôn giáo Chính phủ để phục vụ việc quản lý hoạt động của
các tôn giáo, tín ngưỡng.
Việt Nam thời cổ đã có các hình thức thực hành tôn giáo đối với các đối tượng
tự nhiên. Các hình trang trí trên trống đồng Đông Sơn đã phản ánh các nghi lễ tôn
giáo thời ấy, trong đó mô tả rất nhiều về hình ảnh một loài chim, mà cụ thể là chim
Lạc, khiến các sử gia tin rằng, chúng là đối tượng được người Việt cổ tin thờ. Ngoài
ra, con Rồng cũng được xuất hiện nhiều trong các sản phẩm nghệ thuật, mỹ thuật
Việt Nam, phát sinh từ việc thờ kính Lạc Long Quân, một huyền thoại về người
được cho là cha đẻ của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, các đối tượng tự nhiên khác
như động vật, núi, sông, biển,… cũng được người Việt tôn làm thần bảo vệ, chúc
phúc cho con người. Tôn giáo tại Việt Nam có mối liên hệ với nền văn minh Trung
Hoa và nền văn minh Ấn Độ nhưng người Việt còn kết hợp yếu tố truyền thống đạo
đức dân tộc mình vào đó để hình thành tôn giáo mang bản sắc riêng. lOMoAR cPSD| 36443508
Trong thời quân chủ tại Việt Nam. Nho giáo được chính quyền khuyến khích,
được xem là nền tảng của chế độ khoa cử, nhiều văn miếu được xây dựng trong cả
nước. Tuy nhiên trong các Triều đại như nhà Lý, nhà Trần và các chúa Nguyễn Phật
giáo cũng có vai trò quan trọng trong triều đình và được các chính quyền phong kiến
khuyến khích. Các tôn giáo có mặt lâu đời tại Việt Nam là Khổng giáo, Lão giáo và
Phật giáo ( gọi chung là tam giáo ).
Sau năm 1954, khi người cộng sản cầm quyền tại miền Bắc, họ xem vấn đề
tâm linh như là một đối tượng đấu tranh tư tưởng, thậm chí là đấu tranh bằng ý thức
hệ. Họ cố gắng bài trừ mê tín dị đoan đến mức mọi chuyện liên quan đến tâm linh
đều bị đả phá Đền Hùng cũng bị phá vì bị cho rằng đó là mê tín dị đoan. Họ xóa đi
tất cả, trong khi đáng lẽ tín ngưỡng tôn giáo là thuộc về nhu cầu, quyền cơ bản của
con người. Ở miền Bắc, từ năm 1954 cho đến đầu những năm 1980 hầu như không
tồn tại các hoạt động thực hành tín ngưỡng nữa thì trong khoảng thời gian đó, trong
miền Trung và miền Nam vẫn duy trì. Việc ngắt quãng trong một thời gian dài, từ
1954 đến đầu những năm 80 đã khiến cho hệ thống lễ hội bị phá vỡ. Từ năm 1986
đến nay, gần 8.000 lễ hội đã được phục hồi và hình thành mới, được quan tâm nhiều
nhất là lễ hội dân gian. Việc phục hồi lễ hội đang được phản chiếu dưới nhãn quan
là văn hóa tinh thần mà quên đi mất phần trình diễn, phô bày nghi thức, biểu hiện
của người dân đối với thần linh. Hiện nay, nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam chủ trương tự do tín ngưỡng, nhưng có một số nguyên tắc khiến việc thực
hành đôi khi lại bị ngăn cản bởi một vài cá nhân thiếu hiểu biết. Ông Nguyễn Quốc
Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo, nhận xét: "dường như những chính
sách về tôn giáo nghiêm trọng và sai lầm trước đây mà cả hiện nay nữa đã tạo ra
một quá trình sa mạc hóa về tâm linh ở Việt Nam, để giờ đây tâm hồn của người
Việt đã biến thành một bãi hoang có thể chấp nhận các loại bụi gai xương rồng và
không thể trồng được loại cây có hoa thơm, quả ngọt". Theo ông, đây là bài học về
việc đừng nên tạo ra những sa mạc nhận thức như đã từng làm, vì không ai khác,
chính các thế hệ người Việt sau này sẽ phải gánh chịu hậu quả. lOMoARcPSD| 36443508
2.2 Những ảnh hưởng tích cực về giá trị đạo đức tôn giáo ở việt nam
Phát huy những giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức của tôn giáo. Do tôn giáo
có sự đồng hành lâu dài với con người trong lịch sử, nên có thể xem nó như một
phần tài sản văn hóa của nhân loại. Trong quá trình phát triển, lan truyền trên bình
diện thế giới, tôn giáo không chỉ đơn thuần truyền tải niềm tin của con người, mà
còn có vai trò truyền tải, hoà nhập văn hóa và văn minh, góp phần duy trì đạo đức
xã hội nơi trần thế. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của con người.
Với tư cách một bộ phận của ý thức hệ tôn giáo đã đem lại cho cộng đồng xã hội,
cho mỗi khu vực, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc những biểu hiện độc đáo thể hiện trong
cách ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán, trong các yếu tố văn hóa vật chất cũng như tinh thần.
Điều dễ nhận thấy là, những hệ thống đạo đức của tôn giáo rất khác nhau về
niềm tin, rất xa nhau về địa lý vẫn có một mẫu số chung là nội dung khuyến thiện.
Điểm mạnh trong truyền thụ đạo đức tôn giáo là ngoài những điều phù hợp với tình
cảm đạo đức của nhân dân, nó được thực hiện thông qua tình cảm tín ngưỡng, niềm
tin vào giáo lý. Do đó, tình cảm đạo đức tôn giáo được tín đồ tiếp thu, tạo thành đức
tin thiêng liêng bên trong và chi phối hành vi ứng xử của họ trong các quan hệ cộng
đồng. Hoạt động hướng thiện của con người được tôn giáo hóa sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, nhiệt thành hơn.
Là hình thức phản ánh đặc thù, phản ánh hư ảo thế giới hiện thực, tôn giáo đã
góp phần chế ngự các hành vi phi đạo đức. Do tuân thủ những điều răn dạy về đạo
đức của các tôn giáo, nhiều tín đồ đã sống và ứng xử đúng đạo lý, góp phần làm cho
xã hội ngày càng thuần khiết.
Đặc biệt, đạo đức tôn giáo được hình thành trên cơ sở niềm tin vào cái siêu
nhiên (Thượng đế, Chúa, Thánh Ala) và sau này, Đức Phật cũng được thiêng hóa,
nên các tín đồ thực hành đạo đức một cách rất tự nguyện, tự giác. Song, suy cho
cùng, việc thực hiện những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức ấy cũng là để phục vụ
cho mềm tin siêu nhiên. Sự đan xen giữa hy vọng và sợ hãi, giữa cái thực và cái lOMoAR cPSD| 36443508
thiêng đã mang lại cho tôn giáo khả năng thuyết phục tín đồ khá mạnh mẽ. Trên
thực tế, chúng ta thấy nhiều người cung tiến rất nhiều tiền của vào việc xây dựng
chùa chiền, làm từ thiện vốn là những tín đồ tôn giáo.
Đạo đức tôn giáo hướng con người đến những giá trị nhân bản, góp phần tích
cực vào việc hoàn thiện đạo đức cá nhân. Bất kỳ tôn giáo nào cũng đề cập đến tình
yêu. Tinh thần “từ bi” trong Phật giáo không chỉ hướng đến con người, mà còn đến
cả muôn vật, cỏ cây Phật giáo kêu gọi lòng nhân đạo, yêu thương và bảo vệ sự sống.
Đặc biệt, trong quan hệ giữa con người với con người, Phật giáo muốn tình yêu
thương ấy phải biến thành hành động “bố thí”, cứu giúp những người đau khổ hoặc
“nhẫn nhục” để giữ gìn đoàn kết.
Muốn giải thoát khỏi đau khổ, con người phải tự hoàn thiện đạo đức cá nhân,
diệt trừ tham, sân si, xoá bỏ vô minh, chặt đứt cây “nghiệp” để vượt qua biển khổ
luân hồi. Đạo đức của Kitô giáo cũng đề cập đến tình yêu: yêu thương bản thân
mình, yêu tha nhân và yêu thiên nhiên, trong đó, yêu tha nhân là trọng tâm của quan
niệm đạo đức về tình yêu. Những chuẩn mực của đạo đức Kitô giáo giúp con người
hoàn thiện đạo đức cá nhân trong quan hệ với cộng đồng. Tình yêu tha nhân ở đây
không đơn thuần là tình yêu trong tâm tưởng mà được cụ thể hóa: cho kẻ đói ăn, cho
kẻ rách mặc, chăm sóc người ốm đau, bệnh hoạn, khuyên can người lầm lỗi. Tóm
lại, đây là những hành vi đạo đức rất cụ thể, rất thiết thực khi trong xã hội còn nhiều
cảnh khổ cần được cứu vớt, giúp đỡ.
Tuy nhiên, tình yêu, lòng từ bi mà đạo đức tôn giáo đề cập đến còn chung
chung, trừu tượng. Các tôn giáo đều muốn san bằng mọi bất công, mâu thuẫn trong
xã hội bằng đạo đức ý tưởng đó dù tất đẹp, nhưng khó có thể hiện thực hóa trong
cuộc sống trần thế. Song, có thể nói, việc hoàn thiện đạo đức cá nhân mà đạo đức
tôn giáo đề ra nhằm hướng đến mục đích siêu nhiên, hướng đến chốn Thiên đường
của Chúa hay cõi Niết bàn của Phật, dẫu sao vẫn có những tác động tích cực đến
đạo đức cá nhân và xã hội. lOMoARcPSD| 36443508
Tất cả các tôn giáo như: Phật Giáo, Kitô Giáo, Tin Lành, Hòa Hảo, Cao Đài,
đều hướng thiện, muốn con người hoàn hảo hơn, tôn giáo nào cũng dạy con người
làm việc tốt không gây oán thù, tu dưỡng rèn luyện đạo đức và giúp con người hiểu
hơn về nhận thức cũng như bản chất con người. -Hầu hết các tôn giáo đều hướng tới
con người tới cái thiện cái tốt đẹp khuyên răn con người làm điều hay lẽ phải và
nhân từ với đồng loại.
2.3 Những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức
trong xã hội Việt Nam
Xuất phát từ những nhận thức sai lầm của công dân đã làm xuất hiện những
ảnh hưởng khá tiêu cực đến sự hình thành và phát triển của xã hội.Xét về mặt triết
học trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì con người luôn sử dụng
nhận thức của mình để cải tạo xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp hơn nhưng trong thế
giới quan tôn giáo thì con người chả có tác dụng trong việc cải biến thế giới:Đạo
phật quan niệm loài người cũng chỉ là một kiếp sống như các loài vật khác cũng đều
là sinh vật chịu theo quy luật Nhân quả.Đạo thiên chúa quan niệm chúa đã tạo nên
tất cả nên con người phải nghe theo lời Chúa dạy tất cả được ghi trong kinh thánh
con người của tôn giáo là người nhỏ bé và họ luôn tìm kiếm sức mạnh ở bên ngoài người họ.
2.3.1 Những ảnh hưởng của tôn giáo đối với xã hội ngày nay
Trong thế giới quan tôn giáo con người chỉ là sinh vật vô cùng nhỏ bé và không
thế cải biên được xã hội.Nếu chỉ con người nhận thức được thế giới quan tôn giáo
thì cuộc sống họ sẽ không bao giờ được phát triển đến ngày hôm nay và chúng ta sẽ
mãi nhỏ bé và phải chịu hết những tác động do thế giới tự nhiên gây ra .
Cũng chính những sai lệch và sai lầm trong nhận thức của người theo đạo.Tuy
đã bước vào thế kỉ XXI thế kỉ mới nhưng trong lúc chúng ta sống trong khoảng thời lOMoARcPSD| 36443508
gian ngắn thì cũng là lúc có những quan điểm hết sức sai lầm : tiêu biểu là quan
điểm về ngày tận thế sự kiện này đã làm cho nhiều người phải chết oan bởi những
vụ tự sát tập thể để được cứu rỗi linh hồn và được bước sang thế giới bên kia và được về với chúa.
Vì những nhận thức sai lệch như trên đã làm cho một trong những giáo phải đã
xuất hiện những ý nghĩ và tư tưởng rất là cực đoan như vụ dùng khí độc đầu độc
trên ga tàu điện ngầm của giáo phái Aum mấy năm trước tại Nhật hoặc là những vụ
khủng bố của những Hồi giáo cực đoan đã làm cho thế giới vô cùng náo loạn.
2.3.2 Những ảnh hưởng của việc tôn giáo bị lợi dụng
Trước hết ta có thể biết chính sách nhà nước Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mỗi công dân. Nhìn vào thực tế hiện nay chúng
ta có thể thấy rằng đại đa số tôn giáo,tăng ni,phật tử đã làm tốt việc đạo , hướng dẫn
tín đồ chấp hành đúng đường lối của đảng và nhà nước hiện nay.
Tuy vậy cũng đã xảy ra những sự việc đáng tiếc để lợi dụng vào những đường
lối chính sách mới núp đằng sau “tự do tôn giáo” để chuộc lợi cho chính bản thân
mình và đã đi ngược lại so với những gì luật pháp ban hành và cho phép thực thi.
Như chúng ta đã biết tôn giáo là một trong những bộ phận giúp chúng ta hình
thành nên một xã hội,nên nó cũng có nhiều phương tiện để người khác sử dụng để
làm với mục đích xấu.Như chúng ta cũng đã biết đến “Lễ hội chùa Hương” nhiều
người đã lợi dụng tôn giáo để lừa đảo bòn rút tiền của những người tham gia lễ
hội.Cũng như trên mạng và thực tế thì chúng còn dở ra những trò gọi hồn,xem
bói,giải hạn…để lừa những người mê tín hòng kiếm tiền bất chính.
Ở nước ta quyền tự do tín ngưỡng và không tín là quyền của mỗi công
dân,những cùng vì đó nhiều chiêu trò tôn giáo được ra đời tiêu biểu như cuối năm lOMoARcPSD| 36443508
2017 nhiều sự tuyên truyền về “Hội thánh đức chúa trời “ đã ra đời dụ dỗ, lôi kéo
người khác, gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự và làm những điều trái với thuần
phong mỹ tục gây ra nhiều thiệt hại về của cải thậm chí là cả tính mạng con người.
2.4 Giải pháp cho vấn đề tôn giáo tại xã hội Việt Nam
Một là, các cấp uỷ, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tiếp tục quán triệt, triển
khai trong cán bộ, nhân dân nói chung, đồng bào có tín ngưỡng tôn giáo nói riêng
về việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về công
tác tôn giáo. Các ngành, các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục
pháp luật cho nhân dân trong vùng giáo nắm và thực hiện tốt Luật tín ngưỡng tôn
giáo và các văn bản pháp luật có liên quan.
Hai là, tập trung nâng cao nhận thức, thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ
thống chính trị và toàn xã hội các địa phương đối với công tác tôn giáo. Đa dạng
hóa các hình thức tuyên truyền và vận động các tín đồ nêu tinh thần cảnh giác, đấu
tranh làm thất bại âm mưu lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch nhằm chống
phá cách mạng và chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, vận động các tín đồ thực hiện tốt các đường hướng hành đạo tiến bộ, gắn
bó giữa đạo và đời, phát huy những nét đẹp truyền thống, những yếu tố tích cực,
những điểm tương đồng trong các tôn giáo. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo đấu tranh,
ngăn chặn đối với các tà đạo, các hoạt động mê tín dị đoan.
Bốn là, tiếp tục quan tâm phát triển đời sống của vùng đồng bào có đạo, đặc biệt
là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; kêu gọi đầu tư và tăng cường thực
hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao dân trí;
tăng cường củng cố hệ thống chính trị, động viên quần chúng tôn giáo sống “tốt đời
đẹp đạo”, tích cực tham gia các phong trào cách mạng, các hoạt động từ thiện nhân
đạo. Giải quyết kịp thời những đề nghị chính đáng, hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Năm là, quan tâm xây dựng tổ chức, bộ máy cán bộ làm công tác tôn giáo, bố trí
đúng người làm công tác tôn giáo; làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức tôn lOMoARcPSD| 36443508
giáo và nghiệp vụ tôn giáo, không để xảy ra các sự việc phức tạp liên quan đến tôn giáo. lOMoAR cPSD| 36443508 C . KẾT LUẬN
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng, giá trị đạo đức của các tôn giáo ở
Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tôn giáo còn thu hút đông đảo bộ
phần quần chúng nhân dân tham gia. Tuy nhiên, các tôn giáo chỉ còn mang giá trị
văn hóa chứ không tham gia vào chính trị.
Ngày qua ngày, xã hội càng tiến bộ nên đòi hỏi các tôn giáo phải thay đổi liên
tục nhanh chóng sao cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên,
đáng buồn thay, ở các vùng dân tộc, một số tôn giáo đã và đang bị các thế lực thù
địch lợi dụng, đây là địa bàn khó kiểm soát vì địa lý hiểm trở, thiếu thốn về giáo
dục, thông tin đại chúng và trình độ dân trí không cao. Chính điều này, các thế lực
thù địch đã tận dụng và tuyên truyền sai lệch các quan điểm của Đảng gây kích thích
sự chia rẽ đoàn kết dân tộc. Chính vì vậy, việc tuyên truyền chính sách mới của
Đảng hiện nay rất quan trọng. Các luận điểm chủ yếu của chính sách tôn giáo mới gồm:
Một là, mọi tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Hai là, tôn giáo chỉ có ý nghĩa trong sinh hoạt văn hóa tinh thần không còn tham
gia vào các hoạt động chính trị.
Ba là, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của mọi người.
Bốn là, phát huy mặt tích cực của tôn giáo và hạn chế các mặt tiêu cực có hại cho đời sống xã hội.
Ăng-ghen đã nói:“mọi sự phát triển không có định hướng đúng đều để lại phía
sau một bãi hoang mạc”. Tôn giáo là một bộ phận trong xã hội loài người nó có một
số mặt tốt như đạo Phật quan niệm ở hiền gặp lành, ác giả ác báo, Thiên Chúa giáo
răn dạy các tín đồ của mình phải sống lương thiện đó là những ưu điểm mà con người cần phát huy. lOMoARcPSD| 36443508
Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, việc phân tích vai trò của đạo đức tôn giáo
để khẳng định một cách khách quan, khoa học những đóng góp, đồng thời chỉ ra
những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội là điều cần thiết. Chúng ta
hy vọng rằng, những giá trị nhân văn, hướng thiện, những chuẩn mực đạo đức tiến
bộ trong tôn giáo sẽ góp phần làm phong phú hệ giá trị đạo đức của dân tộc và hữu
ích trong công cuộc xây dựng xã hội mới. lOMoARcPSD| 36443508
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ThS Nguyễễn Ng c Họ ương - 11/4/2022 – Quan đi m c a đ ng ta vễề tôn giáo trong văn ki n đ i ể ủ ả ệ
ạ h i đ i bi u toàn quôốc lầền th XIII - 1897ộ ạ ể ứ
Nguôền: https://sonoivu.namdinh.gov.vn/qlnn-ve-ton-giao/quan-diem-cua-dang-ta-ve-ton-
giaotrong-van-kien-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-1879
11/4/2022 - TS. Vũ Trung Kiễn H c vi n Chính tr Khu v c 3 – Cọ ệ ị ự ổng
thông tn đi n t thanh tra ệ ử t nh Hà Tĩnh ỉ
Nguôền: http://thanhtratnh.hatnh.gov.vn/quan-diemchinh-sach-ve-ton-giao-cua-dang-va- nhanuoc-viet-nam-la-nhat-quan-
1638256148.html#:~:text=Quan%20%C4%91i%E1%BB%83m%20nh
%E1%BA%A5t%20qu%C3%A1n%20c%E1%BB%A7a,t%C3%B4n%20gi%C3%A1o%20b%E1%BA
%B1ng%20ph%C3%A1p%20lu%E1%BA%ADt
Lễ Minh Trường – 4/4/2022 - Tôn giáo là gì ? đầốt tôn giáo là gì ? Qu n lý nhà nảước vễề tôn giáo
Nguôền: https://luatminhkhue.vn/dat-ton-giao-la-gi---khai-niem-ve-dat-ton-giao.aspx
4/4/2022 - Tôn giáo là gì? B n chầốt, nguôền gôốc và tnh chầốt c a tôn giáoả ủ
Nguôền: https://lytuong.net/ton-giao-la-gi
4/4/2022 - Ti u lu n tôn giáo,chính sách tôn giáo c a đ ng và nhà nể ậ ủ ả ước ta
Nguôền: https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/teu-luan-ton-giaochinh-sach-ton-giao-cua-dang- vanha-nuoc-ta-1072592.html Wikipedia – 19/4/2022
Nguôền: https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B4n_gi%C3%A1o
18/4/2022 Ti u lu n Th c tr ng gi i quyễốt tôn giáo Vi t Nam hiể ậ ự ạ ả ở ệ ện nay lOMoARcPSD| 36443508
Nguôền: http://luanvan.net.vn/luan-van/teu-luan-thuc-trang-giai-quyet-ton-giao-o-viet- namhien-nay-77783/