TIỂU LUẬN MÔN LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM | Trường Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Văn hóa là khái niệmmang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật
Trường: Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 49981208 0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA SAU ĐẠI HỌC
------------------------ TIỂU LUẬN
MÔN LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM
GVHD: PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng Học viên: Lê Giang Thanh Lớp Cao học K23 Năm học: 2021
TP. HỒ CHÍ MINH – 2021 lOMoAR cPSD| 49981208 1 MỤC LỤC Lời mở đầu
1. Một số nội dung nhận thức tâm đắc về lịch sử - văn hoá có thể ứng
dụng vào thực tế bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay
2. Phác thảo ý tưởng đề tài luận văn dự kiến thực hiện với những nội
dung sẽ vận dụng từ kiến thức môn học để giải quyết các vấn đề liên quan đề tài. LỜI MỞ ĐẦU
Có thể thấy rằng cách tốt nhất để bảo tồn các di sản văn hoá là “cho chúng
một đời sống trong xã hội hiện đại” (trích lời ông Kim Dong Il, Giám đốc
Phát triển Sản phẩm Du lịch – văn hóa, Tổng cục du lịch Hàn Quốc) chứ
không phải chỉ trưng bày và bảo vệ trong lồng kính.
Những năm gần đây, dưới sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ cũng như sự phát
triển của các bộ phim, dự án nghệ thuật, một luồng gió tươi mới đã được thổi
vào những bộ cổ phục Việt Nam, thu hút sự quan tâm đông đảo của những
người yêu thích tìm hiểu văn hóa. Nhiều cộng đồng bạn trẻ ra đời với chung
sở thích nghiên cứu và phục dựng cổ Việt phục với mong ước tái hiện lại văn
vật của nước Việt xưa một cách chuẩn xác nhất. Hiện nay đã có những cộng
đồng trên 130,000 thành viên với lượng kiến thức đồ sộ về lịch sử văn hoá
cũng như trang phục cổ truyền Việt Nam. Từ đó sản sinh rất nhiều những dự
án tìm hiểu về cổ phục Việt (dự án khôi phục chiếc đèn lồng xưa, dự án “Hoa
văn Đại Việt”…) , phục dựng các trang phục cổ truyền (dự án chiếc áo Giao
Lĩnh thời Lê, dự án “Việt Nam cổ phục”…) đã hình thành tạo ra tác động rất
lớn tới cộng đồng. Đó là dấu hiệu đáng mừng cho nước nhà, khi một phận lOMoAR cPSD| 49981208 2
giới trẻ đang dần quan tâm đến lịch sử văn hoá, muốn tìm hiểu, phục dựng,
bảo tồn và lan toả đến nhiều tầng lớp trong xã hội nhằm bảo tồn bảo tàng di
sản của cha ông để lại. Văn hoá trang phục là một trong những di sản dễ dàng
được đông đảo quần chúng tiếp cận, nhưng không ít trang phục Việt ngay cả
áo dài truyền thống cũng bị người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế nhầm lẫn
với trang phục của các nước Đông Nam Á hoặc cho rằng trang phục truyền
thống Việt được sao chép từ trang phục của Trung Quốc. Bởi vậy cần lắm
những cộng đồng yêu thích, làm rõ và muốn lan toả những giá trị văn hoá
truyền thống đến nhiều người dân hơn nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị
truyền thống tốt đẹp mà ông cha ta đã để lại.
Người viết vui mừng là một trong những người được biết đến cổ phục Việt
thông qua các cộng đồng này, đồng thời được bổ sung thêm kiến thức về lịch
sử văn hoá Việt Nam giúp người viết cảm thấy hào hứng và yêu thích hơn lịch
sử văn hoá của nước nhà, tâm đắc với những gì đã được học và lý giải được
những vấn đề mà bấy lâu nay chưa có câu trả lời.
1. Một số nội dung nhận thức tâm đắc về lịch sử - văn hoá có thể ứng
dụng vào thực tế bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Trong cuộc sống hằng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ thuật
như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Một cách hiểu thông thường khác:
văn hóa là cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả
đức tin, tri thức được tiếp nhận... Văn hóa là bao gồm tất cả những sản phẩm
của con người, và như vậy, văn hóa bao gồm cả hai khía cạnh: khía cạnh phi
vật chất của xã hội như ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất
như nhà cửa, quần áo, các phương tiện, v.v. Cả hai khía cạnh cần thiết để làm lOMoAR cPSD| 49981208 3
ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa. Văn hóa là tổng thể nói chung
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.
Hiện nay vẫn đang còn có nhiều định nghĩa về văn hóa, bởi lẽ văn hóa là sản
phẩm do lao động của con người tạo ra mà hoạt động lao động của con người
rất đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ đó đi đến việc tạo ra những
quan niệm cụ thể khác nhau: văn hóa du lịch; văn hóa kinh doanh, văn hóa ẩm
thực … Ở đây trong bài viết này trình bày khái niệm văn hóa theo nghĩa rộng
được nhiều nhà nghiên cứu tán thành. Đó là: Văn hóa là hệ thống giá trị vật
chất và tinh thần do lao động của người sáng tạo ra, được cộng đồng khẳng
định tích lũy lại, tạo ra bản sắc riêng của từng tộc người, từng xã hội. Trong
Nghị quyết Trung ương 5 ( Khóa VIII), Đảng ta khẳng định: Văn hóa Việt Nam
là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt
Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước…, là kết quả giao lưu
và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới để không ngừng hoàn thiện
mình. Văn hóa Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn, khí phách, bản lĩnh Việt Nam,
làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc.
Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển bởi lẽ, văn hóa do con người sáng tạo ra,
chi phối toàn bộ hoạt động của con người, là hoạt động sản xuất nhằm cung cấp
năng lượng tinh thần cho con người, làm cho con người ngày càng hoàn thiện,
xa rời trạng thái nguyên sơ ban đầu khi từ con vật phát triển thành con người.
Con người tồn tại, không chỉ cần những sản phẩm vật chất mà còn có nhu cầu
hưởng thụ sản phẩm văn hóa tinh thần, con người và xã hội loài người càng
phát triển thì nhu cầu văn hóa tinh thần đòi hỏi ngày càng cao. Đáp ứng nhu cầu
văn hóa tinh thần đó chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật
chất cho con người và xã hội lOMoAR cPSD| 49981208 4
Trên ý nghĩa đó, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, đồng thời là mục tiêu
của sự phát triển. Vì xét cho cùng, mọi sự phát triển đều do con người quyết
định mà văn hóa thể hiện trình độ vun trồng ngày càng cao, càng toàn diện con
người và xã hội, làm cho con người và xã hội ngày càng phát triển, tiến bộ; điều
đó nghĩa là ngày một xa rời trạng thái nguyên sơ, mông muội để tiến tới một
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và văn minh. Trong đó, bản chất nhân văn,
nhân đạo của mỗi cá nhân cũng như của cả cộng đồng được bồi dưỡng; phát
huy trở thành giá trị cao quý và chuẩn mực tốt đẹp của toàn xã hội. Mục tiêu
này phù hợp với khát vọng lâu đời của nhân loại và là mục đích phát triển bền
vững, tiến bộ của các quốc gia, dân tộc. Đây là một nội dung quan trọng của
Chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang xây dựng
Văn hóa là động lực của sự phát triển, bởi lẽ mọi sự phát triển đều do con người
quyết định chi phối. Văn hóa khơi dậy và nhân lên mọi tiềm năng sáng tạo của
con người, huy động sức mạnh nội sinh to lớn trong con người đóng góp vào sự phát triển xã hội.
Nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển, Đảng ta xác
định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh tế là
nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng
với việc xây dựng văn hóa, nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự
phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Trong đó, nội dung xây
dựng văn hóa được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc”, một định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền
vững. Và để xây dựng được nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thì
việc tìm hiêủ lịch sử văn hoá của nước nhà là điều không thể thiếu. Hiểu được
lịch sử văn hóa, hiểu được nền tảng văn hoá của ông cha ta từ thuở sơ khai, lOMoAR cPSD| 49981208 5
hình thành dựng nước, giữ nước, đánh đuổi quân xâm lược cho đến ngày nay
là một điều vô cùng quan trọng.
Tiến trình văn hóa Việt Nam có thể chia thành 6 giai đoạn: văn hóa tiền sử,
văn hóa Văn Lang – Âu Lạc, văn hóa thời chống Bắc thuộc, văn hóa Đại Việt,
văn hóa Đại Nam và văn hóa hiện đại. Sáu giai đoạn này tạo thành ba lớp: lớp
văn hóa bản địa, lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực, lớp văn hóa
giao lưu với phương Tây. Nắm rõ được điều này người viết có thể lý giải tại
sao mặc dù bị phương Bắc đô hộ 1000 năm nhưng chúng ta vẫn không bị
đồng hoá và vì sao trong các nét văn hoá vẫn có sự ảnh hưởng qua lại của văn
hoá phương Bắc. Trong khuôn khổ bài viết này, người viết chỉ xin đề cập đến
lớp văn hoá giao lưu với Trung Hoa và khu vực, cũng là một trong những nôij
dung nhận thức tâm đắc của người viết .
Lớp văn hóa giao lưu với Trung Hoa và khu vực còn lại được hình thành qua 2
giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt.
Đặc trưng chung của lớp văn hóa này là sự song song tồn tại của hai xu hướng
trái ngược nhau: Một bên là xu hướng Hán hóa về mặt văn hóa và bên kia là xu
hướng chống Hán hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
Giai đoạn văn hóa thời chống Bắc thuộc khởi đầu từ trước công nguyên và kéo
dài đến khi Ngô Quyền giành lại được đất nước. Những đặc điểm chủ yếu của
giai đoạn văn hóa này là: ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy
cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc. Sự ra đời của quốc hiệu “Nam
Việt” từ trước Công nguyên, trong đó yếu tố chỉ phương hướng “nam” lần đầu
tiên xuất hiện (và sẽ tồn tại trong hầu hết các quốc hiệu về sau) đánh dấu một
bước ngoặt trong nhận thức của dân tộc về hiểm họa xâm lăng thường trực từ lOMoAR cPSD| 49981208 6
phía phong kiến phương Bắc mà từ đời Tần-Hán trở đi đã trở thành một đế quốc
hùng mạnh bậc nhất khu vực.
Tinh thần đối kháng thường trực và bất khuất ấy đã bộc lộ mạnh mẽ qua các
cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43), Triệu Thị Trinh (246), Lí Bôn với
nước Vạn Xuân (544-548), Triệu Quang Phục (548-571), Mai Thúc Loan (722),
Phùng Hưng (791), cha con họ Khúc (906- 923), Dương Diên Nghệ (931- 937)
và đạt đến đỉnh cao ở cuộc khởi nghĩa là thắng lợi của Ngô Quyền (938).
Đặc điểm thứ hai của giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc là sự suy tàn của nền
văn minh Văn Lang – Âu Lạc, sự suy tàn này bắt nguồn từ: sự suy thoái tự nhiên
có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao và sự tàn phá cố
tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc.
Sử gia Tư Mã Thiên chép rằng từ đời Tần, Trung Hoa “đã chiếm cả thiên hạ,
cướp lấy đất Dương Việt… đưa những người bị đày đến ở lẫn với người Việt”.
Thời Hán, Mã Viện đưa dân Trung Quốc sang ở lẫn để đồng hóa người Việt, sử
cũ gọi họ là dân Mã lưu (do Mã Viện lưu lại). Năm 231, Tiết Tông dâng sớ lên
vua Ngô Hoàng Võ kể rằng “Vua Hán Võ Đế giết Lữ Gia (thừa tướng Nam
Việt), chia nước Việt thành 9 quận, đặt ra quan thứ sử quận Giao Chỉ. Từ đó
những tội nhân Trung Quốc chạy sang, ở lẫn với dân, dạy học sử sách và phổ
cập phong tục lễ hóa của Trung Quốc”.
Đặc điểm thứ ba là giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc đã mở đầu cho quá trình
giao lưu – tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực, cũng tức là mở đầu cho
quá trình văn hóa Việt Nam hội nhập vào văn hóa khu vực. Điều thú vị ở đây
là, tuy tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với Trung Hoa, nhưng trong giai đoạn
này, Việt Nam tiếp nhận văn hóa Trung Hoa chưa nhiều, Nho giáo hầu như chưa lOMoAR cPSD| 49981208 7
có chỗ đứng trong xã hội Việt Nam. Lí do của sự kiện này rất đơn giản: đó là
văn hóa đến theo vó ngựa xâm lăng, do kẻ xâm lược tìm cách áp đặt vào. Trong
khi đó thì Phật giáo đến Việt Nam (ban đầu trực tiếp từ Ấn Độ, sau đó qua ngả
đường Trung Hoa) một cách hòa bình, nên được người Việt Nam tự giác tiếp
nhận. Cho nên, cùng với sự chống Bắc thuộc quyết liệt về mặt chính trị, nét chủ
đạo của giai đoạn này là xu hướng chống Hán hóa về mặt văn hóa và Việt Nam
hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
Chính do có xu hướng chống Hán hóa mạnh mẽ như vậy cho nên, mặc dù ngay
từ đầu Công nguyên, các thái thú Tích Quang, Nhâm Diên ra sức truyền bá điển
lễ hôn nhân và gia đình theo lối Trung Hoa; Sĩ Nhiếp vào thế kỉ II ra sức mở
trường dạy học để truyền bá văn hóa Trung Hoa và thủ tiêu văn tự ngôn ngữ
Việt; Tô Định, Mã Viện ra sức thiết lập nền pháp chế hà khắc bằng gươm giáo,
suốt các thế kỷ này văn hóa Trung Hoa nói chung và Nho giáo nói riêng vẫn
không thể nào bắt rễ sâu được vào làng xã Việt Nam. Trong sử sách Trung Hoa
thời kì này, những đoạn viết về Phật giáo Giao Châu thì nhiều mà nói về Nho
giáo thì rất ít. Dân Mã lưu do Mã Viện đưa sang không những không thực hiện
được nhiệm vụ đồng hóa người Việt và làm chỗ dựa cho chính quyền mà, trái
lại, còn bị Việt hóa hoàn toàn.
Nhờ đã có được nền móng vững vàng tạo nên từ đỉnh cao rực rỡ trong lớp văn
hóa bản địa, tinh thần Văn Lang – Âu Lạc vẫn tồn tại như một mạch ngầm trong
suốt thời kì chống Bắc thuộc, để khi bước sang giai đoạn văn hóa Đại Việt, chỉ
sau ba triều đại (Ngô – Đinh – Tiền Lê) lo việc gây dựng lại, văn hóa Việt Nam
đã khôi phục và thăng hoa nhanh chóng. Giai đoạn Đại Việt trở thành đỉnh cao
thứ hai trong lịch sử văn hóa Việt Nam với hai cột mốc: Lý-Trần và Lê (Đại
Việt là quốc hiệu chủ yếu của nước ta trong thời kì này). Truyền thống tổng hợp
bao dung của văn hóa dân tộc (lớp văn hóa bản địa), được tiếp sức bởi văn hóa lOMoAR cPSD| 49981208 8
Phật giáo giàu lòng bác ái (giai đoạn chống Bắc thuộc), đã làm nên linh hồn của
thời đại Lý-Trần. Văn hóa Lý-Trần chứng kiến thời kì hưng thịnh nhất của Phật
giáo, cùng với nhu cầu xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền,
đánh dấu thời điểm Việt Nam chính thức tiếp nhận Nho giáo. Đồng thời, với
tinh thần tổng hợp bao dung, nó cũng mở rộng cửa cho việc tiếp thu cả Đạo
giáo. “Tam giáo đồng quy ” trên cơ sở truyền thống dân tộc đã khiến cho văn
hóa Việt Nam thời Lý-Trần phát triển mạnh mẽ về mọi phương diện.
Thế là, Nho giáo (và cùng với nó là văn hóa Trung Hoa) mà trong suốt thời Bắc
thuộc đã không thể thâm nhập sâu rộng được, thì giờ đây, từ khi được nhà Lý
mở cửa và đặt nền móng (xây Văn Miếu thờ Khổng Tử năm 1070, lập trường
Quốc Tử Giám năm 1076,…), đã thâm nhập mỗi ngày một mạnh. Đến giữa thời
Trần, Nho giáo Việt Nam đã trở thành một lực lượng đáng kể trong triều đình,
các Nho sĩ tự khẳng định bằng cách quay lại công kích Phật giáo và các triều
vua trước. Đến thời Lê, Nho giáo đạt đến độ thịnh vượng nhất và nắm trong tay
toàn bộ guồng máy xã hội. Xu hướng tiếp nhận văn hóa Trung Hoa (Hán hóa)
trở thành chủ đạo. Tính cách trọng động (cứng rắn, độc tôn…) đã thâm nhập
dần vào xã hội Việt Nam; nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo; pháp
luật phỏng theo Trung Hoa; phụ nữ, con hát ngày một bị khinh rẻ… Văn hóa
Việt Nam thời kì này chuyển sang một đỉnh cao kiểu khác: văn hóa Nho giáo.
Việc giao lưu với Trung Hoa dẫn đến việc dùng chữ Hán làm văn tự. Chữ Nôm
– chữ của người Nam (chữ “nôm” gồm bộ khẩu và chữ “nam”), một trong
những sản phẩm của cuộc giao lưu này – manh nha từ cuối giai đoạn chống Bắc
thuộc và hình thành vào đầu giai đoạn Đại Việt, được dùng trong sáng tác văn
chương và đặc biệt được đề cao dưới triều đại nhà Hồ và Tây Sơn. Vua Quang
Trung đã sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức trong các chiếu chỉ của mình lOMoAR cPSD| 49981208 9
và từng có kế hoạch giao cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp tổ chức dịch các
sách vở kinh điển từ Hán sang Nôm.
Bên cạnh đó, việc giao lưu với văn hoá phương Bắc không tránh khỏi trang
phục của nước ta cũng bị ảnh hưởng không ít. Áo mũ lễ phục được tham khảo
chính là trang phục Tống –Minh, bên cạnh đó một số áo mũ và hoạ tiết trang
trí có nguồn gốc Mãn Thanh. Đến đây người viết có thể lý giải được sự giống
và khác nhau của trang phục các triều đại nước ta nói chung và triều Nguyễn
nói riêng với trang phục của phương Bắc. Văn hoá luôn bị ảnh hưởng bởi lịch
sử, chính vì sự đô hộ 1000 năm, ảnh hưởng văn hoá phương Bắc cùng với sự
giao lưu và tiếp biến văn hoá, trang phục của nhà Nguyễn tuy vẫn phát triển
trên tinh thần độc lập nhưng có sự kế thừa của trang phục phương Bắc. Nắm
bắt được sự giống và khác nhau đó, đặc điểm chung và riêng, chúng ta mới có
quyền tự hào dân tộc dựa trên những gì đã có, mang quốc hồn quốc tuý để
ngày nay, giới trẻ có thể tự hào và tiếp tục gìn giữ, phát huy vẻ đẹp của cổ
phục các triều đại mà những năm gần đây nó trở thành một trào lưu tìm hiểu
lịch sử và phục dựng cổ phục Việt.
Khi nhắc đến trang phục truyền thống nước ta, nhiều bạn chỉ nghĩ đến áo dài
và biết mỗi áo dài. Tuy nhiên, cổ phục Việt không chỉ có vậy mà cả một kho
tàng với nhiều loại trang phục khác. Trải qua mỗi triều đại phong kiến trong
lịch sử chúng ta đều có những bộ trang phục mang đậm bản sắc văn hóa của
dân tộc từng thời kỳ. Nổi bật trong số đó là cổ phục thời nhà Nguyễn - áo Nhật Bình.
Thường phục Nhật Bình được đặt định vào năm 1807 thời vua Gia Long và
được duy trì cho đến cuối thời Nguyễn. Áo Nhật Bình là Triều phục dành cho
cung tần nhất, nhị, tam, tứ giai và là Thường phục của hoàng hậu, công lOMoAR cPSD| 49981208 10
chúa.… tư liệu tranh ảnh đầu thế kỉ XX cho thấy bất kể hoàng hậu, công chúa
hay cung tần đều vấn khăn vành, mặc áo Nhật Bình.
Nguồn gốc Áo Nhật Bình là áo Phi Phong của Minh triều Trung Hoa được
nhà Nguyễn phát triển lên, là dạng áo Đối Khâm có cổ hình chữ nhật to bản,
dùng dây buộc 2 vạt áo. Do hoa văn ở cổ áo khi ghép lại tạo thành một hình
chữ nhật ngay trước ngực người mặc, nên áo này gọi là áo Nhật Bình. Khắp
thân áo trang trí theo thể thức hoa văn chính là dạng hình tròn khép kín, rải
rác khắp áo đan xen với các hình phượng múa, hoa lá đính thêm các hạt tuyến
lấp lánh. Ở tay áo đặc biệt có dải màu ngũ hành; lục, vàng, xanh, trắng, đỏ.
Tuy nhiên quy chế tay dãy màu này lại không áp dụng trên loại áo Nhật Bình của bậc Hậu.
Xuyên suốt chiều dài lịch sử Việt Nam, có thể nhận thấy qua ghi chép về điển
lễ và phẩm phục triều nghi của nước ta, các đời Lý Trần Lê cho đến nhà
Nguyễn đều được xây dựng dựa trên cơ sở của cùng các triều đại Trung Hoa
như Hán, Đường, Tống, Minh nhưng theo lối "đại đồng tiểu dị", vẫn mang
những nét đặc sắc rất riêng của Đại Việt ta.
Sự học hỏi và phỏng theo quy chế của Trung Hoa điều này bắt nguồn từ tâm
lý tự tôn, muốn sánh ngang với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều này
được thể hiện rất rõ ràng từ việc các vua Đại Việt trong nước đều xưng đế chứ
không xưng vương, các triều đại khi lên đều đặt định phẩm phục và đặt định
lễ nhạc theo văn hóa Hoa Hạ, coi mình là Trung Châu, Trung Hạ tức là trung
tâm của một nền văn hóa khu biệt so với các sắc dân "man di".
Theo quy chế nhà Nguyễn thì màu áo của bậc Hậu đều là màu vàng chính sắc,
đôi khi là màu cam; còn bậc Công chúa đều là màu đỏ chính sắc, bậc Phi tần
nhị giai là màu xích đào, bậc Tam giai là màu tím chính sắc và bậc Tứ giai là lOMoAR cPSD| 49981208 11
màu tím nhạt, bậc phi tần thấp hơn không có quy định trang phục này. Màu
sắc áo của các mệnh phụ quy định dựa vào phẩm cấp của chồng. Bậc Nữ quan
có trang phục đơn giản hơn hẳn, gần với áo Phi Phong nguyên mẫu nhất.
Vào thời Gia Long và Minh Mạng, quy chế còn đủ đầy, áo Nhật Bình thường
phối với một bộ Xiêm y màu tuyết bạch, đội mũ Phượng tùy thứ bậc. Tuy
nhiên về sau, nhất là từ thời Đồng Khánh trở đi, trang phục này thường phối
với quần ống trắng và vấn khăn vành to bản, cho thấy quy chế thời kì cuối
nhìn chung ở cung đình đã tối giản hơn hẳn. Sau khi thời Nguyễn kết thúc, bộ
áo này trở thành bộ áo trang trọng của giới quý tộc được mặc vào một số dịp
lễ và nhất là ngày cưới.
Về mặt nguồn gốc, Nhật Bình vốn dĩ là áo Phi Phong của Minh triều Trung
Hoa được nhà Nguyễn phát triển lên. Cấu tạo cơ bản nó theo sát Phi Phong
Minh và Thanh. Về mặt kết cấu may mặc, có thể khẳng định bắt đầu từ thời kì
Bắc thuộc, các dạng thức may mặc của ta đều có sự học hỏi nhất định văn hóa
phương Bắc. Các dạng áo như giao lĩnh, viên lĩnh, các loại áo khác trong đó
có Nhật Bình đều dựa trên kết cấu may mặc từ phương Bắc để phát triển
nhưng các vấn đề về hoa văn cổ áo, thêu ổ, màu sắc, người sử dụng, lễ tiết sử
dụng đều được nhà Nguyễn quy định rất rõ trong Điển chế. Chính những quy
định về chế độ mũ áo này nó đã tạo ra các đặc điểm đặc trưng về cả bên ngoài
(hoa văn, thêu, màu sắc) và nội hàm, ý nghĩa bên trong của Nhật Bình (tác
dụng của áo, giá trị của áo) và làm nên sự khác biệt, bản sắc cho áo Nhật Bình
của Nguyễn triều mà không thể nhầm lẫn hay giống với bất kì trang phục của
quốc gia nào. Đây cũng là nội dung mà người viết tâm đắc khi tìm hiểu về
lịch sử văn hoá và văn hoá trang phục cung đình Việt Nam. Từ việc hiểu rõ và
hiểu thấu đáo hơn về lịch sử văn hoá của cổ phục, bản thân người viết cũng
như những bạn trẻ có thể mạnh dạn tham gia vào các dự án phục dựng cổ lOMoAR cPSD| 49981208 12
phục, văn vật hay khai thác các yếu tố văn hoá để lan toả và truyền bá rộng rãi
đến đông đảo quần chúng nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của nước nhà.
2. Phác thảo ý tưởng đề tài luận văn dự kiến thực hiện với những nội
dung sẽ vận dụng từ kiến thức môn học để giải quyết các vấn đề liên quan đề tài
Mang sự tâm đắc về lịch sử văn hoá trang phục áo dài Nhật Bình triều
Nguyễn, người viết dự định sẽ vận dụng kiến thức của môn Lịch sử văn hoá
Việt Nam nhằm tìm hiểu sâu và rộng hơn về lịch sử, lịch sử văn hoá nước
nhà để nghiên cứu một cách sâu sắc về sự ra đời, nguồn gốc, các quy chế
của áo Nhật Bình; Sự ảnh hưởng qua lại giữa lịch sử và văn hoá đã tác động
mạnh mẽ như thế nào đến văn hoá trang phục, nhất là trang phục cung đình.
Vì lẽ đó, người viết đã chọn đề tài luận văn: Đặc điểm tạo hình của áo dài
Nhật Bình triều Nguyễn cùng với phác thảo đề cương luận văn như sau.
2.1. Lý do chọn đề tài:
Trong văn kiện hội nghị Trung ương Đảng 5 khóa VIII, Đảng ta đã chỉ rõ
“Bản sắc của dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, tinh hoa của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh
dựng nước và giữ nước”. Bản sắc của dân tộc có thể được bảo tồn và phát triển
hay bị mai một là do sự hiểu biết và ý thức hệ của cả một dân tộc. Nền văn hóa
tiên tiến phải có sắc thái riêng, cái độc đáo của truyền thống, tâm hồn, cốt cách,
lối sống...của cả một dân tộc, chứa đựng tinh hoa của quá khứ kết hợp với những
cái tốt đẹp của hiện tại. Trong xã hội 4.0 hiện nay, cuộc sống ngày càng đổi mới
thì nét văn hóa truyền thống tuy vẫn được tiếp tục kế thừa nhưng cũng dần bị
mai một. Người trẻ ngày càng quan tâm đến những giá trị văn hóa du nhập từ lOMoAR cPSD| 49981208 13
nước ngoài trong đó có trang phục và dần quên đi trang phục truyền thống xưa
cũ của ông cha ta để lại. Gần như tất cả người dân Việt đều biết đến áo dài
nhưng lại không nắm rõ áo dài có nguồn gốc và lịch sử hình thành như thế nào
và càng không biết các loại trang phục truyền thống khác đã từng xuất hiện
trong lịch sử. Ngay cả bản thân người viết cũng đã từng như thế, cũng yêu thích
văn hóa, nghệ thuật thế giới và quên mất dân tộc ta có hơn 4000 năm lịch sử
dựng nước và giữ nước, kho tàng văn hóa còn nhiều điều bỏ ngỏ chưa được
nghiên cứu sâu sắc. Vì hai lí do đó, người viết chọn Vẻ đẹp của áo dài Nhật
Bình triều Nguyễn làm đề tài luận văn.
2.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Lịch sử Việt Nam trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước với bề
dày văn hóa trải dài từ chế độ công xã nguyên thủy, phong kiến và xã hội chủ
nghĩa. Trong đó xã hội phong kiến đạt được nhiều thành tựu văn hóa, nghệ thuật.
Triều đại nhà Nguyễn là triều đại gây nhiều tranh cãi nhưng đóng góp không
nhỏ vào nền văn hóa nghệ thuật của nước nhà, đặc biệt là trang phục. Trang
phục cổ của người Việt tuy bị ảnh hưởng nhiều bởi Trung Quốc nhưng nhìn
chung là sự kế thừa, tiếp biến, vẫn mang đậm tính dân tộc và bản sắc riêng. Áo
dài truyền thống ngày nay là trang phục có nguồn gốc từ thời nhà Nguyễn. Bên
cạnh áo dài truyền thống, trang phục cung đình của triều đại này cũng để lại
nhiều giá trị nghệ thuật và chiếc áo dài Nhật Bình là một trong số đó. Tuy trang
phục Việt cổ có nhiều nét đẹp riêng, ẩn chứa văn hóa, bản sắc dân tộc nhưng
hiện nay chưa được người dân đại chúng biết đến rộng rãi, nhất là người trẻ.
Trào lưu quay về với trang phục Việt cổ của giới trẻ hiện nay là một tín hiệu tốt
cho thấy sự yêu mến, hứng thú với lịch sử và văn hóa của nước nhà, nhưng chỉ
dừng lại ở trào lưu, chưa được biết đến rộng rãi phát triển như các nước bạn.
Với đề tài luận văn Vẻ đẹp của áo dài Nhật Bình triều Nguyễn, người viết mong
muốn bài luận trở thành một bài nghiên cứu khoa học mang nhiều giá trị thông lOMoAR cPSD| 49981208 14
tin mang tính học thuật về chiếc áo dài Nhật Bình, góp phần làm rõ hơn về
nguồn gốc, kiểu dáng, màu sắc họa tiết của trang phục Việt, làm nền tảng cho
sự bảo tồn và phát triển của trang phục truyền thống người Việt.
2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Trước đây đã từng có những tác giả nghiên cứu và viết về trang phục của
vua chúa, quan lại thời phong kiến như tác giả Trần Quang Đức với tác phẩm
Ngàn Năm Áo Mũ. Cuốn sách là một công trình nghiên cứu công phu, nhằm tái
hiện lại bức tranh trang phục Việt Nam trong cung đình và ngoài dân gian trong
khoảng một ngàn năm từ thời Lý đến thời Nguyễn (1009-1945). Cuốn sách có
đề cập đến trang phục hoàng gia triều Nguyễn nhưng lại được nhắc đến song
song với các triều đại khác do đó chưa làm nổi bật được vẻ đẹp về giá trị nghệ
thuật hay văn hóa của trang phục thời này, đặc biệt áo dài Nhật Bình chỉ được
nhắc đến với những thông tin cơ bản. Với những hội nhóm, tổ chức yêu mến
nét đẹp của cổ phục Việt như Đại Việt Cổ Phong, cũng có một số thông tin về
áo Nhật Bình nhưng đều dừng lại ở những thông tin khái quát, chưa nghiên cứu
chuyên sâu. Có những công trình nghiên cứu khác về trang phục cung đình triều
Nguyễn nhưng đa phần đều tập trung vào các loại áo bào, mũ của vua và hoàng
hậu hay áo mũ của quan lại. Chưa có công trình nghiên cứu nào chi tiết và mang
tính học thuật về áo dài Nhật Bình.
2.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài.
Đối tượng nghiên cứu:
- Áo dài Nhật Bình của triều Nguyễn. Phạm vi:
- Triều Nguyễn từ 1802-1945.
2.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
- Phương ph p thu thập v xử lý th ng tin lOMoAR cPSD| 49981208 15
Phương ph p thu thập t i liệu v xử lý th ng tin l phương ph p truyền thống
được sử dụng trong c c nghi n cứu n i chung v nghi n cứu kinh tế --x hội n i
ri ng. C c nguồn t i liệu cần thu thập tương đối đa dạng bao gồm t i liệu đ
được xuất bản, t i liệu của c c cơ quan lưu trữ v t i liệu tr n internet.
- Phương pháp Mỹ thuật học
Phương pháp này giúp cho người viết có cái nhìn sâu hơn về trang phục áo
dài Nhật Bình thời Nguyễn theo ngôn ngữ mỹ thuật học.
- Phương pháp lịch sử và logic
Chính lịch sử đã kéo theo sự phát triển xã hội một cách logic và tuần tự. Lịch
sử đã ảnh hưởng đến sự ra đời của các loại trang phục. Do đó phương pháp
này giúp người viết hiểu rõ những yếu tố lịch sử nào đã tác động đến sự hình
thành của chiếc áo dài Nhật Bình.
- Phương pháp tổng hợp, so sánh
Khi có nhiều nguồn tài liệu, người viết cần tổng hợp, so sánh và chắt lọc
thông tin phù hợp với đề tài nhất. Cũng như có thể so sánh được áo dài Nhật
Bình và các loại trang phục cùng thời của người Việt và trang phục của các nước xung quanh.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành
Để rút ra được những đặc điểm, nguồn gốc ra đời của áo dài Nhật Bình, người
viết cần nghiên cứu ở các ngành khác như lịch sử, kiến trúc, điêu khắc để
làm rõ về kiểu dáng, màu sắc, họa tiết của áo dài Nhật Bình theo thứ bậc của người mặc…
2.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
Làm rõ nguồn gốc, đặc điểm, mục đích sử dụng, thời điểm sử dụng, đối
tượng sử dụng, hệ thống màu sắc, hoa văn, hoạ tiết, chất liệu, qui định theo cấp
bậc của người mặc đối với trang phục áo dài Nhật Bình triều Nguyễn. Từ đó
mở rộng thêm kiến thức, tầm hiểu biết để phổ rộng cho cộng đồng, là nền tảng lOMoAR cPSD| 49981208 16
cho sự kế thừa, phục dựng và phát triển trang phục Việt cổ, góp phần đưa nền
văn hóa Việt đến mọi tầng lớp nhân dân trong nước và quảng bá với bạn bè quốc tế.
2.6. Bố cục của luận văn:
Bố cục luận văn ngo i phần mở đầu, kết luận, t i liệu tham khảo v phụ lục,
phần nội dung được chia l m 3 phần cụ thể như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận v thực tiễn nghi n cứu về trang phục cung đnh triều Nguyễn
Nội dung: chương n y l m r c c kh i niệm trang phục cung đnh, điều kiện lịch
sử triều đại nh Nguyễn.
Chương 2. Đặc điểm của o d i Nhật B nh triều Nguyễn
Nội dung: nguồn gốc, sự h nh th nh, đặc điểm của o d i Nhật B nh triều Nguyễn
Chương 3. Nhận định, xu hướng bảo tồn v ph t huy gi trị của o d i Nhật B nh
Nội dung: chương n y đưa ra những nhận định chung về o d i Nhật B nh, đồng
thời n u những kiến nghị về việc bảo tồn, ph t huy gi trị của cổ phục Việt. CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU VỀ TRANG PHỤC
CUNG ĐÌNH TRIỀU NGUYỄN
1.1. Lịch sử h nh th nh v ph t triển của triều Nguyễn 1802-1945
1.2. Trang phục cung đình của triều Nguyễn
1.2.1. Khái niệm trang phục cung đình
1.2.2. Các qui định của trang phục cung đình
1.3. Đặc điểm trang phục cung đình
1.3.1. Trang phục vua
1.3.2. Trang phục của hậu phi lOMoAR cPSD| 49981208 17 Tiểu kết
Nh Nguyễn l một triều đại phong kiến cuối c ng của Việt Nam, tuy g y
nhiều tranh c i giữa c ng v tội nhưng kh ng thể phủ nhận những gi trị văn h a,
nghệ thuật m triều đại n y đ để lại cho hậu thế, trong đ c trang phục cung đnh g
p phần đầy l m bức tranh kh i qu t lịch sử ph t triển của trang phục Việt từ xưa
đến nay. Trang phục cung đnh triều Nguyễn để lại nhiều gi trị cho c c c ng tr nh
nghi n cứu của nước nh . CHƯƠNG 2:
ĐẶC ĐIỂM CỦA ÁO DÀI NHẬT BÌNH TRIỀU NGUYỄN
2.1. Đặc trưng của áo dài Nhật Bình
2.1.1. Khái niệm áo dài Nhật Bình
2.1.2. Nguồn gốc, lịch sử hình thành của áo dài Nhật Bình
2.1.3. Đặc điểm của áo dài Nhật Bình
2.1.3.1. Hệ thống màu sắc
2.1.3.2. Hệ thống họa tiết, hoa văn
2.1.3.3. Phụ trang đi kèm
2.2. Sự ảnh hưởng của áo dài Nhật Bình đối với thời trang, văn hóa giới trẻ hiện nay Tiểu kết
Tuy nhiều lần bị xấm chiếm và đô hộ nhưng với tinh thần kiên cường,
dân tộc ta vẫn giữ lại được phần nào những giá trị văn hóa nghệ thuật qua các
hiện vật mặc dù đã bị chiến tranh tàn phá. Bản sắc dân tộc được thể hiện rõ
qua trang phục, trong đó có áo dài Nhật Bình, một loại trang phục cho các hậu
phi nhà Nguyễn và sau này được phổ rộng cho các phu nhân, mệnh phụ quí lOMoAR cPSD| 49981208 18
tộc. Có thể nói áo dài Nhật Bình mang vẻ đẹp rất riêng của cổ phục Việt và
đang dần đi sâu vào văn hóa yêu nghệ thuật cổ của dân tộc. CHƯƠNG 3:
NHẬN ĐỊNH, XU HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ÁO DÀI NHẬT BÌNH
3.1. Nhận định về áo dài Nhật Bình triều Nguyễn
3.2. Xu hướng bảo tồn và phát huy áo dài Nhật Bình Tiểu kết
Áo dài Nhật Bình những năm gần đây được các bạn trẻ đặc biệt yêu mến và
đến gần hơn với đời sống của người dân Việt thông qua các bộ áo dài cưới hay
các lễ hội mang tính dân tộc thể hiện sự yêu mến lịch sử và cổ phục. Đó cũng
là dấu hiệu đáng mừng. Nhưng để bảo tồn và phát huy đúng cách, mọi tầng lớp
nhân dân cần được phổ cập rộng rãi các đặc điểm văn hóa của dân tộc sâu rộng
hơn thông qua nhiều kênh truyền thông hay hoạt động nghệ thuật mang tính quần chúng. KẾT LUẬN
Hơn 60 năm qua, áo Nhật Bình dường như đã lui vào dĩ vãng và xuất hiện
rất ít trong các dịp lễ hội truyền thống. Tuy nhiên, với xu thế tìm hiểu về trang
phục truyền thống, nhiều bạn trẻ hiện nay đã lựa chọn Nhật Bình cho nhiều bộ
ảnh cưới hay các ngày lễ đặc biệt. Bên cạnh áo dài truyền thống, áo dài Nhật
Bình của triều Nguyễn đã để lại nhiều giá trị văn hóa nghệ thuật cho nước nhà,
thể hiện rõ bản sắc dân tộc qua kiểu dáng, họa tiết, màu sắc và các qui chế của
cung đình. Đây là nét giá trị văn hóa cần được bảo tồn và phát huy. lOMoAR cPSD| 49981208 19 KẾT LUẬN
Dù nghiên cứu và phát huy bất kì đề tài, nội dung nào thì cũng không thể tách
rời với lịch sử văn hoá. Mọi vấn đề đều cần được đặt trong bối cảnh lịch sử và
văn hoá đương thời để có cái nhìn khách quan và sâu sắc nhất. Đó là điều mà
người viết muốn hướng đến để vận dụng vào luận văn tốt nghiệp nhằm giải
quyết các vấn đề của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Trần Quang Đức – Ngàn Năm Áo Mũ (2018), Nxb Thế Giới
2. Trần Đình Sơn – Đại Lễ Phục Thời Nguyễn
3. http://khamphahue.com.vn/kham-pha/lich-su-van-hoa/tid/Ao-dai-Nhat-
Binh/newsid/404672AB-8F1A-49A2-9109-