Tiểu luận môn Pháp luật đại cương | Đại học Quảng Nam
Tiểu luận môn Pháp luật đại cương | Đại học Quảng Nam. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 17 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
A.LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý do chọn đề tài
Hôn nhân là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự trưởng thành của mỗi người. “ Trai
lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” đó là qui luật tự nhiên của con người và của tạo hóa.
Hôn nhân luôn là một vấn đề quan trọng đối với mỗi con người. Ngày nay, với sự
du nhập văn hóa nước ngoài, thế hệ trẻ dường như dễ dãi hơn trong tình yêu và hôn
nhân. Qua đó, việc tìm hiểu về: “quy định pháp luật về hôn nhân “ là việc làm bổ
ích cho mọi người để tránh phải những ý niệm sai lầm mà còn tạo cơ sở để có một
kiến thức vững chắc trước khi bước vào cuộc sống.
2. Mục địch,nhiệm vụ nghiên cứu:
-Nghiên cứu về quy định pháp luật về hôn nhân
3. G椃Āơi hạn của đề tài:
-Ý nghĩa của quy định pháp luật về hôn nhân
4. Phương pháp nghiên cứu: -Tìm tài liệu
-Đặt vấn đề và giải ý kiến chuyên gia
5. Kết quả của đề tài:
-Nằm bắt được quy định pháp lý của Pháp luật về hôn nhân B.NỘI DUNG 1 Chương I
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HÔN NHÂN
I. Khái niệm hôn nhân và ý nghĩa của hôn nhân.
1.1. Khái niệm hôn nhân
Hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung hoàn toàn của một người đàn ông và
một người đàn bà, sự sống chung hoàn toàn này gồm những thành phần vật chất: ở
chung dưới một mái nhà, ăn cùng một mâm, hưởng chung những sung sướng vật
chất, đồng lao cộng khổ để cùng trở nên hạnh phúc, cùng có đủ mọi nhu cầu của
cuộc sống. Nhờ có tình yêu thương gắn bó nên những tiền của và những thắng lợi
của chồng cũng coi như của chính người vợ và ngược lại người chồng cũng luôn
hiểu rằng "của chồng, công vợ". Không có một sự ghen tuông nào chia rẽ được họ
cả. Họ cùng đồng lao cộng khổ với nhau, người này làm lợi người kia sung sướng.
Do một sự ngẫu hợp của hoàn cảnh, họ ngẫu nhiên gặp nhau và khi cảm thấy hợp
nhau, yêu nhau họ dẫn đến cái tất nhiên là lấy nhau và cùng ăn đời ở kiếp với nhau.
1.1.1. Nhận thức của mỗi người về hôn nhân.
Vậy hôn nhân có ý nghĩa gì và sự nhận thức của thanh niên nam nữ trước vấn đề
hôn nhân ra sao ? Nếu bạn hỏi bất cứ người con trai hay con gái nào về hôn nhân thì
bạn sẽ nhận được hai kiểu trả lời: một là không biết, hai là hôn nhân tức là cưới xin,
mà cưới xin thì có những lễ: giạm ngõ, vấn danh, nạp thái, vu qui, cô dâu, chú rể
hợp thành vợ chồng, ăn ở với nhau, sinh con đẻ cái, sống với nhau đến đầu bạc răng
long. Đó là sự hiểu biết của hầu hết các bạn trẻ về hôn nhân , các thầy cô giáo trong
lớp học ít khi giải thích cho con cái và học trò hiểu thế nào là hôn nhân, ý nghĩa của
hôn nhân và mục đích của hôn nhân, thường thì khi người con trai và người con gái
đến tuổi dậy thì tự nhiên mơ ước sống chung với một người khác phái, có những
người bị kích thích bởi những ham muốn về tình dục, vật chất và vì những phút yếu
lòng, họ tự huỷ tương lai của mình bằng những điều lầm tưởng, họ nghĩ họ sinh ra 2
là của nhau để khi có cơ hội họ thành lập gia thất và kết cục trong một thời gian ngắn
họ lại nhận ra rằng họ sinh ra không phải để ăn đời ở kiếp với nhau và rồi người con
trai lại bỏ mặc người con gái ở nhà để đi tìm một một nửa khác hợp với mình tronhg
khi người con gái ở nhà tủi phận khóc thầm vì dã trót trao thân gửi phận vào một
người mà mình không thể yêu được nữa. Hối hận bây giờ thì cũng đã muộn, họ đành
cố chịu đựng lẫn nhau, tự làm khổ nhau hoặc cam chịu “ bẻ một chữ đồng làm hai ”
một gia đình tan nát hay không còn hạnh phúc qui chung cũng do sự ngộ nhận của
giới trẻ nghĩ về hôn nhân quá đơn giản, hoặc người con trai chưa hiểu được trách
nhiệm của mình hoặc người phụ nữ chưa làm tròn bổn phận của mình với hôn nhân,
gây ra hai đường đi, hai ngã rẽ.
1.2. Những quy định pháp luật về hôn nhân.
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của hôn nhân.
- Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. - Một vợ, một chồng.
- Bình đẳng vợ chồng, bình đẳng nam nữ, không phân biệt tôn giáo, dân tộc, quốc tịch.
- Bảo vệ quyền lợi của cha mẹ và các con.
- Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
1.2.2. Điều kiện kết hôn
- Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
- Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa
dối bên nào,không ai được cưỡng ép hoặc cản trở.
Các trường hợp bị cấm kết hôn
- Người đang có vợ hoặc đang có chồng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự.
- Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. 3
- Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con
nuôi; bố chồng với con dâu; mẹ vợ với con rể; bố dượng với con riêng của vợ; mẹ
kế với con riêng của chồng.
- Việc kết hôn phải được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của nhà nước.
1.2.3. Quan hệ giữa vợ và chồng.
Quyền và nghĩa vụ về nhân thân giữa vợ và chồng. Vợ chồng chung thủy,
thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no
ấm, bình đẳng,tiến bộ, hạnh phúc, bền vững.
- Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình
Nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng tự quyết định, không bị ràng buộc bởi phong
tục,tập quán, địa giới hành chính.
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng,tôn giáo của vợ, chồng.
- Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
1.2.4. Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng
- Quyền sở hữu tài sản của vợ và chồng
+ Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
+ Vợ chồng có quyền sở hữu riêng đối với tài sản riêng.
- Quyền thừa kế tài sản của nhau giữa vợ chồng: khi một bên vợ hoặc chồng chết
trước, người còn sống sẽ được thừa kế tài sản của vợ, chồng mình đã chết.
Chế định tài sản giữa vợ và chồng
Tài sản chung của vợ chồng
Thứ nhất, bởi luật hôn nhân không quy định về các loại bằng chứng
được sử dụng để chứng minh trong tranh chấp tài sản giữa vợ và chồng nên
trong thực tiễn tất cả các loại bằng chứng đều có thể được chấp nhận. Để bảo
vệ tốt hơn quyền của chủ sở hữu tài sản riêng đồng thời làm đơn giản hóa việc 4
tìm các chứng cớ chứng minh trong tranh chấp, pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam có thể tham khảo thêm trong luật dân sự Pháp. Có thể thấy,
các loại bằng chứng chứng minh trong luật của Pháp được liệt kê tương đối
cụ thể, trong đó giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản có giá trị pháp lý cao
nhất trong thủ tục chứng minh nguồn gốc của tài sản.Đối với việc đăng ký tài
sản chung, thiết nghĩ, nếu luật cũng cần quy định cụ thể “những tài sản khác”
cần đăng ký tên cả hai vợ chồng là những loại tài sản nào để có sự áp dụng
thống nhất trong thực tiễn thi hành.
Thứ hai, theo quy định, vợ, chồng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết việc
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có thỏa thuận hoặc không
thỏa thuận được. Tuy nhiên, luật hôn nhân và gia đình chưa quy định cụ thể
nguyên tắc chia tài sản chung trong trường hợp này, gây khó khăn trong thực
tiễn áp dụng giải quyết các tranh chấp phát sinh. Quay trở lại với Điều 18 luật
hôn nhân và gia đình năm 1986 thì: “Khi hôn nhân còn tồn tại, nếu một bên
yêu cầu và có lý do chính đáng, thì có thể chia tài sản chung của vợ chồng
theo quy định tại điều 42 (nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn) của Luật này”.
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa quy định của luật hôn nhân và gia đình năm 1986
thì nên bổ sung thêm quy định: Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên
tắc chia tài sản khi ly hôn quy định tại Điều 95 của luật hôn nhân .
Thứ ba, việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo
quy định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và
chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con. Tuy nhiên, luật chưa quy định rõ về
trách nhiệm của vợ, chồng đối với các tài sản được sử dụng vào mục đích
chung của gia đình và sau khi khi hai bên chia tài sản chung. Do đó, luật cần
bổ sung quy định về trách nhiệm của vợ chồng đối với tài sản chi tiêu trong
gia đình trên cơ sở thỏa thuận của vợ chồng bằng văn bản, nếu không thỏa
thuận được thì hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, trên cở sở nhu cầu
thực tiễn của gia đình và khả năng kinh tế của các bên. Sự độc lập về tài sản 5
sau khi chia có thể dẫn tới một trong các bên lẩn tránh trách nhiệm đối với gia
đình, với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc
con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động,
không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình.
Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các con, luật nên quy định rõ: Việc
giải quyết tranh chấp liên quan đến con áp dụng tương tự quy định về quyền và nghĩa
vụ giữa cha mẹ và con khi ly hôn. Trường hợp vợ chồng thỏa thuận hoặc đã yêu cầu
Tòa án chia hết tài sản chung thì vợ, chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau
nếu một bên túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng.
Tài sản riêng của vợ, chồng
Tài sản là đồ dùng, tư trang cá nhân được ghi nhận là tài sản riêng của vợ, chồng
(Khoản 1 Điều 32 luật hôn nhân . Tuy nhiên, việc quy định đồ dùng, tư trang cá nhân
là tài sản riêng mà không giải thích cụ thể sẽ có nhiều quan điểm khác nhau về loại
tài sản này. Vì vậy, khi xác định là tài sản riêng cần xem xét nguồn gốc và giá trị
của đồ dùng, tư trang cá nhân đó so với giá trị của khối tài sản chung và thu nhập
của hai vợ chồng. Nếu giá trị tài sản đó khá lớn và tài sản được sử dụng với mục
đích chung của hôn nhân thì không nên coi đó là tài sản riêng.
1.2.5. Quan hệ giữa cha mẹ và con
1.2.5.1.Quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa cha mẹ và con
-Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ.
+Đối với con chưa thành niên cha mẹ có quyền quyết định chế độ nhân thân của con,
quyền đặt họ tên,tôn giáo,quốc tịch nơi ở.
+Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ thương yêu chăm sóc, bảo vệ quyền,lợi ích hợp pháp
của con,tôn trọng ý kiến của con.
+Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con,ngược đãi,hành hạ,xúc, phạm
xúc con,không được Lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên. 6
Quyền và nghĩa vụ của con(điều 35).
+Con có bổn phận yêu qúy,kính trọng,biết ơn,hiểu thảo với cha mẹ,lắng những lới
khuyên baoe đúng đắn của cha mẹ,diuwx gìn danh dự,truyền thống tốt đẹp của gia đình.
1.2.5.2.Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa cha mẹ và con gái.
-con có quyền có tài sản riêng và con từ 15 tuổi trở lên có thể tự quản lí tài sản riêng
hoặc nhớ cha mẹ quản lí.
-Cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên,con đã thành niên mất
năng lực hành vi dân sự gây ra
1.2.5.3.Cấp dưỡng.
Được thực hiện giữa cha mẹ và con;giữa anh chị em với nhau;giữa ông bà nội,ông
bà ngoại và cháu;giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân .việc cấp dưỡng có thể thực
hiện định kì hàng tháng,hàng quý,nửa năm hoặc hàng năm một lần.
1.2.6.Chấm dứt hôn nhân
Việc chấm dứt hôn nhân do vợ,chồng chết hoặc có quyết định của tòa án tuyên bố vợ,chồng đã chết.
Trong trường hợp vợ chồng còn sống thì hôn nhân kết thúc khi có phán quyết li
hôn nhân của toàn án có hiệu lực.
Trong trường hợp vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng
không có quyền yêu cầu li hôn.
1.2.7. Chế độ xác định cha, mẹ, con
Thứ nhất, luật cần dự liệu những cơ sở pháp lý để xác định cha, mẹ cho con
ngoài giá thú. Điều này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc không phân biệt đối xử
giữa con trong giá thú và con ngời giá thú.Vấn đề xác định cha, mẹ, con có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng đối với thân phận của mỗi cá nhân trong xã hội. Quan hệ pháp 7
luật giữa cha, mẹ và con được xác định liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các
chủ thể trong quan hệ này cũng như các thành viên khác trong gia đình. Vì vậy, pháp
luật cần quy định cụ thể những căn cứ pháp lý để xác định cha, mẹ, con là cơ sở giải
quyết các tranh chấp trong thực tiễn. Bên cạnh đó, Luật nên quy định người đàn ông
được xác định là cha của đứa trẻ phải chịu chi phí giám định hoặc chịu một phần chi
phí với người mẹ đứa trẻ đó.
Thứ hai, về quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con. Để phù hợp với pháp luật
tố tụng dân sự và thực tế, Điều 66 về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con
chưa thành niên, con đã thành niên mất khả năng hành vi dân sự hoặc xác định con
cho cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự cần được sửa đổi.
Thứ ba, luật hôn nhân nên quy định cụ thể hậu quả pháp lý đối với việc xác
định cha, mẹ , con trong trường hợp: Nếu một người đàn ông xác định là cha của
con ngoài giá thú, đã được xác nhận bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì phải thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho con. Pháp luật
cần bổ sung trường hợp cấp dưỡng giữa cha, mẹ và con sau khi quyết định hoặc bản
án về xác định cha, mẹ, con có hiệu lực pháp luật.
1.2.8. Điều kiện nuôi con nuôi
Điều kiện đối với người nhận làm con nuôi:
Trong mọi trường hợp nhận nuôi con nuôi đều phải tuân thủ mục đích của việc nuôi
con nuôi. Đối với trường hợp nuôi con nuôi vì mục đích vụ lợi thì không được công
nhận. Tuy nhiên, để có cơ sở thống nhất cách giải quyết vấn đề này, pháp luật cần
có quy định cụ thể hơn. Nghị định số 69/2006/NĐ-CP ngày 21/7/2006 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hôn nhân và gia đình về quan hệ có
yếu tố nước ngoài, đã quy định rõ hơn về điều kiện trẻ em được cho làm con nuôi
nước ngoài. Tuy nhiên, quy định này chỉ đặt ra trong quan hệ con nuôi có yếu tố
nước ngoài mà không phải đối với con nuôi trong nước. Do đó, cần quy định đây là 8
điều kiện chung đối với người được nhận nuôi để hạn chế những tồn tại thực tế trong cuộc sống.
Mặt khác, cần có quy định cụ thể đối với trường hợp làm con nuôi người già yếu,
cô đơn, người tàn tật, người mất năng lực hành vi dân sự để đảm bảo tín thống nhất
trong việc thực hiện; trường hợp này nên giới hạn về độ tuổi của con nuôi. Bởi người
nhận nuôi con nuôi phải hơn con nuôi 20 tuổi trở lên, nếu người con nuôi bị tàn tật,
mất năng lực hành vi dân sự và lại nhiều tuổi thì người nhân nuôi cũng không thể
có điều kiện về sức khỏe, khả năng lao động để chăm sóc, nuôi dưỡng con nuôi. Cần
quy định giải quyết việc đăng ký nuôi con nuôi cho các trường hợp nuôi con nuôi
thực tế nhưng chưa đăng ký để đảm bảo quyền lợi của cha mẹ nuôi và con.
Điều kiện đối với người nhân nuôi con nuôi:
• Thứ nhất, luật không nên bắt buộc giữa người nhân nuôi và con nuôi cách
nhau tối thiểu là 20 tuổi trong trường hợp vợ, chồng nhận con riêng của nhau làm con nuôi.
• Thứ hai, Luật nên quy định không cho những người mắc bệnh hiểm nghèo,
người có nguy cơ lây nhiễm cao nhân nuôi con nuôi. Những người này không đủ
điều kiện về kinh tế, sức khỏe và thời gian để chăm sóc cho con nuôi một cách lâu
dài. Mặt khác, đối với trẻ em chưa thành niên được nhận làm con nuôi không có đủ
khả năng bảo vệ mình trước các căn bệnh truyền nhiễm. Như vậy, mục đích nhận
nuôi con nuôi không đạt được, lợi ích lâu dài của người nhận nuôi con nuôi không được đảm bảo.
• Thứ ba, đối với việc xác định tư cách đạo đức của người nhân nuôi con nuôi,
có thể bỏ quy định ở khoản 3 mà chỉ cần căn cứ vào khoản 5 Điều 69. Tuy nhiên,
cần bổ sung thêm vào khoản 5 Điều 69 quy định những người kết án mà chưa được 9
xóa án tích về tội vi phạm quy định về sử dụng lao động trẻ em (Điều 228 Bộ luật
hình sự) thì cũng không được nhận nuôi con nuôi. Quy định này là phù hợp với việc
cấm lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động (Khoản 3 Điều 67 Luật HN&GĐ)
• Thứ tư, theo khoản 1 Điều 68 luật hôn nhân quy định: “…Người trên mười
lăm tuổi có thể được nhận làm con nuôi nếu là thương binh, người tàn tật, người mất
năng lực hành vi dân sự hoặc làm con nuôi của người già yếu cô đơn”, Luật có đưa
ra việc nhận con nuôi của người già yếu cô đơn. Nhưng luật lại không nêu rõ khái
niệm thế nào là già yếu cô đơn, gây ra việc khó xác định đối tượng nhận con nuôi.
Vì vậy, luật nên đưa ra một khái niệm đầy đủ về người già yếu cô đơn.
1.2.8.1. Người có quyền đồng ý cho làm con nuôi
Thực tế đăng ký việc nuôi con nuôi mà bắt buộc phải có ý kiến của cha, mẹ đẻ
có thể không thực hiện được. Ngoài ra, những người đang chấp nhận hình phạt tù có
thời hạn muốn cho con mình làm con nuôi, nhưng khi đăng ký thì không thể có mặt
tại UBND cấp xã để làm thủ tục. Trước vấn đề này, Luật nên quy định về giấy thỏa
thuận trong hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi đối với trường hợp cha mẹ đã ly hôn,
nếu hai bên không liên lạc được với nhau thì giấy thỏa thuận về việc cho và nhận
con nuôi chỉ cần chữ ký của người hiện đang nuôi dưỡng trẻ. Đối với trương hợp
người cho con đang chấp hành Đại học Luật Hà Nội 9 Luật Hôn Nhân và Gia Đình
hình phạt tù, nên có quy định linh hoạt cho phép vắng mặt có giấy xác nhận của cơ
quan quản lý. Điều này nhằm bảo vệ lợi ích của trẻ. .
1.2.8.2. Hậu quả pháp lý của việc nuôi con nuôi
Để đảm bảo lợi ích tốt nhất cho con nuôi, pháp luật cần sửa đổi, bổ sung quy
định cho phép được thay đổi phần họ tên cha, mẹ đẻ sang cha, mẹ nuôi trong Giấy
khai sinh của trẻ em sau khi làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi, quy định linh hoạt 10
hơn về việc thay đổi họ tên của trẻ em được nhận làm con nuôi mà không cần có sự
thỏa thuận, đồng ý của cha mẹ đẻ. Cần xem xét và sửa đổi quy định về phần khai
dân tộc của trẻ em được nhận làm con nuôi; nên có quy định cho phép thay đổi dân
tộc của trẻ em được nhận làm con nuôi theo dân tộc của cha, mẹ nuôi để đảm bảo sự
hòa nhập của trẻ em trong môi trường gia đình mới.
1.2.8.3.Chấm dứt nuôi con nuôi
• Thứ nhất, luật có thể sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 76 theo hướng: cha, mẹ
nuôi hoặc cả hai người có con nuôi đã thành niên tự nguyện chấm dứt quan hệ nuôi
con nuôi. Bởi khi một trong các chủ thể này đã tự nguyện muốn chấm dứt quan hệ
nuôi con nuôi thì pháp luật cũng cần tôn trọng điều đó. Ngoài ra, Luật nên cho phép
cha mẹ nuôi và cha mẹ đẻ của người được nhận nuôi có thể tự nguyện thỏa thuận
chấm dứt nuôi con nuôi. Việc chấm dứt này phải đặt lợi ích của con nuôi lên trước hết.
• Thứ hai, quy định tại khoản 3 Điều 67 là chưa chính xác, có thể dẫn tới nhiều
cách áp dụng pháp luật khác nhau. Luật cần bỏ căn cứ tại khoản 3 Điều 67 trong quy
định về chấm dứt nuôi con nuôi. Sửa đổi, bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 69 để
mở rộng hơn các trường hợp chấm dứt quan hệ nuôi con nuôi: khi cha mẹ nuôi không
còn đủ điều kiện kinh tế, suy giảm sức khỏe do bệnh tật… bảo đảm lợi ích của cả
cha mẹ nuôi và của con nuôi. Bên cạnh đó cần bổ sung them vào khoản 5 Điều 69
quy định những người bị kết án mà chưa được xóa án tích về tội vi phạm quy định
về sử dụng lao động trẻ em cũng là căn cứ để chấm dứt. Chương II
THỰC TRẠNG HÔN NHÂN HIỆN NAY - NHỮNG MỘT SỐ
KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
2.1. Thực trạng hôn nhân hiện nay. 11
Hiện nay, kết hôn trẻ em vẫn là một vấn đề nan giải đối với Việt Nam. Năm 2014,
cứ 10 phụ nữ ở độ tuổi 20-24 tại Việt Nam lại có một người kết hôn hoặc sống chung
như vợ chồng trước tuổi 18. Cho tới nay, tỷ lệ kết hôn ở độ tuổi trẻ em chưa giảm
nhiều. Tỷ lệ kết hôn trẻ em giữa các vùng miền không giống nhau, nhưng trẻ em gái
ở tất cả các khu vực và tầng lớp trong xã hội đều có nguy cơ trở thành cô dâu nhỏ
tuổi. Tại Việt Nam, kết hôn trẻ em tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và xuất
phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có thể đẩy lùi tập tục nguy hại này, chúng
ta cần có các biện pháp can thiệp phù hợp với thực tiễn tại địa phương. Để hưởng
ứng chương trình toàn cầu thúc đẩy hành động chấm dứt kết hôn trẻ em của UNFPA-
UNICEF, UNFPA và UNICEF đã phối hợp với UN
Women cùng vận động thực hiện các biện pháp toàn diện và lồng ghép nhằm ngăn
ngừa nạn kết hôn trẻ em và chung sống sớm như vợ chồng tại Việt Nam. Tháng 10
năm 2016, Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp quốc đã tổ chức Hội nghị quốc gia về
kết hôn trẻ em có sự tham gia của nhiều bên liên quan khác nhau nhằm rà soát những
khoảng trống trong chính sách và các biện pháp can thiệp. Tháng 6 năm 2017, một
hội thảo quốc gia khác cũng đã được tổ chức với chủ đề “Phòng ngừa, chấm dứt tảo
hôn và kết hôn trẻ em: Bài học kinh nghiệm và thực tiễn”. Báo cáo này được xây
dựng trên kết quả của các hội thảo này và nghiên cứu về tình trạng kết hôn trẻ em
và chung sống sớm như vợ chồng tại Việt Nam. Báo cáo cung cấp những khía cạnh
sâu hơn về tỷ lệ và nhóm trẻ em gái có nguy cơ cao cũng như những đặc thù và yếu
tố thúc đẩy nạn kết hôn trẻ em và chung sống sớm như vợ chồng. Báo cáo cũng đưa
ra đề xuất ban đầu về xây dựng các biện pháp can thiệp toàn diện và có định hướng
nhằm phòng ngừa nạn kết hôn trẻ em và chung sống sớm như vợ chồng tại Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này, báo cáo đã đưa ra những khuyến nghị cụ thể về tăng
cường và củng cố pháp luật và chính sách để quy định rõ hơn hoạt động bảo vệ
quyền của trẻ em dưới 18 tuổi.
2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện
2.2.1 Về vấn đề tuổi kết hôn 12
Pháp luật Việt Nam đã đưa ra độ tuổi cho phép kết hôn là đủ 18 với nữ và đủ 20
với nam. Mức quy định độ tuổi như vậy không hẳn hợp lý trong mọi trường hợp.
Cần có những ngoại lệ về độ tuổi kết hôn:
Khác với nhiều quốc gia khác trên thế giới, pháp luật Việt Nam không quy định bất
kỳ ngoại lệ nào được phép kết hôn trước tuổi quy định. Ví dụ, ở Pháp tồn tại một
“cơ quan Biện lý”. Trong những trường hợp có lý do hợp lý và được cơ quan nêu
trên chấp nhận thì hôn nhân vẫn được pháp luật chấp nhận. Trường hợp có lý do hợp
lý có thể là người nữ đã có con… Giả sử với lý do trên, nếu pháp luật không thừa
nhận hôn nhân do chưa đủ tuổi, các đương sự sẽ vẫn chung sống như vợ chồng mà
không cần đăng ký kết hôn hoặc người nữ giới sẽ phải tự mình gánh vác hậu quả.
Do đó, để tạo điều kiện, bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự mà đặc biệt là phụ
nữ và trẻ em trong trường hợp này, việc pháp luật thừa nhận hôn nhân là cần thiết.
Như vậy, trong tương lai phát triển của pháp luật hôn nhân , Việt Nam cũng nên học
tập các quốc gia phát triển, mềm dẻo hơn trong các quy định về độ tuổi, dự kiến các
trường hợp đặc biệt cho phép kết hôn dưới độ tuổi quy định.
Một vấn đề khác là vấn đề chênh lệch tuổi tác giữa các đương sự tham gia quan hệ hôn nhân :
Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 cấm kết hôn với bố chồng và con dâu, mẹ vợ
và con rể…. để bảo vệ giá trị đạo đức xã hội, truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhưng
trong khi đó lại không cấm kết hôn giữa những người ở độ tuổi cha với con, ông với
cháu. Việc kết hôn giữa những người chênh lệch tuổi tác quá lớn cũng làm ảnh hướng
tới thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, và thực tế thì những cuộc hôn nhân
như vậy cũng chưa chắc xuất phát từ tình yêu và mong muốn chung sống của các
đương sự. Dẫu biết rằng tình yêu là không biên giới, nhưng pháp luật cần đặt cho nó
một cái cột mốc để đảm bảo quyền lợi của các chủ thể và đảm bảo thuần phong mĩ
tục của dân tộc đồng thời cũng là đảm bảo sự thống nhất với các quy định khác. Vì
vậy, trong tương lai, pháp luật về hôn nhân cần đưa ra những quy định chặt chẽ và 13
cụ thể về điều kiện kết hôn đối với những trường hợp này. Ví dụ như cấm kết hôn
giữa những người chênh lệch từ 40 tuổi trở lên…
2.2.2. Vấn đề năng lực hành vi dân sự
Luật hôn nhân .Việt Nam cấm kết hôn đối với những người bị mất năng lực hành
vi dân sự. Cấm kết hôn đối với những người mất năng lực hành vi dân sự là hợp lý,
tuy nhiên thì trường hợp này vẫn cần có ngoại lệ. Ví dụ, hai người yêu nhau và mong
muốn tiến tới hôn nhân, sau đó một trong hai bị tai nạn và mất năng lực hành vi dân
sự, người còn lại vẫn mong muốn kết hôn. Trường hợp này không được pháp luật
Việt Nam cho phép kết hôn. Một lần nữa, pháp luật Việt Nam lại tỏ ra cứng nhắc và
thiếu linh hoạt, vô hình chung trở thành rào cản đối với tự do hôn nhân. Luật hôn
nhân trên thế giới phần lớn đều cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân
sự, tuy nhiên pháp luật nhiều quốc gia đã cho phép các trường hợp ngoại lệ được kết
hôn với những người này. Cụ thể, pháp luật Pháp quy định người bị tuyên bố mất
năng lực hành vi bày tỏ ưng thuận trong thời gian còn tỉnh táo và việc kết hôn có sự
cho phép của cha mẹ trên cơ sở ý kiến của bác sĩ điều trị thì vẫn được phép kết hôn.
Vì vậy, trong xu hướng hoàn thiện các quy định về điều kiện kết hôn, pháp luật Việt
Nam cần tỏ ra linh hoạt, ghi nhận các trường hợp ngoại lệ được kết hôn đối với
những người mất năng lực hành vi dân sự.
2.2.3 Vấn đề về quan hệ họ hàng, huyết thống
Pháp luật hôn nhân gia đình cần phải bổ sung các quy định rõ ràng về việc kết hôn
giữa con riêng của chồng và con riêng của vợ, giữa những người con nuôi hoặc giữa
con đẻ với con nuôi trong một gia đình. Để khi trường hợp này xảy ra trên thực tế
thì người thi hành pháp luật sẽ không phải lúng túng, và người tuân thủ pháp luật có
thể biết được việc đó mình được làm hay không được làm. 14
2.2.4 Về vấn đề giới t椃Ānh trong điều kiện kết hôn
Thứ nhất, pháp luật hôn nhân nên bổ sung các quy định rõ ràng về việc kết
hôn của những người chuyển đổi giới tính:
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, vấn đề xác định chính xác giới
tính của người đăng ký kết hôn thực chất khá phức tạp. Thực tế có thể xảy ra hai
trường hợp đặc biệt. Trường hợp thứ nhất: hai người đã đăng ký kết hôn hợp pháp
nhưng sau đó một người chuyển giới. Trường hợp thứ hai: hai người khi sinh ra cùng
giới tính nhưng một trong hai đã phẫu thuật chuyển giới. Lưu ý rằng hiện việc xác
định lại giới tính với người không có khuyết tật bẩm sinh về giới tính trong pháp luật
hiện hành là không được phép. Nói cách khác, pháp luật Việt Nam không công nhận
xác định lại giới tính với người đã chuyển giới. Như vậy thì trong hai trường hợp
trên, sự phi lý ở chỗ hai người cùng giới thực tế lại được pháp luật công nhận như
vợ chồng còn hai người thực tế khác giới thì lại bị cấm kết hôn. Điều đó đã cho thấy
sự cứng nhắc và thiếu tính mềm dẻo trong việc xác định giới tính của pháp luật Việt
Nam. Vì vậy, nhằm phát huy và mở rộng quyền tự do dân chủ, pháp luật Việt Nam
nên có thêm quy chế xác định lại giới tính cho những trường hợp người chuyển giới,
tạo điều kiện cho những người này có thể được kết hôn như những người bình thường khác.
Mặt khác, theo em thì pháp luật nên có quy định về việc kết hôn đồng giới.
Thực tế đã cho thấy, càng ngày càng nhiều những người đồng tính vẫn sống với
nhau một cách công khai. Nếu pháp luật không công nhận mối quan hệ giữa họ, thì
quyền lợi của họ sẽ được bảo đảm như thế nào?. Mặt khác, trên thế giới hiện nay đã
có rất nhiều nước cho phép hôn nhân đồng giới: ví dụ: Hà Lan đã thông qua Luật
hôn nhân đồng giới năm 2001; Bỉ đã thông qua Luật hôn nhân đồng giới năm 2003; 15
Tây Ba Nha thông qua Luật hôn nhân đồng giới năm 2005; Canada (2005); Nam Phi
(2006); Na uy (2008); Bồ Đào Nha (2010)… Tuy nhiên, cái đáng nói ở đây là, quan
hệ đồng giới là một vấn đề cực kì nhạy cảm. Đó không chỉ là một căn bệnh bẩm sinh
về tâm sinh lí mà còn là một xu hướng tình dục của giới trẻ. Chúng ta cần phải có
những nghiên cứu kĩ lưỡng để đưa ra các quy định thật khéo léo để vừa đảm bảo cho
họ được kết hôn nhưng lại không “vẽ đường cho hươu chạy” có nghĩa là không
khuyến khích giới trẻ đi theo xu hướng đó một cách quá đà. Ví dụ như: quy định về
độ tuổi, điều kiện sức khỏe… B. KẾT LUẬN
Hôn nhân và cuộc sống hôn nhân hạnh phúc không phải là những gì huyền ảo
hoặc mơ mộng, nhưng là một thực tại. Thực tại đó nhiều người và nhiều cặp vợ
chồng đã đạt được khi họ bước vào hôn nhân với ý hướng xây dựng, với khả năng
chấp nhận cũng như chịu đựng lẫn nhau. Bức tranh hôn nhân đẹp nhất, giá trị nhất
là một bức họa trong đó một thanh niên và một thiếu nữ cùng sóng bước bên nhau
trên cuộc hành trình kiếm tìm hạnh phúc. Con đường họ đi đôi lúc dẫn vào những
chân trời đầy hoa mộng, lãng mạn, và yêu thương tình tứ. Những phức tạp của đời
sống hôn nhân tưởng như không thể hóa giải được nếu không có tình yêu.
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-tim-hieu-ve-hon-nhan-trong-luat-hon-nhan-
56455/ https://123doc.org//document/3189244-tieu-luan-luat-hon-nhan.htm
https://baigiang.violet.vn/present/tieu-luan-luat-hon-nhan-5636222.html
https://123doc.org//document/261505-hoan-thien-phap-luat-hon-nhan-va-trong- xuthe-toan-cau-hoa.htm 16
https://www.unicef.org/vietnam/sites/unicef.org.vietnam/files/2018- 09/Child %20Marriage%20VN.pdf 17