Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài "Thực trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh"
Tiểu luận môn Phương pháp nghiên cứu khoa học đề tài "Thực trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (RMET220306)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|37054152
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
GVHD: PGS.TS. NGUYỄN VĂN TUẤN SVTH: MSSV 1. Hà Vĩnh Phong 22146368 2. Lê Minh Đức 22161244 3. Lầu Phát Trí 22110441
4. Huỳnh Võ Phúc Lộc 22146344
Lớp thứ 4 – Tiết 8_9
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 20 lOMoARcPSD|37054152 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1. Lý do nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .5
2. Mục tiêu nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
5. Gỉa thuyết nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .6
6. Phương pháp nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .7
7. Kế hoạch nghiên cứu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .8
NỘI DUNG. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề ô nhiễm không khí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .9
1. Khái niệm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.1. Khái niệm về ô nhiễm không khí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.3. Tác hại của ô nhiễm không khí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11
1.4. Ý nghĩa của vấn đề ô nhiễm không khí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .11
2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu ô nhiễm không khí. . . . . . . . 12
2.1. Vị trí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
2.2. Vai trò. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .12
2.3. Ý nghĩa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
Chương 2: Thực trạng của vấn đề ô nhiễm bầu không khí ở thành phố HCM. . . 13
1. Nội dung khảo sát, phạm vi và phiếu khảo sát. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.1. Nội dung khảo sát. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .13
1.2. Phạm vi khảo sát. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .13
1.3. Phiếu khảo sát vấn đề ô nhiễm không khí ở thành phố HCM. . . . . . . . 13
2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh. . . . . . . . . . . . . . 16
2.1. Mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh. . . . . . . . . . . . . .16
2.2. Tác động do ô nhiễm không khí gây ra ở thành phố HCM. . . . . . . . . . 19
2.2.1. Sức khỏe cộng đồng. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
KẾT LUẬN. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24 DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mức độ ÔNKK trong những ngày gần đây. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18
Hình 2. Biểu đồ chât lượng không khí ở TP.HCM. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .18
Hình 3. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim - phổi tại khu vực nghiên cứu. . . . . . . . . . . . .19 DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Số người tử vong do OONKK tai TP.HCM trong năm 2017. . . . . . . . . .21 lOMoARcPSD|37054152 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu
Trong những năm gần đây, môi trường không khí của thành phố Hồ Chí Minh
luôn là vấn đề được sự quan tâm của nhiều nhà môi trường học và toàn thể người
dân đang sinh sống tại địa bàn thành phố cũng như nhân dân cả nước. Ô nhiễm
không khí là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ở các đô thị, đặc biệt là tại
các nước đang phát triển. Theo những nghiên cứu gần đây, việc phơi nhiễm bụi có
nồng độ trung bình năm vượt quá 50 µg/m3 tại 126 thành phố trên thế giới có thể
là nguyên nhân của khoảng 130 nghìn ca tử vong sớm. Chất lượng môi trường
không khí ở thành phố HCM có thể bị suy giảm dưới các áp lực về dân số, công
nghiệp, giao thông,… Các nghiên cứu về chất lượng không khí ở thành phố HCM
trên cơ sở đánh giá thông qua giá trị của các yếu tố gây ô nhiễm từ các loại nguồn
thải khác nhau. Trong khi đó, một số yếu tố môi trường có ảnh hưởng tốt đến chất
lượng không khí như cây xanh, mặt nước chưa được đưa vào trong các bài toán
đánh giá định lượng cụ thể. Ô nghiễm không khí tại thành phố HCM đã gây nhiều
ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng dân cư ở đây và là một trong những vấn đề cấp
bách cần phải giải quyết. Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá tổng hợp chất lượng
môi trường không khí cho thành phố HCM là cần thiết. (Anh, 2019)
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của bài nghiên cứu là giúp đánh giá rõ thực trạng của ô nhiễm môi
trường không khí, cũng như đề xuất các giải pháp giải quyết trên cơ sở đánh giá
thực trạng. Từ đó hướng đến sự phát triển bền vững môi trường tại thành phố HCM.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để bài nghiên cứu có thể đạt được những mục tiêu đã nêu trên cần phải có
những nhiệm vụ cụ thể như sau: lOMoARcPSD|37054152
- Tổng quan những cơ sở lý luận luận và thực tiễn về ô nhiễm môi
trườngkhông khí trong môi trường hiện nay.
- Phân tích những yếu tố gây ô nhiễm không khí và thực trạng ô nhiễm
môitrường không khí ở thành phố HCM .
- Đánh giá thực trạng ô nhiễm không khí môi trường của thành phố HCM.
- Đề xuất giải pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí ở thành phố HCM.
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: bài nghiên cứu tập trung đánh giá sự ô nhiễm
khôngkhí ở thành phố HCM.
- Khách thể nghiên cứu: bầu không khí ở thành phố HCM.
- Thời gian: Các số liệu, dữ kiện được tìm hiểu nằm trong khoảng thời
giangiới hạn từ năm 2015 đến nay.
- Không gian: Địa bàn nghiên cứu của đề tài bao gồm các quận, các huyện
nằmtrong ranh giới hành chính của thành phố Hồ Chí Minh.
5. Gỉa thuyết nghiên cứu
Thành phố HCM là một trong những thành phố ô nhiễm không khí cao. Tác
động của các nguồn gây ô nhiễm không khí và tầm ảnh hưởng của chúng đến sức
khỏe, gây ra các bệnh về hô hấp và giảm chất lượng cuộc sống của cư dân thành
phố Hồ Chí Minh. Vậy chúng có ảnh hưởng đến cư dân thành phố Hồ Chí Minh
nghiêm trọng hay không? Mối quan hệ giữa ô nhiễm và con người như thế nào?
Và đó có phải là vấn đề nan giải? Để trả lời đúng những giả thuyết này chúng ta
cần nghiên cứu, đánh giá bầu không khí tại thành phố HCM.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu: Gồm phương pháp phân tích
tổnghợp lý thuyết, phương pháp hệ thống hóa lý thuyết. Đây là việc tìm hiểu, thu
thập và đánh giá các tài liệu và nguồn thông tin liên quan đến ô nhiễm không khí,
bao gồm sách, bài báo, báo cáo nghiên cứu, chính sách, và dữ liệu thống kê từ các
tổ chức liên quan. Các tài liệu này sẽ giúp hiểu sâu hơn về vấn đề ô nhiễm không lOMoARcPSD|37054152
khí và cơ sở lý luận liên quan.Dựa trên dữ liệu và thông tin thu thập từ các nguồn,
các phương pháp này sẽ sử dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu để xác định mức
độ ô nhiễm không khí, xác định nguyên nhân gây ra ô nhiễm, từ đó hệ thống lại và
đánh giá tác động của ô nhiễm không khí lên sức khỏe và môi trường.
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm phương pháp phỏng vấn
điềutra, phương pháp lấy ý kiến từ chuyên gia. Điều này bao gồm việc thực hiện
các cuộc điều tra và quan sát trên thực địa để thu thập dữ liệu cụ thể về ô nhiễm
không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh. Điều này có thể bao gồm việc đặt cảm
biến đo chất lượng không khí tại các điểm quan trọng, thu thập mẫu không khí, và
tiến hành cuộc điều tra dân số để hiểu cách cư dân ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí.
- Nhóm phương pháp xư lý sô liệu: xử lý định tính (Ngoài việc xử lý dữ
liệuđịnh lượng, nghiên cứu cũng sẽ xem xét các yếu tố định tính, ví dụ như quan
điểm và ý kiến của người dân và chuyên gia về vấn đề ô nhiễm không khí và giải
pháp), xử lý định lượng(Sau khi thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau, phương
pháp này sẽ sử dụng các công cụ và kỹ thuật xử lý dữ liệu để phân tích và tổng
hợp dữ liệu thu thập. Điều này bao gồm việc thống kê, mô hình hóa dữ liệu, và đánh giá kết quả). NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề ô nhiễm không khí 1. Khái niệm
1.1. Khái niệm về ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần không khí, do
khói, bụi, hơi hay các khí lạ được đưa vào không khí gây nên các mùi lạ, làm
giảm tầm nhìn, biến đổi khí hậu. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của con người cũng như động thực vật trên trái đất. Quan trọng nhất là ô
nhiễm không khí thường xuất phát từ hoạt động công nghiệp, giao thông vận
tải, và các nguồn năng lượng không sạch. (Hiền, 2021) lOMoARcPSD|37054152
1.2. Nguồn gây ô nhiễm không khí
1.2.1. Nguồn tự nhiên - Núi lửa:
Hoạt động của núi lửa sinh ra các khí ô nhiễm chủ yếu là dioxit
lưu huỳnh (SO2), sunfua hydro (H2S), florua hydro (HF)… và bụi.
Không khí chứa bụi lan tỏa đi rất xa vì nó được phun lên rất cao. (Hùng, 2021) - Cháy rừng:
Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do
sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre cỏ. Các đám cháy
này thường lan truyền rộng, sinh các chất ô nhiễm gồm bụi tro các khí
oxit nitơ (NOx) và dioxit lưu huỳnh (SO2), monoxit cacbon (CO). (Hùng, 2021) - Bão bụi
Bụi do gió, do bão sinh ra ở các vùng khô hạn hay bán khô hạn. (Hùng, 2021)
- Xác động vật, thực vật
Các quá trình phân hủy, thối rửa xác động, thực vật, tự nhiên cũng
phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hóa học giữa những khí tự nhiên
hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối… Các loại bụi, khí này
đều gây ô nhiễm không khí.
1.2.2. Nguồn nhân tạo
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt
động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của
các phương tiện giao thông. - Công nghiệp
Công nghiệp là một trong những nguồn gây ô nhiễm không khí
mạnh mẽ nhất. Các hoạt động sản xuất công nghiệp khác như ngành
hoá chất, luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm
phát sinh các chất ô nhiễm là bụi, hơi khí độc như dioxit lưu huỳnh
(SO2), florua hydro (HF), chì (Pb), amoniac (NH3), sunfua hydro (H2S)… (Hùng, 2021) lOMoARcPSD|37054152
- Giao thông vận tải
Phương tiện giao thông, đặc biệt là ô tô, tàu hỏa, và máy bay, là
nguồn gây ô nhiễm không khí đáng kể. Khí thải từ đốt nhiên liệu hóa
thạch, như xăng và dầu diesel, chứa nhiều chất gây ô nhiễm như khí
nhà kính, oxit nitơ, và hạt bụi.
- Năng lượng đốt cháy
Sự phát triển của ngành công nghiệp năng lượng đốt cháy, như đốt
than, dầu, và khí đốt, cũng góp phần lớn vào ô nhiễm không khí. Quá
trình đốt cháy này không chỉ sản xuất nhiệt độ và điện, mà còn tạo ra
các chất khí như sulfur dioxide và carbon monoxide.
- Rác thải và xử lý nước thải
Quá trình xử lý rác thải và nước thải có thể giải phóng các chất hóa
học độc hại vào không khí. Các nhà máy xử lý rác thải thường phát
thải khí methane, trong khi các hệ thống xử lý nước thải có thể tạo ra các chất khí như ammonia.
- Điều hòa không khí và hóa chất dụng cụ
Sử dụng hóa chất trong các quá trình sản xuất và trong các sản
phẩm gia dụng như xịt tạo mùi và hóa chất làm sạch cũng đóng góp
vào ô nhiễm không khí. Hóa chất này khi bay hơi có thể tạo thành các
chất gây ô nhiễm không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
- Công nghiệp nông nghiệp
Việc sử dụng phân bón và hóa chất trong nông nghiệp, cũng như
quá trình chế biến thực phẩm và chăn nuôi, có thể tạo ra các khí như
ammonia và methane, góp phần vào vấn đề ô nhiễm không khí.
1.3. Tác hại của ô nhiễm không khí
Tác hại mà ô nhiễm không khí gây ra không chỉ đối với sinh vật mà còn là
nguyên nhân chính của hàng triệu trường hợp tử vong mỗi năm.
1.3.1. Đối với động thực vật
SO2, NO2, CO… là một trong số những hợp chất nguy hiểm được
tìm thấy trong không khí, chúng là tác nhân gây ra hiện tượng tắc nghẽn
khí quản và suy giảm hệ miễn dịch ở động vật. (Hương, 2023)
Bên cạnh đó, các cây ăn trái xuất hiện dấu hiệu rụng lá hàng loạt, lâu
dần gây nên tình trạng chết cây. Một trong những nguyên nhân được lý lOMoARcPSD|37054152
giải là do hợp chất HF có trong môi trường không khí, điều này cũng gián
tiếp làm trái đất nóng lên cùng hiệu ứng nhà kính.
Hơn thế nữa, hiện tượng mưa Axit còn do khói bụi từ các khu công
nghiệp gây nên. Những cơn mưa này làm ô nhiễm nguồn nước, giết chết
hàng vạn sinh vật và cây trồng.
1.3.2. Đối với con người
Ung thư, các vấn đề về bệnh hô hấp… là một trong những căn
bệnh nguy hiểm mà ô nhiễm không khí gây ra. Mỗi năm, trên thế giới ghi
nhận 7 triệu ca tử vong, đồng thời còn gây thiệt hại lớn về kinh tế, ước
tính 5 triệu USD/năm. (Hương, 2023)
Ô nhiễm môi trường không khí còn làm giảm tuổi thọ trung bình của
mỗi người khoảng 2 năm và là nguyên nhân gây tử vong cao thứ 4 trên
toàn cầu, sau tăng huyết áp, sử dụng thuốc lá và chế độ ăn uống không lành mạnh.
Không chỉ gây ra các bệnh tim mạch và đột quỵ não, ô nhiễm không
khí còn làm trầm trọng hơn các bệnh hen suyễn, ung thư phổi. Chúng còn
tác động đáng kể lên hệ thần kinh trung ương, tăng nguy cơ mắc bệnh
Alzheimer, Parkinson, tự kỷ và dễ cáu gắt.
Những con số trên chỉ là một phần nhỏ trong vô vàn hậu quả của ô
nhiễm môi trường không khí. Thực tế, chúng gây ra nhiều căn bệnh nguy
hiểm và cái chết thầm lặng cho hàng triệu người trên toàn thế giới.
1.4. Ý nghĩa của vấn đề ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí đặt ra những thách thức lớn đối với môi trường và
sức khỏe cộng đồng. Nó không chỉ gây ra tác động tiêu cực đến chất lượng
không khí, mà còn ảnh hưởng đến hệ sinh thái và chuỗi thức ăn. Mối liên
quan chặt chẽ giữa ô nhiễm không khí và các vấn đề như biến đổi khí hậu,
mất rừng, và sự suy giảm đa dạng sinh học đặt nên những thách thức đa chiều.
2. Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu ô nhiễm không khí 2.1. Vị trí
Vấn đề nghiên cứu về ô nhiễm không khí là một vấn đề toàn cầu, tuy
nhiên, sự tăng cường chú ý đối với vấn đề này đặc biệt quan trọng ở các đô
thị lớn và khu vực công nghiệp. Những nơi này thường xuyên phải đối mặt
với mức độ ô nhiễm không khí cao do sự tập trung cao của các nguồn phát thải. lOMoARcPSD|37054152 2.2. Vai trò
Nghiên cứu về ô nhiễm không khí không chỉ là việc đánh giá mức độ ô
nhiễm, mà còn nhấn mạnh vào hiểu biết về nguồn gốc và phương pháp giảm
thiểu ô nhiễm. Vai trò này không chỉ hạn chế trong phạm vi của bộ môn
Khoa học Môi trường mà còn mở rộng ra các lĩnh vực như Khoa học Xã hội,
Kinh tế, và Quản lý Môi trường. 2.3. Ý nghĩa
Nghiên cứu về ô nhiễm không khí mang lại ý nghĩa lớn trong việc đảm
bảo sức khỏe của cộng đồng và bảo vệ môi trường sống. Nó còn đóng vai trò
quan trọng trong việc hướng dẫn chính sách công cộng, thúc đẩy sự phát
triển bền vững, và tạo ra những giải pháp sáng tạo để giảm thiểu tác động
tiêu cực của ô nhiễm không khí. Điều này có tác động tích cực đến cả cấp
chính phủ, doanh nghiệp, và cộng đồng dân cư.
Chương 2: Thực trạng của vấn đề ô nhiễm bầu không khí ở thành phố HCM
1. Nội dung khảo sát, phạm vi và phiếu khảo sát
1.1. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát bao gồm các vấn đề có liên quan đến ô nhiềm không
khí tại thành phố HCM như: nơi sống của đối tượng khảo sát, các ý kiến của
người được khảo sát, trình trạng ô nhiễm, các tác động tiêu cực đến đời
sống dân cư,…. Với đối tượng khảo sát là tất cả người dân đang sinh sống
trên địa bàn thành phố HCM.
1.2. Phạm vi khảo sát
Địa bàn nghiên cứu của đề tài bao gồm các quận, các huyện nằm trong ranh
giới hành chính của thành phố Hồ Chí Minh.
1.3. Phiếu khảo sát vấn đề ô nhiễm không khí ở thành phố HCM
Câu hỏi 1: Hiện nay bạn có sống ở thành phố HCM không? Trả lời: +Có lOMoARcPSD|37054152 +Không
Câu hỏi 2: Nếu có bạn có sống ở nơi nào của thành phố HCM, nếu không
bạn vui lòng nhập nơi sinh sống tại mục khác? Trả lời: + TP Thủ Đức +Q1 +Q3 +Q4 +Q5 +Q6 +Q7 +Q8 +Q10 +Q12 +Q. Bình Tân +Q. Bình Thạnh +Q. Gò Vấp +Q. Phú Nhuận +Q. Tân Bình +Q. Tân Phú +H. Bình Chánh +H. Cần Giờ +H. Hóc Môn +H. Củ Chi +H. Nhà Bè
+ Khác (………………………………)
Câu 3: Theo bạn nơi bạn sống có bị ô nhiễm không khí hay không?
Trả lời: Tích vào một ô bạn cho là phù hợp +Có +Không lOMoARcPSD|37054152
Câu 4: Nhận định của bạn về mức độ ô nhiễm không khí như thế nào?
Trả lời: Tích vào một ô bạn cho là phù hợp + Cực kì nghiêm trọng + Rất ngiêm trọng + Nghiêm trọng + Hơi nghiêm trọng +Bình thường +Không biết
Cây 5: Theo bạn đâu là các nguyên nhân chính của ô nhiễm không khí tại khu vực của bạn?
Trả lời: Tích vào một hoặc nhiều lựa chọn + Xây dựng + Giao thông + Hoạt động sản xuất + Hút thuốc lá + Đốt rác thải + Đun nấu + Tăng dân số
+ Khác (. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .) + Không có ý kiến
Câu 6: Ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới bạn như thế nào?
Trả lời: Nhập số phần trăm tương ứng với mức độ bạn bị ảnh hưởng tới cuộc
sống, với 100% là bị ảnh hưởng tuyệt đối
Câu 7: Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí tới bạn ở những vấn đề gì:
Trả lời: Tích vào một hoặc nhiều lựa chọn
+ Khó thở hoặc không thở được
+ Ngứa rát mắt/mũi/họng + Các vấn đề về da
+ Các trường hợp bệnh hô hấp, hen suyễn
+ Giảm thị lực/thính lực lOMoARcPSD|37054152
+ Ít hoạt động ngoài trời hơn + Cảm giác khó chịu
+ Phải luôn mang khẩu trang và vật liệu phòng hộ
+ Làm bụi bậm dơ nhà cửa + Khác (……………….)
Câu 8. Theo bạn tác hại của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe ở khu vực sinh sống của bạn là:
Trả lời: Tích vào một ô bạn cho là phù hợp
+ Hoàn toàn không có vấn đề + Ít có vấn đề + Khá nghiêm trọng + Nghiêm trọng + Rất nghiêm trọng
+ Đặc biệt nghiêm trọng
Câu 9. Theo bạn chúng ta nên làm gì để giảm ô nhiễm không khí tại thành phố HCM?
Trả lời: Tích vào một hoặc nhiều lựa chọn + Trồng cây xanh
+ Ban hành luật về môi trường
+ Giảm các phương tiện giao thông
+ Tăng cường các biện pháp tuyên truyền
+ Đầu tư, xúc tiến các nghiên cứu khoa học về lĩnh vực môi trường + Khác (……………….)
Câu 10. Những điều khác liên quan tới vấn đề điều tra mà bạn càn chia sẻ
tới chúng tôi: Trả lời: Viết ra phiếu. lOMoARcPSD|37054152
2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí Minh
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, kết quả
quan trắc không khí nhiều tuần qua cho thấy nồng độ bụi mịn PM2.5 tại
thành phố đều vượt ngưỡng cho phép.
Cụ thể, trong đợt đo từ 31/10-6/11, chỉ số PM2.5 trung bình 24h có 19%
giá trị quan trắc không đạt quy chuẩn.
Đợt đo tiếp theo từ ngày 7/11 đến ngày 13/11 cho thấy chỉ số PM2.5 trung
bình 24h có 21,9% giá trị quan trắc không đạt.
Giai đoạn 14/11-20/11, các chỉ tiêu bụi (TSP) có 42,9% giá trị quan trắc
không đạt, chỉ số PM2.5 trung bình 24h có 9,5% giá trị quan trắc không đạt.
Trong nhiều ngày qua, từ sáng sớm đến tận trưa, đi trên các tuyến đường,
người dân Thành phố Hồ Chí Minh dễ dàng nhận thấy bầu không khí như
được bao phủ trong một lớp sương mù đặc quánh. (Đạt, 2022)
Thực trạng nguyên nhân của vấn đề ô nhiễm bầu không khí ở thành phố
Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố lớn
nhất và đông đúc nhất ở Việt Nam. Với dân số trên 10 triệu người, thành
phố này đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng,
trong đó ô nhiễm không khí là một trong những vấn đề đáng báo động nhất.
Theo kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ
Chí Minh, trong năm 2023, chất lượng không khí tại thành phố này đã có
những diễn biến phức tạp. Mức độ ô nhiễm không khí thường xuyên ở
mức cao, đặc biệt là trong các giờ cao điểm và những ngày thời tiết hanh
khô. Các chất ô nhiễm không khí chủ yếu tại Thành phố Hồ Chí Minh bao
gồm bụi mịn PM2.5, bụi mịn PM10, khí SO2, NO2, O3. Trong đó, bụi
mịn PM2.5 là chất ô nhiễm nguy hiểm nhất, có thể xâm nhập sâu vào phổi
và gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe con người.
Hiện nay, tại khu vực Tp HCM bầu không khí đang ở mức báo động, khi
mà hàm lượng bụi tăng nhanh, tiếng ồn, và các khí thải độc hại như CO
đang ở mức đáng báo động so với trước đó.
Trong đó, hàm lượng các vật chất siêu nhỏ (PM2.5) tại TP.HCM hiện
đang vượt quá tiêu chuẩn khuyến nghị cho sức khỏe. Ô nhiễm không khí
nói chung và phơi nhiễm các vật chất siêu nhỏ nói riêng hiện nay là một
trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các rủi ro về sức khỏe bệnh tật
như bệnh về đường hô hấp, các nguy cơ dẫn đến tử vong sớm.
Lượng bụi mịn PM2.5 của TP.HCM cao gấp 4 - 5 lần tiêu chuẩn cho
phép của WHO. Trong đó, tỷ lệ PM2.5 từ phương tiện giao thông chiếm
36,75% nguồn phát thải bụi mịn trong thành phố. lOMoARcPSD|37054152
Chất lượng không khí xấu khiến tầm nhìn bị hạn chế, trên nhiều trục
đường chính như Quốc lộ 22, Quốc lộ 1, CMT8, Trường Chinh, Cộng
Hòa… nhiều phương tiện giao thông phải bật đèn pha để cảnh báo. Nhiều
tòa nhà cao tầng của trung tâm Thành phố bị chìm khuất trong sương mù.
Không khí bị ô nhiễm những ngày cuối năm do hoạt động giao thông
tăng mạnh khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa cũng nhu cầu đi lại của người
dân tăng cao. Cộng thêm thời tiết có sương mù, nhiệt độ giảm khiến các
chất ô nhiễm trong không khí bị ngưng tụ, không khuếch tán được, bay lơ
lửng ở tầng thấp gây hiện tượng mù sương cả ngày. (Đề nghị các địa
phương kiểm soát ô nhiễm không khí, 2023)
Để theo dõi và đánh giá chất lượng không khí, TP.HCM đã đặt sáu
trạm quan trắc chất lượng không khí tại các cửa ngõ ra vào TP.HCM
là vòng xoay Hàng Xanh, ngã tư Đinh Tiên Hoàng – Điện Biên Phủ,
vòng xoay Phú Lâm, vòng xoay An Sương, ngã sáu Gò Vấp, ngã tư
Nguyễn Văn Linh – Huỳnh Tấn Phát. Kết quả quan trắc trong quý III –
2010 cho thấy, nồng độ bụi đo đạc được tại cả sáu trạm này đều vượt xa
tiêu chuẩn cho phép từ 90%-100%. Thậm chí, có thời điểm nồng độ bụi
quan trắc lên tới 2,1 mg/m3, gấp 7 lần chuẩn cho phép. Khu vực ô nhiễm
bụi đứng đầu “bảng phong thần” là ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên
Phủ (nồng độ bụi là 0,53 mg/m3) và ngã sáu Gò Vấp (nồng độ bụi là 0,73
mg/m3) trong khi chuẩn cho phép chỉ là 0,3 mg/m3. Mức độ ô nhiễm bụi
tăng dần lên theo từng năm, từng quý.
Năm 2007, trong chuỗi số liệu đo đạc về bụi tại sáu trạm quan trắc này,
co ít nhất 81% giá trị đo đặc vượt chuẩn cho phép. Đến năm 2009 là 89%
và trong quý 3-2010, con số này đã “bứt phá” lên 95%. Trong năm 2010,
tại khu vực vòng xoay Hàng Xanh, tỉ lệ bụi ở quý một vượt chuẩn cho
phép 82%, thì sang quý hai con số này là 83% và quý ba là… 93%. Tại
khu vực ngã sáu Gò Vấp, nồng độ bụi luôn vượt chuẩn 100%. Không chỉ
có bụi, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí khác như SO, NO2…
trên địa bàn thành phố luôn vượt tiêu chuẩn cho phép. Nồng độ NO2 trung
bình quan trắc được trong quý 3-2010 là 0,15 – 0,22 mg/m3, có 39% giá
trị vượt chuẩn cho phép. Trong đó, có giá trị vượt chuẩn đến 1.85 lần!
Theo nghiên cứu của Chi cục Bảo vệ Môi trường TP.HCM, áp lực
lưu lượng giao thông quá lớn, trong đó chủ yếu là xe máy là nguyên nhân
chính gây ra tình trạng ô nhiễm nặng nề tại TP.HCM. Số lượng xe máy
khổng lồ là nguồn phát sinh ra các khí thải gây ô nhiễm. Kế đến là khí thải
độc hại từ các khu chế xuất, khu công nghiệp… Nguồn ô nhiễm từ rác thải
và sinh hoạt người dân chỉ chiếm một phần nhỏ. lOMoARcPSD|37054152
H 椃 nh 1. Mức độ ÔNKK trong những ngày gần đây
H 椃 nh 2. Biểu đồ chât lượng không khí ở TP.HCM
2.2. Tác động do ô nhiễm không khí gây ra ở thành phố HCM
2.2.1. Sức khỏe cộng đồng
- Tác động của ÔNKK tới bệnh tim-phổi
Hình 2 cho thấy, số lượng tử vong do bệnh tim phổi tập trung tại trung
tâm TP. HCM nhiều hơn khu vực ngoại thành như Củ Chi, Hóc Môn ở phía Bắc
TP và huyện Cần Giờ, Nhà Bè ở phía Nam TP. Điều này có thể được giải thích
bởi nồng độ chất ô nhiễm tại trung tâm TP. HCM cao hơn ngoại thành như trình
bày trong kết quả mô phỏng ÔNKK. Công thức tính số người tử vong (1.1) cho
thấy, ngoài sự ảnh hưởng của nồng độ chất ÔNKK, số người tử vong còn phụ
thuộc vào số người dân bị phơi nhiễm. Mật độ dân số ở khu trung tâm TP cũng lOMoARcPSD|37054152
cao hơn so với các khu vực ngoại thành cũng là một trong những lý do khiến
cho số lượng tử vong nhiều hơn ở khu trung tâm. Bản đồ tử vong do bệnh
timphổi liên quan tới PM2,5, NO2 được thể hiện trong Hình 2 a, b tương ứng:
H 椃 nh 3. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim - phổi tại khu vực nghiên cứu
Trong ba tác nhân ÔNKK, PM2,5 gây ra số lượng tử vong do bệnh timphổi
nhiều nhất (715 ca chiếm 85,02%), sau đó đến NO2 (83 ca chiếm 9,87%) và
cuối cùng là SO2 (43 ca chiếm 5,11%). Số lượng tử vong do bệnh tim-phổi cũng
khá tương đồng với nghiên cứu của Yorifuji (Yorifuji và cộng sự, 2015) khi
nhóm nghiên cứu tính toán được số lượng tử vong do bệnh này gây ra bởi ô
nhiễm bụi PM2,5 là 964 ca tại TP. HCM (Yorifuji et al., 2015).
- Tác động của ÔNKK tới bệnh IHD
Số lượng tử vong do bệnh IHD cũng tương tự như phân bố của bệnh tim phổi.
Số lượng người tử vong cao tập trung tại trung tâm TP. HCM nhiều hơn khu
vực ngoại thành như Củ Chi, Hóc Môn ở phía Bắc TP và huyện Cần Giờ, Nhà
Bè ở phía Nam TP. Trong ba tác nhân ÔNKK, PM2,5 gây ra số lượng tử vong do
bệnh tim-phổi nhiều nhất (357 ca chiếm 73,91%), sau đó đến NO2 (83 ca chiếm
17,18%) và cuối cùng là SO2 (43 ca chiếm 8,90%).
- Tác động của ÔNKK tới bệnh ung thư phổi
Số lượng tử vong do bệnh ung thư phổi cũng tương tự như phân bố của bệnh
tim-phổi và bệnh IHD. Số lượng người tử vong cao tập trung tại trung tâm TP.
HCM nhiều hơn khu vực ngoại thành như Củ Chi, Hóc Môn ở phía Bắc TP và
huyện Cần Giờ, Nhà Bè ở phía Nam TP.
Trong ba tác nhân ÔNKK, PM2,5 gây ra số lượng tử vong do bệnh IHD nhiều
nhất (357 ca chiếm 73,91%), sau đó đến NO2 (83 ca chiếm 17,18%) và cuối
cùng là SO2 (43 ca chiếm 8,90%). lOMoARcPSD|37054152
Trong ba tác nhân ÔNKK, PM2,5 gây ra số lượng tử vong do bệnh ung thư
phổi nhiều nhất (64 ca chiếm 87,67%), sau đó đến NO2 (6 ca chiếm 8,22%) và
cuối cùng là SO2 (3 ca chiếm 4,11%). Số lượng tử vong do bệnh ung thư phổi
trong nghiên cứu này khá nhỏ khi so sánh với báo cáo của Yorifuji và cộng sự
năm 2015, khi nhóm nghiên cứu tính toán được số lượng tử vong do bệnh ung
thư phổi gây ra bởi ô nhiễm bụi PM2,5 lên tới 922 ca tại TP. HCM [89]. Số
lượng người tử vong bởi bệnh ung thư phổi do PM2,5 trong nghiên cứu của
Yorifuji cao hơn 14,4 lần so với nghiên này. Điều này có thể được giải thích bởi
hai nguyên nhân: (i) nồng độ PM2,5 trong nghiên cứu của Yorifuji cao gấp 2,76
so với nghiên cứu này. Trong nghiên cứu của Yorifuji, nồng độ PM2,5 được tính
từ nồng độ PM10 (PM2,5 = 0,6*PM10 = 47,2 µg/m3). Khi thực hiện nghiên cứu
Yorifuji chưa có bản đồ ô nhiễm PM2,5 trung bình năm mà ngoại suy từ một số
điểm quan trắc PM10 của TP. HCM làm cho giá trị PM2,5 cao so với thực tế; (ii)
tỷ lệ tử vong tại TP.HCM do ung thư phổi trong nghiên cứu của Yorifuji
(Yorifuji và cộng sự, 2015) cũng cao hơn 6,16 lần so với nghiên cứu này.
Nghiên cứu của Yorifuji liệt kê tới 2.691/20.575 ca tử vong do ung thư phổi
trong khi dữ liệu lọc từ hệ thống A6 trong nghiên cứu này chỉ có 437/22.280
trường hợp. Điều này có thể giải thích trong nghiên cứu của Yorifuji trước năm
2009 các code bệnh liên quan tử vong do ung thư phổi chưa thống nhất đầy đủ và chưa chính xác.
- Tác động của ÔNKK tới ba bệnh: tim-phổi, IHD và ung thư phổi
Kết quả tổng hợp về tác động ÔNKK tới cả ba bệnh: tim-phổi, IHD và ung
thư phổi được trình bày trong Bảng 1. Kết quả cho thấy, ảnh hưởng lớn của bụi
PM2,5 tới sức khỏe cộng đồng khi chiếm tới 81,32% tổng số ca tử vong được gây
ra bởi cả ba tác nhân ô nhiễm (PM2,5, SO2, NO2). Đứng thứ hai là NO2 với tỷ lệ
gây tử vong là 12,31% và cuối cùng là SO2 với tỷ lệ là 6,37%. Kết quả này một
lần nữa khẳng định nhận định “Ô nhiễm PM2,5 có tác động đến sức khỏe ngay cả
ở nồng độ rất thấp, vì vậy không có ngưỡng nào được coi là không thiệt hại tới
sức khỏe” của tổ chức WHO (WHO, 2018) (có nghĩa là cứ xuất hiện PM2,5 trong
không khí là gây bệnh, không cần phải vượt QCVN 05 2013 hay các quy chuẩn của WHO). lOMoARcPSD|37054152
Bảng 1. Số người tử vong do OONKK tai TP.HCM trong năm 2017 Chất ô nhiễm Ung thư phổi Tim-phổi IHD Tổng của ba bệnh PM2,5 64 715 357 1136 SO2 3 43 43 89 NO2 6 83 83 172
Tổng gây ra bởi cả ba chất 73 841 483 1397
Dữ liệu về số người tử vong A6 437 6.630 3.14 10.381 Chiếm tỷ lệ 16,7 % 12,68 %/ 14,57% 13,46%
Điều này có thể giải thích PM2,5 rất nguy hiểm, có tác động đến sức khỏe
người dân ngay cả ở nồng độ rất thấp - thực sự không có ngưỡng nào được xác
định dưới đây mà không có thiệt hại đối với sức khỏe. Do đó, các giới hạn
hướng dẫn của WHO 2005 nhằm đạt được nồng độ PM thấp nhất có thể (WHO, 2018).
Bảng 1 cũng cho thấy, trong ba bệnh (tim-phổi, IHD, và ung thư phổi), số
người tử vong do bệnh tim-phổi là cao nhất (841 người chiếm 60,20%), sau đó
đến bệnh IHD (483 người chiếm 34,57%) và thấp nhấp là bệnh ung thư phổi (73
người chiếm 5,23%). Kết quả về số người tử vong được so sánh với dữ liệu A6
và được thể hiện trong Bảng 1. Bảng 1 cho thấy, số lượng tử vong do bệnh tim
phổi, IHD và ung thư phổi bởi ba tác nhân (PM2,5, SO2, NO2) tại TP. HCM lần
lượt là 12,68%; 14,57% và 16,70%. Nhìn chung, tỷ lệ tử vong do cả ba bệnh
này bởi ÔNKK vào khoảng 13,46% tổng số ca tử vong tại TP. HCM năm 2017.
Kết quả này khá tương đồng với kết quả của Yorifuji và cộng sự công bố năm
2015 về số lượng tử vong do PM2,5 tại TP. HCM năm 2009. Trong báo cáo của
Yorifuji (Yorifuji và cộng sự, 2015), tỷ lệ tử vong do bệnh tim-phổi và ung thư
phổi gây ra bởi PM2,5 chiếm khoảng 9,17% và 4,65% tại TP. HCM. Có thể thấy,
trong nghiên cứu của Yorifuji, tỷ lệ tử vong do PM2,5 tại TP. HCM cao gấp đôi
so với ở Hà Nội mặc dù nồng độ bụi PM2,5 tại Hà Nội cao hơn nhiều so với TP.
HCM. Theo nghiên cứu Yorifuji nồng độ PM2,5 tại TP. HCM là 47,2 µg/m3 trong
khi nồng độ đo trực tiếp tại Hà Nội là 51,3 µg/m3 (nồng độ PM2,5 được tính từ
PM10). Điều này có thể giải thích bởi số lượng dân số tại TP. HCM đông hơn tại
Hà Nội. Năm 2017, số dân TP. HCM là 8,64 triệu người cao nhất nước, còn Hà
Nội là 7,65 (đứng thứ 2) (Yorifuji và cộng sự, 2015). Như vậy có thể thấy, mặc
dù có thể hai địa điểm cùng bị phơi nhiễm bởi mức độ ÔNKK như nhau nhưng
tác động của mức độ ÔNKK là không giống nhau với các quy mô dân số khác lOMoARcPSD|37054152
nhau. Nói cách khác, tác động của ÔNKK tới sức khỏe còn phụ thuộc nhiều vào
quy mô dân số, chứ không chỉ phụ thuộc vào nồng độ chất ô nhiễm. (Phước & Hồ, 2022)
2.2.2. Hiệu quả lao động và kinh tế
Sự Gián Đoạn Trong Năng Suất Lao Động: Nhân viên làm việc
trong môi trường ô nhiễm có thể gặp khó khăn trong việc duy trì sức khỏe
và hiệu suất lao động, dẫn đến giảm năng suất và sự gián đoạn trong quá trình làm việc.
Chi Phí Y Tế Tăng Cao: Bệnh lý do ô nhiễm gây ra có thể dẫn đến chi
phí y tế gia tăng do điều trị và chăm sóc sức khỏe.
2.2.3. Ảnh hưởng đến môi trường
Thiệt Hại Đối Với Động, Thực Vật: Ô nhiễm không khí có thể gây
ra tác động tiêu cực đối với động và thực vật, ảnh hưởng đến sinh quyển và cân bằng sinh thái.
Hiệu Ứng Biến Đổi Khí Hậu: Một số chất gây ô nhiễm cũng là khí
nhà kính, đóng góp vào biến đổi khí hậu và có thể tăng nguy cơ thảm họa môi trường.
2.2.4. Chất lượng cuộc sống
Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Không Gian và Môi Trường Đô Thị:
Ô nhiễm không khí có thể làm giảm chất lượng không gian sống, tạo điều
kiện sống không tốt, và làm mất đi tính thẩm mỹ của thành phố.
2.3. Nhận thưc của người dân
Kết quả từ phiếu khảo sát cộng đồng cho thấy mức độ nhận thức về ô
nhiễm không khí trong cộng đồng khá cao. Đa số người dân biểu hiện lo ngại về
tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Họ
cũng đề xuất nhiều biện pháp như tăng cường quản lý giao thông và kiểm soát
phát thải từ các nguồn công nghiệp. lOMoARcPSD|37054152 KẾT LUẬN
Qua kết quả phân tích và tìm hiểu của nhóm về thực trạng ô nhiễm không
khí và ô nhiễm nước tại Việt Nam, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh đã phần nào
cho thấy được thực trạng cũng như những tác nhân và hậu quả của hai loại ô
nhiễm trên. Thực trạng ấy đang là một vấn đề nan giải không chỉ của chính
quyền và người dân ở thành phố mà còn trên cả nước. Chính vì vậy, trong bài
tiểu luận này, nhóm đã đưa ra một số giải pháp đã được áp dụng, và những giải
pháp của nhóm chưa phải là hiệu quả nhất. Nhưng hy vọng rằng với những
phân tích về thực trạng cũng như những giải pháp mà nhóm đề xuất góp phần
cải thiện được vấn đề ô nhiễm môi trường tại TP. Hồ Chí Minh cũng như những
địa phương khác trên cả nước. Đặc biệt, thông qua bài tiểu luận nhóm muốn
nhắn gửi đến mỗi người dân tộc việc bảo vệ môi trường không phải là nhiệm vụ
của mỗi Chính phủ mà cần có sự tham gia, họp sức của tất cả mọi người bởi
“Môi Trường là Cuộc Sống-Cuộc Sống là Môi Trường”. lOMoARcPSD|37054152 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Anh, V. (2019). Tính cấp thiết của đề tài ô nhiễm không khí. Được truy lục từ
https://hus.vnu.edu.vn/sites/default/files/AnnFiles/tomtat%20luan%20an %20TS_%20Viet%20Anh.pdf
Đạt, H. (2022, 12 17). Báo động tình trạng ô nhiễm không khí tại Thành phố Hồ
Chí Minh. Được truy lục từ https://www.vietnamplus.vn/bao-dong-
tinhtrang-o-nhiem-khong-khi-tai-thanh-pho-ho-chi-minh-post836406.vnp
Đề nghị các địa phương kiểm soát ô nhiễm không khí. (2023, 12 02). Được truy
lục từ https://vnews.gov.vn/video/de-nghi-cac-dia-phuong-kiem-soat- onhiem-khong-khi-103233.htm
Hiền, Đ. T. (2021, 05 19). Nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm không khí và giải
pháp khắc phục. Được truy lục từ https://dangcongsan.vn/xay-dungxa-hoi-
an-toan-truoc-thien-tai/nguyen-nhan-gay-tinh-trang-o-nhiem-moitruong-
khong-khi-va-giai-phap-khac-phuc-594455.html#:~:text=
%C3%94%20nhi%E1%BB%85m%20m%C3%B4i%20tr
%C6%B0%E1%BB%9Dng%20kh%C3%B4ng%20kh%C3%AD%20l %C3%A0%20s
Hùng, N. D. (2021, 05 02). Nguồn gốc ô nhiễm không khí. Được truy lục từ
https://dovitech.vn/nguon-goc-o-nhiem-khong-khi/
Hương, N. (2023, 04 21). Ô nhiễm không khí là gì? Được truy lục từ
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/o-nhiem-khong-khi-la-gi-88393825- article.html
Phước, N. V., & Hồ, B. Q. (2022, 04 27). Tác động của ô nhiễm không khí đến
sức khỏe người dân tại TP. Hồ Chí Minh và xây dựng giải pháp bảo vệ
sức khỏe người dân. Được truy lục từ
https://tapchimoitruong.vn/nghiencuu-23/tac-dong-cua-o-nhiem-khong-
khi-den-suc-khoe-nguoi-dan-tai-tpho-chi-minh-va-xay-dung-giai-phap-
bao-ve-suc-khoe-nguoi-dan-26520
Document Outline
- 1. Lý do nghiên cứu
- 2. Mục tiêu nghiên cứu
- 3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- 4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu
- 5. Gỉa thuyết nghiên cứu
- 6. Phương pháp nghiên cứu
- NỘI DUNG
- 1. Khái niệm
- 1.1.Khái niệm về ô nhiễm không khí
- 1.2.Nguồn gây ô nhiễm không khí
- 1.2.1. Nguồn tự nhiên
- -Bão bụi
- -Xác động vật, thực vật
- 1.2.2. Nguồn nhân tạo
- -Công nghiệp
- -Giao thông vận tải
- -Năng lượng đốt cháy
- -Rác thải và xử lý nước thải
- -Điều hòa không khí và hóa chất dụng cụ
- -Công nghiệp nông nghiệp
- 1.3.Tác hại của ô nhiễm không khí
- 1.3.1. Đối với động thực vật
- 1.3.2. Đối với con người
- 1.4.Ý nghĩa của vấn đề ô nhiễm không khí
- 2.Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- 2.1.Vị trí
- 2.2.Vai trò
- 2.3.Ý nghĩa
- 1. Khái niệm
- Chương 2: Thực trạng của vấn đề ô nhiễm bầu không
- 1. Nội dung khảo sát, phạm vi và phiếu khảo sát
- 1.1.Nội dung khảo sát
- 1.2.Phạm vi khảo sát
- 1.3.Phiếu khảo sát vấn đề ô nhiễm không khí ở th
- 2. Thực trạng ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí
- 2.1.Mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí
- H椃nh 1. Mức độ ÔNKK trong những ngày gần đây
- H椃nh 2. Biểu đồ chât lượng không khí ở TP.HCM
- 2.2.Tác động do ô nhiễm không khí gây ra ở thành
- 2.2.1. Sức khỏe cộng đồng
- H椃nh 3. Tỷ lệ tử vong do bệnh tim - phổi tại khu v
- Bảng 1. Số người tử vong do OONKK tai TP.HCM trong
- 2.2.2. Hiệu quả lao động và kinh tế
- 2.2.3. Ảnh hưởng đến môi trường
- 2.2.4. Chất lượng cuộc sống
- 2.3.Nhận thưc của người dân
- 2.2.1. Sức khỏe cộng đồng
- 2.1.Mức độ ô nhiễm không khí ở thành phố Hồ Chí
- 1. Nội dung khảo sát, phạm vi và phiếu khảo sát