-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận nghiên cứu Marketing | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài nghiên cứu Khảo sát nhu cầu mua sắm quần áo của sinh viên tập trung vào việc khảo sát và phân tích nhu cầu mua sắm quần áo của sinh viên, đồng thời đưa ra các kết luận và kiến nghị để đáp ứng nhu cầu mua sắm của đối tượng này.
Marketing căn bản (MKTCB2023) 50 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 406 tài liệu
Tiểu luận nghiên cứu Marketing | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Bài nghiên cứu Khảo sát nhu cầu mua sắm quần áo của sinh viên tập trung vào việc khảo sát và phân tích nhu cầu mua sắm quần áo của sinh viên, đồng thời đưa ra các kết luận và kiến nghị để đáp ứng nhu cầu mua sắm của đối tượng này.
Môn: Marketing căn bản (MKTCB2023) 50 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 406 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Khoa Kế Toán & Quản Trị Kinh Doanh HỌC PHẦN: NGHIÊN CỨU MARKETING
Giảng viên: Chu
Thị Kim Loan
SVTH: Nhóm 13
Đề tài: Khảo sát nhu cầu mua sắm quần áo của sinh viên VNUA MỤC LỤC
I.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Phạm vi nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
II.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thời trang là gì?
2. Thời trang quần áo là gì?
3. Các hình thức mua sắm?
4. Nhu cầu ảnh hưởng tới việc mua sắm của sinh viên?
5. Các tiêu chí mua sắm của sinh viên?
6. Địa điểm mua sắm mà sinh viên thường lui tới?
7. Chi phí cho mỗi lần mua sắm?
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Danh sách thành viên: ST
Họ và tên MSV Đánh giá T 1
Nguyễn Thị Hồng Nhung (NT) 652551 10 2
Võ Văn Quyết (TV) 651268 10 3
Phạm Hồng Quân (TV) 652079 9,5 4
Lưu Vũ Trà (TV) 650721 8,5
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghiên cứu về nhu cầu mua sắm của mọi người cụ thể là đối tượng sinh viên
vì độ tuổi sinh viên là độ tuổi có sự quan tâm rất lớn tới phong cách thời trang
của bản thân. Vậy nên nhóm chúng tôi làm điều tra khảo sát nhu cầu mua quần
áo của sinh viên đồng thời đưa ra giải pháp để đáp ứng nhu cầu mua sắm của tất cả các bạn sinh viên.
2. Phạm vi nghiên cứu
• Thời gian: 02/06/2022 – 10/06/2022
• Không gian: Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thời trang là gì?
Thời trang là một sự thể hiện thẩm mỹ phổ biến tại một thời gian, địa điểm
cụ thể, trong một bối cảnh cụ thể bằng cách sử dụng quần áo, giày dép, lối sống,
phụ kiện, cách trang điểm, kiểu tóc và tỷ lệ cơ thể. Không như xu hướng thường
chỉ bao hàm một sự thể hiện thẩm mỹ riêng biệt và thường kéo dài ngắn hơn một
mùa, thời trang là sự thể hiện đặc biệt, được hỗ trợ bởi ngành công nghiệp thời
trang mà thường gắn liền với các mùa và bộ sưu tập. Phong cách là một biểu
hiện kéo dài qua nhiều mùa và thường được kết nối với các phong trào văn hóa
và các dấu hiệu xã hội, biểu tượng, giai cấp và văn hóa. Theo nhà xã hội
học Pierre Bourdieu, thời trang có nghĩa là "thời trang mới nhất, sự khác biệt mới nhất".
Dù thường được sử dụng cùng nhau, thuật ngữ thời trang khác với quần áo và
trang phục. Thuật ngữ đầu tiên mô tả chất liệu và kỹ thuật may mặc, trong khi
thuật ngữ thứ hai được dùng để chỉ sự cảm nhận đặc biệt như ăn mặc sang trọng
hoặc hóa trang. Thay vào đó, thời trang mô tả một hệ thống xã hội và thời gian
"kích hoạt" việc ăn mặc thành một dấu hiệu xã hội trong một thời điểm và bối
cảnh nhất định. Triết gia Giorgio Agamben liên hệ thời trang với cường độ hiện
tại của thời điểm định tính, với khía cạnh thời gian mà tiếng Hy Lạp gọi là
kairos, còn quần áo thuộc về định lượng, là cái mà người Hy Lạp gọi là Chronos.
2. Thời trang quần áo là gì?
Vào thời sơ khai, những du khách phương Tây du lịch đến Ấn Độ, Ba Tư, Thổ
Nhĩ Kỳ hoặc Trung Quốc, thường nhận xét rằng sao nơi đây không có biến
chuyển về thời trang. Thư ký người Nhật của shōgun khoe khoang (không hẳn
chính xác) với một người khách đến từ Tây Ban Nha vào năm 1609 rằng quần
áo Nhật Bản đã không thay đổi trong hơn một ngàn năm qua. Tuy nhiên, có
bằng chứng đáng kể vào thời nhà Minh Trung Quốc về sự thay đổi nhanh chóng
của thời trang quần áo Trung Quốc. Những thay đổi về trang phục thường diễn
ra vào những thời điểm thay đổi kinh tế hoặc xã hội, giống như đã xảy ra ở La
Mã cổ đại và Caliphate thời trung cổ, sau đó là một thời gian dài mà không có
những thay đổi đáng kể nào. Ở Tây Ban Nha Moorish thế kỷ thứ 8, nhạc sĩ
Ziryab đã giới thiệu cho Córdoba, các kiểu quần áo phức tạp dựa trên thời trang
theo mùa và thời trang hàng ngày từ quê hương Baghdad của anh, được chỉnh
sửa dựa trên các nguồn cảm hứng. Những thay đổi tương tự trong thời trang đã
diễn ra vào thế kỷ 11 ở Trung Đông sau sự xuất hiện của người Thổ Nhĩ Kỳ. Họ
đã giới thiệu phong cách quần áo từ Trung Á và Viễn Đông.
3. Các hình thức mua sắm?
• Có hai hình thức mua sắm: Trực tuyến và Trực tiếp.
• Vậy sinh viên VNUA thường mua sắm quần áo theo hình thức nào?
Sau khi khảo sát 43 bạn sinh viên VNUA, chúng tôi có được kết quả như biểu đồ dưới đây:
Hình thức mua sắm của sinh viên VNUA
Trực tuyếến Trực tiếếp 47.60% 52.40%
Theo như biểu đồ đã cho thấy có đến 52% sinh viên là mua sắm theo hình thức
trực tiếp, số còn lại là 48% sinh viên chọn mua sắm theo hình thức trực tuyến.
4. Nhu cầu ảnh hưởng tới việc mua quần áo của sinh viên?
➢ Nhu cầu chính dẫn đến hành vi mua sắm quần áo của sinh viên
Qua sự tìm hiểu thông tin nhu cầu mua quần áo của 43 bạn sinh viên
VNUA, chúng tôi có đưa ra được các số liệu kèm biểu đồ thể hiện các
nguyên do dẫn đến hành vi mua để đáp ứng các nhu cầu cá nhân của các bạn như sau:
Để có được quyết định mua hàng thì người tiêu dùng phải nhận thức được
nhu cầu về hàng hóa đó. Ví dụ hôm nay đi mua quần áo vào việc gì, có cuộc
hẹn gì hay bắt đầu giao mùa rồi đi mua quần áo thôi hoặc sinh viên hay có câu
cửa miệng “ ôi mình hết quần áo mặc rồi!”, mà thật ra trong tủ đồ thì mặc không
xuể. Và khi chúng tôi khảo sát với câu hỏi “Bạn thường mua quần áo với nhu
cầu gì?” thì có đến phần lớn nhu cầu mua quần áo của các bạn sinh viên đơn
giản chỉ để mặc, tiếp theo là các bạn thấy đẹp nên mua luôn, số ít hơn thì là mua
vì thể hiện phong cách và còn lại để tặng và có những nhu cầu mua quần áo khác .
Qua đó ta thấy được nhu cầu mua quần áo đơn giản chỉ để mặc chiếm tỷ lệ cao
nhất. Điều đó cho thấy nhu cầu của các bạn đơn thuần là “nhu cầu sinh học”.
Con số thể hiện nhu cầu thấy đẹp nên mua, phong cách và để tặng không cao
nhưng điều đó cũng thể hiện nhu cầu của các bạn phát sinh khi thấy những mẫu
quần áo đẹp,vừa ý, bắt mắt và hợp phong cách sở thích cũng dãn đến nhu cầu về quần áo tăng lên.
➢ Nhu cầu về thời điểm cần mua sắm quần áo của sinh viên
Tiếp theo, với câu hỏi “bạn thường mua sắm quần áo vào thời điểm nào?” và
chúng tôi thu được kết quả như sau:
Thời điểm mua sắm 2.384% .76 % 14.29% Đầầu năm học Khi 9.52 nhận lương
Khi được trợ cầếp từ gia % đình Khi cầần thì mua 69.05 %
Qua biểu đồ ta thấy rằng :khi cần mua và muốn mua thì tỉ lệ người mua là cao
nhất đạt 69%. Khi mà người tiêu dùng có tiền như khi nhận lương là 14%, khi
được trợ cấp từ gia đình là 10%. Còn khi vào dịp tết , đầu năm học hay những
dịp khác là 7%. Khi quần áo đã cũ thì nhu cầu mua quần áo là rất cần thiết vì thế
việc mua quần áo giống nhu 1 chu kỳ nên việc mua quần áo gần như vào 1 thời
gian cố định và việc đó diễn ra thường xuyên.
Như vậy có một số bộ phận sinh viên mua quần áo theo 1 chu kỳ gần như cố
định nhưng phần lớn lại không như thế . Sinh viên hướng đến việc mua sắm là
tất yếu trong cuộc sống và không còn chú trọng quá vào các dịp lễ lớn hay nhân
dịp năm học mới …..như hồi còn nhỏ.Do vậy những nhà kinh doanh nên chú ý
đến vấn đề này để đáp ứng tốt cho từng khách hàng.
➢ Bên cạnh những nhu cầu trên, nhóm chúng tôi đã đưa ra thêm một câu
hỏi “Mỗi lần mua sắm bạn thường mua những gì?” để tìm hiểu rõ về loại
trang phục mà các bạn sinh viên ưa chuộng và mua nhiều nhất. Kết quả
đã được chúng tôi thể hiện rõ trong biểu đồ dưới đây:
TRANG PHỤC ƯA CHUỘNG Váy Áo polo Đôầ thu đông Quầần ầu Quầần jean Áo 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45
Dựa vào biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy đa số các bạn sinh viên chọn
mua nhiều nhất là áo phông. Điều này cũng dễ hiểu vì áo phông là trang
phục dễ mua và dễ mặc nhất đối với tất cả lứa tuổi và giới tính. Vì nó tạo
cảm giác thoải mái khi mặc lên người thậm chí giá cả cũng rất phải chăng.
5. Các tiêu chí mua sắm quần áo của sinh viên?
➢ Tiêu chí lựa chọn về chất lượng quần áo của sinh viên
Nhận thức được nhu cầu mua quần áo, tìm kiếm thông tin từ các nguồn
khác nhau để lựa chọn ra phương án tối ưu nhất, sau đó các bạn sẽ đánh giá
các phương án về các tiêu chí lựa chọn.
Khi kinh tế và xã hội phát triển, đời sống của con người cũng dần được cải
thiện. Song song với việc quan tâm đến số lượng, con người càng ngày
càng quan tâm cải tiến và phát triển về chất lượng. Đối với sinh viên cũng
vậy, việc chất lượng quần áo tốt hay xấu cũng ngày càng quan trọng. Biểu
đồ bên dưới đã cho chúng ta thấy rõ điều đó:
Ti êu ch í ch ất l ư ợn g Không nhăn
Co dãn vừa phải Không ra màu 35 30 25 20 15 10 5 0 Hạng Hạng Hạng Hạng 1 2 3 4
➢ Tiêu chí về yếu tố lựa chọn quần áo của sinh viên
Bên cạnh đó còn nhiều tiêu chí, phương án khác ảnh hưởng đến quyết định
mua của sinh viên . Với câu hỏi “ đối với quần áo thì các bán quan tâm đến
yếu tố nào ?” biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ cho chúng ta thấy:
YẾU TỐ LỰA CHỌN Kiểu dáng Giá cả Loại vải Nhãn hiệu Màu săếc Khá c 0 5 10 15 20 25 30 35 40
Theo như khảo sát thì khách hàng khi mua quần áo thường quan tâm nhiều nhất
tới kiểu dáng , giá cả và loại vải. Có thể nói, đây là ba yếu tố quan trọng dẫn
đến quyết định mua của người tiêu dùng. Ngoài ra các bạn cũng quan tâm đến
màu sắc, yếu tố khác… nhưng các yếu tố đó ảnh hưởng không quá lớn đối với
việc quyết định mua quần áo của các bạn sinh viên.Hơn nữa vì đối tượng nghiên
cứu ở đây là sinh viên nên ta cũng dễ để hiểu được việc nhãn hiệu không được quan tâm nhiều.
➢ Tiêu chí về nơi mà sinh viên mua quần áo?
Tiếp tục nghiên cứu về sự quan tâm của các bạn sinh viên về các yếu tố
khác khi đi mua quần áo. Nhóm 13 đưa ra kết quả điều tra với câu hỏi “Bạn
quan tâm về điều gì ở nơi bạn mua quần áo?” và biểu đồ dưới sẽ cho ta thấy
được sự quan tâm của các bạn:
TIÊU CHÍ VỀ NƠI MUA 20.47 25.98 % % Có chôỗ thử Thoáng mát, rộng rãi
Cách bày trí, săếp xếếp Có chôỗ gửi xe Cách nhần viến phục vụ 11.81 22.05 % % 19.69 %
Không chỉ về chất lượng , giá cả , kiểu dáng..mới được các bạn sinh viên
quan tâm đến. Bên cạnh đó còn có sự quan tâm về nơi mua quần áo. Các bạn
cũng rất quan tâm đến cách nhân viên phục vụ,và có chỗ thử. Khi bước vào một
cửa hàng thoáng mát, rộng rãi và cách bày trí đẹp mắt cũng tạo cho khách hàng
cảm giác thoải mái, ưng í do đó nên việc quyết định mua quần áo cũng dễ dàng hơn.
➢ Tiêu chí về thái độ phục vụ của nhân viên nơi mua quần áo?
Như ở trên ta thấy các bạn sinh viên cũng rất quan tâm đến cách phục vụ
của nhân viên ở cửa hàng quần áo. Biểu đồ dưới đây sẽ cho chúng ta thấy tỷ
lệ về thái độ của nhân viên nơi các bạn sinh viên mua quần áo:
TIÊU CHÍ THÁI ĐỘ NHÂN VIÊN 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0
6. Địa điểm mua sắm mà sinh viên thường lui tới?
Tiếp theo của phần nghiên cứu, nhóm 13 chúng tôi đã đặt ra câu hỏi “Nơi bạn
thường lui đến mua sắm?” và đã thu thập được kết quả như sau:
ĐỊA ĐIỂM MUA SẮM 16.67 % 23.81 % 2.38% 19.05 % 38.10 % Chợ Shop Trung tầm thương Quầần áo bến Store mại đường Khác
Do chất lượng cuộc sống nâng cao tuy đối tượng nghiên cứu là sinh viên
nhưng phần lớn thường mua quần áo tại shop store. Tỷ lệ sinh viên mua quần áo
tại shop store đến 38%. Ở đó có bày bán rất nhiều gian hàng với đa dạng các
loại mẫu mã , các mức giá khác nhau ở các cửa hàng phù hợp cho các mức thu
nhập và chi tiêu cho quần áo khác nhau của các bạn sinh viên và chất lượng bảo
đảm . Ngoài ra số sinh viên mua quần áo ở chợ chiếm 24% và mua ở Trung tâm
thương mại chiếm 19%, tuy giá ở shop và Trung tâm thương mại thường đắt hơn
ở chợ nhưng các bạn sinh viên vẫn lựa chọn, vì khi mua ở đây các bạn không lo
mua nhầm giá, mua đắt mà chất lượng không tốt. Các bạn sinh viên cũng mua
quần áo ở những nơi khác chiếm 17%. Còn đối với quần áo bên đường chiếm
2% những quán hàng này thường bán bên đường vào các buổi tối với nhiều mẫu
quần áo giá cả thấp nhưng chất lượng quần áo thị lại không tốt và không có chỗ
thử nên rất ít sinh viên chọn lựa việc mua quần áo ở các quán ven đường.
7. Chi phí cho mỗi lần mua sắm?
Các bạn sẽ sẵn sàng chi cho việc mua quần áo một khoảng là bao nhiêu cho 1
mỗi lần mua sắm? Để làm rõ được vấn đề này, chúng tôi đã tổng hợp câu trả lời
vào trong biểu đồ dưới đây:
CHI PHÍ MỖI LẦN MUA SẮM 14.29 16.67 % % 7.14 % 19.05 % 42.86 % 50.000-200.000đ 200.000- 500.000- 700.000- 500.000đ 700.000đ 1.000.000đ > 1.000.000đ
Nhìn vào biểu đồ ta thấy , 43% các bạn sinh viên chi từ 200.000đ
đến 500.000đ cho việc mua quần áo. Một số tiền cũng không khá cao
,việc chi số tiền như thế cho quần áo còn phụ thuộc vào thu nhập và nhu
cầu mua quần áo của các bạn . 14% các bạn có mức chi từ 1.000.000đ
trở lên. Phần lớn các bạn sinh viên chi số tiền mua sắm ở tầm trung cho
mỗi lần mua sắm. Ở mức chi chi phí thấp nhất là từ 50.000đ đến
200.000đ chỉ chiếm khoảng 17%.
Sau cùng, chúng tôi đặt thêm một câu hỏi mang ý nghĩa muốn khảo sát sự
đánh giá về mức độ hài lòng của các bạn sinh viên đối với những sản phẩm quần
áo mà mình mua. Kết quả khảo sát sẽ được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:
MỨC ĐỘ HÀI LÒNG VỀ SẢN PHẨM Rầết hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng 0 5 10 15 20 25
Theo mẫu mà nhóm chúng tôi đã khảo sát thấy được rằng có tới phần lớn khách
hàng là sinh viên VNUA cảm thấy hài lòng hoặc rất hài lòng với sản phẩm quần
áo mà mình mua được . Tỷ lệ không hài lòng chỉ chiếm con số nhỏ . Có được sự
thỏa mãn của khách hàng có thể có dược từ cách phục vụ nhiệt tình hay giá
cả ,mẫu mã, chất lượng đã đáp úng được yêu cầu của sinh viên trường ta.Tuy tỷ
lệ % số khách hàng không vừa lòng chiếm phần nhỏ nhưng lại có rất nhiều
nguyên nhân dẫn tới sự không hài lòng này. Theo khảo sát của chúng tôi thấy
rằng có tới hơn một nửa số người không hài lòng là do các vấn đề liên quan tới
chất lượng quần áo, số còn lại là vì sau khi mua về không thích nữa và một số
lý do khác.Từ đây các nhà sản xuất hay các Shop, cửa hàng quần áo cần có
những phương án cụ thể nhằm giải quyết tình hình.
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
➢ Nhận thức nhu cầu
Các bạn sinh viên thường có nhu cầu đơn giản chỉ để mặc, một số có nhu cầu để
thể hiện phong cách, để tặng và khi được nhận tiền từ gia đình … nhu cầu để
tặng rất là thấp. Bên cạnh đó nhu cầu mua sắm của các bạn là không thường
xuyên , không ổn định .
➢ Đánh giá các phương án
Khi mua quần áo các bạn sinh viên thường đưa ra và đánh giá nhiều phương án
đối với quần áo các bạn thường quan tâm đến kiểu dáng , loại vải, giá cả. Đa
phần các bạn quan tâm về kiểu dáng và tiếp đó là quan tâm về loại vải , giá cả cũng là
mối quan tâm của các bạn sinh viên.
Bên cạnh các yếu tố về quần áo các bạn còn quan tâm về chất lượng quần áo .Có
đến khoảng gần 50% các bạn được hỏi đều quan tâm hoặc rất quan tâm đến chất
lượng quần áo như về chất lượng vải mềm mại, không nhăn, co dãn vừa phải và không phai màu.
Khoảng dưới 40% bình thường và cũng có mộtt số ít là không quan tâm đến chất lượng quần áo.
Ngoài ra các bạn còn quan tâm về nơi mua :nơi mua có chỗ thử sẽ được các bạn
ưu tiên lựa chọn hơn cộng thêm hơn nữa là cách nhân viên phục vụ và cách bày
trí của cửa hàng có đẹp mắt sạch sẽ thoáng mát hay không ? Nhân viên ở các
cửa hàng của các bạn lựa chọn nhiều thường là các cửa hàng có nhân viên phục
vụ với thái độ nhiệt tình vui vẻ tư vấn chọn đồ cho khách và các bạn cũng thích
nhân viên có hiểu biết về thời trang. Theo tâm lý chung thì hầu hết mọi người
nói chung và sinh viên VNUA nói riêng đều không thích thái độ không nhiệt tình của nhân viên.
➢ Ra quyết định
Shop store là nơi các bạn mua hàng nhiều nhất tiếp đến là chợ, Trung tâm
thương mại và các nơi khác, cuối cùng là quần áo ở bên đường .Vì shop store là
nơi nhiều mẫu mã, chất lượng bảo đảm để lựa chọn, tìm nhiều nơi để tìm cái đẹp hơn ưng ý nhất.
Khi đã chọn nơi mua quần áo thường các bạn đưa ra quyết định mua ngay do bị ấn tượng.
Ngoài ra các bạn sinh viên cũng so sánh giá cả và lựa chọn nhiều mẫu quần áo
khác ở nhiều cửa hàng khác nhau .Vì đơn giản các bạn sẽ đưa ra quyết định khi
phương án là tối ưu nhất .
➢ Hành vi sau mua
Phần lớn sinh viên VNUA cảm thấy hài lòng hoặc bình thường với sản phẩm
quần áo mà mình mua được.Có được sự thỏa mãn của khách hàng có thể có
được từ cách phục vụ nhiệt tình hay giá cả,mẫu mã, chất lượng đã đáp ứng được
yêu cầu của sinh viên trường ta.
Tỷ lệ không hài lòng chỉ chiếm con số nhỏ . Quyết định này cũng có nhiều
nguyên nhân do giá cả không đúng với chất lượng vải, thử sau đó không thích
nữa, lỗi ở quần áo……Qua sự không hài lòng đó dẫn đến mức độ trung thành
của các bạn với 1 cửa hàng là không tuyệt đối, các bạn sẽ đi đến các cửa hàng
khác để so sánh chất lượng , mẫu mã và giá cả để đưa ra quyết định cho mình.
Điều này cũng dễ hiểu vì hiện nay có rất nhiều cửa hàng quần áo, đa dạng mẫu
mã, giá cả phải chăng có thể so sánh giá để có sự lựa chọn ưng ý và phù hợp nhất.
2. Kiến nghị cho các nhà kinh doanh
Nhu cầu mua quần áo hiện nay ngày càng tăng cao .Mua vì đẹp ,chất lượng,
mua vì thể hiện phong cách, …. Mua quần áo cũng còn tùy thuộc vào mức thu
nhập và trợ cấp từ gia đình nên khi tiền hàng tháng tăng lên thì các bạn cũng sẽ
chi nhiều hơn cho việc mua sắm quần áo .Vì vậy, các nhà kinh doanh nên nhập
nhiều kiểu dáng, mẫu mã đẹp hơn , chất lượng quần áo cũng phải tương xứng
với giá cả mà cửa hàng đưa ra.
Ngoài ra các nhân viên phục vụ nơi bán hàng cũng phải điều chỉnh sao cho luôn
luôn tạo được thiện cảm ngay từ lần đầu tiên khách hàng đến cửa hàng và cách
bày trí sắp xếp cũng cần phải có thẩm mĩ , thoáng mát sạch sẽ , có buồng thử sẽ
giữ chân được nhiều khách hàng quay lại cửa hàng , tiếp tục ủng hộ cửa hàng
Trong bán hàng thì điều quan trọng là uy tín và thương hiệu. Do đó , những
người bán cần phải tạo ra được uy tín , thương hiệu cho các shop , của hàng của
mình. Giá cả và chất lượng phải phù hợp không nên chỉ vì lợi nhuận trong ngắn
hạn mà quên việc đầu tư lâu dài cho mai sau.Các chương trình quảng cáo và
khuyến mãi cần có sự phù hợp.và các cửa hàng không nên đưa ra các chương
trình giảm giá quá nhiều cho sản phẩm trước đó đã bán vì sẽ làm mất uy tín , tạo
sự nghi ngờ về chất lượng sản phẩm. Đồng thời ,các mặt hàng lấy về cần phải có
chất lượng , không phải cất hàng chất lượng kém về rồi giảm giá.
3. Hạn chế của tiểu luận
Nghiên cứu chỉ thực hiện đối với các bạn sinh viên VNUA và mẫu nghiên cứu
là khá nhỏ nên độ tin cậy của tính đại diện cho nghiên cứu không cao. Để thuận
tiện trong tính toán và số liệu ngắn gọn dễ nhìn nên nhóm đã làm tròn kết quả
phần trăm nên kết quả không phải chính xác tuyệt đối.