Tiểu luận nghiên cứu ngân hàng TPBank - Quản trị học | Trường Đại Học Duy Tân
Việt Nam là một nước đang phát triển kinh tế đồng hành cùng sự phát triển kinh tế củanhà nước là sự trổi dậy của các công ty các doanh nghiệp và không thể thiếu là sự rađời của các ngân hàng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH BÀI TẬP NHÓM MÔN QUẢN TRỊ HỌC Công ty nghiên cứu:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong – TP bank NHÓM : 20
THÀNH VIÊN NHÓM 20 THÀNH VIÊN: 1. Vũ Thị Thanh Vân 2. Dương Khánh Vy 3. Dương Thị Diệu Vỹ 4. Nguyễn Thị Thúy Xuân 5. Nguyễn Như Ý
Đà Nẵng, tháng 6 năm 2021 MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY.......................................3 1.1.
Tổng quan về công ty..................................................................................3 1.1.1.
Giới thiệu chung về công ty.....................................................................3 1.1.2.
Lịch sử hình thành và phát triển............................................................3 1.1.3.
Sản phẩm và dịch vụ................................................................................5 1.1.4.
Tầm nhìn và sứ mệnh..............................................................................7 1.1.5.
Giá trị cốt lõi............................................................................................7 1.2.
Tình hình kinh doanh của công ty.............................................................8
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.......8
2.1 Môi trường vĩ mô..........................................................................................8
2.1.1. Môi trường kinh tế:.....................................................................................8
2.1.2. Môi trường tự nhiên:..................................................................................9
2.1.3. Môi trường công nghệ:................................................................................9
2.1.4. Môi trường Văn hóa – Xã hội:..................................................................10
2.1.5. Môi trường Chính trị - Pháp luật:...........................................................10
2.2. Môi trường vi mô...........................................................................................11
2.2.1. Các nhà cung ứng:....................................................................................11
2.2.2. Các khách hàng:.......................................................................................11
2.2.3. Các đối thủ cạnh tranh:...........................................................................12
2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn......................................................................12
2.2.5. Sản phẩm thay thế....................................................................................13
CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA...................13
3.1. Phân tích số liệu...............................................................................................13
3.2. Chiến lược kinh doanh công ty đang theo đuổi.............................................14 2 MỞ ĐẦU
Việt Nam là một nước đang phát triển kinh tế đồng hành cùng sự phát triển kinh tế của
nhà nước là sự trổi dậy của các công ty các doanh nghiệp và không thể thiếu là sự ra
đời của các ngân hàng. Trong đó có rất nhiều doanh nghiệp, ngân hàng non trẻ nhưng
lại có sựu phát triển vượt bật vô cùng ấn tượng. trong đó có ngân hàng Cổ phần
Thương mại Tiên Phong (TPBank). Trong 13 năm hoạt động TPBank đã tạo cho mình
sự khác biệt và nổi bật so với các ngân hàng khác khi là ngân hàng tiên phong phát
triển về ngân hàng số, áp dụng các công nghệ mới vào các hoạt động, dịch vụ mang lại
cho khách hàng sự tiện lợi, nhanh chóng trong các giao dịch. Không những vậy sự đa
dạng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của TPBank cũng đã giúp ngân hàng ngày
càng thu hút thêm nhiều khách hàng và ngày càng phát triển. Trong bài tiểu luận này
nhóm 20 sẻ cung cấp thêm một số thông tin về ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong. 3
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU TÔNG QUAN VỀ CÔNG TY 1.1.
Tổng quan về công ty.
1.1.1. Giới thiệu chung về công ty Tên công ty:
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong Tên Tiếng anh:
Tien Phong Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt: TPBANK
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Ngành nghề kinh doanh: Hoạt động dịch vụ tài chính Ngày thành lập: 05/05/2008
Địa chỉ trụ sở chính:
Tòa nhà TPBank số 57 Lý Thường Kiệt, Phường Trần
Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: (84.24) 3768.8998 Số fax : (84.24) 3768.8979 Website: https://tpb.vn
TPBank là ngân hàng được kế thừa những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh
nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập
đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính quốc tế
(IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn Tài chính SBI Ven
Holding Pte. Ltd.,Singapore. Ngân hàng Tiên Phong luôn khát vọng trở thành một tổ
chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Tháng 5/2008: Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TiênPhong Bank) nhận Giấy phép
thành lập của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bằng lỗ lực không ngừng từ khi còn
là Dự án, TiênPhongBank đã hoàn tất việc triển khai hệ thống ngân hàng lõi Flex- cube.
Tháng 6/2008: Sau một tháng được cấp phép, TiênPhongBank chính thức khai
trương hoạt động. Để mở rộng quan hệ hợp tác, TiênPhongBank đã ký kết hợp tác
chiến lược toàn diện với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và khung
hợp tác chung với Ngân hàng Citi Group.
Tháng 8/2008: TiênPhongBank khai trương TiênPhongBank chi nhánh Hà Nội,
đồng thời gia nhập chính thức liên minh mạng thanh toán lớn nhất Việt Nam -
SmartLink. Cho ra mắt mắt hệ thống ngân hàng tự động MiniBank 24/7.
Tháng 9/2008: TiênPhongBank chính thức đăng ký với UBCK hoạt động dưới hình thức Công ty đại chúng.
Tháng 10/2008: TiênPhongBank khai trương TiênPhongBank - Chi nhánh Tp. HCM
và ra mắt dịch vụ Internet Banking dành cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Tháng 12/2008: Sau hơn năm tháng đi vào hoạt động, TiênPhongBank nhận chứng
chỉ ISO 9001: 2000 cho toàn bộ hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của Tiên PhongBank.
Đây là cột mốc quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động quản trị, quản lý toàn diện
theo chuẩn mực quản lý của quốc tế đối với hoạt động Ngân hàng. 4
Năm 2009: Sau một năm hoạt động, Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất của
TiênPhongBank được tổ chức tại tháng 3/2009 với việc thông qua các báo cáo, nghị
quyết quan trọng là định hướng phát triển cho TiênPhongBank trong năm 2009 và các
năm tiếp theo. Trong năm này TPBank khai trương các chi nhánh tại Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Năm 2010: TiênPhongBank tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ hai vào tháng
3/2010 và tại năm này, TiênPhongBank chính thức được kết nối liên thông với hệ
thống 1.100 máy ATM của Ngân hàng Đông Á (thuộc liên minh thẻ VNBC). Bằng
việc kết nối này, ngoài việc giao dịch tại toàn bộ ATM của các ngân hàng trong liên
minh thẻ Smartlink, Banknet, chủ thẻ ATM của TiênPhong Bank có thể giao dịch thêm
tại 1.100 ATM của Ngân hàng Đông Á. Tháng 7/2010, TiênPhongBank nhận Giải
thưởng về tỉ lệ điện chuẩn trong Thanh toán Quốc tế năm 2009 do Ngân hàng Wells
Fargo (Mỹ) trao tặng. Tháng 8/2010, TiênPhongBank tiến hành tăng vốn điều lệ lên
2.000 tỷ đồng. Và trong năm 2010 Ngân hàng khai trương TiênPhongBank - Sở giao
dịch tại Hà Nội và Chi nhánh Sài Gòn.
Năm 2011: Tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường vào tháng 8/2011 và Đại hội
đồng cổ đông lần thứ ba vào tháng 4/2011. Đồng thời, trong năm 2011,
TiênPhongBank còn khai trương Chi nhánh tại Đồng Nai, An Giang, Quỹ tiết kiệm
Khâm Thiên và Quỹ tiết kiệm Nguyễn Trãi.
Năm 2012: Tổ chức Đại hội đồng Cổ đông vào tháng 4/2012 và khai trương các
Phòng giao dịch Lê Ngọc Hân, Phú Xuyên, Đinh Tiên Hoàng. Tháng 11/2012,
TiênPhongBank đạt Giải thưởng "Tin và Dùng" 2013 cho Dịch vụ Ngân hàng điện tử
do độc giả Thời báo Kinh tế Việt Nam - Tạp chí Tư vấn Tiêu & Dùng bình chọn.
Năm 2013: Ngân hàng chính thức tham gia thị trường vàng vào tháng 1/2013; đạt
giải “Thương hiệu mạnh Việt Nam 2012” vào tháng 3/2013; tổ chức Đại hội đồng
Cổ đông 3 vào tháng 4/2013; ra mắt giải pháp công nghệ eCounter - eGold và Thẻ
tiêu dùng Đa tiện ích - các giải pháp công nghệ thông minh lần đầu tiên tại Việt Nam
vào tháng 7/2013; đạt giải "Ngân hàng sáng tạo tiêu biểu" năm 2013 vào tháng
11/2013; ra mắt nhận diện thương hiệu mới với tên viết tắt là TPBank và đón nhận
bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích xuất sắc trong công tác tái cơ cấu
vào tháng 12/2013. Đồng thời, trong năm 2013, TPBank khai trương rất nhiều Chi nhánh và phòng giao dịch.
Năm 2014: TPBank trở thành Ngân hàng đầu tiên trên cả nước ra mắt phiên bản
eBank trên nền công nghệ HTML5 có tính năng nhất thể hóa cả hai phiên bản Mobile
Banking và Internet Banking vào tháng 9/2014 và vào tháng 12/2014, TPBank khai
trương trụ sở mới tại 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đồng thời, trong năm
2015, Ngân hàng đã khai trương rất nhiều Chi nhánh trên toàn quốc.
Năm 2015: Trong năm này, TPBank đẩy mạnh việc khai trương ở nhiều địa điểm
trên các địa bàn trên toàn quốc.
Năm 2016: TPBank ra mắt phiên bản Ebank v.7.0 – tự do cá nhân hóa & Ebank Biz
– HTML5 cho doanh nghiệp vào tháng 6/2016 và ra mắt thẻ tín dụng TPBank World
MasterCard vào tháng 8/2016. Ngân hàng cũng đã đưa vào hoạt động hơn 10 điểm
giao dịch mới trong cả nước theo phê duyệt của NHNN Việt Nam.
Năm 2017: TPBank cho ra mắt nhiều giải pháp công nghệ cao vào các dịch vụ ngân
hàng như hệ thống giao dịch tự động 24/7 LiveBank vào tháng 2/ 2017, trợ lý ảo T’aio
phục vụ khách hàng tháng 7/2017 và ra mắt ứng dụng thanh tóa QR- TPBank 5
QuickPay vào tháng 10/2017. Đồng thời trong năm này TPBank còn khai trường nhiều
chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh miền Nam.
Năm 2018: tháng 4/2018 TPBank chính tức niêm yêt thành công 555 triệu cổ phiếu
trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. 6 tháng sau cổ phiếu của TPBanhk được giao
dịch ký quỹ và vốn điều lệ của ngân hàng lúc bấy giờ là 8.566 tỷ đồng. Tháng 5 /2018
LiveBank cập nhật thêm tính năng phát hành thẻ ATM ngay tức thì tới khách hàng.
Tháng 6/2018 ngân hàn Tiên Phong đồng hành cùng chương trình Shark Tank hiện
thục hóa những ước mơ khởi nghiệp của starup. Tháng 8/2018 TPBank nằm trong
nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có xếp hạng tính nhiệm tốt nhất Việt Nam do
Moody’s đánh giá. Tháng 11/2018 TPBank kỷ niệm 10 năm thành lập và được trao
tặng Huân chương lao động Hạng Ba do Đảng và Nhà nước trao tặng. Tháng 12/2018
TPBank Nhận giải thưởng Ngân hàng SME phát triển nhanh nhất tại Việt Nam do tạp
chí Global Banking and Finance Review trao tặng. Trong suốt năm 2018 ngân hàng
Tiên Phong cho khai trương rất nhiều chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh, thành phố miền
Trung và miền Tây nước ta.
1.1.3. Sản phẩm và dịch vụ
Mặc dù là ngân hàng trẻ, “sinh sau đẻ muộn” và từng trải qua giai đoạn tái cơ cấu
mạnh mẽ. Nhưng TPBank không chỉ cải thiện mạnh về kinh doanh mà còn liên tục ra
mắt các sản phẩm dịch vụ mới mang đậm dấu ấn ngân hàng số, mang đến sự tiện lợi tối ưu cho khách hàng
Sản phẩm tiết kiệm ngân hàng Tpbank :
Tiết kiệm thường lĩnh lãi định kỳ Tiết kiệm Tài Lộc
Tiết kiệm thường lĩnh lãi cuối kỳ
Tiết kiệm thường lĩnh lãi đầu kỳ Tiết kiệm kỳ hạn ngày Tiết kiệm điện tử
Tài khoản gửi góp Future savings
Tài khoản gửi góp An Gia Phát Lộc
Tài khoản gửi góp Future Savings Kids
Tài khoản tích lũy tự động
Tiết kiệm Trường An Lộc Tiết kiệm gửi góp Savy Tiết kiệm gửi 6 tháng Tiền gửi Bảo An Lộc
Tiền gửi Bảo An Lộc lĩnh lãi định kỳ
Sản phẩm cho vay ngân hàng TPBank :
Vay mua nhà, xây sửa nhà Vay mua ô tô Vay tiêu dùng thế chấp Vay kinh doanh Vay khởi nghiệp Vay thấu chi tín chấp Vay thấu chi thế chấp
Vay tiêu dùng trả góp tín chấp 6
Vay cầm cố giấy tờ có giá Ứng sổ tiết kiệm
Cho vay tiền mặt đa tiện ích
Vay Topup với các KH đang vay thế chấp tại TPBank Vay sinh viên
Sản phẩm thẻ ngân hàng TPBank : Thẻ tín dụng TPbank Thẻ ghi nợ TPBank
Thẻ tín dụng TPBank World MasterCard Golf Privé
Thẻ tín dụng TPBank World MasterCard Club Privé
Thẻ Ghi nợ quốc tế TPBank Visa
Thẻ tín dụng quốc tế TPBank Visa CashFree
Thẻ Tín dụng quốc tế TPBank Visa Platinum Thẻ ATM Smart 24/7
Thẻ Tín dụng quốc tế TPBank Visa Thẻ phi vật lý TPBank Vàng MasterCard eMoney
Thẻ tín dụng quốc tế TPBank Visa
Thẻ ghi nợ quốc tế TPBank Visa Chuẩn Plus
Thẻ Đồng thương hiệu MobiFone – TPBank Visa Platinum TPBank Visa FreeGo
Dịch vụ ngân hàng số Tpbank :
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả
nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng công nghệ
tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank
đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như:
LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7
Savy – ứng dụng tiết kiệm vạn năng
QuickPay – thanh toán bằng mã QR code
Ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank…
TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thông minh nhân tạo AI và
công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói
và vân tay… Tất cả những sản phẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành nhà băng
đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.
1.1.4. Tầm nhìn và sứ mệnh
Ngân hàng TPBank có tầm nhìn trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại
Việt Nam với các sản phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên
tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Cùng với sứ mệnh: 7
“ TPBank cung cấp sản phẩm/ dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và Đối tác
dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao
TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang
lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.
TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế,
phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.
TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng
đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA.”
1.1.5. Giá trị cốt lõi
Để xây dựng nên thương hiệu xứng đáng với xự tin tưởng của khách hàng, các cổ
đông cũng như có thể đạt được các mục tiêu chiến lược trong hiện tại và tương lai,
ngân hàng Tiên Phong đã có được cho mình một nền tảng vững chắc dựa trên 5 giá trị cốt lõi:
Liêm chính: Liêm khiết, chính trực, là đạo đức nghề nghiệp và phẩm giá hàng đầu với mỗi cán bộ ngân hàng.
Sáng tạo: Mỗi cá nhân cần đổi mới trong nhận thức, sáng tạo và đột phá trong giải
pháp, quyết liệt trong thực hiện nhằm mang lại giá trị đích thực cho Ngân hàng và Khách hàng.
Cầu tiến: Mỗi cá nhân phấn đấu tự hoàn thiện bản thân, phát huy sở trường, năng lực
nội tại, tiềm năng của mỗi cá nhân và đơn vị. Ngân hàng tạo điều kiện tốt nhất để mỗi
cá nhân vươn tới sự hoàn hảo.
Hợp lực: Là cộng lực, hợp tác, gắn bó và chia sẻ trong công việc, nhận thức rõ giá trị
của các cá nhân nằm trong giá trị của Ngân hàng.
Bền bỉ: Là kiên định, vững chí vượt qua mọi khó khăn, thách thức để đi đến thành công
Cùng với tuyên ngôn thương hiệu “Vì chúng tôi hiểu bạn”, TPBank cũng mong
muốn lấy nền tảng của “sự thấu hiểu” khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng
dịch vụ ngân hàng hàng đầu. Hiểu để sẻ chia, hiểu để cùng đồng hành với khách hàng,
để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị
gia tăng cao nhất cho khách hàng. Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền
vững mà TPBank hướng đến. 1.2.
Tình hình kinh doanh của công ty
Theo báo cáo tài chính Qúy I – 2021 của ngân hàng Tiên Phong ta thấy được lợi
nhuận sau thuế của ngân hàng là 1.138 tỷ đồng, tăng 40,62% so với cùng kỳ năm
2020. Điều này cho thấy được là dù đang trải qua thời kỳ khủng hoảng do dịch Covid-
19 nhưng bằng những giải pháp công nghệ mà ngân hàng đã cho ra mắt từ trước cùng
với việc tuân thủ về các lệnh giãn cách xã hội mà tình hình kinh doanh của ngân hàng
TPBank vẫn trong trạng thái ổn định và ít bị biến động.
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 2.1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là tình trạng của toàn bộ nền kinh tế, chứ không phải là một ngành
hoặc một địa điểm cụ thể. Nhìn chung, môi trường vĩ mô bao gồm những phát triển về
GDP, lạm phát, việc làm, chi tiêu, và chính sách tài chính tiền tệ. Môi trường vĩ mô 8
gắn liền với chu kỳ kinh doanh chung, trái ngược với kết quả hoạt động của một khu vực kinh doanh riêng lẻ.
2.1.1. Môi trường kinh tế:
Đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, khó lường gây ảnh hưởng tiêu cực tới mọi mặt
kinh tế, đời sống xã hộ trong nước, làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực
chậm lại. Nhờ sự quyết tâm đồng lòng của toàn hệ thồng chính trị cùng sự ủng hộ của
toàn dân, Việt Nam đã phần nào kiểm soát và khống chế được dịch bệnh, qua đó hoàn
thành và vượt 8/12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.
Trong đó GDP tăng trưởng 2,19%, tuy là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011 –
2020 nhưng trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp thì đây cũng được
coi là một thành công lớn của Việt Nm với mức tăng trưởng thuoocj nhóm cao nhất thế
giới, trong khi GDP toàn cầu sụt giảm 4,4%.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với trước, giữ CPI bình quân
năm 2020 dưới 4% như Quốc hội đề ra. Lạm phát cơ bản bình quân tăng 2,31% so với
bình quân năm trước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát. Lạm phát cơ bản bình quân
tăng 2,31% so với bình wuaan năm trước, đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa ước đạt 543,9 tỷ USD, tăng 51% so với năm
trước, trong đó xuất siêu đạt kỷ lục 19,1 tỷ USD. Giải ngân đầu tư công tăng mạnh,
ước đạt 82,8% dự toán (tính cả số vốn các năm trước chuyển sang năm 2020, thì tỷ lệ giải ngân đạt 73%).
Chi ngân sách nhà nước đáp ứng kịp thời, dầy đủ các nhiệm vụ chi phát triển kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước và thanh toán các khoản nợ đến hạn,…
đặc biệt hỗ trợ nười dân gặp khó khăn do dịch Covid-19, khắc phục thiên tai, ũ lụt.
Giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. chỉ số giá vàng bình quân năm
2020 tăng 28,5% so với năm 2019, chỉ số giá Đô la Mỹ bình quân giảm 0,02%. Ngân
hàng Nhà nước 3 lần giảm lãi suất, tính chung cả năm lãi suất OMO giảm 1,5% về
2,5%/năm, trần lãi tiền gữi kỳ hạn 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm 1% về 4%/năm, lãi
suất cho vay lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5% vê 4,5%/năm,…
2.1.2. Môi trường tự nhiên:
Môi trường tự nhiên tạo nên thị trường cung ứng yếu tố đầu vào doanh nghiệp cũng
như ảnh hưởng đến thu nhập, việc làm và dân cư. Từ đó, nó tác động đến sức mua, khả
năng tiêu thụ, bán hàng của doanh nghiệp và chiến lược phát triển bền vững của tổ
chức. Môi trường tự nhiên ảnh hưởng khá lớn đến các nhành kinh tế kĩ thuật và các
doanh nghiệp thông qua các nhân tố như lũ lụt, thiên tai, dịch bệnh,...Khi các yếu tố tự
nhiên ổn định thuận lợi thì các doanh nghiệp mới trên đà phát triển thuận lợi. Vì môi
trường sinh thái tốt xấu đều ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của doanh nghiệp và cả đời sống xã hội.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) là ngân hàng đầu tiên công
bố kết quả kinh doanh 2020. Theo đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng tiếp tục
được duy trì ổn định, vượt mục tiêu đề ra ở hầu hết các chỉ số quan trọng.
Kết quả này củng cố thêm vị thế vững chắc của TPBank trên thị trường, đồng thời
giúp ngân hàng nâng cao khả năng hỗ trợ khách hàng và chia sẻ trách nhiệm với xã hội
trong thời gian tới, khi dịch bệnh Covid-19 vẫn gây tác động tới mọi mặt của cuộc sống. 9
Trong bối cảnh môi trường kinh doanh bị xấu đi bởi dịch Covid-19, tốc độ doanh
thu của TPBank vẫn tăng mạnh cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của chiến lược
Ngân hàng số và Sáng tạo số tại TPBank, giúp ngân hàng có thể duy trì hoạt động gần
như bình thường trong thời kỳ dịch bệnh, đồng thời cũng là giải pháp cứu cánh cho
ngành ngân hàng trong giai đoạn đầy thách thức này.
Số lượng tài khoản và thẻ mở mới qua hệ thống LiveBank trong năm 2020 đã tăng
gấp 4 lần năm 2019, CASA tăng gấp 5 lần, và các máy LiveBank xử lý hơn 7 triệu
giao dịch, tăng 130%. Số lượng khách hàng mới tăng đáng kể trong năm qua, nâng
tổng số khách của TPBank lên 3,6 triệu.
Theo đó cho thấy, môi trường tự nhiên ảnh hưởng rất nhiều đến các tổ chức nói
chung và TPBank nói riêng, vậy việc cải thiện và bảo vệ môi trường là vô cùng cần
thiết và là vấn đề đáng chú ý trong thời điểm hiện tại.
2.1.3. Môi trường công nghệ:
Môi trường công nghệ bao gồm các yếu tố gây tác động đến công nghệ mới, sáng tạo
sản phẩm và cơ hội thị trường mới. Đây là nhân tố có ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến
doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường được biểu hiện như những phương pháp
sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh
sáng chế, các phần mềm ứng dụng....
Đúng như tên gọi là người đi trước trong việc sử dụng các công nghệ hiện đại. TPBank
đã đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng, tạo ra một mạng lưới ngân hàng số mới. Không
gian và dịch vụ giao dịch số dành cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh
nghiệp như TPBank eBank, TPBank eToken, eBank Biz ... đã và sẽ tiếp tục thu hút
một lượng lớn khách hàng nhờ sự tiện lợi và nhanh chóng, an toàn, hiệu quả; tạo thói
quen thanh toán không dùng tiền mặt cho đông đảo khách hàng. Cuối tháng 9/2018,
tổng tài sản của TPBank đã vượt 126.532 tỷ đồng, dư nợ khu vực 1 vượt 80.000 tỷ
đồng, huy động vượt 113.000 tỷ đồng, nợ xấu chỉ dưới 1%. Vốn điều lệ của ngân hàng
đã tăng từ 5.842 tỷ đồng lên hơn 8.566 tỷ đồng. [ CITATION tpb18 \l 1033 ]
Về quản trị ngân hàng, trong năm 2019, TPBank đã tập trung hoàn thiện hệ thống
kiểm soát nội bộ, tuân thủ các quy định về tỷ lệ an toàn hoạt động theo thông lệ quốc
tế, trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên đạt chuẩn Basel II trước thời hạn so
với lộ trình của NHNN. Tiếp tục kiên định với định hướng Ngân hàng số hàng đầu,
TPBank đã chính thức ra mắt eBank X - được coi là nền tảng ngân hàng số của tương
lai, vượt trội hoàn toàn so với phiên bản trước đó cả về giao diện và tính năng, thỏa
mãn kỳ vọng ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời, phát triển mạnh mẽ mạng lưới
“ngân hàng không ngủ” LiveBank với số điểm giao dịch tăng gấp đôi năm 2018.
TPBank liên tục cho ra đời những sản phẩm - dịch vụ mới, tiên phong trên thị trường:
phát hành thẻ TPBank Visa Signature bằng kim loại đầu tiên tại Việt Nam, ứng dụng
thành công chuyển tiền quốc tế qua blockchain, hoàn tất chuyển đổi 100% thẻ chip nội địa,…
2.1.4. Môi trường Văn hóa – Xã hội:
Môi trường văn hóa, xã hội thể hiện các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa. Nó bao
gồm nghiệp tố nhân khẩu, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, quan điểm sống, quan
điểm về thẩm mỹ, các giá trị, chuẩn mực đạo đức… Khi có sự thay đổi về các nghiệp
tố này sẽ tạo sự thay đổi rất lớn về nhu cầu tiêu dùng sàn phẩm. 10
Người tiêu dùng trẻ - những người sinh từ 1980 đến 1994 (Thế hệ Y) và 1995 và 2015
(Thế hệ Z) - đang nhanh chóng trở thành thế hệ khách hàng tiếp theo của nhiều ngân
hàng. kế thừa của thế kỷ trước Làn sóng người tiêu dùng trẻ tuổi này được biết đến là
những người am hiểu công nghệ, sáng tạo và yêu cầu các sản phẩm tài chính mang
tính cá nhân hoá cao. Điều này cũng đòi hỏi các ngân hàng phải tự vận động và chuyển
mình để phục vụ lượng khách hàng thời đại mới.
TPBank, một ngân hàng hướng đến giới trẻ, không có nhiều mạng lưới chi nhánh hay
phòng giao dịch. Mặt khác, ngân hàng này có tới 300 hệ thống giao dịch điện tử
LiveBank với công nghệ tiên tiến trên thế giới, giúp người tiêu dùng có thể mở tài
khoản ngân hàng hoặc gửi tiết kiệm 24/7 mà không cần đến trực tiếp quầy giao dịch.
Cách tiếp cận công nghệ này đã được cải tiến theo thời gian, sử dụng trí tuệ nhân tạo
(AI) để xác thực danh tính của người dùng, cho phép TPBank khởi chạy một hệ sinh
thái ngân hàng kỹ thuật số bao gồm chính hệ thống. Đề án LiveBank, các ứng dụng di
động và khả năng tương tác thanh toán với các quốc gia khác như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản và Thái Lan đều đang được triển khai. Như vậy, dù sử dụng thẻ nội
địa hay quét mã QR Code của ngân hàng này, du khách Việt Nam đều có thể thanh
toán tiện lợi tại các quốc gia này bằng điện thoại thông minh có kết nối Internet.
Khách du lịch từ các nước nàyngoài cũng có thể sử dụng các phương thức thanh toán
điện tử tại Việt Nam một cách dễ dàng. [ CITATION tpb20 \l 1033 ]
2.1.5. Môi trường Chính trị - Pháp luật:
Yếu tố môi trường chính trị và luật pháp chính là yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp
cần xem xét. Nếu thiếu đi sự ổn định chính trị thì sự phát triển dài hạn, bền vững của
doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Luật pháp và cơ chế ngành có thể tạo nên
ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến việc ra quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức.
Trong năm 2020, không chỉ nỗ lực vượt qua rất nhiều khó khăn, thách thức để duy trì
đà tăng trưởng, TPBank còn tiên phong sẻ chia khó khăn với người dân, với cộng đồng
doanh nghiệp bằng việc miễn giảm lãi cho trên 10.000 khách hàng với số tiền là 213 tỉ
đồng. Thực hiện đúng pháp luật mà Chính phủ đưa ra, TPBank cam kết không tham
gia, không cấp tín dụng hoặc các hoạt động hỗ trợ tài chính khác cho các dự án kinh
doanh có ảnh hưởng xấu đến môi trường, xã hội. Trong hoạt động của mình, Ngân
hàng luôn ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dự án kinh doanh thân thiện với môi
trường, đảm bảo sự phát triển bền vững 2.2. Môi trường vi mô 2.2.1. Các nhà cung ứng:
TPBank được đầu tư bởi 5 cổ đông lớn trong lĩnh vực tài chính, công nghệ thông tin,
và dịch vụ viễn thông chính là các Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Công ty cổ phần
FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm
Quốc gia Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore.
Chính 5 cố đông lớn này chính là những nhà cung cấp tài chính và thiết bị, dịch vụ cho
sự phát triển của TPBank trong đó:
Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) hỗ trợ lớn cho TPBank về
tiềm lực tài chính và hệ thống đối tác rộng khắp, kinh nghiệm và chuyên môn trong
lĩnh vực quản trị tài chính. 11
Công ty cổ phần FPT là cổ đông sáng lập, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ
công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ trong hoạt động Ngân hàng.
Công ty Thông tin Di động VMS (MobiFone) đóng vai trò chiến lược trong việc hỗ trợ
các giải pháp về sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện thoại di động
(Mobile Banking) với chất lượng dịch vụ cao.
Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore hỗ trợ cho TPBank phát triển
về mô hình ngân hàng điện tử LiveBank bằng kinh nghiệm phát triển về mảng này tại quê nhà.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và các cổ đông liên quan nắm giữ 20% cổ phần của TPBank. 2.2.2. Các khách hàng:
Khách hàng là một trong những yếu tố quang trọng quyết định sự sống còn, thành bại
của một doanh nghiệp đặc biệt là trong thị trường cung ứng các dịch vụ ngân hàng với
các dịch vụ tương tự nhau, khách hàng sẻ có nhiều lựa chọn về các ngân hàng còn các
ngân hàng phải cạnh trạnh với nhau để dành khách hàng về phía mình và trong môi
trường này khách hàng chính là người có nhiều ưu thế hơn. Và nắm được điều này TP
Bank đã có những bước cải tiến và phát triển để có thể lôi khéo một lượng lớn khách hàng về phía mình.
Đặc biệt là nhóm khách hàng trẻ trong các thế hệ Y (1980 – 1990) và thế hệ Z (1995-
2015) là phân khúc khách hàng mà TPBank luôn hướng tới. Vì nhóm khách hàng này
đều là những người trẻ, năng động họ có khả năng tiếp thu nhanh các nền tảng công
nghệ và mức độ lan truyền thông tin của thế hệ này vô cùng lớn điều này rất phù hợp
với mục tiêu phát triển chuyên sâu của ngân hàng TPBank về ngân hàng số. bằng
chứng là trong năm 2020 tổng số lượng khách hàng của TPBank đã lên 3,6 triệu khách
đa phần là các khách hàng của hệ thông LiveBank.
Tuy vậy các phân khúc khách hàng truyền thống là phân khúc khách hàng cá nhân và
khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng vẫn luôn được quan tâm. Ngân hàng
TPBank vẫn triển khai nhiều chương trình, sản phẩm và đa dạng các dịch vụ để phục
vụ cho các phân khúc khách hàng khác nhau. Mặc dù trong tình hình dịch bệnh
nhưng số lượng khách hàng cá nhân mới và khách hàng doanh nghiệp vẫn tăng đáng
kể trên tất cả các kênh.
2.2.3. Các đối thủ cạnh tranh:
Tính đến cuối năm 2009, tiềm lực về vốn và tài chính của TPBank rất thấp. Quy mô
vốn chủ sở hữu và tổng tài sản thấp hơn nhiều so với các Ngân hàng khác như:
Vietcombank, Vietinbank, Agribank, Techcombank, Sacombank, ACB. Mức vốn điều
lệ khiêm tốn, làm khả năng cạnh tranh của TPBank thấp hơn rất nhiều khi sử dụng các
yếu tố liên quan đến vốn tự có cụ thể như:
Giới hạn cho vay, bảo lãnh: Theo quy định thì tổng mức cho vay và bảo lãnh của một
TCTD với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của các TCTD, tổng
mức cho vay của mội TCTD với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có
của các TCTD. Thực tế đã cho thấy giới hạn này đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động
kinh doanh của TienPhongBank.
2.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn
Thực tế cho thấy, vài năm trở lại đây, trong làn sóng phát triển của công nghệ Fintech
(công nghệ trong tài chính), hàng loạt ví điện tử như MoMo, Ngân lượng, VinaPay, 12
Payoo, Mobivi, ZaloPay… (hay thậm chí là những cái tên đến từ Trung Quốc như
Alipay, Wechat Pay đang từng bước thâm nhập vào Việt Nam) cung cấp vô số tiện ích
và nhanh chóng thu hút người dùng. Sự xuất hiện của các ứng dụng Fintech đã khiến
cho nhiều người dù hàng ngày vẫn giao dịch trực tuyến nhưng gần như không phải tìm
đến các dịch vụ của ngân hàng, khiến ngân hàng mất đi lượng khách hàng không nhỏ.
LienVietPostBank cung cấp nền tảng thanh toán không dùng tiền mặt cho phép gửi tiết
kiệm online, vay cầm cố tiền gửi… qua mobile; MB Bank ứng dụng trợ lý ảo chatbot
giải đáp, tư vấn thông tin cho khách hàng trên mạng xã hội; Sacombank cho phép
khách hàng thanh toán, rút tiền bằng QR Code… Nhiều ngân hàng khác còn áp dụng
công nghệ phân tích dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo để thực hiện đánh giá hành vi khách
hàng, dự đoán nhu cầu thị trường cũng như cảnh báo rủi ro tiềm ẩn.
Theo kết quả khảo sát được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đưa ra cuối năm 2018,
có 94% ngân hàng trong nước đang tiến hành chuyển đổi số, trong đó khoảng 42%
tổ chức tín dụng coi ngân hàng số là chiến lược kinh doanh. Khảo sát của Vietnam
Report cũng cho thấy, có 93% ngân hàng hiện đang đầu tư đổi mới công nghệ và
phát triển kênh bán hàng qua công nghệ số (Internet Banking, Mobile Banking…);
80% đang số hóa các nghiệp vụ lõi của ngân hàng và thu hút lao động trong lĩnh
vực công nghệ cao, công nghệ thông tin.
Nhiều ví điện tử hiện còn trở thành "siêu ứng dụng", cung cấp các dịch vụ, sản phẩm
liên kết như mua vé xem phim, mua vé xe, đặt đồ ăn…. Nếu thực hiện thanh toán hóa
đơn qua ví điện tử còn được ưu đãi hơn so với việc thanh toán tiền mặt trực tiếp. Hoặc
thanh toán qua QR Code thay vì quẹt thẻ ATM; gửi – chuyển tiền rất nhanh chóng và
an toàn, không cần đến ngân hàng mất thời gian chờ đợi, đi lại
2.2.5. Sản phẩm thay thế
Vì là một ngân hàng mới và có rất nhiều sản phẩm và dịch vụ đa dạng và là tiên phong
cho sự phát triển của ngân hàng số nên trong thời điểm hiện tại vẫn có khá ít các sản
phẩm thể thay thế cho các sản phẩm, dịch vụ của TPBank.
Tuy vậy hiện nay trên thị trường đã có sự xuất hiện mạnh mẻ của các tổ chức cung ứng
dịch vụ trung gian thanh toán và các công ty tài chính cung cấp dịch vụ cho vay đã ít
phần ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng từ các hoạt động trên.
Và hiện nay các hoạt động cho vay, cầm cố, thế chấp tài sản và đổi tiền vẫn được
thực hiện bên ngoài ngân hàng rất hiều giữa các cá nhân với nhau bởi các cá nhân thực
hiện các giao dịch này mong muốn nhanh chóng có tiền mà không phải gặp quá nhiều
rắt rối về thủ tục, giấy tờ. Tuy những giao dịch này không gây ảnh hưởng quá nhiều
đến hoạt động của các ngân hàng bởi các hoạt động này đã được điều chỉnh bởi luật
pháp nhưng đây vẫn là các sản phẩm thay thế truyền thống cho các sản phẩm của ngân hàng.
CHƯƠNG 3 CHIẾN LƯỢC CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA 3.1. Phân tích số liệu
Các số liệu từ năm 2018 đến năm 2019 đều tăng trong đó lợi nhuận sau thuế, vốn chủ
sở hữu của năm 2019 đạt được những con số lần lượt là 3,093,842 triệu động tăng
71% và 13,074,697 triệu đồng và 23% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy vậy lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm 46% còn 37,449 triệu đồng vì thị trường ngoại
hối trong năm 2019 tiếp tục bị ảnh hưởng bị ảnh hưởng bởi các diễn biến kinh tế -
chính trị quang trọng từ năm 2018 cụ thể như xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ 13
(CSTT) của ngân hàng trung ương (NHTW) các nước, những vấn đề xoay quanh số
phận của Brexit, những bất ổn chính trị kéo dài của khu vực châu Âu,… Và tác động
mạnh từ căng thẳng thương mại của nước Mỹ đối với các nước lớn, đặc biệt là với
Trung Quốc. Mặc dù lãi xuất từ hoạt động kinh doanh ngoại hối giảm nhưng tổng thu
nhập từ các dịch vụ vẫn tăng 51% , 2,842,663 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2018.
Trong năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid – 19 làm cho các lợi nhuận
từ hoạt động dịch vụ, mua bán chứng khoán đầu tư và lãi thuần từ hoạt động khác đều
có mức tăng trưởng âm nhưng thu nhập từ lãi thuần đạt 1,985,725 triệu đồng, chiếm
73% tổng thu nhập hoạt động và thu nhập ngoài lãi đạt 2,750 tỷ đồng, chiếm 23% tổng
thu nhập hoạt động. Vì vậy nên lợi nhuận của ngân hàng vẫn tăng trưởng khá tốt với
lợi nhuận sau thuế đạt 3,510,189 triệu đồng, tăng 13,5% so với năm 2019.
Trong từng giai đoạn đều có ghi nhận về sự sụt giảm của một số cột lãi thuần từ các
hoạt động. Tuy vậy nếu như nhìn một cách tổng quát thì các chỉ số chung của các hoạt
động vẫn tăng dần đều và đây là một dấu hiệu cho thấy hoạt động kinh doanh của ngân
hàng TP Bank vẫn phát triển một cách tích cực dù có phải chịu những ảnh hưởng và
tác động sấu từ môi trường bên ngoài. 14 ĐVT: Triệu đồng Năm 2018/2019 Năm2019/2020 TT Chỉ Năm Năm Năm tiêu 2018 2019 2020 giá trị % giá trị % 1 Vốn 10,621,6 13,074,6 16,744,3 2,453,0 23 3,669,7 2 chủ sở 85 97 98 12 % 01 8% hữu Tổn 5,626,8 8,469,4 10,369,1 2,842,6 51 1,899,7 2 2 g 00 63 89 63 % 26 2% thu nhập hoạt động Chi 2,846,6 3,303,3 4,197,29 456,63 16 893,96 2 3 phí 88 25 3 7 % 8 7% hoạt động Lợi 2,257,7 3,868,1 4,388,52 1,610,4 71 520,33 1 4 nhuận 80 89 3 09 % 4 3% trước thuế Lợi 1,805,2 3,093,8 3,510,18 1,288,6 71 416,34 1 5 nhuận 38 42 9 04 % 7 3% sau thuế
3.2. Chiến lược kinh doanh công ty đang theo đuổi
Một trong những mục tiêu chiến lược của TPBank là hướng tới trở thành ngân hàng số
dẫn đầu tại Việt Nam, không ngừng cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
bằng những sự phát triển của công nghệ ngân hàng và TPBank đã dành khoảng 25-
30% ngân sách cho công nghệ.
Kết quả thu về là tỷ lệ số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số trên tổng giao dịch
của TPBank đã tăng từ 72% cuối năm 2018 lên 83% ở thời điểm cuối tháng 6.2020. Tỷ
lệ giá trị giao dịch trong cùng thời điểm cũng đã tăng từ 66% lên 72%. Rõ ràng, với
TPBank, lựa chọn chiến lược đổi mới số, sớm và phát triển nhanh ngân hàng số giúp
rút ngắn cả một quá trình. Và khi đi sớm, đi trước đồng nghĩa với cơ hội nắm được thị
phần. Cập nhật mới nhất từ kết quả 6 tháng đầu năm 2020, TPBank đã có lượng khách
hàng mới cũng như tiền gửi CASA tăng lên đáng kể. Nhờ đầu tư triển khai nền tảng số
từ nhiều năm qua, việc áp dụng eKYC sẽ giúp ngân hàng nhanh chóng đưa công nghệ
định danh khách hàng hiện đại này tiếp cận tới nhiều khách hàng mới hơn nữa và trong
thời gian tới, TPBank sẽ áp dụng các công nghệ mới, cập nhật hơn, với việc gia tăng
ứng dụng trí tuệ nhân tạo - AI, Machine learning, ứng dụng blockchain, làm chủ dữ
liệu và tận dụng sức mạnh của Big data càng ngày càng nhiều hơn, đi kèm với việc
tăng cường sử dụng robot tự động hóa để gia tăng năng suất và hiệu quả làm việc.
Sự thay đổi vị thế ngân hàng đã dẫn tới việc nâng cao năng lực tư duy mọi mặt để phát
triển lên tầm cao mới. Trên cơ sở đó, ngân hàng tiếp tục xây dựng kế hoạch chiến lược 15
phát triển ngân hàng 2021 – 2025 và 2025 – 2030 với phương châm: “Phát triển
nhanh, vươn tầm vị thế, hoạt động hiệu quả và bền vững”. 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán kèm giải trình -10/03/2021
2. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 - 24/03/2020
3. Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 - 03/2019
4. Báo cáo thường niên 2020 - 30/03/2021
5. Báo cáo thường niên 2019 – 13/04/2020
6. Báo cáo thường niên 2018 – 08/04/2019
7. Tài liệu họp Hội đồng Cổ đông năm 2021 ngân hàng Tiền Phong 8. https://tpb .vn 17 STT Họ và tên MSV Nội dung Đánh giá 1 Vũ Thị Thanh Vân 2 Dương Khánh Vy 3 Dương Thị Diệu Vỹ 4 Nguyễn Thị Thúy Xuân 5 Nguyễn Như Ý