-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận nghiên cứu văn hoá liên hệ quảng cáo - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận nghiên cứu văn hoá liên hệ quảng cáo - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Văn hóa học 44 tài liệu
Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Tiểu luận nghiên cứu văn hoá liên hệ quảng cáo - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận nghiên cứu văn hoá liên hệ quảng cáo - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa học 44 tài liệu
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh 174 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TRUYỀN THÔNG -- --
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC PHẦN
GIAO TIẾP LIÊN VĂN HÓA
Sinh viên thực hiện
: Đinh Thị Thùy Dương MSSV : D23VH102 Lớp : 23DTT1 Chuyên ngành
: Truyền thông văn hóa
Th.S Nguyễn Thị Hồng
Giảng viên hướng dẫn : Chi
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023 2 Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Khoa Truyền thông,
Trường Đại học Văn Hóa Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi
học tập và hoàn thành bài tiểu luận này. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến giảng viên Nguyễn Thị Hồng Chi, người đã trực tiếp giảng dạy môn
Giao tiếp liên văn hóa và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành bài tiểu luận.
Trong quá trình tham gia lớp học của cô, tôi đã được tiếp cận với những kiến
thức bổ ích và rất cần thiết cho quá trình học tập, công việc sau này của tôi. Cô đã
giúp tôi hiểu rõ hơn về khái niệm, vai trò, tầm quan trọng của giao tiếp liên văn hóa
trong thế giới ngày nay. Cô cũng đã chia sẻ với tôi những kinh nghiệm quý báu
trong việc giao tiếp với người nước ngoài, giúp tôi có thêm những hiểu biết và kỹ
năng cần thiết để hòa nhập với môi trường quốc tế.
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, cô còn là một người thầy tận tâm, luôn
quan tâm và giúp đỡ sinh viên. Cô luôn dành thời gian để giải đáp thắc mắc của sinh
viên, giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về bài giảng và hoàn thành tốt các bài tập. Cô cũng
luôn tạo điều kiện để sinh viên được phát huy khả năng sáng tạo và thể hiện bản thân.
Tôi đã cố gắng vận dụng những kiến thức được học và tìm tòi thêm nhiều
thông tin để hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế và
không có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong bài
làm. Do đó, tôi rất mong nhận được những lời góp ý của cô để bài tiểu luận của tôi
ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô một lần nữa vì tất cả những gì cô đã dành cho
tôi. Tôi sẽ luôn trân trọng và ghi nhớ những lời dạy của cô.
Người thực hiện khoá luận
Sinh viên Đinh Thị Thuỳ Dương 3 Mục lục:
Lời cảm ơn:…………………………………………………………………………2
Câu 1:………………………………………………………...……………………..4
Câu 2:…………………………………………………………...…………………..5
Câu 3:……………………………………………………………………………....10
Câu 4:……………………………………………………………………………....16
Tài liệu tham khảo: ………………………………………………………………..19
Tổng kết:…………………………………………………………………………...20 4
Câu 1: Bạn là nhân viên truyền thông mới của tập đoàn ABC. Nơi bạn đang
công tác sắp diễn ra sự kiện kêu gọi đầu tư và giới thiệu các giải pháp đổi mới
sáng tạo nhằm giảm thiệu rác thải nhựa. Bạn sẽ giới thiệu thành tựu này đến
truyền thông Việt Nam và nước ngoài như thế nào để thu hút báo chí tích cực?
Trả lời câu hỏi này bằng cách gửi một email mời báo chí Việt Nam và khu vực
đến tham dự sự kiện.
Phản hồi của bạn được đánh giá được đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:
a) Cách viết email gởi đến báo giới Việt Nam và khu vực (bỏ qua các
hạn chế về ngôn ngữ)
b) Khả năng viết email rõ ràng, chính xác, mang giá trị thông tin mới, có
tính sáng tạo, không vượt quá 400 chữ
c) Khả năng giao tiếp qua môi trường đa văn hóa, không mắc lỗi qua email
Tiêu đề: Thư mời tham dự sự kiện: kêu gọi đầu tư và giới thiệu các giải pháp
đổi mới sáng tạo nhằm giảm thiệu rác thải nhựa. Kính gửi Database,
Tôi là Đinh Thị Thùy Dương, nhân viên truyền thông của Tập đoàn ABC.
Xin trân trọng kính mời Quý Cơ quan báo chí tham dự sự kiện kêu gọi đầu tư
và giới thiệu các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm giảm thiệu rác thải nhựa của Tập đoàn ABC.
Thông tin chi tiết về sự kiện:
Thời gian: 8h30 sáng thứ 7 ngày 30 tháng 12 năm 2023.
Địa điểm: Trụ sở chính của Tập đoàn ABC, số 123 đường X, phường
Y, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung chương trình:
8:00 - 8:30: Đón tiếp khách mời 8:30 - 9:00: Khai mạc
9:00 - 11:00: Giới thiệu các giải pháp đổi mới sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa
11:00: Trao đổi, thảo luận, kêu gọi đầu tư 12:00: Bế mạc
Dưới đây là một số điểm đặc sắc mà sự kiện của chúng tôi sẽ mang lại: 5
1. Giới thiệu các giải pháp đổi mới sáng tạo, những thành tựu đáng kể trong
việc giảm thiểu rác thải nhựa và những dự án tiên tiến sắp triển khai của Tập đoàn ABC.
2. Có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực môi trường,
sẵn sàng chia sẻ thông tin chi tiết và trả lời mọi thắc mắc của bạn.
3. Cơ hội gặp gỡ và phỏng vấn các nhà lãnh đạo cấp cao của Tập đoàn ABC,
cũng như các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tập đoàn ABC rất mong nhận được sự tham gia tích cực từ phía bạn để cùng
nhau lan tỏa thông điệp về tầm quan trọng của việc giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ môi trường. Xin chân thành cảm ơn, Trân trọng, Thùy Dương
Nhân viên truyền thông của Tập đoàn ABC
MỌI THÔNG TIN XIN VUI LÒNG LIÊN HỆ: Email: abcgroup @gmail.com Website: https://abcgroup.net Hotline: 028 XXXX XXX
Câu 2: Bạn có thể tìm thấy nhiều mô tả khác nhau về các giai đoạn của cú sốc
văn hóa trên mạng. Sốc văn hóa thường được mô tả theo nhiều giai đoạn. Mỗi
giai đoạn có thể kéo dài bao lâu tùy thuộc vào mỗi cá nhân.
Sốc văn hóa là một thuật ngữ để mô tả những gì xảy ra với những người gặp
phải môi trường và điều kiện không quen thuộc, về cơ bản có 5 giai đoạn, nhưng
tùy mỗi người mà mức độ nặng nhẹ và thời gian kéo dài là khác nhau.
1. Giai đoạn trăng mật (The honeymoon stage)
Mọi thứ đều mới mẻ, lạ lẫm, có thể được khám phá những vùng đất mình
chưa từng đến, gặp gỡ nhiều người mới và thử làm những điều mới lạ. Thế nên, giai
đoạn này được ví von chẳng khác nào cảm giác phấn khởi của thời kì trăng mật.
2. Giai đoạn thù địch và khó chịu (Hostility and irritability)
Những việc vui vẻ hay mới lạ đã phần nào trải nghiệm qua, và dần có những
điểm khác biệt trong tập quán sinh hoạt, những khó khăn trong cuộc sống thường
ngày, những điều không như ý muốn hoặc khác tưởng tượng ban đầu. Từ đó, dễ nảy 6
sinh tâm lý chán nản, thất vọng, mất sự tự tin của bản thân, mức độ nặng dần sẽ gây ra trầm cảm,…
3. Giai đoạn điều chỉnh dần dần (Gradual adjustment)
Giai đoạn cố gắng, nỗ lực để thích nghi, tâm lý bắt đầu cảm thấy thoải mái
hơn. Việc điều chỉnh dần dần là chủ quan của mỗi người. Có thể chỉ mất vài giờ, vài
tuần hoặc thậm chí vài tháng. Tất cả phụ thuộc vào mỗi người, cú sốc mà họ phải
đối mặt và cách họ có thể đối phó.
4. Giai đoạn thích ứng, hội nhập (Adaptation)
Đã quen với môi trường văn hóa mới và vượt qua được những khác biệt và
tìm thấy cảm giác thân thuộc.
5. Giai đoạn sốc văn hóa ngược (Re-entry shock)
Là thời kì quay trở lại môi trường văn hóa cũ. Nhận thấy sự khác nhau giữa
cảm nhận, suy nghĩ của bản thân và của gia đình, bạn bè hoặc những thay đổi của
bản thân không được gia đình, bạn bè hiểu, đón nhận, tạo cảm giác cô độc, lạc lõng
trên chính “ngôi nhà” của mình.
Ảnh: https://horizonunknown.com/5-stages-culture-shock-how-to-overcome/ 7
Hãy hình dung là bạn sắp chuyển sang Nhật để học trong 2 năm. Dựa
vào kiến thức được học, bạn hãy phân tích những cú sốc văn hóa bạn có thể
gặp phải khi sang Nhật? Mỗi giai đoạn kèm theo ví dụ minh họa cụ thể.
Nhật Bản là một đất nước có bề dày lịch sử và những giá trị truyền thống
nghiêm ngặt, cùng sự giao thoa với một nền văn hóa hiện đại. Văn hóa của Nhật
Bản thực sự độc đáo, do đó, cú sốc văn hóa ở Nhật Bản cũng không giống như bất
kỳ nơi nào khác. Trước khi tôi đến Nhật Bản du học, tôi đã chuẩn bị tinh thần bằng
cách tìm hiểu và hình dung những cú sốc văn hóa khi đến đây.
1. Giai đoạn trăng mật
Lần đầu đặt chân đến Nhật Bản, mọi thứ đều mới mẻ, lạ lẫm, từ thức ăn đến
mọi đồ vật xung quanh. Nhiều đường phố xung quanh các thành phố lớn đều phủ
đầy màu sắc và quảng cáo bắt mắt cùng những chiếc máy bán hàng tự động ở mọi
nơi,… Tại Nhật, có những cửa hàng không có người trông coi, mà vẫn không bị mất
cắp. Bên cạnh mỗi món hàng đều có giá tiền, và khách hàng cứ thế mua sắm.
Những điều này làm tôi vô cùng phấn khích. Ảnh:
https://genk.vn/choang-ngop-voi-quang-cao-cua-nguoi-nhat-tai-mat-
pho-quan-nhat-tokyo-20160523084249287.chn
2. Giai đoạn thù địch và khó chịu
Tôi sẽ phải học một ngôn ngữ mới - tiếng Nhật, vốn được đánh giá là một
trong những ngôn ngữ khó nhất thế giới. Việc không thể giao tiếp thành thạo sẽ 8
khiến tôi gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, sinh hoạt và làm quen với người Nhật.
Ban đầu, tôi rất ấn tượng với những quảng cáo bắt mắt. Thế nhưng, có quá
nhiều thứ đang diễn ra, thậm chí, để thu hút sự chú ý hơn, còn có đèn nhấp nháy
suốt đêm khiến tôi bị choáng ngợp, rối mắt.
Việc sử dụng các loại máy móc tự động cũng gây không ít bỡ ngỡ cho người
mới đến như tôi. Ví dụ như nhà vệ sinh có cả tá nút bấm: xả, các chế độ phun rửa,
tăng giảm nhiệt độ thành bồn, nhiệt độ nước, gọi hỗ trợ khẩn cấp, thậm chí cả thổi gió sấy khô…
Một điều khác khiến tôi sốc là những quy định phân loại rác, ngày đổ rác ở
Nhật rất nghiêm ngặt, phức tạp. Phải phân đúng loại rác và bỏ đúng màu túi đựng
rác đã quy định, tuyệt đối không được bỏ rác ở hiên nhà,… Nếu thực hiện không
đúng quy định sẽ bị trả rác về nhà, làm giấy cam kết,… Ảnh:
https://lod.com.vn/blogs/noi-bat-dao-tao/phan-loai-rac-o-nhat-va-
nhung-dieu-co-the-ban-chua-biet 9
Ở giai đoạn này, tôi cũng bắt đầu nhớ bạn bè và gia đình ở quê nhà, hình thành ý định quay về.
3. Giai đoạn điều chỉnh dần dần
Trong giai đoạn này, tôi bắt đầu dần thích nghi với môi trường sống, ngôn
ngữ và văn hóa mới. Sau một thời gian học tiếng Nhật, tôi đã có thể giao tiếp cơ bản
với người bản xứ. Tôi cũng đã quen với việc sử dụng phương tiện giao thông công
cộng, hiểu được những quy tắc và chuẩn mực trong văn hóa Nhật Bản, và bắt đầu
cảm thấy thoải mái hơn với cuộc sống ở Nhật Bản.
Tuy nhiên, tôi vẫn có thể gặp phải một số khó khăn, chẳng hạn như: có thể
vẫn mắc phải một số sai sót trong việc sử dụng tiếng Nhật, hay vẫn có những khác
biệt về quan điểm và cách ứng xử so với người Nhật. Tôi cũng vẫn cảm thấy nhớ nhà và người thân.
4. Giai đoạn thích ứng, hội nhập
Sau khi đã thích nghi với cuộc sống ở Nhật Bản, tôi sẽ bắt đầu hòa nhập với
cộng đồng người Nhật. Tôi sẽ có thể giao tiếp thành thạo tiếng Nhật, hiểu rõ các
phong tục tập quán của người Nhật và cảm thấy thoải mái với lối sống của họ.
Thậm chí, tôi có thể nhìn nhận được một cách khách quan sự khác nhau hay những
mặt tốt, mặt chưa tốt giữa cuộc sống ở Việt Nam và Nhật Bản. Ví dụ như văn hóa
xếp hàng ở Nhật, còn ở Việt Nam thì rất hiếm, đa phần mọi người sẽ chen lấn nhau.
Lối sống và làm việc của người Nhật có phần nào đó khắt khe, khuôn mẫu, đặc biệt
luôn đặt công việc lên hàng đầu, trái với người Việt đặt gia đình, những gì thiết thân
lên làm trọng. Nhưng những đức tính đó lại là bí quyết để Nhật Bản kiên cường vực
dậy sau những thảm họa khủng khiếp rồi đứng vững, phát triển, khiến thế giới ngả
mũ khâm phục như ngày nay.
5. Giai đoạn sốc văn hóa ngược
Sau 2 năm du học tại Nhật Bản, tôi trở về Việt Nam với nhiều kỳ vọng. Tuy
nhiên, tôi đã gặp phải tình trạng sốc văn hóa ngược.
Nhiều năm sống ở Nhật, giao tiếp và học tập hoàn toàn bằng tiếng Nhật
khiến tôi cảm thấy bối rối khi giao tiếp bằng tiếng Việt. Thực tế không phải quên
tiếng mẹ đẻ mà đôi khi có nhiều từ ngữ trong tiếng Việt tự dưng bị quên mất cách
diễn đạt. Tôi cũng cảm thấy mọi thứ ở Việt Nam đều khác lạ so với những gì tôi
từng biết. Tôi không quen với nhịp sống hối hả, ồn ào của thành phố. Tôi cũng
không quen với cách làm việc cẩu thả, thiếu chuyên nghiệp của nhiều người. Tôi
cảm thấy khó hòa nhập với lối sống của người Việt Nam. Tôi thấy mọi người ở đây 10
nói chuyện to tiếng, xô đẩy nhau trên đường phố, và không có ý thức giữ gìn vệ
sinh chung. Tôi nhớ những ngày tháng học tập và sinh sống tại Nhật Bản, nơi tôi đã
có những trải nghiệm tuyệt vời.
Tôi đã mất một thời gian dài để vượt qua cú sốc văn hóa ngược này. Tôi đã
cố gắng tìm hiểu về văn hóa Việt Nam, kết bạn với những người có cùng sở thích và
lối sống với mình. Tôi cũng dành thời gian để đi du lịch và khám phá những vùng
đất mới của Việt Nam. Dần dần, tôi đã bắt đầu thích nghi với cuộc sống ở Việt
Nam. Tôi nhận ra rằng mỗi nền văn hóa đều có những nét đẹp riêng, và chúng ta
cần tôn trọng sự khác biệt đó. Tôi cũng nhận ra rằng Việt Nam đang phát triển rất
nhanh, và mọi thứ đang thay đổi từng ngày. Nguồn tham khảo:
https://kilala.vn/du-hoc-nhat/du-hoc-sinh-va-5-giai-doan-soc-van-hoa-.html
https://vnexpress.net/nhung-cu-soc-van-hoa-khi-du-hoc-nhat-ban- 3351261.html
https://namchauims.com/soc-van-hoa-nhat/
Câu 3: Dựa vào kiến thức đã được học cho biết tôn trọng văn hóa và chiếm
dụng văn hóa khác nhau như thế nào?
Văn hoá thể hiện bản sắc cá nhân của từng dân tộc, khiến dân tộc đó trở nên
khác biệt và có đặc trưng riêng. Hội nhập và toàn cầu hoá đã giúp chúng ta có cơ
hội tiếp xúc nhiều hơn với những nền văn hoá khác nhau. Tuy nhiên, lằn ranh giữa
"tôn trọng văn hóa" và "xâm lược văn hóa" lại mỏng manh hơn bao giờ hết.
“Tôn trọng văn hóa” (cultural appreciation) là khi một cá nhân hay tổ chức
đầu tư công sức và học hỏi để có hiểu biết chuyên sâu về một nền văn hóa không
phải của mình với một thái độ và tư duy cởi mở. Đồng thời, cũng sẵn sàng tôn vinh,
trân trọng phong tục tập quán đó mà không có tư duy trục lợi cho riêng mình.
Trong khi đó, “chiếm dụng văn hóa” (cultural appropriation) có thể được
hiểu là hiện tượng một cá nhân hoặc cộng đồng có ưu thế hơn về quyền lực vay
mượn, sử dụng tri thức, thực hành văn hóa của cộng đồng yếu thế hơn. Hơn nữa,
còn không trích dẫn nguồn gốc hoặc thừa nhận mình đang lấy ý tưởng từ nền văn
hoá khác. Điển hình là từ nhóm thống trị của xã hội, các thương hiệu thời trang lớn
hoặc những người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng. Đặc điểm Tôn trọng văn hóa Chiếm dụng văn hóa Thái độ
Chân thành, tôn trọng, học
Thiếu tôn trọng, xúc phạm, 11 hỏi, hiểu biết lợi dụng, xuyên tạc Mục đích
Tìm hiểu, học hỏi, giao lưu
Làm đẹp, nổi bật, kiếm tiền
Có hiểu biết sâu sắc về
Không hiểu rõ hoặc hiểu Sự hiểu biết
nguồn gốc, ý nghĩa và giá trị sai về các yếu tố văn hóa
của các yếu tố văn hóa
Tạo nên sự hiểu biết và tôn
Gây ra sự bất bình, tranh Hậu quả
trọng lẫn nhau giữa các nền cãi và xung đột văn hóa
Bảng so sánh “tôn trọng văn hóa” và “chiếm dụng văn hóa”
Một số ví dụ về tôn trọng văn hóa:
Một người sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ các
yếu tố văn hóa của một nền văn hóa khác, nhưng vẫn tôn trọng ý nghĩa và giá trị của các yếu tố đó.
Một người du lịch đến một quốc gia hay vùng miền khác, họ
tìm hiểu về phong tục, tập quán, ngôn ngữ và văn hóa của nơi đó, và tuân thủ
những quy tắc ứng xử phù hợp, tránh gây xúc phạm hay hiểu lầm.
Một người nước ngoài học tiếng Việt và tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.
Một nhóm bạn trẻ tổ chức một sự kiện, lễ hội văn hóa để giới thiệu
văn hóa của một dân tộc hay quốc gia khác.
Một số ví dụ về chiếm dụng văn hóa:
Một người sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ các
yếu tố văn hóa của một nền văn hóa khác, nhưng không tôn trọng ý nghĩa và giá trị
của các yếu tố đó, gây ra những thông tin sai lệch.
Một người nổi tiếng mặc trang phục truyền thống của một dân tộc
thiểu số để tạo dáng trên tạp chí, họ không biết ý nghĩa của trang phục đó, hoặc
không có sự đồng ý của cộng đồng sở hữu nó.
Một thương hiệu thời trang sử dụng các biểu tượng văn hóa của một
nền văn hóa khác mà không xin phép hoặc không trả tiền bản quyền.
Một công ty sử dụng các yếu tố văn hóa của một nền văn hóa khác để
kiếm tiền, nhưng không tôn trọng giá trị của các yếu tố đó. 12
Hãy chọn bất kì một quảng cáo nào hiện đang phát trên truyền thông và phân
tích góc độ chiếm dụng văn hóa.
Một số thương hiệu thời trang lớn rõ ràng đã nhiều lần thu lợi từ nền văn hóa
của các cộng đồng thiểu số. Một ví dụ điển hình là chiếc áo cổ lọ “Balaclava” mô
phỏng gương mặt người da đen trong bộ sưu tập Thu/ Đông năm 2018 của Gucci.
Chiếc áo cổ lọ màu đen với một viền môi màu đỏ xung quanh miệng, được bán với
giá $890. Chắc hẳn ai nhìn vào cũng biết đó là một dạng “chiếm dụng văn hóa” khi
nó gây liên tưởng trực tiếp tới “Blackface”.
Tôi sẽ phân tích tại sao chiếc áo cổ lọ mô phỏng gương mặt da đen
(blackface) này của Gucci lại gây phẫn nộ đến như vậy.
Nguồn gốc của gương mặt da đen (blackface) bắt nguồn từ các buổi biểu
diễn sân khấu của những năm giữa thế kỷ XIX. Trong những buổi biểu diễn như
vậy, những người da trắng đã cố tình làm đen da của họ bằng nút chai và si đánh
giày, mặc quần áo rách nát và phóng đại quá mức các đặc điểm trên khuôn mặt họ
để trông “giống người da đen” một cách rập khuôn, bao gồm cả đôi môi đỏ au, to phồng.
Những buổi biểu diễn như vậy thường xoay quanh quá trình những người
châu Phi bị bắt làm nô lệ trên các đồn điền, người da đen bị miêu tả là ngu dốt, hèn
nhát và lười biếng. Các buổi biểu diễn nhằm mục đích gây cười cho khán giả da
trắng, nhưng đối với cộng đồng người da đen ở Mỹ, chúng đã gây tổn thương một cách nặng nề.
Chính vì thế, một cách vô tình hay cố ý, sự thiếu nhạy cảm của Gucci khi
trình diễn mẫu áo này trên những sàn diễn thời trang lớn lại gợi nhớ một cách tàn
nhẫn về thời kỳ nô lệ của người da màu, thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử của họ.
Gucci rõ ràng đang trục lợi trên việc sử dụng văn hóa của người da màu mà
chưa tìm hiểu kĩ về nó hoặc vô tình chạm tới.
Sau khi nhận được phản ứng dữ dội và phẫn nộ từ công chúng, Giám đốc
điều hành Marco Bizzarri của Gucci đã nói trong một tuyên bố: "Chúng tôi đến từ
một nền văn hóa khác. Chúng tôi là người Ý. Chúng tôi không thể biết được tất cả
những sự khác biệt về văn hóa". Điều đó là sự thật, tuy nhiên, Gucci hoàn toàn có
thể nghiên cứu kỹ hơn về mặt ý tưởng trước khi quyết định thực hiện bộ sưu tập này. Nhưng họ đã không! 13 Ảnh:
https://www.qmul.ac.uk/lac/our-legal-blog/items/gucci-ceo-faces-
blackface-backlash-we-made-a-mistake-a-big-one.html Ảnh:
http://fashionnet.vn/arti-lan-ranh-mong-giua-ton-trong-van-hoa-va- xam-luoc-van-hoa
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thơ cho rằng: “Lằn ranh giữa tôn vinh và
chiếm dụng rất mỏng manh. Các thương hiệu không nên tự ngộ nhận rằng cứ hễ đưa
chất liệu văn hoá vào trong sản phẩm quảng cáo thì là tôn vinh cộng đồng.” Thế 14
nhưng trên thực tế, người hưởng lợi cuối cùng vẫn là doanh nghiệp chứ hầu như
không mang lại giá trị gì cho cộng đồng đó. Nguồn tham khảo:
https://advertisingvietnam.com/chiem-dung-van-hoa-trong-sang-tao-khi-ca-
nhan-va-to-chuc-khong-suy-xet-den-loi-ich-cua-cong-dong-l20752
http://fashionnet.vn/arti-lan-ranh-mong-giua-ton-trong-van-hoa-va-xam- luoc-van-hoa
https://www.britannica.com/story/what-is-cultural-appropriation
Chỉ ra các chiến lược để ứng dụng việc vay mượn, chiếm dụng văn hóa đạt
hiệu quả và có giá trị tích cực.
Thông thường, chiếm dụng văn hóa được nhìn nhận như một hiện tượng tiêu
cực, không tôn trọng cộng đồng sở hữu văn hóa. Đối ngược với hiện tượng này là
trân trọng văn hóa (cultural appreciation). Tuy nhiên việc vay mượn, chiếm dụng
văn hóa không hoàn toàn tiêu cực nếu như có các chiếc lược hiệu quả.
Trước khi vay mượn, chiếm dụng một yếu tố văn hóa của dân tộc nào đó, cần
tìm hiểu kỹ về lịch sử, ý nghĩa, giá trị của yếu tố văn hóa đó. Điều này sẽ giúp tránh
những hiểu lầm, sai lệch trong quá trình sử dụng yếu tố văn hóa đó.
Khi vay mượn, chiếm dụng văn hóa của một cộng đồng cụ thể, người vay
mượn nên tham khảo ý kiến của cộng đồng đó. Việc tham khảo ý kiến của cộng
đồng nguồn cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gây ra những tổn thương hoặc xúc
phạm đến cộng đồng đó.
Không nên sử dụng yếu tố văn hóa được vay mượn một cách máy móc, rập
khuôn. Thay vào đó, có thể thể hiện sự sáng tạo trong quá trình sử dụng yếu tố văn
hóa đó. Điều này sẽ giúp tạo ra những sản phẩm văn hóa mới mẻ và độc đáo.
Cần phải tách bạch giữa sự vụ lợi, sự khai thác quá mức và thiếu trách nhiệm
với những sự cố gắng, nỗ lực thúc đẩy đa dạng văn hóa trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, có thể chắc chắn hơn trong quy trình làm việc với cộng đồng,
như có những thỏa thuận cụ thể ngay từ đầu, kêu gọi sự tham gia của cộng đồng
trong quá trình và trong việc kiểm soát sản phẩm, ghi nhận sự tham gia, đóng góp
của cộng đồng trên thành phẩm, chia sẻ lợi nhuận, lợi ích cho cộng đồng,...
Những nguyên tắc làm việc chung với cộng đồng, chia sẻ lợi ích với cộng
đồng như thế sẽ góp phần đem lại sự hợp tác bền vững, hiệu quả giữa nghệ sĩ và
những cộng đồng mà họ khai thác chất liệu văn hóa. 15
Tóm lại, chiếm dụng văn hóa trở nên xấu hay tốt đó là do yếu tố con người
và mục đích của họ. Việc vay mượn, chiếm dụng văn hóa có thể là một công cụ hữu
ích để thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống.
Tuy nhiên, cần có những chiến lược ứng dụng phù hợp để tránh những hiểu lầm và
sai sót, đồng thời mang lại những giá trị tích cực cho xã hội.
Một số ví dụ cụ thể về việc ứng dụng vay mượn, chiếm dụng văn hóa đạt
hiệu quả và có giá trị tích cực:
Phim hướng dẫn an toàn bay 2022 "phủ sóng" mạng bay toàn cầu của Vietnam Airlines.
Ảnh: https://www.youtube.com/watch?v=9myBsivz8L0&t=81s
Vietnam Airlines làm video clip sử dụng chất liệu văn hóa của nhiều dân tộc
khác nhau và chiếu trên máy bay một cách khoa học và có trách nhiệm. Với những
thước phim đậm chất điện ảnh, đoạn phim không chỉ truyền tải thông điệp an toàn
bay một cách sáng tạo, mà còn lan tỏa toàn cầu những giá trị văn hóa bản địa độc
đáo của đất nước, con người Việt Nam. Thông qua phim, Vietnam Airlines mong
muốn giới thiệu tiềm năng du lịch, vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam góp phần
thúc đẩy du lịch trong nước và quốc tế. Đồng thời khẳng định nỗ lực nâng tầm trải
nghiệm bay với những thay đổi mang tính đột phá, hiện đại, trẻ trung mà vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. 16
Hoàng Thuỳ Linh đã từng rất thành công với “concept” lấy cảm hứng từ các
nét văn hoá dân gian Việt Nam trong dự án “Hoàng” năm 2019.
Ảnh: https://www.youtube.com/watch?v=JAhdeizXpaQ
Câu 4: Nêu ra chuỗi phân biệt đối xử mà bạn đã được học.
Chuỗi phân biệt đối xử (chain of discrimination)
Khuôn mẫu, đánh đồng hay “vơ đũa cả nắm” (Stereotype): Niềm tin khái
quát tồn tại trong nhóm xã hội.
Thiên kiến (Bias): Đánh giá tiêu cực dựa trên khuôn mẫu.
Phân biệt đối xử (Discrimination): Hành vi bị điều kiện hóa bởi và xuất phát từ sự thiên vị.
Dựa vào chuỗi này, bạn đã có bước tự điều chỉnh mình như thế nào để trở
thành người có tư duy đa văn hóa trong xã hội hiện nay?
Tư duy đa văn hóa là khả năng tương tác với mọi người một cách hiệu quả
và phù hợp từ các nền văn hóa khác nhau. Nó cũng đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về
nền tảng văn hóa của chính mình và khả năng nhận biết, tôn trọng sự khác biệt văn
hóa ở cộng đồng khác. Tư duy đa văn hóa ngày càng quan trọng trong thế giới toàn
cầu hóa hiện nay. Như vậy, để không vấp phải chuỗi phân biệt đối xử đã nêu trên và
phát triển tư duy đa văn hóa, tôi đã và đang thực hiện có một số bước tự điều chỉnh mình.
1. Tìm hiểu về những vấn đề phân biệt đối xử:
Tôi đã tìm hiểu về lịch sử của phân biệt đối xử và những tác động của nó đối
với xã hội. Về các loại phân biệt đối xử khác nhau, chẳng hạn như phân biệt đối xử 17
về chủng tộc, giới tính, tôn giáo và khuyết tật,… Đọc cuốn sách "To Kill a
Mockingbird" của Harper Lee, một cuốn tiểu thuyết kể về cuộc đấu tranh của một
người phụ nữ da trắng để bảo vệ một người đàn ông da đen bị buộc tội sai về tội
hiếp dâm. Cuốn sách đã giúp tôi hiểu rõ hơn về lịch sử phân biệt đối xử chủng tộc ở Hoa Kỳ.
2. Tìm hiểu về các nền văn hóa khác nhau:
Tôi đã dành thời gian để đọc sách, báo, xem phim và nghe nhạc của các nền
văn hóa khác nhau. Tôi cũng đã tham gia các sự kiện văn hóa như: Kết nối văn hóa,
Sắc màu văn hóa,… để có thêm kiến thức cũng như cung cấp cái nhìn đa chiều về
các nền văn hóa. Đồng thời, học thêm ngôn ngữ trước khi tương tác với người nói
ngôn ngữ đó. Trong tương lai, nếu có cơ hội, tôi sẽ cân nhắc việc đi du lịch đến
vùng đất khác để trải nghiệm trực tiếp văn hóa, lối sống của cộng đồng đó.
3. Nhận ra những thành kiến của chính mình:
Suy ngẫm về những niềm tin, thành kiến của bản thân về các nhóm người
khác nhau. Tôi tự hỏi tại sao tôi lại có những niềm tin này và liệu chúng có dựa trên
bằng chứng hay khuôn mẫu hay không. Thực tế, tôi từng kì thị, có định kiến với
những người xăm mình. Bởi lẽ, việc nhìn thấy một người có hình xăm trên người,
ngay lập tức khiến tất cả thành viên ở thế hệ trước của tôi nhíu mày và quay sang
nhắc nhở, dọa nạt, nghiêm cấm con cái không được xăm mình. Tiếp đó, họ sẽ đánh
giá những người xăm mình là hư hỏng, không đàng hoàng. Từ đó, tôi cũng hình
thành những suy nghĩ không tốt đối người có hình xăm. Nhưng khi dành thời gian
để tìm hiểu và đặt mình vào vị trí của người khác, tôi mới nhận ra thành kiến của
chính mình. Như ai đó từng nói "mỗi hình xăm đều mang trong mình một ý nghĩa
nào đó", chỉ khi nào sẵn sàng mở lòng ra để lắng nghe câu chuyện ấy, mới thực sự
hiểu được chủ nhân của nó là người thế nào? Thế nên, không nên đánh giá người
khác thông qua những hình xăm trên cơ thể, bởi chúng không quyết định giá trị của một con người.
4. Thực hành lắng nghe tích cực và tìm hiểu về giao tiếp “Bất bạo động” (NVC):
Khi ai đó đang chia sẻ ý tưởng của họ, thì tích cực lắng nghe cả bằng lời nói
và hành vi không lời, không ngắt lời hoặc phán xét họ.
Giao tiếp “Bất bạo động” (NVC) là một phương pháp giao tiếp được phát
triển bởi nhà tâm lý học Marshall Rosenberg, nhấn mạnh sự đồng cảm và hiểu biết
làm nền tảng cho giao tiếp. Linh hoạt trong giao tiếp, tôn trọng sự khác biệt trong 18
cách người khác hiểu và truyền đạt thông điệp. Bên cạnh đó, sẵn sàng thích ứng với
sự thay đổi và học cách làm việc trong môi trường đa văn hóa.
5. Chấp nhận sự đa dạng:
Tôi nỗ lực tìm kiếm và giao lưu với những người có hoàn cảnh, kinh nghiệm
và quan điểm khác nhau để xem xét toàn diện các quan điểm, tránh tạo ra những
thành kiến, khuôn mẫu riêng. Tôi cũng học cách chấp nhận sự khác biệt, học cách
tôn trọng ý kiến và niềm tin của người khác, ngay cả khi chúng khác với ý kiến và
niềm tin của tôi và tránh đưa ra những nhận xét hoặc trò đùa có thể khiến họ cảm
thấy bị xúc phạm. Mọi người đến từ các nền văn hóa khác nhau có thể có phong
cách giao tiếp hoặc cách làm việc khác nhau. Khi tôi bước vào cánh cửa Đại học, tôi
được tiếp xúc, học tập với nhiều người đến từ các vùng miền khác nhau. Tôi gặp
khó khăn trong giao tiếp và khi làm việc chung với họ, nhưng tôi phải học cách kiên
nhẫn, linh hoạt và dành thời gian để hiểu họ hơn.
Tôi tin rằng những bước tự điều chỉnh này đã giúp tôi trở thành người có tư
duy đa văn hóa hơn trong xã hội hiện nay. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát suy
nghĩ của bản thân, tránh những tư duy tiêu cực, phòng chống hành vi “phân biệt đối
xử” và bạo lực. Như câu nói của nữ diễn viên nổi tiếng Sandra Bullock, “Không dân
tộc, không tôn giáo, không giai cấp, không màu da, không gì cả, không định hướng
giới tính nào khiến ta tốt đẹp hơn bất cứ ai khác. Chúng ta đều xứng đáng được yêu thương”. 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ánh Tuyết (2022). "Định kiến" Và "Phân biệt đối xử" trong xã hội ngày nay. Tạp
chí Khoa học tâm lý – giáo dục.
http://thamvantamly.org.vn/dinh-kien-va-phan-biet-doi-xu-trong-xa-hoi-ngay- nay-782-26.html
Hằng Trần (2022). Chiếm dụng văn hoá trong sáng tạo: Khi cá nhân và tổ chức
không suy xét đến lợi ích của cộng đồng. Tạp chí Advertising Vietnam MXH.
https://advertisingvietnam.com/chiem-dung-van-hoa-trong-sang-tao-khi-ca-
nhan-va-to-chuc-khong-suy-xet-den-loi-ich-cua-cong-dong-l20752
Nhi Nguyễn (2022). Lằn ranh mỏng giữa "tôn trọng văn hoá" và "xâm lược văn hoá". Tạp chí Thời trang Fashionnet.
http://fashionnet.vn/arti-lan-ranh-mong-giua-ton-trong-van-hoa-va-xam-luoc- van-hoa
The Editors of Encyclopaedia Britannica. What Is Cultural Appropriation?. Diễn đàn Britannica
https://www.britannica.com/story/what-is-cultural-appropriation
Minh Nhật (2015). Du học sinh và 5 giai đoạn sốc văn hoá. Tạp chí Truyền Thông KILALA.
https://kilala.vn/du-hoc-nhat/du-hoc-sinh-va-5-giai-doan-soc-van-hoa-.html
Quỳnh Trang (2023). Những cú sốc văn hóa khi du học Nhật Bản. Báo Vnexpress.
https://vnexpress.net/nhung-cu-soc-van-hoa-khi-du-hoc-nhat-ban-3351261.html
Những cú sốc văn hoá ở Nhật “Nhớ đời” và cách khắc phụ. Diễn đàn NamChauims. 20
https://namchauims.com/soc-van-hoa-nhat/ TỔNG KẾT
Giao tiếp liên văn hóa là một quá trình phức tạp, đòi hỏi người giao tiếp cần
có kiến thức và kỹ năng của các nền văn hóa khác nhau. Một kỹ năng rất quan trọng
khi giao tiếp qua môi trường đa văn hóa chính là viết email. Bởi giao tiếp thông qua
email là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các vị trí công việc thuộc mọi cấp bậc hiện
nay. Vì vậy, cần phải học trình bày một email chuyên nghiệp cả trong học tập và
công việc. Trong bài tiểu luận này, tôi cũng đề cập đến một số vấn đề cơ bản của
giao tiếp liên văn hóa như: các giai đoạn sốc văn hóa, sự khác nhau giữa tôn trọng
văn hóa” và “chiếm dụng văn hóa”, chuỗi phân biệt đối xử,... Đồng thời, tôi đưa ra
một số ví dụ cụ thể nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của giao tiếp liên văn hóa
trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Giao tiếp liên văn hóa là một quá trình học hỏi và trau dồi không ngừng. Tôi
tin rằng, bằng sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, chúng ta có thể vượt qua những
rào cản văn hóa và giao tiếp thành công với những người thuộc các nền văn hóa khác nhau. 21