Tiểu luận ngoại khóa - KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Kinh tế tuần hoàn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách hợp lý, khoa học, trong đó mỗi hoạt động kinh tế này tạo thành tiền đề cho hoạt động kinh tế khác và thành một vòng tuần hoàn kinh tế. Kinh tế tuần hoàn cần được hiểu không phải là sự khép kín, cứng nhắc, đồng thời kinh tế tuần hoàn có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD|49153326
TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA
ĐỀ TÀI: KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP CHO KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I, CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 1
 ................................................................................................... 1
 ................................................................................................ 3
3. Vai tr ....................................... 5
lOMoARcPSD|49153326
CHƯƠNG II, THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM . 5
CHƯƠNG III, GIẢI PHÁP ........................................................................................ 9
 .................................................................................. 9
 ............................................................................................ 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 11
lOMoARcPSD|49153326
1
MỞ ĐẦU


guyên



 CE













CHƯƠNG I, CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Kinh tế tuần hoàn




lOMoARcPSD|49153326
2

 






- 

 

- 





lOMoARcPSD|49153326
3
 

, tái



-  tài


- 

-  r
v

Lợi ích của kinh tế tuần hoàn



nh 



2. Phát triển bền vững
 r




lOMoARcPSD| 49153326
4



- 
- 
- 
- 
Các nguyên tắc cho phát triển bền vững
 










Phát tri





thiên tai.


lOMoARcPSD|49153326
5


3. Vai trò của kinh tế tuần hoàn trong phát triển bền vững




  


CHƯƠNG II, THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN
TẠI VIỆT NAM
i 


r



trong khu 


 



-

lOMoARcPSD|49153326
6

















lOMoARcPSD| 49153326
7
 t-

 


 


-
- - ao - 














               

- 

lOMoARcPSD|49153326
8
- 



- 


-




 

lOMoARcPSD|49153326
9
CHƯƠNG III, GIẢI PHÁP
1. Về phía các cơ quan quản lý
- 

- 



 

- 




- 





2. Đối với doanh nghiệp
- 

- 


lOMoARcPSD|49153326
10




ình...
- 





lOMoARcPSD|49153326
11
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ng
ngân hàng
2. 

3.                 

4. 

5.           

Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28
6. 
In
Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 4 (2019) 68-81
| 1/13

Preview text:

lOMoARcPSD| 49153326
TIỂU LUẬN NGOẠI KHÓA
ĐỀ TÀI: KINH TẾ TUẦN HOÀN VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ
TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP CHO KINH TẾ TUẦN HOÀN Ở VIỆT NAM MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I, CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................. 1
1. Kinh tế tuần hoàn ................................................................................................... 1
2. Phát triển bền vững ................................................................................................ 3
3. Vai trò của kinh tế tuần hoàn trong phát triển bền vững ....................................... 5 lOMoARcPSD| 49153326
CHƯƠNG II, THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM . 5
CHƯƠNG III, GIẢI PHÁP ........................................................................................ 9
1. Về phía các cơ quan quản lý .................................................................................. 9
2. Đối với doanh nghiệp ............................................................................................ 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 11 lOMoARcPSD| 49153326 MỞ ĐẦU
Theo số liệu ước tính của UNEP (Chương trình môi trường Liên hợp quốc) thống kê
đến năm 2030 nếu vẫn tiếp tục phát triển kinh tế tuyến tính (dựa vào quá trình khai thác,
sản xuất, tiêu dùng và thải loại) thì trái đất sẽ không còn khả năng cung cấp đủ tài nguyên
cũng như vượt quá sức tải của môi trường. Thực tiễn đang đặt ra một nhu cầu thiết yếu là
hình thành nên một mô hình kinh tế hiệu quả hơn, đặc biệt là bền vững hơn về tài nguyên
cũng như bảo vệ môi trường.
Nền kinh tế tuần hoàn (Circular Economy – CE) ra đời từ những năm 1990, trong bối
cảnh tiêu dùng ngày càng tăng cao dẫn đến các tác động tiêu cực đến sức khỏe con người,
môi trường và hệ sinh thái. Kinh tế tuần hoàn đang trở thành xu thế tất yếu, hàng loạt các
hiệp định thỏa thuận toàn cầu được ký kết về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu, thương
mại tự do, chuỗi cung ứng toàn cầu. Đã và đang đặt ra tiền đề, nền móng cho nền kinh tế tuần hoàn.
Việt Nam đang nỗ lực phát triển theo hướng bền vững, giảm thiểu tối đa các tác động
xấu lên môi trường và nền kinh tế tuần hoàn đang là mô hình kinh tế được quan tâm và định
hướng phát triển. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với lượng chất thải phát
sinh ngày càng lớn trong khi nguồn nguyên liệu thô, nguyên liệu hóa thạch ngày càng cạn
kiệt. Bên cạnh đó, phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam có công nghệ lạc hậu, lỗi thời, quy
mô sản xuất nhỏ lẻ và thiếu nguồn lực đầu tư cho công nghệ tái chế. Vì vậy, thực hiện mô
hình kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cho doanh nghiệp Việt Nam thực hiện được mục tiêu sản
xuất và tiêu dùng bền vững.
CHƯƠNG I, CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Kinh tế tuần hoàn
Khái niệm về kinh tế tuần hoàn được đề cập đến lần đầu tiên trong cuốn sách “ Kinh tế
Tài nguyên và Môi trường” của Pearce và Turner năm 1990. Sau đó, khái niệm này được
phát triển, định nghĩa lại từ rất nhiều khía cạnh, tổ chức khác nhau. Điển hình như Liên
minh châu Âu định nghĩa “Kinh tế tuần hoàn là nền kinh tế mà giá trị sản phẩm, nguyên 1 lOMoARcPSD| 49153326
vật liệu, tài nguyên được duy trì lâu nhất có thể và đồng thời giảm thiểu việc phát thải”. Rất
nhiều khái niệm được đưa ra tuy nhiên, bản chất kinh tế tuần hoàn được hiểu là một hệ
thống, trong đó các tài nguyên được tận dụng lại hoặc tái sử dụng, các dòng phế liệu được
biến thành đầu vào để tiếp tục sản xuất.
Kinh tế tuần hoàn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách hợp lý, khoa học,
trong đó mỗi hoạt động kinh tế này tạo thành tiền đề cho hoạt động kinh tế khác và thành
một vòng tuần hoàn kinh tế. Kinh tế tuần hoàn cần được hiểu không phải là sự khép kín,
cứng nhắc, đồng thời kinh tế tuần hoàn có nghĩa rộng và nghĩa hẹp: -
Nghĩa rộng là trong phạm vi toàn quốc hay một vùng rộng lớn. Với sự sáng tạo, tính
toán khoa học và sự hỗ trợ đặc biệt của những thành tựu công nghệ, một số ngành sản xuất
lớn được bố trí hợp lý như một vòng tuần hoàn, hỗ trợ nhau cùng phát triển và tạo ra những sản phẩm chất lượng. -
Nghĩa hẹp là cách làm kinh tế tuần hoàn, sản phẩm này là nhân tố đầu vào cho việc
sản xuất ra sản phẩm khác, bao gồm cả việc tái sử dụng các chất thải làm nguyên liệu cho
các hoạt động sản xuất tiếp theo.
Trong mô hình kinh tế tuần hoàn thì các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch
vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải
phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Đây là một chiến lược phát triển bền 2 lOMoARcPSD| 49153326
vững đang được đề xuất để giải quyết các vấn đề cấp bách của suy thoái môi trường và
khan hiếm tài nguyên, trong đó tài nguyên đầu vào, chất thải, khí thải và năng lượng được
tối thiểu hóa ngay từ trong quy trình sản xuất và tiêu dùng từ thiết kế, bảo trì, sửa chữa, tái
sử dụng, tái sản xuất, tân trang và tái chế lâu dài dựa trên động lực kinh tế, hướng đến một
mô hình kinh tế không phát thải.
Kinh tế tuần hoàn có 3 nội hàm cơ bản sau: -
Thứ nhất, bảo tồn và phát triển vốn tự nhiên thông qua việc kiểm soát hợp lí các tài
nguyên không thể phục hồi và cân đối với các tài nguyên có thể phục hồi, các nguồn năng lượng tái tạo; -
Thứ hai, tối ưu hóa lợi tức của tài nguyên bằng cách tuần hoàn các sản phẩm và vật
liệu nhiều nhất có thể trong các chu trình kĩ thuật và sinh học; -
Thứ ba, nâng cao hiệu suất chung của toàn hệ thống bằng cách chỉ rõ và thiết kế các
ngoại ứng tiêu cực (thiết kế chất thải, thiết kế ô nhiễm).
Lợi ích của kinh tế tuần hoàn: Kinh tế tuần hoàn dựa trên nguyên lý tài nguyên thiên
nhiên là nguyên liệu thô đưa vào hệ thống kinh tế, trải qua quá trình sản xuất và tiêu dùng,
các nguyên vật liệu thừa và chất thải được thu hồi quay trở lại đầu vào cho hệ thống kinh
tế dưới dạng chất thải là đầu vào của hệ thống kinh tế. Cách tiếp cận này là tương phản với
mô hình kinh tế tuyến tính đang được phổ biến rộng rãi. Với nền kinh tế tuyến tính, nguyên
liệu thô được khai thác từ môi trường tự nhiên làm đầu vào cho hệ thống kinh tế và kết thúc
chu trình kinh tế là thải loại ra môi trường tự nhiên, dẫn đến gia tăng chất thải, cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên và gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
2. Phát triển bền vững
Khái niệm về phát triển bền vững được định nghĩa rõ rệt lần đầu tiên trong “Chiến lược
bảo tồn thế giới” năm 1980. Ngày nay, định nghĩa được chấp nhận và phát triển một cách rộng rãi.
Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết 3 lOMoAR cPSD| 49153326
hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Phát triển bền vững bao gồm 4 nội dung chính: - Tăng trưởng kinh tế;
- Bảo đảm công bằng xã hội; - Bảo vệ môi trường
- Tôn trọng các quyền con người.
Các nguyên tắc cho phát triển bền vững
Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý hài hòa giữa
ba mặt: kinh tế, xã hội và môi trường với nội dung cụ thể như sau:
• Phát triển bền vững về kinh tế: là quá trình đạt được tăng trưởng kinh tế ổn định và
đều đặn, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, nợ chính phủ, đảm
bảo cân đối cán cân thương mại, đầu tư có chất lượng, có năng suất cao thông qua
việc nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ trong sản xuất, không làm phương
hại đến xã hội và môi trường.
• Phát triển bền vững về xã hội: là phát triển nhằm đảm bảo sự công bằng trong xã
hội, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động,
đảm bảo người dân có cơ hội được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo
dục nhưng không làm phương hại đến kinh tế và môi trường.
• Phát triển bền vững về môi trường: là việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên,
duy trì một nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn
lực tái sinh. Phát triển bền vững về môi trường cần duy trì sự đa dạng sinh học, sự
ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác, cần hạn chế vấn đề nhiễm môi
trường bao gồm cả ô nhiễm đô thị và khu công nghiệp, cần phải quản lý và xử lý tốt
chất thải rắn, chất thải nguy hại, có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu các tác động
của biến đổi khí hậu và thiên tai.
Ngoài ra, phát triển bền vững về môi trường cần phải hướng được các doanh nghiệp
từng bước thay đổi mô hình sản xuất, hướng doanh nghiệp đến các công nghệ sản xuất sạch 4 lOMoARcPSD| 49153326
hơn, thân thiện với môi trường hơn. Phát triển bền vững về môi trường phải đảm bảo không
làm phương hại đến kinh tế và xã hội.
3. Vai trò của kinh tế tuần hoàn trong phát triển bền vững
Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế hội tụ đủ 4 lợi ích cho nền kinh tế của một quốc
gia: Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển kinh tế, lợi ích xã hội.
Phát triển kinh tế tuần hoàn giúp Việt Nam tránh lệ thuộc vào nền kinh tế bên ngoài, nhất
là về nguyên liệu và nhiên liệu phục vụ sản xuất. Việc chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn
là một cơ hội lớn để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, không chỉ đạt mục tiêu kinh
tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà còn giúp đạt được các mục tiêu
của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
CHƯƠNG II, THỰC TRẠNG NỀN KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM
Kinh tế tuần hoàn là giải pháp cốt lõi nhằm hướng đến phát triển bền vững, tức là
phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Mô hình này đã được nhiều quốc gia trên
thế giới áp dụng và cho thấy những hiệu quả rõ rệt. Những năm gần đây, ở Việt Nam đã bắt
đầu xuất hiện các mô hình kinh tế tuần hoàn nhưng mới dừng lại ở tái sử dụng, tái chế chất
thải mang lại lợi ích về tài chính cho cơ sở sản xuất và tiêu dùng
Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã vươn lên thành một điểm sáng tăng trưởng
trong khu vực và trên thế giới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Việt Nam
đang phải đối mặt với nhiều thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi
trường và biến đổi khí hậu.
Kể từ năm 2015, Việt Nam đã trở thành nước nhập siêu than đá và luôn cần nhập
khẩu rất nhiều nguyên nhiên liệu khác phục vụ cho phát triển kinh tế như dầu thô, sắt thép
các loại, các kim loại thường, chất dẻo nguyên liệu, phụ liệu cho dệt may và da giày. Về
rác thải, chất rắn phát sinh ngày càng nhiều, với tốc độ tăng khoảng 10% mỗi năm, riêng
chất thải rắn đô thị là 10-16% mỗi năm. Cụ thể năm 2016, lượng chất thải rắn đô thị Việt
Nam là 11,6 triệu tấn (trung bình 0,33kg/người/ngày), con số này được dự đoán sẽ tăng lên 5 lOMoARcPSD| 49153326
gấp đôi, ở mức khoảng 22 triệu tấn vào năm 2050. Đặc biệt, mặc dù chỉ đứng thứ 68 thế
giới về diện tích, thứ 15 về dân số nhưng lượng rác thải nhựa ra biển của Việt Nam hiện
xếp thứ 4 thế giới, với hơn 1,83 triệu tấn/năm. Theo tính toán của Ngân hàng Thế giới, ô
nhiễm nước có thể gây thiệt hại cho Việt Nam tới 3,5% GDP vào năm 2035. Đặc biệt, Việt
Nam nằm trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Dự báo, biến đổi
khí hậu và thiên tai có thể gây thiệt hại lên tới 11% GDP của Việt Nam vào năm 2030.
Đứng trước cơ hội mà nền kinh tế tuần hoàn mang lại, Việt Nam đã có nhiều động thái
tích cực tạo điều kiện cho mô hình kinh tế tuần hoàn phát triển. Trong những năm qua,
Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương chính sách về chuyển đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng bền vững; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường ứng phó
với biến đổi khí hậu; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải. Đến nay, một số cơ chế,
chính sách thúc đẩy kinh tế tuần hoàn đã được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường
năm 2020 như: phân loại chất thải tại nguồn, thu phí chất thải dựa trên khối lượng; tái chế,
tái sử dụng chất thải; trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất; các công cụ, chính sách kinh
tế như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường; phát triển công nghiệp môi trường, dịch vụ môi trường. 6 lOMoAR cPSD| 49153326
Tại Việt Nam, ngay từ năm 1998, Chỉ thị 36/CT-TW đã đề cập tới “áp dụng công nghệ
sạch, ít phế thải, tiêu hao ít nguyên liệu và năng lượng”, sau đó là Nghị Quyết 41 đưa ra các
định hướng về “khuyến khích tái chế, sử dụng sản phẩm tái chế”, “thu hồi và xử lý sản
phẩm đã qua sử dụng”,… Từ các chủ trương đó của Đảng, Nhà nước đã ban hành Luật và
các chính sách liên quan tới “khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên”, “sử dụng năng
lượng tái tạo”, 3R, “thay thế túi ni lông”, “Sản xuất và tiêu dùng bền vững”, “chuỗi cung
ứng xanh”, “tiêu dùng xanh”.
Việt Nam đã có một số mô hình tiếp cận của kinh tế tuần hoàn như: mô hình thu
gom tái chế sắt vụn, thu gom tái chế giấy trong nông nghiệp có mô hình vườn ao -
chuồng, vườn - rừng - ao - chuồng, thu hồi gas từ chất thải vật nuôi; các mô hình sản
xuất sạch hơn trong sản xuất công nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Mặc dù vẫn còn một
số hạn chế nhưng các mô hình này cũng đã bước đầu tiếp cận với kinh tế.
Hiện nay, vấn đề quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng
phó với biến đổi khí hậu đã được toàn xã hội nhận thức đầy đủ hơn. Chính vì vậy, các chiến
dịch về bảo vệ môi trường như chống rác thải nhựa đã được cộng đồng doanh nghiệp và
người dân trên cả nước tích cực hưởng ứng, tham gia. Một số mô hình mới hướng đến gần
hơn với kinh tế tuần hoàn đã được hình thành như: Mô hình khu công nghiệp sinh thái tại
một số địa phương; sáng kiến "Không xả thải ra thiên nhiên" do VCCI khởi xướng; mô hình
chế biến phụ phẩm thủy sản; Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam; đối tác toàn cầu về nhựa
của Việt Nam... Các mô hình này khi được tổng kết, đánh giá dựa trên những nguyên tắc,
tiêu chí cơ bản sẽ góp phần bổ sung hoàn thiện cho nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, việc nghiên cứu
đẩy mạnh đổi mới công nghệ, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn để
thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn, mang lại hiệu quả tăng trưởng cao hơn so với cách
thức tăng trưởng trước đây. Năm 2020, Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế tuần hoàn
(ICED) đầu tiên của Việt Nam đã được công bố thành lập nhằm thực hiện sứ mệnh nghiên
cứu khoa học, đổi mới sáng tạo, chú trọng về giải pháp khoa học - công nghệ, chính sách
trong phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam trên nền tảng hệ sinh thái doanh nghiệp 7 lOMoARcPSD| 49153326
Chính phủ - trường đại học. Về trung và dài hạn, ICED xác định tầm nhìn trở thành trung
tâm hàng đầu của Việt Nam và khu vực về kinh tế tuần hoàn trên cơ sở trở thành Trung tâm
Nghiên cứu phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn phù hợp với điều kiện Việt Nam, đề xuất
chính sách trong ứng dụng và phát triển mô hình các bên liên quan. Bên cạnh đó, ICED sẽ
cung cấp kiến thức và giải pháp về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo phục vụ cho
việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong nước và khu vực; là trung tâm chuyển giao công
nghệ, tư vấn giải pháp và chính sách về phát triển bền vững cho Chính phủ, doanh nghiệp,
cộng đồng địa phương. Đồng thời, đây cũng là trung tâm kết nối doanh nghiệp Nhà nước -
trường đại học, liên kết lợi ích, nhu cầu giữa các bên có liên quan để hướng về mục tiêu
phát triển bền vững. Có thể nói, đây là cơ hội để Việt Nam đẩy nhanh phát triển nền kinh
tế tuần hoàn, không chỉ giúp đạt mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu, mà còn đạt được các mục tiêu của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững. 8 lOMoARcPSD| 49153326 CHƯƠNG III, GIẢI PHÁP
1. Về phía các cơ quan quản lý
- Để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam, cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp từ nâng cao nhận thức đến hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện. Theo đó,
ngay từ những năm đầu của giai đoạn 2021 - 2030, cần tập trung triển khai các giải
pháp để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam nhằm tận dụng những cơ hội hợp
tác trong tiếp cận và tiếp nhận chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển bền vững
đất nước. Trong đó, Nhà nước cần thực hiện tốt vai trò kiến tạo để doanh nghiệp,
người dân phát huy vai trò trung tâm trong xây dựng, phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
- Hoàn thiện hành lang pháp lý phục vụ cho phát triển nền kinh tế tuần hoàn. Trong
đó, cần quy định cụ thể trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu
hồi, phân loại, tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số
lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; quản lý dự án theo vòng đời, thiết lập lộ trình
xây dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về môi trường...
- Xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế chiều sâu, sử dụng hiệu quả các nguồn lực
đầu vào, áp dụng khoa học công nghệ vào các ngành, đặc biệt là xử lý rác thải để tái
tạo nguyên liệu mới. Quy định lộ trình thay thế các nhiên liệu, sản phẩm sử dụng
nguyên liệu nguy hại, sản phẩm sử dụng một lần bằng các nhiên liệu, nguyên liệu
thân thiện với môi trường, sản phẩm sử dụng nhiều lần, kéo dài thời gian sử dụng
hữu ích của sản phẩm.
2. Đối với doanh nghiệp
- Cần nâng cao hơn nữa nhận thức của các nhà sản xuất và công chúng về trách nhiệm
của họ đối với các sản phẩm trong suốt vòng đời của chúng.
- Tập trung ưu tiên nguồn lực tài chính để chuyển đổi phương thức sản xuất; đồng
thời, phát triển kinh tế tuần hoàn phải gắn với đổi mới khoa học, tiếp cận công nghệ
tiên tiến. Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh 9 lOMoARcPSD| 49153326
mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội, việc nghiên cứu đẩy mạnh đổi mới
công nghệ, chuyển từ thế giới thực sang thế giới số sẽ là cơ hội lớn để thực hiện phát
triển kinh tế tuần hoàn, mang lại hiệu quả tăng trưởng cao hơn. Để phát triển kinh tế
tuần hoàn đòi hỏi cần sớm xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi, để giải quyết tốt các
vấn đề, từ khâu đầu đến khâu cuối của cả quá trình...
- Ngoài ra, doanh nghiệp phải cân nhắc giải bài toán vì lợi ích ngắn hạn trước mắt hay
chấp nhận đi chậm hơn để tăng tốc trong tương lai. Vì đầu tư cho công nghệ mới sẽ
đẩy giá thành sản phẩm lên cao, có thể ảnh hưởng đến sức tiêu thụ và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, dịch vụ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu tiếp tục đi theo lối mòn
của mô hình sản xuất hiện tại thì sẽ phải đối mặt với rủi ro trong tương lai, khi nguồn
nguyên liệu thô, nguyên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. 10 lOMoARcPSD| 49153326
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đình Đáp (2020), Kinh tế tuần hoàn những vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạpchí ngân hàng
2. Bùi Thị Hoàng Lan (2020), “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở một số quốc gia và bài
họccho Việt Nam”, Tạp chí Tài Chính, kỳ 2 tháng 12/2020
3. Trần Hồng Hà (2021), “Phát triển kinh tế tuần hoàn để quản lý và sử dụng hiệu
quảnguồn tài nguyên”, Báo nhân dân điện tử
4. Bùi Quan Trung, Phạm Hữu Năm (2020), “Một số giải pháp thúc đẩy phát triển kinhtế
tuần hoàn tại Việt Nam”, Tạp chí Tài Chính, kỳ 2 tháng 6/2020
5. Nguyễn Hoàng Nam, Hoàng Thị Huê, Nguyễn Thị Bích Phương (2019),
“CircularEconomy and the Inevitable Transition”, VNU Journal of Science: Policy and
Management Studies, Vol. 35, No. 3 (2019) 21-28
6. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Trọng Hạnh (2019), “Implementing Circular Economy:
International Experience and Policy Implications for Vietnam”, VNU Journal of
Science: Economics and Business, Vol. 35, No. 4 (2019) 68-81 11