Tiểu luận "Nguyên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng mối quan hệ biện chứng này để xây dựng chiến lược, kế hoạch, phát triển bản thân."
Tiểu luận "Nguyên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức. Vận dụng mối quan hệ biện chứng này để xây dựng chiến lược, kế hoạch, phát triển bản thân." của Lê Nguyễn Nhất Ý giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin (000012004)
Trường: Đại học Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|36212343
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT KHOA KIẾN TRÚC
TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC
Đề tài: Nguyên cứu về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý
thức. Vận dụng mối quan hệ biện chứng này để xây dựng chiến
lược, kế hoạch, phát triển bản thân
Sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Nhất Ý
Mã sinh viên: 22510101338 Lớp tín chỉ: KT22
Giảng viên hướng dẫn: Ngô Quang Huy
Thành phố Đà Lạt, ngày 07 tháng 01 năm 2023 1
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VỀ MỐI
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC ............... 5
1.1. Vật chất là gì? ........................................................................ 5
1.2. Ý thức là gì? .......................................................................... 5
1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức ...................................... 5
1.3.1. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức ............. 6
1.3.2. Vai trò của ý thức đối với vật chất. ...................................... 8
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................. 9
1.5. Nguyên tắc khách quan trong triết học ............................. 10
1.15.1 Bản chất nguyên tắc khách quan trong triết học 10
1.15.2 Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết học 11
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
TRONG CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH, PHÁT TRIỂN BẢN THÂN.13
KẾT LUẬN ........................................................................................... 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... .19 2
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 LỜI MỞ ĐẦU:
Xuôi ngược về dòng thời gian tìm tới sự bắt đầu của sự phát triển XH
loài người. Đối với sự phát triển vượt bậc trong XH hiện nay thì ta lại nghĩ
tới thời kỳ ban đầu của con người, thời kỳ mà trong nhận thức và suy nghĩ
còn lạc hậu phải phải dựa vào thiên niên là cái trời ban để vận hành và sinh
tồn trong thời kỳ ấy, nhưng thiên nhiên không thể cung cấp đủ cho nhu cầu
của con người từ việc săn bắt hay hái lượm, …. Như vậy “Trong cái khó ló
cái khôn” đã hình thành nên tổ chức XH bầy đàn những bước phát triển mới:
trong phân công lao động …. Chính từ lao động đã là cái nôi hình thành nên
thế giới văn minh bậc cao hiện nay, chính nhờ sự phát triển lao động mà thời
kỳ khi những tiếng hú của vượn người đã hình thành nên ngôn ngữ riêng của
con người hiện nay. Đi song song với lao động là ngôn ngữ, tư duy phát triển
…. Triết học là bước chân lớn nhất trong sự phát triển tư duy. Triết học quan
niệm về hoạt động tinh thần và nhận thức, tồn tại dưới hình thái YT và VC.
Triết học cũng như bao quan niệm về cách vận hành xã hội từ lúc bắt
đầu, nó ra đời và phát triển của tự nhiên và xã hội. Để trờ thành thành hệ
thống khẳng định tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về
vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy, triết học cũng đã từng đấu
tranh để chứng minh, khẳng định chân lý. Cũng chính vì lẽ đó mà triết học
từ trước đến nay chia ra hai trường phái đối lập nhau dùng cách lý luận của
mình để nhận thức thế giới. Đó là triết học duy tâm con người cho rằng ý
thức là cái có trước nhưng lại không thể vận động và cải tạo được thế giới,
còn triết học duy vật của Mac – Lenin thì khẳng định con người không những 3
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
nhận thức được thế giới mà còn có thể vận động và cải tạo thế giới, làm xoay
chuyển thế giới biến những cái trong tự nhiên trở thành nguồn nguyên liệu
phục vụ cho nhu cầu, lợi ích của con ngời và cho đến tận hôm nay cuộc chiến
giữa hai trường phái triết học vẫn còn tiếp diễn.
Để đi sâu vào vấn đề và khẳng định tính chân lý của sự phát triển biện
chứng khách quan của triết học Mac-Lenin tôi chọn đề tài về “Nguyên cứu
mối quan hệ giữa vật chất và ý thức - Vận dụng mối quan hệ biện chứng
này trong cuộc sống, học tập của sinh viên” làm đề tài tiểu luận của tôi.
Đề tài nguyên cứu thành công sẽ đóng góp 1 phần làm tài liệu tham khảo
cho những ai có nhu cầu nguyên cứu triết học. 4
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 Phần nội dung:
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VỀ MỐI
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.
1.1. Vật chất là gì?
V.I. Lenin từng đưa định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm
trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác”. Theo định nghĩ của Lenin thì thuộc tính quan trọng
nhất của mọi dang vật chất chính là sự tồn tại khách quan.
1.2. Ý thức là gì?
Trong quan niệm về thế giới triết học duy tâm thì: Ý thức là một lại hoạt
động tinh thần diễn ra trong bộ não con người, phản ảnh đặc trưng chỉ có ở con
người và là hình thức phản ánh cao nhất trong thế giới vật chất. sư tồn tại của ý
thức không phải có nguồn gốc từ tự nhiên mà là có từ nguồn gốc từ xã hội, thể
hiện ra bên ngoài bằng ngôn ngữ. Bản chất quan trọng của ý thức chín là sự phản
ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào trong bộ óc của con người trên cơ sở thực tiễn.
1.3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
Mối quan hệ vật chất và ý thức là “Vấn đề cơ bản của mọi triết học, đặt biệt
là của triết học hiện đại”. Tùy theo lập trường thế giới quan khác nhau, khi giải
quyết mối quan hệ này mà hình thành 2 đường lối cơ bản là triết học duy tâm và
triết học duy vật. Khẳng định nguyên tắc đảng trong triết học, V.I. Lenin từng
viết: “Triết học hiện đại cũng có tính đảng như triết học 2 nghìn năm trước, các
đảng phái luôn đấu tranh với nhau, về thực chất, - mặc dù thực chất đó bị che
dấu bằng những nhãn hiệu mới của các thủ đoạn lang băm hoặc tính phi đẳng
ngu xuẩn – là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm” 5
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng. Trong mối
quan hệ này thì vật chất có trước và ý thức là cái có sau, vật chất có nguồn gốc
của ý thức, có vai trò quyết định đối với ý thức. Cùng với đó, ý thức cũng có tính
độc lập tương đối, có thể tác động ngược lại đối vs vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người.
1.3.1. Vai trò quyết định của vật chất đối với ý thức
Đầu tiên, vật chất quyết định nguồn gốc của ý thức.
Ý thức? là ý thức của con người, nằm trong con người và gắn bó một cách chặt
chẽ. Con người đầu tiên xuất hiện cách đây khoảng 7 tới 8 triệu năm trước, là kết
quả của một quá trình phát triển, tiến hóa lâu dài, phức tạp cảu tự nhiên. Con
người sinh ra trong thế giới tự nhiên và vật chất, bởi vậy ý thức là 1 thuộc tính
của bộ phận con người, cũng bắt nguồn từ thế giới tự niên và vật chất. Vậy nên ta
nói rằng vật chất là cái có trước, còn ý thức là cái có sau.
Như trong khuôn khổ sự hiểu biết của chúng ta, nguồn gốc của ý thức bao gồm
cả nguồn gốc tự nhiên (bộ não người, thế giới khách quan ) và nguồn gốc xã hội
( ngôn ngữ, lao động). Qua việc phân tích các nguồn gốc tạo nên ý thức con người,
ta có thể thấy con người thực chất là một dang vật chất có tổ chức cao, có khả
năng sao chép lại và phản ánh thế giới khách quan một cách năng động, sáng tạo.
Yếu tố thứ hai là thế giới khách quan (thế giới vật chất), bản chất của ý thức
là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới vật chất vào trong bộ óc người. Nếu
không có nó, bộ não của con người không có đối tượng để phản ánh và do đó sẽ
không có ý thức. Thí dụ, nếu một người sinh mà bộ não không hoạt động
được/không có bộ não, thì người đó sẽ không thể nào có ý thức được; Hay câu
chuyện cậu bé bị cha mẹ vứt trên núi, được sói nuôi lớn, thì sau này khi lớn lên
trở về với xã hội loài người, cậu bé cũng sẽ chỉ giống như những con sói, tức là
hoàn toàn không có ý thức.
Yếu tố thứ ba tạo nên nguồn gốc của ý thức đó chính là lao động – hoạt động
vật chất, nó mang tính tất yếu nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con 6
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
người, nhờ có lao động mà con người có thể chủ động tác động vào thế giới khách
quan và làm cho nó bộc lộ những thuộc tính, quy luật vận động… qua đó phản
ánh vào bộ óc người, hình thành kiến thức về tự nhiên và xã hội. Yếu tố thứ tư tạo
nên nguồn gốc của ý thức là ngôn ngữ - hệ thống tín hiệu vật chất nhưng mang
nội dung ý thức, C. Mác đã từng khẳng định rằng ngôn ngữ chính là lớp vỏ vật
chất của tư duy và sự hoàn thiện ngôn ngữ cũng chính là điều kiện để con người hoàn thiện tư duy.
Thứ hai, vật chất quyết định nội dung và mọi sự biến đổi của ý thức [1].
Vật chất quyết định nội dung của ý thức – tức là điều kiện vật chất như thế nào
thì ý thức của con người sẽ như thế đó, C. Mác đã khẳng định rằng: “Ý thức chẳng
qua chỉ là vật chất được đem chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải
biến đi trong đó”. Bản thân của ý thức chính là sự phản ánh, mà trong quá trình
phản ánh thì vật bị tác động bao giờ cũng chứa đựng thông tin từ vật tác động.
Thídụ, khi quan sát cây lúa, thì bộ não của chúng ta ngay lập tức chép lại hình ảnh
của cây lúa (bộ não chúng ta đã chứa đựng thông tin hình ảnh về cây lúa); dù trước
mặt chúng ta không có cây lúa, nhưng khi nhắc tới từ “cây lúa” trong não của
chúng ta sẽ tự hiện lên hình ảnh cây lúa mà chúng ta đã nhìn thấy trước đó. Đó
chính là quá trình phản ánh thông tin. Ý thức không bao giờ là sản phẩm thuần
túy do con người ta tạo ra (con người dù có giàu trí tưởng tượng đến đâu, thì cũng
không thể thoát ly khỏi đời sống vật chất). Ý thức chỉ là hình ảnh của thế giới
khách quan. Sự phát triển của hoạt động thực tiễn cả về chiều ngang lẫn chiều sâu
là động lực mạnh mẽ quyết định tính phong phú, sâu sắc của ý thức con người qua
các thời đại [1]. Do vậy, toàn bộ nội dung của ý thức đều do điều kiện vật chất quyết định.
Bản chất chủ yếu của ý thức chính là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới
khách quan vào trong bộ não của con người trên cơ sở thực tiễn. Chính thực tiễn
là hoạt động vật chất làm biến đổi thế giới của con người – là cơ sở để hình
thành, phát triển ý thức (ý thức của con người vừa phản ánh, vừa sáng tạo). Qua
đó ta có thể khẳng định rằng điều kiện vật chất quyết định đến bản chất của ý 7
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
thức. Ý thức chính là sự phản ánh điều kiện vật chất, chịu sự quy định của vật
chất về nội dung, bản chất, nên mọi sự thay đổi của điều kiện vật chất cũng sẽ
dẫn đến sự thay đổi, phát triển của ý thức. Sự thay đổi này diễn ra ở các mức độ
khác nhau: thay đổi toàn bộ hay từng bộ phận, thay đổi nhanh chóng hay dần
dần; tuy nhiên dù sớm hay muộn thì nó cũng sẽ thay đổi.
Từ thuở sơ khai, con người sống theo bầy đàn, kiếm sống bằng cách hái lượm và
săn thú – dựa vào sản vật của thiên nhiên, bởi thế tư duy của họ cũng giản đơn
như cuộc sống của họ. Theo thời gian, xã hội ngày càng phát triển, giờ đây tư duy
và đời sống tinh thần của con người ngày càng phong phú và độc đáo. Con người
không chỉ ý thức được tình hình hiện tại của xã hội, mà còn ý thức được cả những
vấn đề trong quá khứ thông qua học tập và nghiên cứu; và dự kiến được cả những
gì sẽ xảy ra trong tương lai (dự báo thời tiết, hướng đi của bão, tình hình thế giới
trong 10 năm tới…). Qua đó ta có thể thấy, đời sống vật chất thay đổi thì sớm
muộn đời sống tinh thần cũng sẽ thay đổi theo.
1.3.2. Vai trò của ý thức đối với vật chất.
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất. Nói ý thức có tính
độc lập tương đối vì ý thức phản ánh thế giới vật chất vào não bộ con người, do
vật chất khai sinh ra. Đồng thời, nói đến vai trò của ý thức cũng tức nhắc đến vai
trò của con người trong hoạt động thực tiễn, nói như vậy tự ý thức ko thể thay đổi
được bất cứ điều gì trên thực tế, cũng như khi chúng ta muốn hoạt động bưng bê
nhưng mà chỉ đối với duy tâm ko thực dụng vào thế giới duy vật thì mãi mãi cx
ko thể biến đôi nó. C.Mác đã khẳng định rằng: “… lực lượng vật chất chỉ có thể
đánh đổ bằng lực lượng vật chất nhưng lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật
chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng”, ý thức trở thành cơ sở sáng tạo cái
tiến, đổi mới xã hội, ý thức cho người ta sự hiểu biết các định luật trong xã hội
(chính trị, tài chính, kinh tế, ...) trên cơ sở đó con người cải tạo xã hội để phục vụ
cho cuộc sống của mình. 8
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Sự tác động của ý thức đối với điều kiện vật chất diễn ra theo hai hướng: tích cực
và tiêu cực. Ý thức chỉ có thể tác dộng tích cực khi con người có tri thức đúng
đắn, có ý chí, nghị lực và cảm xúc tích cực thì lúc đó con người có khả năng hành
động hợp với quy luật khách quan, từ đó thúc đẩy sự phát triển trong bản thân và
xã hội. Còn nếu ngược lại hoạt động những việc có tính tri thức không đúng đắn,
chứa những cảm xúc tiêu cực có thể làm trái với quy luật khách quan, đẩy lùi sự
phát triển của của cá nhân hoặc rộng hơn là cả một tập thể xã hội. Nói một cách
dễ hiểu rằng, khi Nhà nước đưa ra những đường lối đúng đắn sẽ giúp phần nâng
cao đời sống tư duy, tinh thần, vật chất nói chung quy là nâng xã hội lên một bước
tiến mới, một sự phát triển mới, và ngược lại từ trong bộ máy Nhà nước xuất hiện
những việc không đúng đắn (tham nhũng, biển thủ, …) sẽ kéo cả đất nước đi
xuống và ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và vật chất của nhân dân, kéo theo
những việc khác đi xuống. Có thể hiểu rằng nếu xã hội càng phát triển thì vai trò
của ý thức càng to lớn, nhất là trong thời đại 4.0 càng ngày càng phát triển vượt
bật. Tính năng động, sáng tạo của ý thứcmặc dù to lớn nhưng nó không thể vượt
qua các định lý định sẵn của những tiền đề vật chất đã xát định. Nếu không sẽ lại
rơi vào sự chủ quan, duy tâm, …. Dẫn đến sự thất bại trong hoạt động thực tiễn.
1.4. Ý nghĩa phương pháp luận
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong triết học, vật chất quyết định ý thức
nên chúng ta xuất phát từ thực tế khách quan rút ra nguyên tắc phương pháp luận
là tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan. Mọi sự
nhận thức và hoạt động của chúng ta nếu xa rời thực tế khách quan, không tôn
trọng thực tế khách quan sẽ dẫn tới sự sai lầm, hậu quả khôn lường. Nhận thức sự
vật hiện tượng phải chân thực, đúng đắn, tránh tô hồng hoặc bôi đen đối tượng,
không được phép gắn lên nhưng sự vật hiện tượng những cái mà nó không có.
Không được lấy ý muốn của chủ quan đề ra một đề tài quyết định nà đó, vì điều
đó sẽ mắc phải căn bệnh chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa thế giới duy tâm, chủ nghĩ
duy vật tầm thường, …. là những điều cần tránh. 9
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Đặt biệt khi phát huy tính năng động chủ quan ý thức – nghĩa là phát huy vai trò
tích cực, năng động, sáng tạo của ý thức và nhân tố con người các ý thức nói
chung và ý thức mang tính khoa học, công nghệ nói riêng vì nó giúp con người
phát triển, đổi mới thế giới khách quan một cách đúng đắn và thích hợp. Cho nên,
chúng ta phải phát huy những tĩnh năng này và tránh sự thụ động, bảo thủ trong tư duy sáng tạo.
Phải coi trọng vai trò của ý thức, trong tư tưởng và giáo dục tư tưởng, dựa trên
giáo dục lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, coi trọng
tri thức nâng cao trình độ học vấn của cái lớp dưới là nền móng phát triển tư duy
ý thức sau này, củng cố và phát triển nó.
Ngoài ra cần nhìn ra cần nhìn nhận và xử lý một cách phù hợp, năng động hài hòa
đối với cá nhân hoặc cả một xã hội, phải có động cơ trong sáng, Thái độ trong
công việc thực sự khách quan, khoa học, công nghệ, không đặt lợi ý riêng tư của
mình, làm việc bằng cả tấm lòng.
1.5 Nguyên tắc khách quan trong triết học
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, triết học Mác-Lenin đã rút ra nguyên tắc
phương pháp luận là phải xuất phát từ thực tế khách quan. Xuất phát từ thực tế
khách quan tức là xuất phát từ tính khác quan của vật chất, chúng ta phải xuất phát từ bản thân sự vật.
1.5.1 Bản chất của nguyên tắc khách quan trong triết học
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, triết học Mác-Lenin đã rút ra nguyên tắc
phương pháp luận là phải xuất phát từ thực tế khách quan.
Xuất phát từ thực tế khách quan tức là xuất phát từ tính khách quan của vật chất,
chúng ta ta phải xuất phát từ bản thân sự vật, không thể tùy tiện gán cho sự vật
cái mà nó không có hoặc là nó chưa có. Trong hoạt động thì chúng ta phải luôn
luôn xuất phát từ thực tế khách quan, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp 10
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
luật, mục tiêu, phương hướng thì đều phải xuất phát từ thực tế khách quan. Tôn
trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người.
Như vật, xuất phát từ thực tế khách quan từ thực tế khách quan, tôn trọng khách
quan có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Có thể khái quát được rằng bản chất của nguyên tắc khách quan đó là khi đánh
giá, phân tích sự vật hiện tượng nào đó thì chúng ta phải đánh giá đúng như sự vật
thể hiện như vậy. Chúng ta không được gán cho sự vật cái mà nó không có. Khi
chúng ta bôi hồng hoặc tô đen sự vật là chúng ta vi phạm nguyên tác khách quan trong đánh giá.
1.5.2 Nội dung nguyên tắc khách quan trong triết học
Khi xem xét sự vật, hiện tượng như chính sự tồn tại của nó, không bị những yếu
tố chủ quan chi phôi để nhận thức sai lệch, bôi hồng hay tô đen cho sự vật, cần có
phương pháp nhận thức khoa học và tuân thủ theo các nguyên tắc phương pháp
luận trong triết học để luôn tôn trọng điều kiện khách quan.
o Trong mọi hoạt động, khi đề ra phương hướng hoạt động phải căn cứ và
điều kiện khách quan, quy luật khách quan để đảm bảo hoạt động hiệu quả
và không bị các yếu tố khách quan cản trở.
o Khi xát định phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động phải căn cứ vào
các quy luật khách quan để lựa chọn phương pháp, cách thức phù hợp với
từng điều kiện khách quan đảm bảo cho sự phát triển của đối tượng tác
động và hoạt động đó teo đúng ý thức của mỗi người.
o Có kế hoạch điều chỉnh mục tiêu của bản thân cho phù hợp khi điều kiện
khách quan có sự biến đổi để phát huy ý thức của bản thân luôn năng động
và sáng tạo trong mọi điều kiện khách quan. 11
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
Phát huy tính năng động chủ quan: theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện
chứng thì ý thức không thụ động mà nó có tính độc lập, tương đối với vật chất và
nó tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Bản chất
của ý thức mang tính năng động sáng tạo.
o Tri thức khoa học và vận dụng tri thức khoa học có vai trò quan trọng trong
cuộc sống của mỗi người. Vì tri thức khoa học giúp cho hành động của mỗi
người trở đúng quy luật và có hiệu quả hơn.
o Luôn phát huy tính tích cực của ý thức và tìm tòi cái mới, phương pháp
mới. Vì những yếu tố này giúp ta phát triển bật phá, khác biệt so với những
cá nhân khác luôn hoạt động theo quy luật mà không chịu đổi mới.
o Luôn phát huy tính sáng tạo vì sáng tạo mới giúp phải triển trí tuệ và tạo
nên đột phá, biết dự đoán một cách khoa học, phù hợp quy luật khác quan
khi đó mới có thể đối phó với những biến đổi của quy luật khách quan. 12
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
TRONG CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH, PHÁT TRIỂN BẢN THÂN
2.1. Vận dụng ý nghĩa phương pháp của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
và ý thức trong chiến lược, kế hoạch, phát triển bản thân.
2.1.1 Thực trạng
Trong những năm gần đây, xã hội ngày cành đổi mới, phát triển với tốc độ
chóng mặt và chưa có dấu hiệu của sự ngừng lại. Cuộc sống, học tập của sinh viên
cũng từ đó có những biến đối so với trước đây.
Về mặt tích cực, thế hệ sinh viên ngày nay có những phần tích cực tham gia
vào các hoạt động xã hội, tiếp thu những kiến thức mới và vận dụng nó vào những
cuộc thi từ nhỏ đến lớn. Năm 2022 này, có cuộc thi “Kiến trúc xanh sinh viên
2022” do Viện Khoa học Công nghệ Đô thị xanh (IGU) cùng Sen Vàng Group,
trung tâm nguyên cứu & phát triển đô thị xanh Việt Nam (VIEALIFE Group) và
chương trình PEEB Việt Nam phối hợp tổ chức đã thu hút hàng trăm sinh viên
khoa xây dựng lẫn kiến trúc trên toàn nước dự thi [2]; Và trong năm nay, khi các
giáo viên giảng viên đối mặt với sự đổi mới công nghệ mới phát triển cùng với sự
phát triển tinh vi trong gian lận thi cử, nhóm sinh viên năm 3 Đại Học Bách Khoa
Hà Nội và Học viện tài chính đã chính thức thử nghiệm thành công phân mềm
chống gian lận thi cử [3]. Mặt dù tình hình dịch bệnh đã một phần lắng xuống,
nhưng ý thức của các sinh viên vẫn luôn trong trạng thái đề phòng và sẵn sàng đối
mặt với dịch bệnh bất cứ lúc nào.
Ngoài ra, các sinh viên ngoài việc tiếp thu các kiến thức nền tảng tại trường học,
nhiều sinh viên đã không ngừng đổi mới trong phương pháp học để tìm cho mình
phương pháp hiệu quả nhất, tối ưu nhất. Trong thời đại mà công nghệ phát triển
như ngày nay, các trang chủ nền tảng đã giúp các bạn sinh viên kết nối với nhau 13
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
trao đổi với nhau trong các lĩnh vực qua các nền tảng mạng xã hội lớn như:
Facebook, Tiktok, Instargram, Twitter, ….. Sinh viên đã vận dụng thành công
nguyên tắc khách quan, ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng
giữa vật chất và ý thức trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược để nâng cao và phát triển bản thân.
Song đi đôi vs các mặt tích cực vẫn tồn tại những điểm hạn chế, một số bộ
phận sinh viên vẫn “thụ động” và “ỷ lại” trong việc học tâp, quen với cách học
tập truyền thống của những tháng ngày “tuổi thơ” trong những cấp dưới hơn là
chủ động tìm các phương pháp mới, tự động khai thông trí khôn; không dám đối
diện với cái sai bản thân, sai lầm trong cách suy nghĩ và không chịu tìm cách giải
quyết nó. Không chỉ ở trong học tập, trong cuộc sống vẫn có những sinh viên lười
lao động, sai lệch trong đời sống học tập và sinh hoạt của môi trường mới khi phải
bắt buộc rời xa khỏi vòng tay của cha mẹ, sử dụng nguồn tiền mà cha mẹ chu cấp
hằng tháng vào những thứ không đáng vào đâu, luôn lấy những lý do phục vụ
trong học tập, rồi tiền sinh hoạt phát sinh, …. Để khiến cho cha mẹ ở quê không bớt phần lo lắng.
Ngoài ra, rất nhiều sinh viên đã để cho bản thân mình lạc vào khoản không
gian vô tận của mạng xã hội như trên Facebook, Instargarm, … không phải quá lạ
lẳm gì mà không hiếm bắt gặp cách dòng cập nhập tin tức, trạng thái than phiền
về tình trạng sức khỏe như đau lưng, mỏi mắt… Qua đó ta có thể thấy được, phần
lớn sinh viên rất lười vận động, khi nhắc đến các vấn đề thể dục thể thao có thể ai
trong số sinh viên cũng lắc đầu tỏ vẻ ngán ngẩm, dù biết nếu không thường xuyên
vận động thì sức khỏe không thể tự chính nó tốt lên đường mà còn phát sinh ra
những bệnh tật do sự chủ quan của các bạn sinh viên. Đặt biệt hiện nay dù việc
đại dịch đã lắng xuống nhưng nó không có nghĩa là nó đã đi hoàn toàn, nếu như
sức khỏe không đủ thì sẽ không sinh ra sức đề kháng để chống trọi tốt với những
cơn bệnh này; và quan trọng hơn đang trong những ngày mưa lớn, loại bệnh phổ
biến trong thời gian này là sốt xuất huyết, thật ra trong thời kỳ này loại bệnh này 14
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
không phải là nghiêm trọng gì mà đã có cách chữa trị, nhưng khi dính phải bệnh
này nói riêng và các bệnh nói chung các bạn có khả năng đi học thì là chuyện tốt
nhưng thường khi bệnh các bạn sẽ nghỉ học, từ đó phát sinh các vấn đề không
theo kịp kiến thức, mất điểm chuyên cần, … thậm trí nếu nặng hơn các bạn sẽ
không đủ sức thi các kỳ thi và phải học lại các môn mà trong quá trình bạn dưỡng bệnh bỏ qua.
Ngoài việc lười vận động ra, các sinh viên khá lười trong các hoạt động đoàn
trường hoặc các câu lạc bộ, cảm thấy việc này khá lãng phí thời gian, không giúp
ích gì cho việc học của bản thân. Đáng ngại hơn nữa là việc tự vận động trong
việc tìm phương pháp học tập, nhiều bạn sinh viên có quan điểm về nhà vức cặp
sách và đợi tới ngày lên lớp thì học tiếp, không có tính chủ động trong tìm tòi
nguồn nguyên liệu học tập lẫn phương pháp học tập đúng đắn, vì lên đại học chẳng
ai lại đi kiểm tra tài liệu học tập hay vở ghi chép của các bạn sinh viên thậm chí
việc này cứ tiếp diễn và làm mất kiến thức nền tảng để lên cách môn chuyên ngành
sau này dẫn đến chán trường nản với nghề nghiệp mà mình đã chọn. Với cả, các
bạn sinh viên hiện nay hay đề cao cái tôi của bản thân quá cao, cho rằng bản thân
biết tất cả hoặc không muốn người khác góp ý bằng câu nói phổ biến “Biết rồi!”,
hoặc chỉ nghe lời khuyên của người khác từ tai này sang tai khác, bảo thủ bản
thân, đây là việc cần phải cải thiên ngay lập tức!
2.1.2. Một số giải pháp đề xuất
Đầu tiên, chúng ta sẽ vận dụng, phát huy tính năng động chủ quan của ý thức
để giải quyết tình trạng “thụ động”, “ỷ lại” trong cuộc sống, học tập của một số
sinh viên ngày nay nói chung và bản thân nói riêng. Đầu tiên phải có kế hoạch
phát triển bản thân bằng phương pháp DIP là bản kế hoạch phát triển bản thân dựa
trên các yếu tố khách quan, các phân tích SWOT nhằm làm rõ lộ trình thực hiện
để đạt được mục tiêu trong công việc. [4]. Vậy làm thế nào để xây dựng IDP hiệu
quả? Về cốt lõi, kế hoạch IDP phải là một tài liệu đơn giản, tóm tắt sự nghiệp hiện 15
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
tại và các mục tiêu nghề nghiệp. Thông tin chính xác có thể khác nhau đối với
mỗi người, nhưng mỗi kế hoạch nên thể hiện một số yếu tố sau:
o Thể hiện danh sách kỹ năng, kiến thức của bản thân.
o Điểm yếu và nhu cầu phát triển của bản thân.
o Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bản thân.
o Kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bản thân.
o Chiến lược bản thân sẽ sử dụng để đạt được mục tiêu của mình
Để đảm bảo rằng mỗi mục tiêu và chiến lược đều dựa trên các yếu tố khách quan
và có thể thực hiện, cần liệt kê thời gian hoàn thành dự kiến. Điều này đặc biệt
hữu ích để bạn thiết lập kế hoạch thực hiện IDP của bản thân, xem xét những yếu
tố khách quan, những sự việc có thể phát sinh, thay đổi trong quá trình thực hiện
mục tiêu của bản thân.
Ngoài ra từng cá nhân sinh viên cần có tinh thần tự học cao, tìm tòi tài liệu
từ các nguồn hoặc tìm các nhóm học để trao đổi thêm những kiến thức còn khuyết
và bổ sung hệ thống kiến thức bản thân một cách hoàn chỉnh; ngoài ra còn phải
chủ động tìm các anh chị khóa trên và học hỏi những kiến thức ngoài phạm trù
học tập, các kỹ năng, … ; tạo mối quan hệ với mọi người từ lớn đến nhỏ; rèn luyện
cho bản thân khả năng giao tiếp và nâng cao tính phản xạ trong các cuộc trò
chuyện nhằm tạo dựng nền tảng cho các cuộc họp, xã giao, …; song cũng cần chủ
động đọc lại và nghiền ngẫm những kiến thức đã được học trong các buổi học.
Song các yếu tố về học tập; sinh viên cũng cần tham gia các hoạt động trường lớp
hoặc câu lạc bộ đề ra, nâng cao sức khỏe bản thân, tự tin, mà có thể học thêm các
kỹ năng sống bổ ích và mở rộng môi quan hệ. Đừng quá chèn ép bản thân, hãy
tạo môi trường học tập tốt cho bản thân, học Đại học chứ không phải là học Đại.
Việc tỏ ra khó chịu khi có người khác góp ý về bài thuyết trình, bài tập hay
ý kiến mà mình đưa ra là không tốt, bảo thủ, cần phải thay đổi nó. Đầu tiên, hãy
suy nghĩ tích cực hơn, thay đổi góc nhìn về tình huống này. Tại sao bạn không 16
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
nghĩ lời góp ý của người khác sẽ giúp bản thân mình tốt hơn mà lại cảm thấy phản
cảm về điều đó? Không có người thành công nào không biết lắng nghe cả! Bảo
thủ, độc đoán, chủ quan duy ý chí là căn bệnh cần phải trị nếu muốn bản thân trở
nên thành công hơn trong tương lai. Lắng nghe góp ý của người khác, chắt lọc
thông tin, nếu thông tin đó là sai lầm thì ta cần phản bác lại, việc này giúp ta rèn
luyện tư duy phản biện của bản thân. Giờ đây, bạn trở nên thêm “yêu” lời góp ý,
nhận xét của người khác, cả thế giới như sáng lên, chứ không còn u uất, tiêu cực
đối với những lời góp ý ấy. 17
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343 KẾT LUẬN
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa vật chất
và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau; vật chất quyết định ý
thức, còn ý thức thì có tính độc lập tương đối của nó, tác động ngược trở lại vật
chất thông qua các hoạt động thực tiễn của con người. Mối quan hệ này có nhiều
ý nghĩa quý giá như dù làm việc gì, đưa ra quyết định gì thì cũng phải xuất phát
từ thực tế khách, từ những điều kiện, tiền đề vật chất hiện có; phải tôn trọng và
hành động theo quy luật khách quan, bởi nếu không làm như vậy, sẽ phải gánh
chịu những hậu quả tai hại khôn lường. Hay phải tránh tư tưởng bảo thủ, trì trệ,
chủ nghĩa chủ quan duy ý chí, chủ nghĩa thực dụng… Đồng thời phải coi trọng
tri thức khoa học, tích cực phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, bồi
dưỡng lòng nhiệt huyết, tận tâm với Đảng của cán bộ, đảng viên và quần chúng
nhân dân. Nhận thức và giải quyết đúng đắn, hài hòa các mối quan hệ lợi ích;
động cơ phải trong sáng, không vụ lợi cá nhân dưới bất kỳ hình thức nào.
Những ý nghĩa này sau khi được vận dụng vào cuộc sống, học tập của bản thân
sinh viên và trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta vào thời điểm hiện tại, mang đến
rất nhiều giải pháp, hướng giải quyết đúng đắn, hiệu quả và cần được phát huy.
Đối với trong cuộc sống, học tập của bản thân sinh viên hiện nay, giúp phát huy
tính năng động sáng tạo của từng sinh viên, khắc phục bệnh “thụ động”, hay dựa
vào thực tế khách quan để trị bệnh chủ quan duy ý chí, bảo thủ. Đây là những
căn bệnh luôn tồn tại trong từng lớp thế hệ sinh viên, việc vận dụng thành công
ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức
đã phần nào giúp khắc phục chúng. 18
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn) lOMoARcPSD|36212343
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia (2019), Giáo
trình Triết học Mác – Lênin (Tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[2] https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/giai-thuong-kien-truc-xanh-sinh- vien-2022.html
[3]https://www.hust.edu.vn/tin-tuc/-sset_publisher/AKFI5qRls1e8/content/phan-
mem-chong-gian-lan-thi-cu-uoc-nhom-sinh-vien-thu-nghiem-thanh-cong
[4] https://vmptraining.com/idp-04-buoc-lap-ke-hoach-phat-trien-ca-nhan/ 19
Downloaded by Di?p DN - Chuyên Viên R&D (diepdn@bibabo.vn)