-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Nhập môn Logic học đề tài "Logic học trong truyện cười dân gian Việt Nam"
Tiểu luận Nhập môn Logic học đề tài "Logic học trong truyện cười dân gian Việt Nam" của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nhập môn Logic học
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD| 37054152
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TPHCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
GVHD : PGS.TS Đoàn Đức Hiếu SVTH MSSV Đặng Phương Vy 21109216 Quách Thị Khuyên 21109195 Bùi Kim Xuyến 21109108 ------oOo----- lOMoARcPSD| 37054152 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài
........................................................................................................... 1 II. Lịch sử vấn đề
........................................................................................................... 2
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
........................................................................................................... 2
1. Đối tượng nghiên cứu
............................................................................................................... 3 2. Phạm vi nghiên cứu
............................................................................................................... 3
IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
1. Mục đích nghiên cứu3 2. Nhiệm vụ nghiên cứu 3
3. Phương pháp nghiên cứu 3 NỘI DUNG 4
Chương 1: Cơ sở lý thuyết 4
I. Giới thiệu chung về truyện cười dân gian 4
1. Khái niệm về truyện cười và truyện logic
............................................................................................................... 4
1.1. Khái niệm về truyện cười
.............................................................................................................. lOMoARcPSD| 37054152 4
1.2. Khái niệm về truyện cười logic
.............................................................................................................. 4
2. Một số đặc điểm của truyện cười dân gian 5 2.1. Về nội dung 5 2.2. Về kết cấu 6 2.3. Về nhân vật 6 2.4. Về kết cấu 6
II. Logic học và ngôn ngữ 7 1. Khái niệm logic học 7 1.1. Logic học là gì?
........................................................................................................ 7
1.2. Sự hình thành và phát triển của logic học
........................................................................................................ 7
2. Ý nghĩa của logic học.......................................................................10
3. Mối liên hệ giữa logic và ngôn ngữ..................................................12
4. Vì sao có thể coi logic là điểm tựa trong việc nghiên cứu tự nhiên?
............................................................................................................1 3
Chương 2: Các ví dụ về tính logic trong truyện cười dân gian Việt Nam....
............................................................................................................15 KẾT
LUẬN.....................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................23 lOMoARcPSD| 37054152 MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
Logic học là khoa học nghiên cứu những qui luật và hình thức suy luận
của tư duy nhằm đi tới nhận thức đúng đắn về hiện thực khách quan. Logic học
phát triển từ rất sớm và đã đạt được rất nhiều thành tựu, đầu tiên và chủ yếu là
ở lĩnh vực toán học. Logic học được vận dụng vào khoa học xã hội trong từ nửa
cuối kỉ XX, đặc biệt là ngành ngôn ngữ học. Logic học trở thành điểm tựa trong
việc nghiên cứu ngôn ngữ tự nhiên. Mối quan hệ giữa logic học và ngôn ngữ
học càng trở nên gắn bó, điều này đã trở thành đề tài hấp dẫn đối với các nhà
nghiên cứu khám phá, tìm hiểu.
Ở Việt Nam, vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ học trên cơ sở logic học cũng
được quan tâm và chú ý. Những công trình nghiên cứu về logic ngôn ngữ học
đã và đang hé mở nhiều vấn đề thú vị, hấp dẫn. Cho nên, mặc dù biết việc vận
dụng logic học vào ngôn ngữ không phải là một việc làm đơn giản, dễ dàng,
nhưng chúng tôi vẫn quyết định chọn đề tài theo hướng nghiên cứu logic của ngôn ngữ học.
Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình
lao động sản xuất và đời sống nhân dân, là một bộ phận quan trọng của văn học
dân gian được đưa vào việc giảng dạy ở các cấp học. Truyện cười đóng một vai
trò quan trọng, nó không chỉ là phương thức tạo ra tiếng cười mua vui cho mọi
người để giải tỏa muộn phiền mà truyện cười còn có tác dụng phê phán, châm
biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người. Có khi nó được xem như là
một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lại những bất công của tầng lớp trên.
Truyện cười đã được nghiên cứu ở các phương diện thi pháp truyện
cười, hàm ý hội thoại trong truyện cười hay ngữ pháp truyện cười,… Ở từng
phương diện các vấn đề thuộc nội dung và hình thức đã được bàn đến ở những
mức độ khác nhau. Vấn đề “Logic trong một số truyện cười dân gian Việt Nam”
mà chúng tôi chọn để khai thác trong khóa luận này còn khá mới mẻ, hấp dẫn.
Trong quá trình thực hiện tiểu luận nhóm không tránh những thiếu sót và mong
nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy.
II. Lịch sử vấn đề
Logic học là một khoa học đã có từ thời cổ đại với tên tuổi của nhà bác
học nổi tiếng của Hi Lạp Aristote (384-322 TCN). Logic học ngày càng phát
triển và hoàn thiện hơn qua các giai đoạn: thời cổ đại, thời trung đại, thời phục
hưng và cho đến hiện đại ngày nay. Tuy nhiên thì phải đến nửa cuối thế kỉ XX, lOMoARcPSD| 37054152
logic học mới xâm nhập mạnh vào các ngành khoa học xã hội trong đó có ngôn
ngữ học. Các phương pháp và các loại logic khác nhau đã được vận dụng rất
nhiều và thành công trong những khảo cứu ngôn ngữ trên thế giới.
Ở Việt Nam, vấn đề logic và ngôn ngữ được đề cập khá muộn. Phải
đến năm 1987, cuốn sách “Logic – ngữ nghĩa – cú pháp” của Nguyễn Đức Dân
mới được xuất bản với những kiến thức cơ bản về logic. Trên nền tảng cuốn
sách trên vào năm 1998, tác giả Nguyễn Đức Dân đã cho ra đời cuốn sách
“Logic và tiếng Việt” – NXB Giáo dục, cuốn sách đã khắc phục được phần
thiếu sót của “Logic – ngữ nghĩa – cú pháp” và đồng thời chỉ ra được mối quan
hệ tất yếu thú vị của ngôn ngữ Tiếng Việt từ cái nhìn logic. Sau đó năm 2003
Hoàng Phê đã tái bản và sửa chữa cuốn sách “Logic – ngôn ngữ học” góp phần
tạo nền tảng cơ sở cho sự ra đời của bộ môn khoa học liên ngành: logic học và ngôn ngữ học.
Trên cơ sở những nền tảng lí thuyết của các nhà khoa học đã nêu trên,
giới nghiên cứu ngôn ngữ đã cố gắng đi sâu khám phá logic ngôn ngữ tự nhiên.
Tuy vậy, những khám phá chỉ dừng ở cấp độ câu từ riêng lẻ, vẫn chưa có công
trình nghiên cứu nào tìm hiểu về logic văn bản, đặc biệt là văn bản truyện cười.
Về truyện cười, đã có nhiều công trình nghiên cứu tuy nhiên những
công trình này chủ yếu xoay quanh mục đích gây cười, nội dung gây cười, nghệ
thuật gây cười,… do các nhà nghiên cứu văn học dân gian tiến hành. Từ góc độ
logic học, ngôn ngữ học mới chỉ có luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Dung,
Đại học Sư phạm Hà Nội, 1993, nghiên cứu đề cập ở phương diện hàm ý như
một biện pháp gây cười. Và gần đây là Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Hoàng Yến
“Truyện cười dân gian Việt Nam dưới góc độ dụng học”. Dựa theo những gợi
ý trên đề tài của chúng tôi như một sự tiếp nối khám phá ngôn ngữ trong văn
bản từ lí thuyết logic và lí thuyết hội thoại. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu các loại logic sử dụng
trong một số truyện cười dân gian Việt Nam và những logic đó được chúng tôi
tạm thời đặt tên theo đặc điểm của logic nó.
2. Phạm vi nghiên cứu
Ở đề tài này, phạm vi xem xét trong các truyện đó là logic hình
thức, chúng tôi nghiên cứu một số truyện cười dân gian Việt Nam, chủ yếu
là các truyện cười trong cuốn “Tiếng cười dân gian Việt Nam”, Trương
Chính - Phong Châu (Sưu tầm và tuyển chọn), NXB Khoa học Xã hội, 2004.
IV. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu lOMoARcPSD| 37054152
1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích khi chọn đề tài này chúng tôi mong muốn đi sâu tìm hiểu biện
pháp gây cười bằng phương tiện logic được sử dụng trong truyện cười dân gian
Việt Nam dựa trên cơ sở lí thuyết cơ bản về logic học và ngữ dụng học, cũng
như nó chỉ ra được sự hấp dẫn của logic ngôn ngữ học nói chung và logic trong
truyện cười dân gian Việt Nam nói riêng, từ đó giúp người đọc hiểu thêm về
truyện cười dân gian Việt Nam. Đề tài này được nhóm chúng tôi thực hiện với
mong muốn sẽ góp phần khơi gợi sự ham thích của độc giả, nhằm tăng số lượng
cũng như chất lượng người đọc đối với truyện cười.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhằm đạt tới mục đích như đã trình bày, đề tài hướng tới những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Tìm hiểu và tập hợp một số vấn đề về logic học, ngôn ngữ học và
cácnguyên tắc ngữ dụng có liên quan đến đề tài.
- Phân tích và chỉ ra một số loại logic trong một số truyện cười dângian Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp thống kê.
+ Phương pháp hệ thống.
+ Phương pháp phân tích – tổng hợp.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu.
Trong đó phương pháp phân tích - tổng hợp được coi là phương pháp chủ đạo. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
I. Giới thiệu chung về chuyện cười dân gian Việt Nam 1. Khái niệm
truyện cười và truyện cười logic
1.1. Khái niệm về truyện cười
Truyện cười là một thể loại nằm trong khối văn học dân gian của dân
tộc. Truyện cười Việt Nam có những nét đăc trưng riêng và mượn những câu
chuyện hài trong cuộc sống để gây tiếng cười, nhưng đôi khi cũng là những câu
chuyện mang tính mỉa mai, châm biếm được khắc họa bằng những ngôn ngữ dí
dỏm, gây cười. Truyện cười tồn tại dưới nhiều hình thức được gọi bằng những lOMoARcPSD| 37054152
danh từ khác nhau như truyện tiếu lâm, truyện khôi hài, truyện trào phúng,
truyện trạng hay giai thoại hài hước…
1.2. Khái niệm về truyện cười logic
Truyện cười logic (không phải logic truyện cười) là truyện cười được gây
cười bằng nhiều thủ pháp logic (tạo ra cái phi logic hoặc hợp logic một cách
bất ngờ để gây cười). Về phương diện ngôn ngữ không gây cười. Tiếng cười
chỉ bật ra khi tư duy người tiếp nhận suy rút được những điều mới mẻ, thú vị
trên cơ sở liên kết lời thoại của các nhân vật trong truyện.
Ví dụ: Truyện cười thần đồng
Một đứa trẻ lên bảy mà đã cực kì thông minh nên ai cũng gọi nó là thần
đồng. Nghe vậy, một cụ già liền nói với nó:
- Cháu ạ, chẳng hay ho gì điều đó đâu mà mừng. Ở đời, người nào mà
lúctrẻ thông minh lắm thì về già sẽ đần độn đấy. Nó nhanh nhảu:
- Thưa cụ, thế chắc hồi trẻ cụ cũng thông minh lắm!
Đối lập với truyện cười logic là truyện cười thông thường là truyện cười
được gây cười bằng các thủ pháp truyền thống như ngôn ngữ đáng cười, hành
động đáng cười, hoàn cảnh đáng cười và tính cách đáng cười.
Ví dụ: Truyện cười “To…nhỏ”
Trên một con đường rất to có một ngôi nhà rất nhỏ
Trong ngôi nhà rất nhỏ có một cái giường rất to
Trên một cái giường rất to có một người đàn ông rất nhỏ
Trên người đàn ông rất nhỏ có một cái quần rất to
Trong một cái quần rất to có một cái gì nho nhỏ
Cái nho nhỏ đó là cái… bật lửa!
Tiếng cười trong sinh học mang tính bản năng, vô thức phát ra do hiệu
ứng của cơ thể một cách đơn thuần. Trong tiếng cười tâm lí xã hội, biểu thị thái
độ bộc lộ tư tưởng tình cảm con người, tiếng cười tâm lí xã hội có hai loại:
- Tiếng cười tán thưởng: biểu thị niềm vui, sự yêu mến.
- Tiếng cười phê phán: biểu thị sự khinh ghét và sự phủ nhận, là cái
cườitrong truyện cười. Cái cười phát ra từ cái đáng cười. Cái đáng cười chứa
đựng cái hài hiểu theo nghĩa triết học, nghĩa là có mẫu thuẫn bên trong. Đó là
mẫu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa hình tượng và ý niệm, giữa hình tượng và máy móc. lOMoARcPSD| 37054152
2. Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam
2.1. Về nội dung, ý nghĩa
Truyện cười là thể loại truyện thuộc khối văn học dân gian. Đây là những
tác phẩm tự sự ngắn nhưng có cấu trúc chặt chẽ và có những kết thúc khác bất
ngờ để tạo tiếng cười cho người đọc. Thông thường truyện cười sẽ có những
yếu tố đặc trưng đó là luôn mang yếu tố gây cười cho người đọc, những câu
chuyện hay và dí dỏm sẽ được quyết định dựa vào kết cấu thường được xây
dựng, tạo nên từ những yếu tố gây cười đó, lồng ghép linh hoạt các phương
pháp gây cười, tăng thêm tính hài hước cho câu chuyện. Đối với kho tàng truyện
cười Việt Nam, những câu chuyện hàng ngày trong cuộc sống chính là nguồn
tư liệu phong phú. Bằng những phương pháp mỉa mai, châm biếm, câu chuyện
sẽ trở nên dí dỏm mà không hề kém phần nhân văn, sâu sắc.
Tiếng cười là vũ khí đấu tranh nhằm đả kích, châm biếm các nhân vật tiêu
biểu của xã hội phong kiến. Hiện thực xã hội phong kiến đồi trụy đã tạo nên
những mẫu thuẫn cơ bản của những giai cấp, những tầng lớp xã hội. Trong lòng
xã hội ấy, những bất công mà những gia cấp thấp hèn như nông dân, nô lệ phải
chịu đựng không thể nào lên tiếng, chống trả đã trở thành cơ sở cho truyện cười
ra đời, tồn tại và phát triển mạnh để trở thành vũ khí đấu tranh lợi hại cho nhân
dân lúc bấy giờ. Mà đối đượng của tiếng cười đó chính là bọn vua chúa, bọn
quan lại, hào lý với bản chất xấu xa, dâm dật, hèn nhát, bất tài,… đến những
tên nhà giàu hống hách, tham lam, keo kiệt (phú ông, trưởng giả, địa chủ, phú
thương,…). Phong phú và nực cười không kém là các loại “thầy” như thầy đồ,
thầy mo, thầy cúng, thầy lang,… Tiếng cười thể hiện rõ trên nội dung của những
truyện cười như nhóm truyện Trạng Quỳnh, Thầy bói sợ ma, Bẩm chó cả,…
Dễ nhận thấy rằng truyện cười luôn gắn liền với hoạt động sinh hoạt hằng
ngày của nhân dân qua đó phản ánh lên hiện thực xã hội bấy giờ mang ý nghĩa
nhân sinh, ý nghĩa xã hội. Tuy không có chức năng răn dạy trực tiếp truyện cổ
tích, truyện truyền thuyết,… nhưng truyện cười có tác dụng giáo dục độc đáo:
nó mài sắc tư duy suy lý, làm giàu óc phê phán, giúp trau dồi khả năng ngôn ngữ. 2.2. Về kết cấu
Kết cấu ngắn gọn, chặt chẽ, không nhiều lời, nhiều chi tiết, truyện cười xây
dựng theo kiểu gói kín mở nhanh, tình huống diễn biến tự nhiên, nhanh chóng
và tất cả đều hướng vào mục đích gây cười. Truyện cũng có cao trào, thắt nút,
đỉnh điểm, mở nút theo đúng quy trình một cốt truyện hiện đại sắc sảo và
thường được cấu tạo như một màn kịch ba lớp: lOMoARcPSD| 37054152
-Phần đoạn đầu: vào truyện là cách giới thiệu nhân vật trực tiếp không úp mở,
truyện giới thiệu kèm theo một hiện tượng có mẫu thuẫn tiềm tàng.
-Phân đoạn nút: mâu thuẫn tiềm tàng phát triển đến đỉnh điểm. -
Phân đoạn kết: mâu thuẫn được giải quyết. 2.3. Về nhân vật
Truyện cười rất ít nhân vật. Nhân vật chính trong truyện là đối tượng chủ
yếu của tiếng cười và truyện cười tập trung vào cái đáng cười ở nhân vật chứ
không phải làm nổi bật toàn bộ chân dung nhân vật hay cuộc đời, số phận, tính
cách nhân vật. Cái đáng cười ở đây chỉ là một nét tính cách hoặc một khoảnh
khắc nào đó trong cuộc đời nhân vật. Đó có thể là hành vi ứng xử trong một
hoàn cảnh nhất định nào đó.Và hành vi ứng xử ấy được biểu hiện ở lời nói,hành động của nhân vật.
Trong thế giới nhân vật phong phú của truyện cười, ta nhận ra ba loại nhân
vật xoay quanh mục đích gây cười. Đó là bị cười (là đối tượng của tiếng cười
phê phán, đả kích, châm biếm) nhân vật cười (thường xuất hiện trong truyện
cười kết chuỗi, là nhân vật tích cực, chủ thể của tiếng cười phê phán) và cuối
cùng là nhân vật trung gian (là phương tiện tạo ra tiếng cười phê phán). 2.4. Về ngôn ngữ
Ngôn ngữ truyện cười là loại ngôn ngữ đại chúng, trong sáng, dễ hiểu nhất
trong số các loại tự sự dân gian. Nếu có mập mờ lấp lửng thiếu minh xác thì đó
là sự cố ý một cách nghệ thuật để gây cười và điều này được xem như một thủ
pháp ngôn ngữ của truyện cười. Tác giả dân gian tỏ ra rất có ý thức nghệ thuật
hóa ngôn ngữ truyện cười trong những trường hợp cụ thể như nói thiếu, nói tắt
để gây cười (Ăn đít bố, Bẩm chó cả…); tước bỏ ngữ cảnh nói (Ông lang đòi
ăn, Thấy nó ỉa mà thèm…); dùng từ đồng âm và đa nghĩa (Sợ sét bà, Bảo thái,
Ông nọ bà kia, Cúng Thành hoàng…). Bên cạnh đó, nhiều biện pháp chơi chữ
được sử dụng: nói lái, nói ngoa, dùng từ lạ, từ bạo… (Truyện Trạng Quỳnh).
Và sẽ thiếu sót nếu bỏ qua sự cố ý sử dụng từ ngữ, yếu tố “tục” để gây cười
(Lạy cụ đề ạ, Cái tăm quan huyện, Ngọa Sơn…).
II. Logic học và ngôn ngữ
1. Khái niệm logic học1.1. Logic học là gì?
Thuật ngữ “logic” bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là “logos”, qua từng thời
kỳ thuật ngữ được sử dụng theo nhiều nghĩa khác. Nhưng kế thừa những yếu
tố hợp lý và phê phán những yếu tố sai lầm trong những quan niệm xưa, các
nhà triết học và logic học đã sử dụng thuật ngữ “logic” theo hai nghĩa. Nghĩa lOMoARcPSD| 37054152
thứ nhất chỉ những liên hệ tất yếu của các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt
ở trong cùng một sự vật hiện tượng. Tức là chỉ quy luật vận động và phát triển
của tự nhiên, xã hội. Theo nghĩa đó thì nó là logic khách quan. Đối với nghĩa
thứ hai chỉ quy luật của sự liên kết, vận động và phát triển tư duy nhằm đạt
được lập luận, được liên kết với nhau, vận động và phát triển theo quy luật đó
để phản ánh đúng đắn bản chất của sự vật trong thế giới hiện thực.
Theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay thì logic học là khoa học về
các hình thức, các quy luật của tư duy. Nhưng khác với các khoa học khác cũng
nghiên cứu về tư duy tâm lý học, sinh lý học thần kinh,… logic học nghiên cứu
các hình thức và quy luật của tư duy để đảm bảo suy ra các kết luận đúng đắn.
Để hiểu sâu hơn về đối tượng của logic học, ta phải tìm hiểu các đặc điểm của
giai đoạn nhận thức lý tính và trả lời cho câu hỏi thế nào là hình thức và quy
luật tư duy. Vì thế, có thể định nghĩa logic học là khoa học về các hình thức và
các quy luật của tư duy đúng đắn dẫn đến chân lý.
1.2. Sự hình thành và phát triển của logic học
Thời kì Cổ đại (khoảng thế kỷ IV trước CN – thế kỷ V):
Đây là thời kì khởi đầu của logic học. Logic học thời bấy giờ được
nghiên cứu như một nhánh của triết học, để phân biệt lập luận tốt và lập luận
không tốt. Và chính Aristote, người được coi là cha đẻ của logic học, đã có
những đóng góp to lớn đầu tiên trong sự phát triển của logic học. Ông cũng là
người đầu tiên nghiên cứu tỉ mỉ khái niệm và phán đoán, lý thuyết suy luận và
chứng minh. Với những hiểu biết sâu rộng của mình, ông đã cho ra đời bộ sách
“Organon” (công cụ) đồ sộ gồm 6 tập. Trong đó, ông đã trình bày một số vấn
đề của logic học hình thức truyền thống như: các phạm trù, phân loại mệnh đề,
tam đoạn luận, chứng minh, tranh luận, phản bác ngụy biện. Ông cũng nêu lên
các quy luật cơ bản của tư duy: Luật đồng nhất, Luật mâu thuẫn, Luật loại trừ cái thứ ba,...
Vấn đề trung tâm trong logic học của Aristote là vấn đề suy luận diễn
dịch, trong đó có các phép chứng minh, được xây dựng như thế nào? Sau
Aristote, các nhà logic học khắc kỉ ¹ đã quan tâm phân tích các mệnh đề cũng
như phép Tam đoạn luận của Aristote. Họ đã nghiên cứu quan hệ suy diễn (quan
hệ giữa các tiền đề và suy luận) và đưa ra khái niệm bao hàm. Họ đã đóng góp
cho logic học 5 mệnh đề được coi là những tiên đề sau: nếu có P thì có fi, mà
có P vậy có fi; nếu có P thì có fi, mà không có fi vậy không có P; không có
đồng thời P và fi, mà có P vậy không có fi; hoặc P hoặc fi, mà có P vậy không
có fi; hoặc P hoặc fi, mà không có fi vậy có P. lOMoARcPSD| 37054152
Đến cuối thời Cổ đại, Apuleius (khoảng 125-170) đã đưa ra hình vuông
logic trình bày quan hệ giữa các phán đoán cơ bản A, I, E, O. Tiếp đó, Galien
(khoảng 131-201) đã bổ sung thêm loại hình tam đoạn luận thứ tư và Boethius
(khoảng 480-525) đã hệ thống hóa logic học hình thức, hoàn thiện hình vuông
logic và đưa ra một số quy tắc của logic mệnh đề.
Thời kì Trung cổ (khoảng thế kỷ V- thế kỷ XV):
Có thể xem Boethius chính là chiếc cầu nối đầu tiên của logic học hình
thức thời Cổ đại đến thời Trung cổ. Bởi chính ông là người đã dịch các tác
phẩm logic học của Aristote ra tiếng Latinh, qua đó giúp logic học của Aristote
được truyền tới các nhà triết học kinh viện trung cổ. Các triết gia thời kì này
coi logic học của Aristote là chân lý cuối cùng. Logic học của Aristote được
tôn vinh, được giảng dạy rộng khắp ở các trường học và là chủ đề chính cho
việc bàn luận của các nhà triết học kinh viện thời kì này. Do sự sùng bái
¹ Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism): là trường phái triết học do Zenon sáng lập vào đầu thế kỷ III tr.CN
logic học của Aristote nên hầu như không có sự bổ sung nào đáng kể cho logic
học trong thời kì này. Một số đóng góp nhỏ có thể kể đến như: P. Abelard
(1079-1142) đã đào sâu khía cạnh ngữ nghĩa và triết học của logic học; Piere
d’Espagne (khoảng 1220-1277) tóm tắt 19 kiểu đúng của 4 hình tam đoạn luận;
Guillaume d’Occam (1285-1347) đưa ra nguyên tắc lưỡi dao Occam; Bunridan
(1301-1358) đào sâu phép suy luận có điều kiện... Nhìn chung, việc nghiên cứu
logic học đến thời kì này vẫn chủ yếu là về suy luận diễn dịch và chỉ được
nghiên cứu như một lĩnh vực của triết học.
Thời kì Phục hưng (khoảng thế kỷ XV – XVII):
Đến thời kì này, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học thực
nghiệm, logic học chủ yếu đề cập về phép suy luận diễn dịch của Aristote đã
trở nên chật hẹp và bị chỉ trích mạnh mẽ. Nhà triết học người Anh F. Bacon
(1561-1626), với tác phẩm “NovumOrganum” (Công cụ mới), đã phê phán
phương pháp suy luận diễn dịch và logic học của Aristote. Ông xây dựng nên
phương pháp suy luận quy nạp cho phép tìm mối liên hệ nhân quả giữa các sự
kiện. Bacon cho rằng cần phải tuân thủ các quy tắc của phương pháp quy nạp
trong quá trình quan sát và thí nghiệm để tìm ra các quy luật của tự nhiên. Sau
đó, R. Descartes (1596-1650) đã phát triển tư tưởng của Bacon với tác phẩm
“Discours de la méthode” (Luận về phương pháp). Và sau này, phương pháp
suy luận quy nạp đã được hoàn thiện bởi nhà triết học người Anh J. S. Mill
(1806-1873). Ông đã đưa ra bốn phương pháp suy luận quy nạp dựa trên cơ sở
mối liên hệ nhân quả, bao gồm: phương pháp tương hợp, phương pháp sai biệt,
phương pháp đồng biến và phương pháp trừ dư. lOMoARcPSD| 37054152
Nhìn chung, trong thời kì này, logic học đã được nghiên cứu xa hơn,
chủ yếu về phương pháp suy luận quy nạp. Ngoài ra, logic học đã có những
ứng dụng trong khoa học thực nghiệm so với triết học như trước đây. Như vậy,
logic học của Aristote cùng với những đóng góp của Bacon, Descartes và Mill
đã trở thành logic hình thức cổ điển.
Thời kì Cận đại và Hiện đại (thế kỉ XVII đến nay):
Đây là giai đoạn chứng kiến nhiều sự thay đổi về bộ mặt của logic học
hình thức. Người đánh dấu cho sự thay đổi này là nhà bác học Đức G. W.
Leibnitz (1646-1716). Ông là người đầu tiên đề xướng việc dùng những phương
pháp hình thức của toán học (ký hiệu, công thức) vào logic học thay vì dùng lời
nói như trước đây. Ông muốn xây dựng một mô hình logic học mà trong đó các
suy luận được hình thức hóa giống như các phép tính được hình thức hóa trong
đại số. Tham vọng của Leibnitz là phát triển logic học của Aristote thành logic
học ký hiệu (hay còn gọi là logic toán học). Vì thế nên ông được coi là người
đầu tiên đặt nền tảng cho logic học ký hiệu. Ông cũng là người có những tư
tưởng quan trọng đầu tiên về logic học xác suất. Tuy vậy, đến giữa thế kỉ XIX
thì những ý tưởng của Leibnitz mới được thực hiện hóa bởi nhà toán học Ireland
G. Boole (1815-1864), với nhiều công trình trong đó nổi tiếng là công trình
“The Mathematical Analysis of Logic” (Toán giải tích logic) năm 1847. Tiếp
đó là công trình “Formal Logic” (Logic hình thức) năm 1847 của nhà toán học
người Anh De Morgan (1806-1871), với những phát biểu về luật De Morgan
(De Morgan’s laws) nổi tiếng. Trong các công trình này, logic toán học được
trình bày như một bộ phận của đại số: đại số logic (đại số Boole). Sau Bool và
DeMorgan, logic toán học được nghiên cứu, đóng góp, phát triển thêm bởi các
công trình của nhiều nhà toán học như công trình của J. Venn (người Anh,
1834-1923), G. Frege (người Đức, 18481925), của B. Russell (người Anh,
1872-1970) cùng A. N. Whitehead (người Anh, 1861-1947) với bộ sách
“PrincipiaMathematica”... làm cho logic toán học có bộ mặt như ngày nay.
Logic học hình thức, với những đóng góp như trên, đã được toán học
hóa, trở thành một phần quan trọng gắn liền với toán học. Đây là một bước phát
triển lớn đối với logic học hình thức. Logic toán học, về đối tượng thì nó là
logic học, về phương pháp thì là toán học. Logic toán học có ảnh hưởng rất lớn
đến toán học hiện đại. Chính nhờ những sự phát triển này mà logic học hình
thức đã thay đổi. Thay vì chỉ được xem như một nhánh của triết học và chỉ được
ứng dụng để tìm ra các lập luận đúng sai thì nay đã được mở rộng ra lĩnh vực
toán học và còn có nhiều ứng dụng trong các ngành khác như khoa học máy
tính, trí tuệ nhân tạo, luật, ngôn ngữ học,... lOMoARcPSD| 37054152
2. Ý nghĩa của logic học
Trong quá trình tồn tại và phát triển của loài người và mỗi cá nhân con
người, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn, tư duy của con người
phụ thuộc vào các quy luật logic và diễn ra dưới các hình thức logic của tư duy.
Quy luật logic và các hình thức logic của tư duy là cái phổ biến diễn ra trong
tư duy của nhân loại. Điều này cũng nói lên rằng con người suy nghĩ một cách
logic ngay cả khi không biết rằng tư duy của mình phụ thuộc vào các quy luật
logic. Nói tóm lại, người ta có kinh nghiệm logic trước khi nghiên cứu môn
logic học. Bởi vậy, chúng ta có thể nói rằng, trước hết logic học có vai trò tổng
kết kinh nghiệm chiếu rọi vào những điều đã quen biết và thực hành tư duy hằng ngày.
Từ thực tiễn kinh nghiệm được tổng kết, con người trừu tượng hóa, xây
dựng cơ sở của lâu dài lý luận và khoa học logic, các phạm trù, nguyên lý, quy
luật cơ bản của tư duy logic hình thành. Từ đó xây dựng nên các học thuyết từ
lý thuyết tổng quát đến các lý thuyết chuyên biệt và quay về với kinh nghiệm,
thực tiễn. Xuất phát từ hệ thống lý luận và khoa học đó, logic học tiến hành
xem xét, đánh giá kinh nghiệm thông thường, phát hiện những bản chất sâu sắc
hơn và chỉ đạo quá trình tạo lập kinh nghiệm mới, quá trình tư duy mới.
Logic học lý thuyết và khoa học về logic thực sự là người hướng dẫn,
chỉ đường cho nhận thức và hoạt động thực tiễn đúng đắn. Do đó, chúng ta có
thể nói một cách vắn tắt ý nghĩa của logic học như sau:
Một là, việc nghiên cứu logic giúp tư duy con người chủ động – tự giác và
thông minh hơn, góp phần thể hiện tính chính xác, tính triệt để, tính có căn cứ,
chứng minh được các lập luận, nâng cao hiệu quả và tính thuyết phục của các tư tưởng
Hai là, việc nghiên cứu khoa học logic giúp con người tìm kiếm những con
đường ngắn nhất, đúng đắn nhất và hiệu quả nhất để đạt tới chân lý khách quan
Ba là, việc nghiên cứu logic học giúp chúng ta phát hiện ra những sai lầm
logic của chúng ta và người khác, cũng như để tránh khỏi sai lầm logic do vô
tình hay hữu ý phạm phải.
Tư duy logic là tư duy chính xác, tuân thủ các quy luật và hình thức
logic trên cơ sở tiền đề tư duy chân thực, giúp con người không phạm phải sai
lầm trong lập luận, biết phát hiện ra mâu thuẫn. Phẩm chất đó của tư duy có giá
trị to lớn trong hoạt động khoa học và thực tiễn, trong toàn bộ quá trình sống
của con người. Tất nhiên, tư duy logic của con người không phải là bẩm sinh,
mà là do rèn luyện mà hình thành. Sự rèn luyện đó qua thực tiễn hoạt động của lOMoARcPSD| 37054152
con người và trong giao tiếp của họ, thông qua việc học tập, nghiên cứu có hệ
thống các lý luận của khoa học logic. Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa
học – công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin phát triển
như vũ bão và quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế hiện đang diễn ra trên
thế giới, tư duy logic càng cần thiết hơn bao giờ hết nhằm nhận thức đúng đắn
thực tế khách quan, giúp con người tìm ra con đường gần nhất tới chân lý và sự
phát triển, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc nắm vững các quy luật logic cùng các hình thức tư duy logic. Vì vậy,
có vị trị trí quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, trong hoạt động lý luận và
thực tiễn để nhận thức chân lý và cải tạo thế giới.
3. Mối liên hệ giữa logic và ngôn ngữ
Tư duy con người như là hệ thống phản ánh luôn gắn liền, thống nhất
hữu cơ với ngôn ngữ. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy, là sự vật chất
hoá của nó vào lời nói và chữ viết. Nếu toàn bộ hiện thực khách quan là nguồn
gốc của nội dung tư duy, thì toàn bộ ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải nội dung đó.
Ngôn ngữ xuất hiện cùng với xã hội trong quá trình lao động và tư duy.
C. Mác và Ph. Ănghen nhận xét: “Ngay từ đầu “tinh thần” đã phải chịu một
điều bất hạnh là “bị vấy bẩn” bởi vật chất thể hiện ở đây dưới hình thức những
lớp không khí chuyển động, những âm thanh, nói tóm lại là thể hiện dưới hình
thức ngôn ngữ. Ngôn ngữ cũng tồn tại xưa như ý thức; ngôn ngữ làý thức hiện
thực, thực tiễn” ². Tiền đề sinh học của nó là những phương tiện âm thanh để
giao tiếp đã vốn có ở động vật bậc cao. Còn ngôn ngữ đã đi vào cuộc sống
chính bởi nhu cầu nhận thức của con người về thế giới xung quanh và nhu cầu giao tiếp với nhau.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu toàn diện để thể hiện các tư tưởng-đầu
tiên dưới dạng các tổ hợp âm thanh, sau đó dưới dạng các ký tự. Ngôn ngữ giữ
vai trò là phương tiện thu nhận và củng cố các tri thức, lưu giữ và truyền lại
chúng cho những người khác. Tuy nhiên, sự thống nhất của tư duy và ngôn ngữ
không loại trừ những khác biệt căn bản giữa chúng. Tư duy mang tính chất toàn
nhân loại. Nó thống nhất ở tất cả mọi người không phụ thuộc vào trình độ phát
triển xã hội của họ, vào chỗ ở, vào chủng tộc, dân tộc, vị thế xã hội. Nó có cấu
trúc thống nhất, những hình thức có ý nghĩa chung, chịu sự tác động của những
quy luật chung (nếu không thì người ta thuộc các chủng tộc lOMoARcPSD| 37054152
² C. Mác, Ph. Ănghen, Hệ tư tưởng Đức. Tập I.C. Mác, Ph. Ănghen:Toàn tập, t.3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà nội, 1995, tr. 39.
khác nhau trên thế giới đã không thể hiểu nhau). Trên trái đất thật là nhiều tiếng
nói: cỡ vào 8 nghìn. Và mỗi ngôn ngữ đều có nguồn từ vựng riêng, những quy
luật cấu tạo đặc biệt, ngữ pháp riêng.
Nhưng những khác biệt ấy chỉ mang tính tương đối. Sự thống nhất của
tư duy ở tất cả mọi người quy định cả sự thống nhất xác định của tất cảcác ngôn
ngữ trên thế giới. Chúng cũng có một số kết cấu chung, đều có thể phân tách
được thành các từ và các từ ghép, chúng có khả năng kết hợp đa dạng với nhau
tương ứng với các quy tắc xác định để thể hiện các tư tưởng. Ngôn ngữ luôn
cùng phát triển với sự tiến bộ của xã hội, lao động và tư duy.
Từ những âm thanh tối thiểu (cơ bản), còn chưa phân thành các âm tiết đến
những tổ hợp dấu hiệu ngày càng phức tạp thể hiện sự phong phú và chiều sâu
ngày càng tăng của các tư tưởng - đó là xu hướng chung của sự phát triển này.
Kết quả của những quá trình đa dạng -sinh thêm những ngôn ngữ mới và mất
đi những ngôn ngữ cũ, sự tách ra của một số ngôn ngữ và sự xích lại gần nhau
hay hợp nhất của các ngôn ngữ, sự hoàn thiện và cải biến một số ngôn ngữ khác
-đã làm nên diện mạo các ngôn ngữ hiện đại ngày nay. Cũng như chủ thể của
chúng là các dân tộc, ngôn ngữ cũng có các trình độ phát triển khác nhau.
Cùng với các ngôn ngữ tự nhiên và trên cơ sở của chúng đã sinh ra
ngôn ngữ nhân tạo (hình thức). Đó là những hệ thống tín hiệu đặc biệt xuất hiện
không phải tự phát, mà được chủ ý tạo nên, chẳng hạn, bởi toán học. Một số
ngôn ngữ trong số chúng gắn liền với “tư duy máy”. Logic học bên cạnh ngôn
ngữ tự nhiên, còn sử dụng cả ngôn ngữ nhân tạo, chuyên ngành - dưới dạng các
biểu tượng logic (các công thức, các hình vẽ, các bảng, các dấu chữ cái và các
dấu hiệu khác) để thể hiện ngắn gọn, chính xác, đơn nghĩa các tư tưởng, các
mối liên hệ đa dạng của chúng. Tóm lại ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng
không đồng nhất. Chức năng của ngôn ngữ đối với tư duy là thể hiện tư tưởng
và trực tiếp tham gia vào việc hình thành tư tưởng.
4. Vì sao có thể coi logic là điểm tựa trong việc nghiên cứu tự nhiên?
Logic học nghiên cứu về tự nhiên có nghĩa là nghiên cứu quá trình suy
nghĩ của con người. Logic học nguyên cứu cấu trúc của sự suy lượng chính xác.
Cùng với ngôn ngữ logic phương tiện, là công cụ để con người hiểu biết nhau,
trao đổi tư tưởng với nhau. lOMoARcPSD| 37054152
Trong ngôn ngữ học một ngôn ngữ tự nhiên là bất kỳ ngôn ngữ nào
phát sinh, không suy nghĩ trước trong bộ não của con người. Điển hình là một
số ngôn ngữ mà con người sử dụng để giao tiếp với nhau trong lời nói, ký hiệu
hay chữ viết. Ngôn ngữ tự nhiên được sử dụng trong lĩnh vực đời sống xã hội
của các dân tộc xuất hiện trong thực tiễn và do nhu cầu giao tiếp của con người.
Nó rất phong phú, có khả năng biểu thị đa dạng rộng rãi các lĩnh vực khác nhau
trong đời sống. Từ (hay cụm từ) câu (hay mệnh đề) là những hình thức cơ bản
của ngôn ngữ tự nhiên được thường xuyên sử dụng nhằm diễn đạt các hình thức và quy luật của logic.
Đối tượng của logic hình thức là cấu trúc hình thức khái quát về quy
luật của tư duy. Trong logic người ta xây dựng những phương pháp tiếp cận và
nhận thức thế giới. Đó là sự xây dựng những khái niệm, phán đoán, phát minh,...
Con người không thể có tư duy nếu không dùng ngôn ngữ. Khái niệm được
biểu hiện bằng từ ngữ, suy luận được thể hiện bằng chuỗi câu. Cho nên, ngôn
ngữ là công cụ tư duy. Nói khái quát hơn, ngôn ngữ là công cụ quan trọng nhất
để giao tiếp giao tiếp là quá trình phát và nhận thông tin trong giao tiếp con
người cũng thông báo, biểu đạt tư tưởng, lập luận,... nghĩa là chúng ta có tư
duy. Do đó, cũng có những quy luật ngôn từ để thể hiện, phản ánh tư duy và tiếp nhận thông tin. lOMoARcPSD| 37054152
CHƯƠNG 2: CÁC VÍ DỤ VỀ TÍNH LOGIC TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM
Thương vợ con quá
Làng nọ có một anh tham ăn tục uống. Hễ ngồi ăn cơm, ăn cỗ với ai thì
thế nào anh ta cũng gắp miếng to, miếng ngon.
Một lần nhà nọ có giỗ, mời anh ta sang ăn cỗ. Biết tính anh ta, khi làm
món mọc, nhà này nhét vào một cái mọc ba bốn quả ớt muỗi. Khách khứa đến
đông đủ, khi bưng cỗ ra, anh ta được mời ngồi mâm có cái mọc to. Vừa cầm
đũa, anh ta đã gắp ngay cái mọc ấy rồi bỏ vào miệng nhai ngấu nghiến. Nào
ngờ nhai phải mấy quả ớt cay quá, nước mắt nước mũi tuôn ra. Chủ nhà hỏi: – Sao lại thế?
– Tôi được ăn ở đây mâm cao cỗ đầy, nhưng vợ con ở nhà chưa có cái gìbỏ
vào bụng, nghĩ thương quá tôi khóc, nên nước mắt nước mũi trào ra đấy. Sĩ diện
Một người nghèo nọ thường hay che đậy giấu giếm cảnh khổ. Lần kia
gặp bạn, bạn mời đi ăn cơm. Ông ta ưỡn bụng từ chối: “Tớ vừa xơi thịt chó
xong không nuốt nổi cơm đâu. Có điều uống vài cốc rượu thì được.” Vài cốc
rượu xuống bụng xong anh ta say quá nên ọc hết đống thịt chó ban nãy ăn ở nhà ra.
Hôm sau, bạn hỏi ông ta: “Anh bảo là ăn thịt chó sao hôm qua lại ói ra cám. Thế nghĩa là sao?”
Người đó ngẫm nghĩ rồi chép miệng: “Có lẽ con chó đó ăn cám mà tớ không biết.”
Đừng có nói dối
Một thầy đồ hay ngủ ngày, nhưng lại bắt học trò phải thức, nếu ngủ là
thầy đánh. Học trò tức quá, mới hỏi:
– Con học chữ và phải học cả tính nết của thầy. Thầy hay ngủ ngày,
saothầy không cho con ngủ ngày? Thầy trả lời liều:
– Ta đâu có ngủ ngày, đấy là ta nằm chiêm bao để nói chuyện với ông
ChuCông và Khổng Tử đấy chứ!
Một buổi kia, thầy ngủ, trò cũng ngủ theo. Thầy thức dậy trước, liền lay trò dậy, mắng:
– Sao mày dám bỏ học mà nằm ngủ? Trò thưa: lOMoARcPSD| 37054152
– Thưa thầy, con có ngủ đâu! Con nằm chiêm bao để ra mắt ông Chu
Côngvà ông Khổng Tử đấy chứ ạ! Thầy tức giận nói:
– Mày phải ra mắt ông Chu Công và ông Khổng Tử, vậy thì hai ông ấy nóigì với mày? Trò trả lời:
– Hai ông ấy bảo sao lâu nay không thấy thầy mày đến thăm. Con trìnhrằng
mới hôm qua thầy có đến thăm ông. Hai ông thấy nói vậy có vẻ giận lắm bảo
con rằng: “Mày về bảo cái thằng thầy mày đừng có nói dối”.
Ba anh đầy tớ
Một lão nhà giàu có ba anh đầy tớ, nhưng mỗi anh một tính, anh thì rất
cẩn thận, anh thì rất lo xa, còn một anh thì rất lễ phép. Lão lấy làm đắc ý lắm.
Một hôm, cậu con cả lão ngã xuống ao, anh cẩn thận trông thấy, chạy về thưa với chủ:
– Thưa ông, cậy cả nhà ngã xuống ao, xin ông cho phép con đi vớt cậu
lênạ! Vớt lên được, thì cậu cả đã chết ngoẻo rồi. Lão liền vác gậy đuổi, anh
cẩn thận chạy biến. Lão sai anh lo xa đi mua áo quan về liệm. Ðược một lúc,
anh này mang về hai cái. Thấy thế ông chủ trừng mắt:
– Tại sao mua những hai cái, thằng kia? Anh này trả lời:
– Ấy, con mua phòng xa, nhỡ cậu hai có chết đuối thì có cái dùng ngay.Lão
lại vác gậy đuổi đi. Chỉ còn anh lễ phép vẫn được lòng chủ. Một hôm, anh ta
cùng một người nữa cáng chủ nhà đi chơi. Ðến chỗ lội bùn ngập đến lưng ống
chân mà anh ta vẫn vui vẻ không một lời phàn nàn. Thấy thế ông chủ khen:
– Anh khá lắm, biết chịu khó. Cứ cố đi rồi đến tết ta sẽ may cho bộ
cánh.Vừa nói đến đấy thì anh đầy tớ dặt cáng xuống giữa đống bùn khoanh tay lễ phép nói: – Con xin đa tạ ông! 208 cái
– Này, mày biết người ta có bao nhiêu chiếc xương không? – 207 cái.
– Thế mà tao có 208 cái đấy! – Xạo mày!
– Chứ sao, tao mới nuốt 1 cái xương cá xong! lOMoARcPSD| 37054152
Chỉ là một con mèo
Hai tên trộm chui qua ống khói đột nhập vào một nhà triệu phú. Không
may, hôm đó ông chủ lại thức khuya đọc báo nghe thấy động, hỏi: – Ai đó? –
Meo… meo… Tên trộm thứ nhất bèn giả giọng mèo để đánh lạc hướng. –
Tưởng mèo thật, chủ nhà yên tâm tiếp tục nằm đọc. Tên thứ hai
gâytiếng động mạnh hơn, làm chủ nhà bật hẳn dậy: – Ai? –
Lại một con mèo khác thôi mà, thưa ông.
Chiếm hết chỗ
Một người ăn mày hom hem, rách rưới, đến cửa con nhà giàu xin ăn.
Người nhà giàu không cho, lại còn mắng:
– Bước ngay! Rõ trông như người dưới địa ngục mới lên ấy!
Người ăn mày nghe nói, vội trả lời:
– Phải, tôi ở dưới địa ngục lên đây! Người giàu nói:
– Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy còn lên đây làm gì cho bẩnmắt?
– Không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗrồi
Đánh thế còn nhẹ
Có một anh nông dân về nhà ăn cơm trưa, thấy món rau xào hôm nay
rất ngon, liền hỏi vợ:
– Rau xào hôm nay sao ngon thế?Vợ đắc ý khoe:
– Hôm nay có hai người mua chung một miếng mỡ lợn, trên đường đi
quanhà mình đã mượn dao để chia, em đã rửa con dao dính mỡ lợn vào chảo,
nên rau mới ngon như thế đấy!
Anh chồng nghe xong, tiện tay tát cho vợ một cái, mắng:
– Tại sao không rửa vào vại nước để mà ăn mấy ngày?
Vợ rất uất ức chạy sang bên cạnh mách tội của chồng với ông chú. Chú nghe xong quát tướng lên:
– Đánh thế hãy còn nhẹ, sao không rửa dao dưới ao, để chúng tao cũngđược ăn? lOMoARcPSD| 37054152
Mất trộm bò
Một người vừa mới tậu được con bò. Tối đi ngủ, anh ta đã chốt chuồng
bò cẩn thận rồi lại đặt cái chõng ngay giữa lối ra vào mà nằm ngủ, ấy thế mà
ban đêm, kẻ trộm vẫn vào dắt mất bò của anh ta. Xót ruột, anh ta trình quan:
– Bẩm quan, chắc là chúng nó dắt bò chui qua chõng con nằm mà đi ra.
Quan nghe nói vô lý quả bật cười:
– Con bò chứ có phải con chó, con mèo đâu mà chui qua gầm chõng!
– Dạ, bẩm quan, thế thì chúng nó dắt bò của con đi lối nào? Sáng dậy
cáichõng con nằm vẫn để y nguyên ở chỗ cũ chắn lối ra vào kia mà!
– Ðồ ngốc! Mày ngủ say, chúng nó khiêng chõng mày nằm ra một bên,
dắtbò ra rồi lại khiêng về chỗ cũ… Người kia như vỡ lẽ, nói:
– à, thế ra quan thông đồng với bọn trộm, nên mới tỏ tường được như thếchứ! Tính tuổi
Một cặp vơ chồng nọ mới sinh được đứa con gái. Tập quán địa phương
là dạm vợ gả chồng từ lúc còn bé, nên bà mối đến nhà dạm hỏi. Bà mối nói:
– Ðược đấy, đứa con trai kia năm nay mới 2 tuổi.
Bố con bé tức giận, chỉ tay vào mặt bà mối mà mắng:
– Cái đồ mối dỏm kia, mụ tính xem, con gái tôi năm nay mới 1 tuổi,
thằngbé kia 2 tuổi. Giả sử con gái tôi 10 tuổi thì thằng ấy 20 tuổi, chênh lệch
như vậy thì gả thế nào được.
Mẹ con bé ngồi bên cạnh, quay sang nói với chồng:
– Sai rồi, anh tính sai bét rồi. Anh nhẩm lại xem: Con gái chúng ta nămnay
1 tuổi, thằng bé ấy 2 tuổi. Sang năm, con gái chúng ta 2 tuổi, vừa bằng thằng
bé kia, sao lại không gả được.
Chả giấu gì bác
Có một ông lâu ngày đến nhà ông bạn thân chơi. Khách chủ gặp nhau
chuyện trò rôm rả. Chủ kiếm trầu mời khách nhưng giữa cơi trầu chỉ có mỗi
một miếng. Chủ khẩn khoản mời mãi, khách đành phải ăn.
Cách một thời gian sau, ông này nhớ bạn lại đánh đường sang thăm trả.
Thấy bạn đến, ông kia mừng lắm, mời lên nhà ngồi. Chuyện trò lại rôm rả.
Ông này cũng bày ra giữa cơi chỉ có mỗi một miếng trầu và khẩn khoản mời.
Ông khách khen cơi trầu đẹp và nể lời cầm miếng trầu lên tay ngắm nghía:
– Thứ cau của nhà bác chắc bổ vào dịp trời mưa nên nó lắm xơ nhỉ?
– Không đâu ạ, đó chính là miếng trầu bác mời dạo nọ đấy ạ. Tôi ngậmnên nó hơi bị giập ra. lOMoARcPSD| 37054152
Cùng một loại
Đoàn thanh tra sắp đến làm việc tại sở thú, con sư tử bỗng lăn ra chết.
Người trông chuồng sư tử lo quá bèn lột bộ da của nó rồi đóng giả con vật xấu
số. Sư tử giả đang đi lại trong chuồng, chợt một con báo đến bên khiến hắn ta
sợ rúm người, con báo nói:
– Đừng sợ, mình là thủ quỹ đây, cậu còn thuốc lá không? Con voi đằng kia
hút sạch gói thuốc của mình rồi! Hai anh lười
Một anh lười đến mức cứ nằm ngửa dưới gốc cây sung, há miệng chờ,
sung rụng vào thì nuốt luôn. Ðợi, mãi, chẳng có quả sung nào rơi đúng vào
miệng, cứ hơi chệch ra ngoài.
Chợt có người đi qua, anh ta gọi lại, nhờ nhặt bỏ vào miệng cho. Gặp phải một
anh cũng lười không kém, anh này lấy chân cặp quả sung, bỏ vào miệng cho anh kia. Anh kia thấy thế, gắt:
– Khốn nạn, người chi mà lười thế! Sợ vỡ mật
Hai người cùng sợ vợ, lâu ngày thành bệnh, một người khạc ra đờm đỏ,
một người khạc ra đờm xanh. Họ rủ nhau đi tìm thầy chạy chữa. Thầy bảo:
– Ðờm đỏ, may còn hi vọng, chứ đờm xanh thì chịu, không sao chữa
đượcnữa. Nên về mà lo hậu sự đi thôi. Cả hai cùng hỏi thầy:
– Sao đờm xanh, đờm đỏ lại khác nhau như thế? Thầy nói:
– Ðờm đỏ tự phổi ra, họa còn có phương cứu chữa, chứ đờm xanh là mậtvỡ
mất rồi, còn chữa thế nào cho lành được.
Xin tiền tiêu
Có hai anh hay nói láo. Một hôm, cùng đi tắm với nhau, anh nọ muốn
lòe anh kia, nên mang theo năm tiền của mình rồi lặn cuống nước, lúc ngoi lên chìa năm tiền ra, nói:
– Tao lặn xuống gặp hai ông tiên đang đánh cờ. Tao vào xem thì hai ông
ấycho tao năm tiền bảo đi chỗ khác. Tao mừng quá bơi lên đây. Anh kia biết
anh này nói láo, định xỏ lại. Anh ta giả bộ tin là thật, hỏi:
– Thết à! Thết thì để tao lặn xuống xem, may ra xin được mấy tiền nữa
thìhay. Nói rồi liền lặn xuống. Một lát bơi lên: lOMoARcPSD| 37054152
– Tao lại gặp hai ông tiên đánh cờ. Tao mon men đến định xin tiền, thì
haiông ấy mắng, bảo: “Thằng trước xuống đây, đã cho năm tiền bảo về chia
nhau. Vậy còn xuống quấy rầy gì nữa!” Biết là bị xỏ, nhưng anh nọ cũng đành
phải chia cho anh kia hai tiền rưỡi.
Điều ước thứ ba của thỏ
Một con gấu đực và một con thỏ tình cờ cùng được gặp vua Cóc Vàng:
– Các ngươi thật may mắn. Ta là vua Cóc Vàng ở khu rừng này, ta cho
mỗingươi ba điều ước. Nào nói đi!
– Gấu giành nói trước và ước tất cả gấu trong khu rừng biến thành gấu
cái.Thỏ khiêm tốn xin một cái mũ bảo hiểm. Trong điều ước thứ hai, gấu đực
lại muốn khu rừng bên cạnh cũng toàn gấu cái, thỏ xin một chiếc môtô. Trước
khi nói điều ước thứ ba, gấu chê thỏ toàn ước mơ tủn mủn, rồi gã cao giọng:
Hãy biến tất cả gấu trên trái đất thành gấu cái hết!
– Thỏ lắc đầu buồn bã, ngồi lên xe nổ máy. Trước khi vọt đi, nó nói: Gấuạ,
mày thật là ích kỷ và háu gái. Tao cầu cho mày thành gấu pêđê! Phải bằng hai
Làng kia có một viên lí trưởng nổi tiếng xử kiện giỏi.
– Một hôm nọ, Cải với Ngô đánh nhau, rồi mang nhau đi kiện . Cải sợ
kémthế, lót trước cho thầy lí năm đồng. Ngô biện chè lá những mười đồng. Khi
xử kiện, thầy lí nói: Thằng Cải đánh thằng Ngô đau hơn, phạt một chục roi.
– Cải vội xòe năm ngón tay, ngẩng mặt nhìn thầy lí, khẽ bẩm: Xin xét lại,lẽ phải về con mà!
– Thầy lý: Xòe mười đầu ngón tay ra và nói “Nhưng mà nó phải bằng haimày…”.
Trả ơn con lợn
Có hai anh kết nghĩa đèn sách. Một anh gặp may thi đỗ, ra làm quan,
liền trở mặt. Bạn đến thăm nhiều lần, lần nào cũng cho lính ra bảo, khi thì ngài
giấc, ngài ngơi, khi thì ngài bận việc công không tiếp. Năm bảy phen như thế, anh này giận lắm.
Một hôm, anh ta mua một con lợn, quay vàng, để lên mâm bưng tới. Lính lê
vào bẩm, một lát trở ra, niềm nở mời vào.
Vào đến nơi, quan chào hỏi vồn vã rồi sai lính lệ mang trầu ra mời. Anh ta cầm
lấy miếng trầu, đút vào miệng con lợn, vái nó mấy vái mà rằng.
– Tao giả ơn mày! Nhờ mày tao mới lại lọt vào đến cửa quan để nhìn lại mặt bạn cũ! lOMoARcPSD| 37054152
Hổ phị sinh hổ tử
Hai cha con nhà kia đều nóng nảy ngang ngạnh, không nhường nhịn ai
chút nào. Một hôm, nhà có khách, người cha sai con vào thành mua thịt về
nhắm rượu. Người con mua miếng thịt ngon đem về, vừa sắp ra khỏi cổng
thành, bỗng đụng ngay một người từ ngoài thành vào, hai người không ai chịu
nhường đường đi, cùng ưỡn ngực nghênh nhau chắn ngang lối đi.
Ở nhà chờ lâu không thấy, người cha đi tìm con. Đến nơi, thấy tình hình như vậy liền bảo:
– Con hãy cầm thịt về trước làm cơm mời khách xơi, để cha ở đây cùng y đứng nghênh nhau tiếp! Phóng sinh
Một con chim sẻ bị chim ưng truy bắt, sợ hãi bay loạn, chui vào tay áo
của một thầy tu. Thầy tu nắn nắn nó qua tay áo, nói:
– A Di Đà Phật, hôm nay đệ tử được xơi thịt đây!
Chim sẻ nhắm nghiền hai mắt nằm im. Thầy tu tưởng nó đã chết, vén tay áo
xem, chim sẻ thừa cơ bay mất. Thầy tu liền nói:
– A Di Đà Phật, ta phóng sinh cho mày đó. KẾT LUẬN
“Một nụ cười bằng mười than thuốc bổ” câu tục ngữ cho ta thấy tầm
quan trọng của niềm vui trong cuộc sống, nụ cười giúp cuộc sống trở nên tích
cực. Và cách thức để xây dựng nên những câu chuyện hài hước mang tính chất
giải trí đồng thời có cả những bài học với tính chất giáo dục. Những mẫu truyện
cười gian Việt Nam đã làm tốt vai trò đó bằng các sử dụng những phương pháp
logic học chặc chẽ từ đó cũng tạo thêm phần sâu sắc, hấp dẫn cho người đọc.
Có thể nói, học logic học chính là học phương pháp, vì theo một nghĩa
nào đó, logic học chính là khoa học về các phương pháp tư duy, mà việc học
tập nắm vững các phương pháp là điều cực kỳ cần thiết cho mỗi người. Sinh
thời thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng nhấn mạnh rằng “Các đồng chí cần rèn
luyện và giúp người khác rèn luyện phương pháp và tác phong của người làm
khoa học - kỹ thuật: phương pháp suy nghĩ, phương pháp làm việc, phương
pháp nghiên cứu, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp trình bày; rằng
mong nhà trường, điều chủ yếu là giáo dục cho học trò phương pháp suy nghĩ,
phương pháp suy luận, phương pháp diễn tả, phương pháp nghiên cứu là rèn trí thông minh”. lOMoARcPSD| 37054152
Logic học là học về phương pháp tư duy và xâu chuỗi là một kỹ năng
thiết yếu với mỗi người. Bởi nó giúp giải quyết mọi việc trong cuộc sống dễ
dàng và ít sai sót hơn, từ đó năng cao hiệu quả làm việc và tiết kiệm công sức hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Logic học đại cương - TS. Nguyễn Như Hải
2. Giáo trình Logic học đại cương – PGS.TS. Lê Doãn Tá, PGS.TS. Tô Duy
Hợp, PGS.TS. Vũ Trọng Dung
3. Giáo trình Logic học đại cương - TS. Nguyễn Thúy Vân, TS. Nguyễn Anh Tuấn
4. https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-su-pham-ky-thuat-
thanh-pho-ho-chi-minh/nhap-mon-logic-hoc/su-hinh-thanh-va-phat-trien-
cualogic-hinh-thuc/20323280
5. https://truyencuoihay.vn/truyen-cuoi-dan-gian/page/4 HẾT lOMoARcPSD| 37054152