Tiểu luận nông thôn mới - Xây dựng nông thôn mới | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” được triển khai sâu rộng, thiết thực trên cả nước đã như một làn gió mới mang lại những kết quả thiết thực cho đời sống người dân, từ đó khơi dậy tinh thần đoàn kết. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TỈNH ỦY BẾN TRE TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỂU LUẬN
PHẦN HỌC: NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MẶT TRẬN TỔ QUỐC
VÀ ĐOÀN THỂ NHÂN DÂN Ở CƠ SỞ
TÊN TIỂU LUẬN: NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG
TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI Ở ĐỊA PHƯƠNG CƯ TRÚ
Họ và tên học viên: Hồ Thị Ngọc Phương
Lớp: Trung cấp lý luận chính trị - Hành chính C47
Bến Tre, tháng 12 năm 2021 lOMoAR cPSD| 46348410 MỤC LỤC
Phần 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
Phần 2. NỘI DUNGCHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG TRÀO TOÀN
DÂN ĐOÀN ............................................................................................................. 2
KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔNG MỚI .......................................................... 2
1.1 Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” ................... 2
1.2 Các tiêu chí đánh giá phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới ............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN
................................................................................................................................ 4
KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI .............................................................. 4
2.1 Tập trung hơn nữa vào công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong . 4
trào “Toàn dân doàn kết xây dựng nông thôn mới” ..................................... 4
2.2 Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, đoàn viên, .. 5
hội viên và nhân dân ......................................................................................... 5
2.3 Phối hợp vận động nhân dân thực hiện các chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí ... 5
nông thôn mới ................................................................................................... 5
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ
GIAO LONG VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG
THÔN .................................................................................................................... 7
MỚI ........................................................................................................................ 7
3.1 Thực tiễn việc xây dựng nông thôn mới tại xã Giao Long năm 2021 .... 7
3.1.1 Những tiêu chí “Đạt” ............................................................................. 8
3.1.2 Những tiêu chí “Chưa đạt” .................................................................. 10
3.2 Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phong trào “Toàn 10
dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” ....................................................... 10
Phần 3. KẾT LUẬN ............................................................................................... 11 lOMoAR cPSD| 46348410 1 Phần 1. MỞ ĐẦU
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” được triển khai
sâu rộng, thiết thực trên cả nước đã như một làn gió mới mang lại những kết quả
thiết thực cho đời sống người dân, từ đó khơi dậy tinh thần đoàn kết, tự chủ của
nhân dân trong nỗ lực hoàn thành các mục tiêu trong xây dựng nông thôn mới,
thúc đẩy sự phát triển về kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên trong quá
trình thực hiện vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vì vậy việc nâng cao hiệu quả
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới là vô cùng cần thiết.
Trước tình hình đó, em đã lựa chọn đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ
PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở
ĐỊA PHƯƠNG CƯ TRÚ” bởi vì cấp cơ sở đơn vị trực tiếp tham gia, thực hiện
công tác vận động; mọi chủ trương, chính sách và nội dung thực hiện cuộc vận
động đều phải thông qua cấp cơ sở. Để phong trào cả nước đạt hiệu quả cao thì
trước hết phải thực hiện tốt phong trào ở cấp cơ sở. Qua đây ta có thể hình dung
một cách khái quát những cơ sở lý luận của phong trào, một số phương hướng để
nâng cao hiệu quả xây dựng nông thôn mới. Đồng thời qua thực tiễn thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” tại địa phương để đưa
một số nhiệm vụ giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phong trào tại xã Giao Long.
Nội dung bài tiểu luận gồm ba nội dung chính: -
Chương 1: Cơ sở lý luận về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nôngthôn mới” -
Chương 2: Nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nôngthôn mới” -
Chương 3: Thực tiễn việc xây dựng nông thôn mới tại Giao Long và
một sốnhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” lOMoAR cPSD| 46348410 2
Phần 2. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN
KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔNG MỚI
1.1 Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”
Năm 2015, Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam đã phát động phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới”1, trên tin thần căn cứ vào thực
tiễn 20 năm triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hóa ở khu dân cư” và 15 năm thực hiện cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”.
Phong trào góp thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả từ cuộc vận động đang từng
bước là thay đổi đời sống của người dân tại nông thôn, rút ngắn khảng cách chênh
lệch về mức sống và chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và thành thị.
Nội dung của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới” được
vận động và tiến hành trên năm nội dung chính đó là:
Một là, Đoàn kết tham gia phát triển kinh tế, tích cực giúp nhau giảm nghèo
bền vững, nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng.
Hai là, Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát
triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân; xây dựng gia đình văn hóa;
phát huy truyền thống đền ơn, đáp nghĩa, tương thân, tương ái.
Ba là, Đoàn kết tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu,
xây dựng cảnh quan môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp.
Bốn là, Đoàn kết chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Năm là, Đoàn kết phát huy dân chủ, tích cực tham gia giám sát và phản biện
xã hội, góp phần xây dựng hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh.
Triển khai năm nội dung của cuộc vận động là cơ sở để các cấp Mặt trận Tổ
quốc hiệp thương với tổ chức thành viên, phối hợp với chính quyền để xây dựng,
triển khai cụ thể chương trình thống nhất hành động qua từng năm. Căn cứ tình
hình thực tế của từng vùng nông thôn, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các xã, phường
1 Đề án số 04 /ĐA-MTTW-BTT ngày 28 tháng 12 năm 2015 Tổ chức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn
kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” lOMoAR cPSD| 46348410 3
tiến hành lựa chọn các tiêu chí phù hợp, cụ thể hóa thành các nội dung để vận
động nhân dân tham gia thực hiện. Ví dụ như là vận động nhân dân phát huy sáng
tạo, tích cực góp công, góp của để tham gia thực hiện các tiêu chí nông thôn mới,
an sinh xã hội. Có nội dung về đồng hành, hỗ trợ các hộ dân phát triển kinh tế,
tham gia sôi nổi các phong trào văn nghệ, thể thao quần chúng, các mô hình nhân
dân tự quản tại nơi cư trú... Yêu cầu đặt ra ở đây là phải tạo được sự gắn kết hài
hòa, đồng bộ, không trùng lặp với các phong trào, nhiệm vụ chính trị khác ở địa
phương; vừa chú trọng phát huy dân chủ, củng cố mối quan hệ khăng khít giữa
cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân.
1.2 Các tiêu chí đánh giá phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Kết quả thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới
đô thị văn minh” đóng góp vào chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới, xây dựng đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững được đánh giá qua:
Chất lượng và số lượng gia đình được công nhận gia đình văn hóa, với các tiêu
chí phù hợp với yêu cầu về xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Chất
lượng và số lượng các khu dân cư được công nhận khu dân cư văn hóa (làng văn
hóa, thôn văn hóa, tổ dân phố văn hóa...) với các tiêu chí phù hợp với yêu cầu xây
dựng nông thôn mới và đô thị văn minh. Số lượng và tác dụng của các công trình,
phần việc mà Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở xã, phường, Ban công tác Mặt trận ở
khu dân cư, các tổ chức thành viên đã thực hiện, góp phần thiết thực hoàn thành
các tiêu chí xã nông thôn mới và phường, thị trấn văn minh.
Để cụ thể hóa công tác đánh giá việc thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết
xây dựng nông thôn mới”, Thủ tướng chính phủ đã ban hành kèm theo Quyết định
1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 về việc ban hành bộ tiêu chí quốc gia
về xã nông thôn mới. Theo đó, Bộ tiêu chí gồm 19 tiêu chí như sau: (1) quy hoạch,
(2) giao thông, (3) thủy lợi, (4) điện, (5) trường học, (6) cơ sở vật chất văn hóa,
(7) Cơ sở hạn tầng thương mại nông thôn, (8) thông tin và truyền thông, (9) nhà ở dân cư, lOMoAR cPSD| 46348410 4
(10) thu nhập, (11) hộ nghèo, (12) lao động có việc làm, (13) tổ chức sản xuất,
(14) giáo dục và đào tạo, (15) y tế, (16) văn hóa, (17) môi trường và an toàn thực
phẩm, (18) Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật, (19) quốc phòng và an ninh.
Theo đó, đối với khu vực nông thôn, trên cơ sở bộ tiêu chí quốc gia về xây
dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã căn cứ tình hình
thực tế của địa phương, lựa chọn các tiêu chí phù hợp, cụ thể hóa thành các nội
dung để vận động nhân dân tham gia thực hiện. Đối với các xã đã đạt chuẩn nông
thôn mới, vận động nhân dân tiếp tục phát huy kết quả, tích cực tham gia các hoạt
động góp phần nâng cao chất lượng xã đạt chuẩn nông thôn mới. Đối với các xã
chưa đạt chuẩn, Mặt trận Tổ quốc hiệp thương với các tổ chức thành viên để phân
công vận động nhân dân phát huy tính sáng tạo, tích cực đóng góp sức người, sức
của góp phần thực hiện các tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới.
CHƯƠNG 2 NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO TOÀN DÂN
ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Sau nhiều năm thực hiện, phong trào xây dựng nông thôn mới trên cả nước
đã đạt được những thành tựu nhất định, đáp ứng được những mục tiêu đã đề ra.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế ở một số lĩnh vực nhất định. Để có thể
nâng cao hơn nữa hiệu quả của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông
thôn mới” chúng ta cần thực hiện tốt hai công tác sau đây:
2.1 Tập trung hơn nữa vào công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện phong
trào “Toàn dân doàn kết xây dựng nông thôn mới”
Tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các văn bản, nội dung chỉ đạo của cấp trên.
Thường xuyên theo dõi kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các tiêu chí theo Nghị
quyết, kế hoạch đề ra. Trong đó lấy quy hoạch chung xây dựng xã nông thôn mới,
đề án xây dựng nông thôn mới làm cơ sở thực hiện; thường xuyên điều chỉnh, bổ
sung phù hợp với tình hình thực tế. Phân công thành viên Ban chỉ đạo phụ trách
từng tiêu chí, phối hợp thực hiện các chỉ tiêu liên quan và hỗ trợ, chịu trách nhiệm
giải quyết triệt để những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện. Định kỳ
tổ chức họp giao ban, họp sơ kết, tổng kết để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm lOMoAR cPSD| 46348410 5
vụ, kịp thời tháo gỡ khó khăn và đề ra phương hướng tiếp theo. Thành viên trong
Ban Chỉ đạo xã, Ban Phát triển các ấp cần được tập huấn nâng cao năng lực quản
lý, chỉ đạo thực hiện chương trình, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham
gia xây dựng nông thôn mới thông qua các lớp tập huấn chuyên môn.
2.2 Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân
Phải xác định công tác tuyên truyền không chỉ là nhiệm vụ của Mặt trần Tổ
quốc Việt Nam và các đoàn thể mà tất cả mọi người, cả hệ thống chính trị, có thể
kể đến một số đơn vị như đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ, tất cả đều
phải tập trung thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Mục đích chính là để làm sao
cho nhân dân hiểu được, nhận thức được vai trò chủ thể của mình, hiểu được mục
đích của công cuộc xây dựng nông thôn mới, làm thay đổi sâu sắc từ nhận thức, tư duy đến cách làm.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng Chương
trình hiệp thương phối hợp thống nhất thực hiện Cuộc vận động: “Toàn dân đoàn
kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, kế hoạch phối hợp tuyên truyền,
vận động xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cụ thể:
- Tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân hiểu rõ về nội dung, ý nghĩa củaChương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới với nội dung thiết thực.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về vai trò chủ thể củamình
(được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra giám sát, được thụ hưởng…) để
tích cực tham gia thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.
- Quan tâm nâng chất lượng Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây
dựngnông thôn mới, đô thị văn minh”; tập trung tuyên truyền vận động hộ gia
đình thực hiện tiêu chí Nhà nước và nhân dân cùng làm, tiêu chí và phần việc do
hộ gia đình thực hiện.
2.3 Phối hợp vận động nhân dân thực hiện các chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí nông thôn mới
Trên cơ sở khảo sát thực trạng tình hình xây dựng nông thôn mới của các
địa phương, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể xác định nội dung vận động cụ thể:
các tiêu chí dễ làm trước, khó làm sau, tiêu chí nào dân làm được thì vận động
dân làm…, trong đó tập trung vận động thực hiện các tiêu chí thiết yếu như: tiêu lOMoAR cPSD| 46348410 6
chí số 2 (giao thông), 3 (thủy lợi), 4 (điện), 9 (nhà ở dân cư), 10 (nâng cao thu
nhập), 11 (giảm nghèo), 12 (giáo dục), 13 (việc làm), 14 (tổ chức sản xuất), 15 (y
tế), 16 (văn hóa), 17 (môi trường), 18 (hệ thống chính trị xã hội vững mạnh), 19
(an ninh, trật tự xã hội). Từng tiêu chí đề ra các công việc cụ thể, phân công nhiệm
vụ rõ ràng và được Mặt trận Tổ quốc các cấp và các đoàn thể triển khai lồng ghép
trong các cuộc vận động, các phong trào do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phụ trách.
Để tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn
mới, thiết nghĩ cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đoàn thể, cán bộ, đảng viên và
nhân dân trên địa bàn phải tập trung, ra sức phấn đấu hơn nữa, đẩy mạnh hơn nữa
phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới. Phải xác định cho được: Xây dựng
nông thôn mới là một quá trình lâu dài, không thể vội vàng, chạy theo thành tích,
mà phải làm cho chắc, cho đạt từng công việc, tiêu chí nào chưa đạt thì phấn đấu
làm cho đạt; phải xác định những tiêu chí nào làm trước, tiêu chí nào làm sau (dễ
thì làm trước, khó thì làm sau), trong các tiêu chí đã nêu ở trên có 4 tiêu chí mang
tính quyết định cần tập trung thực hiện cho tốt, đó là: tiêu chí về giao thông (2),
tiêu chí về thu nhập (10), tiêu chí về môi trường (17) và tiêu chí về hệ thống tổ
chức chính trị, xã hội vững mạnh (18). Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên
làm sao khơi dậy phong trào thi đua ở tất cả các địa phương chứ không chỉ ở các
xã điểm. Với tinh thần dân là gốc, dân là chủ thể, nếu chúng ta làm tốt thì sẽ thu
hút nhân dân thật sự tham gia, dễ dàng huy động được nguồn lực trong dân để xây
dựng thành công nông thôn mới.
Thực hiện việc xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh là công việc
quan trọng, thường xuyên và liên tục của cả hệ thống chính trị; thực hiện tốt công
tác giám sát trong xây dựng nông thôn mới nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn cho
các địa phương; nâng cao năng lực điều hành của cấp ủy, chính quyền; tăng cường
công tác tuyên truyền sâu, rộng với mọi hình thức để nhân dân hiểu và tự nguyện
tham gia; tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ
thực hiện công tác xây dựng nông thôn mới các cấp; triển khai thực hiện tốt các
nguồn vốn từ Nhà nước và trong dân để xây dựng nông thôn mới. lOMoAR cPSD| 46348410 7
Trong thực hiện cần tập trung một số việc trọng tâm: Phải có sự tập trung
chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống
chính trị. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp phải xây dựng kế hoạch
cụ thể, có quy chế làm việc và phân công công việc cụ thể cho từng thành viên
Ban Chỉ đạo. Tăng cường công tác phối hợp giữa Ban Chỉ đạo với các ngành, các
cấp trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ; thường xuyên tuyên truyền,
nâng cao nhận thức về ý nghĩa tầm quan trọng của việc xây dựng nông thôn mới,
công tác tuyên truyền phải thật sự đi vào chiều sâu và rộng khắp tạo niềm tin để
phát huy được vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư, nhất là trong việc huy động
nguồn lực từ dân; trong quá trình thực hiện đồng loạt nhưng có tập trung chọn xã
điểm, đầu tư các tiêu chí để rút kinh nghiệm, nhân rộng. Trong đó, xác định các
tiêu chí quan trọng, cốt lõi cần tập trung đầu tư theo thứ tự ưu tiên: Phát triển sản
xuất để nâng cao thu nhập, cơ sở hạ tầng thiết yếu, môi trường, hệ thống chính trị;
không làm thay, tạo sức mạnh tại chỗ, xác định dân là chủ thể trong xây dựng
nông thôn mới, lấy nền tảng sức dân là cơ bản, các ngành hỗ trợ, định hướng giúp
các địa phương thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Xác định những phần việc
cụ thể, việc nào dân làm, việc nào nhà nước hỗ trợ để triển khai đồng bộ và có
hiệu quả; phát huy vai trò người có uy tín trong cộng đồng dân cư trong tuyên
truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới; Ưu tiên đầu tư làm
trước các công trình phục vụ phát triển sản xuất phù hợp điều kiện của mỗi địa
phương để xây dựng nông thôn mới.
CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN VIỆC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI
XÃ GIAO LONG VÀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
3.1 Thực tiễn việc xây dựng nông thôn mới tại xã Giao Long năm 2021
Trong năm 2021, xã Giao Long đạt 14/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới
gồm các tiêu chí: 1, 3, 4, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17,18. Trong đó các tiêu
chí có văn bản tỉnh công nhận là các tiêu chí số 8, 14.1, 14.2, 15. Các tiêu chí gửi
ngành huyện, tỉnh thẩm định là các tiêu chí 3, 4, 9, 11, 13, 17, 18. lOMoAR cPSD| 46348410 8
Số các tiêu chí chưa đạt gồm các tiêu chí: 2,5,6,7,19
Trong đó các tiêu chí 1, 10, 12, 16 đang trong quá trình điều tra, cập nhật
số liệu, điều chỉnh hồ sơ, văn bản.
3.1.1 Những tiêu chí “Đạt”
Tiêu chí số 1: Công tác thực hiện tiêu chí số 1 đã được Sở xây dựng đánh
giá cơ bản đạt. Theo công văn 2366/SXD-QHKTĐT, ngày 30 tháng 9 năm 2021
của Sở xây dựng tỉnh Bến Tre.
Tiêu chí số 3: Tổng kênh mương do xã quản lý để chủ động tưới tiêu, trong
đó số km (kilomet) kênh mương đã được đảm bảo chủ động đáp ứng tốt cho yêu
cầu tưới, tiêu và cấp nước cho sản xuất đạt : 15.03km/15.03km, đạt 100%. Thực
hiện đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng,
chống thiên tai tại chỗ.
Tiêu chí số 4: Hệ thống điện trên địa bàn xã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của
ngành điện. Số trạm biến áp đạt yêu cầu kỹ thuật trên tổng số trạm của toàn xã là:
30/30 trạm. Chiều dài đường dây trung áp đạt yêu cầu kỹ thuật trên tổng chiều dài
đường dây trung thế của toàn xã là: 11.940/11.940 m. Chiều dài đường dây hạ áp
đạt yêu cầu kỹ thuật trên tổng chiều dài đường dây hạ thế của toàn xã là:
38.920/38.920 m. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn từ các nguồn đạt 99,8%.
Tiêu chí số 8: Điểm phục vụ bưu chính viễn thông: tại địa phương có 02
điểm phục vụ bưu chính viễn thông theo tiêu chuẩn đặt tại ấp Long Thạnh và ấp
Hòa Hưng Thạnh. Xã có dịch vụ viễn thông, Internet: phủ khắp 06/06 ấp. Xã có
Đài truyền thanh và hệ thống loa đến 06/06 ấp. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý, điều hành.
Tiêu chí số 9: Nhà tạm, dột nát không còn. Nhà đạt chuẩn Bộ Xây dựng:
2.767 căn/2.835 căn, tỷ lệ 97,60%.
Tiêu chí số 10: Xã có thu nhập bình quân đầu người đạt 50/50 triêụ đồng/người/năm. lOMoAR cPSD| 46348410 9
Tiêu chí số 11: Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã 46 hộ/2960 hộ, tỷ lệ 1,55%.
(Trong đó đã trừ 9 hộ hưởng bảo trợ xã hội), tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nông thôn
mới:1,16%; hộ cận nghèo có 41 hộ/2960 hộ, tỷ lệ 1,38%.
Tiêu chí số 12: Tỷ lệ người làm việc trên tổng dân số trong độ tuổi lao động
3950/4388 lao động, đạt 90,02%/90% chỉ tiêu.
Tiêu chí sô 13: Xã có 1 HTX bưởi da xanh VietGAP, có 95 thành viên. Xã có tổ
hợp tác bưởi da xanh với 140 thành viên được tổ chức, quản lý và hoạt động theo
Nghị định 77/2019/NĐ-CP.
Tiêu chí số 14: Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xoá mù chữ, phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở thực hiện
đạt. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ
thông, bổ túc, trung cấp): 236/269.Thực hiện đạt 87,73%/80%. Tỷ lệ lao động có
việc làm qua đào tạo 932/1280 người. Thực hiện đạt 932/5.120 đạt 18,20%/25%
chỉ tiêu. Số người cần phải tiếp tục điều tra, rà soát là 348 người, tương ứng tỷ lệ còn lại là 6,8%.
Tiêu chí số 15: Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện đạt
85,9%/85% chỉ tiêu. Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi đạt 10,12% /20,5%.
Tiêu chí số 16: Xã có 6/6 ấp, năm 2020 đã được Ủy ban nhân dân huyện ra
quyết định công nhận đạt chuẩn "Ấp văn hóa".
Tiêu chí số 17: Số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là: đạt 100%.
Trong đó hộ sử dụng nước máy là 2126/2835 đạt tỷ lệ 75%. Tỷ lệ cơ sở sản xuất
- kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi
trường đạt 100%. Xã có đăng ký thu gom rác với điểm trung chuyển tại đường
cảng Giao Long, có 506/2835 hộ đăng ký đạt 17.9%, còn lại hộ tự xử lý bằng cách
đào hố chôn lấp rác trong vườn. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh
hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt 100%.
Tiêu chí số 18: Hiện xã có 11 cán bộ, trình độ văn hóa: tốt nghiệp cấp III
11/11 người, tỷ lệ 100%. Hiện xã có 10 công chức, trình độ văn hóa: tốt nghiệp
cấp III 10/10 người, tỷ lệ 100%. lOMoAR cPSD| 46348410 10
3.1.2 Những tiêu chí “Chưa đạt”
Tiêu chí số 2: Thực hiện được: 4.186m/6.686m đạt 62,60%, trong đó gồm
06 tuyến đường ĐX, đã thực hiện được 4/6 tuyến (tuyến ĐX.05 và ĐX.06 chưa thực hiện)
Tiêu chí số 5: Tỷ lệ trường học các cấp có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
đạt chuẩn quốc gia chưa đạt, gồm Trường mẫu giáo Giao Long A, Trường tiểu học Giao Long A.
Tiêu chí số 6: Tỷ lệ ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao
phục vụ cộng đồng: Xã Giao Long có 06 ấp, chưa có Khu Thể thao và Sân thể
thao, chỉ có sân bóng chuyền chưa đạt chuẩn.
Tiêu chí số 7: Quy mô chợ nhỏ khoảng 300m2 bố trí cho 30 tiểu thương
kinh doanh cố định. Hiện trạng chợ đã xuống cấp, nền chợ ngập nước dù không
có mưa và thiếu một số hạng mục như nhà vệ sinh, hệ thống rãnh thoát nước và
hầm lắng lọc, không có hệ thống cấp nước sạch, thiếu hệ thống cấp điện, chưa có
thiết bị và phương án PCCC, không phân khu dịch vụ ăn uống, thực phẩm tươi
sống. Nội quy chợ chưa được phê duyệt và niêm yết, thiếu cân đối chứng.
Tiêu chí số 19: Còn 01 đồng chí Ấp đội trưởng chưa đảng viên; Đồng chí
Chỉ huy trưởng và đồng chí Tiểu đội trưởng Dân quân cơ động vi phạm về thực
hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 đang chờ xử lý, hiện đang nghỉ việc.
3.2 Nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng nông thôn mới”
Nâng cao hiệu quả công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc phù hợp với tình hình địa phương, đặc điểm dân cư. Huy động sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia công tác giữ gìn an ninh, trật tự.
Nâng cao tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn quốc gia,
tăng cường công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường nhất là các hộ chăn nuôi tập
trung và các cơ sở sản xuất kinh doanh, đồng thời xử lý nghiêm vi phạm hành
chính trên lĩnh vực bảo vệ môi trường. Vận động hộ gia đình có hố xử lý nước lOMoAR cPSD| 46348410 11
thải, rác thải; hộ sản xuất, chăn nuôi theo mô hình phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình.
Tổ chức tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức về nội dung, tư tưởng
chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới,
nhằm cung cấp đầy đủ thông tin để cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu và
cùng tham gia. Tập trung quán triệt trong lực lượng cán bộ nhận thức được đầy
đủ 19 tiêu chí nông thôn mới để làm cơ sở đi vận động tuyên truyền. Trong xây
dựng nông thôn mới, người dân đóng vai trò quan trọng, người dân nhận thức
được 19 tiêu chí từ đó tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để xây dựng nông thôn mới.
Xem xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của cả hệ thống chính trị, có sự kiên trì, liên tục, phù hợp, có
trọng tâm, trọng điểm. Các chương trình được thực hiện bằng sức mạnh tổng hợp, Nhà nước và nhân dân cùng làm, xây dựng nông thôn mới
là sự nghiệp của dân, do dân, dân làm, dân hưởng.
Nâng chất đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn theo quy định; làm
tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của
chính quyền. Thực hiện tốt pháp lệnh dân chủ cơ sở, làm tốt công tác tiếp dân và
giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Phần 3. KẾT LUẬN
Qua đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN
KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở ĐỊA PHƯƠNG CƯ TRÚ”, chúng ta đã
nhìn thấy được những cơ sở lý luận chính của phong trào thông qua 05 nội dung
chính và 19 tiêu chí. Thêm vào đó là một số phương hướng chung để nâng cao
hiệu quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới như:
tập trung và công tác chỉ đạo, điều hành; phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên
truyền cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân; phối hợp vận động nhân dân
thực hiện các chỉ tiêu theo Bộ tiêu chí nông thôn mới. Không những thế qua thực
tiễn thực hiện xây dựng nông thôn mới tại xã Giao Long, từ những tiêu chí Đạt và
những tiêu chí Chưa đạt để đưa ra một số nhiệm vụ giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Giao Long. lOMoAR cPSD| 46348410 12
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu không thể tránh khỏi những sai sót
nên em rất mong nhận được những đóng góp quý báu từ quý thầy cô. Những đóng
góp đó sẽ góp phần giúp cho bài làm của em ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô./.