Tiểu luận Phân tích các giới hạn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam

Hoạtđộngtíndụngngânlàmộttrongcáchoạtđộngchủyếucủacácngânhàng thương mại. Đây là một hoạt động ngân hàng phức tạp cần có điều kiện,chính vì vậy cần thực hiện theo các quy định của pháp luật, các nguyên tắc hoạtđộng tín dụng ngân hàng, và đặc biệt việc tuân theo các giới hạn của việc cấp tíndụng là vô cùng quan trọng. Chính vì thế, bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu cácgiớihạntronghoạtđộngcấp tíndụngcủangânhàngthương mại. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

lOMoARcPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA NỘI
- - - - - - - - - -
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
LUẬT NGÂN HÀNG
Đề bài: Phân tích các giới hạn trong hoạt động
tín dụng của ngân hàng thương mại theo pháp
luật Việt Nam (Lấy ví dụ minh họa)
Họ tên : Đào Thanh Dung
số sinh viên : 21031078
Ngày sinh : 22/06/2003
Lớp : K14 Luật học
Nội, tháng 4 năm 2024
lOMoARcPSD| 45474828
MỞ ĐẦU
Hoạt động tín dụng ngân một trong các hoạt động chủ yếu của các ngân
hàng thương mại. Đây một hoạt động ngân hàng phức tạp cần điều kiện,
chính vì vậy cần thực hiện theo các quy định của pháp luật, các nguyên tắc hoạt
động tín dụng ngân hàng, và đặc biệt việc tuân theo các giới hạn của việc cấp tín
dụng cùng quan trọng. Chính thế, bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu các
giới hạn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.
NỘI DUNG
Các khái niệm
Trước khi đi tìm hiểu về các giới hạn trong hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại thì cần phảim một số các khái niệm liên quan đến
vấn đềy.
Đầu tiên cần tìm hiểu thế nào “ngân hàng thương mại”? Theo Khoản 3
Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định ngân hàng thương mại loại
hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, thể hiểu
rằng ngân hàng thương mại một tổ chức tài chính trung gian chức năng huy
động vốn để cho vay, hoạt động nhằm mc tiêu tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động
giao dịch tiền tệ. Ngân hàng thương mại dựa vào tiền gửi thường xuyên của khách
hàng để cung cấp các dịch vụ tài chính điển hình như cấp tín dụng, thanh toán
chiết khấu.
Tiếp theo là định nghĩa về “tín dụng”, tín dụng được hiểu là mối quan hệ
giữa người cho vay với người vay, người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng
một lượng tài sản cho người vay trong một thời hạn nhất định,n người vay khi
đến thời hạn trả nợ thì sẽ phải hoàn trả cho người cho vay lượng tài sản đã vay,
kèm theo đó thể khoản tiền lãi, hoạt động tín dụng luôn khoảng cách thời
gian giữa thời gian vay với thời gian hoàn trả tiền, đồng thời hoạt động tín dụng
cũng dựa trên sở đó sự tin ởng tín nhiệm giữa người cho vay với người
vay.
“Hoạt động tín dụng ngân hàng” một loại hình hoạt động ngân hàng
bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, ...
thỏa thuận giữa ngân hàng với các tổ chức, nhân để các tchức nhân
được sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo
lOMoARcPSD| 45474828
nguyên tắc cho vay hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảonh ngân hàng các nghiệp vụ cấp tín dụng.
Đặc điểm nguyên tắc của hoạt độngn dụng ngân ng
Đặc điểm của hoạt đng tín dụng ngân hàng
Về đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng, giống với tên gọi thì hoạt
động tín dụng ngân hàng thỏa mãn các đặc điểm chung của hoạt động tín dụng,
bao gồm: 1) Đây một hoạt động kinh doanh ngân hàng điều kiện; 2) Phải
được sự cấp phép từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 3) Hoạt động này phải tuân
thủ theo các nguyên tắc đặc thù. Bên cạnh việc hoạt động tín dụng ngân hàng có
các đặc điểm chung của hoạt động tín dụng, thì nó cũng mang trong mình những
đặc điểm riêng có; các đặc điểm đó bao gồm: 1) Hoạt động tín dụng ngân hàng
hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại; 2) Hoạt động tín dụng ngân
hàng hoạt động mục đích lợi nhuận; 3) Hoạt động tín dụng ngân hàng cần
nguồn vốn hoạt động; 3) Đây hoạt động các hình thức tín dụng ngân hàng
đa dạng: chiết khấu giấy tờ giá, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng,
cho vay, cho thuê tài chính, ...
Nguyên tắc của hoạt động tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng phải được tuân thủ theo các nguyên tắc sau
1) Nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận: Hoạt động cấp tín dụng phải được
thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, tức việc cấp tín dụng phải thực hiện
theo đúng trình tự thủ tục được quy định trong luật, cả ngân hàng khách
hàng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hoạt động tín dụng cũng cần
phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, ngân hàng và khách hàng
sẽ thỏa thuận về tổng mức nợ tín dụng, thời hạn hoàn trả, lãi suất, thỏa thuận
liên quan đến việc vi phạm của các bên trong hoạt động tín dụng, ...
2) Nguyên tắc hoàn trả: Việc vay hoàn trả một đặc trưng của hoạt
động tín dụng, theo đó người được cấp tín dụng khi nhận được một khoản tiền
từ ngân hàng thương mại thì sau một khoảng thời gian người được cấp tín dụng
sẽ phải hoàn trả lại toàn bộ số vốn đã vay từ ngân hàng thương mại, bên cạnh
đó họ cũng sẽ phải trả một khoản tiền lãi theo mức lãi suất đã được quy định
trước đó. Việc trả lãi dựa trên đặc điểm ca ngân hàng thương mại, bởi ngân
hàng thương mại hoạt động dựa trên mục đích tạo lợi nhuận từ các hoạt động
ngân hàng trong đó việc cho vay, chính vậy việc trả lãi cho ngân hàng
lOMoARcPSD| 45474828
hoàn toàn hợp hợp pháp; mức lãi suất sẽ theo biến động của thị trường,
thông thường chỉ áp dụng một mức lãi suất cho cả quá trình vay.
3) Nguyên tắc cho vay ngân hàng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng
thương mại phải tuân thủ theo nguyên tắc cho vay ngân hàng; theo đó, hoạt
động cho vay phải được thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng với khách
hàng theo quy định của pháp luật, sử dụng vốn vay đúng mục đích và phải
trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho ngân hàng theo thỏa thuận
trước đó.
4) Mục đích vay vốn hợp pháp: Người được cấp tín dụng được sử dụng
vốn vay vào bất cứ mục đích hợp pháp nào, theo đó việc sử dụng số tiền được
cấp phải mục đích phù hợp với pháp luật, không được sử dụng số tiền này
vào những hoạt động phi pháp, bất chính, kinh doanh buôn bán các loại mặt
hàng bị pháp luật cấm. Ngân hàng thương mại quyền yêu cầu khách hàng
cung cấp thông tin về mục đích sử dụng vốn vay khách hàng phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của những thông tin đó; ngoài ra, ngân
hàng thương mại quyền giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn, việc trả nợ;
đồng thời quyền chấm dứt cho vay thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện ra
khách hàng có hành vi vi phạm tha thuận về hoạt động tín dụng. Điều này đã
được quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 4, Điều 9 Luật các tổ chức tín dụng
2010 Khoản 2 Điều 24 Thông 39/2016/TT-NHNN.
Các giới hạn trong hoạt đng tín dụng ngân hàng thương mại
Giới hạn thứ nhất, tổng mức nợ cấp n dụng đối với một khách
hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại và tổng
mức nợ tín dụng đối với một khách hàng người liên quan không đoực
vượt qsa 25% vốn tự của ngân hàng thương mại. Theo Khoản 1 Điều 128
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017) đã quy định tổng mức dư nợ cấp
tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự của ngân
hàng thương mại, đồng thời tổng c nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng
người liên quan không được vượt quá 25% vốn tự của ngân hàng thương
mại. Như vậy, tỉ lệ tối đa cấp tín dụng với một khách hàng của ngân hàng thương
mại là 15% vốn tự có của ngân hàng đó, và có thể thấp hơn 15%. Đối với khách
hàng người liên quan thì tỉ lệ tối đa cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
sẽ 25% trở xuống. thể lấy dụ như ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Sài
Gòn Thương Tín (Sacombank) có tổng vốn tự có là 48.226 t đồng thì tổng mức
nợ cấp tín dụng Ngân hàng thương mại này được phép cấp 15% của
lOMoARcPSD| 45474828
48.226 tỷ đồng, cụ thể sẽ 7.234 tỷ đối với một nhân 25% của 48.226 tỷ
đồng, cụ thể 12.057 tỷ động với một nhân người liên quan.
Giới hạn thứ hai, mức nợ cấp tín dụng không bao gồm các khoản
cho vay tnguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, nhân hoặc trường
hợp khác hàng vay là tổ chức tín dụng khác. Tại khoản 3 Điều 128 luật Các tổ
chức tín dụng cũng quy định mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ; của tổ
chức, nhân hoặc trường hợp khách hàng vay tổ chức tín dụng khác. tổng
mức nợ cấp tín dụng bao gồm các khoản như: Tổng mức dư ncấp tín dụng
bao gồm tng số nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, tổng mức mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, thẻ tín dụng các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả
ncấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật; số bảo
lãnh các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
khác cấp tín dụng; điều này được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 1 Thông
19/2017/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung Khoản 13 Điều 3 Thông 36/2014/TT-
NHNN. Chính vậy các khoản khoản vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính
phủ; của tổ chức, nhân hay khách vay các tổ chức tín dụng khác không nằm
trong tổng mức nợ cấp tín dng của ngân hàng thương mại.
Giới hạn thứ ba là về việc giải quyết các trường hợp vượt quá giới hạn
cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong một số trường hợp ngoại lệ, nếu
như khách hàng nhu cầu vốn vượt quá giới hạn cấp tín dụng đã được quy định
thì ngân hàng thương mại được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước, điều này được quy định cụ thể trong Khoản 6 Điều 128 Luật Các
tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017). Chẳng hạn như trường hợp cấp tín dụng
cho công ty Lộc Trời, Ngân hàng MB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân
đội) đã hợp vốn với 6 ngân hàng nước ngoài khác bao gồm Agricultural Bank of
China, China Construction Bank, First Commercial Bank, CTBC Bank E.
SUN Commercial Bank để cấp gói tín dụng 100 triệu USD cho Công ty Cổ phần
Tập đoàn Lộc Trời để đầu cho việc mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao.
Giới hạn thứ tư, nếu sau khi hợp vốn mà vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu của một khách hàng thì mức cấp tín dụng tối đa sẽ do Thủ tướng Chính
phủ quyết định. Khoản 7 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017), trong
trường hợp để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - hội khả năng hợp vốn ca ngân
hàng thương mại vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu vốn của nhân người liên
lOMoARcPSD| 45474828
quan thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá
giới hạn nhân, người liên quan được cấp tùy theo từng trường hợp cụ
thể, theo quy định tại Quyết định số 13/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018
về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới
hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy, trong trường
hợp việc hợp vốn vẫn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì ngân
hàng thương mại không được tự ý cấp tín dụng cho khách hàng, vì trong trường
hợp này chỉ Thủ tướng Chính phủ mới thẩm quyền quyết định mức cấp tín
dụng tối đa vượt quá giới hạn được cấp. Đồng thời, tổng các khoản cấp tín dụng
của ngân hàng thương mại trong trường hợp trên không được vượt qbốn lần
so với số vốn tự của mình.
KẾT LUẬN
Như vậy thể thấy, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại một
hoạt động nguyên tắc giới hạn, các ngân hàng thương mại trong hoạt
động cấp tín dụng phải tuân thủ theo các giới hạn pháp luật đã định ra, với
các trường hợp cấp tín dụng vượt quá tổng mức nợ đã được quy định không
có sự đồng ý, cho phép của Ngân hàng Nhà nước hay của Chính phủ sẽ bị coi là
vi phạm pháp luật. Hoạt động tín dụng thể xem một hoạt động phức tạp, bởi
hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp cấp tín dụng không tuân thủ nguyên tắc
các giới hạn dẫn đến việc nợ xấu diễn ra ngày càng nhiều, không chỉ gây ảnh
hướng tới chính ngân hàng thương mại đã cấp tín dụng còn làm ảnh hưởng
tới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chính vậy, các ngân hàng thương mại, tổ
chức tín dụng khác cần sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật liên quan đến hoạt
động cấp tín dụng, đồng thời cần sự thanh tra, giám sát thường xuyên các ngân
hàng thương mại, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng.
lOMoARcPSD| 45474828
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
2.
Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm
2010.
3.
Văn bản hợp nhất Luật Các tổ chức tín dụng số 07/VBHN-VPQH ngày 12 tháng
12 năm 2017.
4.
Thông tư 36/2014/TT-NHNN về “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhanh ngân ng nước ngoài” ngày 20
tháng 11 năm 2014.
5.
Thông tư 19/2017/TT-NHNN về “Sửa đổi, bsung một số điều của thông tư số
36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước quy định các giới hạn, ty lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” ngày 28 tháng 12 năm 2017.
6.
Thông số 39/2016/TT-NHNN về “Quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng” ngày 30 tháng 12
năm 2016.
7.
Bình Khánh (2023), Sacombank cho 9 khách hàng vay gần nửa số vốn tự để
rót cào cùng một sự án, Tuổi trẻ Online.
8.
Thạch Bình (2023), Sacombank công bố chi tiết thông tin về tỷ lệ an toàn vốn,
Thời báo Ngân hàng.
9.
Thế nào cấp tín dụng hợp vốn? Tổ chức thực hiện cấp tín dụng hợp vốn gồm
những tổ chức nào? (2022). Lawnet.
10.
Tổng mức nợ cấp tín dụng của tổ chức n dụng, chi nhánh ngân hàng gồm
những gì? (2018), LawNet.
11.
Tuyết Ân (2023), 7 ngân hàng hợp vốn 100 triệu USD cho Lộc trời vay làm lúa
chất lượng cao, Forbes Vietnam.
12.
Thị Phương Dung (2023), Vay vốn ngân hàng cần mục đích sử dụng
vốn cụ thể không? Luật Minh Khuê.
13.
Nguyên tắc cho vay, vay vốn, của tổ chức tín dụng quy định thế nào? (2017),
LawNet.
14.
Hạn chế cấp tín dụng ngân hàng được quy định như thế nào? Quy định giới hạn
cấp tín dụng ngân hàng mới nhất? (2024), Thư viện pháp luật.
15.
Nguyễn Thụy Hân, Hồ Quốc Tuấn (2023), Những trường hợp nào không được
cấp tín dụng? Thư viện pháp luật.
16.
Ngân hàng thương mại được phép cấp tín dụng cho khách hàng không được vượt
quá bao nhiêu %? (2023), Thư viện pháp luật.
| 1/7

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
- - - - - - - - - -
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ LUẬT NGÂN HÀNG
Đề bài: Phân tích các giới hạn trong hoạt động
tín dụng của ngân hàng thương mại theo pháp
luật Việt Nam (Lấy ví dụ minh họa)
Họ và tên : Đào Thanh Dung
Mã số sinh viên : 21031078 Ngày sinh : 22/06/2003 Lớp : K14 – Luật học
Hà Nội, tháng 4 năm 2024 lOMoAR cPSD| 45474828 MỞ ĐẦU
Hoạt động tín dụng ngân là một trong các hoạt động chủ yếu của các ngân
hàng thương mại. Đây là một hoạt động ngân hàng phức tạp cần có điều kiện,
chính vì vậy cần thực hiện theo các quy định của pháp luật, các nguyên tắc hoạt
động tín dụng ngân hàng, và đặc biệt việc tuân theo các giới hạn của việc cấp tín
dụng là vô cùng quan trọng. Chính vì thế, bài viết này sẽ tập trung tìm hiểu các
giới hạn trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. NỘI DUNG Các khái niệm
Trước khi đi tìm hiểu về các giới hạn trong hoạt động cấp tín dụng của
ngân hàng thương mại thì cần phải làm rõ một số các khái niệm có liên quan đến vấn đề này.
Đầu tiên cần tìm hiểu thế nào là “ngân hàng thương mại”? Theo Khoản 3
Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định ngân hàng thương mại là loại
hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động
kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận. Như vậy, có thể hiểu
rằng ngân hàng thương mại là một tổ chức tài chính trung gian có chức năng huy
động vốn để cho vay, hoạt động nhằm mục tiêu tạo ra lợi nhuận từ các hoạt động
giao dịch tiền tệ. Ngân hàng thương mại dựa vào tiền gửi thường xuyên của khách
hàng để cung cấp các dịch vụ tài chính điển hình như cấp tín dụng, thanh toán và chiết khấu.
Tiếp theo là định nghĩa về “tín dụng”, tín dụng được hiểu là mối quan hệ
giữa người cho vay với người vay, người cho vay sẽ chuyển giao quyền sử dụng
một lượng tài sản cho người vay trong một thời hạn nhất định, còn người vay khi
đến thời hạn trả nợ thì sẽ phải hoàn trả cho người cho vay lượng tài sản đã vay,
kèm theo đó có thể là khoản tiền lãi, hoạt động tín dụng luôn có khoảng cách thời
gian giữa thời gian vay với thời gian hoàn trả tiền, đồng thời hoạt động tín dụng
cũng dựa trên cơ sở đó là sự tin tưởng và tín nhiệm giữa người cho vay với người vay.
“Hoạt động tín dụng ngân hàng” là một loại hình hoạt động ngân hàng
bao gồm: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản, ...
Là thỏa thuận giữa ngân hàng với các tổ chức, cá nhân để các tổ chức cá nhân
được sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo lOMoAR cPSD| 45474828
nguyên tắc cho vay có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng.
Đặc điểm và nguyên tắc của hoạt động tín dụng ngân hàng
Đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng
Về đặc điểm của hoạt động tín dụng ngân hàng, giống với tên gọi thì hoạt
động tín dụng ngân hàng thỏa mãn các đặc điểm chung của hoạt động tín dụng,
bao gồm: 1) Đây là một hoạt động kinh doanh ngân hàng có điều kiện; 2) Phải
được sự cấp phép từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; 3) Hoạt động này phải tuân
thủ theo các nguyên tắc đặc thù. Bên cạnh việc hoạt động tín dụng ngân hàng có
các đặc điểm chung của hoạt động tín dụng, thì nó cũng mang trong mình những
đặc điểm riêng có; các đặc điểm đó bao gồm: 1) Hoạt động tín dụng ngân hàng
là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại; 2) Hoạt động tín dụng ngân
hàng hoạt động vì mục đích lợi nhuận; 3) Hoạt động tín dụng ngân hàng cần có
nguồn vốn hoạt động; 3) Đây là hoạt động có các hình thức tín dụng ngân hàng
đa dạng: chiết khấu giấy tờ có giá, phát hành thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng,
cho vay, cho thuê tài chính, ...
Nguyên tắc của hoạt động tín dụng ngân hàng
Hoạt động tín dụng ngân hàng phải được tuân thủ theo các nguyên tắc sau
1) Nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận: Hoạt động cấp tín dụng phải được
thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, tức là việc cấp tín dụng phải thực hiện
theo đúng trình tự thủ tục được quy định trong luật, cả ngân hàng và khách
hàng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Hoạt động tín dụng cũng cần
phải được thực hiện dựa trên nguyên tắc thỏa thuận, ngân hàng và khách hàng
sẽ thỏa thuận về tổng mức dư nợ tín dụng, thời hạn hoàn trả, lãi suất, thỏa thuận
liên quan đến việc vi phạm của các bên trong hoạt động tín dụng, ...
2) Nguyên tắc hoàn trả: Việc vay có hoàn trả là một đặc trưng của hoạt
động tín dụng, theo đó người được cấp tín dụng khi nhận được một khoản tiền
từ ngân hàng thương mại thì sau một khoảng thời gian người được cấp tín dụng
sẽ phải hoàn trả lại toàn bộ số vốn đã vay từ ngân hàng thương mại, bên cạnh
đó họ cũng sẽ phải trả một khoản tiền lãi theo mức lãi suất đã được quy định
trước đó. Việc trả lãi là dựa trên đặc điểm của ngân hàng thương mại, bởi ngân
hàng thương mại hoạt động dựa trên mục đích là tạo lợi nhuận từ các hoạt động
ngân hàng trong đó có việc cho vay, chính vì vậy việc trả lãi cho ngân hàng là lOMoAR cPSD| 45474828
hoàn toàn hợp lý và hợp pháp; mức lãi suất sẽ theo biến động của thị trường,
và thông thường chỉ áp dụng một mức lãi suất cho cả quá trình vay.
3) Nguyên tắc cho vay ngân hàng: Hoạt động tín dụng của ngân hàng
thương mại phải tuân thủ theo nguyên tắc cho vay ngân hàng; theo đó, hoạt
động cho vay phải được thực hiện theo thỏa thuận giữa ngân hàng với khách
hàng theo quy định của pháp luật, sử dụng vốn vay đúng mục đích và phải có
trách nhiệm hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho ngân hàng theo thỏa thuận trước đó.
4) Mục đích vay vốn hợp pháp: Người được cấp tín dụng được sử dụng
vốn vay vào bất cứ mục đích hợp pháp nào, theo đó việc sử dụng số tiền được
cấp phải có mục đích phù hợp với pháp luật, không được sử dụng số tiền này
vào những hoạt động phi pháp, bất chính, kinh doanh buôn bán các loại mặt
hàng bị pháp luật cấm. Ngân hàng thương mại có quyền yêu cầu khách hàng
cung cấp thông tin về mục đích sử dụng vốn vay và khách hàng phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của những thông tin đó; ngoài ra, ngân
hàng thương mại có quyền giám sát, kiểm tra việc sử dụng vốn, và việc trả nợ;
đồng thời có quyền chấm dứt cho vay và thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện ra
khách hàng có hành vi vi phạm thỏa thuận về hoạt động tín dụng. Điều này đã
được quy định cụ thể tại Khoản 6 Điều 4, Điều 9 Luật các tổ chức tín dụng
2010 và Khoản 2 Điều 24 Thông 39/2016/TT-NHNN.
Các giới hạn trong hoạt động tín dụng ngân hàng thương mại
Giới hạn thứ nhất, tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách
hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng thương mại và tổng
mức dư nợ tín dụng đối với một khách hàng và người có liên quan không đoực
vượt qsa 25% vốn tự có của ngân hàng thương mại
. Theo Khoản 1 Điều 128
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017) đã quy định tổng mức dư nợ cấp
tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân
hàng thương mại, đồng thời tổng mưc dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng
và người có liên quan không được vượt quá 25% vốn tự có của ngân hàng thương
mại. Như vậy, tỉ lệ tối đa cấp tín dụng với một khách hàng của ngân hàng thương
mại là 15% vốn tự có của ngân hàng đó, và có thể thấp hơn 15%. Đối với khách
hàng và người có liên quan thì tỉ lệ tối đa cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
sẽ là 25% trở xuống. Có thể lấy ví dụ như ngân hàng Thương mại Cổ phẩn Sài
Gòn Thương Tín (Sacombank) có tổng vốn tự có là 48.226 tỷ đồng thì tổng mức
dư nợ cấp tín dụng Ngân hàng thương mại này có được phép cấp là 15% của lOMoAR cPSD| 45474828
48.226 tỷ đồng, cụ thể sẽ là 7.234 tỷ đối với một cá nhân và 25% của 48.226 tỷ
đồng, cụ thể là 12.057 tỷ động với một cá nhân và người có liên quan.
Giới hạn thứ hai, mức dư nợ cấp tín dụng không bao gồm các khoản
cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ, tổ chức, cá nhân hoặc trường
hợp khác hàng vay là tổ chức tín dụng khác
. Tại khoản 3 Điều 128 luật Các tổ
chức tín dụng cũng quy định mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại
không bao gồm các khoản cho vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính phủ; của tổ
chức, cá nhân hoặc trường hợp khách hàng vay là tổ chức tín dụng khác. Mà tổng
mức dư nợ cấp tín dụng bao gồm các khoản như: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng
bao gồm tổng số dư nợ cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, cho thuê tài chính, bao
thanh toán, tổng mức mua, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, thẻ tín dụng và các
nghiệp vụ cấp tín dụng khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm cả
dư nợ cấp tín dụng từ nguồn vốn của pháp nhân khác mà tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài chịu rủi ro theo quy định của pháp luật; số dư bảo
lãnh và các khoản ủy thác cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
khác cấp tín dụng; điều này được quy định cụ thể tại khoản 5 Điều 1 Thông tư
19/2017/TT-NHNN, sửa đổi bổ sung Khoản 13 Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-
NHNN. Chính vì vậy mà các khoản là khoản vay từ nguồn vốn ủy thác của Chính
phủ; của tổ chức, cá nhân hay khách vay là các tổ chức tín dụng khác không nằm
trong tổng mức dư nợ cấp tín dụng của ngân hàng thương mại.
Giới hạn thứ ba là về việc giải quyết các trường hợp vượt quá giới hạn
cấp tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong một số trường hợp ngoại lệ, nếu
như khách hàng có nhu cầu vốn vượt quá giới hạn cấp tín dụng đã được quy định
thì ngân hàng thương mại được cấp tín dụng hợp vốn theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước, điều này được quy định cụ thể trong Khoản 6 Điều 128 Luật Các
tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017). Chẳng hạn như trường hợp cấp tín dụng
cho công ty Lộc Trời, Ngân hàng MB (Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân
đội) đã hợp vốn với 6 ngân hàng nước ngoài khác bao gồm Agricultural Bank of
China, China Construction Bank, First Commercial Bank, CTBC Bank và E.
SUN Commercial Bank để cấp gói tín dụng 100 triệu USD cho Công ty Cổ phần
Tập đoàn Lộc Trời để đầu tư cho việc mở rộng sản xuất lúa chất lượng cao.
Giới hạn thứ tư, nếu sau khi hợp vốn mà vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu của một khách hàng thì mức cấp tín dụng tối đa sẽ do Thủ tướng Chính
phủ quyết định
. Khoản 7 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi 2017), trong
trường hợp để thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội mà khả năng hợp vốn của ngân
hàng thương mại vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu vốn của cá nhân và người có liên lOMoAR cPSD| 45474828
quan thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quyết định mức cấp tín dụng tối đa vượt quá
giới hạn mà cá nhân, người có liên quan được cấp và tùy theo từng trường hợp cụ
thể, theo quy định tại Quyết định số 13/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018
về điều kiện, hồ sơ, trình tự đề nghị chấp thuận mức cấp tín dụng tối đa vượt giới
hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Như vậy, trong trường
hợp mà việc hợp vốn mà vẫn không thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thì ngân
hàng thương mại không được tự ý cấp tín dụng cho khách hàng, vì trong trường
hợp này chỉ Thủ tướng Chính phủ mới có thẩm quyền quyết định mức cấp tín
dụng tối đa vượt quá giới hạn được cấp. Đồng thời, tổng các khoản cấp tín dụng
của ngân hàng thương mại trong trường hợp trên không được vượt quá bốn lần
so với số vốn tự có của mình. KẾT LUẬN
Như vậy có thể thấy, hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là một
hoạt động có nguyên tắc và có giới hạn, các ngân hàng thương mại trong hoạt
động cấp tín dụng phải tuân thủ theo các giới hạn mà pháp luật đã định ra, với
các trường hợp cấp tín dụng vượt quá tổng mức dư nợ đã được quy định mà không
có sự đồng ý, cho phép của Ngân hàng Nhà nước hay của Chính phủ sẽ bị coi là
vi phạm pháp luật. Hoạt động tín dụng có thể xem là một hoạt động phức tạp, bởi
hiện nay xuất hiện nhiều trường hợp cấp tín dụng không tuân thủ nguyên tắc và
các giới hạn dẫn đến việc nợ xấu diễn ra ngày càng nhiều, không chỉ gây ảnh
hướng tới chính ngân hàng thương mại đã cấp tín dụng mà còn làm ảnh hưởng
tới hệ thống ngân hàng Việt Nam. Chính vì vậy, các ngân hàng thương mại, tổ
chức tín dụng khác cần có sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật liên quan đến hoạt
động cấp tín dụng, đồng thời cần có sự thanh tra, giám sát thường xuyên các ngân
hàng thương mại, đặc biệt là trong hoạt động cấp tín dụng. lOMoAR cPSD| 45474828
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
2. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010.
3. Văn bản hợp nhất Luật Các tổ chức tín dụng số 07/VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017.
4. Thông tư 36/2014/TT-NHNN về “Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhanh ngân hàng nước ngoài” ngày 20 tháng 11 năm 2014.
5. Thông tư 19/2017/TT-NHNN về “Sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số
36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước quy định các giới hạn, ty lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài” ngày 28 tháng 12 năm 2017.
6. Thông tư số 39/2016/TT-NHNN về “Quy định hoạt động cho vay của tổ chức tín
dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng” ngày 30 tháng 12 năm 2016.
7. Bình Khánh (2023), Sacombank cho 9 khách hàng vay gần nửa số vốn tự có để
rót cào cùng một sự án, Tuổi trẻ Online.
8. Thạch Bình (2023), Sacombank công bố chi tiết thông tin về tỷ lệ an toàn vốn,
Thời báo Ngân hàng.
9. Thế nào là cấp tín dụng hợp vốn? Tổ chức thực hiện cấp tín dụng hợp vốn gồm
có những tổ chức nào? (2022). Lawnet.
10. Tổng mức dư nợ cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng gồm
những gì? (2018), LawNet.
11. Tuyết Ân (2023), 7 ngân hàng hợp vốn 100 triệu USD cho Lộc trời vay làm lúa
chất lượng cao, Forbes Vietnam.
12. Tô Thị Phương Dung (2023), Vay vốn ngân hàng có cần có mục đích sử dụng
vốn cụ thể không? Luật Minh Khuê.
13. Nguyên tắc cho vay, vay vốn, của tổ chức tín dụng quy định thế nào? (2017), LawNet.
14. Hạn chế cấp tín dụng ngân hàng được quy định như thế nào? Quy định giới hạn
cấp tín dụng ngân hàng mới nhất? (2024), Thư viện pháp luật.
15. Nguyễn Thụy Hân, Hồ Quốc Tuấn (2023), Những trường hợp nào không được
cấp tín dụng? Thư viện pháp luật.
16. Ngân hàng thương mại được phép cấp tín dụng cho khách hàng không được vượt
quá bao nhiêu %? (2023), Thư viện pháp luật.