-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận : Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Vinamilk | Trường Đại học Quy Nhơn
Tiểu luận : Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Vinamilk | Trường Đại học Quy Nhơn. Tài liệu gồm 10 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh (8340101) 35 tài liệu
Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Tiểu luận : Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Vinamilk | Trường Đại học Quy Nhơn
Tiểu luận : Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Vinamilk | Trường Đại học Quy Nhơn. Tài liệu gồm 10 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (8340101) 35 tài liệu
Trường: Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Quy Nhơn
Preview text:
1. Sơ lược về công ty Vinamilk
Tên doanh nghiệp: công ty cổ phần sữa Việt Nam(Vinamilk)
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam dairy Products Joint-Stock Company
Lĩnh vực hoạt động: sản xuất sữa và các chế phẩm từ sữa
Trụ sở chính: số 10, phố Tân Trào, phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh
Vinamilk được thành lập vào năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy
sữa ở chế độ cũ: nhà máy sữa Thống Nhất, nhà máy sữa Trường Thọ và nhà
máy sữa bột Dielac. Qua nhiều năm xây sựng và phát triển, Vinamilk là nhà
sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam, đã vinh dự nhận được nhiều phần
thưởng cao quý. Quan trọng phải kể đến: Huân chương Độc lập hạng Nhì
(2010), Huân chương Độc lập hạng Ba (2005), được phong tặng danh hiệu
Anh hùng lao động trong thời kì đổi mới. Năm 2010, là doanh nghiệp đầu
tiên và duy nhất Việt Nam nằm trong 200 công ty có doanh thu dưới 1 tỷ đô
la hoạt động có hiệu quả nhất, tốt nhất châu Á được tạp chí Fober vinh danh…
Danh mục sản phẩm của Vinamilk rất đa dạng với trên 200 mặt hàng
sữa và các sản phẩm từ sữa. Phần lớn được cung cấp cho thị trường dưới
thương hiệu Vinamilk, thương hiệu này được bình chọn là một thương hiệu
nổi tiếng và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh nhất do Bộ công
thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong nhóm top
10 hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 1995 đến năm 2007.
2.Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Vinamilk ( BCTC năm 2011)
Hiện nay, xu hướng tiêu dùng sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa ngày càng
tăng lên làm cho ngành công nghiệp chế biến sữa ngày càng phát triển, trong đó
công ty Vinamilk được đánh giá là công ty hàng đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên,
hiện nay nền kinh tế của cả thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đều khá
bất ổn. Thêm vào đó, với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự ra đời của nhiều
công ty cùng ngành đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của công ty. Vậy, để
có thể tồn tại và duy trì sự phát triển thì Vinamilk cũng như các doanh nghiệp Việt
Nam cần phải quan tâm đánh giá và phân tích các ảnh hưởng, các yếu tố từ môi
trường bên ngoài cũng như nội bộ doanh nghiệp để làm căn cứ quan trọng giúp
nhà quản trị có thể có các chiến lược để phát triển công ty.
Trước hết là vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm: yếu tố quy mô hay tốc
độ gia tăng dân số đặc biệt ảnh hưởng quan trọng đến cơ cấu thị trường tiêu
thụ sản phẩm của doanh nghiệp.
Quy mô và tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến quy mô của nhu cầu: Việt
Nam có quy mô dân số khá lớn, theo số liệu của cục thống kê, dân số của
Việt Nam năm 2011 là 87,84 triệu người, dân số trung bình năm 2012 là
88,78 triệu người, tốc độ gia tăng dân số là 1,06% so với năm 2011. Do đó
ta có thể thấy thị trường tiêu thụ sữa là khá lớn. Thêm vào đó, nhu cầu về
sữa của người dân cũng ngày càng tăng cao. Đây là cơ hội để Vinamilk mở
rộng quy mô thị trường để đáp ứng nhu cầu gia tăng của người dân.
Theo cơ cấu dân số, năm 2011, dân số khu vực thành thị là 26,88 triệu
người chiếm 30,6% , trong khi đó, dân số khu vực nông thân là 60,96 triệu
người chiếm 69,4%. Qua đó, có thể thấy dân số ở khu vực nông thôn chiếm
tỷ trọng rất lớn. Vì vậy, công ty Vinamilk cần đặc biệt quan tâm đến thị
trường ở nơi này bằng việc mở rộng kênh phân phối bán lẻ, nghiên cứu các
sản phẩm có giá thành hợp lý phù hợp với thu nhập với người dân ở khu vực này.
Theo cơ cấu độ tuổi: từ 0-14 chiếm 24%, từ 16-64 chiếm 70%, trên 64 là
6% và Việt nam năm 2011 được đánh giá là trong thời kì dân số vàng, tuy
nhiên dân số Việt Nam lại đang có xu hướng già đi bừng việc dự báo năm
2020, độ tuổi trên 64 là 8% và tăng lên 23% năm 2050. Như vậy, công ty
ngoài chú ý đến độ tuổi từ 0-14, độ tuổi cần dinh dưỡng để phát triển, cũng
cần đặc biệt chú ý đến độ tuổi trên 64. Cần sản xuất ra các sản phẩm nhiều
chất lượng dinh dưỡng hay hàm lượng đường thấp đi vì độ tuổi này nguy cơ
mắc bệnh tiểu đường cao.
Sự thay đổi cơ cấu và quy mô hộ gia đình cũng là một vấn đề đáng bàn.
Xu hướng gia đình trẻ ngày càng phổ biến thay thế gia đình truyền thống
nhiều thế hệ. Cùng với vận động sinh đẻ có kế hoạch, mỗi gia đình chỉ có từ
1 đến 2 con (tuy ở Việt Nam lúc bấy giờ thực hiện chưa nghiêm túc nhưng ít
nhiều cũng đã có những tín hiệu tốt). Do đó, các nhà nghiên cứu cần phải
thay đổi hình thức thanh toán hiện đại hơn, dịch vụ mua sắm sản phẩm tại
gia phát triển, thay đổi mẫu mã sản phẩm. Công ty cũng đã tích cực phát
triển các chuỗi cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua sắm với các dịch vụ hiện đại.
Về vấn đề đô thị hóa và sự phân bố lại dân cư, công ty cũng cần quan
tâm. Được biết, tốc độ đô thị hóa của Việt Nam năm 2011 là 30% cùng với
đó cơ sở hạ tầng, ngành nghề kinh doanh phát triển, đây là cơ hội cho công
ty chuyển hướng vào khu dân cư với mẫu mã, chất lượng sản phẩm , đi kèm với giá cả sẽ cao hơn.
Thứ hai là về đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu mà các doanh
nghiệp đều phải chấp nhận. Mỗi một công ty thì phải đối mặt với các đối thủ
cạnh tranh khác nhau. Đó có thể là những lực lượng, các công ty, tổ chức đang
hoặc có khả năng tham gia vào thị trường làm ảnh hưởng đến thị trường và
khách hàng của công ty. Vì vậy, xác định đúng các đối thủ cạnh tranh là rất
quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Vinamil nói riêng.
Hiện nay, khi mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu tiêu
dùng các sản phẩm sữa cũng ngày càng tăng, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao
và vẫn đang tiếp tục tăng. Vì thế, thị trường sữa là một thị trường đang có sự cạnh tranh mạnh mẽ.
Năm 2011, thực trạng phân phối trên thị trường sữa đang thuộc về một số
“ông trùm” như Vinamilk chiếm 35%, Dutch Lady chiếm 24%, 22% là các sản
phẩm sữa bột nhập khẩu như Mead Johnson, Abbott, Nestle…, 19% còn lại là
các hãng nội địa như Anco Milk, Hanoimilk, Nutifood, TH Truemilk…Trong đó.
Có thể thấy Vinamilk đang dẫn đầu thị trường sữa Việt Nam:
+ Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản
phẩm trong nước và nhập khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu
chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đnag chiếm giữ thị
phần lần lượt là 16% và 20%
+ Nhóm sữa đặc: Vinamilk chiếm 79%, Dutch Lady chiếm 21%. Sữa nước:
Dutch Lady chiếm 37%, Vinamilk 35%. Sữa bột: : Dutch Lady chiếm 20%,
Abbott và Vinamilk cùng chiếm 16%, Mead Johnson 15%. Sữa chua: Vinamilk chiếm 55%.
+Dutch Lady có thể xem như là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinamilk, khi
mà có một số thị phần đã vượt qua Vinamilk, một số thị phần khác chỉ chênh
nhau rất ít hoặc xấp xỉ bằng.
+ Ở lĩnh vực sữa tươi, TH True Milk, với quy mô đầu tư lớn, bài bản và
sologan ghi điểm với thị trường “ thật sự thiên nhiên” đang ngày một chứng tỏ
mình là đối thủ đáng gờm của Vinamilk. Người ta thậm chí còn đặt ra câu hỏi,
liệu trong tương lai, Vinamilk có bị TH True Milk vượt mặt? Tại Hội thảo đối
thoại chính sách về việc thực hiện Nghị quyết 13 và Đề án tái cơ cấu nền kinh
tế, bà Thái Hương, Tổng giám đốc Ngân hàng Bắc Á và là nhà tư vấn tài chính
cho dự án nhà máy sữa TH True Milk, đã có một tuyên bố làm nhiều người chú
ý. Bà Hương cho rằng, đến năm 2015, nhà máy TH True Milk sẽ đạt doanh số
3.700 tỉ đồng và khi đó TH True Milk sẽ chiếm tới 50% thị phần sữa tươi tại
VN. Nhiều người cho rằng tuyên bố này khá ngạo mạn, nhưng nếu nhìn vào dây
chuyền sản xuất cũng như trang trại bò sữa hiện đại nhất Đông Nam Á, điều
này không phải là không có cơ sở. Hơn nữa, mặc dù mới xuất hiện, nhưng
doanh thu thuần năm 2011 của công ty TH True Milk đã đạt trên 1000 tỷ đồng.
+ Sữa chua, vốn gần như là độc quyền của Vinamilk, giờ cũng bị các thương
hiệu khác tấn công ồ ạt, trong đó, nổi lên có sữa chua Ba Vì. Váng sữa bột cũng
chịu sự cạnh tranh ngày một lớn của các thương hiệu sữa lớn đến từ Mỹ, Úc, Pháp, Hàn Quốc…
Ngoài cạnh tranh với các đối thủ trong ngành thì Vinamilk còn phải cạnh
tranh với những đối thủ có sản phẩm có thể thay thế như : bột ngũ cốc, nước
uống dinh dưỡng chống lão hóa, nước diệp lục tố kích thích ăn uống, hỗ trợ tiêu
hóa, nước cam ép Twister..., một số loại kem tươi nước ngọt… Đây là những
sản phẩm thay thế tốt cho sữa trong số những sản phẩm trên có một số đối thủ
lớn và có uy tín trên thị trường, đó là những đối thủ tiềm ẩn của ngành.
Như vậy, Vinamilk hiện đang là công ty sữa đứng đầu Việt Nam và tất nhiên,
Vinamilk so với các đối thủ cạnh tranh là:
+ Vị trí đầu ngành được hỗ trợ bởi thương hiệu được xây dựng tốt: Kể từ khi
bắt đầu hoạt động vào năm 1976, Vinamilk đã xây dựng một thương hiệu mạnh
cho sản phẩm sữa tại thị trường Việt Nam. Thương hiệu Vinamilk được sử dụng
từ khi công ty mới bắt đầu thành lập và hiện nay là một thương hiệu sữa được
biết đến rộng rãi tại Việt Nam và trở thành một trong những sản phẩm sữa bán
chạy nhất dành cho khúc thị trường trẻ em từ 6 đến 12 tuổi tại Việt Nam trong năm 2007.
+ Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp: tính đến ngày 31 tháng 12
năm 2009, Vinamilk đã bán sản phẩm thông qua 240 nhà phân phối cùng với
hơn 140.000 điểm bán hàng tại toàn bộ 64 tỉnh thành của cả nước. Đội ngũ bán
hàng nhiều kinh nghiệm gồm 1.787 nhân viên bán hàng trên khắp đất nước
+Quan hệ bền vững với các nhà cung cấp, đảm bảo nguồn sữa đáng tin cậy.
+Năng lực nghiên cứu và phát triển theo định hướng thị trường.
+Kinh nghiệm quản lý tốt được chứng minh bởi kết quả hoạt động kinh doanh bền vững.
+Thiết bị và công nghệ sản xuất đạt chuẩn quốc tế: nhập khẩu công nghệ từ
các nước châu Âu như Đức, Ý và Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản
xuất. Chúng tôi là công ty duy nhất tại Việt Nam sở hữu hệ thống máy móc sử
dụng công nghệ sấy phun do Niro của Đan Mạch, hãng dẫn đầu thế giới về
công nghệ sấy công nghiệp, sản xuất.
+Danh mục sản phẩm đa dạng và mạnh (gần 200 danh mục) có các dòng sản
phẩm nhắm đến một số khách hàng mục tiêu chuyên biệt như trẻ nhỏ, người lớn
và người già cùng với các sản phẩm dành cho hộ gia đình và các cở sở kinh
doanh như quán café. Bên cạnh đó, thông qua việc cung cấp các sản phẩm đa
dạng đến người tiêu dùng với các kích cỡ bao bì khác nhau, công ty đã mang
đến cho khách hàng tại thị trường Việt Nam các sản phẩm sữa tiện dụng có thể mang theo dễ dàng
Do đó, nắm được hiểu biết về đối thủ cạnh tranh cùng với những điểm mạnh
của mình, công ty cần phải biết phát huy điểm mạnh hơn so cới đối thủ, và hạn
chế những điểm yếu để có thể tăng được thị phần trong nước bà xâm nhập thị trường trên thế giới.
Thứ ba là về khách hàng:
Khách hàng là đối tượng mà công ty cần phục vụ và là yếu tố quyết định sự
thành công hay thất bại của công ty. Khách hàng bao gồm khách hàng cá nhân
và nhà phân phối như siêu thị, đại lý…
Khi cung cấp sữa cho thị trường thì công ty phải chịu rất nhiều sức ép từ khách hàng đặc biệt:
+ Sức ép về giá cả: cuộc sống ngày càng phát triển , người dân càng có thêm
nhiều sự lựa chọn trong việc mua sắm hàng hóa, thực phẩm… Bên cạnh đó,
mức thu nhập là có hạn, người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm
với chi phí bỏ ra ít nhất nên giá cả của hàng hóa luôn là mối quan tâm lớn của
người tiêu dùng.họ luôn luôn so sánh về giá cả giữa các sản phẩm của các công
ty khác nhau. Họ luôn muốn mua hàng rẻ nhưng chất lượng phải tốt.
Do đó công ty Vinamilk phải liên tục đổi mới về công nghệ, khoa học kĩ thuật
để tạo ra sản phẩm với giá thành ngày càng tốt để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
+ Sức ép về chất lượng: khi cuộc sống của con người phát triển hơn thì con
người mong muốn những sản phẩm đảm bảo chất lượng đặc biệt là những sản
phẩm tiêu dùng hàng ngày như sữa. Ngoài ra mỗi đối tượng khách hàng lại có
những mong muốn khác nhau trong tiêu dùng sản phẩm. Vì vậy, Vinamilk phải
có sự nghiên cứu kĩ lưỡng từng đối tượng khách hàng để có thể đáp ứng tốt nhất
cho những mong muốn của khách hàng.
Cả nhà phân phối lẫn người tiêu dùng đều có vị thế cao trong quá trình điều
khiển cạnh tranh từ quyết định mua hàng của họ. Công ty Vinamilk đã hạn chế
được áp lực này bằng việc định giá hợp lý các dòng sản phẩm , đưa ra thông tin
chính xác và tạo sự khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
Thứ tư là về quan hệ với các nhà cung cấp
Để tiến hành sản xuất, công ty đã xác lập mối quan hệ thường xuyên, tin
cậy với các nhà cung cấp sữa. Nguồn cung cấp sữa nguyên liệu chất lượng
và ổn định đặc biệt quan trọng đối với công việc kinh doanh của công ty. Do
vậy, công ty đã xây dựng các quan hệ bền vững với các nhà cung cấp thông
qua chính sách đánh giá, hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và
mua sữa có chất lượng tốt với giá cao. Vinamilk đã ký kết hợp đồng hàng
năm với các nhà cung cấp sữa và hiện tại 40% sữa nguyên liệu được mua từ
nguồn sản xuất trong nước. Các nhà máy sản xuất được đặt tại các vị trí
chiến lược gần nông trại bò sữa, cho phép công ty duy trì và đẩy mạnh quan
hệ với các nhà cung cấp. Đồng thời công ty cũng tuyển chọn rất kỹ vị trí đặt
trung tâm thu mua sữa để đảm bảo sữa tươi và chất lượng tốt. Thêm vào đó,
công ty cũng nhập khẩu sữa bột từ Úc, New Zealand để đáp ứng nhu cầu sản
xuất cả về số lượng lẫn chất lượng. Vinamilk cho rằng khả năng duy trì
nguồn cung sữa nguyên liệu ổn định vô cùng quan trọng đối với việc kinh
doanh, giúp duy trì và tăng sản lượng.
Về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô:
- Yếu tố chính trị: Tình hình chính trị ổn định của Việt nam có ý nghĩa quyết
định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho
người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác
động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và Vinamilk nói riêng.
Từ sau thời kỳ đổi mới, Việt Nam chính thức bình thường hóa quan hệ với
Trung Quốc vào năm 1992 và với Hoa Kỳ năm 1995, gia nhập khối ASEAN
năm 1995. Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 171 quốc gia. Bước
ngoặt quan trọng phải kể đến là 11/1/2007, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên thứu 150 của WTO.
Những điều này tác động không hề nhỏ đến sự mở rộng thị trường, cũng
như thu hút các nhà đầu tư , tăng doanh thu, tiếp cận các công nghệ tiên tiến,
dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất…của Vinamilk. Tuy nhiên,
điều này cũng mang lại nhưng thách thức khi phải cạnh tranh với các sản
phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Quốc hội đã
ban hành và tiếp tục hoàn thiện các bộ luật. Một thể chế chính trị ổn định,
luật pháp rõ ràng sẽ là cơ sở đảm bảo thuận lợi, bình đẳng cho các doanh
nghiệp cạnh tranh hiệu quả, lành mạnh. Điều này giúp Vinamilk giới hạn
được hành lang pháp lí, từ đó đưa ra các quyết định thích hợp cho hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình.
Thêm vào đó, các chính sách khuyến khích của Nhà Nước cũng có ý nghĩa
rất tích cực đến công ty. Đặc biệt là các chính sách ưu đãi về thuế.
Ngành sản xuất về sữa được những ưu đãi trong Luật khuyến khích đầu tư
trong nước về thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu máy
móc thiết bị. Điều này như một sự khích lệ tinh thần, tạo điều kiện cho công ty cố gắng hơn nữa.
- Yếu tố kinh tế: môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động
và phát triển của thị trường. có sức mua mới có thị trường. tổng sức mua
phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tùy thuộc bào sự
phát triển kinh tế của các lĩnh vực khác nhau, tình hình lạm phát tiết kiệm,
sự thay đổi kết cấu tiêu dùng cũng như sự thay đổi kết cấu sức mua của các
vùng khác nhau. Các yếu tố đó ảnh hưởng đến sức mua, cơ cấu tiêu dung do
đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Marketing của công ty. Các yếu
tố kinh tế bao gồm tốc độ tăng trưởng hay sự suy thoái kinh tế chung , tỷ lệ
lạm phát kinh tế, cơ cấu thu nhập và mức tăng trưởng thu nhập, sự thay đổi
cơ cấu chi tiêu trong dân cư, cơ sở hạ tâng kinh tế mà trực tiếp là hệ thống
giao thông, bưu chính và các ngành dịch vụ khác. Việc tìm hiểu môi trường
kinh tế giúp công ty qua đó có thể tìm hiểu được mong muốn, nhu cầu của
con người và khả năng chi tiêu của họ như thu nhập người dân, nhu cầu tiết
kiệm, điều kiện tài chính…
Xu hướng tăng lên về thu nhập trung bình trong dân chúng ngoài việc sẽ
tạo ra một sức mua cao hơn trên thị trường còn dẫn đến những nhu cầu, mong
muốn khác biệt hơn từ phía người tiêu dùng. Họ có thể đòi hỏi nhiều hơn hay
sẵn sàng bỏ ra một số tiền cao hơn cho các yếu tố chất lượng, sự đa dạng, tính
tiện dụng, thẩm mỹ… Ngoài ra, một xu hướng khác là sự phân bố về thu nhập
có nhiều phân hóa trong dân chúng cũng là một vấn đề mà công ty cần quan
tâm. Chính sự phân hóa này làm đa dạng hơn về nhu cầu, mong muốn của
người tiêu dung và tạo ra trên thị trường nhiều phân khúc khác biệt.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2010 là 6,78%, năm 2011, GDP đã tăng
5,89% so với năm 2010. Thu nhập bình quân của người Việt Nam, tính đến cuối
năm 2010 đạt khoảng 1.160 USD, năm 2011 là 1300 USD. Chứng tỏ tốc độ
tăng trưởng kinh tế và thu nhập của người dân đang ngày một cao. Điều này
ảnh hưởng rất nhiều đến việc tiêu thụ sữa của công ty.
Lạm phát là yếu tố ảnh hưởng tới giá nguyên liệu đầu vào của doanh
nghiệp. Khi giá nguyên liệu tăng sẽ làm cho giá sản phẩm tăng, có thể sẽ ảnh
hưởng doanh thu trên thị trường. Chỉ số giá nguyên, nhiên, vật liệu dùng cho
sản xuất năm 2011 tăng 21,27% so với năm 2010, trong đó chỉ số giá nguyên,
nhiên vật liệu quí III dùng cho sản xuất một số ngành tăng cao trong đó thực
phẩm và đồ uống tăng 22,75% so với cùng kì năm trước.
Mặt bằng lãi suất đã giảm dần, tỷ giá dần ổn định, cán cân thanh toán được
cải thiện. Trần lãi suất tiền gửi đã được điều chỉnh giảm từ 14% xuống còn 12
%, lãi suất vay tín dụng đã giảm so với đầu năm , xu thế này đang được chỉ đạo
đẩy nhay và linh hoạt theo biến động của thị trường và diễn biết của lạm phát.
Đây chính là cơ hội cho công ty có thể tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của ngân
hàng, duy trì và mở rộng sản xuất.
Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức mua của thị
trường. Nếu cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, làm tăng giá sản phẩm, từ đó sản phẩm sẽ giảm tính cạnh tranh trên thị
trường. Một khi dịch vụ phân phối và xúc tiến diễn ra chậm chạp trên thị trường
do ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng sẽ làm cho sản phẩm khó tiếp cận hoặc tiếp cận
chậm với sản phẩm của công ty.
- Yếu tố văn hóa xã hội:
Đối với Việt Nam , thói quen sử dụng các sản phẩm đồ ngọt cũng như các
sản phẩm đóng hộp hay các sản phẩm liên quan đến sữa. Sự tiếp cận các
nguồn thông tin trở nên dễ dàng, qua loa đài, báo chí, tivi, tranh ảnh, băng
rôn…khiến con người càng cảm thấy có nhu cầu ngày càng cao đối với việc
chăm sóc và thỏa mãn các nhu cầu về thể chất.
Một trong những đặc điểm trong quan niệm của người Việt là thường dùng
những gì mà mình cảm thấy yên tâm tin tưởng và ít khi thay đổi. Vì thế công
ty Vinamilk phải tạo được niềm tin về uy tín chất lượng thì rất dễ khiến
khách hàng trung thành sử dụng với sản phẩm của công ty.
Cũng phải nói thêm rằng, một trong những đặc điểm về hình thể của người
Việt là cân nặng cũng như chiều cao là thấp hơn so với trên thế giới cộng
thêm tâm lí muốn chứng tỏ bản than và tạo được sự chú ý cả người khác. Vì
lẽ đó, một trong những điểm nhấn mạnh vào quảng cáo của công ty
Vinamilk là hình thành nên một phong cách sống khỏe mạnh, phát triển hoàn
toàn về thể chất và trí tuệ, con người năng động và sáng tạo, một hình mẫu
lý tưởng, dĩ nhiên hiệu quả đạt được là vô cùng lớn.
Một điều thú vị nữa cũng không kém phần quan trọng trệc trong quan điểm
của người Á đông việc tôn vinh hình ảnh quốc gia thông qua thương hiệu
mạnh trước các dòng sản phẩm của nước ngoài ( dù có các chính sách hỗ trợ
của nhà nước) cũng có một ý nghĩa gì đấy với người tiêu dùng.
- Yếu tố khoa học công nghệ : Đây là yếu tố tạo ra nhiều cơ hội và cung tồn
tại nhiều thách thức buộc doanh nghiệp phải tìm hiểu kỹ để đưa ra các chiến
lược marketing. Là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất
nên đây là yếu tố quan trọng quyết định việc sản xuất cảu doanh nghiệp có
hiệu quả hay không. Chính vì vậy mà cũng ảnh hưởng tới các hoạt động
marketing của Vinamilk: Vinamilk sẽ sử dụng yếu tố công nghệ nào để thúc
đẩy việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
Công nghệ này càng phát triển đa đem lại cho Vinamilk nhiều cách thức tạo
ra sản phẩm mới để khẳng định thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Vinamilk đã ứng dụng nhiều thành tựu mới về các loại máy móc trang thiết
bị sản xuất ra các sản phẩm vừa đạt hiệu quả về chất lượng vừa tiện nghi.
Mặt khác khoa học công nghệ tác động tới khâu quảng cáo và mức độ truyền
tin về sản phẩm. Khoa học phát triển đã đáp ứng được nhu cầu cung caaso
sản phẩm cho người tiêu dùng về cả chất lượng và số lượng. đồng thời khoa
học công nghệ còn tạo ra nguồn lực sản xuất mới rất hiệu quả cho doanh
nghiệp giúp giảm bớt thời gian sản xuất sản phẩm và nâng cao hiệu quả sản
xuất.Mặt khác Vinamilk cũng cần cảnh giác với việc sa đà đầu tư quá nhiều
chi phí cho quảng cáo dẫn tới tăng giá thành sản phẩm gây thiệt hại cho
doanh nghiệp. Một thách thức khác đó là các sản phẩm chứa nhiều yếu tố
khoa học công nghệ thường rất khó kéo dài chu trình sống bởi những đòi hỏi
không nhỏ từ người tiêu dùng, dẫn đến việc lạc hậu về kĩ thuật của những
dòng sản phẩm trên thị trường. Chính vì vậy thách thức đặt ra là việc không
ngừng thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm.
Đối với việc tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học và áp dụng những
tiến bộ khoa học công nghệ, đó là những cơ sở hữu ích để tìm ra cách thức
chế biến sữa phù hợp với khẩu vị tiêu dùng khác nhau. Đây cũng là một
trong số những thách thức tìm hiểu thị trường nhanh hơn thong qua các kênh
tư vấn về chính sách khoa học công nghệ.
- Yếu tố địa lý: khí hậu Việt Nam mang đặc điểm của khí hậu gió mùa nóng
ẩm. Tuy nhiên, có nơi có khí hậu ôn đới như Sa Pa, Lào Cai, Đà Lạt…, có
nơi có khí hậu kucj địa như Lai Châu, Sơn La.. thích hợp trồng cỏ cho chất lượng cao.
Mặc dù khí hậu nóng ẩm nhưng nhìn chung các điều kiện tự nhiên khá thích
hợp cho việc phát triển ngành chăn nuôi bò lấy sữa đặc biệt là ở các tỉnh
Tuyên Quang, Lâm Đồng, Ba Vì, Nghệ An , Sơn La…
Như vậy công ty sẽ dễ dàng có được nguồn nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu
sản xuất như nguyên liệu sữa chua tươi, đường… với chi phí thấp hơn rất
nhiều so với việc sản xuất mà phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ nước
ngoài. Hơn nữa, các nguyên liệu lại rất đa dạng và luôn trong tình trạng tươi
mới chứ không mất đi chất dinh dưỡng ban đầu neeys phải bảo quản khi đặt mua từ nới khác.
Tuy nhiên do nguyên liệu lấy từ các sản phẩm của nông nghiệp nên vấn đề
mùa vụ lại có ảnh hưởng nhất định đến việc sản xuất của công ty.