-
Thông tin
-
Quiz
Tiểu luận "Phân tích ưu, nhược điểm của các kiểu khí chất, cách khắc phục nhược điểm của từng khí chất đó. Liên hệ thực tiễn"
Tiểu luận môn Tâm lí học đại cương với đề tài Phân tích ưu, nhược điểm của các kiểu khí chất, cách khắc phục nhược điểm của từng khí chất đó. Liên hệ thực tiễn" của Trần Vân Hương giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
tâm lí học đại cương 18 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Tiểu luận "Phân tích ưu, nhược điểm của các kiểu khí chất, cách khắc phục nhược điểm của từng khí chất đó. Liên hệ thực tiễn"
Tiểu luận môn Tâm lí học đại cương với đề tài Phân tích ưu, nhược điểm của các kiểu khí chất, cách khắc phục nhược điểm của từng khí chất đó. Liên hệ thực tiễn" của Trần Vân Hương giúp bạn tham khảo và hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình đạt kết quả cao.
Môn: tâm lí học đại cương 18 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
lOMoARcPSD|37752136
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
PHÂN TÍCH ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA
CÁC KIỂU KHÍ CHẤT, CÁCH KHẮC
PHỤC NHƯỢC ĐIỂM CỦA TỪNG KHÍ
CHẤT ĐÓ. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Sinh viên: TRẦN VÂN HƯƠNG
Mã số sinh viên: 2156140017
Lớp: QUAN HỆ QUỐC TẾ & TRUYỀN THÔNG TOÀN CẦU K41
Hà nội, tháng 12 năm 2021 lOMoARcPSD|37752136 LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy của bộ môn “Giáo
dục quốc phòng an ninh”. Trong quá trình học tập, em đã nhận được sự giảng
dạy tận tình, tâm huyết của các thầy, thầy đã trang bị cho em nhiều kiến thức
về môn học. Do tình hình dịch bệnh phức tạp, để đánh giá kết quả học tập cho
sinh viên, thầy đã tạo điều kiện cho chúng em tham gia làm bài tiểu luận thay
cho kì thi chung như bình thường, dù có nhiều thay đổi song em vẫn cố gắng
thực hiện bài tiểu luận với chủ đề “Bảo đảm an toàn thông tin trên không gian
Internet”. Do còn thiếu sót trình độ lí luận và kinh nghiệm đề tài nên quá trình
hoàn thành bài tiểu luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bản
thân em mong nhận được những ý kiến từ các thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Vân Hương lOMoARcPSD|37752136 1
Phân tích ưu, nhược điểm của các kiểu khí chất, cách khắc phục nhược
điểm của từng kiểu khí chất đó. Liên hệ thực tiễn. Lời mở đầu
Đã bao giờ ta nhận ra sự khác biệt giữa những vị bác sĩ ta vẫn gặp trong
thường ngày không nhỉ? Một số họ có cách cư xử đối với bệnh nhân rất tuyệt
vời và họ dành rất nhiều thời gian với bệnh nhân. Những người khác thì lại rất
nghiêm ngặt, xa cách, dường như lạnh lùng khi làm công việc của họ. Một số
khác là một chuyên gia cấp cứu, có thể xử lí từng cơn nguy kịch này đến hết
cơn nguy kịch khác. Một phần còn lại thì cống hiến hết mình cho y học cổ
truyền và chỉ làm những gì theo tiêu chuẩn. Chân dung của những kiểu bác sĩ
ta từng gặp này phản ánh những đặc điểm tính cách của bốn loại khí chất,
theo lời của Galen, một bác sĩ của Rome giữa thế kỷ thứ hai. Và tất nhiên,
phát hiện này này áp dụng như nhau cho tất cả các mọi người và tất cả các
ngành nghề. Quả thực, mỗi con người lại có một thế giới tâm hồn riêng biệt
không ai giống ai. Tâm lý cá nhân khá phức tạp và đa dạng. Một trong số
thuộc tính tâm lý cá nhân quan trọng phải kể đến thuộc tính “Khí chất”. Khí
chất không định trước các thuộc tính phức hợp của nhân cách, song các đặc
điểm về động thái trong sự thể hiện của tất cả các thuộc tính nhân cách đều bị
phụ thuộc vào khí chất ở một mức độ nhất định. Bởi vậy việc hiểu biết về ưu,
nhược điểm của các kiểu khí chất để từ đó tìm ra cách khắc phục nhược điểm
của các kiểu khí chất để từ đó tìm ra cách khắc phục nhược điểm của từng
kiểu khí chất là rất cần thiết đối với hoạt động sống của con người. Chính vì
vậy em xin chọn đề bài số 10: “Phân tích ưu, nhược điểm của các kiểu khí
chất, cách khắc phục nhược điểm của từng kiểu khí chất đó. Liên hệ thực
tiễn.” làm bài tiểu luận cuối kì của mình. lOMoARcPSD|37752136 2 Nội dung 1.Khái niệm
1.1 Khái niệm tâm lý học
Tâm lý học là khoa học nghiên cứu tâm lý con người, nó nghiên cứu cái
chung trong tâm tư của con người và những quan hệ tâm lý của con người với nhau.
Tâm lý học nghiên cứu và giải thích những hiện tượng tâm lý khác nhau như
các quá trình tâm lí (cảm giác, tri giác, tư duy, tư tưởng…), các trạng thái tâm
lý (xúc động, tâm trạng…) và các thuộc tính tâm lý cá nhân (năng khiếu, sở
thích, năng lực, tư chất, tính khí, tính cách…).
Các thuộc tính tâm lý cá nhân của con người: Tính khí (khí chất) Tính cách Nhu cầu Năng lực Nhu cầu và tình cảm
1.2. Khái niệm khí chất
- Khí chất hay còn gọi là tính khí, là đặc điểm chung nhất của mỗi con người,
là đặc điểm cơ bản của hệ thần kinh, tạo ra các diện mạo nhất định của toàn
bộ hoạt động ở mỗi cá thể.
- Khí chất là thuộc tính phức hợp của cá nhân, biểu hiện cường độ, tốc độ,
nhịp độ của các hoạt động tâm lý thể hiện sắc thái, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của mỗi cá nhân.
-Khí chất của mỗi người là bẩm sinh và được thừa hưởng quen thuộc. Khí
chất không thể được sửa đổi, vì nó có nguồn gốc di truyền; không thể thay lOMoARcPSD|37752136 3
đổi bởi ảnh hưởng của môi trường.
Vd: Một số người thì nhanh nhẹn, hoạt bát cởi mở, dễ thích nghi. Một số
người khác, ngược lại, chậm chạp, khép kín, khó thích nghi. . Một số người
thường bình thản, ung dung. Một số người khác, ngược lại luôn vội vàng, tất bật.
- Khí chất không định trước giá trị đạo đức, giá trị xã hội của: cá nhân như
một nhân cách. Người có khí chất khác nhau có thể có chung một giá trị đạo
đức, giá trị xã hội như nhau. Ngược lại có những người có cùng khí chất như
nhau nhưng có thế rất khác nhau về giá trị đạo đức, giá trị xã hội.
- Khí chất không định trước những nét tính cách mà chỉ có liên hệ chặt chẽ
với tính cách. Các nét tính cách khi thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức các
hành vi xã hội thường mang sắc thái của một khí chất này hay khí chất khác.
Khí chất không định trước trình độ của năng lực. Những người có cùng khí
chất có thế có năng lực khác nhau. Những người có cùng một loại năng lực có
thể thuộc nhiều khí chất khác nhau.
2.Đặc điểm của khí chất
2.1.Những thuộc tính cơ bản của khí chất
-Tính phản ứng, tính dễ xúc cảm: chức năng của tính chất này được xác định
bởi sức mạnh của phản ứng cảm xúc của con người đối với các tác nhân kích
thích bên ngoài và bên trong.
- Tính phản ứng, tính dễ xúc cảm: chức năng của tính chất này được xác định
bởi sức mạnh của phản ứng cảm xúc của con người đối với các tác nhân kích thích ngoài và bên trong.
- Tính đề kháng: là sự chống lại các điều kiện không thuận lợi làm ức chế hoạt động. lOMoARcPSD|37752136 4
- Tính cứng rắn và tính dễ uốn: tính cứng rắn thể hiện ở sự không dễ dàng thích
nghi với các điều kiện bên ngoài, còn tính dễ uốn thì ngược lại.
- Tính chuyền hướng ngoài và tính chuyền hướng trong: ở đây người ta chú ý
việc phản ứng và hoạt động của con người phụ thuộc vào cái gì nhiều hơn.
- Tính kích thích của sự chú ý: khi mức độ mới mẻ càng ít mà vẫn thu hút sự
chú ý thì sự chú ý của người đó có tính kích thích càng cao.
Khí chất được xác định không phải bởi mỗi một tính chất riêng lẻ mà là bởi
sự tương quan mang tín h quy luật giữa tất cả mọi tính chất. Nếu không tính
đến các tính chất đối lập nhau (ví dụ: tính cứng rắn - tính dễ uốn) thì ở bất kì
người nào, mỗi tính chất đều biểu hiện ở một mức độ nhất định và chỉ mối
tương quan nhất định giữa các tính chất đó mới thể hiện khí chất của người đó.
2.2. Bản chất xã hội của khí chất
Kiểu hoạt động thần kinh không phải là một cái gì cố định. Điều ấy có nghĩa
là khí chất của con người có thể thay đổi do ảnh hưởng của những điều kiện
sống- giáo dục và hoạt động cá nhân. Không phải chỉ có những thuộc tính
bẩm sinh của hệ thần kinh quyết định tính chất độc đáo của khí chất. Tính độc
đáo của khí chất phụ thuộc vào những tác động ảnh hưởng liên tục đến con
người trong suốt quá trình sống. Những dấu vết xã hội, đặc biệt là những tiêu
chuẩn đạo đức, những yêu cầu của xã hội đã ghi lại rõ nét trong hình thức
hành vi của mỗi người. Vì vậy khí chất của một con người cụ thể thường chỉ
rõ những đặc điểm của dân tộc, địa phương. Mặt khác, con người là một
thành viên của xã hội, chịu sự tác động của xã hội nên những biến cố xã hội.
Những biến động của đời sống xã hội không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tinh
thần và tình cảm của con người mà còn làm thay đổi khí chất của họ. Điều lOMoARcPSD|37752136 5
này muốn nói cá nhân có thể thay đổi toàn bộ hoặc một số đặc điểm nào đó
của khí chất trong quá trình sống và hoạt động.
Ví dụ: có người vốn rất hồn nhiên, lạc quan yêu đời không may bị lừa gạt hay
bị cô lập, thất bại trong việc gì đó hay bị đối xử không công bằng dễ chuyển
sang khí chất điềm tĩnh, ưu tư
Khí chất là thuộc tính tâm lí được hình thành, biểu hiện trong suốt quá trình
và giáo dục, tự giáo dục trong những. điều kiện xã hội lịch sử nhất định. Vì
vậy, khí chất hình thành, biểu hiện, thay đổi theo lứa tuổi.
2.3. MỘT VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHÍ CHẮT
Trong lịch sử, người ta đã ghi lại tên tuổi của Hypôcrát người Hi Lạp (460
-356 TCN), người đã phát hiện ra các khí chất.
Theo Hypôcrát trong cơ thể con người có bốn chất lỏng (máu, chất nhờn, mật
vàng và mật đen). Tuỳ thuộc vào mối quan hệ của bốn chất dịch ấy mà quyết
định hành vi của con người. Sau này do tên gọi của các chất dịch chiếm ưu
thế trong cơ thể mà có tên gọi các kiểu khí chất.
Xăngghít (máu - nóng) - Kiểu Xănganh (kiểu hoạt)
Phlêch (chất nhờn - lạnh lẽo) - Kiểu Phiêmatic (kiểu trầm)
Côle (mật vàng - khô ráo) - Kiểu Côlêric (kiểu nóng)
Mêlangcôle (mật đen - ẩm ướt) - Kiểu Mêlangcôlic (kiểu ưu tu)
Bác sĩ người La Mã là Galen (200 - 130 TCN) đã hoàn thiện lí thuyết của
Hypôcrát và từ đó mọi người được phân chia thành bốn loại tương ứng với
bốn nhóm khí chất với các đặc điểm khác nhau.
Khoa học phát triển lên đã gạt bỏ ý kiến cho rằng khí chất phụ thuộc vào quan lOMoARcPSD|37752136 6
hệ, vào tỉ lệ giữa các chất dịch trong cơ thể nhưng cho rằng chia bốn kiểu khí
chất trên là khá chính xác, đúng đắn về mặt tâm lý. Do đó cách phân chia trên vẫn giữ nguyên ý nghĩa.
Sau đó có tư tưởng cho rằng khí chất của con người phụ thuộc vào các đặc
điểm sinh học (hoạt động của hệ tim mạch, thể tạng. .).
Thuyết thần kinh do nhà sinh lí học vĩ đại người Nga LP. Páplốp đã giải thích
một cách thực sự khoa học về khí chất. Các công trình nghiên cứu khoa học
của ông đi đến kết luận: Cơ sở sinh lí của khí chất là kiểu hoạt động thần kinh
cấp cao hay kiểu hệ thần kinh. Toàn bộ hoạt động của hệ thần kinh cũng như
của từng tế bào thần kinh đều dựa vào hai quá trình cơ bản là hưng phấn và ức
chế. Quá trình hưng phấn và ức chế của những người khác nhau thì khác nhau
về cường độ, tính linh hoạt, tính cân bằng. Căn cứ vào ba thuộc tính cơ bản
(cường độ, tính linh hoạt, tính cân bằng) của hai quá trình thần kinh cơ bản
Páplốp đã xếp ra bốn kiểu thần kinh cơ bản, cơ sở của bốn kiểu khí chất.
+Khí chất nóng nảy (khí chất mạnh)
+Khí chất linh hoạt (nhiệt tình)
+Khí chất bình thản (trầm tĩnh)
+Khí chất ưu tư (khí chất yếu)
3. Phân tích ưu điểm, nhược điểm của các kiểu khí chất, cách khắc phục
các nhược điểm của từng kiểu khí chất đó.
Cường độ hoạt động của hệ thần Khí chất kinh
Trạng thái của hệ thần kinh Linh hoạt Mạnh Cân bằng Điềm tĩnh Mạnh Cân bằng Sôi nổi/Nóng nảy Mạnh Không cân bằng Ưu tư Yếu Không cân bằng lOMoARcPSD|37752136 7
3.1. Kiểu khí chất nóng nảy
-Cấu tạo thần kinh: Ức chế cao, hưng phấn cao. Nhịp độ thần kinh nhanh,
nhưng không cân bằng giữa ức chế (buồn) và hưng phấn (vui), lúc quá tải, lúc
quá hữu (vui quá trời mà buồn thì thấy đất), thay đổi nhanh, thất thường.
-Biểu hiện bên ngoài: nói to, nói nhiều, nói mạnh, hành động mạnh mẽ, hay
cáu gắt, hay biểu lộ cảm xúc ra ngoài, cởi mở, vồ vập, bạo dạn, chủ động, rất
nhiệt tình với mọi người, tuy nhiên do hay nổi nóng nên cũng hay và dễ làm
mất lòng người khác. Nhận thức mọi sự việc rất nhanh.Về vấn đề tình cảm thì
yêu ghét rõ ràng,thường sống thiên về tình cảm, hay để tình cảm lấn át lí trí.
Khả năng thích nghi với môi trường cao.
- Các đại diện: A. Puskin, nhà quân sự A.E. Xuvôrốp, nhà cách mạng M. Rôbespie. lOMoARcPSD|37752136 8 3.1.1. Ưu điểm
- Ý chí mạnh mẽ: Điều này thường được phản ánh trong cuộc sống tự kỷ luật
của họ. Họ quyết tâm, quyết đoán, quyết liệt trong mục đích cũng như những
kế hoạch. Một khi họ quyết định rằng họ cần thứ gì đó, họ sẽ không từ bỏ cho
đến khi đạt được mục tiêu. Trở ngại không làm họ sợ hãi và thất bại không
làm họ nản lòng, họ sẽ tiếp tục cố gắng cho đến khi đạt được kết quả mong
muốn. Khi người khác đầu hàng, họ lại kiên trì và chiến thắng. Họ còn là
những người nghiện công việc và sẵn sàng hy sinh để thực hiện ước mơ của
họ. Họ sẽ không tiếc công sức, thời gian hay tiền bạc để đạt được điều mà họ thực sự mong muốn.
- Thực tế: Những gì họ làm phải hữu ích, có mục đích và là một dự án đáng
giá. Họ có kế hoạch và tổ chức tốt các hoạt động của mình. Họ là người định
hướng mục tiêu và dễ chủ động sáng tạo, đánh giá nhanh tình huống, giải quyết nhanh công việc.
- Tài lãnh đạo: Thường là những người đi đầu trong các hoạt động chung. Nếu
họ không trở nên quá kiêu ngạo hoặc hách dịch thì sẽ nhận được sự phản hồi lOMoARcPSD|37752136 9
tích cực từ mọi người. Họ cũng được coi có khả năng đánh giá con người, tầm nhìn tốt.
- Lạc quan: Vì sự tự tin của bản thân nên cách nhìn của họ rất lạc quan. Họ
không ngại chấp nhận rủi ro. Ngược lại, họ càng trở nên mạnh mẽ sau mỗi thử
thách. Đối với họ, mỗi nghịch cảnh như một bài kiểm tra sức mạnh của mình,
như một cuộc phiêu lưu mới
-Sự cuốn hút: Họ toát ra sự dí dỏm, mạnh mẽ, cởi mở, thu hút mọi người. Sự
quyến rũ, tự tin và nhiệt huyết cho phép họ truyền cảm hứng và dẫn dắt người
khác. Nếu những người này học cách kiểm soát sự thay đổi tâm trạng của họ,
thì họ sẽ có thể trở thành một nhà ngoại giao hoặc diễn giả xuất sắc trước công chúng. 3.1.2. Nhược điểm
-Nóng tính: Sự bất ổn về cảm xúc có tác động tiêu cực đến cuộc sống của
những người này cũng như người thân của họ. Họ dễ cáu kỉnh và không dễ
kiềm chế, dễ tức giận vì những điều nhỏ nhặt và có thể trở nên hung dữ. Khi
tâm trạng không vui, cơn nóng giận mất kiểm soát. Họ la hét, lăng mạ và
thậm chí có thể bắt đầu đánh nhau. Tuy nhiên, thường sau khi cảm xúc của họ
lắng xuống, họ rất hối lỗi vì sự mất kiểm soát cũng như lời nói của mình. Tất
cả các cảm giác của họ - cả tích cực và tiêu cực - đều mạnh mẽ. Giận dữ
không phải là cảm xúc mãnh liệt duy nhất của họ; họ ghen tị, đam mê, và
không thể kiềm chế trong đau buồn và vui sướng.
-Phi lý trí: Những người này hành động thiếu lý trí, họ đã quen với việc hành
động theo sự bốc đồng. Cảm xúc của họ hầu như luôn chiếm ưu thế hơn lý trí.
Vì điều này, họ thường quên đi sức khỏe của mình. Họ ăn đồ ăn vặt hoặc quên
ăn, không tuân thủ thói quen hàng ngày. Họ có thể tiết kiệm tiền trong một
thời gian dài nhưng sau đó tiêu hết trong phút chốc. Thông thường, họ không
chú ý đến bạn bè của mình và sau đó phàn nàn rằng họ không có tình bạn thực sự. lOMoARcPSD|37752136 10
- Tự mãn: Sự tự tin và độc lập mạnh mẽ của họ khiến họ tự hợp lí hóa vấn đề.
Thành công có thể khiến họ tự hào, kiêu ngạo và độc đoán đến mức khó ưa.
Họ có thể trở nên rất cố chấp và lạnh lùng
3.1.3. Cách khắc phục khí chất nóng nảy
+Mỗi khi cảm thấy mình sắp nổi nóng, hãy hít thở sâu, tự trấn an hoặc dừng
ngay những ý nghĩ tồi tệ.
+ Chia sẻ với những người thân thiết, giãi bày những vấn đề của bản thân và
nỗ lực thay đổi cách ứng xử của chính mình.
+Nhìn nhận sự việc từ nhiều góc độ, đặt mình trong hoàn cảnh của người
khác để có những đánh giá khách quan + Học cách lắng nghe lOMoARcPSD|37752136 11 lOMoARcPSD|37752136 12
Document Outline
- HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TỔ GIÁO DỤC QUỐC
- TIỂU LUẬN
- Sinh viên: TRẦN VÂN HƯƠNG Mã số sinh viên: 2156140
- Lời mở đầu
- Nội dung
- 1.Khái niệm
- 1.2. Khái niệm khí chất
- 2.Đặc điểm của khí chất
- 2.2.Bản chất xã hội của khí chất
- 2.3.MỘT VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU KHÍ CHẮT
- 3.Phân tích ưu điểm, nhược điểm của các kiểu khí chấ
- 3.1.1.Ưu điểm
- 3.1.2.Nhược điểm