-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận phật giáo và ảnh hưởng đến xã hội Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội
Tiểu luận phật giáo và ảnh hưởng đến xã hội Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác- Lênin (HK01) 56 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Tiểu luận phật giáo và ảnh hưởng đến xã hội Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội
Tiểu luận phật giáo và ảnh hưởng đến xã hội Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác- Lênin (HK01) 56 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
PHẦN MỞ ĐẦU
Phật giáo là một trường phái triết học - tôn giáo điển hình của nền tư tưởng
Ấn Độ cổ đại có ảnh hưởng rộng rãi, lâu dài trên phạm vi thế giới. Hệ thống giáo lý
của nó rất đồ sộ và có số lượng phật tử đông đảo phân bố rộng khắp. Đạo Phật
được truyền bá vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã nhanh chóng
trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người Việt
Nam bên cạnh đạo Nho, đạo Lão, đạo Thiên Chúa…
Từ khi du nhập Việt Nam đến nay, Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với lịch
sử dân tộc, nó ngấm sâu vào tư duy và trở thành một bộ phận văn hoá, nếp sống của
người Việt. Với bề dày lịch sử hàng nghìn năm, Đạo Phật đã khẳng định chân giá
trị của nó trong các lĩnh vực xã hội, văn hóa, chính trị… Đặc biệt, xét trên khía
cạnh hệ thống tư tưởng, thì Phật giáo đã trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần hình
thành một quan niệm sống và sinh hoạt cho con người Việt Nam.
Hiện nay, tư tưởng chủ đạo, vũ khí lí luận của chúng ta trong công cuộc xây
dựng đất nước quá độ lên CNXH là chủ nghĩa Mác-Lênin; nhưng bên cạnh đó, bộ
phận kiến trúc thượng tầng của xã hội cũ vẫn có sức sống dai dẳng, trong đó giáo lý
nhà Phật đã ít nhiều in sâu vào tư tưởng tình cảm của một bộ phận lớn dân cư Việt
Nam. Việc xoá bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của nó là không thể thực hiện được nên
chúng ta cần vận dụng một cách hợp lí để góp phần đạt được mục đích của thời kì
quá độ cũng như sau này. Vì vậy, nghiên cứu lịch sử, giáo lý và sự tác động của
Phật giáo đối với thế giới quan, nhân sinh quan của con người là hết sức cần thiết.
Việc đi sâu nghiên cứu, đánh giá những mặt hạn chế cũng như tiến bộ của Phật
giáo giúp ta tìm ra được phương cách để hướng đạo cho người dân một cách đúng
đắn cũng như định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam trong tương lai.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em chọn nghiên cứu đề tài “Tư
tưởng triết học Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đến xã hội Việt Nam”. 1 PHẦN NỘI DUNG Chương 1
TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO
1.1. Khái quát về nguồn gốc ra đời và sự phát triển của tư tưởng triết học Phật giáo
1.1.1. Nguồn gốc ra đời
Theo truyền thuyết, người sáng lập Phật giáo là thái tử Tất Đạt Đa (Siddharta
Gautama) con vua Tịnh Phạn, một nước nhỏ thuộc Bắc Ấn Độ (ngày nay thuộc Nê-
pan) vào khoảng thế kỉ VI tr.CN. Thái tử có một thời niên thiếu cao sang sống
trong nhung lụa, kết hôn với công chúa Da-du-đà-la (Yasodhara), và có một người
con trai là La-hầu-la (Rahula).
Một lần nọ, khi dạo chơi trên đường phố, Ngài thấy được bốn cảnh vật làm
thay đổi tư duy của mình. Ngài thấy một một cụ già run rẩy, một người bệnh rên
siết, và một tử thi sình thối. Ba cảnh nầy khiến Ngài suy nghĩ rất nhiều và quyết
tâm tìm một phương cách để giúp nhân loại và để tìm một ý nghĩa chân thật của đời
sống. Cảnh vật thứ tư là cảnh của một vị du tăng bình an tĩnh lặng đã khiến cho
Ngài có một niềm hy vọng là đó có thể là một con đường để tìm ra Chân lý, thoát
khỏi hoạn khổ. Vốn không thích làm vua, năm 29 tuổi, Tất Đạt Đa rời bỏ hoàng
cung theo các nhà tư tưởng học tập, gia nhập đời sống của một đạo sĩ khất thực
trong 6 năm, đi tìm con đường diệt khổ. Vào đêm trăng rằm tháng Tư, khi ngồi
thiền dưới cội cây Bồ đề ở Gaya, Ngài tìm được lời giải đáp và giác ngộ. Lúc đó,
Ngài được 35 tuổi, lấy hiệu là Buddha (phiên âm tiếng Việt là Bụt, Hán Việt là
Phật đà, gọi tắt là Phật, có nghĩa là giác ngộ
). Sáng tạo ra giáo lý đạo Phật, Ngài đi
đến Sa-nặc (Sarnath) gần thành phố Ba-na-lại (Benares) và thuyết giảng bài pháp
đầu tiên - Chuyển Pháp Luân - tại khu vườn nai (Lộc Uyển). Trong 45 năm tiếp
theo, Ngài thu nhận đồ đệ và đi chu du khắp đất nước Ấn Độ để truyền bá học
thuyết của mình, giảng dạy về con đường giác ngộ cho những ai hữu duyên và sẵn 2
sàng tu học, và Ngài thành lập một giáo đoàn các vị tỳ kheo (nam tu sĩ) và tỳ kheo
ni (nữ tu sĩ) thường được gọi là Tăng đoàn (Sangha).
Trong suốt cuộc đời hoằng hóa, dù phải đối phó với nhiều trở ngại, Đức Phật
lúc nào cũng giữ một phong thái an nhiên tự tại, và ngay cả trong giờ phút lâm
chung, Ngài vẫn bình thản cho dù thân xác đã suy yếu. Ngay trong giờ phút cuối
cùng đó, Ngài vẫn tiếp tục giảng dạy và khuyên bảo các đệ tử để họ tiếp tục tu tập
theo giáo pháp của Ngài: "Này các tỳ kheo, Như Lai khuyên quý vị rằng mọi pháp
hữu vi đều vô thường, quý vị hãy tinh tấn với chánh niệm". Đó là những lời cuối
cùng của đức Phật, và Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi, trong năm 543 trước Công Nguyên.
Sau khi Phật qua đời, các đồ đệ tổ chức Hội nghị kết tập để tổng kết, ghi lại
những lời Phật dạy. Khoảng 100 năm sau, Hội nghị kết tập lần thứ hai được tổ chức
để hoàn thiện kinh Phật.
1.1.2. Sự phát triển của Phật giáo
Sau khi Buddha qua đời, đạo Phật chia thành hai giáo phái: Thượng tọa bộ
(Theravada) gồm các tu sĩ già có khuynh hướng bảo thủ và Đại chúng bộ
(Mahasanghika) gồm các tu sĩ trẻ có khuynh hướng cải cách việc tu luyện để thu
hút được nhiều tín đồ hơn. Về sau từ hai bộ lớn này Phật giáo tiếp tục phân chia thành 18 tông phái nhỏ.
Đầu Công nguyên, trong Phật giáo xuất hiện giáo phái Đại thừa (Mahayana:
cỗ xe lớn) chủ trương đại chúng hóa đạo Phật để thu hút được đông đảo quần
chúng, đối lập với phái nguyên thủy Theravada chủ trương duy trì việc tu luyện với
những luật lệ khắt khe nên ít người có thể theo được gọi là phái Tiểu thừa (Hinayana: cỗ xe nhỏ).
Phật giáo Đại thừa thịnh hành ở Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa, Triều Tiên
và Nhật Bản. Trong khi đó, Phật giáo Tiểu thừa được lưu truyền rộng rãi ở Sri
Lanka, Mianma, Thái Lan, Lào và Campuchia. Riêng Việt Nam, cả hai giáo phái 3
lớn này đều có mặt từ rất sớm. Giáo phái Đại thừa có một truyền thống lâu đời và
đã có mặt tại Việt Nam do các tu sĩ Ấn Độ truyền sang vào cuối thế kỉ thứ II. Giáo
phái nguyên thủy Theravada cũng
có mặt tại vùng đất này qua nhiều thế kỉ trong
các cộng đồng người Khơme tại Nam Bộ và được truyền bá đến các phât tử người Kinh trong thập niên 1940.
1.1.3. Phật giáo du nhập vào Việt Nam
Phật giáo hiện diện trong nền văn hóa Việt Nam đã hai nghìn năm. Ngay từ
buổi mới du nhập, Phật giáo đã nhanh chóng được cha ông chúng ta tiếp nhận, bản
địa hóa và trở nên một tôn giáo của dân tộc. Với xu hướng đó, ngoài những giáo lý
nền tảng, Phật giáo Việt Nam có những nét đặc thù, được thể hiện rõ nhất là trong
quan niệm về Ðức Phật.
Cũng nên lưu ý rằng, trước khi Phật giáo du nhập Việt Nam, tại nước ta đã
có một nền văn hóa phát triển phong phú, với nền tảng vững chắc mà tiêu biểu là
có hệ thống lịch pháp, ngôn ngữ, âm nhạc, luật pháp độc lập. Trong tín ngưỡng tại
đây đã có mặt các vị thần biểu tượng cho những yếu tố tự nhiên có ý nghĩa sống
còn đối với một nền văn minh nông nghiệp mà trồng lúa nước là chủ yếu, như thần
Mây, Mưa, Sấm, Sét. Khi Phật giáo đến, những tín ngưỡng này vẫn được duy trì,
nhưng kết hợp với quan niệm Phật của Ấn Ðộ, và kết quả là sự ra đời của tín
ngưỡng theo mô hình mới: tín ngưỡng Phật điện, hay còn gọi là tín ngưỡng Tứ
Pháp, có thể xuất hiện vào thế kỷ thứ II. Các vị thần Mây, Mưa, Sấm, Sét được
Phật hóa để trở thành Phật Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Ðiện, mà Phật
Pháp Vân là biểu trưng và là hình tượng trung tâm. Tín ngưỡng này là một trong
những nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam. Ngay từ rất sớm, với sự ra đời của tín
ngưỡng Phật Pháp Vân, Phật giáo Ấn Ðộ đã rủ bỏ lớp áo của mình để đâm rễ vào
nền văn hóa Việt Nam. Nói khác đi, nền văn hóa của nước ta thời bấy giờ là một
nền văn hóa độc lập và đủ sức mạnh để tiếp nhận và bản địa hóa Phật giáo, làm cho
Phật giáo không còn là một yếu tố văn hóa ngoại lai. Với tín ngưỡng Phật Pháp
Vân, chúng ta không thể tìm ra hình ảnh của Ðức Phật Ấn Ðộ, đồng thời nội dung 4
của tín ngưỡng cũ cũng không còn nguyên vẹn mà được bổ sung một nội dung mới.
Do thế, Ðức Phật của người Việt cổ xưa không phải là Ðức Phật theo nguyên mẫu
đến từ Ấn Ðộ, mà đã được khúc xạ qua nền văn hóa bản địa để trở thành một Ðức
Phật đầy quyền năng, phò trợ cho nhân dân và cả dân tộc
Tín ngưỡng Phật Pháp Vân nói riêng và tín ngưỡng Tứ Pháp nói chung là
một trong những chỗ dựa về tâm linh của người Việt qua nhiều thời đại, và tồn tại
cho đến ngay nay. Tín ngưỡng này vẫn được tồn tại cho đến hôm nay, đặc biệt thể
hiện đậm nét ở miền Bắc nước ta, chiếc nôi của Phật giáo Việt Nam.
1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng triết học Phật giáo
Tam tạng kinh điển của Phật giáo rất đồ sộ có tới trên 5000 quyển được chia
thành ba loại gồm Kinh tạng – Luật tạng – Luận tạng (gọi là Tam tạng tức “ba kho
kinh điển”). Về mặt triết học thì quan trọng nhất là “Kinh” và “Luận”.
- Kinh tạng: Chép lời Đức Phật giảng về giáo lý.
- Luật tạng: Ghi lại việc tu tập và toàn bộ những giới luật của Phật giáo quy định
- Luận tạng: Luận tạng do các bậc cao tăng viết ra nhằm giới thiệu giáo lý
của Phật giáo một cách có hệ thống, đó là những bài bình chú, giải thích gồm bảy
bộ thể hiện một cách toàn diện các quan điểm về giáo pháp của Phật giáo.
Những tư tưởng triết học cơ bản của Phật giáo gồm mấy vấn đề lớn sau:
- Thế giới quan Phật giáo là một thế giới quan có nhiều yếu tố duy vật và
biện chứng nhưng về cơ bản triết học Phật giáo vẫn là triết học duy tâm chủ quan. Đặc điểm:
+ Thế giới là vô tạo giả: Đây là nét độc đáo của Phật giáo, không thừa nhận
tồn tại Brahman sáng tạo ra thế giới và Atman – linh hồn bất tử. Phật giáo cho rằng
thế giới tồn tại khách quan không phụ thuộc vào thần thánh, không do thần thánh
sáng tạo ra, mặc dù Đạo Phật thừa nhận có thần tiên là đẳng cấp cao hơn con người,
nhưng thần tiên lại không có vai trò đặc biệt, không sáng tạo thế giới. Theo Phật 5
giáo, mọi sự vật hiện tượng đều có nguyên nhân của nó nhưng không có gì xác
định được nguyên nhân của mọi nguyên nhân, tức không thể tìm ra một nguyên
nhân đầu tiên (nghĩa là không có một Đấng tối cao nào sáng tạo ra vũ trụ).
Phật giáo thừa nhận thế giới tồn tại cả vật chất và tinh thần: Thế giới do các
yếu tố vật chất và tinh thần kết hợp với nhau tạo nên. Vật chất gồm sắc là những
yếu tố có hình thù như địa (đất), thủy (nước), hỏa (lửa), phong (gió) và không là
những yếu tố không có hình thù. Các yếu tố tinh thần gọi là danh gồm thụ (cảm
giác), tưởng (suy nghĩ, tư tưởng), hành (suy lí), thức (ý thức).
Tính biện chứng sâu sắc của triết học Phật giáo đặc biệt thể hiện rõ qua việc
luận chứng về tính chất vô ngã và vô thường của vạn vật.
+ Thuyết vô thường:
Vô thường có nghĩa là không có gì ổn định, bất biến. Phật giáo cho rằng thế
giới không có gì là vĩnh hằng mà thế giới là một dòng chuyển biến liên tục, tuyệt đối. Luật vô chi thường
phối vũ trụ, vạn vật, và con người. Thế giới biến đổi không
ngừng, sự biến đổi diễn ra trong khoảnh khắc gọi là niệm vô
thường và sự biến đổi
diễn ra theo những chu kì nhất định gọi là nhất kì vô thường, mỗi chu kì có 4 giai
đoạn, ở thế giới vật thể nói chung là sinh, trụ, dị, diệt và ở thế giới sinh vật nói
riêng là sinh, lão, bệnh, tử.
Thuyết vô thường là một trong những thuyết cơ bản trong giáo lý Phật, là cơ
sở của lý luận cho phương thức sống, cho triết lý sống của những con người tu
dưỡng theo giáo lý phật.
Phật giáo trong quá trình giải thích sự biến hoá vô thường của vạn vật, đã
xây dựng nên thuyết nhân duyên.Nhân
duyên là tư tưởng, giáo lý cơ thể hiện quan
điểm của Phật giáo đối với đời người, với tồn tại và sinh mệnh, là cơ sở triết học
của giáo thuyết cụ thể và tư tưởng quan trọng của Phật giáo, như nhân quả, không
hữu, trung đạo, bình đẳng, từ bi, giải thoát v.v… Nó là một luận thuyết tương đối
hợp lý về sự sinh thành diễn biến và về bộ mặt vốn có của thế giới; là thế giới quan 6
độc đáo của Phật giáo và là đặc trưng cơ bản để phân biệt Đạo Phật với các tôn giáo khác. Trong thuyết
có ba khái niệm chủ yếu là Nhân, Quả và Duyên. nhân duyên
- Cái gì phát động ra ở vật gây ra một hay nhiều kết quả nào đó, được gọi là Nhân (nguyên nhân).
- Cái gì tập lại từ Nhân được gọi là Quả.
- Duyên: là điều kiện, mối liên hệ, giúp Nhân tạo ra Quả. Duyên không phải
là một cái gì đó cụ thể, xác định mà nó là sự tương hợp, điều kiện để giúp cho sự
biến chuyển của vạn Pháp.
Phật giáo dùng thuyết nhân duyên để giải thích nguồn gốc của tất cả các sự
vật, hiện tượng. Tất cả mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân. Nhân kết hợp
với duyên thì sinh ra quả. Quả lại kết hợp với duyên lại biến thành nhân và sinh ra
quả khác… Như vậy mối quan hệ nhân duyên bao trùm toàn bộ thế giới, thế giới đa
dạng, phong phú, nhiều hình vẻ cũng chỉ là một dòng biến hóa hư ảo vô cùng
không có gì là thường định, là thực và là không thực. Tất cả đều nằm trong một
dòng sinh diệt bất tận. Ở quan điểm này cho thấy một hạn chế của Phật giáo là chỉ
thấy sự vận động, tuyện đối hóa sự vận động mà không nhìn thấy sự đứng yên tương đối.
+ Thuyết vô ngã: phủ nhận sự tồn tại vĩnh viễn của linh hồn cá thể, phủ nhận
sự tồn tại thực sự của con người, coi sự tồn tại của con người chỉ là giả hợp của các yếu tố danh và .
sắc Vì vậy không có cái tôi thường định, cái tôi hôm nay khác cái
tôi hôm qua và cái tôi ngày mai. Con người chỉ là sự hội tụ tạm thời giây lát của
các yếu tố vật chất và tinh thần rồi lại tan ra trong dòng chảy biến hóa tan hợp hợp tan một cách vô tận.
- Nhân sinh quan Phật giáo: 7
+ Triết lí nhân sinh và con đường giải thoát: Con người không phải do
Thượng đế sinh ra mà chỉ là sự kết hợp của ngũ uẩn bao gồm sắc (vật chất: đất,
nước, lửa, gió) và danh (tinh thần: hành, tưởng, thụ, thức).
Thuyết luân hồi, nghiệp báo: Phật giáo tuy bác bỏ Brahman và atman nhưng
lại kế thừa thuyết luân hồi, nghiệp báo trong đạo Balamôn. Con người sau khi chết
sẽ chịu sự luân hồi qua 6 kiếp: địa ngục, ác quỷ, attula, súc vật, người, thần tiên.
Muốn chuyển nghiệp thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử con người sẽ phải tu luyện,
tu hành, tu nhân tích đức. Cái chi phối luân hồi là nghiệp lực (ý nghiệp, khẩu
nghiệp, thân nghiệp) tức là hành vi, suy nghĩ của con người gây ra ở kiếp trước quy
định kiếp sau là gì, từ đó Phật giáo đưa ra con đường giải thoát luân hồi sinh tử.
+ Tứ diệu đế: là bốn chân lí cao cả về sự đau khổ của con người và con
đường giải thoát. Đó là:
1/ Khổ đế: Theo Phật giáo, đời là bể khổ. Ở đời có vạn sự khổ, vạn sự có thể
biến thành cái khổ mà khái quát lại có 8 cái khổ phổ biến là: sinh khổ, lão khổ,
bệnh khổ, tử khổ, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc khổ, ngũ uẩn khổ.
- Sinh khổ: Sự sinh sống của con người khổ (khổ trong lúc sanh và khổ trong đời sống).
- Lão khổ: Con người đến lúc già, thân thể hao mòn, suy kém, trí huệ lu mờ,
khổ cả thể xác lẫn tinh thần.
- Bệnh khổ: Hành hạ xác thân con người, làm cho nó khổ sở, không gì hơn là đau bệnh.
- Tử khổ: Khổ của sự chết. Con người sợ nhất là cái chết vì phải xa lìa vĩnh
viễn tất cả bà con, của cải.
- Ái biệt ly khổ: Khổ của sự chia ly với những gì thân yêu.
- Oán tăng hội khổ: Ðây là cái khổ gây ra do sự thù ghét, hiềm khích nhau
mà cứ phải gần gũi, chung đụng.
- Sở cầu bất đắc khổ: Khổ của sự mong cầu, hy vọng mà không toại nguyện. 8
- Ngũ uẩn thủ khổ: Nỗi khổ của sự tồn tại của con người. Khổ do sự bám víu,
ái nhiễm của ngũ uẩn.
2/ Tập đế (còn gọi là Nhân đế): Phật giáo xác định 12 nguyên nhân của cái khổ: vô minh (ngu tối), hành (suy
nghĩ dẫn tới hành động), thức (hành động tác
động đến ý thức), danh sắc, lục nhập (6 giác quan của con người), xúc (tiếp xúc),
thụ (cảm thụ), ái (yêu thích), thủ (chiếm đoạt), hữu (sở hữu), sinh (xuất hiện), lão
(già) và tử (chết).
Phật giáo nói đau khổ là vô tận (nước mắt chúng sinh nhiều hơn biển), chết
vẫn chưa hết khổ vì kiếp luân hồi.
3/ Diệt đế: Theo Phật giáo, ta có thể tiêu diệt được khổ do đã biết được
nguyên nhân dẫn đến khổ; có thể đoạn hết kiếp nghiệp, thoát khỏi vòng sinh tử và
đến được cõi Niết bàn.
4/ Đạo đế: Con đường diệt khổ
Phật giáo đưa ra bát chính đạo (8 con đường đúng đắn để diệt khổ):
- Chính kiến: thấy, xem xét sự vật một cách đúng đắn. Chính kiến cũng có
nghĩa là hiểu biết đúng đắn.
- Chính tư duy: suy nghĩ đúng đắn.
- Chính ngữ: lời nói đúng đắn (không nói dối, không nói lời ác, không nói
chia rẽ; phải nói lời có ích, nói đúng chỗ, đúng lúc).
- Chính nghiệp: hành vi đúng, ứng xử đúng, làm điều thiện.
- Chính mệnh: sinh sống lương thiện, tiết chế dục vọng và giữ giới luật.
- Chính tinh tiến: cố gắng, nỗ lực phấn đấu một cách đúng đắn; siêng năng
học tập, tu luyện, tìm kiếm và truyền bá chân lí của Đức Phật.
- Chính niệm: thường xuyên tâm niệm chính pháp, nhớ Phật, niệm Phật.
- Chính định: tập trung tư tưởng cao độ để suy nghĩ về tứ đế, về vô ngã, vô
thường để kiên định theo con đường chân chính của Đức Phật. 9
Tám con đường này được gộp lại thành 3 điều: Giới gồm chính ngữ, chính
nghiệp, chính mệnh, Định gồm chính
tinh tiến, chính niệm, chính định; Tuệ gồm
chính kiến, chính tư duy. Muốn thực hiện được Bát chính đạo thì phải có phương
pháp để thực hiện nhằm ngăn ngừa những điều gian ác gây thiệt hại cho mình và
khuyến khích những người làm điều thiện có lợi ích cho mình và cho người. Nội
dung của các phương pháp đó là thực hiện Ngũ giới (Năm điều răn) và Lục độ (Sáu phép tu). - Ngũ giới gồm: + Bất sát: Không sát sinh
+ Bất đạo: Không làm điều phi nghĩa.
+ Bất dâm: Không dâm dục.
+ Bất vọng ngữ: Không bịa đặt, không vu oan giá họa cho kẻ khác, không nói dối. - Lục độ gồm:
+ Bố thí: Đêm công sức, tài trí, của cải để giúp người một cách thành
thực chứ không để cầu lợi hoặc ban ơn.
+ Trí giới: Trung thành với điều răn, kiên trì tu luyện.
+ Nhẫn nhục: Phải biết kiên nhẫn, nhường nhịn, chịu đựng để làm chủ được mình.
+ Tịnh tiến: Cố gắng nỗ lực vươn lên.
+ Thiền định: Tư tưởng phải tập trung vào điều ngay, chính không để cho cái xấu cho lấp.
+ Bát nhã: Trí tuệ thấy rõ hết, hiểu thấu hết mọi chuyện trên thế gian.
Phật giáo cho rằng chỉ có bằng sự kiên định để thực hiện Bát chính đạo, Ngũ
giới, Lục độ thì chúng sinh mới có thể giải thoát mình ra khỏi nỗi khổ. Mục đích
cao nhất của Đạo Phật là sự giải thoát, bằng cách tu luyện để từ bỏ mọi ham muốn
dục vọng đời thường, tiêu diệt vô minh, đạt đến sự sáng suốt (sự giác ngộ), khi đó 10
con người sẽ thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp báo, hòa nhập với cõi vĩnh hằng - nhập Niết bàn.
Như vậy, Phật giáo là một trường phái triết học vô thần (mặc dù không triệt
để), có yếu tố duy vật, biện chứng. Phật giáo có ưu điểm là: chống lại sự phân biệt
đẳng cấp, chủ trương bình đẳng xã hội; khinh ghét những ham muốn dục vọng vật
chất tầm thường; có tính nhân đạo cao cả, khuyên con người làm điều thiện, tránh
xa điều ác, thương yêu, cứu giúp mọi người; không dùng bạo lực trong quan hệ
giữa các giáo phái khác nhau cũng như với các tôn giáo khác.
Tuy nhiên, nhìn chung tư tưởng triết học Phật giáo mặc dù có một số yếu tố
duy vật vô thần và biện chứng nhưng nhân sinh quan Phật giáo lại rơi vào chủ
nghĩa duy tâm chủ quan (vì giải thích nguồn gốc của khổ từ trong tâm, diệt khổ
cũng từ trong tâm). Phật giáo cho rằng nguyên nhân cơ bản của cái khổ là vô minh;
và sự sáng suốt, giác ngộ của con người là yếu tố quyết định sự giải thoát con
người khỏi mọi đau khổ. Nhận thức luận của Phật giáo cũng có tính chất duy tâm.
Phật giáo không thừa nhận vai trò của nhận thức cảm tính và tư duy, cũng như vai
trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức. Mặc dù Phật giáo lên án rất gay gắt
chế độ người bóc lột người, chống lại chủ nghĩa duy tâm cua Bàlamôn giáo nhưng
Phật giáo không chủ trương giải phóng con người bằng cách mạng xã hội. Đứng
trước bể khổ của chúng sinh Phật giáo chủ trương cải tạo tâm linh chứ không phải
cải tạo thế giới hiện thực. Phật cho cuộc đời là giả, ảo, mọi ham muốn đời thường
đều là tội lỗi; thế nhưng Niết bàn, cái mà Phật cho là thực tại thì không có gì làm
bằng chứng. Phật giáo chủ trương xa lánh cuộc đời, phủ nhận sự biến đổi, cải tạo
xã hội bằng thực tiễn cách mạng. 11 Chương 2
MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN XÃ HỘI VIỆT NAM
Đạo phật truyền vào nước ta khoảng thế kỷ II sau công nguyên và đã trở
thành một trong những hệ tư tưởng, tôn giáo có sức sống lâu dài, tồn tại cho đến
mãi ngày nay, đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội và tinh thần của người
Việt Nam. Phật giáo là một tôn giáo hoà bình, bác ái vì thế nên ảnh hưởng của Phật
giáo chủ yếu là tích cực.
2.1. Những ảnh hưởng tích cực của tư tưởng triết học Phật giáo đến xã
hội và con người Việt Nam
2.1.1. Phật giáo góp phần kiến tạo một xã hội bình đẳng, bác ái
Đức Phật dạy rằng hạnh phúc tối thượng là an lạc, và không thể có hạnh
phúc chân thật nếu không có an lạc.
Đức Phật không hề chia cấp bậc mà có cái nhìn ngang bằng với tất cả chúng
sinh. Đạo Phật chủ trương bình đẳng, Phật là đức Phật đã thành, chúng sinh là Đức
Phật sẽ thành, chúng sinh đều có Phật tính, đều bình đẳng trước Phật. Với Phật,
không ai tiểu nhân, không ai quân tử, cũng không có quân, không có dân, chia cắt
nhau bằng các hàng rào cấp bậc giai cấp; chỉ có một niềm từ bi bác ái, không có
hằn học, oán ghét, phục thù. Đó cũng là điều phù hợp với bản chất dân tộc Việt
Nam. Tiếp đó Phật kêu gọi sự tự giác, vị tha không những để giải quyết nỗi khổ của
mình mà còn phải cứu nhân độ thế. Người ta chỉ thấy ở đây một chủ nghĩa nhân
đạo lớn lao và có phần tích cực. Có thực hiện được hay không là vấn đề khác mà
chúng ta cần xem xét, để phê phán giá trị của học thuyết này nhưng ở đây thì rõ
ràng đó là những điểm chính yếu làm cho Phật giáo gắn bó được với quần chúng.
Phật giáo khuyến khích mọi người sống chan hoà, cảm thông và thân ái dù
khác nhau sắc tộc, tôn giáo, màu da… Có tôn giáo đã truyền bá bằng gươm đao và
chiếm đoạt. So với điều này, Đạo Phật là một tôn giáo không có lực lượng vũ trang,
cũng không có thánh chiến trong việc truyền bá giáo lý. Đạo Phật đã lan rộng một
cách từ từ nhưng vững vàng chắc chắn đến nhiều nước, nhiều vùng đất: Tây Tạng, 12
Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung tâm Thổ Nhĩ Kỳ, Miến Điện, Thái Lan,
Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia… Do đó thông điệp của Đức Phật đã được lan truyền
khắp nơi trên thế giới:
Không làm các điều ác,
Vâng giữ các điều lành,
Làm thanh tịnh tâm ý
Đó lời chư Phật dạy
2.1.2. Phật giáo góp phần tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật giáo có ảnh hưởng sâu đậm và lâu dài.
Trong quá trình phát triển, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đã có nhiều đóng
góp cho văn hóa Việt Nam. Phật giáo lại biết bám lấy làng xã bằng nhiều hoạt động
cụ thể có tổ chức, kết hợp với tín ngưỡng bản địa, hội hè. Nhà sư và ngôi chùa có
vai trò quan trọng trong đời sống dân gian cổ truyền. Ở Bắc Bộ trước đây hầu như
làng nào cũng có chùa. Ngoài thờ Phật, chùa còn thêm tín ngưỡng dân gian thờ
thần tiên, thờ các vị tướng có công với nước. Ngôi chùa trở thành một trung tâm
văn hoá ở nông thôn. Có thể nói Phật giáo đã góp phần làm phong phú thêm nền
văn hoá dân tộc. Nho giáo về mặt nào đó làm cho tư tưởng văn hoá khô cứng thì
Phật giáo có phần làm mền hơn, phong phú và sinh động hơn. Hội chùa cũng như
hội làng là tiêu biểu cho sự hồ hởi của công xã, là một dịp để con người được giải
phóng tình cảm, hoà cái ta của mình vào cái ta của làng xã, không bị giáo lý khuôn
phép gò bó và toả chiết tâm hồn. Dưới mái nhà chùa mà vẫn được phép giao lưu
tình cảm, bao nhiêu câu chuyện tình duyên đằm thắm đã xảy ra bên cạnh cửa thiền.
Thế ra cửa từ bi không hề nghiêm ngặt như chốn sân Trình cửa Khổng. Phật chứng
nhận cho cuộc sống hồn nhiên, bình yên của làng xã.
Đạo phật có thể mất đi, như mọi hiện tượng vô thường. Song cái tinh tuý của
văn hoá Phật giáo đã được dân tộc hoá và dân gian hoá thì mãi mãi trường tồn.
2.1.3. Phật giáo khuyên mọi người sống lương thiện, tu tâm dưỡng tính 13
Đức Phật dạy các điều thiết yếu không chỉ cho việc tu tập nội tâm của từng
cá nhân vì hạnh phúc của nhân loại mà còn cho sự cải thiện đời sống xã hội. Vì
vậy, Ngài thuyết giảng về đặc tính chung nhất của nhân loại, bất kể màu da chủng
tộc hoặc các đặc tính sinh lý và tạo ra một cuộc cách mạng loại bỏ các hệ thống giai
cấp mà rất thịnh hành tại Ấn Độ thời bấy giờ. Để biểu lộ khái niệm đồng nhất của
nhân loại, Đức Phật đã khơi dậy mối đồng cảm không những của giai cấp vua chúa,
quý tộc, thương gia, mà còn với giai cấp cùng đinh, người xin ăn, kẻ cướp…
Lối sống mà Đức Phật đã dạy rất đơn giản, đối với người tại gia, chỉ áp dụng
năm nguyên tắc sống: không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối
và không uống rượu, đây là một bảng nguyên tắc thật sự rất đơn giản. Nhưng lối
sống của Phật giáo, con đường mà Đức Phật đã mô tả không ngừng lại ở nguyên
tắc này. Lời dạy đó được đơn giản hóa theo một cách mà ai cũng có thể hiểu được
và làm được là bố thí (dàna), trì giới (sila) và thiền định (bhàvana).
Giáo lý nghiệp báo hay nghiệp nhân quả báo của Đạo Phật đã trở thành nếp
sống tín ngưỡng hết sức sáng tỏ đối với người Việt Nam có hiểu biết, có suy nghĩ.
Người ta biết lựa chọn ăn ở hiền lành, dù tối thiểu thì đó cũng là kết quả tự nhiên
âm thầm của lý nghiệp báo, nó chẳng những thích hợp với giới bình dân mà còn
ảnh huởng đến giới trí thức. Có thể nói mọi người dân Việt điều ảnh hưởng ít nhiều
qua giáo lý này. Vì thế, lý nghiệp báo luân hồi đã in dấu đậm nét trong văn chương
bình dân, trong văn học chữ nôm, chữ hán, từ xưa cho đến nay để dẫn dắt từng thế
hệ con người biết soi sáng tâm trí mình vào lý nhân quả nghiệp báo mà hành động
sao cho tốt đẹp đem lại hòa bình an vui cho con người.
Tâm lý dân gian Việt Nam ta thiên về sự cân bằng, sự bù đắp. Nỗi khổ hôm
nay phải được đền bù bằng sự sung sướng ngày mai. Cô Tấm trong cổ tích trải qua
bao gian nan cuối cùng được hưởng hạnh phúc. Phật giáo cũng hứa hẹn với con
người sự đền bù không do quyền phép nào, chỗ dựa nào của Nho giáo, cũng không
do cán cân phúc tội của Đạo gia, Pháp gia mà do chính nỗ lực của bản thân mình.
Người dân bình thường ở xứ ta ở phần bản chất cũng có quan niệm nhận thức như 14
vậy. Tinh thần ấy là sự cố gắng tu dưỡng, vun thêm cho bản thân mình. Và họ cũng
mong mỏi, tin tưởng sự đền bù này, khi thấy Phật tổ vạch ra cho họ và khẳng định
điều tất nhiên sẽ đến.
Hơn lúc nào hết trong mấy chục năm lại đây người Phật tử Việt Nam rất
chăm lo đến việc thực hiện các nghi lễ của đạo mình. Họ hay lên chùa trong các
ngày sóc, cọng, họ trân trọng thành kính trong khi thi hành lễ, họ siêng năng trong
việc thiền định, giữ giới, làm việc thiện. Việc ăn chay hàng tháng trở thành thói
quen không thể thiếu của người theo Đạo phật. Mặt khác nhà chùa sẵn sàng thực
hiện các yêu cầu của họ như cầu siêu, giải oan,... Tất cả những điều này củng cố
niềm tin vào giáo lý, vừa qui định tư duy và hành động của họ, tạo cơ sở để hình
thành những nhân cách riêng biệt.
2.1.4. Giáo lý của Đạo Phật góp phần giáo dục đạo đức con người
Đạo lý ảnh hưởng nhất là giáo lý từ bi, tinh thần hiếu hòa, hiếu sinh của phật
giáo đã ảnh hưởng và thấm nhuần sâu sắc trong tâm hồn của người Việt. Như vậy,
có thể nói rằng Phật giáo là một trong những tôn giáo của thế giới bao hàm nhiều
phương pháp tốt đẹp có thể cải thiện và giáo dục tâm tính cho con người. Nó đánh
thức nơi con người đức tính tự trọng và tinh thần trách nhiệm bản thân, phổ biến
trong nhân loại đức tính khoan dung, từ bi, tình huynh đệ, cùng dứt trừ được nơi
con người lòng sân hận và bạo tàn. Cho nên, tự trọng, tự tín, khoan dung, từ bi, trí
tuệ là những đức tánh tốt đẹp có thể tạo được cho nhân loại nhờ ảnh hưởng của Phật giáo.
Có thể thấy rằng những tư tưởng Phật giáo cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến
đời sống của thanh thiếu niên hiện nay. Như ở các trường phổ thông, các tổ chức
đoàn, đội luôn phát động các phong trào nhân đạo như Lá lành đùm lá rách, quỹ
Giúp bạn nghèo vượt khó , quỹ Viên gạch hồng
... Chính vì vậy ngay từ nhỏ các em
học sinh đã được giáo dục tư tưởng nhân đạo, bác ái, giúp đỡ người khác mà cơ sở
của nền tảng ấy là tư tưởng giáo lý nhà Phật đã hoà tan với giá trị truyền thống của
con người Việt Nam. Sự đồng cảm với những con người gặp khó khăn, những số 15
phận bất hạnh cô đơn, cộng với truyền thống từ bi, bác ái đã giúp chúng ta, những
học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường có đủ nghị lực và tâm huyết để lập
ra những kế hoạch, tham gia vào những hoạt động thiết thực như hội chữ thập đỏ,
hội tình thương, các chương trình phổ cập văn hoá cho trẻ em nghèo, chăm nom
các cụ già neo đơn... Hình ảnh hàng đoàn thanh niên, sinh viên hàng ngày vẫn lăn
lội trên mọi nẻo đường tổ quốc góp phần xây dựng đất nước, tổ quốc ngày càng
giàu mạnh thật đáng xúc động và tự hào. Tất cả những điều đó chứng tỏ thanh niên,
sinh viên ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo đầy tham vọng trong cuộc sống
mà còn thừa hưởng những giá trị đạo đức tốt đẹp của ông cha, đó là sự thương yêu,
đùm bọc lẫn nhau giữa mọi người, lòng thương yêu giúp đỡ mọi người qua cơn
hoạn nạn mà không chút nghĩ suy, tính toán. Và ta không thể phủ nhận Phật giáo đã
góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp ấy. Và ta càng phải nhắc đến giá trị đó trong
khi cuộc sống ngày nay ngày càng xuất hiện những hiện tượng tiêu cực. Trong khi
có những sinh viên còn khó khăn đã dồn hết sức mình để học tập cống hiến cho đất
nước thì vẫn còn một số bộ phận thanh niên ăn chơi, đua đòi, làm tiêu tốn tiền bạc
của cha mẹ và đất nước. Tối đến, người ta bắt gặp ở các quán Bar, sàn nhảy những
cô chiêu, cậu ấm đang đốt tiền của bố mẹ vào những thú vui vô bổ. Rồi những học
sinh, sinh viên lầm đường lỡ bước vào ma tuý, khiến cho bao gia đình tan nát, biết
bao ông bố bà mẹ cay đắng nhìn những đứa con của mình bị chịu hình phạt trước
pháp luật. Thế hệ trẻ ngày nay nhiều người chỉ biết chạy theo vật chất, bị cuốn hút
bởi những thứ ăn chơi sau đoạ làm hại đến gia đình và cộng đồng. Hơn bao giờ hết
việc giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ trở nên rất quan trọng và một trong những
phương pháp hữu ích là nêu cao truyền bá tinh thần cũng như tư tưởng nhà Phật
trong thế hệ trẻ. Đó thực sự là công việc cần thiết để giáo dục lớp trẻ hiện nay.
2.1.4. Phật giáo có ảnh hưởng tích cực đến các mối quan hệ gia đình, xã hội
Những mối quan hệ trong gia đình và xã hội như cha mẹ, anh em, vợ chồng,
con cái, bạn bè, họ hàng, láng giềng,… Phật giáo xem là thiêng liêng đáng được tôn
kính và lễ lạy, tôn thờ. Nhưng người ta phải lễ lạy, tôn thờ những mối quan hệ ấy 16
như thế nào? Đức Phật dạy rằng người ta có thể lễ lạy và tôn thờ những điều ấy chỉ
thông qua việc thực thi trách nhiệm và bổn phận của anh ta đối với những điều ấy.
Trước tiên, cha mẹ là thiêng liêng đối với con cái, nhắc đến công lao dưỡng dục
của cha mẹ, Phật dạy: "muôn việc ở thế gian, không gì hơn công ơn nuôi dưỡng lớn
lao của cha mẹ" (Kinh Thai Cốt), hay kinh Nhẫn Nhục dạy: "cùng tốt điều thiện
không gì hơn hiếu, cùng tốt điều ác không gì hơn bất hiếu". Bởi Phật giáo đặc biệt
chú trọng chữ hiếu như thế nên thích hợp với nếp sống đạo lý truyền thống của dân
tộc Việt. Đức Phật dạy: phải quan tâm chăm sóc bố mẹ của mình ở độ tuổi xế
chiều, phải làm bất cứ những gì mình phải làm vì nhu cầu của bố mẹ, phải duy trì
danh dự của gia đình và tiếp tục phát huy truyền thống của gia đình, phải bảo vệ tài
sản, của cải do bố mẹ kiếm được, và lo tổ chức tang đám khi bố mẹ qua đời. Bố
mẹ, ngược lại, phải có một số trách nhiệm đối với con cái của mình: phải giáo dục
con cái tránh xa những việc làm xấu xa, tội lỗi; hướng chúng vào những nghề
nghiệp lành mạnh và có lợi lạc; cho con cái ăn học đến nơi, đến chốn; dựng vợ, gả
chồng cho chúng ở những nơi gia đình tốt, và giao của cải tài sản cho chúng đúng lúc.
Thứ hai, mối quan hệ giữa thầy và trò: học trò phải cung kính và vâng lời
thầy, phải hỗ trợ thầy lúc cần thiết, phải siêng năng học tập. Và ngược lại thầy đối
với trò: phải rèn luyện và dạy dỗ học trò nên người tốt; giới thiệu học trò cho bạn
bè của chúng, và cố gắng tạo việc làm đảm bảo sau khi học trò học xong.
Thứ ba, mối tương quan giữa vợ và chồng: tình yêu giữa vợ và chồng được
xem như rất là tôn giáo và thiêng liêng. Nó được gọi là Sadara – Brahmacariya
(đời sống gia đình thiêng liêng). Vợ và chồng phải chân thành tin tưởng lẫn nhau,
tôn trọng và hết mình vì nhau, và họ có một số trách nhiệm đối với nhau: người
chồng phải tôn trọng vợ và không bao giờ thiếu sự tôn trọng đối với vợ; phải yêu
thương vợ và chung thủy, chân thành với vợ; đảm bảo vị trí và tiện nghi của vợ, và
làm cho vợ vui lòng bằng cách thường mua áo quần và nữ trang cho cô ta. (Sự kiện
Đức Phật đề cập những món quà như thế do người chồng tặng cho vợ, chứng tỏ 17
Ngài hiểu và thông cảm những cảm xúc và tình cảm thế gian của Ngài đối với tình
cảm bình thường của con gnười). Ngược lại, người vợ nên giám sát và chăm lo
công việc nội trợ nhà cửa; đón tiếp khách khứa, bạn bè, bà con, họ hàng, và người
làm thuê; thương yêu và trung thành với chồng mình; bảo vệ của cải do chồng kiếm
được, và phải sáng suốt và nhiệt tâm trong tất cả các công việc.
Thứ tư, mối quan hệ giữa bạn bè, họ hàng quyến thuộc và hàng xóm: họ phải
hiếu khách và nhân từ đối với nhau, nói lời vui vẻ và dễ chịu, làm việc lợi lạc cho
nhau, đối xử bình đẳng với nhau, giúp đỡ nhau trong những lúc cần thiết, và cưu
mang lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
2.2. Ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng triết học Phật giáo
Bên cạnh những mặt tích cực thì Phật giáo cũng có những ảnh hưởng tiêu
cực đến xã hội ngày nay. Nhưng cần phải nhận thức một điều là những ảnh hưởng
tiêu cực này không phải xuất phát từ bản chất, lý luận của đạo Phật mà do những
người thừa hành. Có thể Kinh Phật qua nhiều nước, nhiều xã hội với nhiều nền văn
hoá khác nhau khiến có nhiều cách giải thích và cách hiểu khác nhau về đạo Phật.
Hơn nữa từng cá nhân tiếp thu đạo Phật cũng theo nhiều cách khác nhau, có thể
làm thay đổi ý nghĩa tốt đẹp của đạo Phật.
Thời đại ngày nay là thời đại phát triển. Nước ta vừa trải qua mấy chục năm
chiến tranh và hàng chục năm sống dưới chế độ bao cấp, đời sống còn nghèo nàn,
lạc hậu rất cần đến sự phát triển. Phát triển có nghĩa là sự tăng trưởng nhanh chóng
về kinh tế, đời sống vật chất và văn hoá. Đảng và nhà nước đã chỉ ra nhiệm vụ
trước mắt là làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Để đạt mục tiêu đó, nước ta cần có những người có tham vọng lớn, năng động, lạc
quan, tin tưởng, dũng cảm mở rộng sáng tạo…Những phẩm chất này phần lớn trái
với giáo lý nhà Phật, vì tham vọng trái với cấm dục, vô dục, ly dục của Nhà Phật ...
Theo giáo lý nhà Phật con người trở nên không có tham vọng tiến thân, bằng lòng
với những gì mình đã có, sống nhẫn nhục, không đấu tranh, hướng tới cõi niết bàn 18
khi cuộc sống trần gian đã chấm dứt. Như vậy đạo đức Phật giáo đã tách con người
ra khỏi điều kiện thực tiễn của con người xã hội, làm cho con người có thái độ chấp
nhận, chạy trốn nhu cầu bản năng chứ không phải là cải tạo thế giới, chế ngự thiên
nhiên, bắt nó phục vụ cho mình. Các chương trình xã hội của Phật giáo không phải
cải tạo lại điều kiện sống mà chỉ để cố san bằng xã hội bằng đạo đức, trong xã hội
đó ai cũng từ bi, bác ái, hỉ xả, nhẫn nhục ... Vì vậy việc cần làm hiện nay là phải
xác định rõ Phật giáo có ảnh hưởng đến hệ tư tưởng của người Việt Nam như thế
nào để từ đó đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với lòng dân, làm cho xã
hội ngày càng phát triển tiến bộ và tốt đẹp hơn.
Sự giác ngộ lý luận Mác - Lênin, chủ nghĩa cộng sản của giai cấp công nhân
và quần chúng nhân dân lao động đã tạo tiền đề xây dựng hệ thống tư tưởng,
nguyên tắc hành động cho phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam, lấy đó
làm vũ khí chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang. Điều này giúp ta nhận thức
được về cơ bản giữa mô hình lý tưởng nhân đạo của Phật giáo và chủ nghĩa cộng
sản là: Một bên là duy tâm, một bên duy vật. Từ đây thấy rõ những hạn chế của
Phật giáo. Một bên diệt dục triệt để bằng ý chí và coi dục là căn nguyên của mọi
tội lỗi, bên kia thì cố gắng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của con người bằng
lao động với năng suất và chất lượng cao nhằm cải tạo thế giới, coi đó là tiêu chuẩn
đánh giá tính nhân đạo thực sự, tiến bộ của xã hội; một bên hứa hẹn một mô hình
niết bàn bình đẳng tự do cho tất cả mọi người, từ bi bác ái như nhau, không còn bị
ràng buộc bởi các nhu cầu trần tục, còn bên kia khẳng định mô hình lý tưởng cho
mọi người lao động, coi lao động là nhu cầu sống chứ không phải phương tiện
sống, lao động không còn là nguồn gốc của khổ đau, qua lao động con người hoàn
thiện cả bản thân và hoàn thiện cả xã hội.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng, ngày ngay những người đi chùa hầu hết
không có đủ tri thức về Phật giáo cho nên khó có thể giáo dục đạo Phật một cách tự
giác, tích cực trong xã hội và gia đình. Nhiều người quá lạm dụng yếu tố mê tín gây
tốn tiền của cúng bái, lễ lạt. Thậm chí nhiều người còn quá cả tin dẫn đến bị lợi 19
dụng mất tiền mất của. Nhiều người thì thụ động cho rằng con người đã có số mạng
định trước thì còn phấn đấu làm gì cho mệt. Như thế thì chẳng khác nào Phật giáo
đã làm con người ta mất đi động lực sinh tồn, xã hội không thể tiến lên được với những người như thế.
Phật giáo bác học cũng bị mai một nhiều, không còn phát huy vai trò hướng
đạo. Các cao tăng chưa ý thức được hết vai trò của họ trong việc xây dựng hoàn
thiện nhân cách con người Việt Nam. Chẳng hạn các buổi giảng kinh đàm đạo các
buổi lễ trên chùa chưa được tổ chức theo tinh thần khai thác những tinh túy của đạo
lý Phật giáo, mà phần nhiều theo thị hiếu: Cầu an, giải hạn, cầu lộc ... của giới bình
dân. Phật giáo bình dân cũng sa sút. Người dân lên chùa thường quá chú trọng đến
lễ vật, đến các ham muốn tầm thường. Do không được giáo dục đầy đủ, đúng đắn
giáo lý nhà Phật, số đông thanh thiếu niên đã đua theo thị hiếu của mọi người. Họ
đến chùa cúng bái, thắp hương vái xin phật, Bồ Tát, La Hán phù hộ độ trì cho họ
đạt được mong muốn của mình. Những mong muốn ấy thường là chuyện học hành,
tình cảm, sức khoẻ, vật chất ... hoặc hơn nữa, họ coi đến chùa chỉ là hình thức đi
chơi, giải trí với bạn bè kèm theo đó là sự thiếu nghiêm túc trong ăn mặc, đi đứng,
nói năng. Số lượng học sinh, sinh viên nói riêng cũng như số lượng người dân đi
chùa gần đây càng đông, song xem ra ý thức cầu thiện, cầu mạnh về nội tâm còn
quá ít so với những mong muốn tư lợi. Có rất ít người đến chùa để tìm sự thanh
thản trong tâm hồn, để tu dưỡng nghiền ngẫm đạo lý làm người, về thiện - ác. Như
vậy mục đích đến chùa của người dân đã sai lầm, tầm thường hoá so với điều mà
giáo lý nhà Phật muốn hướng con người ta vào. 20 PHẦN KẾT LUẬN
Ngày nay, mặc dù có rất nhiều tôn giáo xuất hiện ở Việt Nam như Thiên
Chúa giáo, Đạo Cao Đài, Hòa Hảo, Cơ đốc giáo,... nhưng Phật giáo vẫn giữ một vai
trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội Việt Nam. Nhìn vào đời sống xã hội và
tinh thần người Việt Nam trong thời gian qua, ta thấy qua nhiều biểu hiện Phật giáo
đang được phục hồi và phát triển. Ở nhiều vùng đất nước, số người theo Phật giáo
ngày càng đông, số gia đình Phật tử xuất hiện ngày càng nhiều, lễ hội Phật giáo và
sinh hoạt Phật giáo ngày một có vị trí cao trong đời sống tinh thần xã hội, điển hình
như Lễ hội Quán Thế Âm ở Ngũ Hành Sơn đã trở thành lễ hội lớn thu hút chư khách thập phương.
Qua việc nghiên cứu đề tài này chúng ta phần nào hiểu thêm được nguồn gốc
ra đời của Phật giáo, hệ tư tưởng của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến xã hội và
người dân ta, đồng thời hiểu thêm về lịch sử nước ta. Đặc biệt đề tài này cho chúng
ta thấy rõ vấn đề có ý nghĩa quan trọng, đó là vấn đề xây dựng hình thành nhân
cách và tư duy con người Việt Nam trong tương lai với sự hỗ trợ của những giá trị
đạo đức nhân văn của Phật giáo, cũng như một số tư tưởng tôn giáo khác.
Dù còn những khuyết điểm, hạn chế song chúng ta không thể phủ nhận
những giá trị đạo đức to lớn mà Phật giáo đã mang lại. Phật giáo là một trong
những tôn giáo lớn nhất trên thế giới. Phật giáo được truyền bá rộng rãi không phải
nhờ bạo lực, các cuộc chiến thần thánh mà nhờ chính giáo lý thâm sâu, nhân ái của
mình. Đạo Phật luôn chủ trương nhân ái, hoà bình, mọi người sống chan hoà với
nhau. Nó giúp con người sống thân ái, yêu thương nhau, xã hội yên bình. Tuy
nhiên, để giáo dục nhân cách đạo đức của thế hệ trẻ thì như thế vẫn chưa đủ. Bước
sang thế kỷ XXI, chuẩn mực nhân cách mà một thanh niên cần có đòi hỏi phải toàn
diện cả về thể chất và tinh thần, phải có đủ khả năng chinh phục cả thế giới khách
quan lẫn thế giới nội tâm. Giáo dục đạo đức trong xã hội hiện nay do vậy có thể
khai thác sự đóng góp tích cực của Phật giáo để xây dựng đạo đức nhân văn hoàn
thiện hơn, tự giác cao hơn. Vì sang thế kỷ XXI, bên cạnh sự phát triển kỳ diệu của 21
khoa học, những mâu thuẫn, chiến tranh giành quyền lực rất có thể sẽ nổ ra và dưới sự
hậu thuẫn của khoa học, các loại vũ khí sẽ được chế tạo hiện đại, tàn nhẫn hơn, dễ
dàng thoả mãn cái ác của vài cá nhân và nguy cơ gây ra sự huỷ diệt sẽ khủng khiếp
hơn. Khi đó đòi hỏi con người phải có đạo đức, nhân cách cao hơn để nhận ra được cái
ác dưới một lớp vỏ tinh vi, ngăn chặn cái ác hiện sinh.
Như vậy trong cả quá khứ, hiện tại và tương lai, Phật giáo luôn luôn tồn tại
và gắn liền với cuộc sống của con người Việt Nam. Việc khai thác hạt nhân tích
cực hợp lý của Đạo Phật nhằm xây dựng nhân cách con người Việt Nam, đặc biệt
là thế hệ trẻ, là một mục tiêu chiến lược đòi hỏi sự kết hợp giáo dục tổng hợp của
xã hội - gia đình - nhà trường - bản thân cá nhân, một sự kết hợp tự giác tích cực cả
truyền thống và hiện đại. Chúng ta tin tưởng vào một thế hệ trẻ hôm nay và mai sau
cường tráng về thể chất, phát triển về trí tuệ, phong phú về tinh thần, trong sáng về
đạo đức tác phong kế thừa truyền thống cha ông cũng như những giá trị nhân bản
Phật giáo sẽ góp phần bảo vệ và xây dựng xã hội ngày càng ổn định, phát triển.
Bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học, với kiến thức có hạn và sự cố gắng,
em đã hoàn thành bài tiểu luận song không tránh khỏi còn nhiều thiếu sót. Kính
mong nhận được lời nhận xét và đánh giá của thầy để em rút kinh nghiệm trong những bài sau.
Em xin chân thành cảm ơn! Học viên: Nguyễn Quang Hợp
Lớp Cao học Quản Lý Kinh tế K5 22 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình triết học dung cho học viên cao học – NXB QĐND
2. Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam – Trần Ngọc Thêm – NXB Thành phố Hồ CHí Minh – 2001.
3. Việt Nam – Phật giáo sử luận – Nguyễn Lang – NXB Văn Học năm 1979.
4. Cơ sở văn hóa Việt nam – Trần Ngọc Thêm – NXB giáo dục 1999
5. Lịch sử và hình thành phát triển của phật giáo Việt nam - 24