-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Tiểu luận về Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái 18 trang với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Nguyên lí cơ bản Mác- Lênin 1 2 tài liệu
Đại học Ngoại Thương 314 tài liệu
Tiểu luận: Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái
Tiểu luận về Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái 18 trang với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên lí cơ bản Mác- Lênin 1 2 tài liệu
Trường: Đại học Ngoại Thương 314 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Ngoại Thương
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG Khoa lí luận chính trị Tiểu luận
Môn: Nguyên lí cơ bản Mác- Lênin 1
Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên
hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái.
Họ tên: Phạm Thị Ngọc Anh Lớp: Anh 8 – TC – K48 Hà Nội, ngày 11-11-2014 Mục lục Lời mở đầu 3
Chương 1)Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến 4
1.1)Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật 4 1.1.1)Khái niệm 4
1.1.2)Các hình thức cơ bản của phép biện chứng 4
1.1.3)Phép biện chứng duy vật 4
1.2)Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 5
1.2.1)Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến 5
1.2.2)Ý nghĩa phương pháp luận 6
Chương 2)Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với
bảo vệ môi trường sinh thái 7
2.1)Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường 7
2.2)Môi trường sinh thái đang bị hủy hoại do sự tăng trưởng kinh tế 8
2.2.1)Trong công nghiệp 8
2.2.2)Trong nông nghiệp 10
2.2.3)Gia tăng mức tiêu thụ 10
2.3)Hậu quả của ô nhiễm môi trường sinh thái 11
2.4)Giải pháp giải quyết vấn đề 12 Lời kết 14
Tài liệu tham khảo 15 2 Lời mở đầu
Trong thế giới khách quan, mỗi sự vật, hiện tượng đều là một hệ
thống, hơn nữa còn là một hệ thống mở. Các hệ thống tồn tại trong
mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
Trong xã hội ngày nay có một mối liên hệ đáng để toàn thể nhân loại
phải lưu tâm. Đó là mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường sinh thái. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng, một mặt
nâng cao đời sống con người, nhưng mặt khác nó đang gây sức ép
ngày càng lớn lên môi trường. Trong khi môi trường là yếu tố không
thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của con người. Con người hủy
hoại môi trường tự nhiên cũng chính là đang đe dọa trực tiếp đến sức
khỏe, cuộc sống của chính mình. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường là
vấn đề cấp thiết trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển như Việt Nam. Sau một quá trình phát triển nhanh chóng về
kinh tế, những hậu quả để lại cho môi trường thật nặng nề: nguồn tài
nguyên dần cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, ô nhiễm
không khí, Trái Đất nóng lên, biến đổi khí hậu… Đã đến lúc mọi
người cần có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của vấn đề phát triển
kinh tế bền vững nhằm bảo vệ môi trường sinh thái.
Nghiên cứu “Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến và vận dụng
phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường
sinh thái”, tôi muốn tìm kiếm một con đường phát triển kinh tế hợp lí,
song hành cùng việc bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời giúp mọi
người nhận thức rằng việc bảo vệ môi trường không là trách nhiệm
của riêng tổ chức nào mà là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Vấn đề này
chỉ có thể giải quyết được dựa vào sự chung tay, góp sức của toàn
nhân loại. Hoàn thành tiểu luận, tôi đã gia tăng được tri thức và nâng
cao được nhận thức về một vấn đề cấp thiết hiện nay. 3
Chương 1) Phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến
1.1)Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật 1.1.1)Khái niệm
Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng
của thế giới thành hệ thống các nguyên lí, quy luật khoa học nhằm xây
dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực
tiễn. với nghĩa như vậy, phép biện chứng đối lập với phép siêu hình –
phương pháp tư duy vế sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập, bất biến.
1.1.2)Các hình thức cơ bản của phép biện chứng
Phép biện chứng đã phát triển qua ba hình thức cơ bản: phép biện
chứng chất phác thời cổ đại, phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức và
phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Phép biện chứng chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên của
phép biện chứng trong lịch sử triết học. Nó là nội dung cơ bản của
triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Những tư tưởng biện
chứng thời kì này vẫn còn mang tính chất ngây thơ, chất phác.
Phép biên chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đẩu từ Cantơ và
hoàn thiện ở Hêghen. Hêghen coi biện chứng là quá trình phát triển
khởi đầu của ý niệm tuyệt đối, “ tinh thần, tư tưởng, ý niệm là cái có
trước, còn thế giới hiện thực chỉ là một bản sao chép của ý niệm.”.
Tính chất duy tâm trong phép biện chứng cổ điển Đức cũng như
trong triết học Hêghen là hạn chế cần phải vượt qua. C.Mác và
Ph.Ăngghen đã khắc phục hạn chế đó để tạo nên phép biện chứng duy
vật. Đó là giai đoạn phát triển cao nhất của phép biện chứng trong lịch sử triết học. 4
1.1.3)Phép biện chứng duy vật
Phép biện chứng duy vật được xác lập trên nền tảng thế giới quan duy
vật khoa học, đồng thời có sự thống nhất giữa nội dung thế giới
quan(duy vật biện chứng) và phương pháp luận(biện chứng duy vật).
Do đó, phép biện chứng duy vật không chỉ dừng lại ở sự giải thích thế
giới mà còn là công cụ nhận thức, cải tạo thế giới. Điều này có được
dựa trên cơ sở khái quát các mối liên hệ phổ biến và sự phát triển. Vì
vậy, Ph.Ăng-ghen khẳng định: “Phép biện chứng … là môn khoa học
về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự
nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.
1.2)Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
1.2.1)Nội dung nguyên lí về mối liên hệ phổ biến
Phép biện chứng duy vật có vai trò làm sáng tỏ những quy luật của sự
liên hệ và phát triển của tự nhiên, xã hội loài người và của tư duy.Vì
vậy, ở bất kì cấp độ phát triển nào của phép biện chứng duy vật,
nguyên lí về mối liên hệ phổ biến vẫn được xem là một trong những
nguyên lí có ý nghĩa khái quát nhất.
Nguyên lí về mối liên hệ phổ biến cho rằng: các sự vật, hiện tượng hay
giữa các mặt của mỗi sự vật hiện tượng vừa tách biệt nhau, vừa có sự
liên hệ qua lại, thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau. Trong đó liên hệ là
sự tác động qua lại lẫn nhau, là điều kiện tiền đề tồn tại cho nhau, là
sự quy định lẫn nhau, là sự nương tựa lẫn nhau, sự chuyển hoá lẫn
nhau của các mặt, các yéu tố, các thuộc tính cấu thành sự vật, hiện
tượng trong thế giới khách quan.
Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ
đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở những phạm vi nhất
định. Trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ 5
tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Đó là các mối liên hệ
giữa: các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ định, cái
chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, v.v… Toàn bộ những mối
liên hệ đặc thù và phổ biến đó đã tạo nên tính thống nhất trong tính đa
dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên
hệ trong giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Các mối liên hệ có ba tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ biến
và tính đa dạng, phong phú.
Tính khách quan được thể hiện ở chỗ: sự quy định, tác động, chuyển
hóa lẫn nhau của các sự vật, hiện tượng là cái vốn có của nó, tồn tại
độc lập với ý thức con người, không phụ thuộc vào ý chí con người.
Con người chỉ có thể nhận thức, vận dụng các mối liên hệ vào hoạt
động thực tiễn của mình.
Tính phổ biến: không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào
tồn tại tuyệt đối độc lập với sự vật, hiện tượng hay quá trình khác.
Mỗi sự vật, hiện tượng đều là một cấu trúc hệ thống với những mối
liên hệ bên trong và hơn nữa là một hệ thống mở, tồn tại trong mối
liên hệ với những hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi các hệ thống khác.
Tính đa dạng, phong phú:các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác
nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò
khác nhau vói sự tồn tại và phát triển của nó. Mặt khác, cùng một mối
liên hệ nhất định của sự vật nhưng trong những điều kiện cụ thể khác
nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình vận động và phát
triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trò khác nhau. Như
vậy, không thể đồng nhất tính chất, vị trí và vai trò cụ thể của các mối
liên hệ khác nhau với mỗi sự vật nhất định, trong những điều kiện xác
định. Đó là các mối liên hệ bên trong và bên ngoài sự vật, mối liên hệ
bản chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ yếu, mối liên hệ
trực tiếp và gián tiếp, v.v… 6
1.2.2) Ý nghĩa phương pháp luận
- Từ tính khách quan và phổ biến của các mối liên hệ đã cho thấy
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi để có nhận thức đúng về sự vật, hiện
tượng chúng ta cần xem xét nó: một là trong mối quan hệ giữa các bộ
phận, yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật; hai là: trong mối liên hệ
qua lại giữa các sự vật đó với các sự vật khác. Như vậy, quan điểm
toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức
và thực tiễn. Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đi từ tri thức
nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật đến chỗ khái quát để rút ra bản
chất chi phối sự tồn tại và phát triển của sự vật hay hiện tượng đó.
- Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy
trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cũng cần phải kết hợp với quan
điểm lịch sử cụ thể.
Quan điểm lịch sử- cụ thể yêu cầu trong nhận thức việc nhận thức và
xử lí các tình huống trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải
xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình
huống. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ
cụ thể trong tình huống cụ thể.
Như vậy trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và
khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc
phục quan điểm triết chung, ngụy biện.
Chương 2)Vận dụng phân tích mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh
tế với bảo vệ môi trường sinh thái
2.1)Mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường 7
Môi trường sinh thái là toàn bộ các điều kiện vô cơ, hữu cơ ảnh
hưởng đến hoạt động sản xuất và mọi hoạt động khác của xã hội loài
người. Còn tăng trưởng kinh tế nhằm mục đích cải thiện và nâng cao
đời sống con người. Sự tồn tại của môi trường không phụ thuộc vào ý
thức con người, nhưng sự phát triển của môi trường lại phụ thuộc vào
ý thức con người, vì con người có thể làm cho môi trường tốt lên hoặc
xấu đi. Tăng trưởng kinh tế lại được sinh ra, tồn tại và phát triển hoàn
toàn phụ thuộc ý thức con người. Con người cần môi trường để phục
vụ cho hoạt động kinh tế. Vì vậy, giữa môi trường và tăng trưởng kinh
tế vừa có mối liên hệ biện chứng với nhau thông qua thực thể là con người.Cụ thể:
Môi trường là địa bàn của hoạt động tăng trưởng kinh tế. Vì tăng
trưởng kinh tế gắn với các hoạt động khai thác tài nguyên, sử dụng
không gian để xây dựng cơ sở hạ tầng… Các chất thải của hoạt động
tăng trưởng kinh tế cũng được đổ trực tiếp ra môi trường. Trong khi
đó tài nguyên môi trường không phải là vô hạn. Và một khi môi
trường ô nhiễm thì sẽ rất khó để khôi phục lại hiện trạng ban đầu. Nếu
tăng trưởng kinh tế mà không nghĩ đến việc cải tạo môi trường thì hệ
quả là: tốc độ tăng trưởng kinh tế càng nhanh, môi trường càng bị đe
dọa. Lúc đó chính con người sẽ phải gánh chịu những hậu quả nghiêm
trọng do chính mình gây nên, vì con người không thể sống thiếu môi trường.
Ngược lại, nếu con người biết phát triển kinh tế song hành cùng
bảo vệ môi trường thì sự phát triển sẽ ổn định, bền vững, chất lượng
sống ngày càng được cải thiện.
2.2)Môi trường sinh thái đang bị hủy hoại do sự tăng trưởng kinh tế
Sự tăng trưởng kinh tế đang diễn ra nhanh chóng trên quy mô toàn
cầu. Vì vậy, không có một nơi nào trên Trái Đất mà môi trường chưa 8
bị đe dọa. Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm môi trường càng bức thiết hơn ở
những nước đang phát triển, khi mà quá trình công nghiệp hóa- hiện
đại hóa đang diễn ra nhanh chóng.
2.2.1)Trong công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất
hàng hóa vật chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho nhu cầu
tiêu dùng hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh tiếp theo. Hoạt động
công nghiệp vô cùng đa dạng: công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô tô,
công nghiệp năng lượng, công nghiệp dệt… Hoạt động công nghiệp là
một hoạt động đầu tầu của nhiều nền kinh tế, diễn ra trên quy mô lớn.
Nhưng cũng chính vì sự phát triển đó mà công nghiệp đang gây ô
nhiễm môi trường nặng nề.
Chất thải rắn của nền công nghiệp là một mối đe dọa lớn với môi
trường. Chẳng hạn trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó khăn
lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Trong các chất
thải này có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể tạo thành axit,
với khối lượng lớn có thể gây hại cho đồng ruộng và nguồn nước ở
xung quanh. Trong quá trình sản xuất và chế biến các loại kim loại
như đồng, niken, kẽm, bạc, vàng…, các kim loại nặng như chì, asen,
crom, đồng và kẽm bị thải ra môi trường. Việc quản lí chất thải rắn lại
gặp nhiều khó khăn, do không có đủ kho chứa đủ tiêu chuẩn để lưu giữ
các chất thải độc hại trước khi xử lí, không có nhà máy xử lí chất độc.
Phần lớn các chất thải độc hại này được chôn chung với rác thải sinh
hoạt hay được đổ ngay tại nhà máy, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường.
Ngoải ra, quá trình công nghiệp còn thải ra một lượng nước thải
khá lớn. Mỗi ngành công nghiệp có một loại nước thải khác nhau: các
chất thải do luyện kim, các chất tẩy rửa từ các nhà máy giấy, đường,
chất phụ gia, hóa chất…Phần lớn các nhà máy, xí nghiệp chỉ nếu có xử 9
lí thì chỉ xử lí sơ bộ rồi thải thẳng ra nguồn nước mặt, gây ô nhiễm
trầm trọng cho nhiều dòng sông. Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục
địa và đại dương gia tăng với tốc độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm
nước phản ánh trung thực tốc độ của phát triển công nghiệp. Ví dụ như
ở Anh: Đầu thế kỉ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ
thiên vào giữa thế kỉ này. Gần đây, ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy
hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng
Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần mức độ cho
phép. Ngay ở Việt Nam, khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước, biến
sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục
cây số. Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối
nước thải của nhà máy hoá chất, thuốc trừ sâu, giấy dệt…xuống sông
Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng kể. Nước thải môi trường chính là
một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Khí thải công nghiệp cũng là một vấn đề đáng bàn. Với sự gia
tăng mạnh mẽ của nền sản xuất công nghiệp, những hạt bụi siêu nhỏ,
những khí thải như CO2, NOx, CH4, CFC,… ngày càng làm ô nhiễm
không khí. Ví dụ, thành phố được mệnh danh là “đô thị màu nhọ nồi”
thuộc tỉnh Sơn Tây, trung tâm của ngành khai thác than đá tại Trung
Quốc. Hàng ngàn mỏ than, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, xuất hiện
nhan nhản trên những ngọn đồi quanh thành phố nên bầu không khí
nơi đây luôn dày đặc khói và muội đen do hoạt động sử dụng than gây
ra. Cùng với sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp, môi trường
không khí ngày càng ô nhiễm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Sự phát triển công nghiệp cũng dẫn đến sự cạn kiệt về tài nguyên.
Các ngành công nghiệp cần khai thác thành phần tự nhiên để làm
nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất. Trong khi đó
nguồn tài nguyên là hữu hạn, nếu khai thác quá mức sẽ làm mất cân
bắng sinh thái, suy giảm chất lượng môi trường. Ví dụ như nạn khai
thác khoáng sản, nạn khai thác rừng… 10
2.2.2)Trong nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, dùng
đất đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng, vật nuôi làm tư
liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm
và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp con là một
ngành sản xuất lớn, gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ
chế; theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản. Nông
nghiệp là một ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế nhiều nước.
Thế kỉ 20 đã trải qua một sự thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp,
đặc biệt là sự cơ giới hóa và sinh hóa trong nông nghiệp. Các sản
phẩm sinh hóa trong nông nghiệp gồm các chất cải tạo, gây giống,
chất trừ sâu, diệt cỏ, nấm, phân đạm.
Trong nông nghiệp, ô nhiễm đang gia tăng với cấp số nhân.
Trước hết là sự ô nhiễm nguồn nước do xu thế bùng phát chăn nuôi –
chế biến thủy sản chưa theo quy hoạch, cùng với tình trạng các hóa
chất độc hại được thải xuống nguồn nước. Môi trường đất cũng đang
dần suy thoái do canh tác chưa hợp lí, lạm dụng các chủng thuốc trừ
sâu, diệt cỏ, diệt chuột, kích thích tăng trưởng… Đó là những mất mát
rất đáng tiếc. Sự phát triển trong nền nông nghiệp đang góp phần làm hủy hoại môi trường.
2.2.3)Gia tăng mức tiêu thụ
Kinh tế tăng trưởng khiến cho thu nhập của người dân tăng lên. Đời
sống người dân được cải thiện thì nhu cầu cũng nâng cao, gây sức ép lên môi trường.
Nhu cầu đi lại của con người tăng lên đồng nghĩa với sự gia tăng
khí thải từ các phương tiện như ô tô, xe máy…Lượng khí thải này
hằng ngày góp phần không nhỏ vào ô nhiễm không khí. Ví dụ như tại 11
Bắc Kinh, mỗi ngày có hàng triệu xe cộ tham gia giao thông gây ô
nhiễm nặng nề: nhiều ngày bầu trời Bắc Kinh phủ khói giống sương
mù. Đồng thời, nhu cầu đi lại tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu, và con
người lại khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt để đáp ứng nhu cầu đó.
Kết hợp với sự bùng nổ dân số, những nhu cầu của con người đang
trở thành gánh nặng cho môi trường. Con người lấp ao hồ để lấy đất ở;
con người phá rừng, lấy gỗ để phục vụ nhu cầu tiêu dùng. Các loài
động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng do bị con người săn bắt bất hợp
lí. Hệ sinh thái đang mất cân bằng trước sự phá hủy như vũ bão của con người.
2.3)Hậu quả của ô nhiễm môi trường
Đi đôi với quá trình tăng trưởng kinh tế, môi trường toàn cầu đang xấu
đi một cách nhanh chóng. Và một khi thiên nhiên nổi giận thì hậu quả sẽ rất khó lường.
Có thể thấy thời gian gần đây, các thiên tai thường xuyên diễn ra
với mức độ ngày càng nguy hiểm, đe dọa tính mạng con người. Cả thế
giới khốn khổ vì những cơn giận dữ của thời tiết. Trong nhiều thập kỉ
qua, hiện tượng Trái Đất nóng lên đã mang lại những tác động cực
đoan: gia tăng mực nước biển, băng hà lùi về hai cực, những đợt bão,
lụt, khô hạn,… Trận sóng thần ở Ấn Độ Dương (2004) cướp đi sinh
mạng 225 000 người thuộc 11 quốc gia, hay cơn bão Katrina đổ bộ
vào nước Mỹ (2005) gây thương vong lên đến hàng ngàn người và
thiệt hại kinh tế ước tính 25 tỷ USD, và gần đây nhất siêu bão Nargis
đánh vào Myanmar (2008) là thảm họa thiên nhiên tàn khốc nhất năm
qua tính theo số lượng người thiệt mạng. Trận bão này giết chết hơn
135.000 người và đẩy hơn một triệu người vào cảnh không nhà cửa.
Tính ra, thiên tai đã cướp đi mạng sống của hơn 220.000 người trong
năm 2008 và gây thiệt hại khoảng 200 tỷ USD, biến nó thành một 12
trong những năm đáng sợ nhất trong lịch sử loài người tính theo tổn
thất thiên tai về người và của. Diễn biến mới nhất của thiên tai là trận
cháy rừng khủng khiếp do thời tiết quá khô hạn vừa xảy ra ở nước Úc
(2/2009) đã giết chết ít nhất 210 người và làm bị thương hơn 500
người cùng những thiệt hại nặng nề về vật chất. Một nghiên cứu với
xác suất lên tới 90% cho thấy sẽ có ít nhất 3 tỷ người rơi vào cảnh
thiếu lương thực vào năm 2100, do tình trạng ấm lên của Trái Đất.
Ô nhiễm môi trường cũng làm phát sinh nhiều bệnh dịch đe dọa
trực tiếp đến sức khỏe con người. Chẳng hạn như sự ô nhiễm nguồn
nước đã gây nên các bệnh về đường ruột, hệ thống tiêu hóa, thậm chí
các kim loại nặng trong nước có thể gây ung thư. Bầu không khí bị ô
nhiễm cũng vô cùng có hại. Khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp
chứa nhiều hợp chất độc hại và bụi mịn. Những khí này khi phản ứng
với ánh sáng mặt trời hình thành những hợp chất mới. Nó gây nên một
số bệnh mãn tính về đường hô hấp và hệ tuần hoàn. Bụi mịn gây ra các
bệnh hen suyễn, viêm phế quản mãn tính cho đến ung thư phổi. Trẻ em
và người già dễ bị các bệnh này. Theo dự đoán của WHO mỗi năm có
khoảng 865.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí gây nên.
Rõ ràng cuộc sống của con người đang ngày càng bị đe dọa. Đã
đến lúc nhìn từ hậu quả của ô nhiễm môi trường để chúng ta nhìn lại
giới hạn của sự tăng trưởng.
2.4)Giải pháp giải quyết vấn đề
Trước tình hình ô nhiễm môi trường sinh thái ở mức báo động như
hiện nay mà nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trưởng kinh tế, cần có
một chiến lược phát triển bền vững: tăng trưởng kinh tế kết hợp với
bảo vệ môi trường. Đó là xu thế phát triển chung của toàn cầu hiện
nay. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng ta cần có những biện pháp sau: 13
• Tăng cường kiểm tra, giám sát sự tuân thủ về pháp luật của các cơ sở công nghiệp
• Áp dụng chiến lược sản xuất sạch: thực hành quản lí môi trường,
phòng chống ô nhiễm, giảm thiểu chất thải và tái sử dụng các
nguồn chất thải làm thành sản phẩm mới. Trên thực tế, sản xuất
sạch hơn hướng tới giải quyết những vấn đề: xử lí chất thải, làm
ổn định, bao bọc, khử độc… làm giảm mức độ gây ô nhiễm;
chuyển các thành phần gây độc hại sang môi trường khác để hạn chế mức độ độc hại
• Áp dụng rộng rãi các biện pháp kĩ thuật tiên tiến: thay thế thiết
bị nhằm đạt hiệu suất cao hơn; cải tiến kết nối dây chuyền sản
xuất với hệ thống kiểm soát rác thải
• Nghiên cứu khoa học, tập trung nghiên cứu các nguồn năng
lượng sạch như năng lượng mặt trời, sức gió, sóng biển…
• Đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống thoát nước, xử lí nước thải công
nghiệp trước khi thải ra môi trường.
• Cần bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lí, đảm
bảo sự phát triển trong tương lai.
• Các sản phẩm về nông nghiệp cần hạn chế các loại thuốc gây hại
cho người sử dụng cũng như cho đất trồng.
• Có chính sách ưu đãi với các sản phẩm có nhãn sinh thái
• Có hình phạt nặng, xử lí nghiêm khắc với các tổ chức, cá nhân
vì mục tiêu lợi nhuận trong hoạt động kinh tế mà hủy hoại môi trường.
• Cần có sự hợp tác quốc tế để cùng giải quyết một vấn đề toàn
cầu. Các nước cùng cam kết thực hiện những mục tiêu chung để
ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu. Bảo vệ môi trường cần trở
thành một trong những mục tiêu chiến lược trong chính sách
phát triển của mỗi quốc gia. 14
• Cần có những sáng kiến hiệu quả được tổ chức và hưởng ứng
trên quy mô toàn thế giới, góp phần nâng cao nhận thức của
người dân về việc bảo vệ môi trường. Một ví dụ điển hình là
sáng kiến “Giờ Trái Đất” với thông điệp “Tắt đèn, bật tương
lai”. Sáng kiến tắt đèn này đã thu hút được chú ý của hàng triệu
công dân trên thế giới. Việt Nam cũng đã nhiệt tình hưởng ứng sáng kiến này.
• Mỗi cá nhân hãy có ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường và thể
hiện qua từng hành động cụ thể. Đó có thể là sự thay đổi thói
quen hàng ngày: tiết kiệm điện năng, trồng và chăm sóc cây
xanh, trao đổi thông tin với mọi người… để vấn đề bảo vệ môi
trường thâm nhập vào cộng đồng hữu hiệu hơn. Lời kết
Những lời cảnh tỉnh về vấn đề suy thoái môi trường sinh thái đã vang
lên từ lâu. Nhưng vẫn còn rất nhiều con người nghèo khổ mong muốn
gấp rút có một cuộc sống sung sướng hơn, tức là phải đẩy nhanh tốc
độ tăng trưởng kinh tế, phải khai thác tài nguyên, bắt tự nhiên phục vụ 15
cho những nhu cầu của con người. Tăng trưởng kinh tế càng nhanh
càng tốt là đòi hỏi ở các nước đang phát triển; bảo vệ môi trường cũng
quan trọng nhưng không bằng tăng trưởng kinh tế. Và con người tạo
cho mình một suy nghĩ: sau khi thực hiện tốt tăng trưởng kinh tế thì
quay lại khôi phục và bảo vệ môi trường cũng chưa muộn. Nhưng cách
tăng trưởng như thế rất có thể đứng yên tại chỗ hoặc thụt lùi, thậm chí
đẩy con người đến bờ vực của sự diệt vong. Chỉ có sự phát triển bền
vững mới là sự phát triển đúng đắn: “sự phát triển có thể đáp ứng nhu
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, không tổn hại tới khả năng đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ sau”.
Việt Nam cũng là một nước đang phát triển và trong thời gian gần
đây đã có những bước tăng trưởng đáng kể về kinh tế. Nhưng môi
trường bị hủy hoại cũng là mặt trái của tăng trưởng kinh tế ở Việt
Nam. Không thể đứng ngoài xu thế toàn cầu, Việt Nam cần thiết phải
xây dựng một chiến lược phát triển bền vững. Đó là hướng đi đúng
đắn và hiệu quả mà nền kinh tế Việt Nam cần hướng đến.
Xét đến cùng, hướng đi phát triển bền vững xuất phát từ chính
mối liên hệ thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Có phát triển mới có kinh phí đầy đủ cho việc bảo vệ môi trường, và
chỉ có bảo vệ môi trường mới đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài.
Chất lượng cuộc sống con người chắc chắn sẽ được cải thiện nếu biết
kết hợp hài hòa, cân bằng hai yếu tố trên. Tài liệu tham khảo 16
Giảo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin –
NXB Chính trị quốc gia – Hà Nội – 2009
Nhiều tác giả, Bảo vệ môi trường trên quan điểm phát triển bền vững,
Tạp chí Bảo vệ môi trường, số 6, 2002.
http://baokinhteht.com.vn/home/14771_p0_c139/san-xuat-sach-giai-
phap-tot-khac-phuc-o-nhiem-moi-truong.htm
http://www.thiennhien.net/news/150/ARTICLE/4029/2007-12- 31.html
http://www.vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2008/12/3BA095DC/
http://tudong.info/c4e/index.php?
option=com_content&view=article&id=98:top-ten-v-o-nhim-
moi-trng&catid=26:news3&Itemid=80 17 18