Tiểu luận Quản trị Marketing tại Starbucks

Tiểu luận Quản trị Marketing tại Starbucks

lOMoARcPSD|35884202
MÔN QUẢN TRỊ MARKETING
Nhóm 5
Phan Thuỳ Dương -20107100788
Nguyễn Thị Thuỳ Linh (NT)- 20107100792
Nguyễn Ngọc Khánh Linh - 20107100742
Hoàng Thuỳ Trang - 20207100768
Nguyễn Mạnh Trường -20107100932
Giới thiệu Starbucks
một trong những chuỗi cafe nổi tiếng nhất thế giới,
Starbucks được thành lập vào năm 1985 tại Mỹ đến nay đã trở
thành chuỗi cửa hàng cafe hàng đầu thế giới. Starbucks một trong
những doanh nghiệp tốc độ phát triển nhanh nhất tại Mỹ với hơn
33.000 cửa hàng đặt tại 84 quốc gia trên toàn cầu.
Với khẩu hiệu “Starbucks điểm thứ ba khách hàng ghé đến sau
gia đình công sở”, Starbucks đã truyền cảm hứng nuôi dưỡng
tinh thần con người. Starbucks không chỉ một quán cafe trở
thành địa điểm tụ tập bạn hay nơi gặp gỡ cho những người kinh
doanh.
Mùi hương cafe thơm nồng, quyến một trong những điểm đặc
trưng nhất mỗi khi người ta bước vào một cửa hàng Starbucks. Bên
cạnh những ly phê Arabica truyền thống, Starbucks còn cung cấp
rất nhiều sản phẩm sáng tạo khác như thức uống mang hương vị trái
lOMoARcPSD|35884202
cây truyền thống hay các bộ sưu tập bình, lynhân, những sản phẩm
lưu niệm vô cùng ngộ nghĩnh, dễ thương.
Bên cạnh chất lượngkhông chê vào đâu được”, thành công tuyệt vời
của Starbucks còn đến từ chiến lược quảng bá, tiếp thị tuyệt vời.
Thương hiệu này luôn được nhắc tới như những dụ tiêu biểu về
nghệ thuật quảng bá và tiếp thị.
Biểu tượng màu xanh cây của Starbucks giờ đây hiện diện khắp nơi
khó thể bị nhầm lẫn. Biểu tượng độc đáo này được in trên cả
tách cafe, khăn giấy…, sự lặp lại hình ảnh thường xuyên, liên tục
này sẽ tăng cường sức mạnh và khả năng nhận diện thương hiệu.
Thương hiệu đồ uống đến từ nước Mỹ đã khai trương cửa hàng đầu
tiên tại Việt Nam vào tháng 2/2013, trong khuôn viên sang trọng của
khách sạn New World ở trung tâm TP.HCM.
Đến nay sau gần 10 năm mặt tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2022,
Starbucks 78 cửa hàng tại Việt Nam, một trong những thương
hiệu café số lượng cửa hàng nhiều nhất. Tuy nhiên con số này vẫn
còn khá khiêm tốn nếu so với các đối thủ như Highlands Coffee với
478 cửa hàng, Trung Nguyên với 454 cửa hàng The Coffee House
với 156 cửa hàng.
Câu hỏi mở đầu:
phê không chỉ thức uống còn văn hóa, lối sống của người
Việt. Những sáng tạo độc đáo như phê trứng, phê muối... đã
chinh phục nhiều tín đồ ẩm thực thế giới. Bài viết sau đây sẽ một
cái nhìn chung về phê Việt Nam, từ sự xuất hiện của phê tại xứ
sở hình chữ S đến sự hình thành nét văn hóa phê của người Việt
những tác dụng quan trọng mà cà phê mang lại trong cuộc sống.
lOMoARcPSD|35884202
Tôi đã từng uống phê một số nơi . Một số quán phê nổi tiếng
tôi biết là, Highlands Coffee, Trung Nguyên legend, The Coffee
House, cafe Giảng
Phân tích yếu tố tạo nên thành công của Starbucks:
Starbucks đã trải qua một hành trình đáng ngưỡng mộ, từ một quán
phê nhỏ với chưa đến 10 nhân viên phục vụ vào năm 1971, trở
thành một đế chế với 18.000 cửa hàng 200.000 nhân viên vào năm
2013. Dưới đây các yếu tố cốti góp phần tạo nên thành công của
thương hiệu Starbucks:
- Sản phẩm ưu việt: Starbucks đã thay đổi cách người Mỹ thấy về
càphê, biến từ thức uống "nước pha đường mùi phê" với giá
chỉ 50 cent thành một trải nghiệm đắt đỏ, với chất lượng hương vị
vượt trội. Họ đã tạo ra sản phẩm cà phê độc đáo và hấp dẫn.
Định vị hình ảnh: Starbucks đã thành công trong việc định vị thương
hiệu của họ. Họ không chỉ nơi bán phê, còn "nơi chốn thứ
ba" giữa nhà nơi làm việc, nơi người ta thể thư giãn, làm việc,
suy tưởng. Điều này đã giúp họ thu hút khách hàng xây dựng
một hình ảnh độc đáo.
- Chấp nhận thất bại để thành công: Howard Schultz, CEO
củaStarbucks, đã dám chấp nhận thất bại và sửa lỗi. Khi Starbucks trải
qua khủng hoảng, ông đã quyết định đóng cửa tất cả các cửa hàng để
đào tạo lại nhân viên và cải thiện chất lượng cà phê. Điều này làm mất
hơn 10 triệu USD doanh thu, nhưng cuối cùng đã giúp họ quay trở lại
mạnh mẽ.
- Nền tảng nhân sự: Starbucks tuyển dụng những người yêu thích
côngviệc và đam mê cà phê, sau đó đào tạo kỹ năng cho họ. Họ không
nhất thiết phải tuyển những người nhiều kinh nghiệm, nhưng thay
vào đó tìm những người có đam mê và niềm tin trong sản phẩm.
lOMoARcPSD|35884202
Người lãnh đạo sức mạnh nổi trội: Howard Schultz, với câu chuyện
khởi nghiệp triết nhân mạnh mẽ, đã trở thành một hình tượng
lãnh đạo đầy cuốn hút. Hình ảnh giá trị của ông một phần quan
trọng của thành công của Starbucks.
- Chất lượng sản phẩm: Starbucks nổi tiếng với phê chất lượng
cao, đặc biệt phê Arabica. Họ tập trung vào việc cung cấp sản
phẩm chất lượng khả năng tùy chỉnh thức uống theo ý muốn của
khách hàng.
- Đi đến nơi có hạt cà phê tốt nhất: Những hạt cà phê tốt nhất mọc
tại những nơi độ cao cao hơn. Những buổi tối lạnh người ngày
nắng ấm tạo ra hạt cà phê đậm đặc hơn. Và hạt cà phê đậm đặc hơn có
hương vị đậm hơn, phức tạp hơn.
- Chỉ lấy loại phê tốt: Vậy nên, nếu chúng tôi thể giúp nông
dân trồng ra hạt phê tốt hơn, chúng tôi sẽ làm như vậy. Mọi nông
dân, tại mọi nơi. Theo đó, chúng tôi các trung tâm hỗ trợ nông dân
tại bốn châu lục; tại đó, các chuyên gia nông học của chúng tôi kiểm
nghiệm đất, kiểm tra mẫu cung cấp lời khuyên miễn phí cho mọi
nông dân trồng cà phê khi họ đặt ra câu hỏi.
lOMoARcPSD|35884202
- Chăm chút khi thu hoạch: Chúng tôi chỉ chọn những quả cà phê
đạt độ chín tới nhất. Đỏ, chín và hoàn hảo. Sau đó, chúng tôi phân loại
nhiều lần theo kích thước, màu sắc tỷ trọng. Khả năng chấp nhận
khiếm khuyết của chúng tôi? Thẳng ra bằng không. Một số người
có thể gọi đó là ám ảnh. Chúng tôi gọi đó là cà phê ngon.
Chúng tôi thử hơn 1000 tách cà phê mỗi ngày để kiểm tra hương vị ưu
việt mọi người chúng ta (bao gồm cả bạn) mong muốn có. Một
lOMoARcPSD|35884202
phê được thử ít nhất ba lần trước khi phê chuẩn, nên mỗi khi bạn
nhấp một ngụm phê của Starbucks®, đó sẽ ngụm phê bạn
yêu thích.
- Trải nghiệm khách hàng: Starbucks tạo ra những cửa hàng bán
lẻ hấp dẫn, thoải mái với thiết kế thu hút sự chú ý của khách hàng.
Bước vào 1 nhà hàng của Starbucks bạn sẽ nhanh chóng nhận ra
không gian đầy lôi cuốn, ngăn nắp, sạch sẽ với hệ thống ánh sáng
được lắp đặt tỉ mỉ từng góc một. Starbucks hiểu chính xác làm thế nào
để tăng chất lượng trải nghiệm cho khách hàng với chỉ 1 hành động
đơn giản là uống cà phê.
Những đổi mới sản phẩm cửa hàng sẽ tăng trải nghiệm cho khách
hàng. Họ không cần phải đến trụ sở chính tại Seattle vẫn thể
cảm nhận được một không khí Starbucks đích thực bất cứ đầu trên
thế giới. Chính sự nhấn mạnh vào trải nghiệm của khách hàng một
trong những nguyên do khiến Starbucks trở thành thương hiệu phê
cảm xúc nhất toàn cầu. Mọi khía cạnh nhỏ nhất đều được suy xét thấu
đáo được sao chép phỏng như nhau khắp các quán Starbucks
trên toàn thế giới.
Hay như việc Starbucks đã cho ra mắt công cụ truy xuất nguồn gốc hạt
phê cho phép khách hàng của Starbucksthể truy xuất nguồn gốc
từng hạt phê của công ty. Điều này đã củng cố niềm tin tăng
thêm những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.
một trong những điều đặc biệt của thương hiệu Starbucks đó
không nhượng quyền kinh doanh để thể kiểm soát chặt chẽ hơn
chất lượng trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng của họ qua đó
giúp công ty có thể phát triển bền vững trong tương lai.
lOMoARcPSD|35884202
Thương hiệu tiếp thị: Một trong những quyết tạo nên sự khác
biệt của Starbucks sự thay đổi cách mọi người trên thế giới uống
phê. Thương hiệu này đã chịu trách nhiệm tạo ra “concept” về một địa
điểm thứ ba giữa nhà nơi làm việc, nơi mọi người thể thư giãn,
thưởng thức cà phê và trải nghiệm không gian thú vị.
Thương hiệu phê Starbucks đã lựa chọn một insight đắt giá để khai
thác đó “Trong một thế giới bồ bận rộn, người ta thường mong
tìm được một chốn thứ ba thoải mái cho riêng mình, trốn khỏi văn
phòng mệt mỏi căn nhà quen thuộc.” Từ đâu Starbucks thể
đưa ra một insight đắt giá như vậy, câu trả lời tất cả đến từ việc thấu
hiểu khách hàng.
Sau khi Howard Schultz chuyển giao quyền lãnh đạo cho ông Kevin
Johnson, công ty đã thực hiện thành công các kế hoạch chiến lược,
bao gồm đổi mới hương vị phê, lựa chọn nguyên liệu cao cấp
đổi mới trong các loại trà thủ công.
Sau hơn 40 năm thành lập, Starbucks luôn công ty dẫn đầu thị
trường về doanh số bán lẻ phê một trong số những thương
hiệu mạnh uy tín nhất tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Sự phát
triển không ngừng của thương hiệu này được thể hiện thông qua sự đa
dạng hóa về dòng sản phẩm như các loại đồ uống từ phê, nước ép
hoa quả, các loại bánh, salad, rượu,… Tất cả các dòng sản phẩm của
Starbucks đều có doanh thu cao trong các năm gần đây.
Ngoài ra Starbucks còn nỗ lực thực hiện theo một triết thương hiệu
khác đó xây dựng một công ty trách nhiệm đạo đức kinh
doanh. Điều này được thể hiện qua các kế hoạch thu mua trách
nhiệm, bao gồm hỗ trợ các khoản vay cho người nông dân các
chương trình bảo tồn rừng; cũng như tạo ra cơ hội giáo dục, đào tạo và
việc làm.
lOMoARcPSD|35884202
Starbucks cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường. Công ty đã khởi xướng nên nhiều chương trình
nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm, bảo tồntái chế nguồn năng
lượng sạch, nước và cây xanh.
Vì sao Starbucks khi vào thị trường Việt Nam lại không được
khách hàng nhiệt tình đón nhận?
Không chỉ gặp khó do thị trường suy thoái Starbucks còn phải đối
mặt với những thách thức về văn hóa phê khác biệt. Đặc biệt
hành vi tiêu dùng cà phê của khách hàng Việt thật sự có rất nhiều điểm
khác so với phần còn lại của thế giới. Thời điểm Starbucks mới vào thị
trường, người Việt lúc đó chỉ ưa chuộng sử dụng loại phê robusta,
trong khi phê Starbucks được làm từ hạt phê Arabica với vị nhẹ
nhàng, không bị đắng gắt, cùng mùi thơm đặc trưng quyến rũ.
một số do Starbucks đã gặp khó khăn trong việc thu hút
khách hàng ở Việt Nam. Đây có thể là do:
Cạnh tranh mạnh mẽ: Thị trường phê Việt Nam đã sự hiện
diện mạnh mẽ của các thương hiệu địa phương như Highlands Coffee,
Trung Nguyên và The Coffee House. Đối thủ địa phương thường hiểu
rõ hơn về sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.
Giá cả: Starbucks mức giá cao hơn so với các cửa hàng phê địa
phương, điều này thể làm cho nhiều người Việt cảm thấy khó tiếp
cận.
hình kinh doanh: hình của Starbucks tập trung vào phê
thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, trong khi nhiều người Việt thích
phê pha truyền thống.
lOMoARcPSD|35884202
Để có chỗ đứng vững vàng hơn tại thị trường Việt Nam, Starbucks nên
có những hành động gì?
Tùy chỉnh menu: Starbucks thể cân nhắc thêm các sản phẩm phù
hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt, chẳng hạn như phê pha
truyền thống và thức uống trái cây phong cách Việt.
Giảm giá khuyến mãi: Starbucks thể xem xét việc điều chỉnh
giá cả để làm cho sản phẩm của họ trở nên hợp hơn đối với người
tiêu dùng Việt Nam. Họ cũng có thể thường xuyên tổ chức các chương
trình khuyến mãi và sự kiện để thu hút khách hàng.
Hợp tác địa phương: Starbucks thể hợp tác với các doanh nghiệp
địa phương hoặc sử dụng nguyên liệu địa phương để thể hiện sự tôn
trọng và hỗ trợ cộng đồng địa phương.
Mở rộng mạng lưới cửa hàng: Mở thêm các cửa hàng các vị trí
chiến lược để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
Một cách tổng quan, để thành công tại thị trường Việt Nam, Starbucks
cần hiểu nhu cầu sở thích của khách hàng địa phương thích
nghi mô hình kinh doanh của họ để phù hợp hơn với thị trường cà phê
Việt Nam.
Nguyên nhân lớn nhất được CNBC đưa ra do người dân Việt Nam
chưa thật sự “mở lòng” với các hương vị café nước ngoài. nước
xuất khẩu phê lớn thứ hai thế giới, người dân Việt Nam luôn tự hào
về loại thức uống sánh đặc được làm ngọt bằng sữa đặc truyền thống
của mình.
Thức uống phê Việt Nam được pha bằng hạt robusta, vị đắng,
đậm hàm lượng caffein cao n so với hạt arabica mùi vị nhẹ
hơn của Starbucks hay một số thương hiệu café ngoại khác. Trong khi
lOMoARcPSD|35884202
hạt robusta khắp Việt Nam, thì hạt arabica chỉ được phục vụ
hầu hết các cửa hàng cà phê phương Tây.
Đó là lý do vì sao tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh tại Việt Nam
có xu hướng “ưu ái” các chuỗi café nội địa.
Những chuỗi café này giá thành phải chẳng hơn, họ hiểu khách
hàng hơn với các xu hướng mới những dấu ấn lớn. Họ cũng đưa ra
những chiến lược “chiều” khách hàng linh hoạt n. dụ, The
Coffee House đã bổ sung trà sữa trân châu, một thức uống phổ biến
của giới trẻ Việt Nam.
Điều đó khiến Việt Nam mặc một trong những “điểm đến” hàng
đầu trong kế hoạch mở rộng ra quốc tế, nhưng các chuỗi phê toàn
cầu lại đang gặp khó khăn ở Việt Nam.
Một lý do khác khiến người uống dành nhiều thời gian hơn ở các quán
phê địa phươnghọ được tiếp cận nguồn Wi-Fi không giới hạn
ổn định, trong khi các quán phê mang thương hiệu nước ngoài
thường hạn chế thời gian kết nối internet. Do những vấn đề này,
Starbucks đã bị Highlands Coffee bỏ lại phía sau.
Vào tháng 6/2022, Starbucks Việt Nam cho biết sẽ đóng cửa hàng
Starbucks Lan Viên quận Hoàn Kiếm, Nội sau 8 năm hoạt động.
Trước đó, Starbucks cũng đã đóng hai cửa hàng tại Hà Nội TP.
HCM vào năm ngoái.
Patricia Marques, Giám đốc điều hành của Starbucks Việt Nam,
cho biết hồi đầu năm nay rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc
mở rộng số lượng cửa hàng tại Việt Nam do khó khăn trong việc đàm
phán giá thuê. Tuy nhiên, công ty sẽ tiếp tục mở rộng tại Việt Nam
bằng cách tập trung vào các khu đô thị mới, nơi còn thiếu các dịch vụ,
bà nói thêm.
lOMoARcPSD|35884202
Bên cạnh đó, Patricia Marques cũng cho biết tại các quận trung
tâm, Starbucks nhận thấy khách hàng xu hướng đặt đồ ăn mang đi
nhiều hơn, vậy họ đang xem xét mở các cửa hàng đồ ăn mang đi
nhỏ để khách hàng có thể lấy đồ uống ngay lập tức.
Trước đó, nhận định về quyết định đóng cửa Starbucks khách sạn
Rex (Tp. HCM), Marques cho biết: “Vì cửa hàng không mang lại
hiệu quả rệt không thuận lợi cho vận hành. Địa điểm không
thuận lợi cho khâu hậu cần (logistics) vì câu chuyện làm đườngkẹt
xe khu vực đó trong vài năm qua. Vì đại dịch COVID-19 nên khách
du lịch cũng không nhiều như trước kia xung quanh khu vực đó
cũng rất nhiều cửa hàng Starbucks. Trong kinh doanh chuỗi F&B,
đóng hay mở cửa hàng nào đó điều hết sức bình thường không
có gì to tát".
Năm 2019, giai đoạn trước đại dịch COVID-19, doanh thu của
Stabucks tại Việt Nam 780 tỷ đồng (33,6 triệu USD), thấp hơn
nhiều so với mức 2.200 tỷ đồng của công ty dẫn đầu thị trường
Highlands Coffee. Trong khi đó, doanh thu của The Coffee House
863 tỷ đồng.
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, doanh thu của
Highlands Coffee, với vị thế chuỗi phê lớn nhất Việt Nam, chỉ
giảm nhẹ xuống gần 2.140 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu của
Starbucks The Coffee House dao động trong khoảng 700-800 tỷ
đồng.
Chiến lược marketing của Starbucks tại Việt Nam
Vào tháng 02 năm 2013, Starbucks mở cửa hàng đầu tiên của tại Việt
Nam được đặt tại TP. Hồ Chí Minh. Đến thời điểm hiện tại,
Starbucks đã mở gần 70 cửa hàng trên khắp Việt Nam trên các tỉnh
lOMoARcPSD|35884202
thành lớn. Thương hiệu này luôn tạo được độ “hot” nhờ độ phủ sóng
cao và chiến lược Marketing được áp dụng hiệu quả.
1. Về sản phẩm (Product)
Các sản phẩm của Starbucks rất đa dạng bao gồm: đồ uống từ phê,
Frappuccino, trà, sinh tố một số loại đồ uống khác. Ngoài đồ uống,
thương hiệu còn bán thêm các loại bánh ngọt hay phụ kiện đi kèm như
bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt, cốc sứ,…
Mỗi loại đồ uống đều được Starbucks chia thành nhiều kích cỡ
các phân khúc giá khác nhau. vậy, chúng thể đáp ng được đa
dạng nhu cầu của khách hàng.
Starbucks cũng đã nghiên cứu rất kỹ về nhu cầu của thị tờng Việt
Nam và rút ra được những tiêu chí về cà phê mà họ cung cấp dựa trên:
chất lượng của loại hạt phê, nhiệt độ rang, mức độ caffeine mùi
vị của cafe. Ở một số giai đoạn cụ thể hoặc các dịp lễ quan trọng trong
năm, chiến lược marketing của Starbucks cũng sẽ cho ra mắt các sản
lOMoARcPSD|35884202
phẩm với phiên bản giới hạn, nhờ đó khách hàng thấy được sự khan
hiếm, thu hút và giữ chân nhiều khách hàng hơn.
2. Về giá (Price)
Ngay từ đầu, Starbucks đã sử dụng chiến lược định giá các sản phẩm ở
mức cao cấp. Các sản phẩm của Starbucks tập trung vào phân khúc
khách hàng tầm trung trở lên. Điều này giúp hãng thể duy trì hình
ảnh thương hiệu phê số 1 thế giới thể tác động trực tiếp đến
khả năng cạnh tranh với các thương hiệu đồ uống khác.
Chiến lược công ty Starbucks thực hiện để tối ưu hóa lợi nhuận bằng
chiêu thức “upsize”. Nhân viên sẽ giới thiệu mức giá hấp dẫn để
thể “mồi” khách hàng lựa chọn cỡ đồ uống to hơn. Tuy nhiên, không
vậy thương hiệu quên đi giá trị cốt lõi sản phẩm chất lượng
cao.
3. Chiến lược marketing của Starbucks về địa điểm phân phối (Place)
Việt Nam
Chúng ta thể dễ nhận thấy rằng, đa phần các vị trí Starbucks đặt
làm cửa hàng Việt Nam đều trong các tòa nhà chung lớn hoặc
lOMoARcPSD|35884202
khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại,… Đặc điểm chung của các
vị trí này đều vị trí đắc địa, đông người qua lại, tập trung nhiều dân
văn phòng hoặc những người có điều kiện sống khá cao.
4. Quảng cáo hỗn hợp (Promotion)
Công ty Starbucks sử dụng chiến quảng cáo hỗn hợp cực kỳ đặc biệt
tại Việt nam bằng các hình thức: WOM (truyền miệng), quảng cáo,
quan hệ công chúng và khuyến mãi.
Trên phương diện thực hiện đầu các kênh truyền thông trong chiến
lược Marketing của Starbucks phần khiêm tốn n các hãng lớn
khác trong ngành F&B. Starbucks tập trung nhiều vào mặt bằng và PR
thương hiệu thông qua các sự kiện khai trương hoặc ra mắt sản phẩm
bằng các ưu đãi vô cùng hấp dẫn.
Ngoài ra, công ty Starbucks còn phân phối các sản phẩm trực tiếp tại
các tiệm phê, kết hợp với hình thức phân phối trung gian qua các
ứng dụng đặt hàng online các nhà bán lẻ. Hãng cũng chiến lược
lOMoARcPSD|35884202
tương tác với các khách hàng cực kỳ tốt bằng các ưu đãi vào ngày sinh
nhật hay các khách hàng đã đăng kí thẻ thành viên.
4. Starbucks tại Việt Nam: Hành động để Tăng Cường VThế
Starbucks, một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng trên khắp thế
giới, đã mặt tại Việt Nam từ năm 2013. Trải qua hơn 8 năm tại thị
trường này, Starbucks đã thu hút một lượng lớn khách hàng và tạo nên
một đám đông fan hâm mộ phê. Tuy nhiên, để được chỗ đứng
vững vàng hơn tại thị trường Việt Nam, Starbucks cần phải thực hiện
một loạt hành động chiến lược.
Trước hết, mở thêm cửa hàng một bước quan trọng. Starbucks nên
tăng cường mở rộng mạng lưới cửa hàng tại các vị trí chiến lược, đặc
biệt tại các thành phố lớn như Nội, TP.HCM Đà Nẵng. Mục
tiêu tiếp cận nhiều hơn đối tượng khách hàng tận dụng hội
kinh doanh.
Một yếu tố quan trọng khác đa dạng hóa thực đơn. Starbucks có thể
xem xét việc bổ sung các sản phẩm địa phương hoặc phù hợp với khẩu
vị sở thích ẩm thực của người Việt. Các thức uống mang hương vị
trái cây truyền thống hoặc sản phẩm thực phẩm nhẹ địa phương có thể
làm cho thực đơn của họ đa dạng hơn và hấp dẫn hơn.
Chăm sóc khách hàng tạo trải nghiệm thân thiện một yếu tố
không thể thiếu. Starbucks cần tạo ra không gian thoải mái thân
thiện để khách hàng cảm thấy thoải i dễ dàng gặp gỡ bạn bè.
Dịch vụ chất lượng và đào tạo nhân viên để phục vụ khách hàng tốt
quan trọng.
Tùy chỉnh sản phẩm cũng là một cách để Starbucks kết nối với người
lOMoARcPSD|35884202
Việt. Họ thể điều chỉnh độ đường, độ đậm của phê hoặc thêm
các thành phần phù hợp với khẩu vị địa phương. Điều này giúp thu hút
một đối tượng khách hàng rộng hơn.
Starbucks nên tham gia vào các hoạt động hội hỗ trợ cộng đồng
để xây dựng hình ảnh tích cực gắn kết với người Việt. Điều này
cũng giúp tạo dựng lòng tin và sự ủng hộ từ phía khách hàng.
Cuối cùng, Starbucks cần duy trì các chiến dịch tiếp thị quảng cáo
sáng tạo để tạo sự nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mới.
Starbucks tiếp tục phát triển không gian bán lẻ mở rộng hoạt động
của mình ra các khu vực lân cận.
Starbucks quan tâm đến xây dựng một tổ chức nơi con người trung
tâm. Các đội ngũ nhân viên được đào tạo theo chuẩn mực cao nhất để
có thể phục vụ khách hàng mỗi ngày.
Ngoài ra, Starbucks tiếp tục tìm kiếm các hội để mở rộng kinh
doanh, không bao giờ bằng lòng với các vấn đề còn tồn tại về dịch vụ
khách hàng, phải có sản phẩm tốt trong những cửa hàng đẹp và thú
vị để cam kết đầu tư lâu dài và phát triển tại Việt Nam.
BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỪNG THÀNH VIÊN
(Làm việc nhóm qua google meet và google docs)
lOMoARcPSD|35884202
| 1/17

Preview text:

MÔN QUẢN TRỊ MARKETING

Nhóm 5

Phan Thuỳ Dương -20107100788

Nguyễn Thị Thuỳ Linh (NT)- 20107100792

Nguyễn Ngọc Khánh Linh - 20107100742

Hoàng Thuỳ Trang - 20207100768

Nguyễn Mạnh Trường -20107100932

Giới thiệu Starbucks

Là một trong những chuỗi cafe nổi tiếng nhất thế giới, Starbucks được thành lập vào năm 1985 tại Mỹ và đến nay đã trở thành chuỗi cửa hàng cafe hàng đầu thế giới. Starbucks là một trong những doanh nghiệp có tốc độ phát triển nhanh nhất tại Mỹ với hơn 33.000 cửa hàng đặt tại 84 quốc gia trên toàn cầu.

Với khẩu hiệu “Starbucks là điểm thứ ba mà khách hàng ghé đến sau gia đình và công sở”, Starbucks đã truyền cảm hứng và nuôi dưỡng tinh thần con người. Starbucks không chỉ là một quán cafe mà trở thành địa điểm tụ tập bạn bè hay nơi gặp gỡ cho những người kinh doanh.

Mùi hương cafe thơm nồng, quyến rũ là một trong những điểm đặc trưng nhất mỗi khi người ta bước vào một cửa hàng Starbucks. Bên cạnh những ly cà phê Arabica truyền thống, Starbucks còn cung cấp rất nhiều sản phẩm sáng tạo khác như thức uống mang hương vị trái cây truyền thống hay các bộ sưu tập bình, ly cá nhân, những sản phẩm lưu niệm vô cùng ngộ nghĩnh, dễ thương.

Bên cạnh chất lượng “không chê vào đâu được”, thành công tuyệt vời của Starbucks còn đến từ chiến lược quảng bá, tiếp thị tuyệt vời. Thương hiệu này luôn được nhắc tới như những ví dụ tiêu biểu về nghệ thuật quảng bá và tiếp thị.

Biểu tượng màu xanh lá cây của Starbucks giờ đây hiện diện khắp nơi và khó có thể bị nhầm lẫn. Biểu tượng độc đáo này được in trên cả tách cafe, khăn giấy…, và sự lặp lại hình ảnh thường xuyên, liên tục này sẽ tăng cường sức mạnh và khả năng nhận diện thương hiệu.

Thương hiệu đồ uống đến từ nước Mỹ đã khai trương cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam vào tháng 2/2013, trong khuôn viên sang trọng của khách sạn New World ở trung tâm TP.HCM.

Đến nay sau gần 10 năm có mặt tại Việt Nam, tính đến tháng 6/2022, Starbucks có 78 cửa hàng tại Việt Nam, là một trong những thương hiệu café có số lượng cửa hàng nhiều nhất. Tuy nhiên con số này vẫn còn khá khiêm tốn nếu so với các đối thủ như Highlands Coffee với 478 cửa hàng, Trung Nguyên với 454 cửa hàng và The Coffee House với 156 cửa hàng.

Câu hỏi mở đầu:

Cà phê không chỉ là thức uống mà còn là văn hóa, lối sống của người Việt. Những sáng tạo độc đáo như cà phê trứng, cà phê muối... đã chinh phục nhiều tín đồ ẩm thực thế giới. Bài viết sau đây sẽ là một cái nhìn chung về cà phê Việt Nam, từ sự xuất hiện của cà phê tại xứ sở hình chữ S đến sự hình thành nét văn hóa cà phê của người Việt và những tác dụng quan trọng mà cà phê mang lại trong cuộc sống.

Tôi đã từng uống cà phê ở một số nơi . Một số quán cà phê nổi tiếng mà tôi biết là, Highlands Coffee, Trung Nguyên legend, The Coffee House, cafe Giảng

Phân tích yếu tố tạo nên thành công của Starbucks:

Starbucks đã trải qua một hành trình đáng ngưỡng mộ, từ một quán cà phê nhỏ bé với chưa đến 10 nhân viên phục vụ vào năm 1971, trở thành một đế chế với 18.000 cửa hàng và 200.000 nhân viên vào năm 2013. Dưới đây là các yếu tố cốt lõi góp phần tạo nên thành công của thương hiệu Starbucks:

  • Sản phẩm ưu việt: Starbucks đã thay đổi cách người Mỹ thấy về càphê, biến nó từ thức uống "nước pha đường có mùi cà phê" với giá chỉ 50 cent thành một trải nghiệm đắt đỏ, với chất lượng và hương vị vượt trội. Họ đã tạo ra sản phẩm cà phê độc đáo và hấp dẫn.

Định vị hình ảnh: Starbucks đã thành công trong việc định vị thương hiệu của họ. Họ không chỉ là nơi bán cà phê, mà còn là "nơi chốn thứ ba" giữa nhà và nơi làm việc, nơi người ta có thể thư giãn, làm việc, và suy tưởng. Điều này đã giúp họ thu hút khách hàng và xây dựng một hình ảnh độc đáo.

  • Chấp nhận thất bại để thành công: Howard Schultz, CEO củaStarbucks, đã dám chấp nhận thất bại và sửa lỗi. Khi Starbucks trải qua khủng hoảng, ông đã quyết định đóng cửa tất cả các cửa hàng để đào tạo lại nhân viên và cải thiện chất lượng cà phê. Điều này làm mất hơn 10 triệu USD doanh thu, nhưng cuối cùng đã giúp họ quay trở lại mạnh mẽ.
  • Nền tảng nhân sự: Starbucks tuyển dụng những người yêu thích côngviệc và đam mê cà phê, sau đó đào tạo kỹ năng cho họ. Họ không nhất thiết phải tuyển những người có nhiều kinh nghiệm, nhưng thay vào đó tìm những người có đam mê và niềm tin trong sản phẩm.

Người lãnh đạo là sức mạnh nổi trội: Howard Schultz, với câu chuyện khởi nghiệp và triết lý cá nhân mạnh mẽ, đã trở thành một hình tượng lãnh đạo đầy cuốn hút. Hình ảnh và giá trị của ông là một phần quan trọng của thành công của Starbucks.

  • Chất lượng sản phẩm: Starbucks nổi tiếng với cà phê chất lượng cao, đặc biệt là cà phê Arabica. Họ tập trung vào việc cung cấp sản phẩm chất lượng và khả năng tùy chỉnh thức uống theo ý muốn của khách hàng.
  • Đi đến nơi có hạt cà phê tốt nhất: Những hạt cà phê tốt nhất mọc tại những nơi có độ cao cao hơn. Những buổi tối lạnh người và ngày nắng ấm tạo ra hạt cà phê đậm đặc hơn. Và hạt cà phê đậm đặc hơn có hương vị đậm hơn, phức tạp hơn.
  • Chỉ lấy loại cà phê tốt: Vậy nên, nếu chúng tôi có thể giúp nông dân trồng ra hạt cà phê tốt hơn, chúng tôi sẽ làm như vậy. Mọi nông dân, tại mọi nơi. Theo đó, chúng tôi có các trung tâm hỗ trợ nông dân tại bốn châu lục; tại đó, các chuyên gia nông học của chúng tôi kiểm nghiệm đất, kiểm tra mẫu và cung cấp lời khuyên miễn phí cho mọi nông dân trồng cà phê khi họ đặt ra câu hỏi.
  • Chăm chút khi thu hoạch: Chúng tôi chỉ chọn những quả cà phê đạt độ chín tới nhất. Đỏ, chín và hoàn hảo. Sau đó, chúng tôi phân loại nhiều lần theo kích thước, màu sắc và tỷ trọng. Khả năng chấp nhận khiếm khuyết của chúng tôi? Thẳng ra là bằng không. Một số người có thể gọi đó là ám ảnh. Chúng tôi gọi đó là cà phê ngon.

Chúng tôi thử hơn 1000 tách cà phê mỗi ngày để kiểm tra hương vị ưu việt mà mọi người chúng ta (bao gồm cả bạn) mong muốn có. Một lô cà phê được thử ít nhất ba lần trước khi phê chuẩn, nên mỗi khi bạn nhấp một ngụm cà phê của Starbucks®, đó sẽ là ngụm cà phê mà bạn yêu thích.

  • Trải nghiệm khách hàng: Starbucks tạo ra những cửa hàng bán lẻ hấp dẫn, thoải mái với thiết kế thu hút sự chú ý của khách hàng. Bước vào 1 nhà hàng của Starbucks bạn sẽ nhanh chóng nhận ra không gian đầy lôi cuốn, ngăn nắp, sạch sẽ với hệ thống ánh sáng được lắp đặt tỉ mỉ từng góc một. Starbucks hiểu chính xác làm thế nào để tăng chất lượng trải nghiệm cho khách hàng với chỉ 1 hành động đơn giản là uống cà phê.

Những đổi mới sản phẩm và cửa hàng sẽ tăng trải nghiệm cho khách hàng. Họ không cần phải đến trụ sở chính tại Seattle mà vẫn có thể cảm nhận được một không khí Starbucks đích thực ở bất cứ đầu trên thế giới. Chính sự nhấn mạnh vào trải nghiệm của khách hàng là một trong những nguyên do khiến Starbucks trở thành thương hiệu cà phê cảm xúc nhất toàn cầu. Mọi khía cạnh nhỏ nhất đều được suy xét thấu đáo và được sao chép mô phỏng như nhau ở khắp các quán Starbucks trên toàn thế giới.

Hay như việc Starbucks đã cho ra mắt công cụ truy xuất nguồn gốc hạt cà phê cho phép khách hàng của Starbucks có thể truy xuất nguồn gốc từng hạt cà phê của công ty. Điều này đã củng cố niềm tin và tăng thêm những trải nghiệm độc đáo cho khách hàng.

Và một trong những điều đặc biệt của thương hiệu Starbucks đó là không nhượng quyền kinh doanh để có thể kiểm soát chặt chẽ hơn chất lượng và trải nghiệm đồng nhất cho khách hàng của họ qua đó giúp công ty có thể phát triển bền vững trong tương lai.

Thương hiệu và tiếp thị: Một trong những bí quyết tạo nên sự khác biệt của Starbucks là sự thay đổi cách mọi người trên thế giới uống cà phê. Thương hiệu này đã chịu trách nhiệm tạo ra “concept” về một địa điểm thứ ba giữa nhà và nơi làm việc, nơi mọi người có thể thư giãn, thưởng thức cà phê và trải nghiệm không gian thú vị.

Thương hiệu cà phê Starbucks đã lựa chọn một insight đắt giá để khai thác đó là “Trong một thế giới xô bồ bận rộn, người ta thường mong tìm được một chốn thứ ba thoải mái cho riêng mình, trốn khỏi văn phòng mệt mỏi và căn nhà quen thuộc.” Từ đâu mà Starbucks có thể đưa ra một insight đắt giá như vậy, câu trả lời tất cả đến từ việc thấu hiểu khách hàng.

Sau khi Howard Schultz chuyển giao quyền lãnh đạo cho ông Kevin Johnson, công ty đã thực hiện thành công các kế hoạch chiến lược, bao gồm đổi mới hương vị cà phê, lựa chọn nguyên liệu cao cấp và đổi mới trong các loại trà thủ công.

Sau hơn 40 năm thành lập, Starbucks luôn là công ty dẫn đầu thị trường về doanh số bán lẻ cà phê và là một trong số những thương hiệu mạnh và uy tín nhất tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới. Sự phát triển không ngừng của thương hiệu này được thể hiện thông qua sự đa dạng hóa về dòng sản phẩm như các loại đồ uống từ cà phê, nước ép hoa quả, các loại bánh, salad, rượu,… Tất cả các dòng sản phẩm của Starbucks đều có doanh thu cao trong các năm gần đây.

Ngoài ra Starbucks còn nỗ lực thực hiện theo một triết lý thương hiệu khác đó là xây dựng một công ty có trách nhiệm và đạo đức kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các kế hoạch thu mua có trách nhiệm, bao gồm hỗ trợ các khoản vay cho người nông dân và các chương trình bảo tồn rừng; cũng như tạo ra cơ hội giáo dục, đào tạo và việc làm.

Starbucks cũng là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Công ty đã khởi xướng nên nhiều chương trình nhằm giảm thiểu tác động của ô nhiễm, bảo tồn và tái chế nguồn năng lượng sạch, nước và cây xanh.

Vì sao Starbucks khi vào thị trường Việt Nam lại không được khách hàng nhiệt tình đón nhận?

Không chỉ gặp khó do thị trường suy thoái mà Starbucks còn phải đối mặt với những thách thức về văn hóa cà phê khác biệt. Đặc biệt là hành vi tiêu dùng cà phê của khách hàng Việt thật sự có rất nhiều điểm khác so với phần còn lại của thế giới. Thời điểm Starbucks mới vào thị trường, người Việt lúc đó chỉ ưa chuộng sử dụng loại cà phê robusta, trong khi cà phê Starbucks được làm từ hạt cà phê Arabica với vị nhẹ nhàng, không bị đắng gắt, cùng mùi thơm đặc trưng quyến rũ.

Có một số lý do mà Starbucks đã gặp khó khăn trong việc thu hút khách hàng ở Việt Nam. Đây có thể là do:

Cạnh tranh mạnh mẽ: Thị trường cà phê Việt Nam đã có sự hiện diện mạnh mẽ của các thương hiệu địa phương như Highlands Coffee, Trung Nguyên và The Coffee House. Đối thủ địa phương thường hiểu rõ hơn về sở thích và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

Giá cả: Starbucks có mức giá cao hơn so với các cửa hàng cà phê địa phương, điều này có thể làm cho nhiều người Việt cảm thấy khó tiếp cận.

Mô hình kinh doanh: Mô hình của Starbucks tập trung vào cà phê thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế, trong khi nhiều người Việt thích cà phê pha truyền thống.

Để có chỗ đứng vững vàng hơn tại thị trường Việt Nam, Starbucks nên có những hành động gì?

Tùy chỉnh menu: Starbucks có thể cân nhắc thêm các sản phẩm phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt, chẳng hạn như cà phê pha truyền thống và thức uống trái cây phong cách Việt.

Giảm giá và khuyến mãi: Starbucks có thể xem xét việc điều chỉnh giá cả để làm cho sản phẩm của họ trở nên hợp lý hơn đối với người tiêu dùng Việt Nam. Họ cũng có thể thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi và sự kiện để thu hút khách hàng.

Hợp tác địa phương: Starbucks có thể hợp tác với các doanh nghiệp địa phương hoặc sử dụng nguyên liệu địa phương để thể hiện sự tôn trọng và hỗ trợ cộng đồng địa phương.

Mở rộng mạng lưới cửa hàng: Mở thêm các cửa hàng ở các vị trí chiến lược để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Một cách tổng quan, để thành công tại thị trường Việt Nam, Starbucks cần hiểu rõ nhu cầu và sở thích của khách hàng địa phương và thích nghi mô hình kinh doanh của họ để phù hợp hơn với thị trường cà phê Việt Nam.

Nguyên nhân lớn nhất được CNBC đưa ra là do người dân Việt Nam chưa thật sự “mở lòng” với các hương vị café nước ngoài. Là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới, người dân Việt Nam luôn tự hào về loại thức uống sánh đặc được làm ngọt bằng sữa đặc truyền thống của mình.

Thức uống cà phê Việt Nam được pha bằng hạt robusta, có vị đắng, đậm và hàm lượng caffein cao hơn so với hạt arabica có mùi vị nhẹ hơn của Starbucks hay một số thương hiệu café ngoại khác. Trong khi hạt robusta có ở khắp Việt Nam, thì hạt arabica chỉ được phục vụ ở hầu hết các cửa hàng cà phê phương Tây.

Đó là lý do vì sao tầng lớp trung lưu đang gia tăng nhanh tại Việt Nam có xu hướng “ưu ái” các chuỗi café nội địa.

Những chuỗi café này có giá thành phải chẳng hơn, họ hiểu khách hàng hơn với các xu hướng mới và những dấu ấn lớn. Họ cũng đưa ra những chiến lược “chiều” khách hàng linh hoạt hơn. Ví dụ, The Coffee House đã bổ sung trà sữa trân châu, một thức uống phổ biến của giới trẻ Việt Nam.

Điều đó khiến Việt Nam mặc dù là một trong những “điểm đến” hàng đầu trong kế hoạch mở rộng ra quốc tế, nhưng các chuỗi cà phê toàn cầu lại đang gặp khó khăn ở Việt Nam.

Một lý do khác khiến người uống dành nhiều thời gian hơn ở các quán cà phê địa phương là họ được tiếp cận nguồn Wi-Fi không giới hạn và ổn định, trong khi các quán cà phê mang thương hiệu nước ngoài thường hạn chế thời gian kết nối internet. Do những vấn đề này, Starbucks đã bị Highlands Coffee bỏ lại phía sau.

Vào tháng 6/2022, Starbucks Việt Nam cho biết sẽ đóng cửa hàng Starbucks Lan Viên ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sau 8 năm hoạt động. Trước đó, Starbucks cũng đã đóng hai cửa hàng tại Hà Nội và TP. HCM vào năm ngoái.

Bà Patricia Marques, Giám đốc điều hành của Starbucks Việt Nam, cho biết hồi đầu năm nay rằng công ty đang gặp khó khăn trong việc mở rộng số lượng cửa hàng tại Việt Nam do khó khăn trong việc đàm phán giá thuê. Tuy nhiên, công ty sẽ tiếp tục mở rộng tại Việt Nam bằng cách tập trung vào các khu đô thị mới, nơi còn thiếu các dịch vụ, bà nói thêm.

Bên cạnh đó, bà Patricia Marques cũng cho biết tại các quận trung tâm, Starbucks nhận thấy khách hàng có xu hướng đặt đồ ăn mang đi nhiều hơn, vì vậy họ đang xem xét mở các cửa hàng đồ ăn mang đi nhỏ để khách hàng có thể lấy đồ uống ngay lập tức.

Trước đó, nhận định về quyết định đóng cửa Starbucks ở khách sạn Rex (Tp. HCM), bà Marques cho biết: “Vì cửa hàng không mang lại hiệu quả rõ rệt và không thuận lợi cho vận hành. Địa điểm không thuận lợi cho khâu hậu cần (logistics) vì câu chuyện làm đường và kẹt xe ở khu vực đó trong vài năm qua. Vì đại dịch COVID-19 nên khách du lịch cũng không nhiều như trước kia và xung quanh khu vực đó cũng có rất nhiều cửa hàng Starbucks. Trong kinh doanh chuỗi F&B, đóng hay mở cửa hàng nào đó là điều hết sức bình thường và không có gì to tát".

Năm 2019, giai đoạn trước đại dịch COVID-19, doanh thu của Stabucks tại Việt Nam là 780 tỷ đồng (33,6 triệu USD), thấp hơn nhiều so với mức 2.200 tỷ đồng của công ty dẫn đầu thị trường là Highlands Coffee. Trong khi đó, doanh thu của The Coffee House là 863 tỷ đồng.

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, doanh thu của Highlands Coffee, với vị thế là chuỗi cà phê lớn nhất Việt Nam, chỉ giảm nhẹ xuống gần 2.140 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu của Starbucks và The Coffee House dao động trong khoảng 700-800 tỷ đồng.

Chiến lược marketing của Starbucks tại Việt Nam

Vào tháng 02 năm 2013, Starbucks mở cửa hàng đầu tiên của tại Việt Nam và được đặt tại TP. Hồ Chí Minh. Đến thời điểm hiện tại, Starbucks đã mở gần 70 cửa hàng trên khắp Việt Nam trên các tỉnh thành lớn. Thương hiệu này luôn tạo được độ “hot” nhờ độ phủ sóng cao và chiến lược Marketing được áp dụng hiệu quả.

  1. Về sản phẩm (Product)

Các sản phẩm của Starbucks rất đa dạng bao gồm: đồ uống từ cà phê, Frappuccino, trà, sinh tố và một số loại đồ uống khác. Ngoài đồ uống, thương hiệu còn bán thêm các loại bánh ngọt hay phụ kiện đi kèm như bình giữ nhiệt, ly giữ nhiệt, cốc sứ,…

Mỗi loại đồ uống đều được Starbucks chia thành nhiều kích cỡ và có các phân khúc giá khác nhau. Vì vậy, chúng có thể đáp ứng được đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Starbucks cũng đã nghiên cứu rất kỹ về nhu cầu của thị trường Việt Nam và rút ra được những tiêu chí về cà phê mà họ cung cấp dựa trên: chất lượng của loại hạt cà phê, nhiệt độ rang, mức độ caffeine và mùi vị của cafe. Ở một số giai đoạn cụ thể hoặc các dịp lễ quan trọng trong năm, chiến lược marketing của Starbucks cũng sẽ cho ra mắt các sản phẩm với phiên bản giới hạn, nhờ đó khách hàng thấy được sự khan hiếm, thu hút và giữ chân nhiều khách hàng hơn.

  1. Về giá (Price)

Ngay từ đầu, Starbucks đã sử dụng chiến lược định giá các sản phẩm ở mức cao cấp. Các sản phẩm của Starbucks tập trung vào phân khúc khách hàng tầm trung trở lên. Điều này giúp hãng có thể duy trì hình ảnh thương hiệu cà phê số 1 thế giới và có thể tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh với các thương hiệu đồ uống khác.

Chiến lược công ty Starbucks thực hiện để tối ưu hóa lợi nhuận bằng chiêu thức “upsize”. Nhân viên sẽ giới thiệu mức giá hấp dẫn để có thể “mồi” khách hàng lựa chọn cỡ đồ uống to hơn. Tuy nhiên, không vì vậy mà thương hiệu quên đi giá trị cốt lõi là sản phẩm chất lượng cao.

  1. Chiến lược marketing của Starbucks về địa điểm phân phối (Place) ở Việt Nam

Chúng ta có thể dễ nhận thấy rằng, đa phần các vị trí Starbucks đặt làm cửa hàng ở Việt Nam đều ở trong các tòa nhà chung cư lớn hoặc khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại,… Đặc điểm chung của các vị trí này đều là vị trí đắc địa, đông người qua lại, tập trung nhiều dân văn phòng hoặc những người có điều kiện sống khá cao.

  1. Quảng cáo hỗn hợp (Promotion)

Công ty Starbucks sử dụng chiến quảng cáo hỗn hợp cực kỳ đặc biệt tại Việt nam bằng các hình thức: WOM (truyền miệng), quảng cáo, quan hệ công chúng và khuyến mãi.

Trên phương diện thực hiện đầu tư các kênh truyền thông trong chiến lược Marketing của Starbucks có phần khiêm tốn hơn các hãng lớn khác trong ngành F&B. Starbucks tập trung nhiều vào mặt bằng và PR thương hiệu thông qua các sự kiện khai trương hoặc ra mắt sản phẩm bằng các ưu đãi vô cùng hấp dẫn.

Ngoài ra, công ty Starbucks còn phân phối các sản phẩm trực tiếp tại các tiệm cà phê, kết hợp với hình thức phân phối trung gian qua các ứng dụng đặt hàng online và các nhà bán lẻ. Hãng cũng có chiến lược tương tác với các khách hàng cực kỳ tốt bằng các ưu đãi vào ngày sinh nhật hay các khách hàng đã đăng kí thẻ thành viên.

4. Starbucks tại Việt Nam: Hành động để Tăng Cường Vị Thế

Starbucks, một trong những thương hiệu cà phê nổi tiếng trên khắp thế giới, đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2013. Trải qua hơn 8 năm tại thị trường này, Starbucks đã thu hút một lượng lớn khách hàng và tạo nên một đám đông fan hâm mộ cà phê. Tuy nhiên, để có được chỗ đứng vững vàng hơn tại thị trường Việt Nam, Starbucks cần phải thực hiện một loạt hành động chiến lược.

Trước hết, mở thêm cửa hàng là một bước quan trọng. Starbucks nên tăng cường mở rộng mạng lưới cửa hàng tại các vị trí chiến lược, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Mục tiêu là tiếp cận nhiều hơn đối tượng khách hàng và tận dụng cơ hội kinh doanh.

Một yếu tố quan trọng khác là đa dạng hóa thực đơn. Starbucks có thể xem xét việc bổ sung các sản phẩm địa phương hoặc phù hợp với khẩu vị và sở thích ẩm thực của người Việt. Các thức uống mang hương vị trái cây truyền thống hoặc sản phẩm thực phẩm nhẹ địa phương có thể làm cho thực đơn của họ đa dạng hơn và hấp dẫn hơn.

Chăm sóc khách hàng và tạo trải nghiệm thân thiện là một yếu tố không thể thiếu. Starbucks cần tạo ra không gian thoải mái và thân thiện để khách hàng cảm thấy thoải mái và dễ dàng gặp gỡ bạn bè. Dịch vụ chất lượng và đào tạo nhân viên để phục vụ khách hàng tốt là quan trọng.

Tùy chỉnh sản phẩm cũng là một cách để Starbucks kết nối với người

Việt. Họ có thể điều chỉnh độ đường, độ đậm của cà phê hoặc thêm các thành phần phù hợp với khẩu vị địa phương. Điều này giúp thu hút một đối tượng khách hàng rộng hơn.

Starbucks nên tham gia vào các hoạt động xã hội và hỗ trợ cộng đồng để xây dựng hình ảnh tích cực và gắn kết với người Việt. Điều này cũng giúp tạo dựng lòng tin và sự ủng hộ từ phía khách hàng.

Cuối cùng, Starbucks cần duy trì các chiến dịch tiếp thị và quảng cáo sáng tạo để tạo sự nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng mới.

Starbucks tiếp tục phát triển không gian bán lẻ và mở rộng hoạt động của mình ra các khu vực lân cận.

Starbucks quan tâm đến xây dựng một tổ chức nơi con người là trung tâm. Các đội ngũ nhân viên được đào tạo theo chuẩn mực cao nhất để có thể phục vụ khách hàng mỗi ngày.

Ngoài ra, Starbucks tiếp tục tìm kiếm các cơ hội để mở rộng kinh doanh, không bao giờ bằng lòng với các vấn đề còn tồn tại về dịch vụ khách hàng, và phải có sản phẩm tốt trong những cửa hàng đẹp và thú vị để cam kết đầu tư lâu dài và phát triển tại Việt Nam.

BẢNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TỪNG THÀNH VIÊN

(Làm việc nhóm qua google meet và google docs)