Tiểu luận quy chế hiện hành về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là những người đủ tuổi chịu trách nghiệm dân sự, nhưng do tình trạng thể chất, tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa bị mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định trên người đã thành niên không đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: Do tình trạng thể chất gồm những người cao tuổi; Về mặt tinh thần, gồm: Những người bị mắc rối loạn tâm thần nhẹ; bị bệnh đao; bị bệnh tơcnơ và một số loại bệnh khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật Dân Sự (LDS2)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46342576
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT KHOA
LUẬT DÂN SỰ ---------------------------- BỘ MÔN: L lOMoAR cPSD| 46342576 MỤC LỤC I.
Nguyên nhân hình thành quy chế pháp lý hiện hành của Việt Nam về năng lực
hành vi dân sự của người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và cơ sở hình thành......2
1. Cơ sở pháp lý.........................................................................................................2
2. Nguyên nhân hình thành........................................................................................2
3. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................3 II.
Giải thích khái niệm các khái niệm liên
quan:..........................................................3 III.
Quy chế hiện hành về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:..........4
1. Năng lực hành vi dân sự của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi 4
2. Giao dịch dân sự đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:..4
3. Giám hộ đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi................5 IV.
So sánh quy chế hiện nay với trước
đây...................................................................6
1. Điểm giống nhau giữa BLDS năm 1995, 2005 và 2015:......................................6
2. Điểm khác nhau giữa BLDS năm 1995, 2005 và 2015:........................................6
3. Kết luận..................................................................................................................8 V.
Ưu điểm, hạn chế của quy chế, các giải pháp nhằm cải thiện quy chế hiện hành....8
1. Ưu điểm của quy chế pháp lý về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi............................................................................................................................8
2. Hạn chế của quy chế pháp lý về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi............................................................................................................................8
3. Giải pháp cải thiện.................................................................................................9 VI.
Bình luận về BẢN ÁN 03/2017/QĐDS-ST NGÀY 07/7/2017 VỀ TUYÊN BỐ
NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI.....................9 VII.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................12 1 lOMoAR cPSD| 46342576 I.
Nguyên nhân hình thành quy chế pháp lý hiện hành của Việt Nam về năng
lực hành vi dân sự của người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và cơ sở hình thành
Được quy định điều 23 BLHS năm 2015 quy định về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là những người đủ tuổi chịu trách nghiệm
dân sự, nhưng do tình trạng thể chất, tinh thần không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi
nhưng chưa bị mất năng lực hành vi dân sự:
Theo quy định trên người đã thành niên không đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi:
Do tình trạng thể chất gồm những người cao tuổi; Về mặt tinh thần, gồm: Những người bị mắc
rối loạn tâm thần nhẹ; bị bệnh đao; bị bệnh tơcnơ và một số loại bệnh khác. 1. Cơ sở pháp lý
Nguyên tắc cơ bản của ngành luật dân sự của nước ta là sự bình đẳng, công lý, lẽ phải, bảo
vệ quyền lợi của cá nhân và pháp nhân được pháp luật bảo vệ về nhân thân và tài sản. Tuy
nhiên, nhóm người gặp khó khăn trong trí tuệ, bị bệnh về thần kinh, khuyết tật … điều kiện về
thể chất, tinh thần, sự minh mẫn của họ cũng có phần khác biệt với những cá nhân, pháp nhân
bình thường. Chính vì vậy, điều 23, điều 57, điều 125 của BLDS 2015 ra đời để giải quyết về
quyền lợi của những người gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Trong BLDS năm 2015, điều 23 có quy định, khái niệm của người gặp khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi. Bộ luật dân sự đã có một bước ngoặt mới khi bảo vệ quyền lợi, cũng
như xác định người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là ai và họ như thế nào. Chính
điều 23 này là căn cứ để có quy phạm trên.
Ngoài ra cơ sở pháp lý để hình thành lên quy chế trên còn có sự “ góp mặt “ của các văn bản
quy phạm pháp lý có sự tham gia, kí kết của Việt Nam. Ví dụ như: văn bản quốc tế
“Convention on the rights of persons with disabilities “ ( CRPD) , hay văn bản “Universal
Declaration of Human Rights “ ( UDHR) …vv .Các văn bản quốc tế này không chỉ cho thấy
sự quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi của nhóm người này mà còn cho thấy được quyền cơ
bản của con người được đề cao không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới.
Không chỉ vậy, việc giám định y khoa còn là một yếu tố quan trọng, có tác động trực tiếp
đến quyết định của Tòa án về việc liệu người đó có phải là đối tượng mà quy chế điều chỉnh hay không.
2. Nguyên nhân hình thành, cơ sở thực tiễn hình thành quy chế:
Quy chế về năng lực hành vi dân sự của người khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi
có rất nhiều nguyên nhân hình thành: 2 lOMoAR cPSD| 46342576
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhóm người này. Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ
quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và lợi ích của nhà nước.
Nhận thức của người dân, của những người làm luật và của nhà nước. Nhà nước đã có
những quan tâm sát sao với người dân, để biết được rằng họ là ai và cần những gì. Ngoài ra, ta
thấy được nhận thức của người dân đang tăng cao, họ luôn hi vọng về một xã hội bình đẳng,
công bằng cho tất cả các chủ thể. Chính vì thế càng thúc đẩy quy chế này ra đời nhằm tạo ra
một xã hội bình đẳng và không ai sẽ bị bỏ rơi phía sau.
Qua đó có rất nhiều nguyên nhân hình thành nên quy chế này, song điều cốt lõi, cơ bản nhất
của quy chế trên là hướng đến sự bình đẳng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhóm người này.
Trong thực tiễn, quy chế này được ra đời nhằm bảo vệ những những người khó khăn trong
người gặp khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là những người chưa đủ khả năng nhận
thức và làm chủ hành vi của bản thân. Người gặp khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi
khác biệt hoàn toàn với người mất năng lực hành vi dân sự. Người mất năng lực hành vi dân sự
là những chủ thế không còn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của bản thân. Còn người gặp
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là những chủ thể vẫn còn một phần khả năng nhận
thức, làm chủ hành vi của mình nhưng họ cần người giám hộ.
Quy chế trên còn được hình thành từ những tập quán pháp. Tập quán pháp là những thói
quen được hình thành từ đời sống hay truyền thống văn hoá xã hội trong một thời gian dài. Từ
đó có thể thấy rằng việc bảo vệ quyền lợi của những người gặp khó khăn trong nhận thức, làm
chủ hành vi của bản thân đã có từ lâu đời và len lỏi trong đời sống hiện nay.
Cơ sở hình thành của quy chế pháp lý này được bắt nguồn từ quyền cơ bản của con người.
Các quy định cũng như luật được thiết lập, quy định đều được bắt đầu từ việc bảo vệ quyền lợi
cơ bản của mọi cá nhân bao gồm cả những người yếu thế, những người khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi. Quyền được đối xử công bằng là một trong những quyền quan trọng của
quyền cơ bản con người. Mọi công dân đều được đối xử bình đẳng, không phân biệt. Chính vì
vậy quy chế pháp lý này ra đời nhằm tạo ra sự công bằng cho những chủ thể gặp khó khăn trong nhận thức. II.
Giải thích các khái niệm liên quan:
Quy chế pháp lý là những văn bản, tài liệu chứa đựng những quy phạm pháp luật hoặc
những quy phạm xã hội được ban hành bởi những cơ quan, tổ chức Nhà nước có thẩm quyền
và được ban hành theo những thủ tục, trình tự nhất định, chặt chẽ, và có hiệu lực đối với tất cả
những thành viên thuộc đối tượng và phạm vi điều chỉnh của quy chế đó.
Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình tự xác lập, thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 BLDS 2015). 3 lOMoAR cPSD| 46342576
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người thành niên do tình trạng thể
chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến mức
mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên quan
hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Toà án ra
quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi và chỉ
định người giám hộ, xác định quyền,nghĩa vụ của người giám hộ (Điều 23 BLDS 2015).
III. Quy chế hiện hành về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
1. Năng lực hành vi dân sự của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Khoản 1: Điều 23 BLDS 2015 quy định:
“Người thành niên do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ
hành vi nhưng chưa đến mức mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của người này, người có
quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm
thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
và chỉ định người giám hộ, xác định quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.”
Theo pháp luật Việt Nam quy định người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có mức
năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Khi xét về khái niệm người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì theo luật định
đây là nhóm người thành niên không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi tuy nhiên họ
chưa tới mức mất hoàn toàn năng lực hành vi dân sự. Họ vẫn có thể tự mình thực hiện hoặc xác
lập hành vi pháp lý có hiệu lực hay còn gọi là giao dịch dân sự. Vì lý do sau đây: Người khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không phải là người mất năng lực hành vi dân sự cũng
không là người hạn chế năng lực hành vi dân sự:
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: người thành niên do tình trạng thể
chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành vi nhưng chưa đến
mức mất năng lực hành vi dân sự;
Người bị hạn chế năng lực hành vi: người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích
khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình;
Người mất năng lực hành vi dân sự: người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ hành vi.
Qua so sánh trên có thể thấy, điểm khác biệt căn bản nhất giữa người khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi với hai nhóm người còn lại đó là năng lực hành vi dân sự không bị mất
hoàn toàn. “Mất” là cá nhân đó không còn khả năng nhận thức, làm chủ hành vi được nữa,
“chưa đến mức mất” được xem là vẫn có khả năng nhận thức nhất định nhưng ở cấp độ không
đầy đủ. Như vậy, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi vẫn còn một phần khả
năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Chính bởi lý do đó nên họ vẫn có thể xác lập các 4 lOMoAR cPSD| 46342576
giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày về đời sống dân sự của bản thân.
Tuy nhiên họ vẫn sẽ bị giới hạn khả năng tự mình thực hiện giao dịch bởi nó còn phải căn cứ
vào kết luận giám định pháp y tâm thần và yêu cầu của người này, người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc tổ chức, cơ quan hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Giao dịch dân sự đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Có 2 cách để họ xác lập, thực hiện giao dịch dân sự theo Quyết định của Toà án:
Tự mình trực tiếp thực hiện:
Giao dịch do người này thực hiện phải có hiệu lực pháp lý
Ví dụ: Anh A là người khuyết tật, tuy không có khả năng nói và giao tiếp nhưng anh vẫn có đầy
đủ khả năng nhận thức, tư duy, đánh giá vấn đề. Anh A vẫn có thể tự mình xác lập và thực hiện
các giao dịch dân sự chẳng hạn như hợp đồng mua nhà, mua xe,..
Hoặc thông qua người đại diện theo pháp luật - là người giám hộ
Ví dụ: người mắc bệnh Alzheimer giai đoạn đầu (người khó khăn trong nhận thức làm chủ
hành vi) họ là những người trí nhớ suy giảm, khi phát bệnh mất định hướng về thời gian và
không gian, giảm khả năng phán đoán và đưa ra quyết định. Do vậy những người mắc bệnh này
khi tham gia các giao dịch dân sự cần có người giám hộ là thân nhân để không đi tới các quyết định sai lầm.
Từ đấy, tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi và chỉ định người giám hộ thay mặt người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành
vi xác lập hành vi pháp lý vì lợi ích của người này
Giao dịch dân sự do người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi xác lập , thực hiện
thì theo yêu cầu của người đại diện, người giám hộ người đó Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu
nếu theo quy định giao dịch này phải do người giám hộ, người đại diện xác lập, thực hiện, đồng
ý(điều 125 BLDS 2015).Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là 02
năm, kể từ ngày người đại diện của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi biết
hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch (theo điều 132 BLDS 2015)
Giao dịch dân sự của người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi không bị vô hiệu
trong trường hợp nếu giao dịch chỉ làm phát sinh quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ cho họ.
3. Giám hộ đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
Theo khoản 1 điều 46 BLDS 2015: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định,
được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ 5 lOMoAR cPSD| 46342576
quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người
có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (điều 46 BLDS 2015).
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người được giám hộ và Tòa án chỉ
định người giám hộ cho người đó. Không phải trường hợp nào Tòa án cũng chỉ định người
giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. “Việc giám hộ phải được
đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”
Bên cạnh đó, ‘trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm
yêu cầu” (khoản 2 điều 46 BLDS 2015). Điều khoản trên thể tính công bằng, dân chủ, tôn
trọng người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi tự quyết định về người giám hộ mình.
Việc tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không đương nhiên
bắt buộc Tòa án phải khoanh vùng phạm vi giám hộ hay giới hạn khả năng tự mình thực hiện
giao dịch của chủ thể bị tuyên bố, bởi nó còn phải căn cứ vào kết luận giám định pháp y tâm
thần. Rõ ràng yếu tố của y học chi phối khá nhiều trong quyết định của Tòa án. Trong nhiều
quyết định của mình, Tòa án khi kết luận ghi rõ chủ thể bị yêu cầu có "khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi" do mắc các bệnh về tâm thần. Tuy nhiên, xét dưới góc độ pháp lý, "khó
khăn" tức là "không đủ" chứ chưa phải mất hoàn toàn, họ vẫn còn một phần khả năng nhận
thức. Một phần đó ở đâu trong các kết luận y khoa? Thiết nghĩ, cần thiết có cơ chế ràng buộc
trong khâu giám định pháp y nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho các quyết định của Tòa án. [1]1 IV.
So sánh quy chế hiện nay với trước đây
1. Điểm giống nhau giữa BLDS năm 1995, 2005 và 2015:
1.1. Bảo vệ quyền lợi của người không có năng lực hành vi dân sự: Bộ luật dân sự Việt
Nam năm 1995, 2005 và 2015 đều đã đặt ra các quy định nhằm bảo vệ quyền lợi và
lợi ích của họ. Điều này bao gồm việc bảo đảm họ không bị lợi dụng, không bị hại, và
được hưởng những quyền lợi cơ bản như mọi người khác.
1.2. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích tốt nhất của người không có năng lực hành vi dân sự: Bộ
luật năm 1995, 2005 và 2015 thường áp dụng nguyên tắc này khi ra quyết định liên
quan đến người không có năng lực hành vi dân sự, đảm bảo rằng quyết định được đưa
ra với sự xem xét cẩn thận và theo đúng lợi ích tốt nhất của họ.
1.3. Người đại diện pháp lý: Bộ luật dân sự Việt Nam năm 1995, 2005 và 2015 đều có quy
định về việc bổ nhiệm người đại diện pháp lý cho người không có năng lực hành vi
1 ThS.NCS Trần Ngọc Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23(447)tháng 12/2021 6 lOMoAR cPSD| 46342576
dân sự, như người giám hộ, người phụ tá, hoặc người đại diện của trẻ em, và quy định
về quyền, trách nhiệm của họ.
1.4. Quy định về việc quản lý tài sản của người không có năng lực hành vi dân sự: Các bộ
luật trên thường có quy định về việc quản lý tài sản của họ, bao gồm việc bổ nhiệm
người quản2 lý tài sản và cách thức kiểm soát và giám sát việc quản lý này.
1.5. Quy định về hợp đồng và giao dịch: Các bộ luật năm 1995, 2005, 2015 đều chứa quy
định về hợp đồng và giao dịch đối với người không có năng lực hành vi dân sự, xác
định rằng các hợp đồng và giao dịch này phải tuân theo các quy định đặc biệt để đảm
bảo tính công bằng và bảo vệ quyền lợi của họ.
2. Điểm khác nhau giữa BLDS năm 1995, 2005 và 2015: 2.1. BLDS năm 1995
a. Tầm nhìn, cách tiếp cận và môi trường pháp luật
Trong thập kỷ 1990, Việt Nam mới bắt đầu mở cửa kinh tế và pháp luật đang trong quá trình
chuyển đổi từ hệ thống pháp luật cũ của Liên Xô sang hệ thống pháp luật mới. Cụ thể hơn, vào
những năm đầu của quá trình cải cách và mở cửa kinh tế của Việt Nam, bộ luật dân sự có tầm
nhìn còn hạn chế và chưa được cập nhật đầy đủ để phản ánh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.
Bên cạnh đó, môi trường pháp luật khi ấy còn đang trong quá hình thành và phát triển, do đó,
các quy định về người không có năng lực hành vi dân sự có thể không được nêu một cách đầy đủ và chi tiết.
b. Quy định về người đại điện pháp lý
Trong BLDS năm 1995, quy định về người giám hộ chưa được cụ thể hóa đầy đủ, sẽ gây ra
sự khó khăn trong việc áp dụng và thực thi.
Việc bổ nhiệm và quản lý người giám hộ cho người không có năng lực hành vi dân sự có thể
còn nhiều hạn chế và thiếu rõ ràng.
2.2. BLDS năm 2005 a. Cải tiến và bổ sung
BLDS 2005 đã đánh dấu một bước tiến lớn trong việc cải tiến và bổ sung hệ thống pháp luật
về người không có năng lực hành vi dân sự.
Các quy định về bảo vệ quyền và lợi ích của nhóm này được cụ thể hóa và chi tiết hơn, đảm
bảo tính công bằng và bảo vệ quyền lợi của họ.
b. Người đại diện pháp lý: Quy định về người người đại diện pháp lý trong BLDS năm
2005 đã được cải thiện và cụ thể hóa hơn, đảm bảo rằng họ có đủ quyền hạn và trách
nhiệm để đại diện cho người không có năng lực hành vi dân sự. 2.3. BLDS năm 2015
a. Tiếp tục cải thiện và điều chỉnh: BLDS năm 2015 tiếp tục quá trình cải thiện và điều chỉnh
các quy định pháp lý liên quan đến người không có năng lực hành vi dân sự, nhằm đáp ứng
các yêu cầu mới và nhu cầu thực tiễn. 7 lOMoAR cPSD| 46342576 2
b. Người đại diện pháp lý: BLDS năm 2015 đã làm rõ và cụ thể các khái niệm liên quan đến
người đại diện pháp lý hơn BLDS năm 1995 và 2005, trong đó “giám hộ” được tách bạch
với “người giám hộ”.
c. Tăng cường bảo vệ quyền lợi
Đã có sự tăng cường đáng kể trong việc đảm bảo quyền và lợi ích của người không có năng
lực hành vi dân sự trong bộ luật dân sự năm 2015, với các quy định cụ thể và chi tiết hơn.
Đồng thời, BLDS năm 2015 đã có các biện pháp bảo vệ mới được thêm vào, như cơ chế giám
sát và kiểm soát việc sử dụng quyền của người đại diện pháp lý.
d. Thích ứng với tiến triển xã hội và quốc tế: BLDS năm 2015 có thể đã thích ứng với các tiến
triển xã hội và quốc tế mới, bao gồm cả sự phát triển của các chuẩn mực quốc tế về quyền
lợi của nhóm dân cư yếu thế như người không có năng lực hành vi dân sự. 3. Kết luận
Trong suốt quá trình phát triển từ năm 1995 đến 2015, các BLDS của Việt Nam đã có sự tiến
bộ đáng kể trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của người không có năng lực hành vi dân sự. Từ
những thiếu sót và thiếu rõ ràng trong các quy định ban đầu, chúng đã được cải thiện và bổ
sung đáng kể qua các bộ luật dân sự sau này.
BLDS năm 1995 đánh dấu bước khởi đầu trong việc thiết lập các quy định về người không
có năng lực hành vi dân sự, dù còn thiếu chi tiết và rõ ràng. Năm 2005, bộ luật đã được cải
thiện đáng kể, với các quy định cụ thể hóa và bổ sung, đảm bảo tính công bằng và bảo vệ
quyền lợi của họ. Cuối cùng, năm 2015, sự tiến bộ tiếp tục được thể hiện thông qua việc tăng
cường bảo vệ quyền lợi và thích ứng với các tiến triển xã hội và quốc tế mới.
Song, sự phát triển của các BLDS từ năm 1995 đến 2015 đã đánh dấu sự cam kết của Việt
Nam trong việc đảm bảo công bằng và bảo vệ quyền lợi của mọi người, bao gồm cả những
người không có năng lực hành vi dân sự. Điều này làm nền tảng cho một hệ thống pháp luật tổ
chức và công bằng hơn, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững của toàn xã hội ta. V.
Ưu điểm, hạn chế của quy chế, các giải pháp nhằm cải thiện quy chế hiện hành 1.
Ưu điểm của quy chế pháp lý về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi Tạo sự công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích của người yếu thế.
Bảo vệ quyền lợi của người yếu thế để họ có thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự bình
đẳng như những cá nhân khác thông qua người đại diện, người giám hộ.
Bảo vệ quyền lợi của người yếu thế khi họ tự mình tham gia xác lập hành vi pháp lý có nguy
cơ gây thiệt hại cho bản thân, pháp luật dân sự cho phép bản thân những người này hoặc người
đại diện, người giám hộ của họ có quyền yêu cầu tuyên bố hành vi pháp lý vô hiệu. 8 lOMoAR cPSD| 46342576 2.
Hạn chế của quy chế pháp lý về người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi Về chủ thể có quyền yêu cầu tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ
hành vi: Thuật ngữ “cơ quan, tổ chức hữu quan” được sử dụng trong Điều 23 BLDS 2015 là
những khái niệm chưa rõ ràng.
Về cơ chế giám hộ: Theo Khoản 2 Điều 47 BLDS 2015 quy định “một người chỉ có thể
được một người giám hộ, trừ trường hợp cha mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám
hộ cho cháu” – quy định theo hướng chỉ ghi nhận một người là chưa thực sự thuyết phục; sẽ có
những trường hợp nên được xem xét để tách vấn đề giám hộ cá nhân và giám hộ tài sản nếu
thấy rằng có thể giao hai việc này cho hai chủ thể khác nhau nhằm giám hộ tốt hơn cho người
mất năng lực hành vi dân sự.
Về một số trường hợp khác liên quan đến người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi:
Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi vẫn có năng lực ý chí, năng lực nhận
thức và không đồng ý với phạm vi giao dịch sẽ phải thực hiện thông qua người giám hộ, hoặc
muốn xác lập phải được người giám hộ đồng ý thì phạm vi này sẽ được xác định ra sao?
Một phạm vi người vẫn có năng lực ý chí, năng lực nhận thức và không công nhận kết quả
giám định y khoa cũng như yêu cầu của người khác về việc ra quyết định bản thân là người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, thì yếu tố nào quyết định có hay không việc Tòa ra
quyết định tuyên bố một người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi?
3. Giải pháp cải thiện
Cần ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng thống nhất quy định của BLDS 2015. Quy định
rõ ràng những cơ quan, tổ chức nào có quyền yêu cầu tuyên bố một người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi. Có thể suy xét đến chủ thể giám hộ là pháp nhân với ưu điểm to
lớn là một pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người, việc giám hộ mang tính lâu dài...
VI. Bình luận về BẢN ÁN 03/2017/QĐDS-ST NGÀY 07/7/2017 VỀ TUYÊN BỐ
NGƯỜI CÓ KHÓ KHĂN TRONG NHẬN THỨC, LÀM CHỦ HÀNH VI
Tóm tắt bản án: Nguyên đơn: Bà Lê Thị Bích H, ông Lê Đức T Bị đơn:chị Lê Thị Lệ T, con đẻ của ông T và bà H
Chị T sinh năm 1992 khi sinh ra đến năm 03 tuổi, chị T mới biết đi, năm 04 tuổi mới biết
nói, đến năm 05 tuổi phát hiện chậm chạp, không có khả năng học tập, khả năng lao động kém.
Chị T vẫn có khả năng ăn uống, vệ sinh cá nhân nhưng phải có sự nhắc nhở, giúp đỡ của người
thân. Hiện nay chị T đang được hưởng trợ cấp người khuyết tật hàng tháng của chính quyền địa
phương, do đó bà H có đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự liên quan đến chị T là đúng theo quy
định tại Điều 376 Bộ luật tố tụng dân sự, và Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin thụ lý vụ việc là 9 lOMoAR cPSD| 46342576
đúng theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 27 Bộ luật tố tụng dân sự. Ngày 14/06/2017,
bà H có đơn yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định đối với chị T. Ngày 26/6/2017 bà
H có đơn thay đổi nội dung yêu cầu đề nghị Tòa án tuyên bố chị T là người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi.
Nhận định của Toà: Sau khi xét đơn yêu cầu, ngày 15/6/2017 Tòa án nhân dân huyện Cư Kuin
ban hành Quyết định trưng cầu giám định số 01/2017/QĐ-TCGĐ yêu cầu Trung tâm Pháp y tâm
thần khu vực Tây Nguyên giám định tình trạng sức khỏe, bệnh tật của chị T là đúng theo quy
định tại 23 Bộ luật dân sự.
Tại bản Kết luận giám định pháp y tâm thần số 48/KLGĐTC ngày 15/6/2017 của Trung tâm
Pháp y tâm thần khu vục Tây Nguyên đã kết luận:
Kết luận về y học: Chị T bị bệnh chậm phát triển tâm thần mức độ vừa, tật chứng đòi hỏi theo dõi và điều trị.
Kết luận về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: Hạn chế khả năng nhận thức và hạn
chế khả năng điều khiển hành vi.
Căn cứ biên bản xác minh và các tài liệu chứng cứ, Toà nhận định chị T có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi. Căn cứ vào các quy định pháp luật đề nghị Tòa án tuyên bố chị T có khó
khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, đồng thời chỉ định người giám hộ, xác định quyền và
nghĩa vụ của người giám hộ.
Căn cứ vào Điều 23 Bộ luật dân sự và Kết luận giám định pháp y tâm thần của Trung tâm giám
định pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên về bệnh tật đối với chị T nhận thấy là phù hợp, do đó
yêu cầu của bà H và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát là có cơ sở nên căn cứ Điều 378 Bộ luật
tố tụng dân sự chấp nhận đơn yêu cầu của bà H.
Mặt khác tại biên bản xác minh ngày 12/6/2017 chính quyền địa phương xác nhận hiện nay chị
T chưa có gia đình, đang sống chung với bố mẹ đẻ được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với
người bị khuyết tật tại địa phương. Chị T không có bất kỳ tài sản riêng gì và cũng không có tài
sản chung với người khác nên căn cứ Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 57 và Điều 58 của Bộ luật
dân sự, Tòa án chỉ định nguyên đơn là người giám hộ cho chị T và xác định quyền và nghĩa vụ
của người giám hộ đối với người được giám hộ theo quy định.
Quyết định của Toà:
Căn cứ các Điều 366; 370; 371; 378 của Bộ luật tố tụng dân sự; Căn cứ các Điều 23; 46; 47;
48; 49; 57; 58 Bộ luật dân sự
Căn cứ Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
quy định về mức thu, miễn, giảm, thu nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án 1.
Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc tuyên bố người có khó khăn trong nhận
thức,làm chủ hành vi. Tuyên bố bị đơn là chị T hộ khẩu thường trú: Thôn B, x E, huyện C, tỉnh
Đắk Lắk. Là: “Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”, kể từ ngày quyết định này
có hiệu lực pháp luật. 2.
Về giám hộ: Chỉ định bà Lê Thị Bích H và ông Lê Đức T là người giám hộ cho chị LêThị
Lệ T thực hiện đúng theo quyền và nghĩa vụ của người giám hộ. 10 lOMoAR cPSD| 46342576 3.
Lệ phí giải quyết việc dân sự phải nộp: nguyên đơn phải chịu 300.000 đồng lệ phí dân
sựsơ thẩm, được khấu trừ vào số tiền tạm ứng lệ phí 300.000 đồng đã nộp theo biên lai thu số:
AA/2016/0000026 ngày 01/6/2017 tại Chi cục Thi hành án dân sự huyện C, tỉnh Đắk Lắk. Người
yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự có quyền kháng
cáo quyết định giải quyết việc dân sự trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định.
Tổng quan nhận xét và đánh giá về bản án trong bộ luật:
Tính đổi mới phù hợp với thực tiễn :bộ luật luôn cập nhật , sửa đổi liên tục , sao cho phù hợp
thực tiễn và các quan hệ mới phát sinh : cụ thể trong bản án số 03/2017/QDDS-ST đã áp dụng
điều 23 BLDS 2015 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 quy định về người gặp khó khăn trong
nhận thức làm chủ hành vi với một số đặc điểm cụ thể được đề cập tương đồng với chị T :
Đặc điểm chủ thể trong điều 23 BLDS 2015 Đặc điểm của chị Lê Thị Lệ T thông qua lời khai của người
thân và theo kết quả giám định pháp y tâm thần số
48/KLDDTC của trung tâm pháp y tâm thần khu vực Tây Nguyên
Người thành niên do tình trạng thể •
Độ tuổi : 1992- người thành niên theo quy định của
chất hoặc tinh thần không đủ khả pháp luật
năng nhận thức, làm chủ hành vi •
Bị bệnh chậm phát triển tâm thần mức độ vừa , đòi
nhưng chưa đến mức mất năng lực
hỏi cần theo dõi và điều trị -> Hạn chế trong khả hành vi dân sự
năng nhận thức và phát triển •
Chưa mất hoàn toàn NLHVDS : Vẫn có khả năng
ăn uống sinh hoạt cá nhân nhưng cần phải có sự
giúp đỡ nhắc nhở của người thân
Tính đặc thù nhóm đối tượng: các quy định càng được nêu rõ ràng hơn về các quan hệ dân
sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia quan hệ dân sự: Quan hệ
giữa người giám hộ và người được giám hộ: trong bản án , căn cứ vào điều
23,46,47,48,49,57 Tòa án ra quyết định để ông t và bà H là người giám hộ hợp pháp
Tính kế thừa: tiếp thu giá trị tinh hoa thực tiễn từ luật dân sự thế giới được xây dựng dựa
trên cơ sở hệ thống hóa:
Chế độ Curatorship ( trợ tá ) và Guardianship ( giám hộ ) trong luật 12 Bảng La Mã
Hiến pháp Nhật Bản quy định năm 1946 xác định Nhật Bản là một quốc gia dân chủ và khẳng
định quyền con người là một trong nguyên tắc cơ bản bậc nhất trong văn luật định quốc gia
này. Trong đó, bên cạnh đưa ra các phán quyết luật pháp Nhật Bản còn có bộ luật riêng nhằm
bảo vệ nhóm người gặp khó khăn trong nhận thức , làm chủ hành vi đồng thời thể hiện vai trò
nhóm người này trong xã hội: 11 lOMoAR cPSD| 46342576
Đạo luật về sức khỏe tâm thần và phúc lợi cho người Rối loạn Tâm thần hoặc khuyết tật 1950
Điều 3 :Công dân phải cố gắng duy trì và cải thiện sức khỏe tâm thần của chính họ, làm sâu
sắc thêm sự hiểu biết của họ về những người bị rối loạn tâm thần hoặc khuyết tật, và hỗ trợ
những nỗ lực của họ để vượt qua các rối loạn hoặc khuyết tật của họ và tìm cách tái hòa nhập
vào xã hội, do đó trở nên độc lập và tham gia vào các hoạt động kinh tế.
VII. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO •
PGS.TS Ngô Huy Cương, TS. Nguyễn Thị Phương Châm, PGS.TS Trần Kiên, Giáo
trình Luật dân sự 1: Phần chung, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2023 •
Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015 •
ThS.NCS Trần Ngọc Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 23(447)tháng 12/2021 •
Sức khỏe tâm thần: Thực trạng, thách thức và những tiến bộ mới trong chẩn đoán
và điều trị b2-15-20.pdf (thaythuocvietnam.vn) •
Khó khăn trong nhận thức và điều khiển hành vi Khó khăn trong nhận thức và
điều khiển hành vi - Kiểm Sát Online (kiemsat.vn) •
Bản án 03/2017/QĐDS-ST ngày 07/07/2017 về tuyên bố người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi (thuvienphapluat.vn) •
Đạo luật về sức khỏe tâm thần và phúc lợi cho người bị rối loạn tâm thần hoặc
khuyết tật - Bản dịch Luật Nhật Bản / Tiếng Anh - Nhật Bản
(japaneselawtranslation.go.jp) •
The Ministry of Justice : Adult Guardianship System~Adult Guardianship
Registration System~ (moj.go.jp) •
Guardianship, curatorship or protection of the court: the differences | Notaires de France (www.notaires.fr) 12 lOMoAR cPSD| 46342576 •
Guardianship, curatorship, safeguarding justice: what differences? | Service- Public.fr 13