Tiểu luận Quy luật lưu thông tiền tệ - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân
Quy luật lưu thông tiền tệ và thực trạng lạm phát được viết ra ở đây nhằm giớithiệu tầm quan trọng của bộ môn kinh tế chính trị. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KH XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT
GIÁ TRỊ THẶNG DƯ - C.MÁC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
GVHD: THS.NGUYỄN THỊ HẢI LÊN LỚP: POS 151 SC
TÊN THÀNH VIÊN NHÓM : 1. 2. 3 NĂM HỌC 2021-2022 ĐẠI HỌC DUY TÂN
KHOA KH XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÀI TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
ĐỀ TÀI: QUY LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
GVHD: THS.NGUYỄN THỊ HẢI LÊN LỚP: POS 151 T
PHÂN CHIA CÔNG VIỆC GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV NỘI DUNG PHÂN TÍCH % (đóng góp) 1 100% 2 100% 3 4 5 6 7 8 9 10 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1:............................................................................................................2
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUI LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ..............2
1.Nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ...................................................2
1.1 Nguồn gốc........................................................................................................2
1.2 Bản chất............................................................................................................3
1.3 Chức năng.........................................................................................................4
2. Quy luật lưu thông tiền tệ...................................................................................8
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN QUY LUẬT TIỀN TỆ VÀO VẤN ĐỀ
LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM...................................................................................11
1. Khái niệm về lạm phát......................................................................................11
1.1. Một số quan điểm về lạm phát......................................................................11
1.2 Đo lường.........................................................................................................12
1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát:.......................................................................13
1.3.1. Lạm phát cầu kéo:...................................................................................13
1.3.2. Lạm phát chi phí đẩy:..............................................................................13
1.3.3. Lạm phát tiền tệ:......................................................................................13
1.4. Ảnh hưởng và hậu quả của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế:.....................14
1.4.1.Ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế:...................................14
1.4.2. Hậu quả của lạm phát:.............................................................................14
2. Tổng quan tình hình lạm phát Việt Nam qua các giai đoạn:.........................15
2.1. Thời kì trước đổi mới( trước năm 1986):...................................................15
2.2. Thời kì kinh tế bắt đầu đổi mới(1986 - 1990):...........................................16
2.3. Thời kì kinh tế đi vào ổn định(1991 - 1995):.............................................16
2.4. Thời kì có dấu hiệu trì trệ(1996 - 2000):....................................................17
2.5. Thời kì nền kinh tế có bước phát triển mới (2001 - 2010):........................17
2.6. Lạm từ năm 2010 đến hết năm 2018:.........................................................17
2.7 Giai đoạn năm 2019-2022:..........................................................................19
KẾT LUẬN............................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................22 LỜI MỞ ĐẦU
Quy luật lưu thông tiền tệ và thực trạng lạm phát được viết ra ở đây nhằm giới
thiệu tầm quan trọng của bộ môn kinh tế chính trị .Lịch sử đã cho thấy quá trình
trao đổi giữa hàng hoá và tiền tệ là một quá trình diễn ra tất yếu của xã hội loài
người. Nó đóng vai trò quan trọng giúp đồng tiền sinh lời và là phương tiện để trao
đổi hàng hoá thúc đẩy nền kinh tế phát triển.Nghĩa là tiền tệ và hàng hoá không thể
tách rời nhau, nó tồn tại và biến động theo một qui luật khách quan của tình hình
giá cả của đất nước hay giá cả của kinh tế thế giới. Nói cách khác qui luật lưu
thông tiền tệ phụ thuộc vào sự phát triển hay những biến động của nền kinh tế thị
trường. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường của nước ta hiện nay.
Cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước đang trên con đường hướng tới
CNXH. Vấn đề này ngày càng được chính phủ quan tâm, từ đó có những chiến
lược lâu dài đẩy mạnh phát triển kinh tế, đẩy lùi lạm phát tới mức thấp nhất. Trên
cơ sở đó giúp ta hiểu thêm về nguồn gốc, bản chất, chức năng và thực trạng lạm
phát của tiền tệ. Từ đó có những giải pháp thiết thực nhất để giải quyết tình hình
lạm phát của đất nước. Đó là những vấn đề không thể thiếu được từ đó có thể vận
dụng vào công việc kinh doanh cũng như trong cuộc sống sau này. Tiểu luận này
được viêt ra giúp ta nâng cao được kĩ năng phân tích, kĩ năng vận dụng lí luận.
Nhằm bổ sung nhiều hơn kiến thức lí luận hiện đại việc lưu thông tiền tệ và tình
hình lạm phát của Việt Nam. Mục đích của của việc viết tiểu luận cũng là để nâng
cao chất lượng và hỗ trợ cho bàI thi sắp tới đạt kết quả tốt nhất. 1 CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUI LUẬT LƯU THÔNG TIỀN TỆ
1.Nguồn gốc, bản chất và chức năng của tiền tệ. 1.1 Nguồn gốc
Quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá đã dẫn đến sự xuất hiện
những vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung là những hàng hoá có thể trao đổi
trực tiếp được với nhiều hàng hoá thồng thường khác. Đặc điểm của chúng là: có
giá trị sử dụng thiết thực, quý hiếm, dễ bảo quản vận chuyển và mang tính đặc thù
địa phương. Thời gian đầu, vật ngang giá chung thường là những hàng hoá có giá
trị sử dụng thiết thực cho từng khu vực hoặc nhiều vùng có điều kiện tự nhiên và
phong tục xả hội tương tự nhau. Sau đó vật ngang giá chung được chọn là những
hàng hoá có ý nghĩa tượng chưng như: vỏ sò,da thú,vòng đá …khi trao đổi hàng
hoá đã trở thành nhu cầu thường xuyên của các bộ lạc và dân tộc , thì vật ngang giá
chung được gắn vào kim loại. Kim loại được sử dụng làm vật ngang giá chung đầu tiên là sắt và kẽm.
Sau đó là đồng rồi đến bạc. Đầu thế kỉ XIX,vàng bắt đầu đóng vai trò vật
ngang giá chung và kim loại này được gọi là “kim loại tiền tệ”. Khi một khối lượng
vàng với một trọng lượng và chất lượng (thành sắc)nhất định được chế tác theo
một hình dáng nào đó được gọi là tiền tệ. Như vậy khi vàng độc chiềm vị trí vật
ngang gía chung, thì cái tên”vật ngang giá chung” được thay bằng “tiền tệ”. Nói
cách khác,đây chính là hình thái tiền của giá trị hàng hoá. Từ nhửng vật ngang giá
chung là những hàng hoá thông thường đến tiền tệ , sản xuất và trao đổi hàng hoá
đã trải qua một thời kì lịch sử lâu dài.Trong quá trình này vật ngang giá chung đã
tự gạt bỏ lẫn nhau: những hàng hoá – vật ngang giá chung, có giá trị thấp và mang
sắc thái sử dụng ,được thay thế bằng nhửng vật ngang giá chung có giá trị cao hơn 2
và mang ý nghĩa tượng chưng.Sự hoàn thiện từng bước của vật ngang gía chung
đánh dấu bằng sự xuất hiện mà tiền tệ ở đầu thế kỉ XIX, không những phản ánh số
lượng và chủng loại hàng hoá đưa ra thị trường ngày càng phong phú ,mà còn phản
ánh trình độ sản xuất hàng hoá đã tiến bộ vượt bậc so vói thời gian trước đây. Vàng
độc chiếm vai trò vật ngang giá chung, nhìn bên ngoài như một quá trình hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên.
Nhưng trái lại, tiền tệ là sản phẩm và đánh giá công bằng về mặt khoa học thì
tiền tệ lả một trong ba phát minh quan trọng nhất của xã hội loại người từ lịch sử
cổ đại cho đến ngày nay. Khi vàng đóng vai trò vật ngang giá chung thế giới hàng
hoá được chia thành hai cực rõ rệt: một phía là những hàng hoá thông thường, trực
tiếp biểu hiện giá trị sử dụng và mỗi hàng hoá chỉ có thể thoả mãn được một và
một vài nhu cầu nào đó của con người. Còn phía bên kia – cực đối lập là vàng –
tiền tệ, trực tiếp biểu hiện giá trị của mọi hàng hoá khác.
Vì tiền có thể trao đổi trực tiếp được với mọi hàng hoá trong bất kì điều kiện
nào, cho nên tiền có thể thoả mãn được nhiều nhui cầu của người sở hữu nó. Chính
vì thế – tiền tệ được coi là một loại hàng hoá đặc biệt. 1.2 Bản chất
Tiền tệ là một loại hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo
giá trị của tất cả các hàng hoá khác. Tiền có thể thoả mãn được một số nhu cầu của
người sở hữu nó, tương ứng với mọt số lượng giá trị mà người đó tích luỹ được. Sự
xuất hiện của tiên tệ trong nên kinh tế thị trường đã chứng minh rằng: Tiền tệ là
một phạm trù kinh tế – lịch sử, là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá.
Tiền tệ ra đời, phát triển và tồn tại cùng với sự phát sinh,phát triển và tồn tại
của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Điều đó có nghĩa là ở đâu có sản xuất và trao 3
đổi hàng hoá, thì chắc chắn ở đó có tiền tệ. Quá trình này đa chứng minh rằng “…
cùng với sư chuyển hoá chung của sản phẩm lao động và hàng hoá, thì hàng hoá
cũng chuyển thành tiền tệ”.Trước khi vàng trở thành tiền tệ kim loai nay vốn đã là
hàng hoá.Do đó,cung như các hàng hoá khác, tiền tệ có hai loai thuộc tính:giá trị
và giá trị sư dụng.Nhưng là hàng hoá đặc biệt ,tiền tệ có giá trị sử dụng đặc biệt.
Đó là giá trị sử dụng xã hội.Về vấn đề này,
C.Mác đã viết “giá trị sử dụng của hàng hoá bắt đầu từ lúc nó rút ra khỏi lưu
thông,còn giá trị sử dụng của tiền tệ với tư cách là lưu thông lại chính là sự lưu
thông của nó”. Lịch sử của sản xuất và trao đổi hàng hoáđã chứng minh rằng nền
kinh tế hàng hoá là một thực thể đầy biến động. Nó tồn tại và phát triển theo những
qui luật khách quan khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến giai đoạn cao,
nền kinh tế thị trường được hình thành theo đúng nghĩa của nó, thì qua trình “phi
vật chất” của tiền tệ cũng đồng thời diễn ra một cách tương ứng. Nghĩa là vai trò
tiền tệ của vàng ngày càng giảm, đồng thời vị trí kim loại quý của vàng ngày càng
được xác lập và tăng lên.
Sự phát triển theo hai cưc như trên đối với vàng cũng tương tự như vật ngang
giá chung trước nọ nó là một quy luật. Ngày nay ở nhiều quốc gia, đặc biệt là
những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, quan niệm về tiền tệ đã có
những thay đổi cơ bản. Thực tiễn đa cho thấy: tiền không phải chỉ là vàng, mà
nhưng phương tiện có thể trao đổi được với hàng hoá-dịch vụ đều được coi là
tiền.Vì vậy tiền được hiểu theo định nghĩa mới như sau: tất cả những phương tiện
có thể đóng vai trò chung gian trao đổi,được nhiều người thừa nhận thì được gọi là
tiền. Định nghĩa mới về tiền làm phong phú bản chất của nó, đồng thời mở ra
hướng phát triển trong tương lai của các phương tiẹn trao đổi trong nền kinh tế thị trường. 4 1.3 Chức năng
Theo C.Mác, tiền tệ có năm chức năng sau đây:
- Thước đo giá trị
Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hóa. Muốn đo lường
giá trị của các hàng hóa, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì vậy, tiền tệ làm
chức năng thước đo giá trị phải là tiền vàng. Để đo lường giá trị hàng hóa không
cần thiêt phải là tiền mặt mà chỉ cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng.
Sở dĩ có thế làm được như vậy vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hóa
trong thực tế đã có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã
hội cần thiết hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa được biểu hiện
bằng tiền gọi là giá cả hàng hóa. Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Giá cả hàng hóa chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau đây: Giá trị hàng hóa. Giá trị của tiền.
Quan hệ cung – cầu về hàng hóa.
Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả nên trong ba nhân tố nêu trên
thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.
Để tiền làm được chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng phải
được quy định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường giá cả của
hàng hóa. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại dùng làm tiền tệ. Ở
mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Chẳng hạn ở Mỹ, tiêu chuẩn giá
cả của 1 đồng đôla có hàm lượng vàng là 0.736662gr, ở Pháp 1 đồng frăng hàm
lượng vàng là 0,160000gr, ở Anh 1 đồng Fun St'zelinh có hàm lượng vàng là
2,13281 gr.. .Tác dụng của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác 5
dụng của nó khi dùng; làm thước đo giá trị. Là thước đo giá trị, tiền tệ đo lường giá
trị của các hàng hóa khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim loại dùng làm tiền tệ.
Giá trị của hàng hóa tiền tệ thay đổi theo sự thay đổi của số lượng lao động
cần thiết để sản xuất ra hàng hóa đó. Giá trị hàng hóa tiền tệ (vàng) thay đổi không
ảnh hưởng gì đến "chức năng" tiêu chuẩn giá cả của nó, mặc dù giá trị của vàng
thay đổi như thế nào. Ví dụ. 1 đôla vẫn bằng 10 xen.
- Phương tiện lưu thông
Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình
trao đổi hàng hóa. Để làm chức năng lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt.
Trao đổi hàng hóa lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hóa.
Công thức lưu thông hàng hóa là: H - T - H, khi tiền làm môi giới trong trao
đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về
thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống
của khủng hoảng kinh tế.
Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thỏi, bạc nén.
Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao
mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình
trạng này vì tiền làm phương lện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. Người ta đổi
hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu
thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền
nhà nước tìm cách giám bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của 6
tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự
ra đời của tiền giấy. Nhà nước có thể in tiền giấy ném vào lưu thông. Nhưng vì bản
thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của nén vàng, nên nhà nước không
thể tùy ý in bao nhiêu tiền giấy cũng được, mà phải tuân theo quy luật lưu thông
tiền giấy. Quy luật đó là: "việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số
lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự".
Khi khối lượng tiền giấy do nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng
tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.
- Phương tiện cất trữ
Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ. Sở
dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải xã hội dưới hình
thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của cải. Để làm chức năng
phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là tiền, vàng, bạc. Chức năng cất trữ
làm cho tiền trong lưu thông thích ứng một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết
cho lưu thông. Nếu sản xuất tăng, lượng hàng hóa nhiều thì tiền cất trữ được đưa
vào lưu thông. Ngược lại, nếu sản xuất giảm, lượng hàng hóa lại ít thì một phần
tiền vàng rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
- Phương tiện thanh toán
Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua
chịu hàng... Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển đến trình độ nào đó tất yếu
nảy sinh việc mua bán chịu. Trong hình thức giao dịch này, trước tiên tiền làm
chức năng thước đo giá trị để định giá cả hàng hóa. Nhưng vì là mua bán chịu nên
đến kỳ hạn tiền mới được đưa vào lưu thông để làm phương tiện thanh toán. Sự
phát triển của quan hệ mua bán chịu này một mặt tạo khả năng trả nợ bằng cách 7
thanh toán khấu trừ lẫn nhau không dùng tiền mặt. Mặt khác, trong việc mua bán
chịu người mua trở thành con nợ, người bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống chủ nợ
và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào đó không thanh
toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
- Tiền tệ thế giới
Khi trao đổi hàng hóa vượt khỏi biên giới quốc gia thì nên làm chức năng tiền
tệ thế giới. Với chức năng này, tiền phải có đủ giá trị, phải trở lại hình thái ban đầu
của nó là vàng. Trong chức năng này, vàng được dùng làm phương tiện mua bán
hàng hóa, phương tiện thanh toán quốc tế và biểu hiện của cải nói chung của xã hội.
Năm chức năng của tiền trong nền kinh tế hàng hóa quan hệ mật thiết với
nhau. Sự phát triển các chức năng của tiền phản ánh sự phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa.
2. Quy luật lưu thông tiền tệ
– Quy luật lưu thông tiền tệ được thể hiện như sau:
Lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hoá trong một thời kỳ nhất định được
xác định bằng tổng giá cả của hàng hóa lưu thông trong thời kỳ đó chia cho tốc độ
lưu thông của đồng tiền. Trong đó: 8
+ Tốc độ lưu thông của đồng tiền chính là số vòng quay trung bình của một đơn vị tiền tệ.
+ Tổng giá cả của mỗi loại hàng hóa bằng giá cả nhân với khối lượng đưa vào lưu
thông của hàng hóa ấy. Tổng giá cả của hàng hóa lưu thông bằng tổng giá cả của
tất cả các loại hàng hóa lưu thông.
– Lượng tiền cần thiết cho lưu thông này tính cho một thời kỳ nhất định. Do đó,
khi ứng dụng công thức này cần lưu ý một số điểm sau:
+ Trong tính tổng giá cả phải loại bỏ những hàng hóa không được đưa ra lưu thông
trong thời kỳ đó như: Hàng hóa dự trữ hay tồn kho không được đem ra bán hoặc để
bán trong thời kỳ sau; hàng hóa bán (mua) chịu đến thời kỳ sau mới cần thanh toán
bằng tiền; hàng hóa dùng để trao đổi trực tiếp với hàng hóa khác; hàng hóa được
mua (bán) bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như ký sổ, chuyển khoản,…
+ Phải cộng thêm vào lượng tiền cần thiết cho lưu thông lượng tiền dùng để ứng
trước, để đặt hàng trong thời kỳ này nhưng lại chỉ nhận hàng trong thời kỳ sau và
lượng tiền mua (bán) hàng hoá chịu đã đến kỳ thanh toán.
– Khi vàng và bạc được dùng làm tiền thì số lượng tiền vàng hay bạc làm
phương tiện lưu thông được hình thành một cách tự phát.
Bởi vì, tiền vàng hay tiền bạc (hoặc các của cải bằng vàng, bạc) thực hiện
được chức năng là phương tiện cất trữ. Nếu như số lượng tiền vàng hay tiền bạc
lớn hơn số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa thì việc tích trữ tiền tăng lên và ngược lại. 9
Chẳng hạn, khi sản xuất giảm sút, số lượng hàng hóa đem ra lưu thông ít đi, do
đó số lượng tiền đang trong lưu thông trở nên lớn hơn số lượng tiền cần thiết cho
lưu thông, khi đó việc tích trữ tiền sẽ tăng lên.
– Khi phát hành tiền giấy thì tình hình sẽ khác. Tiền giấy chỉ là ký hiệu của giá trị,
thay thế tiền vàng hay bạc trong chức năng làm phương tiện lưu thông, bản thân
tiền giấy không có giá trị thực.
Trong chế độ tiền giấy bản vị vàng, một đồng tiền giấy chỉ là ký hiệu của một
lượng vàng nhất định dự trữ trong quỹ dự trữ của nhà nước hoặc ngân hàng. Về
nguyên tắc, bất kỳ lúc nào đồng tiền giấy cũng được đổi sang lượng vàng mà nó ấn
định. Trong trường hợp này, lượng tiền cần thiết cho lưu thông cũng tự điều tiết
giống như trong chế độ tiền vàng.
– Tuy nhiên, thực tế không diễn ra đúng như vậy.
Nhìn chung lượng vàng dự trữ không đủ bảo đảm cho lượng tiền giấy đã được
phát hành, khi đó lạm phát xảy ra.
Hơn nữa, do chế độ bảo đảm bằng vàngđã không được thực hiện nghiêm túc,
cuối cùng đã bị bãi bỏ, chuyển sang chế độ tiền giấy do nhà nước ấn định giá trị
phát hành ban đầu không có vàng đứng đằng sau bảo đảm. Khi đó, đồng tiền được
tung vào lưu thông và giá trị của nó thường xuyên bị biến đổi phụ thuộc vào rất
nhiều yếu tố khác nhau trong nền kinh tế, đặc biệt là yếu tố phát hành tiền: Lượng
tiền phát hành không phù hợp với lượng tiền cần thiết cho lưu thông.
Đồng thời, lượng tiền cần thiết cho lưu thông cũng thường xuyên biến đổi do
giá trị của một đơn vị tiền tệ thường xuyên thay đổi. 10
Khi lượng tiền giấy phát hành ra cao hơn lượng tiền cần thiết cho lưu thông
gọi là lạm phát; ngược lại, nếu lượng tiền giấy phát hành ra thấp hơn lượng tiền
cần thiết cho lưu thông gọi là giảm phát.
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG LÝ LUẬN QUY LUẬT TIỀN TỆ VÀO VẤN ĐỀ
LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm về lạm phát
1.1. Một số quan điểm về lạm phát
Lạm phát là vấn đề không mấy ai xa lạ đối với một nền kinh tế và hầu hết quần
chúng đều có thể chứng kiến hay trải qua thời kì lạm phát tùy theo mức độ khác
nhau. Nhưng để hiểu lạm phát là gì không phải dễ, ngay cả các nhà kinh tế học
cũng có những quan điểm khác nhau về lạm phát. Dưới đây xem xét một vài quan
điểm tiêu biểu cho từng trường phái khác nhau về lạm phát.
Theo MÁC trong toàn bộ tư bản: Lạm phát là việc tràn đầy các kênh, các
luồng lưu thông tờ giấy bạc thừa, dẫn đến giá cả tăng vọt. Ông cho rằng giá trị
thặng dư, chủ nghĩa tư bản (CNTB) còn gây ra lạm phát để bóc lột người lao động
một lần nữa, do lạm phát làm tiền lương thực tế của người lao động giảm xuống.
Lý luận “lạm phát lưu thông tiền tệ” tiêu biểu cho quan điểm này là J.Bondin và
M.Friedman cho rằng” Lạm phát trong mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu
thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền tệ
trong lưu thông tăng lên với nhịp độ nhanh hơn so với sản xuất”. Với quan điểm
này lạm phát xuất hiện khi có khối lượng tiền tệ được bơm vào lưu thông hơn khối
lượng cần thiết cho lưu thông của thị trường( đồng nội tệ bị mất giá). Một số quốc
gia bơm tiền ra ngân hàng trung ương (NHTW) phải tái cấp vốn cho ngân hàng 11
thương mại (NHTM) hoặc cho ngân sách vay để đáp ứng nhu cầu tăng tiêu dùng
của Chính Phủ và xã hội.
Do đó, ngoài thị trường thì cung tiền vượt quá cầu tiền tệ, và khan hiếm hàng
hóa tăng lên kết quả lạm phát ngày càng tăng cao. ý kiến đó của ông được đa số
các nhà kinh tế học thuộc trường phái tiền tệ và phái Keynes tán thành. Luận
thuyết ”Lạm phát cầu dư thừa tổng quát” của các tác giả giải thích: Lạm phát là
cầu dư thừa thường xuyên do phát hành tiền quá mức đề ra, nguyên nhân chủ yếu
của lạm phát là vi phạm quá trình tái sản xuất nằm trong lĩnh vực tiền tệ, vì lưu
thông tiền tệ có ảnh hưởng mang tính quyết định tới sự phát triển tích cực của nền
kinh tế. Sự suy giảm sức mua của đồng tiền, sức mua của đồng tiền được đo lường
bằng sự biến đổi nghịch đảo của mức giá chung. J.M Keynes nói chỉ khi nào có
toàn dụng, sử dụng hết công nhân hay năng lực sản xuất, mới tạo nên cầu dư thừa
và giá cả hàng hóa tăng lên từ cầu cá biệt làm thay đổi cầu tổng quát và mức giá
chung từ đó gây ra lạm phát.
Nhà kinh tế học Samuelson thì cho rằng: lạm phát biểu thị cho sự tăng lên của
mức giá chung. Theo ông:” Lạm phát xảy ra khi mức giá chung của giá cả và chi
phí tăng - giá lương thực dầu xăng, xe ô tô tăng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư
liệu sản xuất tăng”. Hiện nay, lạm phát được định nghĩa là sự tăng lên liên tục của
mức giá chung hoặc là quá trình đồng tiền liên tục giảm giá. Điều này không có
nghĩa là giá cả của mọi hàng hóa và dịch vụ đồng thời phải tăng lên theo cung một
tỷ lệ, mà chỉ cần mức giá trung bình tăng lên. Một nền kinh tế vẫn có thể trải qua
lạm phát khi giá của một số hàng hóa giảm, nếu như giá của các hàng hóa và dịch
vụ khác tăng đủ mạnh. 1.2 Đo lường 12
Để đo lường mức độ lạm phát mà nền kinh tế trải qua trong một thời kì nhất
định, các nhà thầu kinh tế sử dụng chỉ tiêu tỉ lệ lạm phát được tính bằng phần trăm
thay đổi mức giá chung. Thực tế, hầu hết các nước khi đánh giá lạm phát đều sử
dụng chỉ số giá tiêu dùng(CPI) làm công cụ nền tảng, bởi CPI có những lợi thế
riêng như: tính quảng bá tương đối rộng đối với xã hội, được công bố và tính toán
thường xuyên. Nhưng bên cạnh đó, NHTW không hiếm khi đưa ra chỉ số giá cả
khác mà nó chính là CPI hoặc CPI đã loại trừ một số yếu tố - chỉ số điều chỉnh này
thường được gọi là chỉ số lạm phát cơ bản( core inflation). Rõ ràng là để tính được
tỷ lệ lạm phát, trước hết các nhà thống kê phải quyết định sử dụng chỉ số giá nào
để phản ánh mức giá. Người ta thường sử dụng chỉ số điều chỉnh GDP và chỉ số
giá tiêu dùng CPI để đo lường mức giá chung. Tuy nhiên, nếu mục tiêu xác định
ảnh hưởng đến mức sống, thì rõ ràng chỉ số giá tiêu dùng tỏ ra phức tạp hơn. Trong
thực tế, các số liệu công bố chính thức về lạm phát thường được tính trên cơ sở CPI.
1.3. Nguyên nhân gây ra lạm phát:
1.3.1. Lạm phát cầu kéo:
Tập hợp một số nhóm các nguyên nhân khiến cho số cầu tăng lên quá mức cần
thiết làm cho số cung không đáp ứng kịp. Một trong những cú sốc lớn đối với lạm
phát là sự thay đổi trong đầu tư, chi tiêu chính phủ hay xuất khẩu ròng có thể làm
thay đổi tổng cầu và đẩy sản lượng vượt quá mức tiềm năng của nó. Lạm phát cầu
kéo xảy ra khi nền kinh tế quá nóng, mức đầu tư tăng quá nhanh hoặc chính phủ
làm tăng mức cung tiền quá lớn.
1.3.2. Lạm phát chi phí đẩy:
Xảy ra khi có tác động của các yếu tố bên ngoài, tác động vào không gắn với
tình hình tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Lạm phát xuất hiện khi giá 13
nguyên vật liệu tăng, tiền công tăng cao hơn mức năng suất lao động bình quân,
chi phí khấu hao lớn, máy móc thiết bị lạc hậu tốn nhiều nguyên liệu nhiên liệu.
Trên đồ thị tổng cung - tổng cầu, một cú sốc như vậy sẽ làm đường tổng cung dịch
chuyển lên trên và sang bên trái. Trong bối cảnh đó, mọi biến số kinh tế vĩ mô
trong nền kinh tế đều biến động theo chiều hướng bất lợi: sản lượng giảm, cả thất
nghiệp và lạm phát điều tăng. Chính vì vậy, loại lạm phát này được gọi là lạm phát
chi phí đẩy hay lạm phát kem suy thoái.
1.3.3. Lạm phát tiền tệ:
Theo lý thuyết số lượng tiền tệ, lượng tiền tệ trong nền kinh tế quyết định giá
trị của tiền và sự gia tăng khối lượng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu gây ra lam
phát. Xét phương trình số lượng: M*V = P*Y sự gia tăng lượng tiền trong nền
kinh tế phải biểu hiện ở một trong ba biến số khác: mức giá phải tăng, sản lượng
phải tăng hoặc tốc độ lưu thông tiền tệ phải giảm. Do vậy, khi tăng cung ứng tiền tệ
một cách nhanh chóng, thì kết quả là tỷ lệ lạm phát tăng cao. Tiền tệ là nguyên
nhân trực tiếp gây ra lạm phát chỉ có tăng tiền mới có thể tăng giá. Chính vì vậy,
việc quản lý tốt hạn mức tín dụng và linh hoạt hóa vòng quay của tiền tệ cũng là
một trong những biện pháp sử dụng đồng tiền có hiệu quả và góp phần kiềm chế lạm phát.
1.4. Ảnh hưởng và hậu quả của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế:
1.4.1.Ảnh hưởng của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế:
Có rất nhiều tranh luận xung quanh mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng
kinh tế. Các nhà kinh tế theo trường phái lập luận cho rằng chúng có mối liên hệ
chặt chẽ tỷ lệ thuận, nếu có tăng trưởng kinh tế tất nhiên có lạm phát. Với lập luận
này, ở một số nước đang phát triển, lạm phát được coi là yếu tố tích cực để đẩy
mạnh tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ lạm phát làm tăng đầu tư và tiết kiệm do chuyển 14
thu nhập từ người làm công ăn lương sang tăng thu nhập của các nhà kinh doanh
lấy lãi. Và nếu tăng nhanh sẽ có xu hướng làm tăng khoản tiết kiệm từ lợi nhuận
cao hơn tăng khoản tiết kiệm từ tiền lương. Kết quả là đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.
1.4.2. Hậu quả của lạm phát:
Lạm phát cao sẽ làm lệch cơ cấu giá cả, kéo theo là nguồn tài nguyên, vốn và
nhân lực không được phân bố một cách hiệu quả làm cho tăng trưởng kinh tế chậm
lại.Giá cả tăng khi có lạm phát làm đời sống kinh tế trở nên khó khăn hơn do số
lượng tiền tệ gia tăng quá nhiều trong khi khối lượng hàng hóa sản xuất ra không
tăng kịp. Vì giá cả tăng quá cao nên cần phải có khối lượng tiền tệ thật lớn mới
mua được một món hàng có giá trị không cao lắm. Trật tự kinh tế bị đảo lộn do vật
giá tăng lên tình trạng đầu tư tích trữ tràn lan. Hàng hóa khan hiếm người mua phải
chấp nhập mua bằng mọi giá. Những người có thu nhập cố định như công nhân
viên chức cán bộ hưu trí… nay nhận thấy rằng mức thu nhập thực tế của mình đã
giảm xuống vì giá cả tăng sức mua của đồng tiền giảm mặc dù tiền lương tăng. Xu
hướng người dân mua hàng hóa tích trữ thay vì gửi tiền vào ngân hàng hay đem
đầu tư đã làm cầu tăng lên một cách giả tạo do vậy nguy cơ lạm phát bùng nổ càng
cao. Hoạt động tín dụng trở nên khó khăn hơn vì không ai muốn bỏ tiền ra cho vay
sau đó thu về đồng tiền mất giá. Tính không chắc chắn của lạm phát là kẻ thù của
tăng trưởng và đầu tư dài hạn. Các nhà đầu tư không giám đầu tư dài hạn vì độ rủi
ro quá cao. Vì vậy, nó ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động kinh tế xã hội
quốc gia: hoạt động kinh tế biến dạng, gây tâm lý xã hội phức tạp,lãng phí sản
xuất. Định vị quốc gia suy yếu trên thế giới do mất giá đối nội và đối ngoại của
đồng tiền, khiến cho tỷ giá hối đoái gia tăng, khuynh hướng chuyển chuyển dịch
tài sản và ngoại tệ ra nước ngoài nhiều hơn ngoại tệ và tài sản ở nước ngoài vào. 15