Tiểu luận quyền con người và quyền công dân tại việt nam - Luật Hiến pháp
Trong tất cả những vấn đề nổi cộm trên toàn thế giới thì quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân luôn được mọi người quan tâm hàng đầu, hai thứ đó gắn liền với nền văn minh của loài người, là kết quả của các cuộc đấu tranh giai cấp, cách mạng tư sản khốc liệt trong quá khứ, là khát vọng cháy bỏng của bất kì thể chế chính
trị nào. Tài liệu giúp bạn tham khảo và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA LUẬT TIỂU LUẬN
Môn học: LUẬT HIẾN PHÁP Giảng viên: Lê Na Sinh viên: Đinh Quang Anh Khóa – Lớp: K48-LKC01 MSSV: 31221025535
TP Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 1 năm 2023 MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU A. NỘI DUNG 1. Khái niệm căn bản 1.1 Quyền con người 1.1.1. Nguồn gốc 1.1.2. Khái niệm 1.2. Quyền công 1.2.1. Nguồn gốc 1.2.2. Khái niệm
B. QUYỀN CON NGƯỜI VÀ QUYỀN CÔNG DÂN TẠI VIỆT NAM
1. Thành tựu của Việt Nam về vấn đề đảm bảo quyền con người, quyền công dân
2. Những vấn đề thực tiễn về quyền công dân và quyền con người tại Việt Nam
3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Trong tất cả những vấn đề nổi cộm trên toàn thế giới thì quyền con người, quyền và
nghĩa vụ của công dân luôn được mọi người quan tâm hàng đầu, hai thứ đó gắn liền
với nền văn minh của loài người, là kết quả của các cuộc đấu tranh giai cấp, cách
mạng tư sản khốc liệt trong quá khứ, là khát vọng cháy bỏng của bất kì thể chế chính
trị nào. Từng là nước bị đô hộ trong nhiều năm bởi các thế lực giặc ngoại xâm, Việt
Nam luôn hiểu rõ tầm quan trọng, tính cấp bách và cần thiết của quyền công dân và
quyền con người. Trong bài tiêu luận này, em xin trình bày những nét khái quát cơ bản
về quyền công dân và quyền con người. A.NỘI DUNG
1. Khái niệm căn bản:
“Quyền công dân” và “Quyền con người” là hai khái niệm cùng dạng nhưng khác
nhau về mục đích xã hội. Cả hai đều xoay quanh một chủ thể chung đó là con người và
một chủ thể khác là quyền lợi-nghĩa vụ của một cá nhân trong cộng đồng nhân loại.
“Quyền con người” và “Quyền công dân” về bản chất đều là những gì mà một cá nhân
được phép làm, được thừa nhận, được tôn trọng và được bảo vệ bởi nhiều chủ thể khác nhau.
So với Điều 50 hiến pháp 1992, hiến pháp năm 2013 đã sử dụng hai thuật ngữ “mọi
người” và “công dân” một cách rạch mạch cho việc chế định các quyền con người và
quyền công dân. Sự thay đổi nói trên không đơn giản chỉ là sự hoán vị về bố cục mà
còn là sự thay đổi về nhận thức, cách nhìn nhận về nhân tố con người của Đảng và
Nhà nước ta. Với quan niệm đề cao chủ quyền Nhân dân trong hiến pháp, coi quyền
lập hiến cao hơn quyền lập pháp, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lập hiến, thông
qua quyền lập hiến của mình, nhân dân giao quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và
các quyền khác thì quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phải được nâng cao hàng đầu.
1.1. Quyền con người( Human rights ): 1
1.1.1. Về nguồn gốc:
“Quyền con người” là một vấn đề, phạm trù tương đối phức tạp nên luôn có những
cách hiểu, khái niệm khác nhau từ nội dung đến cách thức thực hiện. Theo sự phát
triển của nhân loại, của xã hội loài người, quyền con người được hình thành từ hai
nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Xuyên suốt chiều dài lịch sử,
quyền con người được con người nhận thức và thúc đẩy dựa trên thực tiễn bị áp bức,
bóc lột và sự tước đoạt về quyền-lợi ích của mình các xã hội có giai cấp. Như vậy,
quyền con người sẽ xuất hiện khi ở đó có giai cấp. Đối với những người theo học
thuyết tự nhiên, quyền con người được định nghĩa là quyền “bẩm sinh” vốn có mà con
người có được sau khi sinh ra chỉ đơn giản vì họ là một “con người”. Theo học thuyết
này, quyền con người không phụ thuộc vào xuất phát điểm, màu da, tôn giáo, chủng tộc, giai cấp,…
1.1.2. Về khái niệm:
“Quyền con người” là tập hợp các quyền, tự do, lợi ích cơ bản được công nhận bởi tất
cả mọi người mà không được ban phát hay bị giới hạn bởi bất cứ chủ thể nào, có được
khi sinh ra và mất đi khi chết. Đây là những quyền tự nhiên, thiêng liêng mà đấng tạo
hóa ban phát cho mỗi người: Quyền được sống, được tự do và mưu cầu hạnh phúc.
Theo hiến pháp năm 2013 nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam “Quyền con người là
những quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ
trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”
Quyền con người được thế giới thừa nhận, đảm bảo qua các văn kiện:
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (1948)
Công ước quốc tế về các quyển dân sự, chính trị (1966)
Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hoả, xã hội (1966).
Những đặc trưng về quyền con người: - Tính phổ biến 2
- Tính không thể chuyển nhượng
- Tính không thể phân chia
- Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
1.2. Quyền công (citizen’s rights)
1.2.1. Về nguồn gốc:
“Quyền công dân” gắn liền với các cuộc cách mạng tư sản ( thế kỉ XVI - thế kỉ XX ) ,
cách mạng tư sản đã biến con người từ địa vị “thần dân” trong chế độ nhà nước quân
chủ thành địa vị “công dân” trong hình thức nhà nước tư sản.
1.2.2. Về khái niệm:
“Công dân” là từ dùng để chỉ mối quan hệ pháp lí đặc biệt giữa một con người với
quốc gia sở tại. Khái niệm “Công dân” hẹp hơn khái niệm “Con người” bởi công dân
là để chỉ những người có quốc tịch tại quốc gia đó còn con người có thể bao gồm
những người không có quốc tịch hoặc người từ nơi khác đến.
Quyền công dân là các quyền con người được mỗi quốc gia thừa nhận về thể chế hóa
và pháp luật làm cơ sở pháp lý điều chỉnh công dân của quốc gia mình trong mối quan
hệ giữa các đối tượng khác trong xã hội. Công dân có quyền được thực hiện những
hành vi nhất định theo ý chí, theo nguyện vọng, nhận thức, khả năng lựa chọn của
chính mình mà pháp luật không cấm nhằm đáp ứng nhu cầu, lợi ích của công dân đó.
Xét về mặt pháp luật, công dân thuộc về một nhà nước nhất định, được hưởng những
quyền lợi của nhà nước đó quy định và có những trách, nghĩa nhất định đối với nhà nước đó.
B.Quyền con người và Quyền công dân tại Việt Nam:
Ngày 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã trang trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập, trong đó, Người đã nêu
đậm các quyền cơ bản của con người, công dân “các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do” (Trích Tuyên ngôn độc lập). 3
Bản hiến pháp 2013 có thể được coi là bản hiến pháp thể hiện một cách hoàn hảo nhất
về quyền con người và quyền công dân, kế thừa bản hiến pháp năm 1946 thể hiện một
cách rõ ràng, nhất quán, sâu sắc quan điểm của Đảng và Nhà nước, sự coi trọng đối
với nhân dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thực hiện đổi mới kinh tế năm 1986 đến nay, Việt Nam chuyển mình từ một đất nước
kém phát triển trở thành một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu Đông Nam Á,
đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể về vật chất, tinh thần. Cùng với sự phát triển
ấy, nhu cầu về đảm bảo, tôn trọng về quyền con người, quyền công dân trong nhiều
lĩnh vực kinh tế, xã hội được nâng cao hơn. Thực hiện lời hứa “Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, quyền lực Nhà nước thuộc về nhân
dân” ( Trích Khoản 2 Điều 2 hiến pháp 2013 ) Nhà nước luôn đề cao, tiếp tục xây
dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhân quyền, quyền công dân, đặt Nhân dân
vào vị trí trung tâm, mọi chủ trương, chính sách phải xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
1. Thành tựu của Việt Nam về vấn đề đảm bảo quyền con người, quyền công dân:
Nhận thức được pháp luật là yếu tố quan trọng trong việc đảm vảo quyền con người,
quyền và nghĩa vụ của công dân, nhà nước Việt Nam pháp quyền Xã hội Chủ Nghĩa đã
tích cực ban hành, sửa đổi nhiều văn bản, quy phạm pháp luật có liên quan.
Một trong những thành tựu nổi bật của Việt Nam là đạt được tiến độ vược bậc trong
công cuộc xóa đói giảm nghèo ( Việt Nam là quốc gia đạt được ấn tượng và được quốc
tế công nhận trong lĩnh vực xóa tình trạng nghèo đói ), thi hành nhiều chính sách, biện
pháp để chăm sóc, bảo vệ quyền của nhóm người dễ bị tổn thương: phụ nữ, trẻ em,
người già, người khuyết tật,… Hiện nay hệ thống an sinh xã hội không ngưng được
mở rộng và nâng cao, hướng đến nhiều đối tượng trong xã hội, ngày càng đáp ứng tốt
các nhu cầu an sinh xã hội: hệ thống bảo hiểm xã hội; hệ thống hỗ trợ giải quyết việc
làm; hệ thống trợ giúp xã hội; hệ thống chính sách ưu đãi cho người có công và hệ
thống bảo đảm tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (như giáo dục, y tế, nhà ở, thông tin,
giao thông, nước sạch, v.v.) ngày càng được cải thiện về chất lượng cũng như quy mô
dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu của đại bộ phận người dân, đặc biệt là 4
nhóm dân cư tại các vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, những địa bàn đặc biệt khó khăn.
Trong hợp tác quốc tế về đảm bảo quyền công dân, quyền con người, Việt Nam đã
tham gia tích cực các công ước quốc tế cơ bản, quan trọng như: Công ước quốc tế về
Ngăn ngừa và Trừng trị tội ác diệt chủng; Công ước quốc tế về Ngăn ngừa và Trừng trị
Tội ác A-pac-thai; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc
(ICERD); Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR); Công ước
quốc tế về các kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR); Công ước về không áp dụng thời
hiệu tố tụng đối với Tội phạm chiến tranh và Tội phạm chống lại nhân loại; Công ước
về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (CEDAW).
Tính đến nay (2022), Việt Nam đã phê chuẩn, gia nhập 7/9 công ước cơ bản của LHQ
về quyền con người; phê chuẩn, gia nhập 25 công ước của ILO, trong đó có 7/8 công
ước cơ bản. So với nhiều nước trong khu vực và các nước phát triển, Việt Nam không
thua kém về số lượng là thành viên các công ước quốc tế về quyền con người. Ngay cả
Mỹ hiện nay vẫn là nước duy nhất trên thế giới chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về
trẻ em năm 1989. Quốc gia này cũng chưa phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền kinh
tế, xã hội và văn hóa năm 1966. Một trong những thành tựu to lớn nhất của Việt Nam
trong năm 2022 có thể kể đến: Việt Nam là một trong 14 quốc gia đã trúng cử làm
thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 với số phiếu cao.
2. Những vấn đề thực tiễn về quyền công dân và quyền con người tại Việt Nam:
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, những chính sách cải cách, đổi mới
điển hình là bản hiến pháp năm 2013 đã đạt được dấu mốc lịch sử trong quá trình lập
hiến về việc đảm bảo quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, thể
hiện tầm nhìn, mối quan tâm của Đảng và Nhà nước về vấn đề này. Bên cạch đó, thực
tiễn xã hội vẫn còn nhiều vấn đề bất cập chưa được xử lý một cách công tâm, triệt để.
Vấn đề về nhân quyền, dân quyền vẫn còn là một hạn chế còn tồn đọng ở nước ta, các
nhu cầu về dân sinh, dân quyền, dân trí chưa được giải quyết một cách căn bản. Thực 5
tế cho thấy, vấn đề về khiếu nại, tố cáo vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, gây ra
nhiều vụ việc đáng tiếc có thể kể đến như người dân bị cướp đất, mất đất trải qua hàng
chục năm nhưng vẫn không thể giải quyết được, luật đã được đặt ra nhưng vấn đề ở
đây là sự ì ạch, bế tắc trong khâu quản lí, giải quyết khi có nhiều thủ tục hành chính
rườm rà, không cần thiết. Tình trạng tham nhũng, chạy chức chạy quyền diễn ra ở
nhiều nơi, nhiều cấp với nhiều mức độ khác nhau khiến cho người dân luôn chịu thiệt thòi về mọi mặt.
3. Giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ của công dân:
Tiếp tục xây dựng, phát triển nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoàn
thiện hệ thống pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân, đặt
nhân dân làm chủ thể chính trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, đổi mới tư duy, giáo dục về quyền con người,
quyền công dân. Tôn trọng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của người dân ở những lĩnh
vực như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Phát huy những thành tựu đã đạt được, đảm
bảo thực hiện những cam kết mà Việt Nam đã ký, đã phê chuẩn và là thành viên. Gắn
kết quyền lợi với nghĩa vụ-trắc nhiệm của người dân. Cần nâng cao, đổi mới về tư duy,
cách thức thực hiện, áp dụng, tránh tình trạng tắc nghẽn, chậm trễ trong thủ tục hành
chính, giải quyết vấn đề. Với những luận điệu mang tính xuyên tạc, chống phá, cần
nhìn nhận ở mọi mặt, đánh giá một cách khách quan về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch. KẾT LUẬN
Quyền con người và quyền công dân là những vấn đề, phạm trù tương đối phức tạp và
nhạy cảm, luôn là thứ được đem ra bàn tán, tranh cãi sôi nổi trên các diễn đàn ở khắp
nơi trên thế giới. Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, Việt
Nam luôn có những quan điểm, chủ trương nhất quán về tôn trọng đảm bảo nhân
quyền và dân quyền, thực tế đã cho thấy, quyền công dân và quyền con người tại Việt
Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định và luôn được các quốc gia trên thế giới
ghi nhận. Bên cạch những thành quả đã đạt được là những bất cập chưa được giải 6
quyết triệt để, tình trạng vi phạm nhân quyền và dân quyền vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi trên cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://dantocmiennui.vn/ton-trong-va-bao-ve-nhan-quyen-la-chu-truong-nhat-quan-
cua-dang-nha-nuoc-viet-nam/326823.html
https://www.qdnd.vn/phong-chong-dien-bien-hoa-binh/quyen-con-nguoi-khat-vong- cua-nhan-loai-tien-bo-680274
Hỏi – Đáp về quyền co người, quyền và nghĩa vụ của công dân – nhà xuất ban chính
trị quốc gia – PGS,TS Vũ Công Giao
https://luatminhkhue.vn/cac-van-ban-phap-ly-quoc-te-va-van-de-bao-ve-quyen-con- nguoi.aspx 7