Tiểu luận: thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay

Tiểu luận: thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay

lOMoARcPSD|36006477
Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Họ và tên sinh viên: Cao Ngọc Khánh Vân
MSSV: 030837210269 Lớp học phần: LAW349 211 D06
THÔNG TIN BÀI THI
Bài thi có: (bằng số): …10… trang
(bằng chữ): …mười… trang
YÊU CẦU
Đề tài: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em tại Việt Nam hiện nay.
BÀI LÀM
Mục lục:
ĐẶT VẤN ĐỀ : ............................................................................................ 1
NỘI DUNG: ................................................................................................. 1
1. Lý thuyết về thực hiện pháp luật ........................................................ 1
1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật .................................................. 1
1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật ............................................ 2
2. Khái niệm trẻ em và pháp luật về quyền trẻ em ................................. 3
2.1. Khái niệm trẻ em và quyền trẻ em ........................................... 3
2.2. Khái niệm pháp luật về quyền trẻ em ....................................... 4
3. Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ...................................... 4
3.1. Khái niệm và các hình thức cơ bản về thực hiện pháp luật bảo
vệ quyền trẻ em......................................................................... 4
3.2. Những đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ
em ở nước ta hiện nay............................................................... 6
3.3. Vai trò của thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta7
3.4. Thực trạng về thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nước
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn thi
:
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
lOMoARcPSD|36006477
ta hiện nay ................................................................................. 8
KẾT LUẬN .................................................................................................. 9
lOMoARcPSD|36006477
lOMoARcPSD|36006477
1
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 9
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là tương lai của đất nước, là những công dân trẻ tuổi cần được
bảo vệ và chăm sóc về đặc biệt về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, việc bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em là một sự nghiệp lớn lao, có tính chất quyết định
vận mệnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề
quan trọng ấy và đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng tới mục tiêu vì lợi
ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, tạo hành lang pháp lý toàn
diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất.
Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nước ta được xác định là
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Tuy nhiên thực tế cho thấy,
vẫn còn nhiều vụ vi phạm quyền trẻ em như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm
hại trên môi trường mạng, bóc lột sức lao động trẻ em,…Đáng chú ý, những
hành vi vi phạm này xảy ra thậm chí ở cả những nơi tưởng chừng an toàn nhất
đối với trẻ em như gia đình, trường học,… Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải
nêu cao hơn nữa trách nhiệm và cùng chung tay để bảo đảm quyền trẻ em.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng và tính cấp thiết của sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em, em xin chọn đề tài : “ Thực hiện pháp luật về bảo
vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay” làm bài thi kết thúc học phần môn
Pháp luật đại cương của mình.
NỘI DUNG
1. LÝ THUYẾT VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật
a. Khái niệm
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho rõ
những quy định của pháp luật đi vào thực tiễn đời sống trở thành hoạt
động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật. b. Đặc điểm
- Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
lOMoARcPSD|36006477
- Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều
cách thức khác nhau.
- Thực hiện pháp luật có thể được tiến hành thông qua những quy trình
đơn giản hoặc phức tạp với sự tham gia của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ
chức khác nhau.
1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật : Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp
luật, Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật.
a. Tuân thủ pháp luật
- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp
luật kìềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.
- Loại quy phạm pháp luật được sử dụng: Quy phạm pháp luật cấm.
- Hình thức thực hiện pháp luật: Thụ động.
- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức.
- Ví dụ: một công dân không buôn bán, tàng trữ, sử dụng chất ma túy. b.
Thi hành pháp luật
- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể phải
thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực.
- Loại quy phạm pháp luật được sử dụng: Quy phạm pháp luật bắt buộc.
- Hình thức thực hiện pháp luật: Chủ động.
- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức.
- Ví dụ: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân
sự.
c. Sử dụng pháp luật
- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực
hiện các quyền chủ thể của mình.
- Loại quy phạm pháp luật được sử dụng: Quy phạm pháp luật cho phép.
- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức.
- Ví dụ: Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. d. Áp dụng pháp
luật
- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông
qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức
cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc
lOMoARcPSD|36006477
3
tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định
làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.
- Đặc điểm:
1. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
2. Áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo những hình thức và
thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.
3. Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể đối
với các quan hệ xã hội nhất định.
4. Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. - Chủ thể: Cơ
quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
- Ví dụ: Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với người tham gia giao thông vượt quá tốc độ quy định.
2. KHÁI NIỆM TRẺ EM VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM
2.1. Khái niệm trẻ em và quyền trẻ em
Khái niệm trẻ em trong pháp luật quốc tế
Tại Điều 1 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã xác định rõ:
“Trong phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn”
(Công ước LHQ về quyền trẻ em , n.d.)
Như vậy, theo Công ước quyền trẻ em, trẻ em được xác định là người
dưới 18 tuổi (trừ khi luật pháp quốc gia quy định độ tuổi sớm hơn). Ở một số
văn bản, văn kiện khác của một số tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc như Quỹ
Dân số Liên Hợp Quốc (UNPFA), Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) và Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) thì trẻ em
là những người dưới 15 tuổi.
Khái niệm trẻ em trong pháp luật Việt Nam
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có quy định tại
Điều 1: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”
(Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004)
lOMoARcPSD|36006477
Như vậy, căn cứ để xác định trẻ em là công dân Việt Nam và độ tuổi
được xác định là dưới 16. Như vậy, những người có quốc tịch Việt Nam dưới
16 tuổi là đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
Việt Nam.
2.2. Khái niệm pháp luật về quyền trẻ em
Pháp luật về quyền trẻ em là tổng thể các quy tắc sử xự, mang tính bắt
buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được đảm bảo thực hiện
bằng các hình thức cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục, đầu tư, hỗ trợ của nhà
nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyền, lợi ích hợp
pháp của trẻ em.
3. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
3.1. Khái niệm và các hình thức cơ bản về thực hiện pháp luật
bảo vệ quyền trẻ em
Có thể đưa ra khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em như sau:
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em là việc các chủ thể pháp
luật bằng hành vi, hoạt động hợp pháp của mình làm cho các quy định của
pháp luật về quyền trẻ em đi vào thực tế cuộc sống, trở thành xử sự, hoạt
động thực tế của các chủ thể nhằm mục đích thực hiện và bảo vệ có hiệu quả
các quyền của trẻ em ở nước ta.
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta bao gồm cả bốn
hình thức của thực hiện pháp luật nói chung, đó là:
Tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền trẻ em
Tuân thủ pháp luật là việc các chủ thể pháp luật kiềm chế, giữ mình để
không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.
Điều 7 luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định 10 nhóm
hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường
an toàn và lành mạnh. Các hành vi cụ thể bị nghiêm cấm là: cha mẹ bỏ rơi
con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ; nghiêm cấm các hành
vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang để trục lợi; nghiêm cấm các hành vi dụ
dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép
lOMoARcPSD|36006477
5
chất ma túy; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng chất rượu, bia,
thuốc lá và chất kích thích khác có hại cho sức khỏe; nghiêm cấm các hành vi
áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc
dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật,…
Các tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện quy định này dưới hình
thức tuân thủ, nghĩa là không được phép tiến hành bất kì một hành vi nào
trong nhóm 10 hành vi đã được liệt kê tại điều luật. Ngoài 10 nhóm hành vi
được quy định, các hành vi vi phạm khác làm tổn hại đến quyền và lợi ích của
trẻ em đã được quy định và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục đích của tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là nhằm thiết lập
một trật tự pháp luật, ở đó các chủ thể phải tôn trọng, không được xâm hại
đến lợi ích của trẻ em.
Thi hành pháp luật bảo vệ quyền trẻ em
Thi hành pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là việc các chủ thể pháp luật
thực hiện nghĩa vụ chủ thể của mình bằng hành động tự giác, tích cực để bảo
vệ quyền trẻ em.
Thực chất của thi hành pháp luật là thực hiện những quy định mang
tính chất bắt buộc của chủ thể trên cơ sở đòi hỏi những quy phạm có nội dung
trao nghĩa vụ. Ví dụ: Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ
em có quy định: “Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính
mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp
phòng ngừa tai nạn cho trẻ em”. (Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em
2004)
Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ
em là bất khả xâm phạm và được tổ chức thực hiện nghiêm minh nhằm đảm
bảo môi trường an toàn, lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em và xây dựng
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trách nhiệm của Nhà nước, gia đình
xã hội là phải thi hành nghiêm chỉnh những quy định pháp luật đó nhằm tạo
điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
Sử dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em
Sử dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là việc các chủ thể pháp luật
thực hiện quyền chủ thể của mình được pháp luật cho phép để bảo vệ quyền
trẻ em.
lOMoARcPSD|36006477
Khoản 4 Điều 27 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định : “Nhà
nước có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh; có chính sách miễn, giảm phí khám bệnh, chữa
bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa
bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi.” Như vậy, Nhà nước sử dụng những quy định
này để khẳng định vai trò quan trọng, đồng thời cũng là trách nhiệm của mình
trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em.
Trên thực tế, để giải quyết tình trạng một số trẻ em mắc bệnh hiểm
nghèo có chi phí điều trị rất cao, khoản 5 Điều 27 Luật Bảo vệ, Chăm sóc
Giáo dục trẻ em quy định : “ Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt
động nhân đạo, từ thiện ủng hộ kinh phí chữa bệnh cho trẻ em mắc bệnh hiểm
nghèo.” (Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004)
Áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em
Áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là hình thức thực hiện pháp luật
đặc biệt mà theo đó, cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
Ví dụ: Bộ luật Hình sự quy định một tội danh riêng biệt với đường lối
xử lý rất nghiêm khắc liên quan đến trẻ em. Cụ thể, hành vi mua bán người
dưới 16 tuổi có thể bị xử lý với mức cao nhất là tù chung thân (Điều 151). (Bộ
luật Hình sự, n.d.)
Bên cạnh đó, những quy định đối với trẻ em phạm tội trong Bộ luật
Hình sự đã đảm bảo thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em. Cụ thể: “Xử lý
người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18
tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát
triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội” (khoản 1 Điều 91 Bộ
luật Hình sự).
Khi giải quyết các vụ án hình sự, các cơ quan và người tiến hành tố
tụng phải áp dụng đúng, nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật liên
quan đến trẻ em để đảm bảo bảo vệ quyền trẻ em. Quyền trẻ em phải được
thực hiện thông qua hoạt động của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và
cộng đồng xã hội.
lOMoARcPSD|36006477
7
3.2. Những đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật bảo vệ quyền
trẻ em ở nước ta hiện nay
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em có các đặc điểm sau:
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là hành vi xác định hay
xử
sự thực tế của con người.
Pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi hay xử sự của con
người, vì vậy, chỉ có thể căn cứ vào hành vi hay xử sự thực tế của các chủ thể
thì mới có thể xác định được họ có thực hiện pháp luật hay không.
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là hành vi hợp pháp
của các chủ thể.
Thực hiện pháp luật là tuân theo các yêu cầu của pháp luật, vì vậy, thực
hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với
các yêu cầu của pháp luật.
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em do nhiều chủ thể khác
nhau thực hiện với trình tự, thủ tục khác nhau.
Chủ thể pháp luật thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em có thể là
cơ quan nhà nước, gia đình, cá nhân, tổ chức xã hội.
Việc thực hiện pháp luật có thể phụ thuộc vào từng cấp độ cụ thể và
được pháp luật quy định chặt chẽ về trình tự và thủ tục ở mỗi cấp độ.
Quy trình thực hiện pháp luật có thể đơn giản hay phức tạp.
3.3. Vai trò của thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nước
ta hiện nay
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em góp phần làm cho các
chủ trương, chính sách, quy định pháp luật về quyền trẻ em của nhà nước đi
vào đời sống thực tiễn, phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả của chúng.
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em có
điều kiện phát triển bền vững, các quyền, lợi ích hợp pháp trẻ em được bảo
đảm, bảo vệ, có môi trường sống an toàn, lành mạnh.
lOMoARcPSD|36006477
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em góp phần phòng ngừa,
ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi m hại trẻ em; xây dựng chính
sách, biện pháp trợ giúp trẻ em, giúp các em được hưởng những quyền cơ
bản, tạo điều kiện phát triển toàn diện bản thân.
3.4. Thực trạng về thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở
nước ta hiện nay
Thực trạng tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
Trong thời gian qua, thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em đã và
đang từng bước được tuân thủ. Công tác bảo vệ trẻ em được Đảng và Nhà
nước dành sự quan tâm, chú ý đặc biệt. Hệ thống luật pháp, khung pháp lý
bảo vệ quyền trẻ em đang từng bước được hoàn thiện.
Tuy nhiên, những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền trẻ
em vẫn còn tồn tại như bạo lực, xâm hại trẻ em và ngày càng diễn biến phức
tạp; nạn nhân bị bạo lực, xâm hại xảy ra ở nhiều độ tuổi.
Thực trạng thi hành pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
Bảo vệ trẻ em ở cả 3 cấp độ phòng ngừa, phát hiện-can thiệp, hỗ trợ
đều được chú trọng thực hiện thông qua các hoạt động xây dựng, truyền
thông, giáo dục, đặc biệt là các chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp với
nhu cầu của từng nhóm đối tượng.
Thực trạng sử dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
Trẻ em là những chủ thể còn non nớt về mặt thể chất và tinh thần. Do
đó việc thực hiện quyền trẻ em còn phụ thuộc nhiều vào các kết quả thực hiện
pháp luật của các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng
pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em. Hiện nay các quyền về trẻ em Việt Nam đã
và đang được thực hiện tốt hơn. Cụ thể, trẻ em lang thang, trẻ em có nguy
lang thang và gia đình các em được trợ giúp dưới nhiều hình thức khác nhau;
trẻ em bị bạo lực và xâm hại được phát hiện, trợ giúp kịp thời góp phần giúp
các em phục hồi và hòa nhập cộng đồng; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em
nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý miễn phí.
lOMoARcPSD|36006477
9
Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
Áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em chủ yếu được thực hiện bởi
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội
được Nhà nước trao quyền áp dụng và tổ chức thực hiện các quyết định xử lí
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em. Trong thời gian qua, công
tác áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em đã đạt được những kết quả nhất
định.
Áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện tại chủ yếu
ở cấp độ can thiệp và hỗ trợ. Cụ thể, những hành vi bạo lực. xâm hại trẻ em
đã được các cơ quan kịp thời phát hiện, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử. Trong
đó, nhiều vụ án được đưa ra xét xử với mức phạt nghiêm khắc nhằm răn đe,
giáo dục. Tuy nhiên, số vụ bạo hành và xâm hại trẻ em đang có chiều hướng
phức tạp về tính chất và nghiêm trọng về mức độ vi phạm.
KẾT LUẬN
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em là quá trình hoạt động có
mục đích để những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em đi vào đời
sống thực tiễn, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các cơ quan nhà
nước, tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo trẻ em được sống
trong môi trường an toàn, lành mạnh.
Nhà nước Việt Nam đã xác định: trẻ em là những công dân nhỏ tuổi,
đặc biệt. Vì trẻ em cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt nên vấn đề bảo vệ
quyền trẻ em là nghĩa vụ sống còn, cấp thiết cho sự phát triển của dân tộc.
Đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tương đối đầy đủ, và toàn diện. Bên
cạnh đó, vẫn còn nhiều trở ngại trong công tác thực hiện pháp luật bảo vệ
quyền trẻ em vì Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn lực còn nhiều
khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện hóa hệ thống pháp luật và thực hiện có hiệu quả
những quy định quốc gia về bảo vệ quyền trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
B lut Hình s. (n.d.). Retrieved from thuvienphapluat: https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/bomay-hanh-chinh/van-ban-hop-nhat-01-vbhn-vpqh-2017-bo-luat-hinh-
su363655.aspx?v=d&fbclid=IwAR0_8DU0FUP1-IJM-
lOMoARcPSD|36006477
8B0wnB3Ku1hhVUUtHeXu_FkuuA8MrcR1pyrXRi0wv4
Công ước LHQ v quyn tr em . (n.d.). Retrieved from thuvienphapluat:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Cong-uoc-cua-Lien-hop-quoc-
vequyen-tre-em-
233659.aspx?fbclid=IwAR3Bmf8qWrp6OsGz6a5qieTJiLdELjo5c_tWLB5YAHGy5wkjTgBo6_
Gk9co
Công ước LHQ v quyn tr em đầy đủ. (không ngày tháng). Được truy lc t unicef:
https://www.unicef.org/vietnam/sites/unicef.org.vietnam/files/2018-08/03_-
_Cong_uoc_LHQ_ve_quyen_tre_em_1989.pdf?fbclid=IwAR2ulM431TRnS3lNTNAbHoYiAH
RUaDcx9SCyAlP9Yiie0CD5VwoWRdJ_EE
Đoan, N. M. (2008). Thực hin và áp dng pháp luật. In N. M. Đoan, Giáo trình Lý luận Nhà nước
và Pháp lut. Hà Ni.
Khái nim thc hin pháp lut. (n.d.). Retrieved from tbtvn.org: https://tbtvn.org/thuc-hien-
phapluat-la-gi-cac-hinh-thuc-thuc-hien-phap-luat/
Lut Bo vệ, Chăm sóc và Giáo dục tr em 2004. (n.d.). Retrieved from thuvienphapluat:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-Bao-ve-cham-soc-va-giao-duc-treem-
2004-25-2004-QH11-
52188.aspx?fbclid=IwAR3tx4aI0CkOQaGqXRTgFliqyPSgU0XeGiQcbgz10AEJZRy0E_4BHqHs
zIo
Ngc , H. (n.d.). Bo v quyn tr em trong pháp lut hin hành. Retrieved from Cng thông tin
đin t tnh Yên Bái: https://sotttt.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-
tintuc.aspx?ItemID=1368&l=Tinhoatdong&lv=28&fbclid=IwAR0lO7tS2LXUAnCU7QAEMCA
Fxf T0l14hdRV56pnLzMSm-7SnSPt4Ek36sz0
Toàn b quyn tr em theo Lut tr em 2016. (n.d.). Retrieved from thuvienphapluat:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-Bao-ve-cham-soc-va-giao-duc-treem-
2004-25-2004-QH11-
52188.aspx?fbclid=IwAR3tx4aI0CkOQaGqXRTgFliqyPSgU0XeGiQcbgz10AEJZRy0E_4BHqHs
zIo
Trung, T. (n.d.). Tăng cường các bin pháp bảo đảm quyn tr em. Retrieved from Cng thông tin
đin t b quốc phòng nưc CHXHCNVN:
http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZPJjptQEEW_xR9g8Zjx8jGYeXyAgY3FYGP
wM9htzPT1caIou05vkq5alXSkc--
iiIxIiKzLx6bOh6bvcvzzzrjjHjqBIJIQCOQeAJ2mQsaSdQq4NHEgkjYlRamHtaIkHnha2DaclML7B
-YcdBEjBniHMHfcF5k8Pa9bytI1qhDjKTaQ15utHUGM8blRkINPsGTPl13aq61fNK9Z3O1yU
UNICEF. (không ngày tháng). Được truy lc t Bo v tr em: https://infogram.com/tinh-hinhbao-
ve-tre-em-1hxj480eqyyd6vg
Unicef. (1996). Bo v quyn tr em trong pháp lut Vit Nam . Hà Ni.
| 1/14

Preview text:

lOMoARcPSD| 36006477
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Môn thi : PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Studocu is not sponsored or endorsed b y any college or university
Họ và tên sinh viên: Cao Ngọc Khánh Vân
MSSV: 030837210269 Lớp học phần: LAW349 211 D06 THÔNG TIN BÀI THI
Bài thi có: (bằng số): …10… trang
(bằng chữ): …mười… trang YÊU CẦU
Đề tài: Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em tại Việt Nam hiện nay. BÀI LÀM Mục lục:
ĐẶT VẤN ĐỀ : ............................................................................................ 1
NỘI DUNG: ................................................................................................. 1
1. Lý thuyết về thực hiện pháp luật ........................................................ 1
1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật .................................................. 1
1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật ............................................ 2
2. Khái niệm trẻ em và pháp luật về quyền trẻ em ................................. 3
2.1. Khái niệm trẻ em và quyền trẻ em ........................................... 3
2.2. Khái niệm pháp luật về quyền trẻ em ....................................... 4
3. Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ...................................... 4
3.1. Khái niệm và các hình thức cơ bản về thực hiện pháp luật bảo
vệ quyền trẻ em......................................................................... 4
3.2. Những đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ
em ở nước ta hiện nay............................................................... 6
3.3. Vai trò của thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta7
3.4. Thực trạng về thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nước lOMoARcPSD| 36006477
ta hiện nay ................................................................................. 8
KẾT LUẬN .................................................................................................. 9 lOMoARcPSD| 36006477 lOMoARcPSD| 36006477
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 9 ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em là tương lai của đất nước, là những công dân trẻ tuổi cần được
bảo vệ và chăm sóc về đặc biệt về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, việc bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em là một sự nghiệp lớn lao, có tính chất quyết định
vận mệnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến vấn đề
quan trọng ấy và đã có nhiều chủ trương, chính sách hướng tới mục tiêu vì lợi
ích tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ em, tạo hành lang pháp lý toàn
diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất.
Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nước ta được xác định là
trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Tuy nhiên thực tế cho thấy,
vẫn còn nhiều vụ vi phạm quyền trẻ em như: bạo lực, xâm hại tình dục, xâm
hại trên môi trường mạng, bóc lột sức lao động trẻ em,…Đáng chú ý, những
hành vi vi phạm này xảy ra thậm chí ở cả những nơi tưởng chừng an toàn nhất
đối với trẻ em như gia đình, trường học,… Thực tiễn đòi hỏi chúng ta phải
nêu cao hơn nữa trách nhiệm và cùng chung tay để bảo đảm quyền trẻ em.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng và tính cấp thiết của sự nghiệp bảo vệ,
chăm sóc, giáo dục trẻ em, em xin chọn đề tài : “ Thực hiện pháp luật về bảo
vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện nay” làm bài thi kết thúc học phần môn
Pháp luật đại cương của mình. NỘI DUNG
1. LÝ THUYẾT VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật a. Khái niệm
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho rõ
những quy định của pháp luật đi vào thực tiễn đời sống trở thành hoạt
động thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật. b. Đặc điểm
- Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật. 1 lOMoARcPSD| 36006477
- Thực hiện pháp luật do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau.
- Thực hiện pháp luật có thể được tiến hành thông qua những quy trình
đơn giản hoặc phức tạp với sự tham gia của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức khác nhau.
1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật
Có 4 hình thức thực hiện pháp luật : Tuân thủ pháp luật, Thi hành pháp
luật, Sử dụng pháp luật, Áp dụng pháp luật. a. Tuân thủ pháp luật
- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể pháp
luật kìềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm.
- Loại quy phạm pháp luật được sử dụng: Quy phạm pháp luật cấm.
- Hình thức thực hiện pháp luật: Thụ động.
- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức.
- Ví dụ: một công dân không buôn bán, tàng trữ, sử dụng chất ma túy. b. Thi hành pháp luật
- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể phải
thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng những hành động tích cực.
- Loại quy phạm pháp luật được sử dụng: Quy phạm pháp luật bắt buộc.
- Hình thức thực hiện pháp luật: Chủ động.
- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức.
- Ví dụ: Công dân từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự. c. Sử dụng pháp luật
- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật trong đó các chủ thể thực
hiện các quyền chủ thể của mình.
- Loại quy phạm pháp luật được sử dụng: Quy phạm pháp luật cho phép.
- Chủ thể: Cá nhân, tổ chức.
- Ví dụ: Công dân thực hiện quyền tự do kinh doanh. d. Áp dụng pháp luật
- Khái niệm: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông
qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức
cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc lOMoARcPSD| 36006477
tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định
làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. - Đặc điểm:
1. Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước.
2. Áp dụng pháp luật là hoạt động phải tuân theo những hình thức và
thủ tục chặt chẽ do pháp luật quy định.
3. Áp dụng pháp luật là hoạt động điều chỉnh có tính cá biệt, cụ thể đối
với các quan hệ xã hội nhất định.
4. Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo. - Chủ thể: Cơ
quan, công chức nhà nước có thẩm quyền.
- Ví dụ: Cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính
đối với người tham gia giao thông vượt quá tốc độ quy định.
2. KHÁI NIỆM TRẺ EM VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM
2.1. Khái niệm trẻ em và quyền trẻ em
Khái niệm trẻ em trong pháp luật quốc tế
Tại Điều 1 Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em đã xác định rõ:
“Trong phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em quy định tuổi thành niên sớm hơn”

(Công ước LHQ về quyền trẻ em , n.d.)
Như vậy, theo Công ước quyền trẻ em, trẻ em được xác định là người
dưới 18 tuổi (trừ khi luật pháp quốc gia quy định độ tuổi sớm hơn). Ở một số
văn bản, văn kiện khác của một số tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc như Quỹ
Dân số Liên Hợp Quốc (UNPFA), Tổ chức Lao động Quốc tế ( ILO) và Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) thì trẻ em
là những người dưới 15 tuổi.
Khái niệm trẻ em trong pháp luật Việt Nam
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 có quy định tại
Điều 1: “Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”
(Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004) 3 lOMoARcPSD| 36006477
Như vậy, căn cứ để xác định trẻ em là công dân Việt Nam và độ tuổi
được xác định là dưới 16. Như vậy, những người có quốc tịch Việt Nam dưới
16 tuổi là đối tượng điều chỉnh của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam.
2.2. Khái niệm pháp luật về quyền trẻ em
Pháp luật về quyền trẻ em là tổng thể các quy tắc sử xự, mang tính bắt
buộc chung do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được đảm bảo thực hiện
bằng các hình thức cưỡng chế, thuyết phục, giáo dục, đầu tư, hỗ trợ của nhà
nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em.
3. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM
3.1. Khái niệm và các hình thức cơ bản về thực hiện pháp luật
bảo vệ quyền trẻ em
Có thể đưa ra khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em như sau:
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em là việc các chủ thể pháp
luật bằng hành vi, hoạt động hợp pháp của mình làm cho các quy định của
pháp luật về quyền trẻ em đi vào thực tế cuộc sống, trở thành xử sự, hoạt
động thực tế của các chủ thể nhằm mục đích thực hiện và bảo vệ có hiệu quả
các quyền của trẻ em ở nước ta.

Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta bao gồm cả bốn
hình thức của thực hiện pháp luật nói chung, đó là:
Tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền trẻ em
Tuân thủ pháp luật là việc các chủ thể pháp luật kiềm chế, giữ mình để
không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm.
Điều 7 luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định 10 nhóm
hành vi bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo cho trẻ em được sống trong môi trường
an toàn và lành mạnh. Các hành vi cụ thể bị nghiêm cấm là: cha mẹ bỏ rơi
con, người giám hộ bỏ rơi trẻ em được mình giám hộ; nghiêm cấm các hành
vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em đi lang thang để trục lợi; nghiêm cấm các hành vi dụ
dỗ, lừa dối, ép buộc trẻ em mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép lOMoARcPSD| 36006477
chất ma túy; lôi kéo trẻ em đánh bạc; bán, cho trẻ em sử dụng chất rượu, bia,
thuốc lá và chất kích thích khác có hại cho sức khỏe; nghiêm cấm các hành vi
áp dụng biện pháp có tính chất xúc phạm, hạ thấp danh dự, nhân phẩm hoặc
dùng nhục hình đối với trẻ em vi phạm pháp luật,…
Các tổ chức, cá nhân trong xã hội thực hiện quy định này dưới hình
thức tuân thủ, nghĩa là không được phép tiến hành bất kì một hành vi nào
trong nhóm 10 hành vi đã được liệt kê tại điều luật. Ngoài 10 nhóm hành vi
được quy định, các hành vi vi phạm khác làm tổn hại đến quyền và lợi ích của
trẻ em đã được quy định và bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục đích của tuân thủ pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là nhằm thiết lập
một trật tự pháp luật, ở đó các chủ thể phải tôn trọng, không được xâm hại
đến lợi ích của trẻ em.
Thi hành pháp luật bảo vệ quyền trẻ em
Thi hành pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là việc các chủ thể pháp luật
thực hiện nghĩa vụ chủ thể của mình bằng hành động tự giác, tích cực để bảo vệ quyền trẻ em.
Thực chất của thi hành pháp luật là thực hiện những quy định mang
tính chất bắt buộc của chủ thể trên cơ sở đòi hỏi những quy phạm có nội dung
trao nghĩa vụ. Ví dụ: Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ
em có quy định: “Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm bảo vệ tính
mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của trẻ em; thực hiện các biện pháp
phòng ngừa tai nạn cho trẻ em”.
(Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004)
Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự của trẻ
em là bất khả xâm phạm và được tổ chức thực hiện nghiêm minh nhằm đảm
bảo môi trường an toàn, lành mạnh cho sự phát triển của trẻ em và xây dựng
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trách nhiệm của Nhà nước, gia đình và
xã hội là phải thi hành nghiêm chỉnh những quy định pháp luật đó nhằm tạo
điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.
Sử dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em
Sử dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là việc các chủ thể pháp luật
thực hiện quyền chủ thể của mình được pháp luật cho phép để bảo vệ quyền trẻ em. 5 lOMoARcPSD| 36006477
Khoản 4 Điều 27 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em quy định : “Nhà
nước có chính sách phát triển sự nghiệp y tế, đa dạng hoá các loại hình dịch
vụ khám bệnh, chữa bệnh; có chính sách miễn, giảm phí khám bệnh, chữa
bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ em; bảo đảm kinh phí khám bệnh, chữa
bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi
.” Như vậy, Nhà nước sử dụng những quy định
này để khẳng định vai trò quan trọng, đồng thời cũng là trách nhiệm của mình
trong việc bảo vệ sức khỏe trẻ em.
Trên thực tế, để giải quyết tình trạng một số trẻ em mắc bệnh hiểm
nghèo có chi phí điều trị rất cao, khoản 5 Điều 27 Luật Bảo vệ, Chăm sóc và
Giáo dục trẻ em quy định : “ Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân hoạt
động nhân đạo, từ thiện ủng hộ kinh phí chữa bệnh cho trẻ em mắc bệnh hiểm
nghèo.”
(Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004)
Áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em
Áp dụng pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là hình thức thực hiện pháp luật
đặc biệt mà theo đó, cơ quan có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật
thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
Ví dụ: Bộ luật Hình sự quy định một tội danh riêng biệt với đường lối
xử lý rất nghiêm khắc liên quan đến trẻ em. Cụ thể, hành vi mua bán người
dưới 16 tuổi có thể bị xử lý với mức cao nhất là tù chung thân (Điều 151). (Bộ luật Hình sự, n.d.)
Bên cạnh đó, những quy định đối với trẻ em phạm tội trong Bộ luật
Hình sự đã đảm bảo thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em. Cụ thể: “Xử lý
người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18
tuổi và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát
triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội” (khoản 1 Điều 91 Bộ luật Hình sự).
Khi giải quyết các vụ án hình sự, các cơ quan và người tiến hành tố
tụng phải áp dụng đúng, nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật liên
quan đến trẻ em để đảm bảo bảo vệ quyền trẻ em. Quyền trẻ em phải được
thực hiện thông qua hoạt động của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng xã hội. lOMoARcPSD| 36006477
3.2. Những đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật bảo vệ quyền
trẻ em ở nước ta hiện nay
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em có các đặc điểm sau: •
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là hành vi xác định hay xử
sự thực tế của con người.
Pháp luật được ban hành để điều chỉnh hành vi hay xử sự của con
người, vì vậy, chỉ có thể căn cứ vào hành vi hay xử sự thực tế của các chủ thể
thì mới có thể xác định được họ có thực hiện pháp luật hay không. •
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em là hành vi hợp pháp
của các chủ thể.
Thực hiện pháp luật là tuân theo các yêu cầu của pháp luật, vì vậy, thực
hiện pháp luật phải là hành vi hợp pháp, tức là hành vi hoàn toàn phù hợp với
các yêu cầu của pháp luật.
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em do nhiều chủ thể khác
nhau thực hiện với trình tự, thủ tục khác nhau.
Chủ thể pháp luật thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em có thể là
cơ quan nhà nước, gia đình, cá nhân, tổ chức xã hội.
Việc thực hiện pháp luật có thể phụ thuộc vào từng cấp độ cụ thể và
được pháp luật quy định chặt chẽ về trình tự và thủ tục ở mỗi cấp độ.
Quy trình thực hiện pháp luật có thể đơn giản hay phức tạp.
3.3. Vai trò của thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở nước
ta hiện nay
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em góp phần làm cho các
chủ trương, chính sách, quy định pháp luật về quyền trẻ em của nhà nước đi
vào đời sống thực tiễn, phát huy được vai trò, tác dụng và hiệu quả của chúng. •
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em đảm bảo cho trẻ em có
điều kiện phát triển bền vững, các quyền, lợi ích hợp pháp trẻ em được bảo
đảm, bảo vệ, có môi trường sống an toàn, lành mạnh. 7 lOMoARcPSD| 36006477 •
Thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em góp phần phòng ngừa,
ngăn chặn và xử lý nghiêm minh các hành vi xâm hại trẻ em; xây dựng chính
sách, biện pháp trợ giúp trẻ em, giúp các em được hưởng những quyền cơ
bản, tạo điều kiện phát triển toàn diện bản thân.
3.4. Thực trạng về thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em ở
nước ta hiện nay
Thực trạng tuân thủ pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
Trong thời gian qua, thực hiện pháp luật bảo vệ quyền trẻ em đã và
đang từng bước được tuân thủ. Công tác bảo vệ trẻ em được Đảng và Nhà
nước dành sự quan tâm, chú ý đặc biệt. Hệ thống luật pháp, khung pháp lý
bảo vệ quyền trẻ em đang từng bước được hoàn thiện.
Tuy nhiên, những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền trẻ
em vẫn còn tồn tại như bạo lực, xâm hại trẻ em và ngày càng diễn biến phức
tạp; nạn nhân bị bạo lực, xâm hại xảy ra ở nhiều độ tuổi.
Thực trạng thi hành pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
Bảo vệ trẻ em ở cả 3 cấp độ phòng ngừa, phát hiện-can thiệp, hỗ trợ
đều được chú trọng thực hiện thông qua các hoạt động xây dựng, truyền
thông, giáo dục, đặc biệt là các chính sách, chương trình hỗ trợ phù hợp với
nhu cầu của từng nhóm đối tượng.
Thực trạng sử dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
Trẻ em là những chủ thể còn non nớt về mặt thể chất và tinh thần. Do
đó việc thực hiện quyền trẻ em còn phụ thuộc nhiều vào các kết quả thực hiện
pháp luật của các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng
pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em. Hiện nay các quyền về trẻ em Việt Nam đã
và đang được thực hiện tốt hơn. Cụ thể, trẻ em lang thang, trẻ em có nguy cơ
lang thang và gia đình các em được trợ giúp dưới nhiều hình thức khác nhau;
trẻ em bị bạo lực và xâm hại được phát hiện, trợ giúp kịp thời góp phần giúp
các em phục hồi và hòa nhập cộng đồng; trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em
nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số được trợ giúp pháp lý miễn phí. lOMoARcPSD| 36006477
Thực trạng áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em
Áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em chủ yếu được thực hiện bởi
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà chức trách hoặc tổ chức xã hội
được Nhà nước trao quyền áp dụng và tổ chức thực hiện các quyết định xử lí
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em. Trong thời gian qua, công
tác áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em đã đạt được những kết quả nhất định.
Áp dụng pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam hiện tại chủ yếu
ở cấp độ can thiệp và hỗ trợ. Cụ thể, những hành vi bạo lực. xâm hại trẻ em
đã được các cơ quan kịp thời phát hiện, khởi tố điều tra, truy tố, xét xử. Trong
đó, nhiều vụ án được đưa ra xét xử với mức phạt nghiêm khắc nhằm răn đe,
giáo dục. Tuy nhiên, số vụ bạo hành và xâm hại trẻ em đang có chiều hướng
phức tạp về tính chất và nghiêm trọng về mức độ vi phạm. KẾT LUẬN
Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em là quá trình hoạt động có
mục đích để những quy định của pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em đi vào đời
sống thực tiễn, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các cơ quan nhà
nước, tổ chức, cá nhân, gia đình và xã hội nhằm đảm bảo trẻ em được sống
trong môi trường an toàn, lành mạnh.
Nhà nước Việt Nam đã xác định: trẻ em là những công dân nhỏ tuổi,
đặc biệt. Vì trẻ em cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt nên vấn đề bảo vệ
quyền trẻ em là nghĩa vụ sống còn, cấp thiết cho sự phát triển của dân tộc.
Đến nay, hệ thống pháp luật Việt Nam đã tương đối đầy đủ, và toàn diện. Bên
cạnh đó, vẫn còn nhiều trở ngại trong công tác thực hiện pháp luật bảo vệ
quyền trẻ em vì Việt Nam là một nước đang phát triển, nguồn lực còn nhiều
khó khăn và hạn chế. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện hóa hệ thống pháp luật và thực hiện có hiệu quả
những quy định quốc gia về bảo vệ quyền trẻ em.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bộ luật Hình sự. (n.d.). Retrieved from thuvienphapluat: https://thuvienphapluat.vn/van-
ban/bomay-hanh-chinh/van-ban-hop-nhat-01-vbhn-vpqh-2017-bo-luat-hinh-
su363655.aspx?v=d&fbclid=IwAR0_8DU0FUP1-IJM- 9 lOMoARcPSD| 36006477
8B0wnB3Ku1hhVUUtHeXu_FkuuA8MrcR1pyrXRi0wv4
Công ước LHQ về quyền trẻ em . (n.d.). Retrieved from thuvienphapluat:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Linh-vuc-khac/Cong-uoc-cua-Lien-hop-quoc- vequyen-tre-em-
233659.aspx?fbclid=IwAR3Bmf8qWrp6OsGz6a5qieTJiLdELjo5c_tWLB5YAHGy5wkjTgBo6_ Gk9co
Công ước LHQ về quyền trẻ em đầy đủ. (không ngày tháng). Được truy lục từ unicef:
https://www.unicef.org/vietnam/sites/unicef.org.vietnam/files/2018-08/03_-
_Cong_uoc_LHQ_ve_quyen_tre_em_1989.pdf?fbclid=IwAR2ulM431TRnS3lNTNAbHoYiAH
RUaDcx9SCyAlP9Yiie0CD5VwoWRdJ_EE
Đoan, N. M. (2008). Thực hiện và áp dụng pháp luật. In N. M. Đoan, Giáo trình Lý luận Nhà nước
và Pháp luật. Hà Nội.
Khái niệm thực hiện pháp luật. (n.d.). Retrieved from tbtvn.org: https://tbtvn.org/thuc-hien-
phapluat-la-gi-cac-hinh-thuc-thuc-hien-phap-luat/
Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em 2004. (n.d.). Retrieved from thuvienphapluat:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-Bao-ve-cham-soc-va-giao-duc-treem- 2004-25-2004-QH11-
52188.aspx?fbclid=IwAR3tx4aI0CkOQaGqXRTgFliqyPSgU0XeGiQcbgz10AEJZRy0E_4BHqHs zIo
Ngọc , H. (n.d.). Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật hiện hành. Retrieved from Cổng thông tin
điện tử tỉnh Yên Bái: https://sotttt.yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-
tintuc.aspx?ItemID=1368&l=Tinhoatdong&lv=28&fbclid=IwAR0lO7tS2LXUAnCU7QAEMCA
Fxf T0l14hdRV56pnLzMSm-7SnSPt4Ek36sz0
Toàn bộ quyền trẻ em theo Luật trẻ em 2016. (n.d.). Retrieved from thuvienphapluat:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Giao-duc/Luat-Bao-ve-cham-soc-va-giao-duc-treem- 2004-25-2004-QH11-
52188.aspx?fbclid=IwAR3tx4aI0CkOQaGqXRTgFliqyPSgU0XeGiQcbgz10AEJZRy0E_4BHqHs zIo
Trung, T. (n.d.). Tăng cường các biện pháp bảo đảm quyền trẻ em. Retrieved from Cổng thông tin
điện tử bộ quốc phòng nước CHXHCNVN:
http://www.mod.gov.vn/wps/portal/!ut/p/b1/vZPJjptQEEW_xR9g8Zjx8jGYeXyAgY3FYGP wM9htzPT1caIou05vkq5alXSkc--
iiIxIiKzLx6bOh6bvcvzzzrjjHjqBIJIQCOQeAJ2mQsaSdQq4NHEgkjYlRamHtaIkHnha2DaclML7B
-YcdBEjBniHMHfcF5k8Pa9bytI1qhDjKTaQ15utHUGM8blRkINPsGTPl13aq61fNK9Z3O1yU
UNICEF. (không ngày tháng). Được truy lục từ Bảo vệ trẻ em: https://infogram.com/tinh-hinhbao- ve-tre-em-1hxj480eqyyd6vg
Unicef. (1996). Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam . Hà Nội.