-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận: Thực trạng Quản trị hàng dự trữ - Vận hành dịch vụ Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Ngày nay, thuật ngữ logistics có lẽ không còn xa lạ với nhiều người nữa và nódần được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Vận hành dịch vụ Logistics 54 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Tiểu luận: Thực trạng Quản trị hàng dự trữ - Vận hành dịch vụ Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội
Ngày nay, thuật ngữ logistics có lẽ không còn xa lạ với nhiều người nữa và nódần được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Vận hành dịch vụ Logistics 54 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
TRƯỜN G ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ ĐÔ THỊ BÁO CÁO DỰ ÁN NHÓM VẬN HÀNH DỊCH VỤ LOGISTI CS NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG DỰ TRỮ CỦA MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu....................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................2
5. Kết cấu khóa luận........................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HÀNG DỰ
TRỮ TẠI DOANH NGHIỆP..............................................................................4
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG DỰ TRỮ TRONG DOANH NGHIỆP. .4
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hàng dự trữ...................................................4
1.1.2 Chức năng của hàng dự trữ..................................................................5
1.1.3 Phân loại hàng dự trữ..........................................................................1
1.1.4 Sự cần thiết của hàng dự trữ................................................................2
1.2 QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TRONG DOANH NGHIỆP..........................2
1.2.1 Khái niệm của quản trị hàng dự trữ.....................................................2
1.2.2 Nội dung của quản trị hàng dự trữ.......................................................3
1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ..............4
1.3.1 Nhu cầu thị trường...............................................................................4
1.3.2 Khả năng cung ứng của nhà cung cấp..................................................5
1.3.3 Đặc điểm tính chất của hàng hóa..........................................................5
1.3.4 Khả năng tài chính của doanh nghiệp...................................................5
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐẠI CƠ VIỆT NAM...................................6
2.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐẠI CƠ
VIỆT NAM.....................................................................................................6
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển..........................................................6
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ...........................................................................6
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty...................................................................7
2.1.4 Lĩnh vực kinh doanh và sản phẩm chủ yếu...........................................8
2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh.............................................................9
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐẠI CƠ VIỆT NAM................................................11
2.2.1 Quy trình hàng dự trữ tại công ty.......................................................11
2.2.2 Xác định nhu cầu hàng dự trữ tại công ty...........................................12
2.2.3 Tổ chức kho bãi hàng dự trữ tại công ty.............................................14
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG DỰ
TRỮ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐẠI CƠ VIỆT NAM..............17
2.3.1 Nhu cầu thị trường.............................................................................17
2.3.2 Khả năng cung ứng của nhà cung cấp................................................17
2.3.3 Đặc điểm tính chất của hàng hóa........................................................18
2.3.4 Khả năng tài chính của doanh nghiệp.................................................18
2.4 ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN KỸ THUẬT ĐẠI CƠ VIỆT NAM......................................................18
2.4.1 Kết quả đạt được................................................................................18
2.4.2 Hạn chế..............................................................................................19
2.4.3 Nguyên nhân......................................................................................20
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG DỰ
TRỮ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐẠI CƠ VIỆT NAM.................21
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.................................................................21
3.1.1. Mục tiêu - Định hướng......................................................................21
3.1.2. Chiến lược phát triển........................................................................21
3.2 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT ĐẠI CƠ VIỆT NAM..............................22
3.2.1 Sử dụng các phần mềm quản lý hàng dự trữ.......................................22
3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..................................................22
3.2.3 Nâng cao cơ sở hạ tầng cho hệ thống kho............................................23
3.2.4 Giảm chi phí giá vốn bán hàng...........................................................24
3.2.5 Áp dụng hệ thống hàng tồn kho ABC.................................................25
KẾT LUẬN......................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................29 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1
Bảng kết quả kinh doanh của DACOVINA (2020-2022) Bảng 2.2
Bảng thống kê chi phí cho 1 lần đặt hàng Bảng 2.3
Thực trạng nguồn nhân lực trong kho DACOVINA DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1
Cơ cấu bộ máy của công ty. Sơ đồ 2.2
Quy trình hàng tồn kho dự trữ Sơ đồ 2.3
Hệ thống kho của DACOVINA
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DACOVINA
Công ty Cổ phần kỹ thuật Đại cơ Việt Nam CPmh Chi phí mua hàng CPđh Chi phí đặt hàng CPlk Chi phí lưu kho MKT Marketing LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thuật ngữ logistics có lẽ không còn xa lạ với nhiều người nữa và nó
dần được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực kinh tế. Theo Luật Thương mại 2005 quy
định Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện
một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục
hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu,
giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách
hàng để hưởng thù lao. Với khái niệm này có thể thấy, hoạt động dự trữ hàng hóa trong
doanh nghiệp là một hoạt động trong dịch vụ logistics.
Công tác quản trị hàng dự trữ tuy rất quan trọng có tác động mạnh mẽ tới hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp nhưng chưa thực sự được quan tâm đúng mực tại các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như các doanh nghiệp sả n xuất ở Việt Nam nói
riêng. Công tác quản trị hàng dự trữ được thực hiện tốt sẽ giúp doanh nghiệp giảm được
chi phí cho việc tồn trữ nguyên vật liệu, tránh được việc chiếm dụng nhiều đối với hàng
dự trữ, giảm chi phí cho việc thuê mướn mặt bằng, thuê kho để cất trữ nguyên vật
liệu,...Đồng thời đảm bảo việc cung ứng đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiếu
hụt nguyên vật liệu dẫn đến đình trệ dây chuyền sản xuất, thiếu hụt thành phẩm cung
ứng cho thị trường dẫn đến giảm lợi nhuận hay mất khách hàng, mất thị trường. Việc
nghiên cứu để có được hệ thống quản trị dự trữ hoàn thiện và duy trì tốt trong tương lai
có ý nghĩa kinh tế vô cùng quan trọng, nó góp phần đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến
hành liên tục và có hiệu quả.
Công ty Cổ phần kỹ thuật Đại cơ Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất. Sản phẩm
sản xuất kinh doanh của công ty chủ yếu phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh
nghiệp trong ngành công nghiệp. Do vậy, công tác quản trị hàng dự trữ là một vấn đề hết
sức quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí, nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhận biết được vai trò của quản trị hàng dự trữ,
Công ty Cổ phần kỹ thuật Đại cơ Việt Nam đã rất chú trọng phát triển hoạt động quản trị
hàng dự trữ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Xuất phát từ nhận thức trên và dựa trên cơ sở lý thuyết đã học, nhóm nghiên cứu
đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt động quản trị hàng dự trữ tại Công ty Cổ phần
kỹ thuật Đại Cơ Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động hàng dự trữ, đề tài đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển hoạt động quản trị hàng dự trữ tại Công ty Cổ phần kỹ thuật Đại Cơ Việt Nam
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận hoạt động quản trị hàng dự trữ tại doanh nghiệp.
Phân tích thực trạng hoạt động quản trị hàng dự trữ tại Công ty Cổ phần kỹ thuật Đại Cơ Việt Nam.
Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển hoạt động quản trị hàng dự trữ tại
Công ty Cổ phần kỹ thuật Đại Cơ Việt Nam.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động quản trị hàng dự trữ tại Công ty Cổ phần kỹ thuật Đại Cơ Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Thực trạng hoạt động quản trị hàng dự trữ tại Công ty Cổ
phần kỹ thuật Đại Cơ Việt Nam.
Phạm vi về không gian: Các hoạt động quản trị hàng dự trữ tại Công ty Cổ phần
kỹ thuật Đại Cơ Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp của đề tài được thu thập trong 3 năm từ 2020-2022.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê phân tích, phương pháp so sánh làm
phương pháp luận căn bản cho việc nghiên cứu.
Phương pháp thống kê phân tích dùng để phân tích số liệu về khối lượng vật tư,
thành phẩm, hàng hóa dự trữ; cơ cấu vật tư, thành phẩm, hàng hóa dự trữ, cơ cấu thị 2
trường mua bán vật tư, thành phẩm, hàng hóa và các trường hợp phát sinh trong dự trữ
vật tư, thành phẩm, hàng hóa.
Phương pháp so sánh dùng để xác định biến động giữa các chỉ tiêu phân tích như
khối lượng vật tư, thành phẩm, hàng hóa; cơ cấu vật tư và cơ cấu thị trường mua bán vật
tư, thành phẩm, hàng hóa qua các năm.
5. Kết cấu khóa luận
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động quản trị hàng dự trữ trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng hoạt động quản trị hàng dự trữ tại Công ty Cổ phần kỹ thuật Đại Cơ Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp nhằm phát triển hoạt động hàng dự trữ tại Công ty Cổ
phần kỹ thuật Đại Cơ Việt Nam. 3 CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ HÀNG DỰ TRỮ TẠI DOANH NGHIỆP
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HÀNG DỰ TRỮ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm và vai trò của hàng dự trữ 1.1.1.1. Khái niệm
Như ta đã biết, các sản phẩm được sản xuất ra chưa chắc đã có thể được đưa vào
sử dụng ngay lập tức, có thể do sự khác biệt giữa sản phẩm sản xuất ra với sản phẩm tiêu
dùng, sự cách biệt giữa thời gian sản xuất và thời gian tiêu dùng, do khí hậu, không gian,
sự biến động của nền kinh tế, hay các yếu tố khách quan khác. Do vậy mà ta cần có một
quá trình để thu hẹp và xóa đi sự cách biệt đó để có thể đưa sản phẩm sản xuất ra vào
với thị trường tiêu thụ, trạng thái đó được coi là quá trình dự trữ.
Theo Nguyễn Thành Hiếu (2015), “dự trữ được định nghĩa là lượng hàng hóa còn lại
trong kho sẵn có để xuất cấp cho người sử dụng hay xuất bán hoặc sẵn sàng cho việc
cung ứng cho khách hàng”.
Theo giáo trình Tổng quan quản trị Logistics kinh doanh (2018), “Dự trữ là các
hình thái kinh tế của sự vận động các sản phẩm hữu hình – vật tư, nguyên liệu, bán
thành phẩm, sản phẩm,… - trong hệ thống logistics nhằm thỏa mãn nhu cầu của sản xuất
và tiêu dùng với chi phí thấp nhất”.
Bên cạnh đó, trên thế giới cũng có nhiều khái niệm nói về hàng dự trữ. Hàng dự
trữ không chỉ là các thành phẩm, mà còn có các bán thành phẩm, các nguyên vật liệu dư
thừa, các máy móc điện tử… Mỗi loại dự trữ lại được phân vào các dạng khác nhau tùy
thuộc vào vai trò, chức năng của nó trong sản xuất của doanh nghiệp.
Theo C.Mark (1987) cho rằng “Hàng dự trữ hay hàng tồn kho là một sự cố định
và độc lập hóa hình thái của sản phẩm”.
Với Rirchard B.Chase (1998) thì: “Hàng dự trữ, hay hàng lưu kho là danh mục
nguyên vật liệu và sản phẩm hoặc chính bản thân nguyên vật liệu và sản phẩm đang
được một doanh nghiệp giữ trong kho”.
Còn theo Trần Thanh Hòe (2017) lại cho rằng: Hàng dự trữ bao gồm nguyên vật
liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm dự trữ... tuỳ theo các loại hình doanh nghiệp mà có
các dạng hàng dự trữ khác nhau.
Dù có rất nhiều các định nghĩa nói về hàng dự trữ, cuối cùng, theo Bộ Tài Chính,
Chuẩn mực kế toán số 02 (2001), hàng dự trữ là “những tài sản được giữ để bán trong kỳ 4
sản xuất, kinh doanh bình thường; đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh
hoặc cung cấp dịch vụ”. 1.1.1.2. Vai trò
Vai trò đầu tiên của hàng dự trữ là đảm bảo sự gắn bó, liên kết chặt chẽ giữa các
khâu, và giai đoạn của quá trình sản xuất. Các hàng hóa dự trữ thường được sử dụng cho
thời kỳ cao điểm cũng như việc đảm bảo quá trình sản xuất có thể diễn ra một cách liên
tục, tránh bị đứt quãng.
Tiếp đến là việc đảm bảo kịp thời nhu cầu của khách hàng, trong bất kỳ thời điểm
nào. Trong thị trường, việc có thể giữ chân một khách hàng là điều không đơn giản, vậy
nên các hàng hóa dự trữ thường sẽ được sử dụng khi hàng hoá đang bày bán bị hết và
cần gấp một lượng không nhỏ để tiếp tục cung ứng cho thị trường đang trong thời kỳ
nhu cầu của mặt hàng đó đang tăng cao. Đấy cũng là cơ hội tốt nhất có thể giữ chân, duy
trì và lôi kéo khách hàng mới cho doanh nghiệp.
Thứ ba, phòng ngừa những yếu tố rủi ro trong sản xuất và cung ứng (những lúc
máy hỏng hoặc nguyên liệu cung cấp chưa kịp thời). Việc bị hỏng móc là điều không thể
tránh được trong quá trình vận chuyển hay có thể do lỗi trong quá trình sản xuất sản
phẩm của doanh nghiệp, các sản phẩm đang được dự trữ từ đó cũng phát huy tác dụng của mình.
Thứ tư, thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và tiết kiệm chi phí. Sản xuất hàng hóa
hàng loạt, rồi đưa vào dự trữ để có thể xoay sở một cách nhanh chóng các vấn đề bất
chợt xảy ra trong thời gian hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như từ đó tiết kiệm chi
phí phát sinh từ các rủi ro bất chợt, cũng như đẩy nhanh quá trình sản xuất bán thành phẩm và thành phẩm.
Thứ năm, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên thị trường hiện nay
không phải là một công ty sản xuất một sản phẩm mà là nhiều công ty sản xuất một sản
phẩm với mẫu mã khác biệt nhau một chút, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau từ chất
lượng sản phẩm bán ra cho đến số lượng bán ra thị trường là hao nhiêu nữa. Vậy nên bên
nào nhiều hàng để cung ứng cho thị trường hơn, bên đó có nhiều cơ hội hơn.
1.1.2 Chức năng của hàng dự trữ
Hàng dự trữ gồm có 3 chức năng chính.
Đầu tiên, đó là chức năng liên kết. Đây là chức năng chủ yếu nhất của quản trị
hàng dự trữ. Nó là sự liên kết giữa quá trình sản xuất và quá trình cung ứng sản phẩm.
Khi cung và cầu một loại hàng hóa không được đều đặn giữa các thời kỳ thì việc duy trì
số lượng hàng dự trữ thường xuyên có thể giúp doanh nghiệp phát triển trong thời kỳ 5
cao điểm hay ứng biến cho bất kỳ rủi ro nào bất chợt là một điều hết sức cần thiết. Thực
hiện tốt chức này có thể đảm bảo việc sản xuất diễn ra một cách liên tục, và tránh sự
thiếu hụt gây lãng phí trong sản xuất.
Tiếp đến là chức năng ngăn ngừa tác động của lạm phát. Khi doanh nghiệp dự
đoán được tình hình biến động của thị trường, về giá nguyên vật liệu hay hàng hóa, họ
có thể đưa ra kế hoạch thu mua nguyên vật liệu, bán thành phẩm cần thiết đối với họ rồi
đưa vào dự trữ nhằm tiết kiệm chi phí.
Cuối cùng là chức năng khấu trừ theo số lượng. Ví dụ như hiện nay khi ta mua hàng hoá
với một số lượng lớn giá cả sẽ luôn rẻ hơn so với việc ta mua lẻ, số lượng ít. Do vậy mà
nhiều nhà cung ứng chấp nhận việc giảm giá, khấu trừ cho những đơn hàng có số lượng
lớn. Việc mua hàng với số lượng lớn có thể giúp công ty sản xuất thành phẩm, bán thành
phẩm tiết kiệm được một phần chi phí sản xuất. Tuy nhiên, điều này cũng đem tới rủi ro
về chi phí tồn trữ cao do đó trong quá trình dự trữ doanh nghiệp cần xác định một lượng
đặt hàng tối ưu để có thể vẫn được hưởng được giá khấu trừ mà vẫn đảm bảo chi phí tồn
trữ của sản xuất không đáng kể. 6
1.1.3 Phân loại hàng dự trữ
Hàng dự trữ được chia ra làm 3 loại:
- Dự trữ nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu được định nghĩa là đối tượng lao động do doanh nghiệp mua
ngoài hoặc tự chế biển, dự trữ, để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra sản
phẩm. dự trữ nguyên vật liệu bao gồm các loại hàng hóa mà doanh nghiệp mua để phục
vụ cho quá trình sản xuất. Nó có thể bao gồm nguyên vật liệu cơ bản (ví dụ như sắt thép,
bu lông ốc vít dùng cho cơ khí, chế tạo máy móc; sợi, vải cho công nghiệp dệt may; gia
vị, hương liệu cho chế biến thực phẩm...), bán thành phẩm (ví dự như chíp bộ nhớ dùng
để lắp ráp máy tính, vải đã được dệt dùng cho việc may mặc, các linh kiện hoàn chỉnh
cho việc lắp ráp máy móc…) hoặc cả hai. Lượng nguyên vật liệu dự trữ được duy trì hợp
lý sẽ đem đến sự thuận tiện cho doanh nghiệp trong hoạt động trao đổi mua bán và sản
xuất. Đặc biệt, bộ phận thu mua có thể đặt hàng với số lượng lớn để có thể được hưởng
những ưu đãi, chiết khấu của nhà cung cấp. Việc lưu giữ một lượng hàng dự trữ phù hợp
sẽ đảm bảo việc doanh nghiệp luôn cung ứng đầy đủ, chi phí ổn định và phòng trừ
trường hợp giá cả vật tư, nguyên vật liệu có biến động hoặc một loại nguyên vật liệu nào
đó trở nên khó tìm, khan hiếm.
- Dự trữ trong quá trình sản xuất
Sản phẩm dở dang hay còn gọi là bán thành phẩm là những loại hàng hóa vẫn
đang nằm trong quá trình sản xuất để có được sản phẩm cuối cùng và các sản phẩm hoàn
thành nhưng chưa được làm thủ tục nhập kho thành phẩm.
Dự trữ trong quá trình sản xuất là việc các sản phẩm dở dang đang được hình thành từ
các nguyên liệu thô nhưng chưa hoàn chỉnh, vẫn đang nằm trên dây chuyền sản xuất,
hay là những thành phẩm chờ đóng gói và giấy tờ lưu hành đều vẫn được coi là dự trữ
trong quá trình sản xuất, chưa xuất kho. Dây chuyền sản xuất càng dài, càng phức tạp,
có nhiều công đoạn nhỏ phân tách thì công đoạn dự trữ sản phẩm dở dang sẽ càng nhiều. - Dự trữ thành phẩm
Dự trữ thành phẩm bao gồm thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán. Các
doanh nghiệp hầu hết đều chưa thể đưa thành phẩm tiêu thụ hết ngay khi hoàn thành do
luôn có độ “trễ” nhất định giữa sản xuất và tiêu thụ. Do các yếu tố khách quan bên ngoài
hay chủ quan từ phía doanh nghiệp mà sản phẩm đó chưa thể đưa ra thị trường, việc lưu
trữ lúc này chính là lưu trữ thành phẩm chờ xuất bán, phân phối ra thị trường. 1