Tiểu luận Tìm hiểu chính sách Marketing của công ty cổ phần Armephaco môn Báo cáo thực tập - Học viện nông nghiệp Việt Nam
Tiểu luận Tìm hiểu chính sách Marketing của công ty cổ phần Armephaco môn Báo cáo thực tập - Học viện nông nghiệp Việt Nam được tổng hợp chi tiết giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Báo cáo thực tập (BCTT-2021)
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KẾ TOÁN VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----------***-----------
BÁO CÁO THỰC TẬP GIÁO TRÌNH 2
ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU CHÍNH SÁCH MARKETING CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ARMEPHACO
Nhóm sinh viên thực hiện: 146 Họ và tên Mã sinh viên Lớp Chu Thị Linh Chi 633914 K63MKT Đoàn Thị Thùy Trang 633964 K63MKT Nguyễn Thị Tuyết 633971 K63MKT Phan Thị Thoa 633962 K63MKT
Giáo viên hướng dẫn : Thầy Nguyễn Văn Hướng Hà Nội 2021 Contents
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................................. 4
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG................................................................................................................................ 4
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................................................. 5
1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................................................... 5
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................................................... 6
1.2.1 Mục tiêu chung ........................................................................................................................... 6
1.2.2 Mục tiêu cụ thể............................................................................................................................ 6
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 7
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................. 7
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................... 7
1.3.2.1 Nội dung nghiên cứu: ......................................................................................................... 7
1.3.2.2 Không gian: ........................................................................................................................ 7
1.3.2.3 Thời gian: ........................................................................................................................... 7
1.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................................... 8
1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin .................................................................................................. 8
1.4.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp ............................................................................ 8
1.4.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp .............................................................................. 8
1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu .......................................................................................................... 8
1.4.3 Phương pháp phân tích số liệu .................................................................................................... 9
1.4.3.1 Phương pháp thống kê mô tả .............................................................................................. 9
1.4.3 Phương pháp thống kê so sánh ............................................................................................. 9
1.5 Cơ sở lý thuyết của nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 9
1.5.1 Một số khái niệm về Marketing .................................................................................................. 9
1.5.2 Xây dựng chính sách Marketing-mix trong trong doanh nghiệp ................................................ 9
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................................................... 13
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................................................... 13
2.1.1 Tổng quan chung....................................................................................................................... 13
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển ................................................................................................ 13
2.1.3 Đặc điểm kinh doanh ................................................................................................................ 14
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy ............................................................................................................. 17
2.1.5 Tình hình sử dụng lao động ...................................................................................................... 20
2.1.6 Tình hình Tài sản-Nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2018-2020 ............................................. 22
2.1.7 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2018-2020 ............................. 29
2.1.8 Tình hình nguồn lực Marketing của Công ty ............................................................................ 31
2.2 Thực trạng chính sách Marketing Marketing của của Công ty ........................................................ 32
2.2.1 Công tác nghiên cứu thị trường ................................................................................................ 32
2.2.2 Chính sách sản phẩm ................................................................................................................ 33
2.2.4 Chính sách phân phối ................................................................................................................ 35
2.2.5 Chính sách xúc tiến ................................................................................................................... 36
2.2.6 Đánh giá chính sách marketing của công ty ............................................................................. 36
2.2.6.1 Những mặt làm được ........................................................................................................ 36
2.2.6.2 Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................................................... 37
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 42
3.1 Kết luận ............................................................................................................................................ 42
3.2 Kiến nghị .......................................................................................................................................... 43 DANH MỤC HÌ
Hình 2.1.1 Logo Công ty Armephaco.................................................................13 Y
Hình 2.1.3a Hình thức sở hữu vốn của Công ty..................................................15
Hình 2.1.3b Một số sản phẩm của Công ty.........................................................16
Hình 2.2.2 Buồng khử khuẩn của Công ty..........................................................35
Hình 2.2.4 Kênh phân phối của Công ty.............................................................36 DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1.4 Tổ chức Công ty...............................................................................18 DANH MỤC BẢ
Bảng 2.1.5 Tình hình lap động của Công ty........................................................21 Y
Bảng 2.1.6 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty Cô phần Armephaco
theo cơ cấu...........................................................................................................24
Bảng 2.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty......................................28 Lời cảm ơn
Để thực hiện và hoàn thành khoá luận này, nhóm em đã nhận được sự quan tâm
giúp đỡ nhiệt tình, sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, chúng em xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu Học viện Nông nghiệp Việt Nam vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật
chất với hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu thuận lợi cho
việc tìm kiếm, nghiên cứu thông tin.
Xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn – Thầy Nguyễn Văn Hướng đã giảng dạy tận
tình, chi tiết để nhóm em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này.
Nhóm em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công
ty cổ phần Armephaco đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chúng em được tìm
hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại Công ty cổ phần Armephaco.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận
được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, nhóm em xin kính chúc Thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2021
Nhóm sinh viên thực tập Nhóm 146 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề
Cạnh tranh trên thương trường ngày một quyết liệt, sự phát triển của công
nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, đã xóa đi mọi rào cản về không gian và địa
lý. Nhờ vào công nghệ, họ có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm tốt hơn, có nhiều
sự lựa chọn hơn. Vì vậy, để kích thích việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, công ty
cần phải thuyết phục, phải chứng minh cho người tiêu dùng thấy tính ưu việt sản
phẩm của mình so với các sản phẩm của các công ty khác. Không chỉ thế, công ty
còn phải xây dựng quan hệ với khách hàng nhằm đảm bảo sự ổn định của thị
trường và xây dựng một hình ảnh công ty thân thiện với khách hàng. Chính từ
những yêu cầu đó đã làm cho hoạt động marketing trở nên quan trọng đối với các
công ty, quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của công ty, hướng công ty
đến sự thành công, phát huy những nỗ lực hiện có của mình để tạo nên lợi thế
cạnh tranh và phát triển một cách bền vững trong môi trường cạnh tranh ngày
nay.Để có thể thành công trên thị trường, các doanh nghiệp kinh doanh dược phẩm
- trang thiết bị y tế không những phải chú ý vào đầu tư công nghệ, nâng cao chất
lượng sản phẩm mà còn tích cực vận dụng kiến thức kinh doanh, kiến thức
Marketing cho phù hợp để tồn tại và phát triển thị trường.
Dược phẩm - trang thiết bị y tế là loại hàng hóa đặc biệt, nó liên quan trực
tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Do đó, kinh doanh dược phẩm vừa
mang tính chất thương mại, vừa phải đáp ứng các quy chế chuyên môn và phục
vụ tốt cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Hoạt động Marketing dược
phẩm - trang thiết bị y tế cũng có điểm khác với hoạt động Marketing các hàng
hóa thông thường, mục tiêu của Marketing ngoài mục tiêu kinh tế còn có mục tiêu sức khỏe.
Công ty cổ phần Armephaco là công ty hoạt động trong lĩnh vực dược
phẩm - trang thiết bị y tế, marketing đóng vai trò quan trọng trong quảng bá sản
phẩm, thu hút và duy trì lòng trung thành của khách hàng trong nhiều năm qua.
Tuy nhiên, các chương trình Marketing của công ty vẫn chưa thực sự tạo được
những ấn tượng sâu sắc cho khách hàng, chưa có tính sáng tạo và còn nhiều bất
cập trong các chính sách về Marketing. Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm chọn đề
tài “ Chính sách Marketing của Công ty cổ phần Armephaco ” với mong muốn
đưa ra được một số giải pháp để hoàn thiện và nâng cao hơn nữa vai trò của chính
sách marketing đối với sự phát triển của công ty.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng chính sách marketing của Công ty cổ phần
Armephaco và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing
của Công ty cổ phần Armephaco.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể -
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về marketing dược phẩm - trang thiết bị y tế -
Phân tích và đánh giá thực trạng chính sách Marketing của Công ty cổphần Armephaco -
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách marketing
củaCông ty cổ phần Armephaco.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Báo cáo chủ yếu nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến chính sách
marketing của Công ty cổ phần Armephaco trong lĩnh vực dược phẩm từ năm 2018 đến năm 2020
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Nội dung nghiên cứu:
Chính sách marketing của Công ty cổ phần Armephaco 1.3.2.2 Không gian:
Công ty cổ phần Armephaco 1.3.2.3 Thời gian:
Thực tập từ ngày 14/06/2020 đến ngày 11/07/2021
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập thông tin
1.4.1.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Phương Thông tin thu thập Nguồn thu thập pháp thu thập - Tổng quan chung. - Nguồn tài liệu: Bộ Tổng hợp
phận hành chính nhân và chọn lọc
- Lịch sử hình thành Công ty cổ phần
sự , bộ phận tổng hợp, từ các tài Armephaco bộ phận kinh doanh. liệu do công - Nguồn cung cấp tài ty cung cấp.
- Thông tin về sản phẩm mà doanh liệu: Công ty cổ phần
nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Armephaco
- Cơ cấu tổ chức công ty.
- Tình hình sử dụng lao động giai đoạn 2017-2019.
- Tình hình tài sản - nguồn vốn của
công ty giai đoạn 2017-2019.
- Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2017-2019.
- Chính sách Marketing của công ty
(Nguồn : Nhóm sinh viên tự tổng hợp năm 2021)
1.4.1.2 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Sử dụng các phương pháp quan sát, điều tra, phỏng vấn trực tiếp nhân viên,
quản lý ở các bộ phận của công ty cổ phần Armephaco để thu thập thông tin
1.4.2 Phương pháp xử lý số liệu
- Thông tin được xử lý bằng Excel trên máy tính.
1.4.3 Phương pháp phân tích số liệu
1.4.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
- Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt dữ liệu.
1.4.3 Phương pháp thống kê so sánh
- Căn cứ vào số liệu dựa trên các chỉ tiêu để phân tích, so sánh các số tuyệt đối,
số tương đối, số bình quân để thấy được sự thay đổi của tài sản, nguồn vốn, doanh
thu, lợi nhuận của công ty.
+ So sánh số tuyệt đối: xác định mức biến động tuyệt đối của các chỉ tiêu
phân tích đồng thời cho biết quy mô sự thay đổi giữa hai kỳ phân tích của chỉ tiêu kinh tế nào đó.
+ So sánh số tương đối: xác định mức độ đạt được của các chỉ tiêu kỳ phân
tích so với kỳ gốc, làm rõ bản chất của các hiện tượng nghiên cứu thông qua só
sánh các chỉ tiêu kinh tế có quan hệ chặt chẽ với nhau.
+ So sánh số bình quân: xác định mức độ đạt được của các chỉ tiêu phân tích.
1.5 Cơ sở lý thuyết của nội dung nghiên cứu
1.5.1 Một số khái niệm về Marketing
Marketing là một khoa học về sự trao đổi, nó nghiên cứu và giải quyết tất
cả các quan hệ trao đổi giữa một tổ chức với môi trường bên ngoài, giúp cho tổ
chức đó đạt được mục tiêu của nó. Trong kinh doanh, marketing là tập hợp các
hoạt động của doanh nghiệp nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu thông
qua quá trình trao đổi, giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận.
1.5.2 Xây dựng chính sách Marketing-mix trong trong doanh nghiệp -
Marketing-mix hay còn gọi là Marketing hỗn hợp chỉ tập hợp các
côngcụ tiếp thị được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu tiếp thị trên thị trường. -
Marketing mix vốn được phân loại theo mô hình 4P gồm có:
Product(sản phẩm), Price (giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được
sử dụng trong hoạt động Marketing hàng hóa.
+ Chính sách sản phẩm: Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thể
thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mục 7
đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Khi xem xét chính sách
sản phẩm, doanh nghiệp cần đưa ra các quyết định:
• Các quyết định về nhãn hiệu và bao gói sản phẩm
• Quyết định về dịch vụ sản phẩm
• Quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm
• Quyết định về chất lượng sản phẩm
• Quyết định thiết kế và marketing sản phẩm mới.
+ Chính sách giá: Với hoạt động trao đổi: giá là mối tương quan trao đổi
trên thị trường. Với người mua: giá cả của một sản phẩm, dịch vụ là một khoản
tiền mà người mua phải trả cho người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản
phẩm, dịch vụ đó. Với người bán: giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khoản thu
nhập người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó. Các chính sách giá mà
doanh nghiệp thường áp dụng đó là:
• Chính sách giá “hớt váng”: là việc doanh nghiệp đặt giá bán
sản phẩm của mình ở mức cao nhất có thể, cho những đoạn thị
trường người mua sẵn sàng chấp nhận sản phẩm mới đó.
• Chính sách giá “thâm nhập”: là việc doanh nghiệp ấn định mức
giá bán sản phẩm thấp hoặc ngang bằng với sản phẩm cạnh
tranh với hy vọng hấp dẫn, thu hút nhiều khách hàng.
• Chính sách giá phân biệt :là việc doanh nghiệp sẽ bán những
sản phẩm cùng loại với những mức giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau.
• Chính sách thay đổi giá : là việc doanh nghiệp tiến hành điều
chỉnh mức giá cơ bản của mình thông qua các hình thức: chính
sách giảm giá, chính sách tăng giá, thực hiện giá khuyến mại.
+ Chính sách phân phối: Kênh phân phối là một tổ chức hệ thống các quan
hệ với các doanh nghiệp và cá nhân bên ngoài để quản lý các hoạt động phân phối
tiêu thụ sản phẩm nhằm thực hiện các mục tiêu trên thị trường của doanh nghiệp.
Cấu trúc kênh phân phối là một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các
công việc phân phối được phân chia cho họ. Có hai yếu tố cơ bản phản ánh cấu
trúc của một kênh phân phối: chiều dài và chiều rộng của kênh. Cấu trúc kênh
phân phối cho hàng hóa tiêu dùng cá nhân bao gồm: kênh phân phối trực tiếp,
kênh một cấp, kênh hai cấp, kênh ba cấp. Ngoài ra có thể có kênh phân phối nhiều
cấp hơn. Hiện nay có 4 hình thức tổ chức kênh phân phối: kênh phân phối truyền
thống, hệ thống kênh liên kết dọc (VMS), hệ thống kênh ngang, hệ thống đa kênh.
Các chính sách phân phối thường được sử dụng bao gồm:
• Chính sách phân phối rộng rãi: có nghĩa là doanh nghiệp bán
sản phẩm qua vô số trung gian thương mại ở mỗi cấp độ phân phối.
• Chính sách phân phối duy nhất (độc quyền) nghĩa là trên mỗi
khu vực thị trường, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một
trung gian thương mại duy nhất.
• Chính sách phân phối chọn lọc nghĩa là doanh nghiệp bán sản
phẩm qua một số trung gian thương mại được chọn lọc theo
những tiêu chuẩn nhất định ở mỗi cấp độ phân phối.
+ Chính sách xúc tiến: Xúc tiến hỗn hợp (promotion mix) bao gồm năm công cụ:
• Một là, quảng cáo: là những hình thức truyền thông không trực
tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua các phương tiện
truyền tin và các chủ thể quảng cáo phải chịu chi phí.
• Hai là, bán hàng cá nhân: là việc tạo ra những giao tiếp cá nhân
thông qua việc thuyết trình chào bán hàng và các hoạt động
khác của nhân viên bán hàng nhằm mục tiêu bán được hàng
và thiết lập, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
• Ba là, khuyến mại: là những biện pháp kích thích ngắn hạn
nhằm thúc đẩy khách hàng mua tức thì.
• Bốn là quan hệ cộng đồng (PR – Public Relation). Đây là cách
để xây dựng quan hệ với các nhóm công chúng khác nhau của
công ty thông qua việc đưa ra những thông tin tốt trên các
phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng một hình ảnh đẹp
về công ty và xử lý những lời đồn, những thông tin và sự kiện thiện chí.
• Năm là, marketing trực tiếp : là hình thức người làm marketing
sử dụng các phương tiện giao tiếp đến từng thị trường nhỏ, độc
lập, thậm chí đến từng cá nhân để thu thập dữ liệu về khách
hàng kết hợp với những thông tin khác về môi trường
marketing nhằm xây dựng chiến lược marketing riêng biệt, sau
đó giới thiệu và cung ứng hàng hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu đặc thù của họ.
PHẦN 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Tổng quan chung
Tên viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN ARMEPHACO Tên
viết bằng tiếng Anh: ARMEPHACO JOINT STOCK COMPANY
Tên Công ty viết tắt: ARMEPHACO JSC.
Địa chỉ trụ sở chính: Số 118, phố Vũ Xuân Thiều, Phường Phúc Lợi, Quận
Long Biên, TP. Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện theo pháp luật của Công ty: Ông Nguyễn Văn Dũng
Chức vụ: Tổng Giám đốc
Mã số Doanh nghiệp: 0100109191
Mã cổ phiếu: AMP Vốn điều lệ: 130 000 000 000 đồng
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất, kinh doanh dược phẩm và trang thiết bị y tế. Logo của công ty:
Hình 2.1.1 Logo Công ty Armephaco
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
- CTCP Armephaco tiền thân là Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân độiđược thành lập ngày 17/4/1996
- Năm 2010, Công ty Dược và Trang thiết bị y tế Quân đội thực hiện cổ phầnhóa,
chuyển sang mô hình hoạt động theo hình thức CTCP từ ngày 23/6/2010, với VĐL là 130 tỷ đồng
- Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0100109191 doSở
kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 23/6/2010, thay đổi lần thứ 15 ngày 11/6/2014
- Ngày trở thành công ty đại chúng: 23/9/2016
- Ngày 16/11/2016, Công ty được Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam
cấpgiấy chứng nhận đăng ký chứng khoán số 144/2016/GCNCP - VSD với số
lượng đăng ký là 13.000.000 cổ phiếu.
- CÔNG TY GỒM 3 XÍ NGHIỆP LỚN:
+ Xí nghiệp Dược phẩm 120 (APHARMA): Thành lập ngày 1/5/1973, là nhà
máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO với 3 phân xưởng: Phân xưởng sản xuất
thuốc tiêm; phân xưởng sản xuất thuốc viên non-βlactam; phân xưởng sản
xuất thuốc mỡ. Nay xí nghiệp dược phẩm 120 đã chuyển đổi thành công ty
TNHH MTV 120 Armephaco, với 100% vốn công ty cổ phần Armephaco.
+ Xí nghiệp Dược phẩm 150 (COPHAVINA): Thành lập 20/10/1962, gồm
1 phân xưởng sản xuất Cephalosporin và 2 phân xưởng sản xuất thuốc viên non- βlactam.
+ Xí nghiệp Trang thiết bị y tế 130 (MEF): Thành lập 15/07/1969, là nhà
máy đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001-2000 với các phân xưởng sản xuất
thiết bị y tế cầm tay, cơ khí, điện tử, điện lạnh… Nay xí nghiệp thiết bị y tế
130 đã chuyển đổi thành công ty TNHH MTV TBYT 130 Armephaco, với
100% vốn công ty cổ phần Armephaco.
- Ngoài ra Công ty còn có các văn phòng đại diện, chi nhánh và các phòng kinhdoanh trên toàn quốc.
- Cùng với sản xuất, phân phối dược phẩm trang thiết bị y tế, từ khi cổ phần
hóa,Công ty mở rộng nhiều ngành nghề mới, trong đó có lĩnh vực cung cấp thiết
bị, thiết kế, thi công phòng mổ hiện đại, khí y tế....
- Công ty liên doanh với đối tác Hàn Quốc thành lập công ty chuyên sản xuấtbơm
kim tiêm nhựa dùng 1 lần với thương hiệu nổi tiếng VINAHANKOOK, chiếm
trên 80% thị phần ở Việt Nam.
2.1.3 Đặc điểm kinh doanh
Hình thức sử hữu vốn : Công ty cổ phần.
Sở hữu nhà nước: 29,00%
Sở hữu nước ngoài: 0,00% Sở hữu khác: 71,00% 29.00 % s hu khác s hu nhà c 71.00%
Hình 2.1.3a Hình thức sở hữu vốn của Công ty Lĩnh vực kinh doanh
Công Ty Cổ Phần Armephaco chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm trong ngành y tế như:
Sản xuất, nhập và phân phối thiết bị y tế: Buồng Điều Trị, Dụng Cụ Inox Y
Tế, Giường Bệnh Đa Chức Năng, Máy Tạo Nước Pi Hàn Quốc,..
Dụng cụ y tế Đèn Soi Phim, Bàn Tiêm, Giá Để Ống Nghiệm,..
Hệ thống khí y tế: Hệ Thống ống Dẫn Khí, Khí Y Tế, Trung Tâm Oxy,..
Sản xuất dược phẩm:Thuốc Điều Trị Phụ Khoa, Thuốc Chữa Bệnh Thần
Kinh, Thuốc Chống Dị ứng, Thuốc Chống Sốt Rét,.. ROBIO EX V2
Hình 2.1.3b 1Một số sản phẩm của Công ty Thị trường: - Dược phẩm:
+ Chủ yếu là sản phẩm truyền thống thuộc danh mục thuốc thiết yếu.
+ Tập trung bán mạnh các sản phẩm đã có thương hiệu doanh số cao,
cơ cấu bán các sản phẩm doanh số còn thấp.
+ Phát triển mở rộng kênh phân phối trên toàn quốc, bán mạnh vào hệ
thống công ty dược các tỉnh, Công ty TNHH, Nhà thuốc, Quầy thuốc, Đại lý thuốc.
+ Tập trung đấu thầu thuốc vào các cơ sở y tế nhà nước. - Thiết bị y tế:
+ Tập trung trọng điểm miền Bắc, từng bước nghiên cứu để phát triển
thị trường miền Trung, miền Nam.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy
Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản Ban kiểm soát trị Ban điều hành P. Tổng hợp Bộ phận đấu P. TCKT thầu Chi nhánh Công ty 120 Phòng KD 2 P. Kinh doanh TP.HCM Chi nhánh Công ty 130 Phòng KD 9 Cần Thơ P. Dự án Công ty 150
Sơ đồ 2.1.4 Tổ chức Công ty
(Nguồn: Phòng tổng hợp công ty cổ phần ARMEPHACO)
Công ty cổ phần ARMEPHACO được tổ chức và hoạt động theo Luật
doanh nghiệp của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
68/2014/QH13 ngày 26/11/2014. Các hoạt động của công ty tuân thủ Luật doanh
nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Tổ chức và Hoạt động của công ty.
• Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ)
Đại hội đồng cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất
của Công ty. ĐHĐCĐ có quyền và nghĩa vụ: Thông qua kế hoạch sản xuất kinh
doanh hàng năm và định hướng phát triển của Công ty; thông qua Báo cáo tài
chính năm được kiểm toán, các báo cáo của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
Sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định
của Luật pháp và Điều lệ Công ty.
• Hội đồng quản trị (HĐQT)
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh
Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty,
trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền ĐHĐCĐ, HĐQT giữ vai trò định hướng chiến
lược kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo và giám sát hoạt động của Công ty
thông qua Ban điều hành.. • Ban kiểm soát
Do ĐHĐCĐ bầu ra, Ban kiểm soát có nhiệm vụ giám sát Hội đồng quản
trị, Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Công ty; kiểm tra tính hợp lý,
hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động
kinh doanh; tính hệ thống, nhất quán và phù hợp của công tác kế toán, thống kê
và lập báo cáo tài chính; thực hiện các nhiệm vụ khác theo Điều lệ Công ty • Ban Tổng Giám đốc
Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng Giám đốc theo luật định và
Điều lệ của Công ty,v.v…và giải quyết những vấn đề được HĐQT phân cấp hoặc
uỷ quyền cho Tổng Giám đốc.
Tổng giám đốc điều hành chung các hoạt động của Công ty và trực tiếp phụ
trách một số lĩnh vực. Tổng Giám đốc bằng quyết định của mình phân công cho
các Phó tổng Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực cụ thể. Theo yêu cầu điều hành
trong từng thời gian, Tổng Giám đốc có thể điều chỉnh lại sự phân công công việc
giữa các Phó tổng Giám đốc. Khi cần thiết Tổng Giám đốc có thể uỷ quyền cho
Phó tổng Giám đốc thực hiện một số nhiệm vụ của Tổng Giám đốc.
Quyết định vấn đề lớn hoặc đột xuất mới phát sinh, các sự cố thiên tai, tai
nạn… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong thời gian vắng mặt, Tổng Giám đốc uỷ quyền cho một (01) Phó tổng
Giám đốc giải quyết công việc thay mình.
Thường xuyên giữ mối liên hệ với Bí thư Đảng uỷ Công ty, Chủ tịch Công
đoàn của Công ty để phối hợp công tác và thực hiện các chủ trương, chính sách
của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị của Công ty, cũng như tạo điều kiện
để các tổ chức Chính trị có thể hoạt động hiệu quả.
Giữ mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương.
Xử lý công việc trên cơ sở xem xét hồ sơ, tài liệu trình và các ý kiến chính
thức của Phó tổng Giám đốc, cơ quan và đơn vị liên quan.
Định kỳ hoặc đột xuất họp với các Phó tổng Giám đốc xem xét giải quyết
các vấn đề liên quan hoặc tháo gỡ các khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Thành lập các tổ, ban chuyên ngành để tư vấn cho Tổng Giám đốc xem xét, giải
quyết các vấn đề quan trọng, phức tạp. Nhiệm vụ, phương thức hoạt động, thành
phần và thời gian hoạt động của các tổ, ban chuyên ngành được tổng giám đốc
quy định trong văn bản thành lập.
Thành lập các tổ công tác để giúp Tổng Giám đốc giải quyết những nhiệm
vụ quan trọng, đột xuất đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị của Công ty.
Làm việc trực tiếp với các phòng, đơn vị về những vấn đề đã được phân
công, giao nhiệm vụ cho các Phó tổng Giám đốc hoặc các Trường cơ quan, đơn
vị trong từng trường hợp cụ thể. - Bộ máy giúp việc
+ Phòng tổng hợp: Kiểm soát nhân lực, Theo dõi phản ánh các khoản
chi phí sản xuất từ đó kết chuyển và tính giá thành công trình, hạng
mục công trình hoàn thành, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Phối hợp với phòng kinh doanh, phòng xây dựng để bàn giao, quyết toán công trình.
+ Phòng dự án: tìm kiếm việc làm, xây dựng kế hoạch tìm kiếm quản
lý dự án, tổ chức thực hiện về mặt kỹ thuật, giám sát kỹ thuật, thi công công trình dự án.
+ Phòng kế toán: Quản lý tài chính, tài sản, sử dụng nguồn tiền theo quy
định của pháp luật Nhà nước và quy chế của Công ty
+ Phòng kinh doanh: Tổ chức thi công nghiệm thu bàn giao công trình
và phối hợp với phòng tài chính kế toán thanh quyết toán công
trình, còn có trách nhiệm nắm bắt thông tin giá cả, biến động thị
trường để lập định mức cho các chỉ tiêu chi phí sản xuất.
+ Bộ phận đấu thầu: Chuẩn bị lập các hồ sơ dự thầu, đấu thầu tổ chức dự thầu
2.1.5 Tình hình sử dụng lao động Đơn vị: người
Bảng 2.1.5 Tình hình lao động của Công ty
( Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2018, 2019, 2020) Nhận xét: