Tiểu luận Tìm hiểu về công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy môn Marketing căn bản - Học viện nông nghiệp Việt Nam

Tiểu luận Tìm hiểu về công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy môn Marketing căn bản - Học viện nông nghiệp Việt Nam được tổng hợp chi tiết giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem! 

Trường:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam 406 tài liệu

Thông tin:
3 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận Tìm hiểu về công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy môn Marketing căn bản - Học viện nông nghiệp Việt Nam

Tiểu luận Tìm hiểu về công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy môn Marketing căn bản - Học viện nông nghiệp Việt Nam được tổng hợp chi tiết giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem! 

27 14 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|44816844
Công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy
Câu chuyện Vinasoy
“VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN”: (1997- 1999)
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1997. Khi ấy, một nhà máy sữa được thành lập
trực thuộc công ty Đường Quảng Ngãi với tên gọi Trường Xuân – ấp ủ hoài bão
của những người sáng lập về một mùa xuân trường tồn. Với số vốn đầu tư ban
đầu 60 tỷ đồng, nhà máy được trang bị một dây chuyền thiết bị hiện đại của tập
đoàn Tetra Pak- Thụy Điển công suất 10 triệu lít/ năm, 100 công nhân. Mặt
hàng chủ lực của công ty lúc bấy giờ là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem, riêng
sữa đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng sản phẩm.
Là một nhà máy “non trẻ” trong thị trường sữa lúc bấy giờ, chúng tôi phải đối
mặt với đầy rẫy những thách thức. Đó là cuộc đua “không cân sức” trên thị
trường sữa với các nhãn hàng có “tên tuổi” và các hãng sữa ngoại nhập, đó là sự
lúng túng trước công nghệ sản xuất mới, đó là sự dàn trải sản phẩm ảnh hưởng
đến chất lượng. Và như một quy luật tất yếu, chúng tôi không được thị trường
chấp nhận, dẫn đến hoạt động cầm chừng và đứng trước nguy cơ “chết yểu”.
Tổng sản lượng hàng năm chỉ đạt 1,1 triệu lít/ năm với mức lỗ lên đến 30 tỷ
(50% tổng vốn đầu tư ban đầu).
VƯỢT KHÓ VÀ “THOÁT HIỂM”: (2000-2002)
Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng chúng tôi vẫn không chùn bước. Chúng
tôi không ngừng dò dẫm tìm đường để mở lối cho việc sản xuất của nhà máy.
Từ việc tìm kiếm mọi nguồn gia công cho các nhãn hiệu khác như kem Wall,
đầu tư dây chuyền fino, sản xuất nước tăng lực Lion…cho đến bán kem dạo,
chào bán sữa…đó là sự nỗ lực của một tập thể hơn 100 con người để duy trì
hoạt động cho công ty.
Cuối cùng, mọi nỗ lực của chúng tôi cũng được đền đáp. Sự kiện đánh dấu bước
“thoát hiểm” là vào ngày giáng sinh năm 2001, sản phẩm sữa đậu nành Fami
được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung
cấp cho “Chương trình sữa học đường tại Việt Nam”. Sự kiện này chính là
“chiếc phao cứu sinh” để nhà máy tiếp tục hoạt động và mở ra con đường phía
trước. Đây không chỉ là công việc của một nhà sản xuất đơn thuần mà đó là tâm
huyết của cả một tập thể nhà máy mang từng hộp sữa đến với trẻ em vùng sâu
vùng xa gặp nhiều khó khăn. Suốt 8 năm thực hiện chương trình, đã có gần 56
triệu suất sữa đậu nành theo chân của chúng tôi đến tận tay gần 530 ngàn lượt
học sinh tiểu học ở 9 tỉnh miền Bắc Trung Bộ.
lOMoARcPSD|44816844
CHUYỂN MÌNH TẠO THẾ TIÊN PHONG: (2002- 2005)
Đứng trước xu thế đa dạng hóa sản phẩm với sự xuất hiện nhiều công ty đa lĩnh
vực, đa ngành nghề, chúng tôi lại tiếp tục loay hoay và trăn trở với bài toán khó
do thị trường đặt ra. Học hỏi từ chiến lược tập trung trong kinh doanh theo quan
điểm của nhà chiến lược hàng đầu thế giới Michael Porter, chúng tôi đã tìm ra
đáp án. Năm 2003, nhà máy sữa Trường Xuân trở thành doanh nghiệp Việt
Nam đầu tiên chuyên về sữa đậu nành và mặt hàng tiên phong xâm nhập thị
trường là sữa đậu nành Fami.
Song song đó, chúng tôi đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc xây
dựng thương hiệu trên con đường trở thành “người dẫn đầu”. Chúng tôi đã chủ
động "gõ cửa" lần lượt 14 nhà tư vấn ở nhiều nơi với một mong mỏi duy nhất
được học hỏi về xây dựng thương hiệu một cách bài bản. Đầu năm 2004, chúng
tôi đã tình cờ gặp ông Richard Moore và hoàn toàn bị thuyết phục bởi quan
điểm “sức mạnh thương hiệu của ông, nghĩa là xem thương hiệu như là một
"con người" có hình dáng, có tính cách. Và ngày 16/5/2005, thương hiệu
Vinasoy với tính cách “thiên nhiên, sáng tạo, tận tâm” ra đời và nhà máy sữa
Trường Xuân chính thức đổi thành Công Ty Sữa Đậu Nành Việt Nam -
VinaSoy. Đây là bước đầu tiên trên con đường trở thành “người dẫn đầu” trong
ngành sữa đậu nành Việt Nam.
DÁM THAY ĐỔI ĐỂ VƯƠN XA: (2005-2009)
Không dừng lại ở đó, chúng tôi đã không ngừng tiếp thu, tìm tòi và học hỏi từ
trong nước đến ngoài nước về kỹ thuật sản xuất, hệ thống quản lý, xây dựng hệ
thống phân phối, xây dựng chiến dịch marketing khác biệt và hiệu quả. Chính sự
nỗ lực dám thay đổi đã giúp Vinasoy dần dần trở thành một tập thể chặt chẽ về
quản lý, mạnh về chuyên môn và nhạy về thị trường. Chúng tôi đã phát triển mô
hình quản lý 4M, áp dụng các hệ thống quản lý Kazen. Năm 2008, một sự kiện
đánh dấu bước phát triển của VINASOY là dây chuyền máy rót TBA 22 và
TBA 23 với công suất 20-24 nghìn hộp/ giờ (dòng máy công suất lớn nhất của
Tetra Pak) tạo nên sự đột phá về công suất và chất lượng sản phẩm. Dây chuyền
mới thay thế cho 5 máy TBA công suất nhỏ nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử
trong giai đoạn thăng trầm của nhà máy và là những minh chứng cho giai đoạn
phát triển của Vinasoy.
BƯỚC KHỞI ĐẦU CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (2010-2012)
Hai năm trở lại đây là thời gian chứng kiến bước đột phá về mọi mặt của
Vinasoy. Vinasoy nay đã xây dựng hoàn thiện hệ thống danh mục thương hiệu
lOMoARcPSD|44816844
và định vị thương hiệu. Thành quả lớn nhất mà Vinasoy đạt được là thương hiệu
sữa đậu nành Fami đã chiếm được tình cảm của người tiêu dùng và hiện nay
đang dẫn đầu thị phần sữa đậu nành hộp giấy với gần 80% thị phần sản lượng.
Hơn 600 nhân viên bán hàng toàn quốc với mạng lưới phân phối khắp 63 tỉnh
thành. Công suất nhà máy liên tục tăng trưởng từ 60 triệu lít năm 2010 đến 125
triệu lít năm 2012.
Không dừng ở đó, năm 2012, sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy nguyên chất ra
đời mở đầu cho dòng sản phẩm sáng tạo của ngành hàng đậu nành, thể hiện
hướng đi mới “đầu tư chiều sâu” của Vinasoy. Và cũng trong năm đó, nhà
máy thứ 2 của Vinasoy tại Bắc Ninh với công suất 180 triệu lít được khởi
công, khép lại một trang phát triển 15 năm thăng trầm và rực rỡ của một tập thể
đầy nhiệt huyết để mở ra một trang mới đầy thách thức…
| 1/3

Preview text:

lOMoARcPSD| 44816844
Công ty sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy
Câu chuyện Vinasoy
“VẠN SỰ KHỞI ĐẦU NAN”: (1997- 1999)
Câu chuyện bắt đầu vào năm 1997. Khi ấy, một nhà máy sữa được thành lập
trực thuộc công ty Đường Quảng Ngãi với tên gọi Trường Xuân – ấp ủ hoài bão
của những người sáng lập về một mùa xuân trường tồn. Với số vốn đầu tư ban
đầu 60 tỷ đồng, nhà máy được trang bị một dây chuyền thiết bị hiện đại của tập
đoàn Tetra Pak- Thụy Điển công suất 10 triệu lít/ năm, 100 công nhân. Mặt
hàng chủ lực của công ty lúc bấy giờ là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem, riêng
sữa đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng sản phẩm.
Là một nhà máy “non trẻ” trong thị trường sữa lúc bấy giờ, chúng tôi phải đối
mặt với đầy rẫy những thách thức. Đó là cuộc đua “không cân sức” trên thị
trường sữa với các nhãn hàng có “tên tuổi” và các hãng sữa ngoại nhập, đó là sự
lúng túng trước công nghệ sản xuất mới, đó là sự dàn trải sản phẩm ảnh hưởng
đến chất lượng. Và như một quy luật tất yếu, chúng tôi không được thị trường
chấp nhận, dẫn đến hoạt động cầm chừng và đứng trước nguy cơ “chết yểu”.
Tổng sản lượng hàng năm chỉ đạt 1,1 triệu lít/ năm với mức lỗ lên đến 30 tỷ
(50% tổng vốn đầu tư ban đầu).
VƯỢT KHÓ VÀ “THOÁT HIỂM”: (2000-2002)
Khó khăn chồng chất khó khăn nhưng chúng tôi vẫn không chùn bước. Chúng
tôi không ngừng dò dẫm tìm đường để mở lối cho việc sản xuất của nhà máy.
Từ việc tìm kiếm mọi nguồn gia công cho các nhãn hiệu khác như kem Wall,
đầu tư dây chuyền fino, sản xuất nước tăng lực Lion…cho đến bán kem dạo,
chào bán sữa…đó là sự nỗ lực của một tập thể hơn 100 con người để duy trì hoạt động cho công ty.
Cuối cùng, mọi nỗ lực của chúng tôi cũng được đền đáp. Sự kiện đánh dấu bước
“thoát hiểm” là vào ngày giáng sinh năm 2001, sản phẩm sữa đậu nành Fami
được Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cung
cấp cho “Chương trình sữa học đường tại Việt Nam”. Sự kiện này chính là
“chiếc phao cứu sinh” để nhà máy tiếp tục hoạt động và mở ra con đường phía
trước. Đây không chỉ là công việc của một nhà sản xuất đơn thuần mà đó là tâm
huyết của cả một tập thể nhà máy mang từng hộp sữa đến với trẻ em vùng sâu
vùng xa gặp nhiều khó khăn. Suốt 8 năm thực hiện chương trình, đã có gần 56
triệu suất sữa đậu nành theo chân của chúng tôi đến tận tay gần 530 ngàn lượt
học sinh tiểu học ở 9 tỉnh miền Bắc Trung Bộ. lOMoARcPSD| 44816844
CHUYỂN MÌNH TẠO THẾ TIÊN PHONG: (2002- 2005)
Đứng trước xu thế đa dạng hóa sản phẩm với sự xuất hiện nhiều công ty đa lĩnh
vực, đa ngành nghề, chúng tôi lại tiếp tục loay hoay và trăn trở với bài toán khó
do thị trường đặt ra. Học hỏi từ chiến lược tập trung trong kinh doanh theo quan
điểm của nhà chiến lược hàng đầu thế giới Michael Porter, chúng tôi đã tìm ra
đáp án. Năm 2003, nhà máy sữa Trường Xuân trở thành doanh nghiệp Việt
Nam đầu tiên chuyên về sữa đậu nành
và mặt hàng tiên phong xâm nhập thị
trường là sữa đậu nành Fami.
Song song đó, chúng tôi đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc xây
dựng thương hiệu trên con đường trở thành “người dẫn đầu”. Chúng tôi đã chủ
động "gõ cửa" lần lượt 14 nhà tư vấn ở nhiều nơi với một mong mỏi duy nhất là
được học hỏi về xây dựng thương hiệu một cách bài bản. Đầu năm 2004, chúng
tôi đã tình cờ gặp ông Richard Moore và hoàn toàn bị thuyết phục bởi quan
điểm “sức mạnh thương hiệu” của ông, nghĩa là xem thương hiệu như là một
"con người" có hình dáng, có tính cách. Và ngày 16/5/2005, thương hiệu
Vinasoy với tính cách “thiên nhiên, sáng tạo, tận tâm” ra đời và nhà máy sữa
Trường Xuân chính thức đổi thành Công Ty Sữa Đậu Nành Việt Nam -
VinaSoy. Đây là bước đầu tiên trên con đường trở thành “người dẫn đầu” trong
ngành sữa đậu nành Việt Nam.
DÁM THAY ĐỔI ĐỂ VƯƠN XA: (2005-2009)
Không dừng lại ở đó, chúng tôi đã không ngừng tiếp thu, tìm tòi và học hỏi từ
trong nước đến ngoài nước về kỹ thuật sản xuất, hệ thống quản lý, xây dựng hệ
thống phân phối, xây dựng chiến dịch marketing khác biệt và hiệu quả. Chính sự
nỗ lực dám thay đổi đã giúp Vinasoy dần dần trở thành một tập thể chặt chẽ về
quản lý, mạnh về chuyên môn và nhạy về thị trường. Chúng tôi đã phát triển mô
hình quản lý 4M, áp dụng các hệ thống quản lý Kazen. Năm 2008, một sự kiện
đánh dấu bước phát triển của VINASOY là dây chuyền máy rót TBA 22 và
TBA 23 với công suất 20-24 nghìn hộp/ giờ (dòng máy công suất lớn nhất của
Tetra Pak) tạo nên sự đột phá về công suất và chất lượng sản phẩm. Dây chuyền
mới thay thế cho 5 máy TBA công suất nhỏ nay đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử
trong giai đoạn thăng trầm của nhà máy và là những minh chứng cho giai đoạn phát triển của Vinasoy.
BƯỚC KHỞI ĐẦU CHO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG (2010-2012)
Hai năm trở lại đây là thời gian chứng kiến bước đột phá về mọi mặt của
Vinasoy. Vinasoy nay đã xây dựng hoàn thiện hệ thống danh mục thương hiệu lOMoARcPSD| 44816844
và định vị thương hiệu. Thành quả lớn nhất mà Vinasoy đạt được là thương hiệu
sữa đậu nành Fami đã chiếm được tình cảm của người tiêu dùng và hiện nay
đang dẫn đầu thị phần sữa đậu nành hộp giấy với gần 80% thị phần sản lượng.
Hơn 600 nhân viên bán hàng toàn quốc với mạng lưới phân phối khắp 63 tỉnh
thành. Công suất nhà máy liên tục tăng trưởng từ 60 triệu lít năm 2010 đến 125 triệu lít năm 2012.
Không dừng ở đó, năm 2012, sản phẩm sữa đậu nành Vinasoy nguyên chất ra
đời mở đầu cho dòng sản phẩm sáng tạo của ngành hàng đậu nành, thể hiện
hướng đi mới “đầu tư chiều sâu” của Vinasoy. Và cũng trong năm đó, nhà
máy thứ 2
của Vinasoy tại Bắc Ninh với công suất 180 triệu lít được khởi
công, khép lại một trang phát triển 15 năm thăng trầm và rực rỡ của một tập thể
đầy nhiệt huyết để mở ra một trang mới đầy thách thức…