Tiểu luận Tín ngưỡng thờ bà Thuỷ Long - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Tiểu luận Tín ngưỡng thờ bà Thuỷ Long - Văn hóa học | Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Văn hóa học
Trường: Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HÓA HỌC * * *
TÍN NGƯỠNG THỜ BÀ THỦY LONG
CỦA NGƯỜI DÂN TÂY NAM BỘ
(BÀI THU HOẠCH CUỐI KỲ)
SINH VIÊN: NGÔ NGUYỄN THUỲ LINH MSSV: 2256140041 KHOA: VĂN HÓA HỌC LỚP: K16.2 STT: Năm 2023 MỤC LỤC
Phần TỔNG QUAN............................................................................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu đề tài.........................................................................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................................4
4.1 Cơ sở phương pháp luận........................................................................................................................................4
4.2 Các phương pháp cụ thể.........................................................................................................................................4
5. Dự kiến những kết quả sau khi nghiên cứu...............................................................................................................4
Phần NỘI DUNG................................................................................................................................................................5
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn....................................................................................................................5
1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................................................................5
1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................................................................6
Chương II: Khái quát về tín ngưỡng thờ nữ thần ở Nam Bộ.......................................................................................6
Chương II: Tín ngưỡng thờ Bà Thủy Long ở Nam Bộ.................................................................................................7
2.1. Nguồn gốc hình thành............................................................................................................................................7
3.2. Về thờ tự..............................................................................................................................................................11
Chương IV: Tín ngưỡng thờ bà Thủy Long của người dân Tây Nam Bộ.................................................................12
4.1. Nguồn gốc............................................................................................................................................................12
4.2. Nơi thờ tự.............................................................................................................................................................12
4.3. Cách người dân thực hành tín ngưỡng................................................................................................................13
Chương V: So sánh với tín ngưỡng thờ bà Thủy Long ở Đông Nam Bộ...................................................................15
5.1. Nguồn gốc và nơi thờ tự......................................................................................................................................15
5.2. Cách người dân thực hành tín ngưỡng................................................................................................................16
Chương VI: Vấn đề gìn giữ và phát huy giá trị của tín ngưỡng trước những thách thức của thời đại...................17
Phần KẾT LUẬN:............................................................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................................18 2 Phần TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Là một người con miền Bắc nên khi vào Nam để học tập, người viết luôn tò mò với
những giá trị văn hóa - tín ngưỡng của người dân Nam Bộ, đặc biệt là những giá trị văn
hóa - tín ngưỡng dân gian, đã xuất hiện từ xa xưa và trải qua nhiều biến động của thời gian.
Trong quá trình khám phá và tìm tòi, người viết nhận thấy những khác biệt về vị trí địa lý
và điều kiện tự nhiên cũng tác động không nhỏ trong việc hình thành những nếp sống,
phong tục tập quán và tín ngưỡng. Một trong số đó là đặc trưng nhiều sông, ngòi, biển với
hệ thống kênh rạch chằng chịt. Người dân Nam Bộ sống dựa vào sông nước, gắn bó khăng
khít với sông nước từ đời sống hiện thực lẫn đời sống tâm linh.
Tìm hiểu về đời sống tâm linh, người viết thấy được một tín niệm hết sức đặc sắc
đó là Bà Thủy Long. Từ đây, thôi thúc người viết phải đi tìm lời giải đáp cho những câu
hỏi: Bà Thủy Long là ai? Ảnh hưởng của Bà đến vùng đất Nam Bộ như thế nào? Tuy
nhiên, vì vùng đất Nam Bộ khá rộng lớn và những kiến thức của người viết về vùng đất
với hơn 300 lịch sử này còn hạn hẹp nên khó có thể giải quyết triệt để vấn đề trên một
phạm vi địa lý lớn. Đó là lý do người viết lựa chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ bà Thủy Long
của người dân Tây Nam Bộ” là đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Lựa chọn đề tài này để hình thành cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết quá trình hình
thành và phát triển của Tín ngưỡng thờ bà Thủy Long của người dân Tây Nam Bộ. Góp
phần giáo dục, nhắc nhở đến người đọc về cội nguồn, về những giá trị truyền thống của đất
nước. Từ đó tỉnh thức ý thức lưu giữ và bảo tồn, đây không phải công việc của một cá
nhân hay một tập thể mà là trách nhiệm của cả một quốc gia, dân tộc.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là tín ngưỡng thờ bà Thủy Long ở Tây Nam
Bộ. Cụ thể là tiến hành khai thác nhiều khía cạnh khác nhau như lịch sử hình thành, phát
triển, ý nghĩa cũng như cách thức người dân thực hành tín ngưỡng. Vì thế tín ngưỡng thờ
Bà Thủy Long sẽ xuất hiện liên tục và xuyên suốt trong đề tài. 3
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở phương pháp luận
Nghiên cứu một vấn đề cần dựa trên những quan điểm phù hợp với thực tiễn khách
quan. Vì thế trong bài viết này, tác giả đã sử dụng hai quan điểm: quan điểm lịch sử và
quan điểm toàn diện, cụ thể.
Trước hết là quan điểm lịch sử, do tín ngưỡng thờ Bà Thủy Long đã hình thành và
phát triển theo các giai đoạn của lịch sử Việt Nam vậy nên sẽ có những biến chuyển, thay
đổi khác nhau. Dựa vào quan điểm lịch sử sẽ giúp người viết đánh giá được khách quan sự
phát triển của tín ngưỡng thờ Bà Thủy Long.
Thứ hai, vận dụng quan điểm toàn diện, cụ thể là cách giúp cho vấn đề nghiên cứu
được làm rõ ràng, đầy đủ, khách quan. Tránh xảy ra hiện tượng đánh giá chỉ dựa theo cảm
tính cá nhân, đánh giá phiến diện. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là cần dựa vào thực tế khi
nghiên cứu, nhất là khi nghiên cứu đến những giải pháp bảo tồn tín ngưỡng thờ Bà Thủy Long.
4.2 Các phương pháp cụ thể
Phương pháp nghiên cứu có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong khi nghiên cứu và
đánh giá vấn đề nghiên cứu. Đối với tín ngưỡng thờ Bà Thủy Long, có thể vận dụng một
số phương pháp vừa có tính triển khai vừa có tính tích hợp như phương pháp lịch sử
(nghiên cứu theo quá trình hình thành, tồn tại và phát triển) và phương pháp phân tích,
tổng hợp. Ngoài ra, còn có thể áp dụng phương pháp đối chiếu, so sánh để làm rõ đặc
trưng và sự khác biệt giữa Bà Thủy Long ở Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ hay Trung Bộ.
Mặc khác, tùy vào điều kiện khách quan, có thể áp dụng các phương pháp khác như trải
nghiệm thực tế, phỏng vấn,… Mỗi một phương pháp khác nhau sẽ đặt ra những yêu cầu
khác nhau, căn cứ vào nội dung nghiên cứu mà người viết sử dụng, kết hợp cho phù hợp.
5. Dự kiến những kết quả sau khi nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu có thể sẽ góp được một phần nhỏ trong việc đánh thức các bạn
trẻ về tinh thần “uống nước nhớ nguồn”, thêm một chút sức trong hành trình gìn giữ và
phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng thời, kết quả sẽ mang đến 4 cho mọi 5
người cái nhìn khách quan và cụ thể và đúng đắn hơn về những giá trị của tín ngưỡng thò
Bà Thủy Long của người dân Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, kết quả sau nghiên cứu có thể sẽ
không đầy đủ như dự kiến nên rất cần những ý kiến góp ý, phê bình của người đọc. Phần NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1.1. Cơ sở lý luận
Tín ngưỡng thờ Bà Thủy Long là một nét văn hóa độc đáo trong đời sống tinh thần
của người dân Tây Nam Bộ. Tín ngưỡng là niềm tin, sự ngưỡng mộ và thực hành của con
người đối với một đấng thần linh hay một thứ gì đó huyền bí, siêu nhiên bằng nhiều hình
thức khác nhau. Trong tín ngưỡng không thể thiếu việc thờ cúng thể hiện thông qua việc
dựng bàn thờ, miếu thờ, bày trí gian thờ, thắp hương, dâng lễ vật và cầu nguyện.
Tín ngưỡng thờ Bà Thủy Long là một tín ngưỡng của người dân Tây Nam Bộ nên
chúng ta không thể không nhắc đến người dân, vùng văn hóa Nam Bộ nói chung và vùng
Tây Nam Bộ nói riêng. Đầu tiên, Nam Bộ là một trong bảy vùng văn hóa của nước ta, trải
dài từ Bình Phước đến Cà Mau. Phía Tây Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Đông Bắc
giáp dãy Trường Sơn và duyên hải Nam Trung Bộ, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan, phía
Đông Nam giáp biển Đông. Nam Bộ được hình thành trên châu thổ của hai con sống lớn là
sông Cửu Long và sông Đồng Nai, được chia thành hai vùng là Tây Nam Bộ và Đông Nam
Bộ. Trong đó Tây Nam Bộ là khu vực thuộc vùng châu thổ sông Cửu Long. Đây là vùng
đồng bằng duyên hải ven biển, có rừng nước lợ và rừng ngập mặt. Vậy nên hầu như năm
nào vùng ngày cũng xảy ra lũ lụt. Bên cạnh đó vì là vùng đất mới nên các hiện tượng bồi
đắp, sụp lở v.v… cũng thường xuyên xảy ra khiến hoạt động canh tác, sản xuất của nhân
dân gặp rất nhiều khó khăn. Từ đó hình thành nhu cầu tâm lý mong muốn được các thế lực
linh thiêng phù hộ, che chở. 6 Bàn đồ Tây Nam Bộ
Nguồn: https://quyhoachvietnam.com/ban-do-mien-tay-nam-bo/
1.2. Cơ sở thực tiễn
Nhắc đến người dân Tây Nam Bộ thì chúng ta không thể không nhắc đến tín ngưỡng
thờ Bà Thủy Long. Bởi lẽ không một có một người dân Tây Nam Bộ nào là không biết về
Bà. Minh chứng rõ ràng nhất đó là có rất nhiều đền, miếu thờ Bà Thủy Long được lập ở
khắp vùng Tây Nam Bộ. Tuy nhiên để có kiến thức đầy đủ về Bà thì không phải người dân
nào cũng biết, đặc biệt là các bạn trẻ.
Chương II: Khái quát về tín ngưỡng thờ nữ thần ở Nam Bộ
Những câu chuyện dân gian, những truyền thuyết luôn là nơi chứa đựng nguồn sáng
tạo bất tận của nhân dân. Trong những câu chuyện ấy, người dân gửi gắm những suy nghĩ,
tưởng tượng của mình về hình ảnh của các nữ thần. Có khi là giúp dân khai hoang, mở
mang bờ cõi, có khi là giúp đánh giặc, giữ nước, cũng có khi lại giúp họ mưu sinh, kiếm
sống. Như vậy, người Việt Nam Bộ đã xây dựng hình tượng các nữ thần với những quyền
năng thần kì gắn liền với nhu cầu đời sống lúc bấy giờ.
Đề cập đến số lượng các nữ thần ở Nam Bộ, trong cuốn Gia Định Thành thông chí,
tác giả Trịnh Hoài Đức có nhắc đến bốn nữ thần là bà Chúa Ngọc, bà Chúa Động, Bà Hỏa
Tinh và Bà Thủy Long. Còn cuốn Phong tục tập quán Việt Nam lại cho rằng người dân
thường thợ phụng chín bà đó là Bà Chúa Tiên, Bà chúa Ngọc, Bà Hồng, bà Hỏa, Bà Thủy, 7 Bà Thiên Hậu, 8
Bà Chúa Xứ, Cửu Thiên Huyền Nữ và Bà Nữ Oa. Song, trên thực tế, số lượng nữ thần ở
Nam Bộ còn phong phú và đa dạng hơn nhiều. Nhưng trong khuôn khổ bài viết này, vì trình
độ còn hạn chế nên người viết xin phép chỉ tập trung vào Bà Thủy Long. Mặt khác, hiện nay
cũng chưa có tài liệu nào có khả năng thống kê đầy đủ tất cả các thần tích liên quan đến nữ thần ở Nam Bộ.
Chương II: Tín ngưỡng thờ Bà Thủy Long ở Nam Bộ
2.1. Nguồn gốc hình thành
Bà Thủy Long là vị nữ thần có nhiều định danh, có thể kể đến như Thủy Long Thần
Nữ, Thủy Long công chúa, Thủy Long Thánh Phi, công chúa Thủy Tề, bà Thủy hay Bà
Cậu. Đồng thời cũng là vị nữ thần sở hữu lai lịch khá mơ hồ.
Hiện nay có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc thờ bà Thủy Long. Nhưng
chung quy lại có tất cả ba thuyết. Thứ nhất, người ta cho rằng bà Thủy vốn được tách riêng
từ bà Ngũ Hành cùng với bà Hỏa. Bởi thủy, hỏa là hai nhân tố quan trọng của đời sống con
người (Nguyễn Hữu Thông, 2012; Nguyễn Thanh Lợi, 2013 và nhiều tác giả khác). Thứ hai,
cùng với bà Hỏa, bà Thủy là hình thức tín ngưỡng riêng, xuất phát từ quan niệm thuần túy
bản địa, vì người xưa thường thờ cũng những lực lượng thường xuyên đe dọa con người.
Còn bà Ngũ Hành có xuất xứ ngoại lai vì ngũ hành là một quan niệm mang tính vũ trụ luận
của triết học Trung Quốc, nó giải thích nguồn gốc và quá trình biến đổi của vạn vật trong vũ
trụ (Ngô Đức Thịnh, 2012). Thứ ba, bà là một vị thần biển có danh hiệu, đã được triều đình
nhà Nguyễn phong sắc Trung đẳng thần.
Tuy nhiên cũng phải nói thêm, Thuyết Ngũ hành đã được lưu truyền rộng rãi và lâu
dài trong dân gian từ thời cổ đại. Thực tế ở Việt Nam, người ta đồng nhất ngũ hành với việc
thờ cúng năm vị nữ thần là Ngũ Hành Nương Nương. Và ở Nam Bộ, bà Ngũ Hành cũng rất
phổ biến kể cả khi gọi gộp chung hay tách riêng từng bà: Bà Kim, Bà Mộc, Bà Hỏa, Bà
Thủy, Bà Thổ. Điều đó góp phần củng cố cho quan niệm Thủy Long Thần Nữ ban đầu là
một thành viên trong Ngũ Hành Nương Nương nhưng về sau được tách khỏi hệ thống này
và trở thành một nữ thần độc lập trong các miếu thờ. Nguyên nhân là là do bà có tầm ảnh
hưởng lớn đến sự sống còn của cư dân vùng sống nước. 9 Tượng Bà Ngũ Hành
Nguồn: https://baocantho.com.vn/tuc-tho-ba-ngu-hanh-o-nam-bo-a131894.html
Miếu Bà Ngũ Hành với cốt tượng bên trong
Nguồn: https://baocantho.com.vn/tuc-tho-ba-ngu-hanh-o-nam-bo-a131894.html 10
Bà Thủy Long ở Nam Bộ có hai người con, hình tượng của bà là một mệnh phụ phu
nhân cưỡi ngư long (cá rồng). Vào triều Nguyễn, Thủy Long Thánh Phi được sắc phong Trứ
Linh Chưởng Ứng Mục Uyên Hoằng Bác Uông Nhuận Trung Đẳng Thần (tính đến đời Tự
vua Đức). Bà được thờ chủ yếu ở các dạng: thần cai quản các suối, giếng nước, ao nước như
Miếu Mạch Bà (huyện Hóc Môn, TP.HCM), miếu Xuân Trường (TP. Thủ Đức, TP.HCM),
miếu Kim Ngọc (Quận 1, TP. HCM) v.v… hoặc thần cai quản các con sông, thần phù hộ
ngư dân, thần phù hộ người làm nghề đưa đò, chạy tàu. Điều đáng lưu ý là càng về các vùng
ven biển, ven sông lớn thì tín ngưỡng thờ Bà Thủy Long càng đậm nét. Đến mức ở nhiều
nơi người ta xây dựng miếu thờ Bà rất lớn và uy danh của bà còn sâu sắc hơn cả Thành
Hoàng Bản Cảnh. Bên cạnh đó, có rất nhiều truyền thuyết đồng nhất Thủy Long Thánh Phi
với Thiên Y A Na Diễn Ngọc Phi của đồng bào người Chăm. Trong dân gian, Bà- Cậu cũng
có nghĩa là Bà Thủy Long, con gái Thủy Tề. “Cậu” ở đây là nam thần, có tên là Hà Bá hoặc
là cậu Tài, cậu Quý, con của bà. Hoặc Bà Cậu chính là Bà Thủy và hai người con trai: Cậu Tài và Cậu Quý. 11
Cậu Quý áo đỏ, bên trái. Cậu Tài áo xanh, bên phải Nguồn: ht
tps://banthoviet.net.vn/phong-tuc-tho-cung-cau-tai-cau-cau-quy-cua-nguoi-dan- na m- bo.html
Tranh thờ cậu Tài, cậu Quý
Nguồn: Group Đại Nam Hội Quán
Cộng đồng người Hoa ở Nam Bộ cũng thờ một số thần linh sống nước có mối quan hệ
với Bà Thủy Long của người Việt. Đầu tiên là Long Vương, gồm bốn vị, trị vì bốn biển của 12
Trung Quốc theo quan niệm cổ, bao gồm: Đông Hải Long Vương, Nam Hải Long Vương,
Tây Hải Long Vương và Bắc Hải Long Vương. Đôi khi tín ngưỡng Long Vương còn chịu
ảnh hưởng của Thiên Y Ana từ Phật giáo Bắc Tông. Thứ hai, Long Mẫu Nương Nương là
mẹ của Tứ Hải Long Vương, nữ thần được thờ ở cửa biển Quảng Đông với danh hiệu “Việt
Thành Thủy Khẩu Long Mẫu Nương Nương”. Nữ thần phù hộ những người đi biển, được
người Hoa gốc Quảng Đông cùng thờ tự bên cạnh Thiên Hậu Thánh Mẫu hay Tứ Hải Long
Vương. Ở thành phố Hồ Chí Minh, có thể kể đến một vài địa điểm được người dân thờ tự
kiểu này như miếu nổi Phù Châu (quận Gò Vấp), điện Ngọc Hoàng, hội quán Quảng Triệu
(Quận 1), hội quán Tuệ Thành (quận 5) v.v… Thứ ba, theo Phật giáo Bắc tông, khi Quan
Thế Âm Bồ Tát hiện ra ở núi Phổ Đà thì Long Nữ (con gái Long Vương Ta Ha Kiệt) cũng
hiện ra trước biển. Từ đó người ta tin rằng Quan Âm Bồ Tát đã hiện ra ở một hòn đảo ở
Triết Giang (Trung Quốc) và Long Nữ chính là thị giả của Ngài.
Nũ thần Po Nagar hay theo cách gọi của người Việt là Thánh Mẫu Thiên Y A Na
Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Thi%C3%AAn_Y_A_Na 3.2. Về thờ tự
Trước đây việc thờ Thủy Mẫu Nương Nương khá phổ biến với người Hoa ở Chợ Lớn
vì họ sử dụng giếng nước. Ví dụ như miếu thờ Thủy Mẫu Nương Nương tòng tự Bạch Mã
Thái Giám, Nhị vị công tử (con nữ thần Thiên Y Ana) ở 108/22 đường Hậu Giang, phường
6, quận 6, TP. HCM. Nhưng ngày nay, do người dân không còn sử dụng giếng nước nên
nhiều miếu thờ Thủy Mẫu Nương Nương đã chuyển thành miếu thờ Ngũ Hành Nương Nương. 13