-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận Tính chủ thể của tâm lý người | Đại học Thủ đô Hà Nội
Ông bà ta có câu nói “Chín người thì mười ý” hay “Sống mỗi người một nết/ Chết mỗi người một tật”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH131) 33 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Tiểu luận Tính chủ thể của tâm lý người | Đại học Thủ đô Hà Nội
Ông bà ta có câu nói “Chín người thì mười ý” hay “Sống mỗi người một nết/ Chết mỗi người một tật”. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CNXH131) 33 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI TIỂU LUẬN Môn: Tâm lý học
Đề tài: Tính chủ thể của tâm lý người
Sinh viên: Trần Hồng Dương Mã sinh viên: 222000170
Lớp: Giáo dục tiểu học D2022C Năm học: 2022- 2023 MỞ ĐẦU
Ông bà ta có câu nói “Chín người thì mười ý” hay “Sống mỗi người một nết/ Chết
mỗi người một tật”. Những câu nói ấy đã phần nào thể hiện sự đa dạng, phong phú
riêng biệt trong tâm lý của mỗi người. Có thể nói, trên thế giới này, không ai là
giống ai hoàn toàn, mỗi người là một cá thể khác biệt và liệu rằng điều ấy đã tạo
nên sự hấp dẫn, thu hút của mỗi người. Thế giới tâm lý của con người vô cùng kỳ
diệu và phong phú, ẩn chứa nhiều điều thú vị. Có những lúc em tự hỏi rằng tại sao
khi cùng nghe một bài nhạc, em cảm thấy rất hào hứng, hòa mình cùng với âm
nhạc, còn một người bạn khác lại cảm thấy bài nhạc đó vô cùng nhàm chán; hay có
những món ăn, người thì khen ngon, người thì chê dở, không đáng thử. Có thể
thấy, mỗi người khác nhau lại có cách phản ánh không giống nhau. Và bài viết này
em sẽ trình bày về vấn đề: Tính chủ thể của tâm lý người, từ đó rút ra kết luận sư phạm cần thiết. NỘI DUNG
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực
khách quan vào não người thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội – lịch sử.
1. Khái niệm về tính chủ thể của tâm lý người:
Tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan. Sự phản ánh này không đơn giản,
thụ động, khô cứng như phản ảnh của chiếc máy ảnh hay chiếc gương. Hình
ảnh tâm lý về hiện thực khách quan được cải biến trong thế giới nội tâm, được
khúc xạ qua lăng kính chủ quan của người phản ánh (chủ thể). Nói cách khác,
tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan mà còn phụ thuộc vào đặc
điểm của người phản ánh. Đó chính là tính chủ thể của phản ánh tâm lý.
Tính chủ thể ở đây có thể được hiểu đó là một cá nhân hay một nhóm người, ở
đó cá nhân (hay nhóm người) thể hiện những nét đặc trưng, bản sắc của riêng
mình và cá nhân (hay nhóm người) có quyền hành động dựa vào sở thích, hứng
thú và suy nghĩ, tình cảm, kinh nghiệm sống, vốn trải nghiệm của riêng họ…
2. Biểu hiện tính chủ thể trong phản ánh tâm lý:
- Giữa các chủ thể khác nhau: Cùng nhận sự tác động của thế giới về cùng
một hiện thực khách quan, nhưng ở những chủ thể khác nhau sẽ cho ra
những hình ảnh tâm lý với những mức độ sắc thái khác nhau.
Ví dụ: Cùng một bức tranh, mỗi người có một cảm nhận khác nhau, người
thấy đẹp, người thấy không đẹp.
- Trong một chủ thể: Cùng một hiện tượng khách quan tác động đến một chủ
thể duy nhất nhưng vào những thời điểm khác nhhau, ở những hoàn cảnh
khác nhau, với trạng thái tinh thần khác nhau, có thể cho ta thấy mức độ biểu
hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau ở chủ thể ấy.
- Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể
hiện nó rõ nhất. Thông qua các mức độ và sắc thái tâm lý khác nhau mà một
chủ thể tỏ thái độ và hành vi khác nhau đối với hiện thực.
Ví dụ: Ngày thường, khi bạn bè trêu chọc, đùa giỡn, ta có thể vui vẻ đón
nhận và cũng cười đùa. Nhưng hôm nay là ngày làm việc mệt mỏi, hay có
kết quả không tốt, ta sẽ cảm thấy bực mình với sự trêu chọc đó của bạn bè.
3. Những yếu tố chi phối khiến hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể:
- Thứ nhất, con người có những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ.
- Thứ hai, hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau
- Thứ ba, mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu
khác nhau trong cuộc sống. Đây cũng chính là lý do quan trọng nhất.
4. Kết luận sư phạm:
- Trong giao tiếp ứng xử, cần tôn trọng cái riêng, cái khác biệt của mỗi người,
không nên áp đặt quan điểm chủ quan của mình và bắt người khác phải thực
hiện theo. Sự tôn trọng nét riêng trong tâm lý mỗi người cần được thể hiện
trong các hoạt động của đời sống hàng ngày, từ cách ăn mặc, nghỉ ngơi, giải
trí, và những vấn đề riêng tư trong tình cảm.
- Trong dạy học, cần chú ý đến nguyên tắc bám sát đối tượng, vừa sức đối
tượng. Trong giáo dục cần quán triệt nguyên tắc giáo dục đặc biệt, cá biệt,
có những phương pháp tác động phù hợp nhằm đảm bảo thành công trong giáo dục. KẾT LUẬN
Tính chủ thể tạo nên bản sắc riêng trong tính cách của mỗi người, tạo nên sự đa
dạng, phong phú cho xã hội. Mỗi chúng ta cần chú ý quan sát đối tượng, bám
sát, tôn trọng đặc điểm riêng của từng cá nhân, tôn trọng ý kiến, quan điểm, suy
nghĩ của từng chủ thể. Bên cạnh đó, ta cần tránh việc nhìn nhận vấn đề một
cách phiến diện, chủ thể, cần xem xét trên nhiều khía cạnh để đưa ra kết luận.
Tuy nhiên, cũng phải khắng định rằng cái riêng của mỗi người cần được tôn
trọng không có nghĩa là con người có quyền làm bất cứ những gì mình thích,
đặc biệt là bất cứ cá nhân, hay nhóm người nào chung sống trong cộng đồng,
trong xã hội phải tôn trọng, tuân thủ những chuẩn mực, quy định chung, không
thể sống tách mình với xã hội, cộng đồng, đặt bản thân ra ngoài vòng pháp luật.
Chỉ có như vậy, xã hội, cộng đồng nói chung, và mỗi cá thể nói riêng mới có
thể tồn tại và phát triển.