Tiểu luận Triết - Triết học Mác Lê-nin | Học viện Chính sách và Phát triển

Tiểu luận Triết - Triết học Mác Lê-nin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
9 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Tiểu luận Triết - Triết học Mác Lê-nin | Học viện Chính sách và Phát triển

Tiểu luận Triết - Triết học Mác Lê-nin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

68 34 lượt tải Tải xuống
I.KHÁI NIỆM VỀ PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG – HIỆN THỰC
Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế. Khả năng là phạm chù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa
tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
Khả năng là “cái hiện chưa có”,nhưng bản thân khả năng có tồn tại song đó là một sự tồn tại đặc biệt: cái sự vật
được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, song bản thân khả năng thì tồn tại. Nhưng bản thân khả năng với tư
cách “cái chưa có” đó lại tồn tại. Tức là các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả
năng để xuất hiện một sự vật gì đó tồn tại.
(cre: Giáo trình triết học Mác-Lênin)
II.KHÁI NIỆM VỀ TỰ HỌC
Tự học có thể hiểu là quá trình chủ động tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm tronghội, cuộc sống thông
qua các hoạt động các nhân không sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Hoặc tự học còn thể
được hiểu là chúng ta dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó hình
thành nên những bài học cho riêng mình.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC
1. Cho phép bản thân tò mò
Theo một nghiên cứu từ Đại học California, các nhà nghiên cứu nói rằng sự tò mò khiến não bộ của chúng ta dễ
tiếp thu hơn để học tập. Khi bạn học để thỏa mãn một mức độ mò, sẽ làm cho hành trình học tập thú vị
hơn. Chuyển hình thức học tập từ một người học thụ động sang một người học tích cực sẽ làm cho trải nghiệm
học tập của bạn trở nên ý nghĩa và thú vị hơn rất nhiều.
2. Lập kế hoạch học tập hoàn hảo
Tự học là quá trình yêu cầu sự chủ động, chính vì vậy, nếu bạn muốn việc tự học trở nên hiệu quả nhất thì cần xây
dựng cho mình một kế hoạch lộ trình học bài bản. dụ: Trong vòng 1 tuần bạn dự định sẽ học những chủ đề
gì? bạn cần làm gì để có thể giúp mình học các chủ đề đó trong thời gian ngắn nhất? Lập kế hoạch học tập sẽ giúp
bạn theo sát lộ trình học của mình để có thể điều chỉnh thời gian và phân phối từng nhiệm vụ học tập một cách hiệu
quả. Ngoài ra, khi lên kế hoạch, bạn thể xây dựng được cho mình những phương pháp học tập khác nhau để
quá trình tự học không bị trở nên nhàm chán.
3. Lựa chọn phương thức học tập phù hợp
Tự học không nhất thiết phải bạn phải ngồi một chỗ để nhồi nhét các kiến thức mình tìm kiếm được vào
đầu. Có rất nhiều phương pháp tự họcnhà khác nhau khiến cho quá trình học tập của bạn trở nên thú vị. Bạn
thể tìm kiếm các nội dung trên Youtube, tham dự các hội thảo chia sẻ kiến thức hoặc tự học theo hình thức
nhóm. Tùy vào mục tiêu mà bạn có thể lựa chọn được cho mình một phương pháp tự học hiệu quả nhất.
4. Tối đa hóa sự tập trung
Khác với hình thức học tập trường lớp phải tuân theo một quy định sẵn có, tự học đề cao sự chủ động tý
thức của bản thân mỗi người. Chính điều đó, để việc tự học đạt hiệu quả thì tập trung là yếu tố vô cùng quan trọng.
Tự học đồng nghĩa với việcbạn khôngsự giám sát bị kiểm tra kiến thức từ phía thầy cô, thế nhưng không
vì thế bạn đánh mất đi sự tập trung của mình. Để tối đa hóa cách tập trung học tập hiệu quả, bạn cần loại bỏ
các yếu tố gây xao nhãng. Bạn thể tắt nguồn điện thoại rời xa máy tính nếu không thật sự cần thiết, bởi các
trang web là một trong những nguyên nhân giúp bạn không thể tập trung 100% tâm trí cho quá trình học tập và làm
việc của mình.
5. Tham gia các khóa học trực tuyến
Hiện nay,rất nhiều khóa học Online từ các trung tâm, đơn vị uy tín được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu học tập
của học viên. Unica được biết đến một hệ thống đào tạo trực tuyến, nơi quy tụ hàng nghìn giảng viên uy tín,
chất lượng. Với sứ mệnh “nâng cao giá trị tri thức”, Unica đã phục vụ cho hàng triệu học viên Việt Nam học tập
ứng dụng hiệu quả vào đời sống vào thực tiễn công việc. Các khóa học có trên Unica đi theo lộ trình từ cơ bản đến
nâng cao, sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc tự học một cách hiệu quả.
6. Đề cao tính kỷ luật bản thân
Trong công việc cũng như học tập bạn cần đề ra cho mình những kỷ luật chon bản thân, khi bạn thức hiện được
kỷ luật bản thân bạn sẽ đạt được mục tiêu mà mình đã xác định trước. Đối với việc tự học thì kỷ luật ở đây chính
là sự tự quản lý bản thân, quản lý thời gian ít chịu sự giám sát của người khác. Vì vậy nếu bạn không tự kỷ luật
bản thân mình tốt bạn sẽ dễ bị những cám dỗ, các tác động không mong muốn ảnh hưởng tới việc học của
bạn.
7. Tiếp cận tài liệu một cách khoa học
Nhiều lúc bạn không thể tiếp cận hay nắm bắt tất cả các thông tin ngay trên lớp học, bạn hãy chủ động tìm kiếm
thêm thông tin, kiến thức như trên báo, intrernet điều này sẽ giúp bạn hiểu một cách rõ ràng đơn giản hơn
hoặc thậm chí là chuyên sâu hơn những kiến thức trong tài liệu đó.
Song trên thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng trong việc tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho việc tiếp cận kiến
thức của bạn. Trong thời gian đầu thì việc tìm kiếm tài liệu sẽ rất khóa khăn khiến bạn rất dễ nản lòng bỏ
cuộc. Nhưng nếu thói quen đó được lặp đi lặp lại thường xuyên thì bạn sẽ cảm thấy việc tìm kiếm tài liệu rất đơn
giản. Song song với việc tìm kiếm tài liệu bạn sẽ rút ra những phương pháp tự học hiệu quả, chủ động trong việc
đánh giá bản thân ở các bài kiểm tra.
8. Liên tục rèn luyện và củng cố kiến thức
Việc trau dồi, củng cố kiến thức hàng ngày là điều bạn nên làm, bạn đừng học một cách hời hợt, chính cách học
hời hợt sẽ khiến những kiến thức bạn học được sẽ nhanh quên. Vậy nên bạn cần học hỏi, trau dồi kiến thức
thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn tổng quan lại những kiến thức quan trọng cần thiết để thể nâng cao
kiến thức không ngừng.
(cre: unica.vn/blog/tu-hoc-la-gi-phuong-phap-tu-hoc/)
IV. CÁC THÁI ĐỘ VÀ Ý THỨC VỀ TỰ HỌC
Ý thức tự học
Theo “Tâm lý học nhận thức”, Neisser (1967) đã chỉ ra rằng ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ
có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại
với thế giới khách quan. Ý thức là một hiện tượng tâm lý – xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành
phần khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể chia cấu trúc của ý thức theo hai chiều:
* Theo chiều ngang: bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí…, trong đó tri thức là
yếu tố cơ bản, cốt lõi.
*Theo chiều dọc: bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức.
Ý thức có 4 thuộc tính cơ bản sau:
Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới. Đây là khả năng ý thức
một cách khái quát bản chất hiện thực khách quan. Con người muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc
cần phải có tư duy khái quát về bản chất thế giới khách quan. Tức là muốn có ý thức trước tiên
con người phải hiểu biết về thế giới khách quan.
Ý thức thể hiện thái độ của con người về thế giới: Con người phản ánh hiện thực khách quan
bằng cách tỏ thái độ với nó. Những thái độ muôn màu, muôn vẻ là biểu hiện mức độ ý thức của
con người về thế giới khách quan.
Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiểm hành vi của con người: Người có ý thức là người
biết điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh sống.
Khả năng tự ý thức: Con người không chỉ ý thức về thế giới, mà ở mức độ cao hơn, con người có
khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh
hoàn thiện mình.
Vậy, ý thức tự học của sinh viên chính là sự hiểu biết, cảm nhận của sinh viên đối với vấn đề tự học.
Thái độ tự học
Bách khoa toàn thứ về tâm học hội định nghĩa “thái độ chỉ các đánh giá tổng thể của chúng ta về con
người, nhóm, sự vật, sự việc trong thế giới. Thái độ quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận
cũng như các chúng ra hành xử”. (Baumeister & Vohs, 2007: 67)
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009: 1170) định nghĩa, thái độ là “cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động
theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình hình cụ thể nào đó cần giải quyết và làm cho đối tượng đó
có những biến đổi nhất định”. Đó là “tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của các nhân đối
với con người hay một sự việc nào đó”. Thái độ một sự biểu lộ mang tính chất đánh giá (tức gắn một ý nghĩa
tích cực hoặc tiêu cực) của một người đối với người khác, đối với sự vật, sự kiện. Nó phản ánh sự cảm nhận của
một người về một cái gì đó.
Vậy, thái độ tự học của sinh viên chính cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động của sinh viên về việc
tự học.
V. VAI TRÒ CỦA TỰ HỌC
Do phương pháp học tập ở đại học khác cơ bản so với phương pháp học ở phổ thông, ở đại học không
có sự kiểm tra hằng ngày của giáo viên nên việc học tập của sinh viên phần lớn là tự học. Đó là hoạt
động diễn ra liên tục, trong một phạm vi lớn nhằm lĩnh hội rất nhiều tri thức. Có thể nói: Bản chất của
công việc tự học của sinh viên đại học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có
sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học. Nói khác đi,
việc tự học ngoài lớp học đóng vai trò trọng yếu ở đại học.
Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu tri thức
mới của sinh viên, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên sự cấp thiết phải khéo léo tổ chức việc tự học
cho sinh viên. Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách
sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý. Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc
đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên. Nếu
thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân sinh viên thì kết quả không thể cao cho dù có điều kiện ngoại
cảnh thuận lợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay). Theo Aditxterrec: "Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo viên
mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của học
sinh. Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy bằng trí tuệ của
bản thân". Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho
sinh viên. Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó
khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho
mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh
cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. Qua đó có thể nói rằng việc tự học của sinh viên không
chỉ là một phần yếu tố quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình
thành nhân cách sinh viên.
Tự học có thể giúp cho mọi người chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực, phẩm
chất và để cống hiến. Tự học giúp cong người thích nghi với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã
hội. Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và
bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức
to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Do đó việc tự học không nên chỉ giới hạn trong các giờ học trên lớp,
với sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng
tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học và thực tiễn thì sẽ tạo cho cho lòng ham học, nhờ đó
kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.
VI. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ HỌC
Các yếu tố chủ quan
- Tự ý thức: Tự ý thức của sinh viên phụ thuộc vào sự hiểu biết về mục đích ý nghĩa và vai trò của tự học, nội
dung cách thức của tự học và nhân tố ảnh hưởng tới tự học của bản thân. Từ đó sinh viên biết tự tổ chức, tự
kiểm tra - đánh giá kết quả tự học của mình để đáp ứng mục tiêu của giáo dục & đào tạo.
- Thái độ tự học: Thái độ tự học của sinh viên được thể hiện ở nhu cầu tự học, động lực tự học, hứng thú, tính
tích cực, tự lực học tập, sự say mê với tinh thần quyết tâm cao và ý chí khắc phục khó khăn để thực hiện
được nhiệm vụ học tập. Những cử chỉ hành vi có thể quan sát được cũng là biểu hiện của thái độ tự học (cần
mẫn, chăm chỉ...). “vấn đề hình thành và phát triển tư duy không chỉ là vấn đề nắm vững tri thức KNKX, trí tuệ
và phương thức hành động mà xen vào đó là biểu hiện sâu sắc của xúc cảm và tình cảm, thái độ tích cực của
người học.
Những thành phần bên trong của thái độ tự học bao gồm: Nhu cầu tự học, động cơ tự học, hứng thú tự học, ý
chí khắc phục khó khăn trong tự học…
- Khả năng tự học: Cùng với hệ thống các yếu tố trên sinh viên phải có khả năng tự học thông qua việc thực
hiện kế hoạch tự học, cách thức tổ chức tự học, đặt biệt dựa vào kết quả học tập để quyết tâm phấn đấu. N
thế sinh viên phải tích cực tự học, tự thu thập tài liệu về nội dung, phương pháp, bản thân mình có nhu cầu
tích luỹ tri thức cũng như cách thức và khả năng tự học.
- Phương pháp học tập: Là phương thức để đạt được mục đích, nhiệm vụ học tập theo một cách thức nào đó.
Sinh viên phải có kế hoạch học tập hợp lý, có sự phân phối thời gian và áp dụng các hình thức tự học phù
hợp. Phương pháp học tập có tính quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Bên canh những yếu tố trên,
khả năng tư duy, khái quát, tổng hợp, phân tích vấn đề là yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến hiệu quả
của hoạt động tự học.
Các yếu tố khách quan
Phương pháp dạy học của giảng viên: Các yêu cầu về học tập, đòi hỏi phương pháp giảng dạy của giáo
viên phải phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của mỗi cá nhân mới hình thành và
phát triển khả năng tự học cho sinh viên. Khi các khả năng tự học hình thành rồi phải được rèn luyện và
cũng cố thường xuyên. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức và đặc
điểm tâm sinh lý của cá nhân là yếu tố tác động trực tiếp đến việc rèn luyện khả năng tự học cho sinh
viên nhằm phát huy tính tích cực, tự giác độc lập sáng tạo của sinh viên. Các nghiên cứu cho rằng: chất
lượng tự học phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động học của thầy.
Việc tổ chức, quản lý sinh viên tự học cũng có tác dụng tới quá trình hình thành rèn luyện, nâng cao khả
năng tự học cho sinh viên. Tuy rằng việc tự học của sinh viên Cao đẳng, Đại học hiện nay được quản lý
theo cơ chế tự quản. Song các trường quản lý tự học của sinh viên bằng nhiều cách: yêu cầu giáo viên
đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử và kiểm tra – đánh giá theo từng
năm học, từng kỳ học, từng tháng và từng tuần.
- Các yếu tố khác: Môi trường tự học (sự phát triển xã hội, yêu cầu của thời đại, mối quan hệ bạn bè,
môi trường tập thể...); Thời gian tự học (để rèn luyện và nâng cao khả năng tự học cho sinh viên không
những phải sắp xếp thời gian hợp lý vào thời điểm trong ngày mà còn phù hợp với đặc điểm tâm lý cá
nhân); Điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, các phương tiện học tập, tài liệu tham khảo; Nhân tố gia đình,
bạn bè người thân…
Tóm lại, việc hình thành và phát triển khả năng tự học của sinh viên chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan. Trong đó yếu tố chủ quan là cốt lõi, có tính quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến
hành động và kết quả tự học. Yếu tố khách quan là điều kiện cơ sở nền tảng để kết quả tự học của sinh
viên đạt mức độ cao hơn. Tuy nhiên xét về khả năng tự học, để hình thành, rèn luyện và nâng cao khả
năng tự học thì yếu tố chủ quan mới là điều kiện cần và đủ. Yếu tố bên trong quyết định trực tiếp hiệu
quả hành động tự học. J.A.Comenxki đã nói: Mỗi học sinh có một vốn tri thức, một trình độ tư duy riêng,
chỉ có tự học mới học hết tất cả những điều cần học vì chỉ có bản thân người học mới biết rõ mình còn
thiếu cái gì và cần học cái gì?.
| 1/9

Preview text:

I.KHÁI NIỆM VỀ PHẠM TRÙ KHẢ NĂNG – HIỆN THỰC
Hiện thực là phạm trù chỉ những cái đang tồn tại trên thực tế. Khả năng là phạm chù chỉ cái chưa xuất hiện, chưa
tồn tại trên thực tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
Khả năng là “cái hiện chưa có”,nhưng bản thân khả năng có tồn tại song đó là một sự tồn tại đặc biệt: cái sự vật
được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, song bản thân khả năng thì tồn tại. Nhưng bản thân khả năng với tư
cách “cái chưa có” đó lại tồn tại. Tức là các sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả
năng để xuất hiện một sự vật gì đó tồn tại.
(cre: Giáo trình triết học Mác-Lênin)
II.KHÁI NIỆM VỀ TỰ HỌC
Tự học có thể hiểu là quá trình chủ động tiếp thu những kiến thức, kinh nghiệm trong xã hội, cuộc sống thông
qua các hoạt động các nhân mà không có sự hỗ trợ từ những người xung quanh. Hoặc tự học còn có thể
được hiểu là chúng ta dựa vào kiến thức được thầy cô giáo hoặc người đi trước cung cấp để dựa vào đó hình
thành nên những bài học cho riêng mình.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC
1. Cho phép bản thân tò mò
Theo một nghiên cứu từ Đại học California, các nhà nghiên cứu nói rằng sự tò mò khiến não bộ của chúng ta dễ
tiếp thu hơn để học tập. Khi bạn học để thỏa mãn một mức độ tò mò, nó sẽ làm cho hành trình học tập thú vị
hơn. Chuyển hình thức học tập từ một người học thụ động sang một người học tích cực sẽ làm cho trải nghiệm
học tập của bạn trở nên ý nghĩa và thú vị hơn rất nhiều.
2. Lập kế hoạch học tập hoàn hảo
Tự học là quá trình yêu cầu sự chủ động, chính vì vậy, nếu bạn muốn việc tự học trở nên hiệu quả nhất thì cần xây
dựng cho mình một kế hoạch và lộ trình học bài bản. Ví dụ: Trong vòng 1 tuần bạn dự định sẽ học những chủ đề
gì? bạn cần làm gì để có thể giúp mình học các chủ đề đó trong thời gian ngắn nhất? Lập kế hoạch học tập sẽ giúp
bạn theo sát lộ trình học của mình để có thể điều chỉnh thời gian và phân phối từng nhiệm vụ học tập một cách hiệu
quả. Ngoài ra, khi lên kế hoạch, bạn có thể xây dựng được cho mình những phương pháp học tập khác nhau để
quá trình tự học không bị trở nên nhàm chán.
3. Lựa chọn phương thức học tập phù hợp
Tự học không nhất thiết phải là bạn phải ngồi một chỗ để nhồi nhét các kiến thức mà mình tìm kiếm được vào
đầu. Có rất nhiều phương pháp tự học ở nhà khác nhau khiến cho quá trình học tập của bạn trở nên thú vị. Bạn
có thể tìm kiếm các nội dung trên Youtube, tham dự các hội thảo chia sẻ kiến thức hoặc tự học theo hình thức
nhóm. Tùy vào mục tiêu mà bạn có thể lựa chọn được cho mình một phương pháp tự học hiệu quả nhất.
4. Tối đa hóa sự tập trung
Khác với hình thức học tập ở trường lớp là phải tuân theo một quy định sẵn có, tự học đề cao sự chủ động từ ý
thức của bản thân mỗi người. Chính điều đó, để việc tự học đạt hiệu quả thì tập trung là yếu tố vô cùng quan trọng.
Tự học đồng nghĩa với việc là bạn không có sự giám sát và bị kiểm tra kiến thức từ phía thầy cô, thế nhưng không
vì thế mà bạn đánh mất đi sự tập trung của mình. Để tối đa hóa cách tập trung học tập hiệu quả, bạn cần loại bỏ
các yếu tố gây xao nhãng. Bạn có thể tắt nguồn điện thoại và rời xa máy tính nếu không thật sự cần thiết, bởi các
trang web là một trong những nguyên nhân giúp bạn không thể tập trung 100% tâm trí cho quá trình học tập và làm việc của mình.
5. Tham gia các khóa học trực tuyến
Hiện nay, có rất nhiều khóa học Online từ các trung tâm, đơn vị uy tín được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu học tập
của học viên. Và Unica được biết đến là một hệ thống đào tạo trực tuyến, nơi quy tụ hàng nghìn giảng viên uy tín,
chất lượng. Với sứ mệnh “nâng cao giá trị tri thức”, Unica đã phục vụ cho hàng triệu học viên Việt Nam học tập và
ứng dụng hiệu quả vào đời sống vào thực tiễn công việc. Các khóa học có trên Unica đi theo lộ trình từ cơ bản đến
nâng cao, sẽ giúp bạn dễ dàng trong việc tự học một cách hiệu quả.
6. Đề cao tính kỷ luật bản thân
Trong công việc cũng như học tập bạn cần đề ra cho mình những kỷ luật chon bản thân, khi bạn thức hiện được
kỷ luật bản thân bạn sẽ đạt được mục tiêu mà mình đã xác định trước. Đối với việc tự học thì kỷ luật ở đây chính
là sự tự quản lý bản thân, quản lý thời gian ít chịu sự giám sát của người khác. Vì vậy nếu bạn không tự kỷ luật
bản thân mình tốt bạn sẽ dễ bị những cám dỗ, các tác động không mong muốn ảnh hưởng tới việc học của bạn.
7. Tiếp cận tài liệu một cách khoa học
Nhiều lúc bạn không thể tiếp cận hay nắm bắt tất cả các thông tin ngay trên lớp học, bạn hãy chủ động tìm kiếm
thêm thông tin, kiến thức như trên báo, intrernet điều này sẽ giúp bạn hiểu một cách rõ ràng và đơn giản hơn
hoặc thậm chí là chuyên sâu hơn những kiến thức trong tài liệu đó.
Song trên thực tế không phải lúc nào cũng dễ dàng trong việc tìm kiếm tài liệu để phục vụ cho việc tiếp cận kiến
thức của bạn. Trong thời gian đầu thì việc tìm kiếm tài liệu sẽ rất khóa khăn khiến bạn rất dễ nản lòng và bỏ
cuộc. Nhưng nếu thói quen đó được lặp đi lặp lại thường xuyên thì bạn sẽ cảm thấy việc tìm kiếm tài liệu rất đơn
giản. Song song với việc tìm kiếm tài liệu bạn sẽ rút ra những phương pháp tự học hiệu quả, chủ động trong việc
đánh giá bản thân ở các bài kiểm tra.
8. Liên tục rèn luyện và củng cố kiến thức
Việc trau dồi, củng cố kiến thức hàng ngày là điều bạn nên làm, bạn đừng học một cách hời hợt, chính cách học
hời hợt sẽ khiến những kiến thức bạn học được sẽ nhanh quên. Vậy nên bạn cần học hỏi, trau dồi kiến thức
thường xuyên. Điều này sẽ giúp bạn tổng quan lại những kiến thức quan trọng và cần thiết để có thể nâng cao kiến thức không ngừng.
(cre: unica.vn/blog/tu-hoc-la-gi-phuong-phap-tu-hoc/)
IV. CÁC THÁI ĐỘ VÀ Ý THỨC VỀ TỰ HỌCÝ thức tự học
Theo “Tâm lý học nhận thức”, Neisser (1967) đã chỉ ra rằng ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ
có ở con người, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu trong quá trình quan hệ qua lại
với thế giới khách quan. Ý thức là một hiện tượng tâm lý – xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành
phần khác nhau có quan hệ với nhau. Có thể chia cấu trúc của ý thức theo hai chiều:
* Theo chiều ngang: bao gồm các yếu tố như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí…, trong đó tri thức là
yếu tố cơ bản, cốt lõi.
*Theo chiều dọc: bao gồm các yếu tố như tự ý thức, tiềm thức, vô thức.
Ý thức có 4 thuộc tính cơ bản sau:
 Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới. Đây là khả năng ý thức
một cách khái quát bản chất hiện thực khách quan. Con người muốn có ý thức đầy đủ, sâu sắc
cần phải có tư duy khái quát về bản chất thế giới khách quan. Tức là muốn có ý thức trước tiên
con người phải hiểu biết về thế giới khách quan.
 Ý thức thể hiện thái độ của con người về thế giới: Con người phản ánh hiện thực khách quan
bằng cách tỏ thái độ với nó. Những thái độ muôn màu, muôn vẻ là biểu hiện mức độ ý thức của
con người về thế giới khách quan.
 Ý thức thể hiện năng lực điều chỉnh, điều khiểm hành vi của con người: Người có ý thức là người
biết điều chỉnh hành vi của bản thân sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh sống.
 Khả năng tự ý thức: Con người không chỉ ý thức về thế giới, mà ở mức độ cao hơn, con người có
khả năng tự nhận thức về mình, tự xác định thái độ đối với bản thân, tự điều khiển, điều chỉnh hoàn thiện mình.
Vậy, ý thức tự học của sinh viên chính là sự hiểu biết, cảm nhận của sinh viên đối với vấn đề tự học.  T
hái độ tự học
Bách khoa toàn thứ về tâm lý học xã hội định nghĩa “thái độ chỉ các đánh giá tổng thể của chúng ta về con
người, nhóm, sự vật, sự việc trong thế giới. Thái độ quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận
cũng như các chúng ra hành xử”. (Baumeister & Vohs, 2007: 67)
Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê, 2009: 1170) định nghĩa, thái độ là “cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động
theo một hướng nào đó trước một vấn đề hay một tình hình cụ thể nào đó cần giải quyết và làm cho đối tượng đó
có những biến đổi nhất định”. Đó là “tổng thể những biểu hiện ra bên ngoài của ý nghĩ, tình cảm của các nhân đối
với con người hay một sự việc nào đó”. Thái độ là một sự biểu lộ mang tính chất đánh giá (tức gắn một ý nghĩa
tích cực hoặc tiêu cực) của một người đối với người khác, đối với sự vật, sự kiện. Nó phản ánh sự cảm nhận của
một người về một cái gì đó.
Vậy, thái độ tự học của sinh viên chính là cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động của sinh viên về việc tự học.
V. VAI TRÒ CỦA TỰ HỌC
Do phương pháp học tập ở đại học khác cơ bản so với phương pháp học ở phổ thông, ở đại học không
có sự kiểm tra hằng ngày của giáo viên nên việc học tập của sinh viên phần lớn là tự học. Đó là hoạt
động diễn ra liên tục, trong một phạm vi lớn nhằm lĩnh hội rất nhiều tri thức. Có thể nói: Bản chất của
công việc tự học của sinh viên đại học là quá trình nhận thức một cách tự giác, tích cực, tự lực không có
sự tham gia hướng dẫn trực tiếp của giáo viên nhằm đạt được mục đích, nhiệm vụ dạy học. Nói khác đi,
việc tự học ngoài lớp học đóng vai trò trọng yếu ở đại học.
Bên cạnh đó, tự học còn giữ vai trò lớn lao trong việc nâng cao khả năng hiểu biết và tiếp thu tri thức
mới của sinh viên, nhiều nhà giáo dục nổi tiếng đã nêu lên sự cấp thiết phải khéo léo tổ chức việc tự học
cho sinh viên. Tự học với sự nỗ lực, tư duy sáng tạo đã tạo điều kiện cho việc tìm hiểu tri thức một cách
sâu sắc, hiểu rõ bản chất của chân lý. Trong quá trình tự học, sinh viên sẽ gặp nhiều vấn đề mới và việc
đi tìm giải đáp cho những vấn đề ấy là cách tốt nhất để kích thích hoạt động trí tuệ cho sinh viên. Nếu
thiếu đi sự nỗ lực tự học của bản thân sinh viên thì kết quả không thể cao cho dù có điều kiện ngoại
cảnh thuận lợi đến mấy (thầy giỏi, tài liệu hay). Theo Aditxterrec: "Chỉ có truyền thụ tài liệu của giáo viên
mà thôi thì dù có nghệ thuật đến đâu chăng nữa cũng không đảm bảo được việc lĩnh hội tri thức của học
sinh. Nắm vững kiến thức thực sự lĩnh hội chân lý, cái đó học sinh phải tự mình làm lấy bằng trí tuệ của
bản thân". Không chỉ có vậy, tự học còn có vai trò to lớn trong việc giáo dục, hình thành nhân cách cho
sinh viên. Việc tự học rèn luyện cho sinh viên thói quen độc lập suy nghĩ, độc lập giải quyết vấn đề khó
khăn trong nghề nghiệp, trong cuộc sống, giúp cho họ tự tin hơn trong việc lựa chọn cuộc sống cho
mình. Hơn thế, tự học thúc đẩy sinh viên lòng ham học, ham hiểu biết, khát khao vươn tới những đỉnh
cao của khoa học, sống có hoài bão, ước mơ. Qua đó có thể nói rằng việc tự học của sinh viên không
chỉ là một phần yếu tố quan trọng trong việc lĩnh hội tri thức mà còn có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách sinh viên.
Tự học có thể giúp cho mọi người chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực, phẩm
chất và để cống hiến. Tự học giúp cong người thích nghi với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã
hội. Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và
bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức
to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Do đó việc tự học không nên chỉ giới hạn trong các giờ học trên lớp,
với sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Nếu rèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng
tự học, biết linh hoạt vận dụng những điều đã học và thực tiễn thì sẽ tạo cho cho lòng ham học, nhờ đó
kết quả học tập sẽ ngày càng được nâng cao.
VI. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỰ HỌCC
ác yếu tố chủ quan
- Tự ý thức: Tự ý thức của sinh viên phụ thuộc vào sự hiểu biết về mục đích ý nghĩa và vai trò của tự học, nội
dung cách thức của tự học và nhân tố ảnh hưởng tới tự học của bản thân. Từ đó sinh viên biết tự tổ chức, tự
kiểm tra - đánh giá kết quả tự học của mình để đáp ứng mục tiêu của giáo dục & đào tạo.
- Thái độ tự học: Thái độ tự học của sinh viên được thể hiện ở nhu cầu tự học, động lực tự học, hứng thú, tính
tích cực, tự lực học tập, sự say mê với tinh thần quyết tâm cao và ý chí khắc phục khó khăn để thực hiện
được nhiệm vụ học tập. Những cử chỉ hành vi có thể quan sát được cũng là biểu hiện của thái độ tự học (cần
mẫn, chăm chỉ...). “vấn đề hình thành và phát triển tư duy không chỉ là vấn đề nắm vững tri thức KNKX, trí tuệ
và phương thức hành động mà xen vào đó là biểu hiện sâu sắc của xúc cảm và tình cảm, thái độ tích cực của người học.
Những thành phần bên trong của thái độ tự học bao gồm: Nhu cầu tự học, động cơ tự học, hứng thú tự học, ý
chí khắc phục khó khăn trong tự học…
- Khả năng tự học: Cùng với hệ thống các yếu tố trên sinh viên phải có khả năng tự học thông qua việc thực
hiện kế hoạch tự học, cách thức tổ chức tự học, đặt biệt dựa vào kết quả học tập để quyết tâm phấn đấu. Như
thế sinh viên phải tích cực tự học, tự thu thập tài liệu về nội dung, phương pháp, bản thân mình có nhu cầu
tích luỹ tri thức cũng như cách thức và khả năng tự học.
- Phương pháp học tập: Là phương thức để đạt được mục đích, nhiệm vụ học tập theo một cách thức nào đó.
Sinh viên phải có kế hoạch học tập hợp lý, có sự phân phối thời gian và áp dụng các hình thức tự học phù
hợp. Phương pháp học tập có tính quyết định đến kết quả học tập của sinh viên. Bên canh những yếu tố trên,
khả năng tư duy, khái quát, tổng hợp, phân tích vấn đề là yếu tố bên trong quyết định trực tiếp đến hiệu quả
của hoạt động tự học.  C
ác yếu tố khách quan
Phương pháp dạy học của giảng viên: Các yêu cầu về học tập, đòi hỏi phương pháp giảng dạy của giáo
viên phải phù hợp với trình độ nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của mỗi cá nhân mới hình thành và
phát triển khả năng tự học cho sinh viên. Khi các khả năng tự học hình thành rồi phải được rèn luyện và
cũng cố thường xuyên. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với trình độ nhận thức và đặc
điểm tâm sinh lý của cá nhân là yếu tố tác động trực tiếp đến việc rèn luyện khả năng tự học cho sinh
viên nhằm phát huy tính tích cực, tự giác độc lập sáng tạo của sinh viên. Các nghiên cứu cho rằng: chất
lượng tự học phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều khiển hoạt động học của thầy.
Việc tổ chức, quản lý sinh viên tự học cũng có tác dụng tới quá trình hình thành rèn luyện, nâng cao khả
năng tự học cho sinh viên. Tuy rằng việc tự học của sinh viên Cao đẳng, Đại học hiện nay được quản lý
theo cơ chế tự quản. Song các trường quản lý tự học của sinh viên bằng nhiều cách: yêu cầu giáo viên
đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện nghiêm túc quy chế thi cử và kiểm tra – đánh giá theo từng
năm học, từng kỳ học, từng tháng và từng tuần.
- Các yếu tố khác: Môi trường tự học (sự phát triển xã hội, yêu cầu của thời đại, mối quan hệ bạn bè,
môi trường tập thể...); Thời gian tự học (để rèn luyện và nâng cao khả năng tự học cho sinh viên không
những phải sắp xếp thời gian hợp lý vào thời điểm trong ngày mà còn phù hợp với đặc điểm tâm lý cá
nhân); Điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt, các phương tiện học tập, tài liệu tham khảo; Nhân tố gia đình, bạn bè người thân…
Tóm lại, việc hình thành và phát triển khả năng tự học của sinh viên chịu ảnh hưởng nhiều yếu tố chủ
quan và khách quan. Trong đó yếu tố chủ quan là cốt lõi, có tính quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến
hành động và kết quả tự học. Yếu tố khách quan là điều kiện cơ sở nền tảng để kết quả tự học của sinh
viên đạt mức độ cao hơn. Tuy nhiên xét về khả năng tự học, để hình thành, rèn luyện và nâng cao khả
năng tự học thì yếu tố chủ quan mới là điều kiện cần và đủ. Yếu tố bên trong quyết định trực tiếp hiệu
quả hành động tự học. J.A.Comenxki đã nói: Mỗi học sinh có một vốn tri thức, một trình độ tư duy riêng,
chỉ có tự học mới học hết tất cả những điều cần học vì chỉ có bản thân người học mới biết rõ mình còn
thiếu cái gì và cần học cái gì?.