-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tiểu luận: Ứng dụng các thuyết quản trị X, Y, Z - Trường hợp điển hình tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tiểu luận: Ứng dụng các thuyết quản trị X, Y, Z - Trường hợp điển hình tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị học (HN) 1 tài liệu
Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Tiểu luận: Ứng dụng các thuyết quản trị X, Y, Z - Trường hợp điển hình tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk | Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Tiểu luận: Ứng dụng các thuyết quản trị X, Y, Z - Trường hợp điển hình tại công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk của Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 20 trang giúp bạn tham khảo, ôn tập và hoàn thành tốt bài tập của mình đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị học (HN) 1 tài liệu
Trường: Đại học Thủ đô Hà Nội 603 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Thủ đô Hà Nội
Preview text:
ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ & ĐÔ THỊ
---------------oOo---------------
TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ HỌC CĂN BẢN
ỨNG DỤNG CÁC THUYẾT QUẢN TRỊ X, Y, Z
- TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
Giảng viên: ThS. Phạm Hoàng Điệp Sinh viên: Vũ Thị Hiền
Mã sinh viên: 220001313
Lớp học phần: Quản trị học căn bản - N01
Hà Nội - 2021
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NỘI DUNG THUYẾT X, Y, Z 4
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG THUYẾT X, Y, Z TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 8
- Giới thiệu chung về công ty 8
- Thực hiện triển khai quản trị theo thuyết X, Y, Z tại Vinamilk 10
- Thực tế triển khai quản trị theo thuyết X (áp dụng trong chính sách tuyển dụng) 11
- Thực tế triển khai quản trị theo thuyết Y (áp dụng trong chính sách sử dụng và bố trí nguồn nhân lực) 12
- Thực trạng triển khai học thuyết Z (áp dụng trong chính sách đào tạo nguồn nhân lực và chính sách đãi ngộ, phúc lợi nhân viên) 13
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK) 17
LỜI NÓI ĐẦU
Hoạt động quản trị là hoạt động đã có từ lâu đời và có thể nói đã có từ khi con người xuất hiện trên Trái đất. Các học thuyết về quản trị đã sớm hình thành ở phương Đông như “Đức trị” của Khổng Tử hay “Pháp trị” của Hàn Phi Tử. Bên cạnh đó, khi nhắc đến các thuyết quản trị hiện đại thì không thể không kể đến ba học thuyết kinh điển là thuyết X, thuyết Y của phương Tây và thuyết Z theo phong cách Nhật Bản. Ba học thuyết này cho đến nay vẫn được đề cập đến rất nhiều và được ứng dụng một cách phổ biến, linh hoạt trong hoạt động quản trị tại rất nhiều tổ chức, doanh nghiệp.
Cũng chính vì lí do đó mà em lựa chọn đề tài tiểu luận là “Ứng dụng các thuyết quản trị X, Y, Z - trường hợp điển hình tại công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk)" nhằm trình bày một cách tổng quan và chi tiết nhất về ba thuyết quản trị này cũng như việc áp dụng ba học thuyết vào một doanh nghiệp cụ thể.
Bài tiểu luận gồm các nội dung sau:
- Chương I: Nội dung học thuyết X, Y, Z.
- Chương II: Ứng dụng thuyết X, Y, Z tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).
- Chương III: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tại Công ty Cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk).
Với vốn kiến thức và tầm hiểu biết còn hạn hẹp nên bài tiểu luận của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em hi vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
3
CHƯƠNG I: NỘI DUNG THUYẾT X, Y, Z:
Thuyết X:
lực được áp dụng trong các xí nghiệp ở phương Tây lúc bấy giờ. Thuyết này đưa ra một số nhận định tiêu cực về con người như:
- Hầu hết mọi người đều không thích làm việc và họ sẽ lảng tránh công việc khi hoàn cảnh cho phép.
- Đa số mọi người chỉ làm việc khi bắt buộc và khi họ làm việc phải có sự giám sát chặt chẽ.
- Hầu hết mọi người đều muốn bị điều khiển. Họ luôn tìm cách lẩn trốn trách nhiệm, có rất ít khát vọng và chỉ thích được yên ổn.
- Từ những nhận định trên, học thuyết X đưa ra 3 phương pháp quản trị là:
- Quản lý nghiêm khắc dựa vào sự trừng phạt
- Quản lý ôn hòa dựa vào sự khen thưởng
- Quản lí nghiêm khắc và công bằng dựa vào cả sự trừng phạt và khen thưởng.
- Theo đó, học thuyết X được khái quát theo ba điểm sau:
- Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người
- Đối với nhân viên, cần chỉ huy, kiểm tra, điều chỉnh hành vi của họ để đáp ứng nhu cầu của tổ chức.
- Dùng biện pháp thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt để tránh những biểu hiện chống đối của người lao động đối với tổ chức.
4
- Từ khi ra đời có rất nhiều ý nghĩa và đúng đắn trong nhiều trường hợp
- Ứng dụng nhiều nhất vào các ngành sản xuất và dịch vụ
- Giúp nhà quản trị nhìn nhận lại bản thân để chỉnh sửa hành vi cho phù hợp.
chưa hiểu hết về các mức nhu cầu của con người. Họ cho rằng người lao động chỉ làm việc vì bản thân hoặc chỉ làm khi bị tác động bởi tiền. Bởi vậy khi có vấn đề nào đó xảy ra, họ thường cố quy trách nhiệm cho một cá nhân cụ thể để kỷ luật hoặc khen thưởng.
- Nhà quản trị theo thuyết X không tin tưởng bất kì ai. Họ chỉ tin vào hệ thống quy định của tổ chức và sức mạnh của kỷ luật.
Thuyết Y:
những nhận định rất lạc quan về bản chất của con người. Lý thuyết về bản chất con người của Mc Gregor được gọi là thuyết Y. Có thể nói học thuyết này là sự “sửa sai” của Mc Gregor từ những sai lầm trong học thuyết X. Thuyết Y đưa ra những nhận định tích cực hơn về con người như:
- Làm việc là một hoạt động bản năng, một nhu cầu không thể thiếu của con người.
- Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất để thúc đấy con người thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
5
- Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân
- Mỗi người đều có năng lực tự điều khiển và tự kiểm soát bản thân nếu người ta được ủy quyền.
- Người ta sẽ trở nên gắn bó với các mục tiêu của tổ chức hơn nếu được khen thưởng kịp thời và xứng đáng.
- Một người bình thường có thể đảm nhận những trọng trách và dám chịu trách nhiệm
- Nhiều người bình thường có khả năng sáng tạo.
- Từ những nhận định trên học thuyết Y đưa ra những phương thức quản trị:
- Thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa mục tiêu của tổ chức và mục tiêu của cá nhân.
- Các biện pháp quản trị áp dụng với người lao động phải có tác dụng mang lại “thu hoạch nội tại”.
- Áp dụng những phương thức hấp dẫn để có được sự hứa hẹn chắc chắn của các thành viên trong tổ chức.
- Khuyến khích tập thể nhân viên tự điều khiển việc thực hiện mục tiêu của họ, làm cho nhân viên tự đánh giá thành tích của họ
- Nhà quản trị và nhân viên phải có ảnh hưởng lẫn nhau.
- Theo đó thuyết Y được khái quát lại như sau:
- Thuyết Y cho rằng con người luôn có khát vọng, có khả năng tự chủ, thích thực hiện nhiệm vụ một cách tự giác.
- Nếu được các nhà quản trị tạo cơ hội, người lao động sẽ hết sức sáng tạo và tiến bộ trong công việc, từ đó làm tăng năng suất lao động lên đáng kể
6
- Là học thuyết linh động và có thiên hướng tích cực về bản chất con người.
Đúng trong nhiều trường hợp đặc biệt là các công ty sử dụng người lao động có trình độ cao và làm công việc có tính sáng tạo
Thuyết Z:
những năm 70 của thế kỷ XX. Học thuyết này còn được biết đến với cái tên là “Quản lý kiểu Nhật” vì đây là kết quả của việc nghiên cứu phương thức quản lí trong các doanh nghiệp Nhật Bản từ năm 1973 và được phổ biến khắp thế giới vào thời kỳ bùng nổ kinh tế của các nước Châu Á thập niên 1980.
- Khác với thuyết X, thuyết Z chú trọng vào việc gia tăng sự trung thành của người lao động với công ty bằng cách tạo sự an tâm, mãn
nguyện, tôn trọng người lao động cả trong và ngoài công việc. Cốt lõi của thuyết này là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần của người lao động để từ đó họ đạt được năng suất chất lượng trong công việc.
- Theo đó, thuyết Z có những nội dung sau:
- Thể chế quản lí phải đảm bảo cho cấp trên nắm bắt được tình hình của cấp dưới một cách đầy đủ. Duy trì việc ra quyết định và nâng cao trách nhiệm tập thể bằng cách tạo điều kiện cho nhân viên tham gia vào các quyết sách, kịp thời phản ánh tình
- Theo đó, thuyết Z có những nội dung sau:
7
hình cho cấp trên. Để nhân viên đưa ra những đề nghị của họ sau đó cấp trên xem xét và đưa ra quyết định cuối cùng.
- Nhà quản trị cấp trung gian phải thực hiện được những vai trò thống nhất tư tưởng, thống nhất chỉnh lý và hoàn thiện những ý kiến của cấp cơ sở, kịp thời báo cáo tình hình với cấp trên và đưa ra những kiến nghị của mình.
- Đảm bảo chế độ làm việc làm việc lâu dài để nhân viên yên tâm và tăng thêm tinh thần trách nhiệm, cùng doanh nghiệp chia sẻ vinh quang và khó khăn, gắn bó vận mệnh của họ với vận mệnh của doanh nghiệp.
- Nhà quản trị phải thường xuyên quan tâm đến tất cả các vấn đề của người lao động. Từ đó tạo sự hòa hợp, không phân biệt giữa cấp trên và cấp dưới.
- Chú ý đào tạo và phát triển nhân viên.
- Đánh giá nhân viên toàn diện, rõ ràng và có biện pháp kiểm soát mềm dẻo, giữ thể diện cho người lao động
Được nhiều công ty Nhật ủng hộ và ứng dụng vào thực tế, đem lại thành công cho rất nhiều công ty Nhật.
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG THUYẾT X, Y, Z TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
Giới thiệu chung về công ty:
8
- Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint
Stock Company) còn có tên gọi khác là Vinamilk là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Vinamilk hiện là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa có trụ sở chính tại: 10 Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, Tp.Hồ Chí Minh.
- Ngày 20/08/1976, Vinamilk được thành lập với tên gọi là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp Thực
phẩm miền Nam, dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa do chế độ cũ để lại, gồm :
- Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
- Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina).
- Nhà máy sữa Bột Dielac (tiền thân là nhà máy sữa bột Nestle') (Thụy Sỹ).
- Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển đến nay Vinamilk đã xây dựng được 13 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh
văn phòng bán hàng, một nhà máy sữa tại Campuchia (Angkormilk), một nhà máy sữa tại Mỹ (Drift wood), một văn phòng đại diện tại Thái Lan, xuất khẩu đến 5 châu lục với 55 quốc gia và vùng lãnh thổ.
- Giá trị cốt lõi:
- Tầm nhìn: “Trở thành biểu tượng mang tầm vóc thế giới trong lĩnh vực thực phẩm và thức uống, nơi mà tất cả mọi người đặt trọn niềm tin vào sản phẩm an toàn, dinh dưỡng”
- Sứ mệnh: “Mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng giá trị nhất bằng tất cả trân trọng, tình yêu và có trách nhiệm cao với cuộc sống.”
- Giá trị cốt lõi:
9
Hoạt động kinh doanh của Vinamilk không chỉ đơn thuần là hoạt động sản xuất và chế biến sữa mà còn bao gồm nhiều lĩnh vực khác như:
- Sản xuất nguyên vật liệu
- Chăn nuôi bò sữa
- Sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa
- Sản xuất các dòng sản phẩm về nước giải khát, nước uống đóng chai, thức uống có chứa café
- Chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng.
Hiện nay, cơ cấu bộ máy tổ chức của Vinamilk bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Đại hội cổ đông có quyền và
nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương
10
án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát; quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty.
- Hội đồng quản trị: là tổ chức quản lý cao nhất của Vinamilk, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị gồm có 4 Tiểu ban:
- Tiểu ban Chiến lược: chịu trách nhiệm chính trong việc soạn thảo và đề xuất chiến lược kinh doanh của Công ty lên HĐQT.
- Tiểu ban Nhân sự: chịu trách nhiệm chính trong việc xác định tiêu chuẩn và lựa chọn những người phù hợp để được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT và cán bộ quản lý chủ chốt và chịu trách nhiệm giám sát việc triển khai chương trình nhân sự kế thừa.
- Tiểu ban Lương thưởng: chủ yếu chịu trách nhiệm về:
- Hội đồng quản trị: là tổ chức quản lý cao nhất của Vinamilk, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Hội đồng quản trị gồm có 4 Tiểu ban:
+ Xây dựng các chính sách và hướng dẫn trong việc xác định lương, thưởng và thù lao cho các thành viên HĐQT và Ban Điều hành cũng như rà soát, sửa đổi, tu chỉnh hoặc thu hồi các quy trình và quy định về thù lao của các thành viên HĐQT để được ĐHĐCĐ thường niên thông qua;
+ Xem xét và đánh giá mức lương, thưởng và thù lao của các thành viên HĐQT và Ban Điều hành và đề xuất với HĐQT;
+ Đề xuất với HĐQT một khuôn khổ và các tiêu chuẩn lương, thưởng và thù lao cho các thành viên HĐQT và Ban Điều hành;
+ Đề xuất lương, thưởng và thù lao cụ thể cho từng thành viên HĐQT và Giám đốc Điều hành.
- Tiểu ban Kiểm toán: Tiểu ban Kiểm toán chịu trách nhiệm chính trong việc rà soát các vấn đề và các xét đoán trọng yếu của báo cáo tài chính để đảm bảo tính trung thực của báo cáo tài chính. Bên cạnh đó Tiểu ban này còn thực hiện chức năng quản lý rủi ro và giám sát tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ cho toàn Công ty và báo cáo cho HĐQT theo định kỳ hàng quý.
11
Tổng giám đốc.
- Giám đốc các phòng, ban.
Thực hiện triển khai quản trị theo thuyết X, Y, Z tại Vinamilk:
Đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp, yếu tố con người chính là yếu tố quan trọng được ưu tiên hàng đầu. Và công tác quản trị tại doanh nghiệp cũng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. Hiểu được điều đó, Vinamilk luôn coi yếu tố con người chính là điểm mấu chốt trong chiến lược phát triển để đạt được các kết quả kinh doanh ấn tượng trong những năm qua. Chính sách quản trị của Vinamilk chủ yếu thể hiện qua: chính sách tuyển dụng, chính sách sử dụng và bố trí nguồn nhân lực, chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và cuối cùng là chính sách đãi ngộ.
Một trong những khía cạnh của học thuyết X được Vinamilk áp dụng đó chính là: “Nhà quản trị phải chịu trách nhiệm tổ chức các doanh nghiệp hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế trên cơ sở các yếu tố như: tiền, vật tư, thiết bị, con người.”
Với vị thế là một trong các doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, Vinamilk hiện có hơn 10.000 nhân viên trên cả nước, trong đó có đến hơn 60% người lao động của doanh nghiệp đang làm việc tại 12 trang trại và 13 nhà máy trên khắp cả nước. Các nhà máy đều được lắp đặt hệ thống dây chuyền hiện đại bậc nhất thế giới của Tetra Pak từ Thụy Điển; 12 trang trại của Vinamilk đều được ứng dụng công nghệ 4.0 trong quản lý trang trại và chăn nuôi bò sữa. Tuy nhiên, máy móc, trang thiết bị, dây chuyền có hiện đại đến đâu thì vẫn cần có con người điều khiển, vận hành và giám sát. Chính vì vậy mà Vinamilk luôn chú trọng đến chất lượng của nguồn nhân lực, tuyển dụng những nhân viên có kinh nghiệm, trình độ học vấn từ trung cấp trở lên, có kiến thức chuyên môn để có thể vận hành, theo dõi, kiểm tra máy móc,… đảm bảo cho ra những sản phẩm tốt nhất.
12
Bên cạnh nguồn nhân lực làm việc tại các nhà máy, trang trại, để nhằm hỗ trợ cho các chiến lược đã đề ra, Vinamilk tuyển dụng những nhân viên có năng lực thật sự căn cứ theo những yêu cầu thực tế của doanh nghiệp, tạo các điều kiện thuận lợi để giữ vững và phát triển nguồn lực chất lượng cao.
Không chỉ vậy, với chính sách tuyển dụng luôn hướng đến việc đa dạng hóa nguồn ứng viên đối với cấp lãnh đạo, cấp quản trị và nhân viên hướng tới mục tiêu là tìm ra được người có đủ năng lực, phẩm chất làm việc, Vinamilk luôn có các chương trình tuyển dụng đa dạng như chương trình “Quản trị viên tập sự - Management Trainee”. Đây là chương trình nhằm tìm kiếm và phát triển nguồn tài năng trẻ, đáp ứng nhu cầu công việc của các bộ phận trong công ty, đồng thời cung cấp nguồn đầu vào chất lượng cho đội ngũ quản lí cấp Trưởng ban của công ty.
Như vậy, các nhà quản trị của Vinamilk luôn nhận thức được rằng, tuyển dụng những con người có năng lực, có kinh nghiệm, có kiến thức chuyên môn là rất quan trọng. Đây chính là vấn đề sống còn để Vinamilk có thể phát triển như hôm nay và Vinamilk sẵn sàng chi các khoản lớn để kêu gọi những nhân sự có trình độ cao về làm việc.
Xuất phát từ những nhận thức tích cực về con người trong học thuyết Y như:
- Điều khiển và đe dọa không phải là biện pháp duy nhất thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu chung của tổ chức
- Con người sẽ làm việc tốt hơn nếu đạt được sự thỏa mãn cá nhân
- Nhiều người bình thường có khả năng sáng tạo
Từ những nhận thức trên các nhà quản trị tại Vinamilk đã áp dụng những phương thức quản trị hợp lí để tăng hiệu quả trong việc sử dụng và bố trí nguồn nhân lực:8
13
- Vinamilk luôn tôn trọng những ý kiến đóng góp của nhân viên. Ở Vinamilk không có lối lãnh đạo áp đặt và ép buộc nhân viên phải đi theo một lối mòn nào đó. Nhân viên có thể tự do đưa ra những sáng kiến, đóng góp của mình để công ty ngày càng trở nên hoàn thiện hơn.
- Môi trường làm việc tại Vinamilk chuyên nghiệp, thân thiện và cởi mở. Điều này sẽ phá vỡ khoảng cách giữa nhân viên với lãnh đạo, nhân viên cũ với nhân viên mới nhằm mục đích thúc đẩy sự phát triển của công ty.
- Tạo sự thoải mái về tinh thần cho nhân viên yên tâm làm việc. Khi họ cảm thấy tinh thần thoải mái thì sự gắn bó và niềm đam mê với công việc sẽ được đẩy lên cao hơn. Từ đó họ sẽ tận tâm, nhiệt huyết cống hiến nhiều hơn cho công ty.
- Vinamilk thực hiện thống nhất mục tiêu chung của tổ chức với mục tiêu của các cá nhân, luôn trao cơ hội cho nhân viên để họ có thể sáng tạo, bộc lộ hết năng lực của bản thân để từ đó năng suất lao động nâng lên và làm cho công ty ngày một lớn mạnh.
Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Trong học thuyết Z, giáo sư W.Ouchi cũng đã nhấn mạnh đến việc phải “chú ý đào tạo và phát triển nhân viên”. Hiểu được điều này trong những năm qua Vinamilk đã đầu tư vào vấn đề nuôi dưỡng nhân tài để vừa đảm bảo được nguồn nhân lực chất lượng, vừa phát triển đội ngũ kế thừa trong giai đoạn phát triển mới hướng tới mục tiêu “Top 30 công ty sữa lớn nhất toàn cầu”.
- Đối với những nhân viên mới, tất cả đều được tham gia chương trình đào tạo hội nhập nhằm giúp nhân viên nhanh chóng làm quen và hòa nhập với môi trường và công việc mới, đồng thời
14
nắm vững và hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình. Chương trình hội nhập sẽ cung cấp các thông tin tổng quan về Vinamilk như: Quá trình hình thành và phát triển; Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi của công ty; Các chính sách về nhân sự,; Nguyên tắc Văn hóa, hành vi lãnh đạo của công ty…
- Vinamilk luôn trao cơ hội cho người lao động trong việc nâng cao tri thức ở tất cả các lĩnh vực hoạt động liên quan để tối đa hóa tiềm năng thông qua việc luân chuyển công việc, đáp ứng cho các nhu cầu và nguyện vọng phát triển năng lực. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hoành hành, công ty đã thực hiện linh hoạt nhiều hình thức đào tạo khác nhau như: tổ chức đào tạo tại công ty, tổ chức khoá học online,… trang bị đa dạng phương thức, cơ sở vật chất cũng như điều kiện nhằm đảm bảo sức khoẻ nhân viên cũng như duy trì công tác đào tạo, nâng cao kiến thức chuyên môn cho đội ngũ lao động. Một số khóa học nổi bật công ty đã và đang tổ chức để nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên là: khóa nâng cao năng lực cho đội ngũ quản lí (Lãnh đạo toàn cầu - Global Leadership Program, Đào tạo Năng lực quản trị cho Quản lý cấp trung, Kỹ năng quản lý con người,…); các khóa đào tạo về chuyên môn, kĩ năng (chuỗi cung ứng, phát triển vùng nguyên liệu, marketing…), các khóa học về kĩ năng mềm…Quá trình đào tạo trên giúp nhân viên của Vinamilk không những có kiến thức chuyên môn, kĩ thuật chuyên sâu mà còn nâng cao khả năng tuy duy, suy nghĩ trong cách làm việc để từ đó nâng cao hiệu quả lao động, tạo ra những thành tựu to lớn cho công ty.
Chính sách đãi ngộ và phúc lợi nhân viên:
Cốt lõi của học thuyết Z là làm thỏa mãn và gia tăng tinh thần của người lao động để từ đó họ đạt được năng suất chất lượng trong công việc. Chính sách đãi ngộ, phúc lợi của Vinamilk đã thể hiện rõ nét điều này:
- Toàn bộ nhân viên công ty (bao gồm cả cấp quản lý cao nhất và lãnh đạo cấp cao) đều được chi trả thù lao theo Quy chế Tiền
15
lương, tiền thưởng của công ty. Vinamilk còn trích 10% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Khen thưởng và Phúc lợi để khen thưởng cho nhân viên theo đánh giá kết quả thực hiện công việc.
- Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng với quy định của pháp luật.
- Lao động nữ được hưởng các chế độ như: trợ cấp thai sản; hỗ trợ tiền trông giữ trẻ; quà vào các ngày lễ lớn như 8/3, 20/10…
- Đảm bảo an toàn và sức khỏe cho nhân viên: nhân viên được tham gia BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp…; bên cạnh đó, Hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp theo chuẩn ISO 45001 kiểm soát các mối nguy về mặt an toàn lao động, giảm thiểu rủi ro thương tích và bệnh tật tại nơi làm việc, đảm bảo sức khỏe cho nhân viên, hiện đang được triển khai áp dụng tại các Nhà máy của Vinamilk.
- Nâng cao đời sống, sức khỏe tinh thần cho nhân viên: Vinamilk thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể, nhằm gắn kết tinh thần đồng đội và tạo dựng không khí hòa đồng, thân thiện, hợp tác giữa các thành viên trong cùng phòng - ban, giữa các phòng - ban và giữa các đơn vị. Không chỉ vậy công ty còn tổ chức các hoạt động văn hóa nội bộ như: Chương trình mừng sinh nhật Công ty, Chương trình Tết thiếu nhi 1/6 cho con em Nhân viên, Chương trình Miss Áo dài nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10,...
- Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, tất cả các trang trại và nhà máy Vinamilk duy trì hoạt động bình thường để đảm bảo được sự tăng trưởng góp phần thực hiện mục tiêu kép của nhà nước “vừa kiểm soát dịch bệnh Covid, vừa tăng trưởng kinh tế”. Trên tinh thần “Sức khoẻ và sự an toàn của Cán bộ - Công nhân viên là ưu tiên hàng đầu”, Vinamilk đã có những phương án, hành động kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho người lao động yên tâm làm việc, duy trì sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung ứng sản phẩm cho thị trường như: Thành lập ban Hỗ trợ chuyên môn phòng chống Covid-19, luôn thường trực online 24/7 để tham vấn, hỗ trợ cho nhân viên các vấn đề liên quan đến
16
dịch bệnh; tuyên tuyền, hướng dẫn người lao động tuân thủ và thực hành quy định phòng chống dịch; hỗ trợ khẩu trang y tế, sản phẩm dinh dưỡng Probi của công ty để tăng cường đề kháng, sức khỏe cho nhân viên…
Nhờ vào những nỗ lực không ngừng để tạo dựng môi trường làm việc tốt, hiệu quả, an toàn đảm bảo các khía cạnh từ công việc, chế độ phúc lợi, đời sống nhân viên,… Vinamilk tiếp tục nhận được phản hồi tích cực từ nhân viên thông qua khảo sát hàng năm nhằm đo lường và ghi nhận sự thỏa mãn của nhân viên trên nhiều khía cạnh như: hài lòng về công việc, chính sách đào tạo phát triển, chính sách lương, thưởng và phúc lợi, hài lòng với cấp trên và sự hợp tác từ các đồng nghiệp…Chính thành quả này đã giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả công việc cho công ty.
- Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng các thuyết quản trị X, Y, Z trong công tác quản trị của Vinamilk:
- Ưu điểm:
- Trong công tác tuyển dụng công ty áp dụng phương pháp xét duyệt hồ sơ; phỏng vấn và thử việc khá chặt chẽ vì vậy chất lượng lao động đầu vào khá tốt.
- Công tác đào tạo và bồi dưỡng tay nghề cho công nhân viên được thực hiện khá tốt.
- Công ty cũng tập trung thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo sự tin cậy, ổn định và thoải mái cho tất cả các nhân viên, cho họ phát huy các khả năng của mình; đảm bảo quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ về BHYT, BHXH cũng như các quỹ khen thưởng, kỉ luật phân minh rõ ràng xứng đáng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các công nhân viên yên tâm làm việc: đảm bảo sức khỏe cho công nhân, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ…để nâng cao tinh thần làm việc.
- Đội ngũ lãnh đạo giỏi, nhiều kinh nghiệm, nhiều chiến lược, tham vọng mang lại lợi nhuận cao và bền vững cho công ty.
- Ưu điểm:
17
- Hạn chế:
- Hạn chế trong công tác tuyển dụng : Công ty vẫn còn tận dụng tuyển dụng những người dân ở những vùng lân cận nhà máy vì thế vẫn còn một lượng nhân viên chưa có đủ trình độ và tay nghề, do đó vẫn cần phải bồi dưỡng và đào tạo thêm.
- Hạn chế trong công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: việc đào tạo và bồi dưỡng trình độ tay nghề cho công nhân viên vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Nguyên nhân của việc này là do số lượng nhân viên lớn và do thường xuyên áp dụng các dây chuyền công nghệ kỹ thuật mới vào sản xuất nên yêu cầu một đội ngũ công nhân viên có trình độ và tay nghề cao luôn sẵn sàng thích nghi với công nghệ mới.
- Công ty đã thực hiện nhiều biện pháp tạo động lực cho người lao động. Tuy nhiên, các công tác này đôi khi vẫn chưa thực sự hiệu quả, chưa được thực hiện một cách triệt để.
- Hạn chế:
18
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)
Các giải pháp:
- Đối với chính sách tuyển dụng nhân lực: Vinamilk nên tuyển dụng nhân lực gắn với yếu tố thị trường. Cần phân tích lại tình hình nhân lực dựa trên kế hoạch hoạt động và tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để từ đó xác định nhu cầu nhân lực cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng cần phân tích cung nhân lực trên thị trường lao động để xác định nguồn tuyển dụng từ đó tuyển dụng được người lao động có chuyên môn phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất.
- Đối với chính sách đào tạo và phát triển nhân lực: đẩy mạnh công tác đào tạo trình độ cho nhân viên ở mức toàn diện nhất; bố trí đào tạo phù hợp với vị trí tuyển dụng của từng nhà máy; thiết lập chương trình đánh giá mục tiêu, năng lực của từng cá nhân để đào tạo kịp thời và đúng nhu cầu.
- Đối với chính sách sử dụng lao động cũng như chế độ đãi ngộ, phúc lợi cho nhân viên: cần thực hiện nhiều biện pháp hơn nữa để tạo động lực cho nhân viên, có những biện pháp để giải tỏa áp lực công việc đồng thời tạo nhiều cơ hội hơn để nhân viên có thể thăng tiến và phát huy hết khả năng của mình.
Các kiến nghị:
Năm 2020 – 2021 kinh tế toàn cầu đã phải trải qua thời kì khó khăn chưa từng có do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đại dịch đã tạo ra những thách thức chưa từng có tiền lệ với cả nền kinh tế Việt Nam cũng như tất cả các doanh nghiệp và ngành sữa cũng không ngoại lệ. Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, sự bùng phát trở lại trên đất nước từ đầu tháng 5/2021, Vinamilk cần có những biện pháp để nâng cao năng lực quản trị hơn nữa nhằm ứng phó kịp thời với những hậu quả khôn lường mà đại dịch Covid-19 gây ra. Công ty cần chú trọng đào tạo, nâng cao năng lực của người lao động thông qua các khóa đào tạo online để đảm bảo năng lực làm việc của nhân viên trong thời gian dịch bệnh, góp phần duy trì và đạt được những mục tiêu mà công ty đã đề ra.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PGS. TS Nguyễn Thị Liên Diệp và TS. Trần Anh Minh (2015), Giáo trình quản trị học (Management), NXB Văn hóa – Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.
- Sơ lược về ba học thuyết quản trị nhân lực: X, Y, Z (phần 1), 30/03/2015, từ https://www.saga.vn/so-luoc-ve-3-hoc-thuyet-quan-tri-nhan-luc-x-y-z- phan-i~34625
- Sơ lược về ba học thuyết quản trị nhân lực: X, Y, Z (phần 2), 30/03/2015, từ https://www.saga.vn/so-luoc-ve-3-hoc-thuyet-quan-tri-nhan-luc-x-y-z- phan-ii~34626
- Báo cáo Phát triển bền vững năm 2020 của Vinamilk, 19/04/2021, từ https://www.vinamilk.com.vn/vi/mobile/tin-tuc-phat-trien-ben- vung/2255/bao-cao-phat-trien-ben-vung-2020
- Tiểu luận “Thực trạng quy trình tuyển dụng và đào tạo tại công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk”, từ https://www.academia.edu/
- Quản trị con người theo chiến lược nhân sự tại Vinamilk, 13/8/2020, từ https://amis.misa.vn/11627/quan-tri-con-nguoi-theo-chien-luoc-nhan-su- cua-vinamilk/
20